You are on page 1of 81

Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu năm 2016

Thủ tục - Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm bắt buộc kể từ ngày 1/1/2016 được thực hiện
theo Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về
mức đóng, hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban
hành ngày 09/09/2015.

Theo quy định này thì các bạn kế toán cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo
mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả
HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo
quy định của pháp luật về lao động;
Lưu ý: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ
01/01/2018).
- Người sử dụng lao động của Doanh nghiệp cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.

2. Hồ sơ tham gia BHXH - BHYT- BHTN bắt buộc lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn
tỉnh, thành phố khác đến

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc
ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo
quy định:

- Người lao động làm:


Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
Mời bạn tải và xem: Cách làm tờ khai tham gia BH bắt buộc lần đầu Mẫu TK01-TS.
(Theo mẫu của Quyết định 959/QĐ-BHXH)

- Đơn vị, doanh nghiệp làm:


+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
Tham khảo tại đây: Cách làm tờ khai TK3-TS theo mẫu quyết định 959
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS)
Mời bạn tải và xem: Cách làm Mẫu D02-TS danh sách lao động.
(Theo mẫu của Quyết định 959/QĐ-BHXH)
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Nơi nộp hồ sơ:


Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa BHXH quận/huyện.

3. Mức đóng bảo hiểm bắt buộc:

Loại bảo hiểm Doanh nghiệp đóng Người LĐ đóng Tổng cộng
BHXH 18% 8% 26%
BHYT 3% 1.5% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
KPCĐ 2% 2%
34,5%
Tổng phải nộp

(Sang năm 2016, vẫn tham gia bảo hiểm bắt buộc theo tỷ lệ trên)
4. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc:
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng
BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của
pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức
lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Năm 2016, mức lương tối thiểu vùng tăng lên 3.500.000 (cho vùng 1) chi tiết các bạn xem tại
đây: Mức lương tối thiểu vùng 2016
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng
BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lương
cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

5. Thời hạn đóng tiền Bảo hiểm bắt buộc:


1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc
trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ
tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng
một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng
theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của
kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn
tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi
nhánh
Quy định - Hướng dẫn về Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2016

BẢO HIỂM XÃ HỘI 2016


I. Các văn bản quy đinh - hướng dẫn về BHXH:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Ngày ban hành: 20/11/2014 - Ngày hiệu lực: 01/01/2016). Luật
này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động,
người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại
diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ
bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với
các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai
hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…được ban hành ngày
11/11/2015. - Ngày hiệu lực: 01/01/2016.
- Nghị quyết 93/2015/QH13 về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao
động: Ngày ban hành: 22/06/2015, Ngày hiệu lực: 01/01/2016.
- Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng,
hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban hành ngày
09/09/2015 - Áp dụng từ ngày 1/1/2016.

II. Hướng dẫn cụ thể về bảo hiểm xã hội:


A. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo
mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả
HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo
quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ
01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên
chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
(trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào
quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);
1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc
chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
(thực hiện từ 01/01/2018).

3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

B. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc:

Người sử dụng lao động (%) Người lao động (%) Tổng
Năm
BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT BHTN cộng (%)
Từ 01/2010
16 3 1 6 1,5 1 28,5
đến 12/2011
Từ 01/2012
17 3 1 7 1,5 1 30,5
đến 12/2013
01/2014
18 3 1 8 1,5 1 32,5
trở đi

C. Tiền Iương tháng đóng BHXH bắt buộc


1. Đối với khối doanh nghiệp: Tiền lương do đơn vị quyết định
- Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định
của pháp luật lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Lưu ý:
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức
lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Chi tiết xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng năm
2016
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng
BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lương
cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

2. Đối với khối hành chính sự nghiệp: Tiền lương do Nhà nước quy định
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền
lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản
phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương
này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo
lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
D. Thời hạn đóng:
1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc
trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ
tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng
một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng
theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của
kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn
tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi
nhánh.
4. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, phương thức đóng là 3 tháng,
6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi
đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài.
4.1. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký
phương thức đóng cho cơ quan BHXH.
4.2. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp
nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp
cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
5. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4.
Thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
6. Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 6 tháng quy định tại Điểm 1.5
Khoản 1 Điều 5.
6.1. Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.
6.2. Thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu cho cơ quan BHXH
huyện.

E. Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Xem chi tiết tại đây: Thủ tục tham gia BHXH bắt buộc 2016

III. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN


A. Đối tượng tham gia
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc.
B. Mức đóng
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa
chọn.
2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn
hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20
lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
C. Phương thức đóng
1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
1.1. Đóng hằng tháng;
1.2. Đóng 3 tháng một lần;
1.3. Đóng 6 tháng một lần;
1.4. Đóng 12 tháng một lần;
1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định của Chính phủ;
1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định của Chính phủ.
2. Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng
tháng theo quy định tại Điều 9 nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với
phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
3. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6
tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó
Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh
mức chênh lệch số tiền đã đóng.
4. Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc
12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó thuộc một trong
các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
4.1. Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;
4.2. Hưởng BHXH một lần;
4.3. Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
5. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng
làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
D. Thời điểm đóng
Thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
E. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
Thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

IV: CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:


a) Ốm đau;
b) Thai sản; Chi tiết xem tại đây: chế độ thai sản năm 2016 mới nhất
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Quy định Bảo Hiểm Thất Nghiệp năm 2016 mới nhất
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2016

I. Các văn bản quy định:


- Luật Việc làm 2013: ban hành: 16/11/2013 - Ngày hiệu lực: 01/01/2015: Luật này quy định
chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng
nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về
việc làm.

(Đáng chú ý là trường hợp người sử dụng lao động dưới 10 lao động cũng sẽ phải tham gia
BHTN bắt buộc.)

- Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp,
Ngày ban hành: 12/03/2015. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2015; các chế độ quy định
tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2015.

- Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất
nghiệp.Ngày ban hành: 31/07/2015

Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/09/2015 và các chế độ quy định tại
Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2015.

- Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng,
hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban hành ngày
09/09/2015. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2015, thay thế Quyết
định số 1111/QĐ-BHXH Bãi bỏ Điều 1 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH (Nhưng Lùi thời gian
thực hiện các quy trình nghiệp vụ, biểu mẫu, hồ sơ, báo cáo kèm theo Quyết định số 959/QĐ-
BHXH đến hết ngày 31/12/2015. Kể từ ngày 01/01/2016, các quy trình nghiệp vụ, biểu mẫu, hồ
sơ, báo cáo kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH chính thức có hiệu lực thực hiện. Các nội
dung khác của Quyết định này vẫn thực hiện kể từ ngày 01/12/2015 - Theo Công văn
4791/BHXH-VP năm 2015)

II. Quy định cụ thể về bảo hiểm thất nghiệp năm 2016:

1. Đối tượng tham gia BHTN


1. Người lao động
a) Người lao động tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:
+ HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn;
+ HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn;
+ HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12
tháng.
b) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người giúp việc gia đình
có giao kết HĐLĐ với đơn vị quy định tại Khoản a nêu trên không thuộc đối tượng tham gia
BHTN.

2. Đơn vị tham gia BHTN


Đơn vị tham gia BHTN là những đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Quyết định số
959/QĐ-BHXH:
Điều 4. Đối tượng tham gia
3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức
nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo
HĐLĐ.

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định như sau:
+ Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động
đang tham gia BHTN;
+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang
tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.

3. Tiền lương tháng đóng BHTN


a). Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền
lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

b). Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng
đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là tiền lương ghi trong HĐLĐ.
+ Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định
của pháp luật lao động.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu
vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng (thực hiện
từ ngày 01/01/2015).

4. Phương thức đóng


Phương thức đóng BHTN đối với đơn vị và người lao động; như quy định tại Khoản 1, 2 và
Khoản 3 Điều 7 của Quyết định số 959/QĐ-BHXH:
- Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc
trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ
tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng
một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng
theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của
kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
- Đóng theo địa bàn
+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh
đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi
nhánh.

(Hướng dẫn trên được thực hiện theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH)

III. Hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

1. Điều kiện hưởng BHTN: (Theo Điều 49 Luật Việc làm)


Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều
kiện sau đây:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng,
kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày.
Chi tiết các bạn xem tại đây: Điều kiện được hưởng trợ cấp BHTN

2. Quyền lợi được hưởng BHTN:


- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không
quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ
luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người
sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ
đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng
đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12
tháng.
Chi tiết xẻm tại đây: Cách tính mức hưởng trợ cấp BHTN
- Quyền lợi khác:
+ Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 51 Luật Việc làm);
+ Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (Điều 54 Luật Việc làm);
+ Được hỗ trợ chi phí học nghề (Điều 55, 56 Luật Việc làm).

3. Thời hạn, thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Khoản 1 Điều 17 Nghị định
28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015)
- Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc,
người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01
bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi
người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện
nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, song thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã,
phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người
được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo
đường bưu bưu điện.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: (Khoản 1, 2, 3 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015)
a/ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu của Bộ Lao động thương binh và xã hội
quy định);
b/ Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn hoặc quyết định thôi việc hoặc
quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao
động.
c/ Sổ bảo hiểm xã hội.
d/ Chứng minh nhân dân;
e/ 02 tấm hình 3x4 (mở thẻ ATM);
Chi tiết cách thực hiện các bạn xem tại đây: Thủ tục làm hồ sơ hưởng BHTN

Thời hạn giải quyết hưởng BHTN: (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015).

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

4. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Điều 53 Luật Việc làm):

4.1. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:


- Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng với Trung tâm dịch vụ việc làm.
4.2. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo
quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc
làm hằng tháng theo quy định
4.3. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật
này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:


- Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động
không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu
hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, hoặc hỏa hoạn, thiên tai, dịch
bệnh. (Khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).
- Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo
quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất
nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao
động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho
lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
(Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa
giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp
thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định. Khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).
- Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các
điểm b, c, h, l, m và n (của mục 4.3 nêu trên) được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian bảo lưu được
tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất
nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo
hiểm thất nghiệp.

6. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp:


- Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu
chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố thuộc Trung ương khác thì phải làm đề
nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định gửi Trung tâm
dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ BHYT
cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
QUY ĐỊNH VỀ KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN MỚI NHẤT
Ngày 21 tháng 11 năm 2013, Chính Phủ ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH
CHI TIẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay
chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

- Cơ quan nhà.
- Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp,
Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn.

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ
tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nếu không đóng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày
25/11/2015.:
Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn

3. Phương thức đóng kinh phí công đoàn

- Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công
đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn
tại ngân hàng.
- Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

4. Nguồn đóng kinh phí công đoàn

- Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường
xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong
dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước.
- Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền
lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và
được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của
pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại,
đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
- Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh
phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ
nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

=> Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về
mức đóng phí công đoàn tại mục 2 đã có hiệu lực thi hành.

Vậy doanh nghiệp dù đã có tổ chức công đoàn hay chưa vẫn phải đóng kinh phí công đoàn
2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.\

5. Địa chỉ đóng kinh phí công đoàn

Doanh nghiệp thực hiện đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ) tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao
động quận (huyện) nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ( lưu ý trong trường hợp DN chưa
nộp KPCĐ lần nào nên liên hệ với liên đoàn lao động quận để được hướng dẩn cách tính tỷ lệ
trích nộp và các giấy tờ cần thiết phải nộp 6 tháng hay 1 năm).

THỦ TỤC NỘP TIỀN KPCĐ (2% ∑Lương đóng BHXH)


Tất cả DN đang hoạt động và bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên, yêu cầu lên Liên
đoàn lao động quận để đóng KPCĐ . Đóng tiền trực tiếp tại Liên đoàn lao động.

KPCĐ phải nộp = Tổng lương tham gia bảo hiểm của toàn bộ nhân viên trong công ty
X 2%
- Đối với DN mới hoạt động sẽ đóng bình thường cho tháng đầu tiên và tiếp nối các tháng
sau đó.
- Những DN hoạt động được 1 thời gian mà chưa đóng sẽ bị truy thu trở lại từ tháng bắt đầu
đóng KPCĐ . Số tiền được tính tương tự như trên.
KPCĐ là khoản tiền bắt buộc mà mỗi DN phải có nhiệm vụ đóng cho Liên đoàn. Những DN nào
muốn tham gia Tổ chức Công đoàn thì yêu cầu ghi tên nhân viên muốn tham gia vào DS
CBCNVC LĐ XIN RA NHẬP TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (đơn sẽ được cấp). Danh
sách này không có tên Giám đốc.
Khi đơn vị tham gia tổ chức công đoàn thì hàng tháng, ngoài số tiền 2%KPCĐ ra, DN sẽ phải
nộp thêm 1% nữa là Đoàn phí Công Đoàn ( Số tiền trích ra từ NLĐ). Tổ chức Công đoàn là tự
nguyện nên chỉ cần thiết cho nhân viên nào muốn tham gia.
- Đối với khoản KPCĐ, hàng tháng DN sẽ được lấy lại 65% số tiền đã nộp. Nếu ít có thể để
cuối năm quyết toán lại cho cả năm.
Để lấy lại được 65% đó. DN phải tập hợp được đầy đủ chứng từ Chi đã Chi thực tế cho người
lao động trong DN (chi tiết các khoản được chi xem tại QĐ 272/QĐ-TLĐ và QĐ 502/QĐ-TLĐ.)
- Đối với khoản Đoàn phí CĐ chúng ta được giữ 60% lại cho DN, mà không cần phải nộp
hết rồi mới quyết toán.

Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn theo Mức 2% tổng lương
tham gia BH của nhân viên
Còn người lao động nếu tham gia tổ chức công đoàn phải đóng đoàn phí
công đoàn: 1% tiền lương tham gia BHXH
Chi tiết xem tại đây: Mức đóng đoàn phí công đoàn

TÌM HIỂU VỀ CÔNG ĐOÀN:


Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc
một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo
quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Quản lý tiền đoàn phí.


Tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán và
báo cáo quyết toán thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Việc phân phối, sử dụng,
quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở.
1- Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn
phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.
2- Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công
đoàn.
Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được
phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số
thu đoàn phí công đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết
toán.
3- Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu
được cho công đoàn cơ sở (khi cấp được bù trừ với 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cơ sở
phải nộp công đoàn cấp trên).
4- Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên
được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn
viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao
động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết chuyển
thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp được thành lập.
Theo QUYẾT ĐỊNH 270/QĐ-TLĐ NĂM 2014 VỀ PHÂN CẤP THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU
TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN DO TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM BAN HÀNH

1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:


a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự
nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
12. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở theo Điều 16 thực hiện như
sau:

12.1. Tổ chức cơ sở của công đoàn là nền tảng của tổ chức công đoàn.

a. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy
định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị
sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử
dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện:
- Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công
đoàn Việt Nam.

- Có tư cách pháp nhân.

b. Được phép thành lập công đoàn cơ sở ghép trong những trường hợp sau:

- Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người
lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;

- Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công
đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ.

- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, có tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở
hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập
công đoàn cơ sở có cơ cấu tổ chức công đoàn cơ sở thành viên.

12.2. Nghiệp đoàn do liên đoàn lao động cấp huyện hoặc công đoàn ngành địa phương quyết
định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động.

12.3. Công đoàn cơ sở thành viên do công đoàn cơ sở quyết định thành lập sau khi được công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý. Công đoàn cơ sở chỉ đạo toàn diện đối với công đoàn cơ sở
thành viên và phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn cho công đoàn cơ sở thành viên. Điều kiện
thành lập công đoàn cơ sở thành viên gồm:

- Là tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc có tư cách pháp nhân không đầy đủ đang chịu sự
chi phối trực tiếp của doanh nghiệp, đơn vị có công đoàn cơ sở.

- Công đoàn cơ sở có nhu cầu thành lập công đoàn cơ sở thành viên.

b. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn có các đơn vị công tác, sản xuất
khác nhau nếu cần thiết thì thành lập công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
Công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên,
nghiệp đoàn chỉ đạo hoạt động và phân công nhiệm vụ. Tổ công đoàn do công đoàn cơ sở, hoặc
công đoàn cơ sở thành viên, hoặc công đoàn bộ phận thành lập và chỉ đạo hoạt động.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 12 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014

13. Trình tự thành lập công đoàn cơ sở theo Điều 17 thực hiện như sau:

13.1. Tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở:

a. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn,
giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự
nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để
tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên
công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận
động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động
trong số đoàn viên công đoàn.

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành
công đoàn cơ sở.

b. Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn
vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít
nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

13.2. Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở:

a. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức
hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

b. Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:

- Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn
cơ sở.

- Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

- Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.

- Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

c. Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo
nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với
số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng
ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

13.3. Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở
gồm có:

a. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.

b. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.

c. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

d. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).
13.4. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên, ban
chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra có trách nhiệm tổ chức
đại hội lần thứ nhất.

Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì thực hiện theo điểm b, mục 9.3, Chương
II Hướng dẫn này.

13.5. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:

a. Cán bộ công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm tiếp cận người lao động tại nơi làm việc
và ngoài nơi làm việc để tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn.

b. Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động thành lập công đoàn cơ sở:

Khi người lao động tổ chức ban vận động hoặc khi có đề nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở,
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm cử cán bộ đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
nơi chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở để trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ việc tổ chức ban
vận động thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. Mỗi cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp chỉ tổ chức một ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp
người lao động tổ chức nhiều ban vận động trong cùng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động liên kết
thành một ban vận động, hoặc chỉ định thành viên của ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

c. Thẩm định, quyết định công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban
chấp hành công đoàn cơ sở:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm:

- Thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện,
khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy
định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động
trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm:

+ Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên.

+ Quyết định công nhận công đoàn cơ sở.

+ Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt
động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không
quá 12 tháng.

- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo
không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử
cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công
đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban
kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời
công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Tài chính Công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững
mạnh;
d. Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán
bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động;
g. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên Công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn,
khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập,
công tác;
k. Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Công đoàn không chuyên
trách;
l. Chi cho hoạt động của bộ máy Công đoàn các cấp;
m. Các nhiệm vụ chi khác.

Quy định về bảo hiểm y tế năm 2016


BẢO HIỂM Y TẾ NĂM 2016

I. Các văn bản quy định - hướng dẫn mới nhất về BHYT:
- Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi: Số hiệu: 46/2014/QH13, Ngày ban hành: 13/06/2014 Ngày hiệu
lực: 01/01/2015
- Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và
chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định cơ sở, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế ban đầu; chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được ban hành ngày
16/11/2015.Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng,
hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban hành ngày
09/09/2015.

II. Hướng dẫn cụ thể về bảo hiểm y tế:

Nhóm đối tượng


Đối Tượng Tham Gia Mức đóng Tỷ lệ đóng
1. Do NLĐ và Đvị 1.1 . Người lao động ký 4.5% mức tiền + Người SD LĐ :
đóng HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 lương hàng tháng 3%
tháng trở lên, người lao động + NLĐ: 1.5%
là người quản lý doanh
nghiệp, quản lý điều hành
Hợp tác xã hưởng tiền lương,
làm việc tại các cơ quan, đơn
vị
Người sử dụng LĐ :
1.2. Cán bộ, công chức, viên 4.5% mức tiền lương
3%
chức. hàng tháng
NLĐ: 1.5%
1.3. Người hoạt động không
chuyên trách ở xã, phường, thị 4.5% mức lương cơ UBND : 3%;
trấn theo quy định của pháp sở NLĐ :1,5%
luật về cán bộ, công chức.
2.1. Người hưởng lương hưu, 4.5% tiền lương hưu,
2. Nhóm do tổ chức
trợ cấp mất sức lao động hằng trợ cấp mất sức lao BHXH đóng toàn bộ
BHXH đóng
tháng động.
2.2. Người đang hưởng trợ cấp
BHXH hằng tháng do bị tai 4.5% mức lương cơ
BHXH đóng toàn bộ
nạn lao động - bệnh nghề sở
nghiệp;
2.3. Người lao động nghỉ việc
4.5% mức lương cơ
đang hưởng chế độ ốm đau BHXH đóng toàn bộ
sở
Công nhân cao su
2.4 Người từ đủ 80 tuổi trở
4.5% mức lương cơ
lên đang hưởng trợ cấp tuất BHXH đóng toàn bộ
sở
hằng tháng;
2.5 Cán bộ xã, phường, thị
4.5% mức lương cơ
trấn đã nghỉ việc đang hưởng BHXH đóng toàn bộ
sở
trợ cấp BHXH hằng tháng;
2.6. Người đang hưởng trợ cấp 4,5% tiền trợ cấp thất
BHXH đóng toàn bộ
thất nghiệp; nghiệp,
2.7. Người lao động nghỉ việc 4,5% tiền lương
hưởng chế độ thai sản theo quy tháng trước khi nghỉ BHXH đóng toàn bộ
định của pháp luật về BHXH. thai sản
3.1. Cán bộ xã, phường, thị
3. Nhóm do ngân trấn đã nghỉ việc đang hưởng 4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
sách nhà nước đóng trợ cấp từ ngân sách nhà nước sở đóng.
hằng tháng
cơ quan BHXH đóng
3.2. Người đã thôi hưởng trợ từ nguồn kinh phí chi
cấp mất sức lao động đang 4,5% mức lương cơ lương hưu, trợ cấp
hưởng trợ cấp hằng tháng từ sở BHXH hằng tháng do
ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước
đảm bảo.
3.3. Người có công với cách 4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
mạng, cựu chiến binh sở đóng.
3.4. Đại biểu được bầu cử giữ
chức vụ theo nhiệm kỳ Quốc
4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
hội, đại biểu Hội đồng nhân
sở đóng.
dân các cấp đương nhiệm;

3.5. Trẻ em dưới 6 tuổi (bao 4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên
địa bàn, kể cả trẻ em là thân
nhân của người trong lực
sở đóng.
lượng vũ trang theo quy định,
không phân biệt hộ khẩu
thường trú);
3.6. Người thuộc diện hưởng
4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
trợ cấp bảo trợ xã hội hằng
sở đóng.
tháng
3.7. Người thuộc hộ gia đình
nghèo; người dân tộc thiểu số
đang sinh sống tại vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó
4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
khăn; người đang sinh sống tại
sở đóng.
vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; người
đang sinh sống tại xã đảo,
huyện đảo
3.8. Thân nhân của người có
công với cách mạng
là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ 4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
hoặc chồng, con của liệt sỹ; sở đóng.
người có công nuôi dưỡng liệt
sỹ;
3.9. Thân nhân của người có
công với cách
4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
mạng, trừ các đối tượng
sở đóng.
quy định tại Điểm 3.8 Khoản
này
3.10. Người đã hiến bộ phận
cơ thể người theo
4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
quy định của pháp luật về hiến,
sở đóng.
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác;
3.11. Người nước ngoài đang
cơ quan, tổ chức, đơn
học tập tại Việt Nam được cấp 4,5% mức lương cơ
vị cấp học bổng
học bổng từ ngân sách của Nhà sở
đóng.
nước Việt Nam.
3.12. Người phục vụ người có 4,5% mức lương cơ Ngân sách nhà nước
công với cách mạng, bao gồm: sở đóng.
4. Nhóm được ngân NLĐ: 30%
4.1. Người thuộc hộ gia đình 4,5% mức lương cơ
sách nhà nước hỗ Ngân sách nhà nước
cận nghèo; sở
trợ mức đóng, hỗ trợ tối thiểu : 70%
4.2. Học sinh, sinh viên đang
NLĐ: 70 %
theo học tại các cơ sở giáo dục 4,5% mức lương cơ
Ngân sách nhà nước
thuộc hệ thống giáo dục quốc sở
hỗ trợ tối thiểu : 30%
dân;
4.3. Người thuộc hộ gia đình 4,5% mức lương cơ NLĐ: 70 %
làm nông nghiệp, lâm nghiệp, sở Ngân sách nhà nước
ngư nghiệp và diêm nghiệp có hỗ trợ tối thiểu : 30%
mức sống trung bình.
a) Người thứ nhất
đóng bằng mức quy
định;
b) Người thứ hai, thứ
5.1. Toàn bộ người có tên trong ba, thứ tư đóng lần
5. Nhóm tham gia sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy lượt bằng 70%, 60%,
4,5% mức lương cơ
BHYT theo hộ gia định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 50% mức đóng của
sở
đình bao gồm Điều này và người đã khai báo người thứ nhất;
tạm vắng; c) Từ người thứ năm
trở đi đóng bằng 40%
mức đóng của người
thứ nhất.

a) Người thứ nhất


đóng bằng mức quy
định;
b) Người thứ hai, thứ
5.2. Toàn bộ những người có ba, thứ tư đóng lần
tên trong sổ tạm trú, trừ đối lượt bằng 70%, 60%,
4,5% mức lương cơ
tượng quy định tại 50% mức đóng của
sở
các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 người thứ nhất;
Điều này. c) Từ người thứ năm
trở đi đóng bằng 40%
mức đóng của người
thứ nhất.

C. Mức hưởng bảo hiểm y tế:


I- ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:
- Người có thẻ BHYT khi thực hiện khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu hoặc chuyển viện
đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật và đã thực hiện đúng, đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT hoặc
đến khám, chữa bệnh trong tình trạng cấp cứu.
- Người đi khám chữa bệnh BHYT đi KCB không đúng cơ sở KCB ban đầu hoặc khám bệnh,
chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) thì được thanh toán
theo tỷ lệ % mức hưởng, tùy theo phân hạng bệnh viện.
- KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT, hoặc KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng
KCB nhưng không đủ thủ tục: Được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá
khung quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 09.
- KCB tại nước ngoài: Được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá khung quy
định tại Phụ lục 2 Thông tư 09.
- KCB tại cơ sở y tế ngoài công lập được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định, theo
giá dịch vụ áp dụng đối với cơ sở KCB công lập tương đương tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Những trường hợp bị tai nan giao thông được xác định là tai nạn lao động và không vi phạm
pháp luật.
- Tham gia liên tục BHYT từ 36 tháng trở lên được hưởng quyền lợi khi điều trị ung thư.
II- THẺ BHYT
Thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT. Cơ quan BHXH cấp thẻ tối thiểu 12
tháng/lần. Trẻ em dưới 6 tuổi, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.

III- PHẠM VI QUYỀN LỢI:


1- Phạm vi được hưởng:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
- Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;
- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang
điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, đối với:
- Người có công với cách mạng
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- Quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển, cả chiều đi và về, cho cơ sở y tế chuyển người bệnh
theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách địa giới hành chính. Nếu
có hơn 1 người bệnh cùng vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng như đối với
vận chuyển một người bệnh.
- Trường hợp người bệnh không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế thì mức thanh
toán tính theo một chiều đi tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm
sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển viện thanh toán cho người bệnh, sau đó thanh toán với quỹ
BHYT.
Quyền lợi BHYT không phụ thuộc vào mức phí đóng BHYT.
2- Mức hưởng bảo hiểm y tế:
2.1/ Người tham gia BHYT đi KCB theo quy định được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi
được hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công tác trong lực lượng
CAND;
- Người có công cách mạng;
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa
bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng:
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
* Lưu ý: Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo
hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
2.2/ Trường hợp tự chọn thầy thuốc, buồng bệnh: Được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo
giá dịch vụ hiện hành của nhà nước áp dụng cho cơ sở KCB đó, theo mức hưởng và phạm vi
được hưởng của từng đối tượng.
2.3/ Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, được thanh toán trong phạm vi được hưởng
như sau:
a) 100% chi phí đối với:
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người hoạt động cách mạng trước 1945; người hoạt động CM từ 01/01/1945 đến 19/8/1945;
- Bà mẹ VN anh hùng;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều
trị vết thương, thương tật tái phát.
b) 100% chi phí đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công
tác trong lực lượng CAND nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng
dịch vụ kỹ thuật. Phần còn lại do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả.
c) 100% chi phí đối với: Người có công CM nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho
một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật.
d) 95% chi phí nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ
thuật; đối với:
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
đ) Các đối tượng khác: được thanh toán 80% chi phí nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối
thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật.
2.4/ KCB không đúng cơ sở đăng ký KCB ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật
(trừ trường hợp cấp cứu), được thanh toán trong phạm vi được hưởng như sau:
- 70% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng III; không vượt quá 40 tháng lương
tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
- 50% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng II; không vượt quá 40 tháng lương
tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
- 30% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng I; không vượt quá 40 tháng lương tối
thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
2.5./ KCB với cơ sở không ký hợp đồng KCB hoặc tại cơ sở KCB có ký hợp đồng KCB nhưng
người bệnh không thực hiện đủ thủ tục KCB theo quy định:
Người bệnh tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở y tế, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH
thanh toán. Căn cứ chứng từ hợp lệ, dịch vụ kỹ thuật, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế,
Bảo hiểm xã hội thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại
điểm 1 Phụ lục 2 Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-TC.
2.6/ KCB tại nước ngoài: Người bệnh tự thanh toán chi phí KCB, sau đó mang chứng từ đến
thanh toán với cơ quan BHXH theo chi phí thực tế nhưng tối đa không vượt quá mức quy định
tại điểm 2 Phụ lục 2 Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-TC.
2.7/ KCB tại cơ sở y tế ngoài công lập: Được thanh toán theo mức hưởng của từng đối tượng và
trong phạm vi được hưởng, theo giá dịch vụ áp dụng áp dụng với sơ sở công lập tương đương
tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2.8/ Các trường hợp điều trị ung thư: Quỹ BHYT thanh toán 50% chi phí thuốc điều trị ung thư,
thuốc chống thải ghép ngoài danh mục nhưng đã được phép lưu hành tại VN theo mức hưởng
của từng đối tượng và tương ứng với các hạng của bệnh viện đối với:
- Người bệnh tham gia liên tục từ 36 tháng trở lên;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính phủ quản lý được hưởng
chế độ KCB miễn phí theo quy định nay nghỉ hưu, chuyển ngành đang tham gia BHYT.
2.9/ Trường hợp tai nạn giao thông:
- Trường hợp đã được xác định là không vi phạm pháp luật về giao thông: Quỹ BHYT thanh toán
theo quy định.
- Trường hợp chưa xác định là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không: Người bị tai nạn
tự thanh toán chi phsi điều trị với cơ sở y tế. Khi có xác nhận không vi phạm pháp luật về giao
thông của cơ quan có thẩm quyền thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội
thanh toán trực tiếp theo quy định.
- Quỹ BHYT không thanh toán đối với trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật về
giao thông hoặc người bị tai nạn giao thông thuộc trường hợp thanh toán theo quy định của pháp
luật về tai nạn lao động.
- Quỹ BHYT không thanh toán chi phí điều trị đối với các trường hợp bị tai nạn lao động thuộc
phạm vi thanh toán của người sử dụng lao động.

D. THỦ TỤC KCB BHYT

1- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế
có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với
giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ
bảo hiểm y tế.
2- Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định như
trên trước khi ra viện.

3- Trường hợp chuyển tuyến điều trị:

- Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm
y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn
khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
E. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KCB BẰNG THẺ BHYT

I- ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:


1- Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và
giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử
dụng.
2- Trường hợp cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) nào và phải
xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tùy thân có ảnh hợp lệ trước khi ra viện.
3- Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định
trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị
không triển khai thực hiện. Người bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử
dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở KCB chuyển tuyến.
4- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị: người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại
của cơ sở KCB.

II- MỨC HƯỞNG:


1- Thanh toán tại các bệnh viện, cơ sở KCB BHYT:
1.1. KCB đúng quy định:
- Người tham gia đi KCB có xuất trình thẻ BHYT , giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ tại cơ sở KCB
ban đầu hoặc cơ sở KCB BHYT khác có giấy chuyển viện được thanh toán như sau:
a. Sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thông thường:
+ 100% chi phí KCB đối với đối tượng: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan;
Người có công cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi; chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một
lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) và KCB tại tuyến xã;
+ 95% chi phí KCB đối với đối tượng: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động
hàng tháng; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình
nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt
khó khăn.
+ 80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác.
b. Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được thanh toán như sau:
+ 100% chi phí đối với: Trẻ em dưới 6 tuổi; Người hoạt động cách mạng trước 1945; người hoạt
động CM từ 01/01/1945 đến 19/8/1945; Bà mẹ VN anh hùng; Thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, thương tật tái phát.
+ 100% chi phí đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công
tác trong lực lượng CAND nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung)
cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật. Phần còn lại do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả.
+ 100% chi phí đối với: Người có công CM nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương
tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật.
+ 95% chi phí nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần
sử dụng dịch vụ kỹ thuật; đối với: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình
nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt
khó khăn.
+ 80% chi phí nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần
sử dụng dịch vụ kỹ thuật đối với các đối tượng khác.
1.2. KCB không đúng cơ sở đăng ký KCB ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật
(trừ trường hợp cấp cứu) được thanh toán như sau:
+ 70% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng III; không vượt quá 40 tháng lương
cơ sở (lương tối thiểu chung) cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
+ 50% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng II; không vượt quá 40 tháng lương
cơ sở (lương tối thiểu chung) cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
+ 30% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng I; không vượt quá 40 tháng lương cơ
sở (lương tối thiểu chung) cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
1.3. Các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện được hưởng quyền lợi dịch vụ kỹ thuật cao, chi
phí lớn: thẻ BHYT phải có giá trị sử dụng sau 180 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

1.4. Sử dụng thuốc điều trị ung thư, chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế
nhưng đã được lưu hành tại Việt Nam theo chỉ định của cơ sở KCB:
- Được thanh toán 50% chi phí theo mức hưởng.
- Tham gia liên tục từ 36 tháng trở lên;

1.5. Tai nạn giao thông:


Được hưởng quyền lợi KCB BHYT nếu không vi phạm pháp luật về giao thông. Trừ các trường
hợp bị tai nạn giao thông nhưng thuộc phạm vi thanh toán theo quy định của pháp luật về tai nạn
lao động.

2. Thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT tại cơ quan BHXH:
- KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT; đi KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng
KCB BHYT nhưng không đủ thủ tục KCB: Người bệnh tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở y
tế, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán. Căn cứ dịch vụ kỹ thuật mà người
bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, cơ quan
BHXH thanh toán cho người bệnh chi phí thực tế nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại
Điểm 1, Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-TC.
- Trường hợp đi KCB ở nước ngoài: Người bệnh tự thanh toán chi phí KCB sau đó mang chứng
từ đến cơ quan BHXH để thanh toán theo chí phí thực tế, tối đa không vượt quá mức quy định tại
Điểm 2, Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-TC.

* Mức tiền cụ thể thanh toán trực tiếp theo quy định tại phụ lục 2 Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-
TC của liên Bộ Y tế - Tài chính:
+ Ngoại trú:
- Bệnh viện hạng III trở xuống được 55.000 đồng;
- Bệnh viện hạng II được 120.000 đồng;
- Bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt được 340.000 đồng.
+ Nội trú:
- Bệnh viện hạng III trở xuống được 450.000 đồng;
- Bệnh viện hạng II được 1.200.000 đồng;
- Bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt được 3.600.000 đồng.
+ KCB ở Nước ngoài: được thanh toán 4.500.000 đồng.
Chế độ thai sản mới nhất năm 2016: mức hưởng và thời gian
nghỉ
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi
dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong
thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Các văn bản quy định hiện hành hướng dẫn về chế độ thai sản:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Ngày ban hành: 20/11/2014 Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với
các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai
hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…được ban hành ngày
11/11/2015. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
buộc, hướng dẫn Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc với các nội dung về các chế độ BHXH bắt buộc; Quỹ bảo hiểm xã hội được ban
hành ngày 29/12/2015. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2016. Các
chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi
hành.

CHẾ ĐỘ THAI SẢN 2016


A. Chế độ khi khám thai
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày
- Lưu ý:
+ Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai
không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

B. Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian

nghỉ việc tối đa được quy định như sau:


+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
(Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần.)
=> Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Ví dụ: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8
thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết
lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

C. Chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai


Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ
định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định
như sau:
+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
(tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.)

D. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con


1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là
06 tháng.Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản như sau:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con
được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
(Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời
gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.)
3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04
tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02
tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá
thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng
theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã
hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc
khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ
việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối
với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro
sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06
tháng tuổi.
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày
nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

E. Mức hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo
hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai
sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất
trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi
con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức
bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả
tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ 1: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000
đồng/tháng;
- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000
đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
của chị C được tính như sau:

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi
nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để
dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng bảo
hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000
đồng/tháng;
- Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000
đồng/tháng;
- Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
của chị D được tính như sau:

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi
nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

LƯU Ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được
tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải
đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là
thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được
hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động
hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi
hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng
làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định
tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã
hội.
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời
gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được
tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh
con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản
1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao
động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người
cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ
việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế.
- Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều
chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội được
ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng
lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban
hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi
có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

F. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản


1. Lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội và điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị
định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ
việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ 18: Chị Th đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2016 trở lại làm việc sau
thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2017 do sức khỏe chưa
phục hồi nên chị Th được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày.
Trường hợp chị Th được nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày và thời gian
nghỉ này được tính cho năm 2016.

G. Chế độ khi nhận nuôi con nuôi


Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện
hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ
việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội.

H. Điều kiện hưởng chế độ thai sản


1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội
từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng
trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06
tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1
Điều 39 của Luật BHXH
Cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi
con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng
bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng
trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội
thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian
12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian
này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường
hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 2: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời
gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời
gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong
trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ
đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06
tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để
khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh
thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã
hội.

I. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản


1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của
Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong
trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi
sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi
sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ
việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh
lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này
phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú,
bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận
nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản
sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu
thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho
người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ
quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ
quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động
có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo
hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ
quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động
thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết
và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng
không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc
trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất
trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

K. CHẾ ĐỘ THAI SẢN CỦA LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI HỘ VÀ NGƯỜI MẸ NHỜ
MANG THAI HỘ
Điều 3. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật
Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản,
trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở
xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường
thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không
kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản,
khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa
được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần.
3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản
3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ
sinh con;
b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ
nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội;
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời
gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận
thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
c) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này, trong 30
ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng
sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao
động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời
điểm sinh con.
4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2
Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại
Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang
thai hộ.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng
chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này là mức bình quân
tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó
được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người
sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi
việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian
đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 4. Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
Chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật
Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ
đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế
độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ
sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người
chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang
thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng
tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang
thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng
chế độ thai sản theo quy định.
c) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để
chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06
tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ
theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c
Khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn
được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy
định tại Điểm b Khoản này;
đ) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang
thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo
hiểm xã hội.
2. Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại
Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang
thai hộ.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó
được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và
người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc
thôi việc trước thời điểm nhận con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời
gian đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 5. Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ
mang thai hộ
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo,
hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản
chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
b) Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, bao gồm:
a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ
mang thai hộ và bên mang thai hộ;
b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
c) Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
d) Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao
giấy chứng tử của con;
đ) Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích
sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;
e) Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy
chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;
g) Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo
chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
3. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ
mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ
sinh con, bao gồm:
a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ
mang thai hộ và bên mang thai hộ;
b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
c) Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
d) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;
đ) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có
thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
e) Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của
con.
5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người chồng khi lao động nữ mang thai hộ sinh con theo
quy định tại Khoản 4 Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội.
6. Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang
thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội.
a) Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 1, các Điểm a, b, d, đ, e
và g Khoản 2 và các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 4 và Khoản 5 Điều này cho người sử dụng lao
động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc
trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho
cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động
có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nộp cho cơ quan bảo
hiểm xã hội.
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận
con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
7. Việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định được thực hiện
theo quy định tại Điều 116 của Luật Bảo hiểm xã hội
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2016
Mức hưởng BHTN được quuy định tại điều 8 của Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng
dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp, ban hành: 31/07/2015 Ngày hiệu lực:
15/09/2015 như sau:

I. Tổng quan về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

1. Mức trợ cấp thất nghiệp:


- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng
theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế
độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:


Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng
đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ
thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12

tháng.

3. Thời điểm được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng
trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm.

2. Quyền lợi khác:


- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 51 Luật Việc làm);
- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (Điều 54 Luật Việc làm);
- Được hỗ trợ chi phí học nghề (Điều 55, 56 Luật Việc làm).

Xem thêm: Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

II. Cụ thể về cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được tính như sau:
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián
đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là
bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học
E với mức lương như sau:
+ Từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng,
+ Từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày
01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể
từ ngày ký.
Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất
nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng
bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014).
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là:
(2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2: Ông Đào Văn B:


+ Có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày
28/02/2015).
+ Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp
đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là 8.000.000 đồng/tháng.
- Ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015).
+ Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X
(mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo
với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
- Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa
thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp
thất nghiệp lần hai.
=> Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp
của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015.
=> Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B là:
(8.000.000 đồng x 3 tháng + 7.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4.500.000 đồng/tháng.

b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức
lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động
đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao
động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ 3: Ngày 01/01/2015, ông Trịnh Xuân C giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng
với doanh nghiệp F với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa
bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000
đồng/tháng.
=> Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là:
20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.

Ngày 28/9/2015, ông C thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp F và chuyển
sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp G (từ ngày 01/10/2015
đến 31/12/2015) với mức lương là 80.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp G có trụ sở chính hoạt
động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ
là 2.150.000 đồng/tháng nhưng ông C không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh,
chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy
định của Chính phủ là 2.400.000 đồng/tháng. Do đó, ông C tham gia và đóng bảo hiểm thất
nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2.400.000
đồng = 48.000.000 đồng/tháng.

Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp G, ông C nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất
nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi ông C chấm dứt
hợp đồng lao động là: (62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% =
33.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C tối đa
không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó,
mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông C là 12.000.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng
x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng).

2. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số
28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất
nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại
Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.

Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất
nghiệp của ông D được xác định như sau:

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 đến hết ngày 10/4/2015;

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 đến hết ngày 10/5/2015;

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 đến hết ngày 10/6/2015.

Để được hưởng các chế độ trên các bạn phải làm: Thủ tục - hồ sơ hưởng chế độ
bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài ra các bạn có thể quan tâm thêm:

1. Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất
nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải
trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông
tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp
thất nghiệp.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho
người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.

2. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao
gồm:

a) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận quyết định
hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Nghị
định số 28/2015/NĐ-CP.

Sau khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định
hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện trả hồ sơ cho người lao động.
Trường hợp sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả mà người lao động không đến trung
tâm dịch vụ việc làm nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
cuối cùng của 03 tháng nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của
người lao động đó đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.

Ví dụ 5: Ông Trần Văn Đ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ
cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn trả kết quả của
ông Đ là ngày 16/3/2015. Tuy nhiên đến hết ngày 18/3/2015 (tức là sau 02 ngày làm việc) ông Đ
không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Do vậy, trong thời
hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ. Thời gian đóng
bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ được bảo lưu là 36 tháng.

b) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp
thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
của người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã
hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ví dụ 6: Ông Trần Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ
cấp thất nghiệp là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S tính từ ngày
20/02/2015 đến ngày 19/5/2015. Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày
hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) ông S vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của
tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông S
được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông S không
đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp).

Ví dụ 7: Bà Lê Thị T có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng, được hưởng trợ cấp
thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà T tính từ ngày
06/7/2015 đến ngày 05/10/2015. Tuy nhiên, đến hết ngày 05/01/2016 (tức là sau 03 tháng kể từ
ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) bà T vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai và thứ ba. Như vậy, bà T đã nhận trợ cấp thất nghiệp
01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất
nghiệp của bà T không còn để bảo lưu.

Ví dụ 8: Bà Bùi Xuân H có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 29 tháng, bà được hưởng trợ
cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà tính từ
ngày 09/3/2015 đến ngày 08/6/2015. Bà H đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên và bị tạm
dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba bà đến
trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định nên
bà được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Tuy nhiên, đến hết ngày 08/9/2015 (tức
là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp), bà H vẫn không đến nhận tiền
trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, bà H đã hưởng trợ cấp
thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và bị tạm dừng 01
tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của bà H là 05 tháng.

c) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải
quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số
28/2015/NĐ-CP.

Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ
bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ví dụ 9: Ngày 24/3/2015, ông Trần Quang P chấm dứt hợp đồng lao động. Ông P có thời gian
đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng
(tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp). Do đó, thời gian ông P được bảo lưu là 11
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông P giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03
tháng với doanh nghiệp F (từ ngày 05/9/2015 đến ngày 04/12/2015) và tiếp tục tham gia bảo
hiểm thất nghiệp. Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp F, ông P nộp hồ sơ đề nghị
hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa
được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông P là 14 tháng. Nếu đáp ứng đủ điều kiện
hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông P được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng.

Ví dụ 10: Ông Đỗ Văn G có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 35 tháng, ông được hưởng
trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và không được bảo lưu tháng lẻ có đóng bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp người lao động đang hưởng
trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại
Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của
người lao động thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã
hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ví dụ 11: Ông Nguyễn Văn V có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 38 tháng, ông được
hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và được bảo lưu 02 tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông
V tính từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/6/2015 (tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày
02/3/2015 đến ngày 01/4/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 02/4/2015 đến
ngày 01/5/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 02/5/2015 đến ngày 01/6/2015).
Tuy nhiên, ngày 25/4/2015 ông V thực hiện nghĩa vụ quân sự nên bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất
nghiệp do đó không được nhận 01 tháng trợ cấp thất nghiệp cuối cùng mà được bảo lưu thời gian
đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được
bảo lưu của ông V là 12 tháng + 2 tháng = 14 tháng.

Ví dụ 12: Ông Nguyễn Văn L có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, ông được
hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông
L tính từ ngày 10/3/2015 đến ngày 09/6/2015. Ngày 12/5/2015, ông L thông báo với trung tâm
dịch vụ việc làm về việc đã tìm được việc làm để trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thủ tục
chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thực tế ngày 08/4/2015 ông đã thực hiện giao kết
hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp P, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Như vậy, ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông L là ngày 08/4/2015.

Ví dụ 13: Ông Đỗ Văn X có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 13 tháng, ông được hưởng
trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông X tính
từ ngày 03/3/2015 đến ngày 02/6/2015. Tuy nhiên, ngày 25/3/2015 ông X có việc làm, như vậy
ông X đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên (từ 03/3/2015 đến ngày 02/4/2015)
tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
của ông X được bảo lưu là 01 tháng.

3. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được bảo lưu theo quy định tại
Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 18 và Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP là
khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính từ tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cuối cùng
trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định có trách
nhiệm thực hiện thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
Cách tính tiền lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN 2016
Từ năm 2016, việc xác định tiền lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng
BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo Điều 5 của Thông tư
20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 03/02/2016 và áp dụng từ năm ngân
sách 2016.

1. Trường hợp chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

Trong đó:
- (n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.
- (n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).
- Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm
theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg.
3. Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực
hiện như sau:
a) Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần
mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề
tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề
không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời
gian chậm đóng;
c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có
văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy
định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ
Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
2. Trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng
không đủ số tiền phải đóng theo quy định, đóng thấp hơn mức đóng của người thuộc diện
bắt buộc tham gia, chiếm dụng tiền đóng hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
(sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01
tháng 01 năm 2016, thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số
tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, được tính theo mức lãi suất
chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất
chậm đóng áp dụng đối với từng năm và xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Ví dụ 1: Ngày 20 tháng 01 năm 2016, cơ quan BHXH phát hiện doanh nghiệp M trốn đóng
BHXH cho người lao động 12 tháng (tính đến hết tháng 12 năm 2015), số tiền 100 triệu đồng;
giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 do BHXH Việt Nam
thông báo là 0,7%/tháng:
- Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, doanh nghiệp M ngoài việc phải nộp số tiền
đóng 100 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi do trốn đóng là 16,8 triệu đồng (100 triệu đồng x 12
tháng x 2 x 0,7%/tháng).
- Trong tháng 01 năm 2016, nếu doanh nghiệp M không nộp hoặc nộp không đủ đối với số tiền
trốn đóng, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng 02 năm 2016 để tính lãi theo công thức
quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải thu trong tháng gồm
số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng
tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại Mục 1 nêu
trên.

Ví dụ 2: Đến hết tháng 12 năm 2015, số tiền chậm đóng BHXH của doanh nghiệp A là 700 triệu
đồng (trong đó: Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng 11 chuyển sang là 600 triệu đồng, số
tiền chậm đóng phát sinh trong tháng 12 là 100 triệu đồng) và số tiền lãi chậm đóng BHXH là 50
triệu đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 là
0,7%/tháng. Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, việc xác định tiền lãi chậm đóng
BHXH đối với doanh nghiệp A trong tháng 01 năm 2016 (tháng n) như sau:
- Trong tháng 01 năm 2016: Doanh nghiệp A ngoài việc phải đóng đủ số tiền chậm đóng lũy kế
đến cuối tháng 11 năm 2015 (tháng n-2) là 600 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần
mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm 2015 tính trên số tiền chậm đóng 600 triệu
đồng. Số tiền lãi phải nộp phát sinh trong tháng 01 năm 2016 là 8,4 triệu đồng (600 triệu đồng x
2 x 0,7%).
- Đối với số tiền chậm đóng 100 triệu đồng phát sinh trong tháng 12 năm 2015: Trường hợp
doanh nghiệp A nộp đủ trong tháng 01 năm 2016 thì không tính lãi; trường hợp doanh nghiệp A
không nộp hoặc nộp không đủ, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng sau (tháng 02 năm
2016) để tính lãi.
- Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH phải thu của doanh nghiệp A lũy kế đến cuối tháng 01 năm
2016 là 58,4 triệu đồng, gồm: 50 triệu đồng của tháng 12 năm 2015 mang sang và 8,4 triệu đồng
phát sinh trong tháng 01 năm 2016.

4. Hằng tháng, cơ quan BHXH có trách nhiệm gửi thông báo kết quả đóng BHXH, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam,
trong đó ghi rõ số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tiền lãi chậm
đóng (nếu có).

Chi tiết xem tại đây: Mức lãi suất tính lãi chậm đóng bảo hiểm 2016

Lưu ý:
- Lãi chậm nộp chỉ tính trên số tiền chậm nộp BHXH, BHTN, BHTY khi đã chậm từ 30
ngày trở lên. Giả sử chi lương tháng 03/2016, thời gian cho chậm nộp đến 30/04/2016. Kể từ
01/05/2016 là ngày bắt đầu tính chậm nộp.
Chi tiết về thời hạn nộp bảo hiểm các bạn xem tại đây: Thời hạn nộp bảo hiểm xã hội
Như vậy lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: tiền chậm nộp tháng 01/2016 sẽ phát sinh
lãi chậm nộp tháng 02/2016 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2016, tương tự tiền chậm
nộp tháng 02/2016 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 03/2016 và được ghi thu vào kỳ thông báo
tháng 04/2016.

Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai
sản… cho người lao động; Do đó, nếu đơn vị đã chọn phương án nộp đủ BHXH, BHYT thì phải
có phiếu đăng ký “không giữ lại 2%” nộp cho Cơ quan BHXH trước ngày đầu quý (trường hợp
đơn vị không nộp phiếu đăng ký xem như chọn phương án giữ lại 2%), khi có quyết toán các chế
độ ốm đau, thai sản… cơ quan BHXH sẽ chuyển đủ số tiền cho đơn vị theo quyết toán được
duyệt; Nếu đơn vị đã đăng ký “không giữ lại 2%” nhưng không thực hiện đúng; số tiền nộp thiếu
(2%) sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định.

Mức lãi suất phạt chậm nộp BHXH, BHTN, BHYT mới nhất năm
2016
Dưới đây, Kế Toán Thiên Ưng xin được cung cấp Thông báo số 619/TB-BHXH ngày
8/3/2016 của Bảo hiểm xã hội TP. HCM về việc điều chỉnh lãi suất tính lãi chậm đóng
BHXH, BHTN:

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HỒ CHÍ MINH
---------------
-------
Số: 619/TB-BHXH TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 3 năm 2016

THÔNG BÁO
ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT TÍNH LÃI CHẬM ĐÓNG, TRUY ĐÓNG BHXH, BHTN
Căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Trường
hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên
ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; Trường hợp trốn
đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức
lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền thời gian chậm đóng.

Căn cứ Thông báo số 596/TB-BHXH ngày 26/02/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì lãi suất đầu tư
từ Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2015 là 6,39%.

Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Thông báo đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành
phố mức lãi suất áp dụng kể từ ngày 01/01/2016 như sau:

1. Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 1,065%/tháng.
2. Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT là 1,083%/tháng.

KT. GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Thị Thu

Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội các năm trước 2016 như sau:
- Từ tháng 01/01/2012 là: 1,183%/tháng (14,2%/năm)
- Từ tháng 01/01/2013 là: 0,988%/tháng (11.86%/năm)
- Từ tháng 01/01/2014 là: 10.45%/năm (Căn cứ vào thông báo số 498/TB-BHXH của bảo hiểm
xã hội Việt Nam ngày 14 tháng 02 năm 2014)
- Từ tháng 01/01/2015 là: 7,54% / năm => tương đương với 0,628%/tháng. (thông báo số
418/TB-BHXH Ngày 06 tháng 02 năm 2015)
Mức đóng đoàn phí công đoàn 2016
Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2016 đang được thực hiện hướng dẫn số 258/HD-TLĐ
để hướng dẫn một số nội dung về công đoàn phí, ban hành: 07/03/2014 - có hiệu lực:
07/03/2014.

I. Đối với Doanh nghiệp:


- Đối tượng đóng đoàn phí công đoàn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt tại doanh nghiệp.

- Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo
quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

- Nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
(Theo Điểm 2 Công văn 449/TLĐ sửa đổi bổ sung hướng dẫn số 258/HD-TLĐ). Mà hiện hành,
mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng (được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP của
Chính phủ). Nhưng từ ngày 01/05/2016, mức lương cơ sở sẽ là 1.210.000 đồng/tháng theo Nghị
quyết về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2016 (Nghị quyết số: 99/2015/QH13 vừa được Quốc
hội thông qua vào ngày 11/11/2015).

- Lưu ý:
+ Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh
nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn (theo hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014
của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)
+ Vì tham gia công đoàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện do đó nếu người lao động không tham
gia tổ chức công đoàn thì sẽ không phải đóng đoàn phí công đoàn.
+ Đoàn phí công đoàn là người lao động đóng 1%, Còn kinh phí công đoàn do doanh
nghiệp đóng hết 2% (dù công ty có tổ chức công đoàn hay không đều phải đóng kinh phí
công đoàn)

Chi tiết xem tại đây: Quy định về kinh phí công đoàn

- Hình thức đóng: thu tiền hoặc trừ vào lương hàng tháng.

II. Các Đối tượng khác phải đóng đoàn phí gồm:
1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương
do Nhà nước quy định mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung,
phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương
làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
2. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ
phần nhà nước giữ cổ phần chi phối) mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng bằng 1% tiền
lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu nhập cá nhân
của đoàn viên), nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của
Nhà nước.
3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả Công ty cổ phần
nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối); đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương
không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức
nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía
nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, mức đóng đoàn phí hàng tháng
bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm
xã hội.
4. Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn
cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn ở doanh nghiệp đặc biệt khó khăn trong sản xuất, kinh
doanh, thu nhập của đoàn viên thấp đóng đoàn phí theo mức ấn định, nhưng mức đóng thấp nhất
bằng 1% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
5. Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương được
hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định.
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian
hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu
nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải
đóng đoàn phí.

III. Phương thức đóng đoàn phí.


Đoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công
đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở,
nghiệp đoàn) hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công
đoàn.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc
một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo
quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

IV. Quản lý tiền đoàn phí.


Tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán và
báo cáo quyết toán thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Việc phân phối, sử dụng,
quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.

V. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở.
Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác
của đơn vị.
Cách tính lương hưu - Mức hưởng hàng tháng
Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Luật BHXH mới nhất năm 2016 được
hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-
BLĐTBXH

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ
hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

1. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu
được tính như sau:

a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm
2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo
hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3%
đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng
tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi
năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng
tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau
đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng
lương hưu 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2021 19 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm

Hướng dẫn cụ thể về cách tính theo điều 17 của TT 59/2015 như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính như trên sau đó cứ mỗi
năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Ví dụ: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%,
có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà
A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm:
2 x 2% = 4%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được
hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội.
a) Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng
thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.
Ví dụ: Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 01/2019 khi
đủ 50 tuổi 01 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;
- Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm
trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.
b) Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Ví dụ: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2017 khi đủ 49 tuổi. Ông Q có 27 năm đóng
bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; bị suy giảm khả
năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 2% = 24%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 24% = 69%;
- Ông Q nghỉ hưu trước tuổi 50 theo quy định là 01 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước
tuổi là 2%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 69% - 2% = 67%.

Ví dụ: Bà M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1962, có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội 25 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị
hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016.
Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà M được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm: 10 x 3% = 30%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;
- Hồ sơ chỉ thể hiện bà M sinh năm 1962 nên lấy ngày 01/01/1962 để tính tuổi làm cơ sở tính
năm nghỉ hưu trước tuổi. Do vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu bà M đã 54 tuổi 01 tháng nên tỷ
lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà M là 75% -1% = 74%.
2. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ
thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một
năm.
Ví dụ: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ
việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội,
tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là
1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.
- 16 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.
- Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 07 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 05 tháng)
nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% - 6% = 67%.

Ví dụ: Ông S nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2016 khi đủ 51 tuổi. Ông S có 15 năm làm công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm 03 tháng
đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông S được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông S là 27 năm 03 tháng, số tháng lẻ là 03 tháng được tính
là 0,5 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ôngS là 27,5 năm.
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27,5 là 12,5 năm, tính thêm: 12,5 x 2% = 25%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 25% = 70%.
- Ông S nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 8%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông S là 70% - 8% = 62%.
* Mức lương hưu hằng tháng của người lao động suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện được
tính như như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp
tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không
giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu được
xác định như sau:
a) Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54
của Luật Bảo hiểm xã hội thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với
nữ;
b) Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc
tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ;
c) Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại Khoản 1 Điều 6 của
Nghị định 115 thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi;
d) Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01
tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một
lần

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy
định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ
thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng
của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06
năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08
năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10
năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm
2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi
nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm
2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi
nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Hướng dẫn cụ thể tại khoản 1, điều 20 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi
nghỉ việc
Mbqtl =
------------------------------------------------------------------------------
60 tháng
b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995
đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi
nghỉ việc
Mbqtl =
---------------------------------------------------------------------------
72 tháng
c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001
đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi
nghỉ việc
Mbqtl =
-------------------------------------------------------------------------------
96 tháng
d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007
đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước
khi nghỉ việc
Mbqtl =
-------------------------------------------------------------------------------
120 tháng
đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12
năm 2019:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180tháng) cuối trước
khi nghỉ việc
Mbqtl =
-----------------------------------------------------------------------------
180 tháng
e) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12
năm 2024:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240tháng) cuối trước
khi nghỉ việc
Mbqtl =
-----------------------------------------------------------------------------
240 tháng
g) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng
Mbqtl = --------------------------------------------------------------------------
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các
khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền
lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử
dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ
thời gian.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã
hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã
hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội
Mbqtl = --------------------------------------------------------------------------
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều
chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định
số 115/2015/NĐ-CP.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do
người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại
Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp
chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng
đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế
độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3
Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo
Tổng số tiền lương tháng đóng
hiểm xã hội của các tháng đóng bảo
bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền +
hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho
lương do Nhà nước quy định
Mbqtl = người sử dụng lao động quyết định
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều
này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo
hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã
hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.
Ví dụ 36: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 23 năm 9 tháng đóng bảo hiểm
xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Q như sau:
- Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/1996 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do
Nhà nước quy định.
- Từ tháng 01/1997 đến tháng 9/2006 (9 năm 9 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2016 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do
Nhà nước quy định.
Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 10/2016.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
của ông Q được tính theo điểm b nêu trên như sau:
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là:
7 năm + 7 năm =14 năm (168 tháng).
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q
được tính như sau:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối đóng bảo
hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (tính từ tháng
Mbqtl = 10/2011 đến tháng 9/2016)
-----------------------------------------------------------------
60 tháng
- Vậy, tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định của ông Q được tính là: 168 tháng x Mbqtl
Ví dụ 37: Ông T nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông T như sau:
- Từ tháng 01/1996 đến tháng 12/2002 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do
Nhà nước quy định.
- Từ tháng 01/2003 đến tháng 12/2013 (11 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do
người sử dụng lao động quyết định.
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2017 (4 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do
Nhà nước quy định.
Ông T hưởng lương hưu từ tháng 01/2018.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
của ông T được tính như sau:
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 7 năm +
4 năm =11 năm (132 tháng).
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T
được tính như sau:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối đóng bảo
hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (24 tháng tính từ
tháng 01/2001 đến tháng 12/2002 cộng 48 tháng tính từ tháng 01/2014 đến
Mbqtl =
tháng 12/2017)
--------------------------------------------------------------------------------
72 tháng
- Vậy, tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định của ông T được tính là: 132 tháng x Mbqtl.

4. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương
thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng bảo hiểm xã hội có mức
lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tại Điểm a dưới
đây hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1
Điều này để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:
a) Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương,
bảng lương do Nhà nước quy định;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên
môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân
nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
5. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016
trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được
chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo
hiểm xã hội.
6. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng
bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được
hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính
lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm
căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề
(nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên
nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính
lương hưu.
Trường hợp người lao động chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và
trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên
nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo
quy định tại Khoản 1 Điều này.

Lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề
có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại
khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề
không có phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ
tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng
làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên
nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ
cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để
làm cơ sở tính lương hưu.
Ví dụ 38: Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016;
có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng
Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ
số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả
sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2:
1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng.
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là:
(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng)
------------------------------------------------------------ = 7.295.600 đồng/tháng.
60 tháng
- Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng 5,08;
phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:
1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng.
- Lương hưu hằng tháng của ông H là:
8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng.
b) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề
được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ
tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-
CP và khoản 1 Điều này.
Ví dụ 39: Ông M nguyên là công chức Hải quan, chuyển sang làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát
nhân dân, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm
xã hội là 27 năm, trong đó 11 năm được tính thâm niên nhà giáo, 16 năm thâm niên ngành kiểm
sát. Ông M có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương
cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 5,76; thâm niên nghề là 25 %:
1.150.000 đồng x 5,76 x 1,25 x 36 tháng = 298.080.000 đồng.
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,10; thâm niên nghề là 27 %:
1.150.000 đồng x 6,10 x 1,27 x 24 tháng = 213.817.200 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông M là:
359.931.600 đồng + 256.365.360 đồng
------------------------------------------- = 8.531.620 đồng/tháng.
60 tháng
- Lương hưu hằng tháng của ông M là:
8.531.620 đồng/tháng x 69% = 5.886.818 đồng/tháng.
c) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang các ngành
nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp
thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc
ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng
phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính
mức lương hưu theo điểm a hoặc điểm b khoản này.
d) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang các ngành
nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề, khi nghỉ hưu trong tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của những năm cuối để tính lương hưu có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề
có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề, nếu mức lương hưu tính theo điểm b khoản
này thấp hơn thì được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên
liền kề trước đó tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này, được chuyển đổi theo chế
độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội.
Ví dụ 40: Ông P, nguyên là công chức Hải quan, có 27 năm được tính thâm niên nghề, tháng
4/2013 chuyển sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nghỉ việc
hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm.
Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau
(giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được
tính là 24%;
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề
được tính là 27%;
- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2016 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm
niên.
Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thấp hơn so với mức
lương hưu tính theo số năm trước đó có hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, mức bình quân tiền
lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính như sau:
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được
tính là 24%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng x 1,24 = 212.188.800 đồng.
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề
được tính là 27%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 36 tháng x 1,27 = 344.911.680 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu của ông P là:
212.188.800 đồng + 344.911.680 đồng
------------------------------------------------ = 9.285.008 đồng/tháng.
60 tháng
- Lương hưu hằng tháng của ông P là:
9.285.008 đồng x 75% = 6.963.756 đồng/tháng.
(Nếu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thì mức lương hưu của ông P là 6.455.364
đồng/tháng).
e) Trường hợp người lao động không thực sự đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp
thâm niên nghề thì không thuộc diện áp dụng quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định
số 115/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản này để tính lương hưu.
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí mới nhất
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí được quy định tại điều 54 và 55 của Luật Bảo hiểm xã
hội 58/2014/QH13, và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 15 của Thông tư 59/2015/TT-
BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội.

I. Điều kiện hưởng lương hưu


1. Người lao động là Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo
hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.

2. Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu có đủ 20 năm
đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm
lò quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng
12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Người lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ
việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có tổng thời gian làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và thời gian làm việc ở
nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ông N có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó từ tháng 01/1998 đến tháng 12/2007
làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; từ tháng 01/2008 đến tháng 3/2016 ông
N chuyển địa điểm làm việc đến nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 (vẫn làm nghề hoặc công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Ông N nghỉ việc từ tháng 4/2016, khi ông đủ 57 tuổi.
Trường hợp ông N có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và
thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên là 18 năm 03 tháng (từ tháng
01/1998 đến tháng 12/2007 và từ tháng 01/2008 đến tháng 3/2016). Tại thời điểm nghỉ việc, ông
N đủ điều kiện hưởng lương hưu, không cần điều kiện phải suy giảm khả năng lao động từ 61%
trở lên.
4. Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không
chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội, được
hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Việc xác định là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
được căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là thời gian đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc.
Ví dụ: Bà Th có quá trình công tác từ tháng 01/1998 làm giáo viên dạy cấp 1 đến tháng 4/2012
chuyển sang làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở cấp xã. Bà Th đủ 55 tuổi, nghỉ việc
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2016.
Trường hợp bà Th tại thời điểm trước khi nghỉ việc là nữ cán bộ chuyên trách cấp xã (Chủ tịch
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở cấp xã), có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 18 năm
3 tháng. Bà Th đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo
hiểm xã hội.
Ví dụ: Bà Q là người hoạt động không chuyên trách ở xã, tại thời điểm đủ 55 tuổi bà Q có 18
năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 4 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện).
Trường hợp bà Q khi đủ 55 tuổi, không đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không
thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã
hội. Bà Q có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho 02 năm còn thiếu để
được hưởng lương hưu hoặc nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định.
5. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn
thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao
động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử
tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi
hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.
Ví dụ: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường, đến hết tháng 3/2016
ông C có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp ông C được đóng bảo hiểm xã hội
một lần cho 5 tháng còn thiếu. Tháng 4/2016, ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu cho cơ
quan bảo hiểm xã hội. Ông C được hưởng lương hưu từ tháng 4/2016.
Trường hợp ông C nêu trên mà đến tháng 7/2016 mới đóng bảo hiểm xã hội một lần đủ cho 5
tháng còn thiếu thì được hưởng lương hưu từ tháng 7/2016.
Ví dụ: Ông H sinh tháng 3/1963, có 19 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; tháng
3/2016 ông H được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 63%. Như
vậy, ông H đã đủ điều kiện về tuổi và mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu
nhưng còn thiếu 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ông H được đóng tiếp bảo hiểm xã hội
bắt buộc 6 tháng. Tháng 4/2016, ông H đóng một lần cho 6 tháng còn thiếu. Thời điểm hưởng
lương hưu đối với ông H được tính từ tháng 4/2016.

II. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu
với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng Điều kiện về tuổi đờiđối Điều kiện về tuổi đời đối
lương hưu với nam với nữ
2016 Đủ 51 tuổi Đủ 46 tuổi
2017 Đủ 52 tuổi Đủ 47 tuổi
2018 Đủ 53 tuổi Đủ 48 tuổi
2019 Đủ 54 tuổi Đủ 49 tuổi
Từ 2020 trở đi Đủ 55 tuổi Đủ 50 tuổi
2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
3. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Chế độ hưu trí năm 2016 mới nhất

CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 2016


I. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH
như sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định
thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03
tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với
người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như
đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời
hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

II. Điều kiện hưởng lương hưu


1. Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng
lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề
hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm
làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
+ Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà
trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e Mục I nêu trên nghỉ việc có đủ 20 năm đóng
bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật
công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
+ Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề
hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm
làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã
hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

Chi tiết về điều kiện được hưởng lương hưu được hướng dẫn tại ĐIỀU 15 Của Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH, Xem tại đây: Điều kiện hưởng chế độ hưu trí 2016

III. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương
hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó
mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới
đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có
đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được
hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại
điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật BHXH khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

III. Mức hưởng lương hưu hàng tháng:


1. Từ ngày 01/01/2016 cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng
được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15
năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với
nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như
sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm,
năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính
thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động suy giảm khả năng lao động được tính như
quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì
giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng
thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại
khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật BHXH. Từ đủ 16 năm đến
dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH bằng mức
lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật
BHXH.

Xem thêm chi tiết tại đây: Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng

IV. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu


1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng
lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng
với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng
mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.


1. Người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại
Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không
tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo
hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ
gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh
khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi
năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước
năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm
2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội
bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao
gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm
d Khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan
bảo hiểm xã hội.
5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các
Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn tại Thông tư 59 về Bảo hiểm xã hội một lần như sau:
1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội,
Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính
sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số
115/2015/NĐ-CP.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một
lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định số
115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội
theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20
của Thông tư này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội,
mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm
xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà
nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm
d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó
trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước
hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính
theo công thức sau:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x Tỷ lệ
hỗ trợ của nhà nước tại tháng i
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội
có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được
tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có
tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01
tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ 34: Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng
đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như
sau:
- Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển
sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội
một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội
giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = (1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 năm ) x Mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính bằng 28 tháng mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
5. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan
bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã
hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 35: Ông V thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy
định từ năm 1996 đến hết năm 2014. Trên cơ sở đề nghị của ông V ngày 20/02/2016, ngày
01/3/2016 cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành quyết định giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối
với ông V.
Như vậy, bảo hiểm xã hội một lần của ông V được tính trên cơ sở mức lương cơ sở tại thời điểm
01/3/2016.

V. Thời điểm hưởng lương hưu


1. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh
của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là
tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm
liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ 30: Ông A sinh ngày 01/3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông A đủ
điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2016.
Ví dụ 31: Ông M sinh ngày 01/12/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông M
đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
2. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được
ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao
động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ 32: Bà C làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1961. Thời
điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
3. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ
điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau
tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 16 của
Thông tư này.
Ví dụ 33: Bà D, sinh ngày 10/5/1965, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 23 năm.
Ngày 05/7/2016, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm khả năng lao động 61%.
Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động là ngày
01/8/2016.
4. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc
đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải
trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.
5. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại khoản 7
Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau mới nhất năm 2016
Chế độ ốm đau là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hướng dẫn về
chế độ ốm đau mới nhất năm 2016 được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội
bắt buộc, được ban hành ngày 29/12/2015.

I. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:


Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau trong các trường
hợp sau:
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật,
bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
+ Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
+ Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp
quy định tại 2 điểm trên.
- Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử
dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-
CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và
Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19
tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
+ Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ
phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động;
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

II. Thời gian hưởng chế độ ốm đau


1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật
bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần
theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến
ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm
xã hội của người lao động.
Ví dụ 1: Ông D là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; ông D được bố trí ngày nghỉ hàng
tuần như sau: tuần từ ngày 04/01/2016 đến ngày 10/01/2016 vào ngày thứ Tư ngày 06/01/2016,
tuần từ ngày 11/01/2016 đến ngày 17/01/2016 vào ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016. Do bị ốm đau
bệnh tật, ông D phải nghỉ việc điều trị bệnh từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông D được tính từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016
là 10 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016)
2. Việc xác định người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên để tính thời
gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm
việc của người lao động tại thời điểm người lao động bị ốm đau, tai nạn.
Ví dụ 2: Bà A, có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện bình thường;
từ tháng 01/2016 đến tháng 9/2016 bà A đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ 30 ngày. Tháng
10/2016, bà A chuyển sang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngày
25/10/2016, bà A bị ốm đau phải nghỉ 07 ngày làm việc.
Tại thời điểm nghỉ việc (tháng 10/2016), bà A làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà A là 40 ngày, tính
đến thời điểm ngày 25/10/2016 bà A mới nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày trong năm 2016, do
đó thời gian nghỉ việc 07 ngày do bị ốm đau của bà A được giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau.

Ví dụ 3: Bà B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm, làm công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2016, đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 37 ngày;
từ tháng 9/2016 bà B chuyển sang làm công việc trong điều kiện bình thường. Ngày 26/9/2016,
bà B bị ốm đau phải nghỉ 03 ngày làm việc.
Tại thời điểm nghỉ việc do ốm đau (tháng 9/2016), bà B làm việc trong điều kiện bình thường
nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà B là 30 ngày; tại thời điểm
đó bà B đã hưởng chế độ ốm đau 37 ngày trong năm 2016, do đó bà B không được hưởng trợ
cấp ốm đau đối với 03 ngày nghỉ việc từ ngày 26/9/2016.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh
mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo
hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp
chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh
thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như
sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp
chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.

Ví dụ 5: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 1 năm, mắc bệnh cần chữa trị
dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ
cấp với mức thấp hơn nhưng tối đa là 1 năm.
Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp
tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày). Như vậy, thời gian
nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm
(thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là
tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).
4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời
gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp
luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc
riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị
ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước
chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời
gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.

III. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau


1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản
1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31
tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội
của người lao động.
a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau,
thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ
việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con
được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 6: Bà A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời
gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 04/01 đến ngày 10/01/2016, con thứ hai bị ốm từ ngày
07/01 đến ngày 13/01/2016, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần
của bà A là ngày Chủ nhật. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày
04 đến ngày 13 tháng 01 năm 2016 là 09 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật).
b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người
để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau
trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của
Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 7: Hai vợ chồng bà B đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngày nghỉ hàng tuần
của vợ chồng bà B là ngày Chủ nhật. Con bà B được 5 tuổi, bị ốm phải điều trị ở bệnh viện thời
gian từ ngày 11/01 đến ngày 05/02/2016. Do điều kiện công việc, vợ chồng bà B phải bố trí thay
nhau nghỉ chăm sóc con như sau:
- Bà B nghỉ chăm con từ ngày 11/01 đến ngày 17/01/2016 và từ ngày 25/01 đến ngày
05/02/2016;
- Chồng bà B nghỉ chăm con từ ngày 18/01 đến ngày 24/01/2016.
Như vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của vợ chồng bà B được tính như sau:
+ Đối với bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 19 ngày, trừ 02 ngày nghỉ hàng tuần vào ngày
Chủ nhật, còn lại 17 ngày. Tuy nhiên, do con bà B đã được 5 tuổi nên thời gian nghỉ việc hưởng
chế độ khi con ốm đau trong một năm tối đa là 15 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con
ốm đau của bà B được tính hưởng là 15 ngày.
+ Đối với chồng bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 7 ngày, trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần vào
ngày Chủ nhật, còn lại 06 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của chồng bà B
được tính hưởng là 06 ngày.
c) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm
sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối
đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo
quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 8: Hai vợ chồng chị T đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con trai 5 tuổi bị ốm phải
nằm viện điều trị bệnh từ ngày 07/3/2016 đến ngày 11/3/2016. Trong thời gian con phải nằm
viện điều trị bệnh, cả hai vợ chồng chị T đều nghỉ việc để chăm sóc con.

Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng chị T đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau
với thời gian là 05 ngày.

IV. Mức hưởng chế độ ốm đau


Trong đó:
a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của
người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều
trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
- Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm
đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn
tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Ví dụ 9: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh
thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 28/3/2016 đến ngày 05/6/2016.
- Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ 28/3 đến 27/5/2016);
- Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 09 ngày (từ ngày 28/5 đến ngày 05/6/2016).
3. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc
hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm
đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Ví dụ 10: Bà Ch được tuyển dụng vào làm việc tại một cơ quan từ ngày 01/6/2016. Ngày
06/6/2016 bà Ch bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc để điều trị đến hết tháng 6/2016. Bà Ch được cơ
quan đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là
5 triệu đồng.
Trường hợp bà Ch được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng chế độ ốm đau được tính
trên mức tiền lương tháng là 5 triệu đồng.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì
người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian
này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh
mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã
hội đóng cho người lao động.
6. Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức
lương tối thiểu vùng.

V. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau


1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao
động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng
thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 11: Ông Ph đang tham gia bảo hiểm xã hội theo chức danh nghề nặng nhọc, tính đến hết
tháng 7/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (bệnh không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị
dài ngày) được 35 ngày, sau khi đi làm trở lại được một tuần thấy sức khỏe còn yếu, ông Ph được
công ty quyết định cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày. Tháng 9/2016, ông Ph bị ốm
đau phải phẫu thuật, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 07 ngày thì quay trở lại làm việc nhưng sức
khỏe chưa phục hồi.
Trường hợp ông Ph tính đến thời điểm tháng 9/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe sau khi ốm đau (ốm đau không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được
05 ngày. Do vậy, khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau phải
phẫu thuật mà sức khỏe chưa phục hồi thì ông Ph được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe sau khi ốm đau với thời gian tối đa là 02 ngày (dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau
khi ốm đau do phải phẫu thuật tối đa là 07 ngày nhưng trước đó ông Ph đã nghỉ hưởng chế độ
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là 05 ngày).
2. Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian
nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ 12: Bà D phải nghỉ việc để điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ
ngày 01/8/2016 đến hết ngày 10/12/2016 (trong năm 2016 bà D chưa nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe sau ốm đau). Từ ngày 11/12/2016, bà D trở lại tiếp tục làm việc đến ngày 04/01/2017
do sức khỏe chưa phục hồi nên bà D được đơn vị giải quyết nghỉ việc hưởng dưỡng sức phục hồi
sức khỏe 10 ngày.
Trường hợp bà D được nghỉ hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 10 ngày và thời gian nghỉ này
được tính cho năm 2016.
3. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe.

VI. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau


1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của
Luật bảo hiểm xã hội.
Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động
điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải
có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước
ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám
bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101
của Luật này.

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản


1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho
người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ
quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ
quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động
có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo
hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động,
cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động
thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết
và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật
bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm
việc.

Thời hạn và Nơi nộp BHXH, BHYT, BHTN


Thời hạn đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đang được quy
định tại điều 7 của quyết định 959/QĐ-BHXH.

Theo đó, thời hạn đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc như
sau:
1. Đóng hàng tháng:
- Thời hạn đóng tiền bảo hiểm bắt buộc hàng tháng là: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của
tháng.
Doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công
tháng của những người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, đồng thời trích từ
tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc của từng người lao động theo
mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân
hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần (một năm 02 lần):
- Đối tượng được đóng: Đơn vị là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo chu kỳ sản xuất, kinh
doanh có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ
quan BHXH.
- Thời hạn đóng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền
vào quỹ BHXH.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động, sử dụng
dưới 10 lao động, có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan
BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Chú ý: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH
tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng
BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

Đặc biệt: Người sử dụng lao động có Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội
như:
1. Không đóng.
2. Đóng không đúng thời gian quy định.
3. Đóng không đúng mức quy định.
4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 134 của Luật BHXH
nêu trên từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị
xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng
theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

THỦ TỤC NỘP TIỀN BẢO HIỂM CHO CƠ QUAN BẢO HIỂM.

Đối với DN đăng ký bảo hiểm lần đầu cho Công ty.
Các đơn vị sau khi nộp hồ sơ và được cơ quan bảo hiểm nhận sẽ liên hệ theo số điện thoại đường
dây nóng của cơ quan BHXH tại nơi mình đóng bảo hiểm để được cung cấp mã Đơn vị. (BHXH
Thanh Xuân là : 04.35545197) Trong vòng 2 ngày không thấy liên hệ cơ quan bảo hiểm sẽ gọi
điện thoại xuống và cung cấp mã đơn vị cho Công ty.
Khi nhận được mã Đơn vị yêu cầu các DN phải mang tiền đi nộp ngay vào TK của BHXH.
(Công ty Thiên Ưng là BHXH Thanh Xuân).
DN trích 32.5% tổng quỹ lương đăng ký tham gia BHXH để nộp bảo hiểm cho nhân viên
Công ty Thiên Ưng có tổng quỹ lương là 42 triệu.
Hàng tháng sẽ đi nộp: 42.000.000 x 32.5% = 13.650.000đ.

Nộp tiền bảo hiểm xã hội ở đâu?

Mang số tiền nay ra ngân hàng nộp - (Hỏi cán bộ bảo hiểm nơi đóng và thông báo dán tại bộ
phận 1 cửa nơi đóng)
Công ty Thiên Ưng đóng bảo hiểm tại BHXH Thanh Xuân nên:

DN mang tiền ra 1 trong 3 ngân hàng sau để nộp : Số TK được cung cấp bởi BHXH Thanh
Xuân.

- NH Agribank Thanh Xuân . Số TK: 1505.2029.01095


- NH Vietcombank Thanh Xuân . Số TK : 0711.000.666.999

- NH BIDV Thanh Xuân . Số TK : 2221.000.980.1100.

Chi tiết xem tại đây: Cách tính tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội

Chú ý :
Trong giấy nộp tiền ghi rõ tên và thông tin của người đi nộp.
Phần nội dung ghi đầy đủ : Công ty TNHH Dịch vụ Đào Tạo Thiên Ưng nộp tiền BHXH,
BHYT, BHTN tháng 12( nộp cho tháng nào thì ghi rõ tháng đó). Mã đơn vị TI3317I (Mã đơn vị
của Thiên Ưng là TI3317I).
Ngân hàng sẽ thu thêm 1 khoản phí ko đáng kể. Sau đó nhận chứng từ giao dịch mang về DN.
Các tháng tiếp theo DN tính đúng số tiền và mang tiền ra ngân hàng nộp bình thường.
Mẫu Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mẫu số 03 - Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………................


Tên tôi là:.………………..…..…. sinh ngày ...... /……./…… Nam o, Nữ o
Số chứng minh nhân dân: ……………………...……………………………..
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:…………………………………………
Số sổ BHXH: …………………………………..………………………………
Số điện thoại:………….……..…Địa chỉ email (nếu có)……………...….……
Dân tộc:…………………………. Tôn giáo:……………..……………………
Số tài khoản (ATM nếu có)……….….… tại ngân hàng:………………………
Trình độ đào tạo:……………………………………………………………….
Ngành nghề đào tạo:……………………………………………………………
Nơi thường trú (1):……………………………………………………………..
Chỗ ở hiện nay (2):…………………..…...…………………………..………..
Ngày …../……/……, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn
vị)............................................................................................................
tại địa chỉ:....................................................................................................................
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:………………………
………………………………………………………………………………………
Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:…………………………………
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp................................tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):………………...
………………….…………………………….…………….
Kèm theo Đề nghị này là (3)............................................................................ và Sổ bảo hiểm xã hội
của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy
định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp
luật./.
.........., ngày ....... tháng ..... năm ……..
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:
(1, 2) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
(3) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc
thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Thủ tục - Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2016
Nếu bạn đáp ứng được điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì tiến hành làm theo thủ
tục hướng dẫn tại điều 16 và điều 17 của nghị định Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:

I. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp


1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định.
Theo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp.
Xem và tải về tại đây: Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về
việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp
đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1
Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính
hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

3. Sổ bảo hiểm xã hội.


Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo
hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị
của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an
nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho
người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

II. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp


1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc,
người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01
bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi
người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện
nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người
được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo
đường bưu điện.

3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả
theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp
cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.

III. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp


1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ
cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi
trên dấu bưu điện.
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề
nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định
hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng
trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng
với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm
việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp
tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản
đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất
nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm
phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp


a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao
động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất
nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng
hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày
thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc
chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07
nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
3. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động
không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu
hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm
gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao
động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất
nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ
cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.

5. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp hủy quyết định
hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu tại Khoản 3 Điều này được cộng dồn theo quy định tại Khoản 1
Điều 45 Luật Việc làm để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.

6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo
quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất
nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao
động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho
lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo
bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc người lao
động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội,
trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm
gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất
nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc bảo lưu thời gian
đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quy định.

7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất
nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu
làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp
theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

III. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp


1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm
việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm
kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về
việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01
bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người
lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

IV. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp


1. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 53
Luật Việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm
hằng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động đến
thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động
-Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao
động.
Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01
bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao
động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực
hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp
thất nghiệp.

V. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp


1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất
nghiệp được quy định như sau:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người
lao động;
b) Có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người
lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu
lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày
bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định
có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Ngày mà người lao động được xác định thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là ngày
người lao động nhập ngũ.
d) Hưởng lương hưu hằng tháng
Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được
ghi trong quyết định hưởng lương hưu hằng tháng của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ
cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp
sau, được xác định là không có lý do chính đáng:
- Việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo;
- Việc làm mà người lao động đó đã từng làm.
e) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng
tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập
cảnh.
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày nhập học
được ghi trong giấy báo nhập học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài
thì ngày người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày xuất cảnh
theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Ngày mà người lao động được xác định bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là ngày người
lao động bị xử phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
k) Chết
Ngày xác định người lao động chết là ngày ghi trong giấy chứng tử.
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc
Ngày mà người lao động được xác định chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện
pháp xử lý hành chính được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích
Ngày mà người lao động mất tích được xác định trong quyết định của tòa án.
n) Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù
Ngày mà người lao động được xác định bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù là ngày bắt đầu thực
hiện quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy
định tại các Điểm b, c, d, g và h Khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm
dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ
cấp thất nghiệp (bản chụp), trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu
bưu điện.
3. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong
các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n Khoản 1 Điều này thì trung
tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người
lao động.
Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01
bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với
người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất
nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
4. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào
những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ
cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các
Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với
thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để
tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều
kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng
đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu
chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải
làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm
dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người
lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc
làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp,
quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong
hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo
hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất
nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trung tâm dịch vụ việc làm nơi
người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo
hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi
hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều
này.
Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao
động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo
quy định của pháp luật.
6. Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp quá thời hạn theo quy định tại
Khoản 5 Điều này nhưng nhiều nhất không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chuyển nơi
hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất
nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm
xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ
bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của
người lao động. Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định.
8. Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện
chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp
luật.

You might also like