You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ĐẮC ĐIỂM SINH THÁI VÀ SINH HỌC –


SINH SẢN PHÁT TRIỂN CỦA RƢƠI (Tylorrhynchus
heterochaetus) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Mã số: B2016-SPH-24

Chủ nhiệm đề tài:


GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh

Hà Nội, tháng…..năm 201…


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ĐẮC ĐIỂM SINH THÁI VÀ SINH


HỌC –SINH SẢN PHÁT TRIỂN CỦA RƢƠI
(Tylorrhynchus heterochaetus) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Mã số: B2016-SPH-24

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh

Hà Nội, tháng ….. năm 201…


1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1. GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh.

2. ThS. Nguyễn Thị Nga.

3. PGS.TS. Trần Thị Thanh Bình.

4. CN. Nguyễn Thị Hà, NCS tiến sỹ.

5. CN. Vũ Đức Mạnh, học viên Cao học.

6. CN. Nguyễn Thanh Hải, học viên Cao học

CƠ QUAN HỢP TÁC THAM GIA ĐỀ TÀI

1. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và công
nghệ Việt Nam.

2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.


2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1. Mục tiêu nghiên cứu 3
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7


1. XÁC ĐỊNH ĐƢỢC CHÍNH XÁC TÊN KHOA HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN LOẠI LOÀI RƢƠI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO ĐANG ĐƢỢC
KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM 7
2. PHÂN TÍCH ĐƢỢC ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA RƢƠI (Nereididae:
Tylorrhynchus) Ở MIỀN BẮC40
3. PHÂN TÍCH ĐƢỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN - PHÁT
TRIỂN CỦA RƢƠI (Nereididae: Tylorrhynchus) Ở MIỀN BẮC
55
4. PHÂN TÍCH ĐƢỢC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ
XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY NUÔI, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
HỢP LÝ NGUỒN LỢI RƢƠI Ở VIỆT NAM 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 90
3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các chỉ tiêu hình thái của quần thể rƣơi (Tylorrhynchus heter
chaetus) thu đƣợc từ miền Bắc Việt Nam (Tỉnh Quảng Ninh) 13

Bảng 2: Các chỉ tiêu hình thái của quần thể rƣơi (Tylorrhynchus
heterochaetus) thu đƣợc từ miền Bắc Việt Nam (Thành phố Hải Phòng)

16

Bảng 3: Mẫu nghiên cứu và ký hiệu 22

Bảng 4: Danh sách các trình tự tham khảo GenBank 22

Bảng 5: Thành phần PCR 23

Bảng 6: Chu trình PCR 24

Bảng 7: Thành phần phản ứng giải trình tự 24

Bảng 8: Chu trình phản ứng giải trình tự 24

Bảng 9: Các Nu sai khác trên vùng gen COI giữa 5 mẫu nghiên cứu
36

Bảng 10: Khoảng cách di truyền giữa các loài nghiên cứu 36

Bảng 11: Rƣơi trong cấu trúc phân loại của quần xã Giun nhiều tơ
(Annelida: Polichaeta) ở vùng nghiên cứu 44

Bảng 12: Phân bố của giun nhiều tơ theo tính chất vật lý của nền đáy
47

Bảng 13: Phân bố của giun nhiều tơ theo độ mặn và độ pH 48

Bảng 14: So sánh đa dạng thành phần loài GNT tại khu vực nghiên cứu
với một số khu vực khác thuộc vùng ven biển miền Bắc Việt Nam

49

Bảng 15: Phân loại c ửa sông biển theo đôk mặn (Theo McLusky 1993)
51
4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Loài rƣơi (Tylorrhynchus sp.) 10


Hình 2: Tylorrhynchus heterochaetus (Theo Ruiz N. 2008) 11
Hình 3: Lông (Chaeta) của rƣơi (Tylorrhynchus heterochaetus) (Theo Ruiz
N. 2008) 12
Hình 4: Các dạng tơ nhánh bụng chi bên của rƣơi (Tylorrhynchus
heterochaetus) (Theo Ruiz N. 2008) 12
Hình 5: Ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR của 5 mẫu trên gel Agarose
1%; M: DNA ladder 1kb plus (Invitrogen) 26
Hình 6: Trình tự một đoạn gen COI 27
Hình 7: Kết quả so sánh trình tự R1 trên GenBank 28
Hình 8: Cây phát sinh chủng loại theo phƣơng pháp Maximum Likelihood
hệ số bootstrap 1000 37
Hình 9: Vị trí thu mẫu nghiên cứu 43
Hình 10: Mùa rƣơi nổi vào tháng 11 dƣơng lịch 58
Hình 11: Sơ đồ vòng đời của rƣơi (Nereididae: Tylorrhynchus sp,) 59
Hình 12: Các bãi gây nuôi và thu hoạch Rƣơi tại Kiến Xƣơng – Thái Bình
nhìn từ trên xuống (Nguồn: Google maps) 70
Hình 13: Vị trí bãi gây nuôi tại Kiến Xƣơng – Thái Bình 71
Hình 14: Mô hình gây nuôi và thu hoạch Rƣơi của ông Đặng Công Triền:
tại xã Trà Giang, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình 72
Hình 15: Ảnh chụp mô hình gây nuôi và thu hoạch Rƣơi của ông Đặng
Công Triền tại tỉnh Thái Bình 73
Hình 16: Xâm nhập mặn đầu năm 2012 (Nguồn: Mô hình đánh giá dự báo
xâm nhập mặn nƣớc sông Trà Lý) 74
Mẫu B12 – TTKQNC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Đơn vị: Trƣờng ĐHSP Hà Nội
5

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:


- Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học sinh sản - phát triển của
rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam.
- Mã số: B2016 – SPH - 24
- Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Thời gian thực hiện: 04/2016 – 03/2019
2. Mục tiêu chung: Xác định một số đặc điểm sinh thái, sinh học sinh sản - phát triển
của rươi Nereididae: Tylorrhynchus nhằm góp phần khai thác và phát triển hợp lý
nguồn lợi rươi ở Việt Nam.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đối tượng nghiên cứu là Rươi (Tylorrhynchus sp.), thuộc lớp Giun nhiều tơ
(Polycheata), có giá trị kinh tế cao đang được khai thác và tiêu thụ ở miền Bắc Việt
Nam.
Rươi được điều tra nghiên cứu trong cấu trúc quần xã động vật đất Mesofauna
và Mactrofauna, bao gồm Thân mềm (Mollusca), Ve bét (Acari) và Côn trùng
(Insect). Phạm vi nghiên cứu là hệ sinh thái đất vùng ven biển Bắc Việt Nam, trong
mối liên quan nguồn gốc phát sinh với vùng đồi núi Tây bắc của tỉnh Lào Cai, và
vùng ven biển Nam Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:
1. Đã xác định được chính xác tên khoa học và đặc điểm phân loại loài rươi có giá
trị kinh tế cao đang được khai thác và tiêu thụ ở miền Bắc Việt Nam: Tylorrhynchus
heterochaetus.
2. Đã phân tích được đặc điểm sinh thái của rươi ở miền Bắc.
3. Đã phân tích được đặc điểm sinh học sinh sản - phát triển của rươi (Nereidae:
Tylorrhynchus) ở miền Bắc.
4. Đã phân tích được cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất xây dựng mô hình
gây nuôi, quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi rươi ở Việt Nam.
5. Sản phẩm:
1. (1) NCS. Nguyễn Thị Hà đang thực hiện luận án nghiên cứu về Rươi, tại
Viện Hàn Lâm KH-CN Việt Nam.
2. (2) ThS. Nguyễn Thanh Hải và ThS. Vũ Đức Mạnh năm 2017 đã bảo vệ
luận văn nghiên cứu về Rươi, tại ĐHSP Hà Nội 2.
3. (1) CN Tran Le Truc Anh năm 2017 đã bảo vệ luận văn CN nghiên cứu về
Rươi, tại Viện Hàn Lâm KH-CN Việt Nam.
6

4. (7) công bố khoa học: 3 Quốc gia + 4 Quốc tế:


-1. Vu Q.M., Nguyen Thi Ha, Tran le Truc Anh, Vu Duc Manh, Nguyen Thanh Hai
and Ha Tra My, 2016: Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội (Journal of Sciences:
Chemical and Biological Science 61(9): 123-131 (Trong nƣớc).
-2. Tran Thi Thanh Binh, Hoang Ngoc Khac, Nguyen Thi Ha, Vu Q.M. 2016: Tạp chí
Khoa học ĐHSP Hà Nội (Journal of Sciences: Chemical and Biological Science
61(9): 132-139 (Trong nƣớc).
-3. Nguyễn Thị Hà, Vũ Quang Mạnh, 2018: Rươi (NEREIDIDAE:
TYLORRHYNCHUS) và quần xã động vật không xương sống cỡ lớn Macrofauna
trong đất ven biển tỉnh Hải Dương , Việt Nam: Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. Hồ Chí
Minh, 15: 155-164 (Trong nƣớc).
-4. Vu Q.M., Nguyen Thi Ha, 2018: Journal of Vietnamese Environment Vol. 9(1-
5), 272-279 (Tạp chí Việt Nam công bố Quốc Tế Dresden, Germany).
-5. Ivaylo Dedov, Manh Quang Vu, Nam Hai Tran, 2019: Historia naturalis
bulgarica 39: 1-3 (Quốc Tế).
-6. V Q.M., Lai T.H., Ha T.M., 2019: Oribatid mite community (Acari: Oribatida)
in the mangrove forest of the Cat Ba Biosphere Reserve, northern Vietnam (Quốc
Tế: Print in ZOOTAXA).
-7. Ivaylo Dedov, Schneppat U., Manh Quang Vu, Nguyen Quoc Huy, 2019:
Laocaia simovi Dedov & Schneppat (Gastropoda: Pulmonata: Helicarionidae:
Helicarioninae) – a new semi-slug species from Vietnam (Quốc Tế: Accepted in
ZooKeys).
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu thu được về sinh thái, sinh học sinh sản - phát triển của
rươi (Tylorrhynchus) có thể ứng dụng trong quản lý bền vững nguồn lợi rươi vùng
ven biển của Việt Nam.
Số liệu nghiên cứu đóng góp cho đào tạo và nghiên cứu ở Đại học và Sau đại
học trong lĩnh vực khoa học sinh thái đất vùng ven biển.

Hà Nội, Ngày ….. tháng ….. năm


…..
Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)

GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh


7

Mẫu 22. Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ bằng
tiếng Anh

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS


1. General information:
Project title: Study on ecological characteristics and biological cycle of ragwarm
(Tylorrhynchus heterochaetus) in seaside area region of northern Vietnam.
Code number: - Mã số: B2016 – SPH – 24
Coordinator: Prof. DSc. Vu Quang Manh
Implementing institution: Hanoi national University of Education (HNUE).
Duration: from April 2016 to March 2019.
2. Objective(s):
To identify some ecological characteristics and biological cycles of ragworm
(Tylorrhynchus) in order to development their sustainable management and
exploitation in Vietnam.
3. Creativeness and innovativeness:
The research object is the ragwarm Tylorrhynchus sp. (Polychaeta: Nereididae),
which has high economical value and has been exploitated actively in northern
Vietnam.
Ragworm was studied as a component of the Soil animal (Mesofauna and
Macrofauna) community structures, including Mollusca, Acari and Insect. Study area
was the seaside region of northern Vietnam, in closed relation to northwest Region of
Lao cai, and seaside area of southern Vietnam
4. Research results:
1. Identified is the species status, and classification characteristics of the high
economic value species Ragworm, which being exploited and consumed in Northern
Vietnam: Tylorrhynchus heterochaetus.
2. The ecological characteristics of the Tylorrhynchus were analyzed in Northern
Vietnam.
3. The biological characteristics of reproductive characteristics - development of
the Tylorrhynchus were analyzed in Northern Vietnam.
4. The scientific and practical basis has been analyzed in order to propose the
farming model of raising, sustainable exploitation of this resource in Vietnam.
5. Products:
1. (1) PhD. Student: PhD. Study Subject is on Ragworm Tylorrhynchus in
Northern Vietnam. Vietnam Academy of Science and Technology.
8

2. (2) MSc Thesis Defended: MSc. Study Subject were on Ragworm


Tylorrhynchus in Northern Vietnam. Hanoi Pedagogical University No2 (2017).
3. (1) BSc Thesis: BSc. Study Subject was on Ragworm Tylorrhynchus in
Northern Vietnam. Vietnam Academy of Science and Technology (2017).
4. (7) Scientific publications: 3 National + 4 International:
-1. Vu Q.M., Nguyen Thi Ha, Tran le Truc Anh, Vu Duc Manh, Nguyen Thanh Hai
and Ha Tra My, 2016: Journal of Sciences: Chemical and Biological Science 61(9):
123-131 (National).
-2. Tran Thi Thanh Binh, Hoang Ngoc Khac, Nguyen Thi Ha, Vu Q.M. 2016:
Journal of Sciences: Chemical and Biological Science 61(9): 132-139 (National).
-3. Nguyễn Thị Hà, Vũ Q.M., 2018: Ragworms (NEREIDIDAE:
TYLORRHYNCHUS) in Hai Duong, Vietnam.- Journal of Science: Natural Science
and Technology. Ho Chi Ming City University of Education, 15: 155-164 (National).
-4. Vu Q.M., Nguyen Thi Ha, 2018: Journal of Vietnamese Environment Vol. 9(1-
5), 272-279 (Journal of Vietnamese Environment publ. in Dresden, Germany).
-5. Ivaylo Dedov, Manh Quang Vu, Nam Hai Tran, 2019: Historia naturalis
bulgarica 39: 1-3 (International).
-6. Vu Q.M., Lai T.H., Ha T.M., 2019: Oribatid mite community (Acari: Oribatida)
in the mangrove forest of the Cat Ba Biosphere Reserve, northern Vietnam
(International: Print in ZOOTAXA).
-7. Ivaylo Dedov, Schneppat U., Manh Quang Vu, Nguyen Quoc Huy, 2019:
Laocaia simovi Dedov & Schneppat (Gastropoda: Pulmonata: Helicarionidae:
Helicarioninae) – a new semi-slug species from Vietnam (International: Accepted
in ZooKeys).
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results:
Research results obtained on ecology, reproductive biology - development of the
Ragworm (Tylorrhynchus sp.) can be applied in sustainable management of coastal
resources in Vietnam.
The research data contributes to education and research in the field of ecological
science in coastal areas.
9

PHẦN MỞ ĐẦU

Rươi thuộc nhóm Giun đốt nhiều tơ (Annelida: Polychaeta), là động vật sống ở
đáy biển khơi và ở hệ sinh thái đất (Soil ecosystem) vùng ven biển và cửa sông.
(Norse 1993, Uschakov 1995, Wu Baoling 2003, Coleman et al. 2004, Nereidae
2005, Ahmet et al. 2009).
Cùng với Thân mềm -Mollusca, Giáp xác -Crustacea và nhiều động vật Chân
khớp khác -Arthropoda, Rươi (Nereididae: Tylorrhynchus) thuộc nhóm Giun đốt
nhiều tơ (Polychaeta), là thành phần của cấu trúc quần xã động vật đất Mesofauna và
Macrofauna. Chúng là mắt xích quan trọng trong cấu trúc dinh dưỡng của quần xã
sinh vật đáy biển, (Fidalgoe Costa 1998, Lawrence, Soame 2004); là đối tượng chỉ thị
sinh học (Bioindicator), góp phần đánh giá chất lượng môi trường nước biển, môi
trường vùng đất ngập nước vùng cửa sông và biến đổi khí hậu (Lawrence & Soame
2004, Burlinson & Lawrence 2007, Climate change 2007, IPCC 2007, Durou et al.
2007, 2008, Galloway 2008, Lewis et al.2008).
Trên cơ sở ý nghĩa khoa học cơ bản, vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đất và
khả năng ứng dụng gây nuôi khai thác bền vững tại địa phương, Trung tâm Nghiên
cứu giáo dục Đa dạng sinh học – CEBRED, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề
xuất thực hiện đề tài nghiên cứu, như sau:

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ SINH HỌC – SINH SẢN PHÁT
TRIỂN CỦA RƯƠI (Tylorrhynchus heterochaetus) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
10

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài có mục tiêu nghiên cứu tổng quát là, xác định được một số đặc điểm
sinh thái, sinh học sinh sản - phát triển của rươi (Annelida: Polychaeta: Nereididae:
Tylorrhynchus) nhằm góp phần khai thác và phát triển hợp lý nguồn lợi rươi ở Việt
Nam.
Đề tài nghiên cứu nêu trên đã để ra bốn (4) mục tiêu cụ thể, bao gồm:
1. Xác định được chính xác tên khoa học và đặc điểm phân loại loài rươi có giá
trị kinh tế cao đang được khai thác và tiêu thụ ở miền Bắc Việt Nam.
2. Phân tích được đặc điểm sinh thái của rươi (Nereidae: Tylorrhynchus) ở
miền Bắc.
3. Phân tích được đặc điểm sinh học sinh sản - phát triển của rươi (Nereidae:
Tylorrhynchus) ở miền Bắc.
4. Phân tích được cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất xây dựng mô hình gây
nuôi, quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi rươi ở Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là (nhóm) loài Rươi (Tylorrhynchus sp.) họ Nereididae
(=Nereidae), thuộc lớp Giun nhiều tơ (Polycheata) và ngành Giun đốt (Annelida).
Rươi được điều tra khảo sát như một thành phần quan trọng trong cấu trúc quần xã
động vật đất Mesofauna và Mactrofauna bao gồm Thân mềm (Mollusca), Ve bét và
Côn trùng (Acari & Insect).
Phạm vi nghiên cứu là hệ sinh thái đất vùng ven biển cửa sông Bắc Việt Nam
và những vùng liên quan về nguồn gốc phát sinh ở vùng đồi núi Tây bắc Sapa của
tỉnh Lào Cai và vùng ven biển Nam Việt Nam.
3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
1. Đối tượng Rươi được nghiên cứu tiếp cận trên bình diện khoa học Sinh thái
đất (Soil Ecology), là thành phần trong cấu trúc quần xã động vật đất cỡ trung bình
(Mesofauna), như Thân mềm, Chân khớp và Giáp xác, theo các phương pháp chính
được mô tả và giới thiệu của Schinner et al (Methods in Soil Biology, 1995) và Vũ
Quang Mạnh (Sinh thái học đất, 2003).
2. Cách tiếp cận kinh điển: Áp dụng các phương pháp nghiên cứu thủy sinh
vật ở hệ sinh thái đất vùng ven biển. Điều tra, sưu tập, đo đạc… các thông số môi
trường theo đánh giá nhanh (TOA) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2014.
3. Cách tiếp cận kế thừa; Cách tiếp cận hiện đại; Cách tiếp cận cộng đồng.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp thu mẫu nghiên cứu mẫu trên mặt nước sông, và thảm
thực vật vùng ven sông: Thu mẫu theo mặt cắt, 5 vị trí, 5 mẫu phẫu diện; với diện tích
mặt (50X50)cm2.
11

2. Nhóm phương pháp thu mẫu nghiên cứu hệ sinh thái đất: 5 loại sinh cảnh
đất (a) Bờ đê, (b) Ruộng nuôi Rươi, (c) Bờ đê giữa ruộng nuôi Rươi và ruộng trồng
lúa nội đồng, (d) Bờ mương, (e) Vườn canh tác quanh nhà.
3. Nhóm phương pháp thu mẫu ở hệ sinh thái đất thu theo phẫu diện đất kích
thước bề mặt phẫu diện (50X50)cm X5 tầng sâu X5 lần lặp lại: (-1)0-10cm, (-2)>11-
20cm, (-3)>21-30cm, (-4)>31-40cm, (-5)>41-50cm sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái
đất. Thu mẫu theo X4 mùa trong năm: (X) Trong tháng mùa Xuân (1, 2, 3), (H)
Trong tháng mùa Hè (4, 5, 6). (T) Trong tháng mùa Thu (7, 8, 9), (Đ) Trong tháng
mùa Đông (10, 11, 12).
4. Nhóm phương pháp phân loại học hình thái nhóm Rươi: Rươi là nhóm động
vật đơn tính có kích thước vừa và nhỏ, cơ quan chuyển vận là chi bên (Parapoda),
phát triển qua ấu trùng Trochophora. Cơ thể có nhiều đốt, bao gồm phần như sau: (1)
Thùy đầu (Prostomium), (2) Thân (Metastomium) gồm tất cả các đốt tiếp theo, và (3)
Đuôi (Pygidium) là đốt cuối cùng. Phân tích định loại hình thái thực hiện qua cá thể
trưởng thành.
5. Nhóm phương pháp phân tích và định loại theo đặc điểm hình thái được sử
dụng trong định loại Rươi. Mẫu Rươi được làm sạch và định hình trong cồn 70 0 sẽ
đem tiến hành phân tích, định loại theo Dindal 1990, Pierre Fauvel 1953, Crossley
1991, Norse 1993, Uschakov 1995, Wu Baoling 2003, Nereidae 2005, Ahmet et al,
2009 và các tác giả liên quan khác.
6. Nhóm phương pháp phân loại học di truyền phân tử ADN nhóm rươi.
7. Nhóm phương pháp phân tích: Có thể xem xét và lựa chọn một số trong
các chỉ tiêu sinh thái và môi trường chính
8. Nhóm phương pháp toán học phân tích số liệu.
12

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC TÊN KHOA HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI
LOÀI RƢƠI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO ĐANG ĐƢỢC KHAI THÁC VÀ
TIÊU THỤ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
1.1. Xác định tên khoa học và đặc điểm phân loại: Hình thái phân loại
1. Qua phân tích bước đầu về đạc điểm hình thái phân loại của quần thể rươi ở
một số tỉnh vùng ven biển miền Bắc Việt Nam cho thấy, chúng có kích thước và các
số đo là khác nhau.
2. Cá thể rươi trưởng thành sinh trưởng có màu sắc giới tính riêng biệt, cơ thể
có chiều dài trung bình 66,65 mm, rộng cơ thể trung bình 8,65 mm, trọng lượng
0,48g và 60,92 đốt.
3. Sự sai khác về số đo ở một số chỉ tiêu hình thái giữa các quần thể rươi ở
vùng được nghiên cứu là đáng kể, nhưng chưa dẫn đến sai khác ở bậc phân loại loài,
Cần có những nghiên cứu phân tích bổ sung về phân tích di truyền phân tử ADN, hay
phân tích bổ sung các số đo để có thể dùng toán thống kê phân tích xử lý, để có thể
xác định tên khoa học của loài rươiở vùng ven biển nghiên cứu:
Nereididae: Tylorrhynchus heterochaetus
4. Qua phân tích đặc điểm hình thái phân loại học đã xác định được vị trí phân
loại học của loài có giá trị kinh tế cao đang được khai thác và tiêu thụ ở miền Bắc
Việt Nam: Là loài rươi thuộc giống Tylorrhynchus Grube, 1866.
Chúng có vị trí phân loại và danh pháp học như sau:
- Giới: Động vật học -Animalia (Kingdom)
- Ngảnh: Giun đốt -Annelida (Phylum)
- Lớp: Giun Nhiều tơ -Polychaeta (Class)
- Phân lớp - Errantia (Subclass)
- Bộ -Phyllodocida (Order)
- Phân bộ -Nereidiformia (Suborder)
- Họ: Rươi -Nereididae (Family)
- Phân họ Gymnonereidinae (Subfamily)
- Giống: Rươi -Tylorrhynchus Grube, 1866
Loài Rươi: Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages, 1866)
Tên Mô tả lần đầu (Original Name) của loài rươi là: Nereis heterochaeta
Quatrefages, 1866
Tên đồng danh (Synonymised names) của loài rươi là:
(1) Ceratocephale osawai Izuka, 1903
(2) Nereis heterochaeta Quatrefages, 1866
13

1.2. Xác định tên khoa học và đặc điểm phân loại: Phân tích di truyền phân tử
ADN
Mở đầu
Quần thể rươi (Nereididae: Tylorrhynchus sp,) dùng cho mục đích nghiên cứu
được thu bắt từ các vùng nghiên cứu ven biển của miền Bắc Việt Nam, bao gồm năm
tỉnh và thành phố sau: tỉnh Quảng Ninh, TP, Hải Phòng, tỉnh Nam Định, tỉnh Thái
Bình và tỉnh Hải Dương.
Trân trọng cám ơn Phòng Hệ thống học phân tử và di truyền bảo tồn thuộc
Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội, đã
cộng tác hỗ trợ phân tích mẫu di truyền phân tử ADN của quần xã rươi, do chúng tôi
khảo sát và thu được từ 5 tỉnh vùng ven biển miền Bắc Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu là:
Xác định tên khoa học và đặc điểm phân loại loài rươi (Tylorrhynchus sp,) có
giá trị kinh tế cao đang được khai thác và tiêu thụ ở miền Bắc Việt Nam: Phân loại di
truyền phân tử ADN.
Kết luận
1. Có 3 vị trí nucleotide khác biệt giữa 05 trình tự nghiên cứu và có 02 vị trí
khác biệt so với 02 trình tự của loài Tylorrhynchus heterochaetus có nguồn gốc từ
Trung Quốc.
2. Các mẫu nghiên cứu có mối quan hệ di truyền gần gũi thể hiện ở khoảng
cách di truyền của chúng rất nhỏ 0,0%-0,7% và chúng đều nằm về một nhánh trên
cây phát sinh chủng loại.
3. Kết quả phân tích đã giải trình tự đoạn gen có chiều dài hơn 600 bp thuộc
vùng gen COI của năm mẫu Rươi 1 HP( R1) Rươi 2 QN ( R2); Rươi 3 ĐN (R3);
Rươi 4 TB( R4); Rươi 5 HD ( R5).
Kết quả phân tích từ các mẫu rươi đa thu đươc đều cho kết quả, là chúng đều
cùng một loài Rươi có tên khoa học là:
Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages, 1866)
Rươi (Annelida: Polycheata: Nereidae: Tylorhynehus), theo tiếng Anh được
gọi là Ragworms hay Clam worms.
Chúng thuộc ngành Giun đốt (Annelida), lớp giun Nhiều tơ (Polycheata), phân
lớp Errantia, Bộ Nereidimorpha, Họ Nereididae (=Neredae) và Giống: Tylorhynehus.

2. PHÂN TÍCH ĐƢỢC ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA RƢƠI (Nereididae:
Tylorrhynchus sp.) Ở MIỀN BẮC
2.1. Mở đầu
Rươi sống ở hệ sinh thái đất vùng ven biển, nơi chịu ảnh hưởng của chế độ
thuỷ triều. Rươi thường sống trên các nền cát sỏi, mép khe đá hay đáy bùn cát. Thời
gian rươi nổi thường vào các tháng 9, 10 và 11 dương lịch hàng năm, là giai đoạn
sinh sản mạnh nhất của chúng. Vào thời gian này, ta có thể quan sát thấy rất nhiều
động vật có màu hồng nhạt pha sắc xanh lam có ánh kim, hình ống và gồm nhiều đốt
cơ thể, dài khoảng 4-7cm.
14

Mục tiêu là nghiên cứu đặc điểm sinh thái môi trường sống của rươi (Nereidae:
Tylorrhynchus) ở vùng nghiên cứu ven biển miền Bắc Việt Nam.
2.2. Kết luận
1. Đa dạng thành phần loài và mật độ của giun nhiều tơ Polychaeta xác định
được ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam tăng dần theo độ mặn của nước. Đa dạng
thành phần loài và mật độ của giun nhiều tơ Polychaeta ghi nhận được có liên quan rõ
rệt đến độ pH của môi trường sống.
2. Khi độ pH của nước đạt trong khoảng 6,6-7,5 số loài giun nhiều tơ
Polychaeta ghi nhận được là nhiều nhất, độ pH là 5,5-6,5 số loài giun nhiều tơ ghi
nhận được là trung bình, và số loài giun nhiều tơ thấp nhất là ở độ pH 7,6-8,5; tương
ứng ghi nhận được là 14>9>5 loài. Môi trường sống thường gặp của rươi
(Tylorrhynchus heterochaeatus) là ở vùng có nền đáy của bãi triều cửa sông ven biển
nơi chịu tác động của thủy triều. Môi trường thủy triều có nền đáy là cơ chất bùn
thích hợp hơn với nhiều loài giun nhiều tơ, so với các dạng nền đáy cát bùn, bùn cát
và nền đáy hữu cơ.
3. Môi trường sống bãi triều cửa sông ven biển thích hợp của Rươi thường có
các đặc điểm sau: (1) Có nền đáy là bùn hoặc bùn cát; (2) Có có độ mặn từ 5-15 ‰;
(3) Nhiệt độ trong khoảng 24-28°C; (4) Hàm lượng oxy hòa tan dao động 4,5-5,2
mg/l; (5) pH khoảng 7,8.

3. PHÂN TÍCH ĐƢỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN – PHÁT TRIỂN
CỦA RƢƠI (Tylorrhynchus sp.) Ở MIỀN BẮC
3.1. Đặt vấn đề
Rươi (Polychaeta: Nereididae) sống ở hệ sinh thái đất vùng ven biển, nơi chịu
ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Chúng thường sống trên các nền cát sỏi, mép khe đá
hay đáy bùn cát. Thời gian rươi nổi thường vào các tháng 9, 10 và 11 dương lịch
hàng năm, là giai đoạn sinh sản mạnh nhất của chúng. Vào thời gian này, ta có thể
quan sát thấy rất nhiều động vật có màu hồng nhạt pha sắc xanh lam có ánh kim,
hình ống và gồm nhiều đốt cơ thể, dài 4-7cm (Phạm Đình Trọng 1999, Nguyễn
Quang Chương 2009). Chúng có vai trò to lớn, phân bố nhiều ở vùng cửa sông và có
khả năng di cư và sống ở lớp đất trồng cách xa bờ biển (loài Lycastopsis sp,).
Mục tiêu nghiên cứu ở phần này là: Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản về
sinh học sinh sản - phát triển của rươi (Nereididae: Tylorrhynchus) ở vùng nghiên
cứu
15

Hình : Sơ đồ vòng đời của rƣơi (Nereididae: Tylorrhynchus sp,)


3.4. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu quần thể rươi trưởng thành sinh sản cho thấy, có sự sai
khác về hình thái giới tính và màu sắc ở rươi trưởng thành. Quần thể rươi cái thường
ánh lên màu xanh nhạt hay màu nâu vàng (màu của trứng). Trong khi đó các cá thể
rươi đực thường có màu tươi sáng và sặc sỡ hơn, thường mang màu trắng đục pha
chút phớt hồng, trên lưng có một vạch đỏ chạy dọc theo thân,
2. Thời vụ sinh sản của Rươi xác định được trong hai mùa chính là: vụ Chiêm
thường trong các tháng 5-6 dương lịch, và vụ Mùa trong các tháng 10-11. Ngoài hai
vụ chính này, đã ghi nhận được rươi có thể sinh sản rải rác vào các tháng quanh năm.
Rươi có tập tính di cư sinh sản theo dòng nước thủy triều lên, do vậy chúng thường
sinh sản vào ban đêm. Rươi trưởng thành sinh sản thường xuất hiện vào đầu con
nước, 2-3 ngày trước ngày triều cường. Trong quá trình di cư sinh sản, các cá thể
trưởng thành sinh dục không nổi lên mặt nước, mà bơi chìm cách mặt đáy khoảng 20-
30 cm.
3. Chưa ghi nhận thấy rươi sinh sản trong đầm nước đọng, mà chúng di cư theo
dòng nước ra cửa sông nơi có dòng chảy. Khi có sự chênh lệch độ mặn trong dòng
nước, cơ thể rươi vỡ và giải phóng sản phẩm sinh dục vào môi trường này. Trứng
rươi sau khi được thụ tinh, phát triển tuần tự qua các giai đoạn ấu trùng đặc trưng của
giun đốt Annelida: Trocophora >Metatrocophora >Nectochaeta >Rươi trưởng
thành.
4. Đặc điểm sinh học sinh sản – phát trển của rươi có thể tóm tắt như sau sau:
(1) Rươi trưởng thành sinh sản không ở trong đầm mà di cư ra cửa sông ven biển.
>(2) Tại hệ sinh thái cửa sông ven biển có độ chênh lệch phù hợp về độ mặn, cơ thể
chúng vỡ ra giải phóng sản phẩm sinh dục vào dòng nước. >(3) Trứng đã thụ tinh
phát triển qua các giai đoạn trùng trôi theo nước thủy triều lên quay lại đầm bãi để
thực hiện vòng đời mới.
16

5. Có cơ sở khoa học để rút ra nhận xét là, yếu tố độ mặn và dòng chảy thủy
triều liên quan đến vòng đời, phát triển sinh sản và phát tán phân bố của rươi. Như
vậy, sự phát tán của rươi là yếu tố sinh học đáng chú ý chỉ thị sự nhiểm mặn và nước
biển dâng ở hệ sinh thái đất vùng ven biển và cửa sông.

4. PHÂN TÍCH ĐƢỢC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT


XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY NUÔI, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ
NGUỒN LỢI RƢƠI Ở VIỆT NAM
4.1. Đặt vấn đề
Giun nhiều tơ đã tham gia hình thành lưới thức ăn, trong đó rươi
(Tylorrhynchus sp,) là một mắt xích trong cấu trúc dinh dượng và mạng lưới thức ăn
quan trọng của hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái liên quan (Vu Quang Manh
2018). Rươi trước hết là những sinh vật tiêu thụ các sản phẩm trong hệ sinh thái vùng
vùng ven biển và cửa sông. Chúng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn do đó chúng
sẽ bị các nhóm sinh vật khác sử dụng làm thức ăn (Nguyễn Văn Khang 1991, Nguyễn
Văn Chung 1994, Bộ thủy sản 1996).
Rươi là mắt xích quan trọng trong chuỗi dinh dưỡng, là yếu tố sinh học chỉ thị
sự nhiểm mặn và nước biển dâng ở hệ sinh thái đất vùng ven biển và cửa sông. Trong
chuỗi dinh dưỡng của hệ sinh thái vùng ven biển, rươi là nhóm thức ăn ưa thích và
được săn lùng của nhiều loài cá, sống ở đáy sông và thủy vực (Vinogradov 1948,
Uschakov 1980, Phạm Đình Trọng & Phan Nguyên Hồng 2001). Như vậy, rươi là
nguồn thức ăn quan trọng cho các loài hải sản, đây là vấn đề quan trọng được các nhà
nghiên cứu quan tâm không những trong lĩnh vực sinh học sinh thái mà cả trong lĩnh
vực ứng dụng vào thực tế.
Giun nhiều tơ Rươi có hàm lượng và chất lượng dinh dưỡng cao (Vu Quang
Manh & Nguyen Thi Ha, 2018). V í d ụ m ột gram thịt rươi loài Nereis diversicolor
có thể cung cấp 5,578 calo; của loài N. virens - 4,494 calo, và Arenicola marina là
2,552 calo. Ở nước ta, rươi thường được dùng để làm chả rươi hoặc muối thành mắm
rươi. Ở nước ta, rươi thường gặp ở các tỉnh vùng ven biển miền Bắc, như ở vùng địa
lý tự nhiên “Đồng bằng sông Hồng”: các tỉnh và thành phố Hải Phòng, Hải Dương,
Thái Bình, Nam Định, hay ở vùng “Ven biển Bắc trung bộ”: các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An…, vùng “Ven biển miền trung” như Nha Trang v.v...
Nhìn chung, ở Việt Nam Rươi chưa được nghiên cứu đầy đủ như một thành
phần quan trọng, không thể thay thế trong cấu trúc quần xã sinh vật lớn (Macrofauna)
của hệ sinh thái đất vùng ven biển và cửa sông (Phan Thi Kim Hong 2015). Với
những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, việc triển khai các nghiên cứu cơ bản về
sinh học phát triển rươi ở hệ sinh thái đất vùng ven biển và cửa sông của Việt Nam,
nhằm quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững nhóm động vật quan trong này là rất
cần thiết.
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Điều kiện tự nhiên độc đáo và đặc thù của Việt Nam với chiều dài bờ biển
hơn 3.200 km, cùng hệ thống cửa sông dày đặc và khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo
cho đất nước nói chung và miền Bắc nói riêng một kiểu hệ sinh thái ven biển và cửa
17

sông rất đặc trưng, đạt năng suất sinh học cao, phù hợp cho sinh sống và phát triển
của nhóm Giun đốt nhiều tơ Rươi (Nereididae: Tylorrhynchus), là thành phần của cấu
trúc quần xã động vật cỡ lớn (Macrofauna) của hệ sinh thái đất (Soil ecosystem) vùng
ven biển và cửa sông Việt Nam. Rươi chưa được nghiên cứu đầy đủ như một nhóm
động vật là thành phần quan trọng trong cấu trúc quần xã động vật của hệ sinh thái
đất, với vai trò chỉ thị sinh học đối với sự nhiểm mặn và nước biển dâng, là nguồn hải
sản truyền thống có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
2. Ở hệ sinh thái đất vùng nước ngập và ven biển của miền bắc Việt là nơi có
thể triển khái phát triển tốt mô hình gây nuôi và khai thác loài rươi, là những động vật
sống ở đáy biển khơi và ở hệ sinh thái đất. Chúng thuộc nhóm động vật đáy biển và
vùng cửa sông, có đời sống di cư liên quan chặt chẽ với các điều kiện sinh thái môi
trường vô cơ và hữu cơ.
4. Mô hình gây nuôi rươi được khảo sát tuy còn sơ sài và phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên để thu hoạch Rươi. Tuy nhiên được kết hợp với mô hình nông nghiệp vườn –
ao – chuồng để tăng thêm thu nhập, nhưng đồng thời cũng làm giảm diện tích gây
nuôi thu hoạch Rươi.
5. Sau khi sinh sản các cá thể rươi sinh sản hữu tính sẽ chết. Chúng vừa nổi lên
mặt nước đã bị con người thu vớt làm thực phẩm hoặc bị các loài tôm, cua, cá và
chim nước chờ đón săn bắt. Dù vậy khi một cá thể sinh sản bị săn bắt, các vết đứt trên
thân, trứng hoặc tinh trùng vẫn kịp thoát ra ngoài môi trường nước để sinh sôi nảy nở
thế hệ tiếp theo. Đây là những thông tin khoa học đáng thú vị và rất chú ý, cần được
khảo sát nghiên cứu thêm
6. Cần có thêm nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản phát triển của Rươi
để làm rõ rõ hơn về phương thức phát triển sinh sản của chúng, để có thể chủ động
nguồn giống rươi phục vụ gây nuôi.
7. Cần đầu tư nhằm tăng cường công tác quản lí chất thải, bảo vệ, phục hồi hệ
sinh thái đất và nước. Đề nghị nghiên cứu thành phần, giá trị dinh dưỡng của Rươi
đối với sức khỏe con người.
18

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Qua nghiên cứu phân tích đặc điểm hình thái phân loại, đặc điểm di truyền
phân tử ADN từ quần thể rươi thu được ở năm tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hải Dương, Thái Bình và Nam Định; đã xác định được chính xác tên khoa
học của loài rươi có giá trị kinh tế cao đang được khai thác và tiêu thụ ở miền Bắc
Việt Nam là:
Loài Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages, 1866)
Vị trí phân loại học của chúng như sau:
- Giới: Động vật học -Animalia (Kingdom)
- Ngảnh: Giun đốt - Annelida (Phylum)
- Lớp: Giun Nhiều tơ - Polychaeta (Class)
- Phân lớp - Errantia (Subclass)
- Bộ - Phyllodocida (Order)
- Phân bộ - Nereidiformia (Suborder)
- Họ: Rươi - Nereididae (Family)
- Liên học Gymnonereidinae (Subfamily)
- Giống: Rươi - Tylorrhynchus Grube, 1866
Tên Mô tả lần đầu (Original Name): Nereis heterochaeta Quatrefages, 1866.
Tên đồng danh (Synonymised names): (1) Ceratocephale osawai Izuka, 1903,
(2) Nereis heterochaeta Quatrefages, 1866.
2. Đa dạng thành phần loài và mật độ của giun nhiều tơ trong đó có rươi
(Polychaeta) ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam liên quan rõ rệt đến độ mặn và pH
của môi trường sống trong nước. Khi độ pH môi trường sống trong nước đạt 6,6-7,5
số loài giun nhiều tơ Polychaeta ghi nhận được là nhiều nhất; độ pH là 5,5-6,5 số loài
giun nhiều tơ ghi nhận được là trung bình; và số loài giun nhiều tơ thấp nhất là ở độ
pH 7,6-8,5, tương ứng xác định được là 14>9>5 loài.
3. Môi trường sống trong nước thường gặp của rươi (Tylorrhynchus
heterochaeatus) là ở vùng có nền đáy của bãi triều cửa sông ven biển nơi chịu tác
động của thủy triều. Môi trường thủy triều có nền đáy là cơ chất bùn thích hợp hơn
với nhiều loài giun nhiều tơ, so với các dạng nền đáy cát bùn, bùn cát và nền đáy hữu
cơ.
4. Môi trường sống bãi triều cửa sông ven biển thích hợp của Rươi thường có
các đặc điểm sau: (1) Có nền đáy là bùn hoặc bùn cát, (2) Có có độ mặn từ 5-15 ‰,
(3) Nhiệt độ trong khoảng 24-28°C, (4) Hàm lượng oxy hòa tan dao động 4,5-5,2
mg/l, và (5) pH khoảng 6,0-7,0.
5. Có sự sai khác giới tính về hình thái và màu sắc giữa rươi đực và cái trưởng
thành. Rươi cái thường ánh lên màu xanh nhạt hay màu nâu vàng, và Rươi đực
thường có màu tươi sáng và sặc sỡ hơn, thường mang màu trắng đục pha chút phớt
hồng trên lưng.
19

6. Thời vụ sinh sản của Rươi xác định được trong hai mùa chính là: vụ Chiêm
các tháng 5-6 dương lịch, và vụ Mùa các tháng 10-11. Đã ghi nhận được rươi có thể
sinh sản rải rác vào các tháng quanh năm. Rươi có tập tính di cư sinh sản theo dòng
nước thủy triều lên, nên thường sinh sản vào ban đêm, xuất hiện vào đầu con nước, 2-
3 ngày trước ngày triều cường. Trong quá trình di cư sinh sản, các cá thể trưởng
thành sinh dục không nổi lên mặt nước, mà bơi chìm cách mặt đáy khoảng 20-30 cm.
7. Có cơ sở khoa học để rút ra nhận xét là, yếu tố độ mặn và dòng chảy thủy
triều liên quan đến vòng đời, phát triển sinh sản và phát tán phân bố của rươi. Như
vậy, sự phát tán của rươi là yếu tố sinh học đáng chú ý chỉ thị sự nhiểm mặn và nước
biển dâng ở hệ sinh thái đất vùng ven biển và cửa sông. Sự chênh lệch độ mặn trong
dòng nước là lý do chính giúp cơ thể rươi vỡ và giải phóng sản phẩm sinh dục đực và
cái vào môi trường này. Trứng rươi sau khi được thụ tinh phát triển tuần tự qua bốn
(4) giai đoạn sau: (1)Trocophora >(2)Metatrocophora >(3)Nectochaeta >(4)Rươi
trưởng thành.
8. Đặc điểm sinh học sinh sản – phát trển của rươi có thể tóm tắt như sau sau:
(1) Rươi trưởng thành sinh sản không ở trong đầm mà di cư ra cửa sông ven
biển.
(2) Tại hệ sinh thái cửa sông ven biển có độ chênh lệch phù hợp về độ mặn, cơ
thể chúng vỡ ra giải phóng sản phẩm sinh dục vào dòng nước.
(3) Trứng đã thụ tinh phát triển qua các giai đoạn trùng trôi theo nước thủy
triều lên quay lại đầm bãi để thực hiện vòng đời mới.
9. Điều kiện tự nhiên độc đáo và đặc thù của Việt Nam nói chung và miền Bắc
nói riêng một kiểu hệ sinh thái ven biển và cửa sông rất đặc trưng, đạt năng suất sinh
học cao, phù hợp cho sinh sống và phát triển của nhóm Giun đốt nhiều tơ Rươi
(Nereididae: Tylorrhynchus). Ở hệ sinh thái đất vùng nước ngập và ven biển của miền
bắc Việt Nam là nơi có thể triển khái phát triển tốt mô hình gây nuôi và khai thác loài
rươi, là những động vật sống ở đáy biển khơi và ở hệ sinh thái đất. Chúng thuộc
nhóm động vật đáy biển và vùng cửa sông, có đời sống di cư liên quan chặt chẽ với
các điều kiện sinh thái môi trường vô cơ và hữu cơ.
10. Hầu hết các mô hình gây nuôi rươi được khảo sát tuy còn mang tính tự phát
và sơ khai, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và chưa được áp dụng các cơ sở
khoa học hiện đại. Mô hình kết hợp gây nuôi rươi, xen trồng lúa bản địa, kết hợp
nông nghiệp vườn – ao – chuồng là hướng phất triển tốt giúp tăng thêm thu nhập,
giảm diện tích gây nuôi thu hoạch Rươi và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi trồng
xen một số nhóm động vật khác nhau như tôm, cá, giáp xác... là những hướng phát
triển khoa học đáng chú ý, cần được khảo sát nghiên cứu thêm
11. Mô hình nuôi rươi nhằm bảo vệ nguồn lợi bền vững canh tác xen giống lúa
địa phương chất lượng cao thì điều tiết liên kết dòng chảy sông với ruộng nuôi là vấn
đề quan trọng của mô hình nuôi rươi vùng ven biển miền bắc Việt Nam. Chính quyền
và chính sách phát triển của nhà nước, quy hoạch đất đai xây dựng trang trại, chủ
động nguồn con giống rươi, và liên kết Người nông dân–Chủ trang trại và Nhà khoa
học dấn thân là những yêu cầu cần thiết cần có.
20

12. Cần có thêm nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản phát triển của Rươi
để làm rõ rõ hơn về phương thức phát triển sinh sản của chúng, để có thể chủ động
nguồn giống rươi phục vụ gây nuôi. Cần đầu tư nhằm tăng cường công tác quản lí
chất thải, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất và nước. Đề nghị nghiên cứu thành phần,
giá trị dinh dưỡng của Rươi đối với sức khỏe con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


93 tên tài liệu tham khảo.

PHỤ LỤC: SẢN PHẨM ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ

1. NCS. Nguyễn Thị Hà: Viện Hàn Lâm KH-CN Việt Nam.
2. ThS Nguyễn Thanh Hải 2017: ĐHSP Hà Nội 2.
3. Thạc sĩ Vũ Đức Mạnh 2017: ĐHSP Hà Nội 2
4. Cử nhân Tran Le Truc Anh 2017: Viện Hàn Lâm KH-CN Việt Nam.
5. Bản cứng 7 công bố khoa học: 3 Quốc gia + 4 Quốc tế:
1. Vu Q.M., Nguyen Thi Ha, Tran le Truc Anh, Vu Duc Manh, Nguyen Thanh Hai and
Ha Tra My, 2016: Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội (Journal of Sciences: Chemical
and Biological Science 61(9): 123-131 (Trong nƣớc).
2. Tran Thi Thanh Binh, Hoang Ngoc Khac, Nguyen Thi Ha, Vu Q.M. 2016: Tạp chí
Khoa học ĐHSP Hà Nội (Journal of Sciences: Chemical and Biological Science
61(9): 132-139 (Trong nƣớc).
3. Nguyễn Thị Hà, Vũ Quang Mạnh, 2018: Rươi (NEREIDIDAE:
TYLORRHYNCHUS) và quần xã động vật không xương sống cỡ lớn Macrofauna
trong đất ven biển tỉnh Hải Dương , Việt Nam: Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. Hồ Chí
Minh, 15: 155-164 (Trong nƣớc).
4. Vu Q.M., Nguyen Thi Ha, 2018: Journal of Vietnamese Environment Vol. 9(1-5),
272-279 (Tạp chí Việt Nam công bố Quốc Tế Dresden, Germany).
5. Ivaylo Dedov, Manh Quang Vu, Nam Hai Tran, 2019: Historia naturalis bulgarica
39: 1-3 (Quốc Tế).
6. Manh Quang Vu, Lai T.H., Ha T.M., 2019: Oribatid mite community (Acari:
Oribatida) in the mangrove forest of the Cat Ba Biosphere Reserve, northern Vietnam
(Quốc Tế: For Print in ZOOTAXA).
7. Ivaylo Dedov, Schneppat U., Manh Quang Vu, Nguyen Quoc Huy, 2019: Laocaia
simovi Dedov & Schneppat (Gastropoda: Pulmonata: Helicarionidae: Helicarioninae)
– a new semi-slug species from Vietnam.- (Quốc Tế: Accepted in ZooKeys).

You might also like