You are on page 1of 9

LỰA CHỌN VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Sinh viên thực hiện : Đào Thu Giang

Doãn Như Hoa

Lớp : K68A

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thùy Dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Năng lực hợp tác là một trong những năng lực quan trọng của con người, đặc
biệt là học sinh Tiểu học. Bởi sự phát triển sự phát triển của mỗi cá nhân phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống của cá nhân đó.
Hợp tác là khi con người biết bắt tay cùng làm chung với nhau, cùng hướng
về một mục tiêu chung.
Trong hệ thế giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục Tiểu học luôn được xem
là nền tảng, là bước đệm đầu vô cùng quan trong đối với mỗi thế hệ học
sinh.
Trò chơi dân gian là hoạt động vui chơi giải trí có nguồn gốc từ nhân dân,
được sáng tạo xuất phát từ quá trình lao động, sinh hoạt văn hóa của cha ông
ta từ xa xưa. Đặc biệt trò chơi dân gian thường được tổ chức dưới hình thức
tập thể, nhiều người tham gia và rất dễ dàng để thực hiện các thao tác, các
quy định của trò chơi.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của hàng
loạt các thiết bị điện tử thông minh như: máy tính, ti vi,… Học sinh Tiểu
học hiện nay có vô cùng ít ỏi những cơ hội và thời gian để được vui chơi tập
thể, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Hầu hết các em thường thấy thú vị với
các bộ phim hoạt hình trên tivi hay trên youtube, các trò chơi điện tử,…
nhiều những loại hình khác còn mang tính tiêu cực, nguy hiểm. Khiến cho
học sinh đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học không những thấy xa lạ đối với các giá
trị văn hóa dân tộc.
 Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Lựa
chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp
tác cho học sinh Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đề tài lựa chọn và tổ


chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
Tiểu học.

3. Nhiệm cụ nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế về việc lựa chọn và tổ chức một số trò
chơi dân gian cho học sinh Tiểu học.
- Lựa chọn và đề xuất quy trình tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh
Tiểu học nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho học sinh Tiểu học đạt hiệu
quả.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu


- Một số trò chơi dân gian rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh Tiểu học.
- Quy trình tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh nhằm phát triển năng
lực hợp tác cho học sinh Tiểu học.
4.2. Khách thể nghiên cứu.
- Năng lực học sinh: năng lực hợp tác
- Trò chơi dân gian tập thể.
5. Phạm vi nghiên cứu

Cơ sở thực nghiệm tại 2 trường Tiểu học: Tiểu học Hoàng Diệu và Tiểu học
Bê Tông

6. Giả thuyết nghiên cứu


Nếu lựa chọn và tổ chức được một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu
học theo quy trình hợp lí thì sẽ đem lại những hiệu quả lớn về phát triển kĩ
năng hợp tác cho học sinh Tiểu học. Từ đó rèn luyện cũng như nâng cao
được hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiệu quả
cho học sinh Tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, hỏi ý kiến chuyên
gia,…
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra
- Phương pháp nghiên cứu bổ trợ: thống kê toán học
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Năng lực hợp tác
1.1. Năng lực
1.1.1. Khái niệm

Năng lực là khả năng thực hiện một công việc nào đó, sử dụng một lượng thời
gian, công sức của bản thân và đạt được những kết quả thành công xác định và
hiệu quả cao.

1.1.2. Đặc điểm của năng lực

Năng lực vừa được coi là tiền đề, vừa được coi là kết quả của hoạt động, và lại
là điều kiện cho các hoạt động đạt kết quả cao.

3.1. Năng lực hợp tác


1.2.1. Hợp tác
Năng lực hợp tác là khả năng tương tác, phối hợp và tự điều chỉnh hoạt động
của cá nhân với tập thể
3.1.1. Đặc điểm và ý nghĩa của năng lực hợp tác

Hợp tác đóng vai trò quan trọng trong mỗi người và đã trở thành một trong
những kỹ năng không thể thiếu.Năng lực hợp tác đang được xem là xu thế,
tiêu chí để đánh giá sự phát triển toàn diện của con người.

Và như vậy, khi hình thành năng lực hợp tác mỗi cá nhân sẽ có những kỹ
năng cần thiết trong cuộc sống, giúp hoàn thành nhân cách

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng hợp tác của học sinh
Tiểu học
1.3.1. Bẩm sinh, di truyền

Bẩm sinh hay di truyền có tác động gián tiếp tới quá trình hình thành và
phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học

1.3.2. Tính tích cực hoạt động

Trong quá trình trình học tập trẻ luôn luôn phải vận động và với đặc điểm
tâm lý lứa tuổi, học sinh rất thích chạy nhảy, vui chơi cùng bạn bè hơn là bị
ngồi một chỗ nhàn chán. Chính vì vậy, mà khi đến trường ngoài giờ học
học sinh thường xuyên vui chơi, chạy nhảy cùng nhau, tham gia các trò
chơi giờ ra chơi.
1.3.3. Nhà trường Tiểu học

Trong môi trường Tiểu học, học sinh có dịp thỏa mãn những nhu cầu
không chỉ là vui chơi mà cồn tiếp xúc thường xuyên với các mối quan hệ
khác nhau khi tham gia vào các hoạt động ở trường.

2. Trò chơi dân gian

2.1. Khái niệm trò chơi dân gian

2.1.1. Trò chơi

Trò chơi là hoạt động tự nhiên rất cần thiết đối với con người nhằm thỏa mãn
những nhu cầu giải trí.

2.1.2. Trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian Việt Nam là những trò chơi truyền thống của Việt
Nam, xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, được truyền từ đời
này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và mang tính giáo
dục tinh tế, nhẹ nhàng.
2.2. Một số tính chất trò chơi dân gian
2.1.1. Tính cộng đồng
2.1.2. Có luật lệ
2.1.3. Tính quần chúng
2.2. Phân loại trò chơi dân gian
2.2.1. Phân loại theo số lượng người tham gia
2.2.1.1. Mỗi người một đội
2.2.1.2. Nhiều bạn một đội
2.2.1.3. Cá nhân
2.2.2. Phân loại theo ý nghĩa giáo dục
2.2.2.1. Trò chơi vận động
2.2.2.2. Trò chơi rèn luyện trí tuệ
2.2.2.3. Trò chơi mô phỏng
2.2.2.4. Trò chơi sáng tạo
2.3. Đặc điểm trò chơi dân gian trẻ em
2.3.1. Độ khó thấp
2.3.2. Dụng cụ chơi đơn giản, dễ tìm, dễ chuẩn bị
2.3.3. Gắn với các bài đồng dao
2.3.4. Gần gũi thiên nhiên
2.3.5. Địa điểm linh hoạt
3. Những lợi thế và khả năng của trò chơi dân gian trong việc phát triển
năng lực hợp tác cho HSTH
3.1. Trò chơi dân gian là hình thức phát triển năng lực hợp tác cho
học sinh
Tham gia vào các hoạt động của trò chơi trẻ không những được giải tỏa
những căng thẳng mệt mỏi mà còn là cơ hội để rèn luyện bản thân. Do vậy,
trò chơi dân gian là một trong những hoạt động tốt, là điều kiện tối ưu để trẻ
phát triển trí tuệ, phát huy sáng tạo, cùng những năng lực cần thiết cho bản
thân.
3.2. Trò chơi dân gian với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học
- Khả năng giao tiếp với mọi người cũng chính là năng lực hợp tác ở
trẻ. Nó đóng vị trí vai trò quan trọng trên bước đường các em
trưởng thành. đặc trưng của trò chơi dân gian mang tính tập thể
cao, dễ dàng thực hiện, vui vẻ, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao
nhưng các thành viên trong nhóm phải cùng nhau cấu kết. Từ đó, ta
có thể khẳng định rằng việc lựa chọn để tổ chức trò chơi dân gian
là lợi thế đặc biệt trong phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
Tiểu học, giúp học sinh: Tạo cơ hội cho học sinh chơi và làm việc
hòa hợp với mọi người xung quanh
- Giúp học sinh học cách tham gia các hoạt động nhóm
- Tạo cảm giác thân thiện, tôn trọng quyền lợi của người khác qua
việc chia sẻ và thay phiên nhau thực hiện một nhiệm vụ
- Hòa nhập với bạn bè
- Lắng nghe kiến mọi người
- Tự tin bày tỏ quan điểm với tất cả thành viên trong nhóm
- Tìm cách giải quyết những khó khăn mâu thuẫn, chấp nhận sự thảo
hiệp với mọi người
- Chấp nhận sự phân công công việc mà trưởng nhóm đã giao cho
các thành viên trong nhóm và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ
đó xuất sắc nhất.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực nghiệm

2.1.1. Đối tượng thực nghiệm

2.2.2 Vài nét về phạm vi nghiên cứu


2.2.3 Nội dung thực nghiệm khảo sát

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.3. Kết quả thực nghiệm nghiên cứu


2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức trò chơi dân
gian đối với việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học
ở 2 trường Tiểu học làm thực nghiệm
 Nhận thức của giáo viên về năng lực hợp tác
 Nhận thức của giáo viên Tiểu học về sự cần thiết và ý nghĩa của việc
phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học thông qua các
trò chơi dân gian
 Nhận thức của giáo viên về khả năng của trò chơi dân gian đối với
việc phát triển kỹ năng hợp tác cho học sinh Tiểu học
 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc lựa chọn và tổ
chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác của học
sinh Tiểu học
 Thực trạng về lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian ở trường Tiểu
học để phát triển năng lực hợp tác cho HSTH
2.3.2 Thực trạng học sinh Tiểu học trong việc hiểu biết và tham gia
các trò chơi- trò chơi dân gian ở trường học
 Mức độ hứng thú của học sinh với việc tham gia các trò chơi
 Thực trạng các hoạt động trò chơi mà HSTH thích chơi
 Hiểu biết của học sinh về hợp tác và hợp tác trong trò chơi dân
gian để giành chiến thắng
2.4. Thực trạng phát triển năng lực hợp tác của học sinhTiểu học thông
qua một số trò chơi dân gian được lựa chọn và tổ chức

CHƯƠNG 3

QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN


GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC

1. Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho
học sinh tiểu học
1.1. Các tiêu chí và nguyên tắc lựa chọn
1.1.1. Trò chơi dân gian được lựa chọn phải là các trò chơi tập thể
thi đấu giữa các đội với nhau
1.1.2. Những người trong cùng đội phải cùng nhau giải quyết một
nhiệm vụ nhất định trong trò chơi
1.1.3. Trò chơi phải phù hợp với học sinh Tiểu học
1.1.4. Các trò chơi dân gian được lựa chọn phải có tính mềm dẻo
và tính linh hoạt
1.2. Danh mục một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác
cho học sinh tiểu học
2. Quy trình tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho
học sinh tiểu học
2.1. Quy trình tổ chức
Gồm 3 bước
2.1.1. Bước 1: Chuẩn bị
2.1.1.1. Lựa chọn trò chơi
Lựa chọn trò chơi căn cứ vào:
-Mục đích
-Đối tượng
2.1.1.2. Lựa chọn địa điểm tổ chức
2.1.1.3. Lựa chọn thời gian tổ chức
2.1.1.4. Cơ sở vật chất
2.1.1.5. Hình thức
2.1.2. Bước 2: Tiến hành
2.1.2.1. Hướng dẫn chơi (nếu cần)
- Nêu tên trò chơi
- Nêu cách chơi
2.1.2.2. Hướng dẫn chơi thử (nếu cần)
2.1.2.3. Chơi thật
2.1.3. Bước 3: Tổng kết và đánh giá
2.1.3.1. Khen thưởng với đội thắng
2.1.3.2. Có hình phạt của trò chơi với đội thua
2.2. Vận dụng:
2.2.1. Tổ chức trò chơi cướp cờ
2.2.2. Tổ chức trò chơi: Đối lá
2.2.3. Chơi rồng rắn lên mây
2.3. Điều kiện thực hiện
2.3.1. Giáo viên
2.3.2. Nhà trường
2.3.3. Cơ sở vật chất
2.4. Đề xuất một số biện pháp lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian
nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học
-Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian có nội dung giáo dục và có khả năng
phát triển năng lực hơp tác cho học sinh Tiểu học.
-Tạo góc chơi thuận lợi và bầu không khí thân thiện thúc đẩy học sinh tích cực
hợp tác với nhau

-Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, lời nhận xét và bổ sung câu trả lời cho học sinh
trong khi chơi cùng nhau
- Tạo cơ hội cho tất cả các thành viên được thực hành tham gia hợp tác với
nhau trong suốt quá trình chơi
- Động viên, khuyến khích trẻ, giúp trẻ biết cách lắng nghe, đàm phán với
mọi người và tự mình giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh
- Tạo cho học sinh có cơ hội và không gian để các em có thể tự tổ chức các
trò chơi dân gian mà các em thích
3. Khuyến khích trẻ bằng những phần quà, giải thưởng sâu khi chơi (kể cả đội
thua hay thắng).
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Cần chú ý hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt đông chủ yếu ở
trường Tiểu học đặc biệt là năng lực hợp tác cho học sinh tiểu
học. Và thông qua trò chơi dân gian chúng tôi dễ chơi, đễ học,
dễ tổ chức ở mọi lúc mọi nơi.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Bích Hà (dịch), Chương trình giáo dục những giá trị sống –
Những hoạt động giá trị dành cho trẻ từ 8-14 tuổi, NXB Văn hóa

[2] Kim Dung (sưu tầm- biên soạn), Đồng dao và trò chơi dân gian, NXB Dân
Trí

[3] Giáo trình tâm lí học Tiểu học, Bùi Văn Huệ- Phan Thị Hạnh Mai- Nguyễn
Xuân Thức, NXB Đại học sư phạm

[4] Nguyễn Văn Tăng, Trò chơi dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc HN,
2002

[5] Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, Nguyễn
Hữu Hợp, NXB Đại học sư phạm

[6] Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 2009

[7] Phạm Lan Oanh, Kho tàng trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam, NXB Thanh
niên, Hội Văn học dân gian Việt Nam

[8] Nguyễn Thị Hồng, 150 trò chơi dân gian Việt Nam, NXB Lao động -Xã hội
[9] Sean Covey, 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, NXB Trẻ

You might also like