You are on page 1of 1

3.3.

Các quan hệ chính trị


3.3.1. Quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy quyền

- Điều 2 Hiến pháp 2013 ghi: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyềnxã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân
dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nên tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân, nông dân và đội ngũ tri thức.
- Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện chủ quyền ấy bằng cách bầu ra các cơ
quan quyền lực như Quốc Hội, Hội đồng nhân dân,…
Những cơ quan này thay mặt nhân dân thực thi quyền lực nhà nước. ở nước ta các đại biểu cuả dân
được ủy quyền theo nguyên tắc tự do và có thời hạn nhất định (nhiệm kì).

- Quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy quyền là:


Công dân và cơ quan quyền lực nhà nước
Đảng viên và Đảng cộng sản Việt Nam
Hội viên và Mặt trận Tổ quốc và tổ chức Chính trị-xã hội

3.3.2. Quan hệ theo chiều ngang


Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
* Đảng lãnh đạo
- Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, thông qua các Nghị quyết của các tổ chức đảng. Đường lối, cương
lĩnh của Đảng được cụ thể hóa trong Hiến pháp và pháp luật, trong hệ thống văn bản pháp quy của nhà
nước…
+ Bằng giáo dục, tuyên truyền, vận động nêu gương.
+ Lãnh đạo bằng công tác tổ chức và cán bộ
+ Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra

*Nhà nước quản lí


+ Hệ thống quy phạm pháp luật;
+ Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ bộ đến các cơ sở,
+ Các biện pháp cưỡng chế.
+ Thực hiện sự quản lý bằng cả chính sách, các công cụ đòn bẩy khác…

* Nhân dân làm chủ:


+ Xác định ở địa vị chủ thể quyền lực nhà nước. Nhân dân ủy quyền cho các đại biểu của mình và giám
sát đb đó.
+ Làm chủ bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp.

You might also like