You are on page 1of 25

Cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn - trực tiếp

Phương pháp tính giá thành giản đơn hay còn gọi là trực tiếp.

- Điều kiện áp dụng:


Phương pháp này áp dụng ở trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào tới khi sản phẩm hoàn thành, số lượng mặt
hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như
công nghiệp khai thác, sản xuất điện, nước.

- Cách tính giá thành:

+ Trường hợp không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định thì không cần tổ chức đánh giá, lúc
này tổng số chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng cũng bằng giá thành của sản
phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Công thức tính:
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Tổng giá thành


Giá thành đơn vị = --------------------------------------------
Số lượng thành phẩm hoàn thành

+ Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm làm dở, không ổn định, thì cần phải tổ chức đánh giá
lại theo các phương pháp thích hợp:

Z = DDK + C – DCK
Z: giá thành
DDK: dở dang đầu kỳ
DCK: Dở dang cuối kỳ
C: Chi phí
Ví dụ : Tại một doanh nghiệp sản xuất tháng 6/N có tài liệu như sau (nghìn đồng):
Sản phẩm dở dang đầu tháng theo nguyên liệu trực tiếp 20.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
- Chi phí NVLTT : 180.000
- Chi phí NCTT: 28.800
- Chi phí SXC: 21.600
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 SP, còn lai 40 SP đang dở dang.
Yêu cầu: Lập bảng tính giá tính thành sản phẩm A, biết rằng sản phẩm đang làm dở dang đánh
giá theo chi phí NVLTT.

Lời giải:

Giá trị sản phẩm dở dang 20.000 +180.000


= x 40 = 40.000
cuối kỳ 160 + 40

Bảng tính giá thành sản phẩm A, số lượng: 160 SP


ĐVT : Nghìn đồng
Khoản mục Giá trị dở dang Chi phí phát Giá trị dở dang Tổng giá thành Giá thành
Chi phí đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ đơn vị
Chi phí NVLTT 20.000 180.000 40.000 160.000 1000
Chi phí NCTT - 28.800 - 28.800 180
Chi phí SXC - 21.600 - 21.600 135
Tổng cộng 20.000 229.600 40.000 210.400 1.315

Cách tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng với những DN sản xuất đơn chiếc
và hàng loạt theo đơn đặt hàng đã ký.

- Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng:
+ Nếu quá trình sản xuất chỉ liên quan đến một đơn đặt hàng thì tính trực tiếp cho từng đối tượng
(từng đơn hàng).
+ Nếu quá trình sản xuất chỉ liên quan đến nhiều đơn hàng thì sử dụng phương pháp gián tiếp để
xác định chi phí cho từng đơn hàng.
+ Toàn bộ những chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất cho đến cuối
kỳ báo cáo nhưng đơn đặt hàng vẫn chưa hoàn thành thì được coi là chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang.
+ Toàn bộ những chi phí sản xuất có liên quan đến đơn đặt hàng từ khi bắt đầu sản xuất cho tới
khi kết thúc được coi là giá thành của đơn đặt hàng đó.

Để các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp tính giá thành này Kế Toán Thiên Ưng sẽ lấy một
ví dụ cụ thể như sau:

Một DN sản xuất 2 đơn đặt hàng A và B, cả 2 đơn đặt hàng đều được đưa vào sản xuất trong
tháng 1
+ Đơn đặt hàng A sản xuất ở phân xưởng 1.
+ Đơn đặt hàng B sản xuất ở phân xưởng 2.
Chi phí tập hợp ở các tháng như sau:
Tháng 1

TK ghi Có
621 622 627 Tổng cộng
TK ghi Nợ
TK 154
Phân xưởng 1 10.000 3.500 2.050 15.550
Phân xưởng 2 12.000 4.500 5.750 22.250
Tổng cộng 22.000 8.000 7.800 37.800

Tháng 2
TK ghi Có
621 622 627 Tổng cộng
TK ghi Nợ
TK 154
Phân xưởng 1 5.000 2.500 3.640 11.140
Phân xưởng 2 8.000 3.500 6.160 17.660
Tổng cộng 13.000 6.000 9.800 28.800

Yêu cầu: lập bảng tính giá thành đơn đặt hàng A.
Lời giải:
Bảng tính giá thành đơn đặt hàng A ( số lượng thành phẩm: 05)
Khoản mục Tổng giá thành
Tháng 1 Tháng 2 Giá thành đơn vị
Chi phí
Chi phí NVLTT 10.000 5.000 15.000 3.000
Chi phí NCTT 3.500 2.500 6.000 1.20
Chi phí SXC 2.050 3.640 5.690 1.138
Tổng cộng 15.550 11.140 26.690 5.338

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Phương pháp tính giá thành thành hệ số áp dụng trong những DN có quy trình công nghệ
sản xuất cùng sử dụng 1 loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản
phẩm chính khác nhau.

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm chính
do quy trình sản xuất đó tạo ra.
- Đối tựợng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Tính gía thành từng loại sản phẩm người ta căn cứ vào đặc điểm tiêu chuẩn kỹ thuật để tính cho
mỗi loại sản phẩm 1 hệ số. Trong đó lấy hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Hệ số giá thành ký hiệu hi

- Tính giá thành từng loại sản phẩm thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: căn cứ số lượng hoàn thành thực tế của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành sản
phẩm để xác định số lượng sản phẩm hoàn thành đã được quy đổi:
Công thức:

Qh: tổng số lượng hoàn thành quy đổi.


Qi : số lượng hoàn thành của sản phẩm i
hi: hệ số giá thành
+ Bước 2: xác định hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm:
Công thức:
Qi x Hi
Hi = ---------------------
Qh
Hi: hệ số phân bổ giá thành
Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ tính
toán và xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm:
ZTT = DDK + C - DCK
+ Bước 3: xác định giá thành thực tế của từng sản phẩm chính theo khoản mục:

ZTT(i) = H(i) x ZTT


ZTT(i)
z đơn vị TPi = ---------
Qi
Ví dụ: Tại DN sản phẩm sản xuất sản phẩm trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất thu được
2 sản phẩm A và B trong tháng 3/N với số liệu như sau:
( ĐVT: nghìn đồng)
Chi phí phát sinh trong
Khoản mục Sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang đầu
tháng
Chi phí đầu tháng tháng
Chi phí NVLTT 50.000 450.000 20.000
Chi phí NCTT 10.000 590.000 6.000
Chi phí SXC 15.000 80.000 5.000
Tổng cộng 75.000 1.120.000 31.000
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành nhập kho 120 SP A, 150 SP B.
Hệ số giá thành SP A, B lần lượt là 1; 1,2.
Yêu cầu: Lập bảng tính giá thành SP A, B
Lời giải:
Qh = Qi x hi = 120 x 1 + 150 x 1,2 = 300
HA = = 0,4
HB = = 0,6
Bảng tính giá thành sản phẩm A số lượng: 120; HA = 0,4.
ĐVT : nghìn đồng
Tổng giá Giá thành
Khoản mục Gía trị dở Chi phí phát Giá trị dở Tổng giá
thành sản đơn vị sản
Chi phí dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ thành chung
phẩm A phẩm A
Chi phí NVLTT 50.000 450.000 20.000 48.000 192.000 1.600
Chi phí NCTT 10.000 590.000 6.000 594.000 237.600 1.980
Chi phí SXC 15.000 80.000 5.000 90.000 36.000 300
Tổng cộng 75.000 1.120.000 31.000 1.164.000 465.600 3.880

Bảng tính giá thành sản phẩm B số lượng: 150; HB = 0,6.


ĐVT : nghìn đồng
Gía trị dở Chi phí phát Giá trị dở Tổng giá Tổng giá Giá thành
Khoản mục
dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ thành chung thành sản đơn vị sản
Chi phí
phẩm B phẩm B
Chi phí NVLTT 50.000 450.000 20.000 48.000 288.000 1.920
Chi phí NCTT 10.000 590.000 6.000 594.000 356.400 2.376
Chi phí SXC 15.000 80.000 5.000 90.000 54.000 360
Tổng cộng 75.000 1.120.000 31.000 1.164.000 698.400 4.656

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ thích hợp với những DN trong cùng 1 quy trình sản
xuất có thể sản xuất ra 1 nhóm SP cùng loại với những quy cách phẩm chất khác nhau.

- Đối tượng tập hợp chi phí: là toàn bộ quy trình công nghệ.
Đối tượng tính giá thành là các loại SP có quy cách phẩm chất khác nhau.
- Nội dung: để tính được giá thành trước hết phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, tiêu
chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá bán.

Ví dụ: Tại một DN sản xuất SP A có 2 quy cách A1 và A2, chi phí trong tháng tập hợp được như
sau (ĐVT : triệu đồng)
+ CP NVLTT: 2.750; CP NCTT: 390; CP SXC: 364
+ Không có sản phẩm dở dang.
+ Trong tháng đã hoàn thành nhập kho 1 SP A1; 100 SP A2, giá thành định mức từng quy cách
sản phẩm như sau:
(ĐVT : triệu đồng)
Khoản mục
SP A1 SP A2
Chi phí
Chi phí NVLTT 10 15
Chi phí NCTT 1,4 1,85
Chi phí SXC 1,4 2,1
Tổng cộng 12,8 18,95
Yêu cầu: lập bảng tính giá thành sản phẩm A1 và A2 theo phương pháp tỷ lệ:
Lời giải:
Xác định tính giá thành theo từng khoản mục:
ĐVT : nghìn đồng
Chi phí
Tổng tiêu
Khoản mục sản xuất Tỷ lệ tính
Sản phẩm A Sản phẩm B chuẩn
Chi phí TT giá thành
phân bổ
Giá thành Tiêu chuẩn Giá thành Tiêu chuẩn
định mức phân bổ định mức phân bổ
Chi phí NVLTT 10 1.000 15 1.500 2.500 2.750 1,1
Chi phí NCTT 1,4 140 1,85 185 325 390 1,2
Chi phí SXC 1,4 140 2,1 210 350 364 1,04
Tổng cộng 12,8 1.280 31.000 1.895 3.425 3.504

Bảng tính giá thành sản phẩm A1 số lượng: 100


ĐVT : triệu đồng
Khoản mục Tổng giá thành sản Giá thành đơn vị
Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ tính giá thành
Chi phí phẩm A1 sản phẩm A1
Chi phí NVLTT 1.000 1,1 1.100 11
Chi phí NCTT 140 1,2 168 1,68
Chi phí SXC 140 1,04 145,6 1,456
Tổng cộng 1.280 1.120.000 1.413,6 14,136
Bảng tính giá thành sản phẩm A2 số lượng: 100
ĐVT : triệu đồng
Khoản mục Tiêu chuẩn phân Tỷ lệ tính giá Tổng giá thành sản Giá thành đơn vị
Chi phí bổ thành phẩm A2 sản phẩm A2
Chi phí NVLTT 1.500 1,1 1.650 16,5
Chi phí NCTT 185 1,2 222 2,22
Chi phí SXC 210 1,04 218,4 2,184
Tổng cộng 1.895 2.090,4 20,904
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Sau khi đã tổng hợp chi phí để tính được
giá thành của sản phẩm hoàn thành, kế toán cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, Sản
phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công,
chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ.

1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp áp
dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức hoặc trường hợp doanh
nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý. Theo phương pháp này, kế toán căn
cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức
độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức khoản mục phí ở từng công đoạn tương ứng
cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn,
sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm.
Xem thêm: phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
Ví dụ 1: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm C phải trải qua công đoạn chế biến liên tục.
Doanh nghiệp đã xác định định mức chi phí sản xuất chi 1 đơn vị sản phẩm C ở từng công đoạn
chế biến như sau:
Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chi phí định mức đơn vị


Khoản mục chi phí Công đoạn 2 (gồm cả chi phí
Công đoạn 1
công đoạn 1 chuyển sang)
Chi phí NVLTT 12.000 12.000
Chi phí NCTT 4.000 7.000
Chi phí SXC 3.000 6.000
Cộng 19.000 25.000

Báo cáo kiểm kê và đánh giá mức độ hoàn thành:


- Công đoạn 1 còn 300 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 40%.
- Công đoạn 2 còn 200 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 80%.
Lời giải
Sản phẩm dở dang ở công đoạn 1:

Chi phí NVLTT = 12.000 x 300 = 3.600.000đ


Chi phí NCTT = 4.000 x 300 x 40% = 480.000đ
Chi phí SXC = 3.000 x 300 x 40% = 360.000đ
Tổng = 4.440.000đ

Sản phẩm dở dang ở công đoạn 2:

Chi phí NVLTT = 12.000 x 200 = 2.400.000đ


Chi phí NCTT = (400 x 200) + (700 – 400) x 200 x 80% = 1.280.000đ
Chi phí SXC = (3.000 x 200) x (6.000 – 3.000) x 200 x 80% = 1.080.000đ
Tổng = 4.760.000đ

* Theo quy định hiện hành về Luật thuế TNDN, các doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải xây
dựng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng định
mức sản xuất. Chính vì vậy, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định
mức là phổ biến. Trường hợp các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí
hợp lý thì có thể dựa trên chi phí sản xuất thực tế và tùy đặc điểm sản xuất của mình mà lựa chọn
đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc khối lượng hoàn thành
tương đương.

2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.

Nội dung: Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp), còn các chi phí gia công chế biến tính cả cho
sản phẩm hoàn thành.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp ở doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, có chi
phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ lệ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật
liệu phụ và cá chi phí chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kể. Công thức:

Giá trị sản phẩm dở dang DĐK(VLC) + CVLC


= x QD
cuối kỳ (DCK) QTP + QD

Trong đó: DĐK và DCK: Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
CVLC: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
QTP: Số lượng thành phẩm hoàn thành.
QD: Só lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Ví dụ 2: Một doanh nghiệp sản xuất, trong tháng sản xuất sản phẩm A có các số liệu sau đây:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 8.500.000đ
- Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được:
+ Chi phí NVLC trực tiếp: 39.500.000đ
+ Chi phí NCTT: 7.320.000đ
+ Chi phí sản xuất chung: 10.680.000đ
- Trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 100 thành phẩm, còn 20 sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Yêu cầu: đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Lời giải
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp là:

8.500.000 + 39.500.000
= ----------------------------------- x 20 = 8.000.000 đ
100 + 20
3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Nội dung: Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí
sản xuất theo mức độ hoàn thành, do đó khi kiểm kê sản phẩm dở người ta phải đánh giá mức độ
hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương.
a. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản (1 giai đoạn)
Chí phí vật liệu chính trong = DĐK(VLC) + CVLC x QD
sản phẩm dở dang cuối kỳ QTP + QD
Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến = DĐK(VLP, CB) + CVLP, CB x Q’D
trong sản phẩm dở dang cuối kỳ QTP + Q’D
Giá trị sản phẩm dở = Chi phí vật liệu chính trong sản + Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến
dang cuối kỳ (DCK) phẩm dở dang cuối kỳ (DCK(VLC)) trong sản phẩm dở dang cuối
kỳ
(DCK(VLP, CB))

Ví dụ 3: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm B. Trong tháng có số liệu như sau:
- Chi phí dở dang đầu kỳ gồm:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 35.000.000đ
+ Chi phí NCTT: 6.200.000đ
+ Chi phí sản xuất chung: 9.300.000đ
- Chi phí sản xuất trong kỳ tập hợp được:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 165.000.000đ
+ Chi phí NCTT: 47.800.000đ
+ Chi phí sản xuất chung: 71.700.000đ
Trong tháng hoàn thành 1.600 sản phẩm B, còn lại 400 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành
50%, chi phí nguyên vật liệu chính bỏ 1 lần ngay từ đầu của quy trình công nghệ (không có chi
phí vật liệu phụ).
Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương.
Lời giải:
Tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Q’D = QD x tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm = 400 x 50% = 200 sản phẩm
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

35.000.000 + 165.000.000
= x 400 = 40.000.000 đ
1.600 + 400

+ Chi phí nhân công trực tiếp:

6.200.000 + 47.800.000
= x 200 = 6.000.000 đ
1.600 + 200

+ Chi phí sản xuất chung:

9.300.000 + 71.700.000
= x 200 = 9.000.000 đ
1.600 + 200
Tổng cộng chi phí dở dang cuối kỳ: = 55.000.000đ
- Ưu điểm: Độ chính xác cao.
- Nhược điểm:
+ Khối lượng tính toán nhiều.
+ Việc đánh giá mức độ hoàn thành trên dây chuyền khá phức tạp.
b. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất nhiều giai đoạn.
Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục sản xuất sản phẩm qua nhiều
giai đoạn kế tiếp nhau thì từ giai đoạn 2 trở đi sản phẩm dở dang được đánh giá làm 2 phần:
Phần giai đoạn trước chuyển sang thì đánh giá theo nửa thành phẩm bước trước chuyển sang và
giai đoạn sau được tính cho sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
* Giai đoạn đầu giá trị sản phẩm dở dang được xác định như trường hợp quy trình sản xuất có 1
giai đoạn:
+ Chi phí vật liệu chính trong sản phẩm dở dang bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)(n-1) DĐK(VLC) (n) + CVLC(n)


x QD(n) + x QD(n)
(QTP + QD (n) + QH (n)) ( QTP + QD (n) + QH (n))

+ Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)( n DĐK(VLP, CB) (n) + CVLP,


-1) x QD(n) + CB(n) x Q’D(n)
(QTP + QD (n) + QH (n)) ( QTP + Q’D (n) + Q’H (n))

* Sản phẩm hỏng được chia làm hai loại: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng
không thể sửa và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa
chữa được doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm chi phí để sửa chữa; sau quá trình sửa chữa khắc phục,
sản phẩm hỏng được chuyển thành sản phẩm.
CS: Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng
CH: Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng
Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng được tập hợp và hạch toán như chi phí sản xuất sản phẩm, việc
tính chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng và tính giá thành sản phẩm hoặc tính cho cá nhân làm hỏng
bồi thường là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được tính vào giá thành sản phẩm (nếu là
hỏng trong định mức cho phép) hoặc tính cho cá nhân làm hỏng bồi thường, tính vào chi phí
khác,… là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được tính theo công thức sau:
- Trường hợp các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản. Công thức:

DĐK(VLC) + C
Giá trị sản phẩm hỏng = x QH
QTP + QH

C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.


- Trường hợp doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến, đánh giá
sản phẩm dở dang theo phương pháp khối lượng tương đương, giá trị sản phẩm hỏng được xác
định theo mức độ hoàn thành của sản phẩm hỏng:
Giai đoạn 1:
Chi phí vật liệu chính DĐK(VLC) + C VLC
= x QH
trong sản phẩm hỏng QTP + QD + QH

Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến DĐK(VLP, CB) + C VLP, CB
= x Q’H
trong sản phẩm hỏng QTP + Q’D + Q’H

Giai đoạn sau (I = 2, n)

+ Chi phí vật liệu chính trong sản phẩm hỏng bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)(n-1) DĐK(VLC) (n) + CVLC(n)


x QH(n) + x QH(n)
(QTP + QD (n) + QH (n)) ( QTP + QD (n) + QH (n))

+ Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến trong sản phẩm hỏng bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)( n DĐK(VLP, CB) (n) + CVLP,


-1) x QH(n) + CB(n) x Q’H(n)
(QTP + QD (n) + QH (n)) ( QTP + Q’D (n) + Q’H (n))

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Cách tập hợp chi phí sản xuất

1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.


Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các chi phí sản
xuất phát sinh (phân xưởng, tổ đội,…).
Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Phương pháp tập hợp chi phí.

2.1. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua
ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nhất là
trong các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản.
Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng tính giá thành theo hai phương
pháp: Phương pháp ghi trực tiếp; phương pháp ghi gián tiếp.
- Phương pháp ghi trực tiếp:
+ Điều kiện áp dụng: Trong trường hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh chỉ liên quan duy nhất
đến một đối tượng tập hợp chi phí.
+ Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh kết chuyển toàn bộ cho đối tượng chịu
chi phí sản xuất.
- Phương pháp ghi gián tiếp:
+ Điều kiện áp dụng: Trong trường hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh liên quan ít nhất hai đối
tượng chịu chi phí.
+ Nội dung: Xác định tổng chi phí sản xuất cần phân bổ; lựa chọn tiêu thức phân bổ; xác định
chi phí sản xuất phana bổ cho từng đối tượng.
Công thức:
Ci = C x Ti
T

Trong đó: C: Tổng chi phí nguyên vật liệu.


T: Tổng tiêu thức phân bổ.
Ti: Số đơn vị tiêu thức phân bổ cho đối tượng i.
Ci: Chi phí nguyên liệu phân bổ cho đối tượng i.

* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, vật tư, công cụ, dụng cụ.
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
- Các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến.
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nôi dung: phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Phản ánh chi phí thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Bên Có:
- Phản ánh giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập kho.
- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(TK 154).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư, nó được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
- Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho snar xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ
trong kỳ, kế toán định khoản:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
- Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện
dịch vụ, không qua kho, kế toán căn cứ các chứng từ liên quan (chứng từ thanh toán, hóa đơn của
người bán, bảng kê thanh toán tạm ứng,…), định khoản:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 141, 331,…(Tổng thanh toán)
Trường hợp không có hóa đơn thuế GTGT, hoặc thuế GTGT không được khấu trừ, hoặc nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổng
giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT), kế toán định khoản:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 111, 112, 141, 331,…(Tổng giá thanh toán)
- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết, không nhập lại kho:
+ Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng bút
toán: (ghi số âm)
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
+ Sang đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán căn cứ phiếu
nhập kho ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Cuối kỳ căn cứ tài liệu tính toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các đối
tượng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình
thường).
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
b. Kế toán chi phí nhân công:
Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền công nhân sản xuất trực tiếp hoặc trực tiếp
thực hiện lao vụ, dịch vụ, gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Nội dung: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ trong kỳ.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.
Tài khoản 622 cuối kỳ không cá số dư, và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
- Căn cư bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh tiền lương chính, lương phụ, các
khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ,
ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 334- Phải trả người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản
xuất, căn cứ kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 335- Chi phí phải trả.
- Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…,
kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389)
- Cuối kỳ, tính toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu
chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất trong phạm vi
phân xưởng, bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên quản lý phân
xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương.
- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như: vật liệu dùng cho
sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng, vật liệu dùng cho nhu cầu văn
phòng của phân xưởng,…
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng
sản xuất như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay,…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tấ cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất
như khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động
của phân xưởng như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại,…
- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể như trên: chi
phí tiếp khách, hội nghị,…
Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp sau đó phân bổ cho các đối tượng theo những
tiêu thức thích hợp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, số giờ công
lao động trực tiếp,…
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Nội dung: Phản ánh những chi phí quản lý phục vụ cho quá trình sản xuất trong phạm vi phân
xưởng hoặc tổ, đội sản xuất.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Ghi các khoản giảm chi phí sản xuất chung (nếu có).
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
TK 627 không có số dư cuối kỳ, chi tiết có 6 tài khoản cấp 2:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng,
TK 6272: Chi phí vật liệu,
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất,
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ,
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài,
TK 6278: Các chi phí khác bằng tiền.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
- Tập hợp chi phí nhân viên: Căn cứ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế
toán ghi:
Nợ TK 627(1)- Chi phí sản xuất chung
Có TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác.
- Tập hợp chi phí vật liệu: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu và các chứng từ có liên quan khác
(nếu có), kế toán ghi:
Nợ TK 627(2)- Chi phí sản xuất chung
Có TK 152- Nguyên vật liệu
- Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng
từ có liên quan khác (nếu có), kế toán ghi:
Nợ TK 627(3)- Chi phí sản xuất chung
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 142, 242- Chi phí trích trước.
- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 627(4)- Chi phí sản xuất chung
Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định.

- Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào các chứng từ gốc và tài liệu liên quan, kế toán
ghi:
Nợ TK 627(7)- Chi phí sản xuất chung
Có TK 111, 112, 141, 331…
- Tập hợp chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu chi tiền mặt, giấy báo của
ngân hàng…) và các tài liệu liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 627(87)- Chi phí sản xuất chung
Có TK 111, 112, 141
- Cuối kỳ sau khi chi phí sản xuất chung đã tập hợp theo từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất, chi
tiết theo điều khoản chi phí và theo chi phí cố định, chi phí biến đổi, kế toán tiến hành tính toán,
phân bổ vào chi phí chế biến cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
* Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí
sản xuất, kế toán có thể lựa chọn các tiêu chuẩn sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Dự toán hoặc định mức chi phí sản xuất chung.
- Tổng chi phí sản xuất cơ bản (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp).
Căn cứ vào kết quả tính toán phân bổ, kế toán kết chuyển phần chi phí sản xuất chung phân bổ
vào chi phí chế biến sản phẩm bằng bút toán:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm được ghi nhận là
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
d. Kế toán giá thành sản phẩm hoàn thành.
* Tài khoản sử dụng:
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Nội dung: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp để tính giá thành sản phẩm hoàn thành,
lao vụ, dịch vụ, và được chi tiết chi từng đối tượng chịu chi phí.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến và các chi phí thuê ngoài chế biến.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí.
- Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành thực tế của vật liệu thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành.
Số dư bên Nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành.
Để tính giá thành sản phẩm, áp dụng theo công thức:

Giá thành sản phẩm = Chi phí dở dang ĐK + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang CK

* Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:


- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
- Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thành, căn cứ vào tài liệu tính giá thành và các
chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 155, 157, 632
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Ghi nhận giá trị, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm hoàn
thành, giá trị phế liệu, căn cứ tài liệu tính giá thành và các tìa liệu liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 138, 152, 334, 811…
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2.2. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Tương tự như ở phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất vẫn được tập hợp trên các
tài khoản:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp,
TK 627: Chi phí sản xuất chung,
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ
và cuối kỳ. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện
trên tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.
* TK 631 “Giá thành sản xuất”
Nội dung: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kết cầu tài khoản:
Bên Nợ:
- Chi phí dở dang đầu kỳ (kết chuyển từ TK 154).
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản giảm chi phí (phế liệu thu hồi, hỏng…).
- Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ.
TK 631 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
- Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên mức bình thường)
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên mức bình thường)
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (nếu có)
Có TK 627- Chi phí sản xuất chung.

- Ghi nhận giá trị, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm hoàn
thành, giá trị phế liệu, căn cứ tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán ghi
Nợ TK 138, 611, 811…
Có TK 631- Giá thành sản xuất
- Cuối kỳ kết chuyển sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 631- Giá thành sản xuất
- Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thànhh, căn cứ tài liệu tính giá thành và các
chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 631- Giá thành sản xuất
Cách tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí sản
phẩm phụ
Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ áp dụng thích hợp với nhũng doanh nghiệp có
quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.

- Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ là những sản phẩm:
+ Không nằm trong danh mục của sản phẩm chính.
+ Không phải mục đích của sản xuất.
+ Tỷ trọng về khối lượng và giá trị sản phẩm phụ phải chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính
(< 10%).
- Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính
giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Trên cơ sở chi phí đã tập hợp được, kế toán loại trừ
chi phí sản xuất sản phẩm phụ tính tính theo quy ước để tính giá thành sản phẩm chính.
- Chi phí sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí kế hoạch hoặc giá kế hoạch, giá bán thực tế hay
giá tạm tính:
ZTT = DDK + C – DCK – CP
ZTT
z đơn vị TP =--------------
QTP
- Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng cho từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng của sản phẩm
phụ trong tổng số chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân với chi phí sản xuất của từng
khoản mục tương ứng:

Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
=
phẩm phụ Tổng chi phí sản xuất thực tế

Ví dụ : Tại một DN sản xuất đường có tài liệu sau: (ĐVT : nghìn đồng)
- Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được:
+ Chi phí NVLTT : 160.000
+ Chi phí NCTT : 30.000
+ Chi phí SXC : 20.000
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng 20.000, giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 30.000 (tính
theo Chi phí NVLTT).
- Kết quả sản xuất nhập kho 400 tấn đường và thu được 10 tấn rỉ đường, giá thành của rỉ đường
là 200/tấn.
Yêu cầu: lập bảng tính giá thành sản phẩm chính.
Lời giải:
Chi phí sản xuất phụ = 10 x 200 = 2000
Chi phí sản xuất thực tế = 20.000 + (160.000 + 30.000 + 20.000) – 30.000 = 200.000
2000
Tỷ trọng chi phí SX SP phụ = ---------------- x 100% = 1%
200.000
Bảng tính giá thành thành phẩm chính, số lượng: 400 tấn (ĐVT : nghìn đồng)
ĐVT : nghìn đồng
Khoản mục Gía trị dở dang Chi phí phát sinh Giá trị dở dang Chi phí sản xuất s
Chi phí đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phẩm phụ
Chi phí NVLTT 20.000 160.000 30.000 1.500
Chi phí NCTT - 30.000 - 300
Chi phí SXC - 20.000 - 200
Tổng cộng 20.000 210.000 30.000 2.000

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước
Cách tính giá thành sản phẩm phân bước

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình công
nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp
nhau, bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm bước trước
(phương pháp kết chuyển tuần tự).

Cách tính giá:


Để tính GTSP ở giai đoạn cuối cùng phải xác định giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn
công nghệ trước đó và chi phí của bán thành phẩm trước chuyển sang cùng các chi phí của giai
đoạn sau, cứ tính tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng thì tính giá thành của
sản phẩm hoàn thành.

Hình 1: Tính giá thành sản phẩm phân bước có tính nửa thành phẩm bước trước.

Theo hình 1, trình tự tính giá nửa thành phẩm và giá thành thành phẩm được thực hiện như
sau:
+ Trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn 1 để tính được giá thành và giá
thành đơn vị của nửa thành phẩm ở GDD1 đã hoàn thành theo công thức sau:
ZNTP(1) = DDK(1) + C(1) – DCK(1)
ZNTP(1)
Z đơn vị NTP (1) = -----------------------
QTP(1)
+ Nửa thành phẩm của GDD1 nếu nhập kho:
Nợ TK 155
Có TK 154 (GĐ1)
+ Xuất kho cho GĐ 2 để tiếp tục sản xuất:
Nợ TK 154 ( GĐ2)
Có TK 155
+ Trường hợp chuyển bán thẳng không qua kho:
Nợ TK 157
Nợ TK 632
Có TK 154 ( GĐ1)
+ Nếu chuyển từ GĐ 1 sang GĐ 2 không qua kho:
Nợ TK 154 (GĐ2)
Có TK 154 ( GĐ1)
+ Cứ tiếp tục cho đến giai đoạn cuối cùng:
ZTP(n) = ZNTP(n-1) + DDK(n) + C(n) – DCK(n)

ZNTP(n)
Z đơn vị NTP (n) = -----------------------
QTP(n)

Ví dụ 5: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A qua 2 giai đoạn chế biến liên tục, trong tháng
6/N có tài liệu sau ( ĐVT : nghìn đồng ):
- Chi phí NVLTT : 15.000
- Chi phí NCTT: 8.000
- Chi phí SXC: 6.800
Chi phí sản xuất trong 6 tháng được tập hợp như sau:
Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Chi phí NVLTT 185.000 -
Chi phí NCTT 24.400 37.800
Chi phí SXC 47.200 39.760
Tổng cộng 256.600 77.560

Kết quả sản xuất trong tháng:


Giai đoạn 1: hoàn thành 150 nửa thành phẩm, còn lại 50 SP làm dở với mức độ hoàn thành 60%.
Giai đoạn 2: nhận 150 nửa thành phẩm GĐ 1 chuyển sang tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn
thành 130 thành phẩm A, còn lại 20 sản phẩm mới có mức độ hoàn thành 50%.
Yêu cầu: Tính giá thành của sản phẩm.
Lời giải:
GĐ 1: Chi phí dở dang cuối kỳ:
15.000 + 185.000
Chi phí NVLTT = x 50 = 50.000
150 + 50

8.000 + 24.400
Chi phí NCTT = x 50 x 60% = 5.400
150 + 50x60%

6.800 + 47.200
Chi phí SXC = x 50 x 60% = 9.000
150 + 50 x 60%
Bảng tính giá thành nửa thành phẩm ( G Đ 1) số lượng : 150 NTP(A)
Tháng 6/N
ĐVT : nghìn đồng
Khoản mục Giá trị dở dang Chi phí phát sinh Giá trị dở dang Tổng giá thành Giá thành
Chi phí đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ NTP đơn vị NTP
Chi phí NVLTT 15.000 185.000 50.000 150.000 1000
Chi phí NCTT 8.000 24.400 5.400 27.000 180
Chi phí SXC 6.800 47.200 9.000 45.000 300
Tổng cộng 29.800 256.600 64.400 222.000 1.480

GĐ 2: chi phí dở dang cuối kỳ:

150.000 0+0
Chi phí NVLTT = x 20 + x 20 = 20.000
130 + 20 130 + 20

27.000 0 + 37.800
Chi phí NCTT = x 20 + x 10 = 6.300
130 + 20 130 + 20 x 50%

45.000 0 + 39.760 8.840


Chi phí SXC = x 20 + x 10 =
130 + 20 130 + 20 x 50%
Bảng tính giá thành thành phẩm A (G Đ2) số lượng : 130 NTP(A)
Tháng 6/N
ĐVT : nghìn đồng
Khoản mục Gía thành NTP Giá trị dở dang đầu Chi phí phát sinh Giá trị dở dang cuối
Chi phí (GĐ1) kỳ trong kỳ kỳ
Chi phí NVLTT 150.000 - 0 20.000
Chi phí NCTT 27.000 - 37.800 6.300
Chi phí SXC 45.000 - 39.760 8.840
Tổng cộng 222.000 - 77.560 35.140

Bảng tính giá thành nửa thành phẩm( GĐ1) số lượng : 150 NTP (A)
Tháng 6/N
ĐVT : nghìn đồng
Khoản mục Giá trị dở dang Chi phí phát Giá trị dở dang Tổng giá thành Giá thành
Chi phí đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ NTP đơn vị NTP
Chi phí NVLTT 15.000 185.000 50.000 150.000 1000
Chi phí NCTT 8.000 24.400 5.400 27.000 180
Chi phí SXC 6.800 47.200 9.000 45.000 300
Tổng cộng 29.800 256.600 64.400 222.000 1.480

GĐ 2: chi phí dở dang cuối kỳ:

Chi phí 150.000 0+0


= x 20 + x 20 = 20.000
NVLTT 130 + 20 130 + 20

27.000 0 + 37.800
Chi phí NCTT = x 20 + x 10 = 6.300
130 + 20 130 + 20 x 50%

45.000 0 + 39.760 8.840


Chi phí SXC = x 20 + x 10 =
130 + 20 130 + 20 x 50%

Bảng tính giá thành thành phẩm A (G Đ2) số lượng : 130 NTP(A)
Tháng 6/N
ĐVT : nghìn đồng
Khoản mục Gía thành Giá trị dở Chi phí phát Giá trị dở dang Tổng giá thành Giá thành
Chi phí NTP (GĐ1) dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ NTP đơn vị NTP
Chi phí NVLTT 150.000 - 0 20.000 130.000 1000
Chi phí NCTT 27.000 - 37.800 6.300 58.500 450
Chi phí SXC 45.000 - 39.760 8.840 75.920 584
Tổng cộng 222.000 - 77.560 35.140 264.420 2.034

* Phương pháp tính GTSP phân bước không tính nửa thành phẩm bước trước ( phương pháp kết
chuyển song song)
Nội dung: trong phương pháp này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công
nghệ cuối cùng, do đó người ta chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất ở giai đoạn nằm
trong thành phẩm, sau đó tổng cộng chi phí các giai đoạn trong thành phẩm sẽ tính giá thành
thành phẩm.
Công thức:
DDk(i) + C(i)
Chi phí sản xuất giai đoạn i = ----------------------- x QTP(n)
QTP (i) + QD(i)
Trong đó:
DDk(i) : giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ giai đoạn i
C(i) : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ giai đoạn i
QTP (i): số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i
QD(i) : số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i
QTP(n) : số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn n

Ví dụ 6: Theo số liệu ví dụ 5:
Chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong thành phẩm:

150.000 + 185.000
Chi phí NVLTT = x 130 = 130.000
150 + 50

8.000 + 24.400
Chi phí NCTT = x 130 = 23.400
150 + 50 + 60%

6.800 + 47.200
Chi phí SXC = x 130 = 39.000
150 + 50 + 60%

Chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong thành phẩm:

Chi phí NVLTT = = 0

Chi phí NCTT = 0 + 37.800 x 130 = 31.500


130 + 20 + 50%

0 + 39.760
Chi phí SXC = x 130 = 36.920
130 + 20 + 50%

Bảng tính giá thành thành phẩm A số lượng : 130 TP (A)


Tháng 6/N
ĐVT : nghìn đồng
Khoản mục Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Chi phí GĐ 1 GĐ 2
Chi phí NVLTT 130.000 - 130.000 1000
Chi phí NCTT 23.400 35.100 58.500 450
Chi phí SXC 39.000 36.920 75.920 584
Tổng cộng 192.400 72.020 264.420 2.034

Kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm


TÀI LIỆU KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất.


a. Khái niệm chi phí sản xuất:
- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ
nhất định.
- Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết
khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một
thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.
Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:
- Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó
dùng vào mục đích gì.
- Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là
cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu có sự khác
nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, có những khoản chi tiêu ở kỳ này nhưng chưa được tính
vào chi phí (chi mua, nguyên vật liệu chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này
nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước).
b. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại, có tính chất, công dụng kinh tế và yêu cầu
quản lý khác nhau; trong công tác quản lý và trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, phải tập
hợp từng chi phí riêng biệt, vì vậy cần phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp
để chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ
cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục
vụ sản xuất trong phạm vị phân xưởng, tổ, đội như:
. Chi phí nhân viên phân xưởng,
. Chi phí nguyên vật liệu,
. Chi phí công cụ, dụng cụ,
. Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng,
. Chi phí dịch vụ mua ngoài,
. Chi phí bằng tiền khác.
- Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích trên
lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong quá
trình sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
* Tác dụng:
+ Làm cơ sở để lập bẳng thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Làm căn cứ để lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí.
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất:
+ Chi phí bất biến (chi phí cố định): là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay
đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
+ Chi phí khả biến (chi phí biến đổi): là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của
đơn vị.
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận:
+ Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí sản phẩm: là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc
thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ trở thành phí tổn
khi sản phẩm được tiêu thụ.
- Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:
+ Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng
tập hợp chi phí.
+ Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, do đó người ta phải tập hợp
chung sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
Xem thêm: Cách tập hợp chi phí sản xuất
c. Giá thành sản phẩm:
- Khái niệm:
+ Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất
định đã hoàn thành.
+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản,
vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan
trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phân loại giá thành sản phẩm:
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế
hoạch. Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập.

Giá thành kế hoạch = Tổng chi phí sản xuất kế hoạch


Tổng sản lượng kế hoạch

Giá thành kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp cho
việc tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành.
+ Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện
hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
Dựa và định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập
kế hoạch giá thành.
Tác dụng của giá thành định mức là căn cứ để thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật tư, tiền
vốn của doanh nghiêp.
+ Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế
và sản lượng thực tế được xác định.
Căn cứ để tính giá thành thực tế là chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng thực tế hoàn
thành.
Tác dụng:
+ Làm căn cứ để xác định kết quả thực tế.
+ Là một trong những căn cứ để phân tích tình hình thực tế kế hoạch.
Xem thêm: Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp sản xuất
d. Sự giống và khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành:
- Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa trong quá trình sản
xuất.
- Khác nhau:
+ Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn với thời
hạn hoàn thành sản phẩm.
+ Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá
thành.
+ Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này.
+ Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành.
Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn
thành.

Tổng giá thành = Chi phí dở dang + Chi phí sản xuất phát sinh - Chi phí dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

2. Ý nghĩa kế toán giá thành sản phẩm.


- Kế toán giá thành xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế
của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán.
- Kế toán giá thành góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công,
góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với
đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý.
- Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch
toán giá thành sản xuất trong kỳ một các đầy đủ và chính xác.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
Tính giá thành theo phương pháp định mức

- Điều kiện áp dụng:


+ DN có quy trình sản xuất ổn định
+ DN đã xây dựng và quản lý được định mức.
+ Trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối
vững.
- Nội dung của phương pháp:
+ Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất chung để xác định
giá thành định mức.
+ Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép và số thoát ly so với ddihj
mức.

- Công thức xác định:

Giá thành Giá thành định + Chênh lệch + Chênh lệch


=
thực tế mức - do thay đổi định mức - do thoát ly định mức

- Nguyên nhân thay đổi định mức:


+ Do trang thiết bị sản xuất hiện đại
+ Trình độ tay nghề của công nhân tăng lên
+ Trình độ tổ chức quản lý sản xuất tăng lên.

You might also like