You are on page 1of 12

Bên trong bộ xử lý

Bộ vi xử lý là trái tim của máy tính hiện đại; đây là một loại chip được tạo thành từ
hàng triệu transistor và những thành phần khác được tổ chức thành những khối
chức năng chuyên biệt, bao gồm đơn vị xử lý số học, khối quản lý bộ nhớ và bộ
nhớ đệm, khối luân chuyển dữ liệu và phép toán luận lý suy đoán.

Bộ vi xử lý của máy tính hiện nay đã phát triển cực mạnh về khả năng, tốc độ và
tính phức tạp so với thập niên trước đây. Tốc độ cao, kích thước nhỏ, số lượng
transistor khổng lồ. Nếu bộ xử lý năm 1983 chỉ có 30.000 transistor thì hiện nay
với một số bộ xử lý con số này là trên 40 triệu.

Bất kỳ chương trình máy tính nào cũng bao gồm rất nhiều lệnh để thao tác với dữ
liệu. Bộ xử lý sẽ thực hiện chương trình qua bốn giai đoạn xử lý: nạp, giải mã,
thực thi và hoàn tất.

Giai đoạn nạp (lấy lệnh và dữ liệu) đọc các lệnh của chương trình và dữ liệu cần
thiết vào bộ xử lý.

Giai đoạn giải mã xác định mục đích của lệnh và chuyển nó đến phần cứng tương
ứng.

Giai đoạn thực thi là lúc có sự tham gia của phần cứng, với lệnh và dữ liệu đã
được nạp sẵn, các lệnh sẽ được thực hiện. Quá trình này có thể gồm các tác vụ
như cộng, chuyển bít hay nhân thập phân động.

Giai đoạn hoàn tất sẽ lấy kết quả của giai đoạn thực thi và đưa vào thanh ghi của
bộ xử lý hay bộ nhớ chính.

1
Một bộ phận quan trọng của bộ vi xử lý là đồng hồ xung nhịp được thiết kế sẵn,
xác định tốc độ làm việc tối đa của những bộ phận khác và giúp đồng bộ hoá
những hoạt động liên quan. Hiện nay tốc độ nhanh nhất của bộ xử lý có trên thị
trường là trên 2 GHz hay hơn hai tỷ xung nhịp mỗi giây. Một số người thích sử
dụng thủ thuật "ép" xung để chạy ở tốc độ cao hơn, nhưng nên nhớ là khi đó nhiệt
độ làm việc của chip sẽ cao hơn và có thể gây trục trặc.

Các bộ phận của CPU

Mạch của bộ xử lý được thiết kế thành những phần luận lý riêng biệt - khoảng hơn
một chục bộ phận - được gọi là những đơn vị thực thi. Chúng có nhiệm vụ thực
hiện bốn giai đoạn trên và có khả năng xử lý gối đầu. Dưới đây là một số đơn vị
thực thi phổ biến nhất.

Bộ luận lý số học: Xử lý tất cả những phép toán số học. Đôi lúc đơn vị này được
chia thành những phân hệ, một chuyên xử lý các lệnh cộng và trừ số nguyên,
phân hệ khác chuyên tính toán các phép nhân và chia số phức.

Bộ xử lý dấu chấm động (FPU): Thực hiện tất cả các lệnh liên quan đến dấu chấm
động (không phải là số nguyên). Ban đầu FPU là bộ đồng xử lý gần ngoài nhưng
hiện nay nó được tích hợp ngay trên bộ xử lý để tăng tốc độ xử lý.

Bộ phận nạp/lưu: Quản lý tất cả lệnh đọc hay ghi bộ nhớ.

Bộ phận quản lý bộ nhớ (MMU): Chuyển đổi địa chỉ của ứng dụng thành địa chỉ bộ
nhớ vật lý. Điều này cho phép hệ điều hành ánh xạ mã và dữ liệu của ứng dụng
vào những khoảng địa chỉ ảo để MMU có thể thực hiện các dịch vụ theo chế độ
bảo vệ bộ nhớ.

Bộ phận xử lý rẽ nhánh (BPU): Dự đoán hướng đi của lệnh rẽ nhánh nhằm giảm
2
sự ngắt quãng của dòng chuyển dữ liệu và lệnh vào bộ xử lý khi có một luồng xử
lý nhảy đến một địa chỉ bộ nhớ mới, thường gặp trong các phép toán so sánh hay
kết thúc vòng lặp.

Bộ phận xử lý vector (VPU): Xử lý các lệnh đơn, đa dữ liệu (single instruction


multiple data-SIMD) để tăng tốc các tác vụ đồ hoạ. Những lệnh theo kiểu vector
này gồm các tập lệnh mở rộng cho multimedia của Intel, 3DNow của AMD, AltiVec
của Motorola. Trong một vài trường hợp không có bộ phận VPU riêng, chẳng hạn
Intel và AMD tích hợp những tính năng này vào trong FPU của Pentium 4 và
Athlon.

Không phải tất cả các bộ phận này đều thực thi lệnh. Người ta đã có những nỗ lực
to lớn để bảo đảm cho bộ xử lý lấy lệnh và dữ liệu ở tốc độ nhanh nhất. Tác vụ
nạp truy cập bộ nhớ chính (không nằm ngay trên CPU) sẽ chiếm nhiều chu kỳ
xung nhịp, trong khi đó CPU lại không làm gì cả. Tuy nhiên, BPU sẽ phải làm việc
rất nhiều để lấy sẵn dữ liệu và lệnh.

Một cách giảm thiểu tình trạng không hoạt động của CPU là trữ sẵn mã và dữ liệu
thường được truy cập trong bộ nhớ ngay trên chip, như vậy CPU có thể truy cập
mã và dữ liệu trên bộ nhớ đệm chỉ trong một chu kỳ xung nhịp. Bộ nhớ đệm chính
ngay trên CPU (còn gọi là Level1 hay L1) thường chỉ có dung lượng khoảng 32KB
và chỉ có thể lưu được một phần chương trình hay dữ liệu. Thủ thuật để thiết kế
bộ nhớ đệm là tìm giải thuật để lấy thông tin quan trọng vào L1 khi cần đến. Điều
này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tốc độ nên hơn một nửa số lượng
transistor của bộ xử lý có thể dành cho bộ nhớ đệm.

Tuy nhiên, hệ điều hành đa nhiệm và một loạt các ứng dụng chạy đồng thời có thể
làm quá tải ngay cả với bộ nhớ đệm L1 được thiết kế tốt nhất. Để giải quyết vấn
đề này, cách đây nhiều năm, các nhà sản xuất đã bổ sung đường truyền tốc độ
cao để bộ xử lý có thể giao tiếp với bộ nhớ đệm thứ cấp (Level2, L2) với tốc độ
3
khoảng 1/2 hay 1/3 tốc độ của bộ xử lý. Hiện nay trong những bộ xử lý mới nhất
như Pentium 4 hay PowerPC 7450 còn tiến xa hơn khi đưa bộ nhớ đệm L2 vào
ngay trong CPU và hỗ trợ giao tiếp tốc độ cao với bộ nhớ đệm ngoài L3. Trong
tương lai, các nhà sản xuất thậm chí còn tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ ngay trên
CPU để tăng tốc độ lên cao hơn nữa.

Chuẩn ATX

Ðịnh chuẩn ATX chính thức đã được Intel công bố vào tháng 7 năm 1995 và đã
được viết bằng một định chuẩn mở cho công nghệ. Sửa đổi mới nhất về định
chuẩn của Version 2.01 được phát hành vào tháng 1 năm 1997. Intel đã phát hành
những định chuẩn chi tiết vì vậy những nhà sản xuất khác có thể sử dụng thiết kế
ATX trong những hệ thống của họ.

ATX phát triển dựa vào những thiết kế bo mẹ Baby-AT và LPX về nhiều lĩnh vực
chính.

Pano đầu nốí I/O bên ngoài cao gấp đôi cài sẵn. Phần phía sau của bo mẹ gồm
vùng đầu nối I/O được ngăn xếp rộng 6,25 inch x cao 1,75 inch. Ðiều này cho
phép những đầu nối bên ngoài được định vị trực tiếp trên bo và không cần phải có
các cáp chạy từ các dầu nối bên trong ra sau lưng case như những thiết kế Baby-
AT.

Ðầu nốí bộ nguồn bên trong có chốt đơn. Ðây là một điểm lợi cho người dùng
cuối trung bình, họ luôn luôn phải lo lắng về thay thế những đầu nối bộ nguồn
Baby-AT và làm cháy bo mẹ. Ðịnh chuẩn Baby-AT gồm một đầu nối bộ nguồn
được che đi và có chốt để dể cắm vào và không thể cài không chính xác. Ðầu nối
này còn có đặc điểm về các chân để cung cấp 3.3v cho bo mẹ, nghĩa là những bo
mẹ ATX sẽ không đòi hỏi bộ biến áp cài sẵn dể bị sự cố.

4
Bộ nhớ và CPU được định vị lại. CPU và các môđun bộ nhớ được địng vị lại để
chúng không thể gây trở ngại cho những cạc mở rộng bus và chúng có thể dể
dàng tiếp cận để nâng cấp mà không phải tháo bất kỳ adaptơ bus đã cài. CPU và
bộ nhớ được định vị gần bộ nguồn có một quạt gió đơn ngang chúng, do đó
không cần các quạt làm nguội CPU thường hay bị sự cố. Cũng có nơi cho ổ giải
nhiệt thụ động lớn trên CPU.

Các đầu nốí I/O bên trong được định vị lại. Những đầu nối I/O bên trong cho
các ổ đĩa cứng và mềm được định vị lại gần các bệ ổ đĩa và ngoài các vùng bệ ổ
đĩa và khe bo mở rộng. Vì thế các cáp dẩn vào các ổ đĩa có thể ngắn hơn nhiều
và tiếp cận các đầu nối không cần phải tháo cạc hoặc ổ đĩa.

Hệ thống giải nhiệt được cải tiến. CPU và bộ nhớ chính được làm nguội trực
tiếp bằng quạt bộ nguồn mà không cần phải sử dụng case riêng hoặc các quạt
làm nguội CPU. Ngoài ra, quạt bộ nguồn ATX thổi vào sườn hệ thống, do đó ít hút
bụi và làm bẩn vào hệ thống. Nếu cần, một bộ lọc gió có thể được bổ sung dể
dàng vào lổ hút gió trên bộ nguồn tạo cho hệ thống tránh được bụi bẩn của môi
trường.

Hạ thấp gía thành sản xuất. Những định chuẩn ATX loại trừ những tổ cáp nối
các đầu nối cổng bên ngoài không cần thiết được thấy trên các bo mẹ Baby-AT,
CPU bổ sung hoặc các quạt làm nguội sườn, loại trừ những bộ biến áp 3.3v trên
bo bằng cách sử dụng một đầu nối bộ nguồn đơn và cho phép các cáp ổ đĩa bên
trong ngắn hơn. Tất cả những điều này qui tụ lại không chỉ làm giảm chi phí của
bo mẹ mà còn làm giảm đáng kể chi phí cho toàn bộ hệ thống gồm cả case và bộ
nguồn.

Bố trí hệ thống ATX mới và những đặc trưng sườn. thấy rỏ toàn bộ bo mẹ với
những bệ ổ đĩa và những thiết bị như CPU, bộ nhớ và những đầu nối ổ đĩa bên
trong rất dễ tiếp cận và không cần phải có những khe bus. Hơn nữa, phương

5
hướng bộ nguồn và quạt bộ nguồn đơn thổi trực tiếp vào những thành phần phát
nhiệt, chẳng hạn như CPU và bộ nhớ.

Về căn bản, thiết kế bo mẹ ATX dựa vào thiết kế của Baby-AT đổi phía. Những
khe mở rộng hiện nay song song với kích thước mỗi bên ngắn hơn và không gây
cản trở cho CPU, bộ nhớ hoặc các ổ cắm đầu I/O.

Bộ nguồn

Tiêu chuẩn mới nhất trên thị trường hiện nay là yếu tố hình dạng ATX. Tiêu
chuẩn này mô tả về hình dạng bo mẹ cũng như vỏ máy mới và yếu tố hình dạng
bộ nguồn. Bộ nguồn ATX dựa trên thiết kế slimline hoặc mặt nghiêng thấp, nhưng
có nhiều sự khác biệt đáng chú ý. Quạt hiện nay được gắn mé bên trong của bộ
nguồn, thổi gió qua bo mẹ và hút gió từ phía sau ở ngoài. Luồng gió này trái
nghịch với hầu hết bộ nguồn tiêu chuẩn, thổi gió ra ngoài phía sau của bộ nguồn
và có quạt được định vị ở đàng sau. Luồng gió giải nhiệt đi ngược này được sử
dụng trong bộ nguồn ATX ép gió lùa qua những thành phần nóng nhất của bo,
chẳng hạn như CPU, các SIMM và các khe mở rộng. Kiểu thiết kế này không cần
quạt CPU mà một số máy còn sử dụng phổ biến ngày nay.

Một lợi ích khác của luồng gió giải nhiệt ngược là hệ thống được giữ sạch
không bị bụi bẩn. Vỏ máy được điều áp, vì vậy gió sẽ được đẩy ra ngoài qua
những khe ở vỏ, trái lại với những hệ thống không phải ATX. Thí dụ, nếu bạn để
một điếu thuốc dang cháy ở phía trước ồ đĩa mềm trên một hệ thống thông
thường, khói sẽ được hút vào phía trước của ổ đĩa và làm ô nhiễm các đầu! Hệ
thống ATX với luồng gió giải nhiệt nghịch hướng, khói sẽ được thổi tan đi khỏi ổ
đĩa vì gió ehỉ được hút vào qua lỗ quạt từ phía sau của bộ nguồn. Những người
sử dụng hệ thống hoạt động trong những môi trường không tốt có thể bổ sung
màng lọc khí ở lỗ hút gió của quạt sẽ có được hệ thống sạch sẽ.

Ðịnh dạng hệ thống ATX được Intel thiết kế vào năm 1995, nhưng nó đã trở nên
phổ biến trong những PC dựa trên Pentium Pro mới vào năm 1996. Yếu tố hình
6
dạng ATX quan tâm đến nhiều vấn đề về yếu tố hình dạng của Baby-AT hoặc
Slimline. Những bộ nguồn có liên quan có hai vấn đề chính. Một là bộ nguồn của
PC truyền thống có hai đầu nối cắm vào bo mẹ. Vấn đề sẽ xảy ra khi bạn cài
những đầu nối này ngược hoặc không được chặt, bạn sẽ làm nóng bo mẹ! Hầu
hết những nhà sản xuất hệ thống có những đầu nối bộ nguồn và bo mẹ có chốt
khóa, vì vậy chúng không thể bị cài ngược hướng hoặc không chặt, nhưng nhiều
hệ thống giá thấp không có đặc trưng khóa chốt trên các bo hoặc bộ nguồn chúng
sử dụng.

Ðể giải quyết vấn đề này, hình dạng ATX có một ồ cắm nguồn mới cho bo mẹ
Ðầu nối mới này có đặc trưng 20 chân và có chốt khóa. Vấn đề cắm ngược sẽ
không thể xảy ra và nó chỉ có mặt đầu nối thay vì hai đầu nối gần giống nhau mà
không sợ cắm bị lỏng. Bộ nối mới còn có thể cung cấp nguồn 3,3v tùy chọn,
không cần phải có những bộ chỉnh điện áp trên bo mẹ để cấp nguồn cho CPU và
những mạch 3,3v khác. Dù những tín hiệu 3,3v được ghi nhãn tùy chọn trong định
chuẩn ATX nhưng chúng cần phải được xem xét trong bất kỳ bộ nguồn ATX mà
bạn mua. Nhiều hệ thống sẽ đòi hỏi điều này trong tương lai.

Ngoài những tín hiệu 3,3v mới ra, còn có một bộ tín hiệu khác sẽ tìm thấy trên
bộ nguồn ATX, thường không thấy trên những bộ nguồn tiêu chuẩn. Chúng là
những tín hiệu Power_On và 5v_standby, còn dược gọi là Soft Power. Power_On
là tín hiệu bo mẹ có thể được sử dụng với những hệ điều hành như Windows 95
hoặc Windows NT hỗ trợ khả năng cung cấp nguồn cho hệ thống bằng phần
mềm. Ðiều này còn cho phép sử dụng tùy chọn của bàn phím để cung cấp nguồn
lại cho hệ thống, giống như những hệ thống Apple Macintosh. Tín hiệu
5v_Standby (dự phòng) luôn luôn hoạt động, cung cấp cho bo mẹ một nguồn điện
giới hạn ngay cả khi tắt.

Vấn đề khác được bộ nguồn có yếu tố hình dạng ATX giải quyết là giải nhiệt hệ
thống. Phần lớn những hệ thống Pentium và Pentium Pro có những ổ giải nhiệt
chủ động, có nghĩa là có một quạt nhỏ trên CPU được thiết kế để giải nhiệt.
7
Những quạt nhỏ này không đáng tin cậy lắm, không nói đến vấn đề giá cả khi so
sánh với những ổ giải nhiệt thụ động tiêu chuẩn. Trong thiết kế ATX, quạt CPU bị
loại bỏ, và CPU được gắn vào bên ổ cắm gần bộ nguồn ATX có quạt gió ngược
hướng thổi vào CPU.

Tín hiệu Power-Good

Tín hiệu Power-good là tín hiệu +5v (thường từ +3,0v tới +6,0v có thể chấp
nhận) được phát từ bộ nguồn khi nó đã truyền những tín hiệu tự kiểm tra bên
trong và những kết xuất đã ổn định. Ðiều này thường mất từ 0,1 tới 0,5 giây sau
khi bạn bật công tắc bộ nguồn. Tín hiệu này được truyền tới bo mẹ, nơi nó được
chip định giờ bộ xử lý nhận để điều khiển dòng khởi động lại vào bộ xử lý.

Thiếu tín hiệu Power-good, chip định giờ tiếp tục khởi dộng lại bộ xử lý để ngăn
không cho hệ thống ấy chạy trong những điều kiện nguồn xấu hoặc không ổn
định. Khi chip định giờ nhận được tín hiệu Power-Good, nó ngưng khởi động lại
bộ xử lý và bộ xử lý bắt đầu thực hiện mã bất kỳ ở địa chỉ FFFF:OOOO (thường là
ROM BIOS).

Nếu bộ nguồn không thể duy trì những kết xuất thích hợp (chẳng hạn như khi
sụt áp xảy ra), thì tín hiệu Power-Good được hủy bỏ và bộ xử lý tự động khởi
động lại. Khi kết xuất thích hợp được lưu trữ, thì tín hiệu Power-Good được phát
lại và hệ thống ấy bắt đầu hoạt động lại (như khi bạn vừa mới bật máy). Bằng
cách hủy bỏ Power-Good, hệ thống ấy không bao giờ "thừa nhận" nguồn xấu, bởi
vì nó bị "chặn lại" ngay (khởi động lại) thay vì được cho phép hoạt động ở mức
nguồn không ổn định hoặc không thích hợp mà có thể gây ra lỗi chẵn lẻ và những
vấn đề khác.

Trong hầu hết các hệ thống, kết nối Power-Good được thực hiện bằng đầu nối
P8-1 (P8 chân 1) từ bộ nguồn vào bo mẹ.

8
Bộ nguồn được thiết kế tốt làm chậm tín hiệu Power-Good cho tới khi tất cả
điện áp ổn định sau khi bạn bật hệ thống ấy lên. Những bộ nguồn thiết kế dở thấy
ở nhiều máy tính tương thích giá thấp, thường không làm chậm lại tín hiệu Power-
Good thích hợp và cho phép bộ xử lý khởi động quá sớm. Sự trì hoãn của Power-
Good bình thường từ 0.1 tới 0,5 giây. Ðịnh giờ Power-Good không thích hợp còn
gây ra sự cố bộ nhớ CMOS trong một số hệ thống. Nếu bạn thấy một hệ thống
không khởi động chính xác lần đầu khi bạn bật công tắc nhưng sau đó khởi động
được nếu bạn ấn nút khởi dộng lại hoặc lệnh khởi động nóng Ctrl+Alt+Delete, bạn
có thể gặp vấn đề về Power-Good. Ðiều này xảy ra vì tín hiệu power-Good bị ràng
buộc vào chip định giờ, phát ra tín hiệu khởi động lại vào bộ xứ lý. Ðiều bạn phải
thực hiện trong những trường hợp này là phải phát hiện vấn đề ở một bộ nguồn
chất lượng cao mới sử dụng là tìm cách giải quyết nó.

Nhiều bộ nguồn giá thấp không có hệ thống mạch Power-Good và thường liê n
kết với dòng tín hiệu 5v bất kỳ. Một số bo mẹ nhạy tín hiệu Power-Good được
thiết kế không chính xác hoặc có chức năng không thích hợp hơn so với một số
khác. Những vấn đề khởi động bị trục trặc thường do định giờ tín hiệu Power-
Good không chính xác gây ra. Một điển hình thường xảy ra khi người ta thay một
bo mẹ vào một hệ thống, rồi thấy hệ thống khởi động không thích hợp khi bộ
nguồn được bật lên. Ðể diều chỉnh vấn đề này rất khó, nhất là những kỹ thuật viên
chưa có kinh nghiệm, vì vấn đề xảy ra do bo mẹ mới thay. Tuy nhiên, dù đôi khi bo
me mới có thể bị sai sót, nhưng thường do bộ nguồn được thiết kế không tốt và
không thể cấp được nguồn đủ ổn định để hoạt động bo mới thích hợp hoặc rất có
thể dây hoặc tín hiệu Power-Good định giờ không chính xác. Trong những tình
huống này, thay bộ nguồn có chất lượng cao là giải pháp hữu hiệu nhất.

FAT là gì

9
1. FAT (File Allocation Table) là bảng định vị File trên đĩa , bảng này liệt kê
tuần tự số thứ tự của các cluster dành cho file lưu trú trên đĩa. Cluster là một
nhóm các sector liền kề nhau (còn gọi là liên cung). Số lượng sector có trong một
Cluster là do hệ điều hành áp đặt cho từng loại đĩa có dung lượng thích hợp. Đĩa
mềm thường được nhóm 2 sector thành một cluster. Với đĩa cứng, số sector trong
một cluster có thể là 4 , 8,16, 32 ... Khi FAT đã chỉ định Cluster nào dành cho file
thì toàn bộ các sector trong cluster đó bị file chiếm giữ kể cả khi trong thực tế file
chỉ nằm trên một vài sector đầu của Cluster, còn các sector sau bỏ trống. Rõ ràng
ta thấy số sector trong một cluster càng nhiều thì tình trạng lãng phí các sector bỏ
trống mà file chiếm sẽ càng lớn.

Thông tin về số lượng sector trong một cluster nằm trong 1 byte ở offset 0Dh
của Boot sector. Bạn dùng lệnh L của DEBUG để nạp Boot Sector vào bộ nhớ,
sau đó dùng lệnh D để xem 1 byte ở offset 0Dh này:

L 4000:0 2 0 1 ?

D 4000:0B L1 ?

Kết quả trả về là một số hệ 16

Mỗi đĩa có 2 bảng FAT giống hệt nhau. FAT thứ nhất bắt đầu ngay sau Boot
Sector và chiếm dụng nhiều sector tiếp theo, FAT thứ 2 để lưu đề phòng sự cố
nằm tiếp theo sau FAT thứ nhất.

Thông tin về số lượng sector dành cho một FAT nằm ở 2 byte từ offset 16h của
Boot sector. Dùng lệnh Debug sau để xem :

L 4000:0 2 0 1 ?

D 4000:16h L2 ?

Kết quả trả về là 2 byte hệ 16 xếp ngược

10
Mỗi phần tử của FAT chứa số thứ tự của Cluster mà file chiếm. Phần tử chứa
mã FF FF là chỉ định kết thúc định vị của file và tiếp theo sau là FAT của file
khác...Dùng lệnh Debug sau để xem nội dung của sector đầu tiên của FAT

L 4000:0 2 1 1 ?

D 4000:0 ?

Phần tử bắt đầu của FAT dành cho một FILE nào đó được chỉ ra bởi 2 byte nằm ở
trường thứ 7 của đề mục ROOT của File đó.

2. Có bao nhiêu loại FAT ? các phiên bản hiện tại của hệ điều hành DOS hoặc
hệ điều hành Windows chỉ qui định có 3 loại FAT đó là FAT 12 dành cho đĩa mèm
hoặc đĩa cứng có dung lượng rất bé. FAT 16 dành cho đĩa cứng có dung lượng từ
1 GB trở xuống. FAT 32 dành cho các đĩa cứng có dung lượng từ vài GB trở lên

Độ dài của mối phần tử của FAT được tính bằng số bit . Độ dài này biểu thị khả
năng chỉ thị số đếm của phần tử FAT. Với các đĩa mềm số lượng các cluster là
nhỏ nên chỉ cần 12 bít đủ để chỉ thị số đếm này vì vậy các đĩa mềm dùng FAT 12
bít. Với đĩa cứng có dung lượng từ 1 GB trở lại để chỉ thị số Cluster lớn nhất thì
phải dùng tới con số có độ dài 16 bít vì thế hình thành FAT 16 bít. Với các đĩa
cứng có dung lượng từ vài GB trở lên , số lượng các sector trên đĩa rất lớn, đồng
thời để hạn chế các sector bỏ trống trong mỗi cluster thì người ta qui định số
sector trong mỗi cluster ít đi, do đó số lượng Cluster của cả đĩa sẽ rất lón. khi ấy
phải dùng tới con số có độ dài 32 bít để chỉ thị số đếm này. Đây là lí do hình thành
FAT 32 bit.

Nếu dùng FAT 12 thì FAT này cũng chỉ quản lí được ổ đĩa có dung lượng lớn
nhất là 64 MB, nếu dùng FAT 16 thì quản lí được ổ đĩa lớn nhất là 1024MB. Nếu
dùng FAT 32 thì ngay cả khi nhóm 1sector vào 1 cluster cũng đã có thể quản lí
được ổ đĩa có dung lượng hàng nghìn GB.

11
3. Ưu nhược điểm của các loại FAT: Như trên đã phân tích FAT 32 quản lí ổ
đĩa có dung lượng rất lớn, với số sector được nhóm trong một cluster là ít nên
hiện tượng số sector bị bỏ trống cũng ít, tận dụng được dung lượng lưu trữ của
đĩa. Nhược điểm căn bản của FAT 32 là mỗi phần tử FAT chiếm dụng 32 bit (4
bytes) nên cấu trúc của bảng FAT rất dài, số lượng sector dành cho FAT 32 cũng
rất lớn. hơn nũa việc xử lí với số đếm 32 bít phức tạp hơn nhiếu so với việc xử lí
các số đếm 16 bít. Tuy nhiên ta không cần quan tâm tới sự phức tạp này vì hệ
điều hành Windows đã làm hộ ta rồi.

4. Thông tin về kiểu FAT đọc ở offset 1C2h của Master Boot Sector 1 byte
SysID cho như sau:

SysID=1 là FAT12, SysID=4,6 là FAT16 , SysID=0Bh là FAT32.

Hoặc đọc 5 bytes từ offset 36h của Boot Sector bạn cũng sẽ có thông tin về kiểu
FAT.

12

You might also like