You are on page 1of 2

BÀI TẬP KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

(Tính điểm B3 )
Bài số1: Một nhà máy sản xuất hóa chất nằm bên cạnh một dòng sông. Hoạt động sản xuất
của nhà máy gây ra ô nhiễm cho dòng sông đó. Biết rằng hàm tổng chi phí của nhà máy là
20Q + 0,5Q2, hàm lợi ích của nhà máy là 40Q – Q2. Nhà máy đó gây ô nhiễm môi trường
với hàm tổng thiệt hại là 5Q .
a, Xác định mức sản lượng tối ưu cá nhân, xã hội, ở mức hoạt động đó giá thành sản phẩm sẽ
là bao nhiêu?
b, Thể hiện các kết quả lên đồ thị, từ đó nhận xét vai trò của ngoại ứng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh (Q là sản lượng tính bằng tấn, P là giá tính bằng USD).
Bài số 2: Công ty nhiệt điện Phả Lại sản xuất điện bằng tua bin hơi nước. Cầu về điện là D
với Q = 160 – P. Vì gây ô nhiễm không khí nên chính quyền địa phương qui định đánh thuế
1000đơn vị tiền tệ mỗi tháng. Biết rằng chi phí sản xuất của công ty bao gồm, chi phí cố định
FC = 3500 và chi phí biến đổi VC = Q 2/10 +10Q. Trong đó Q là mức sản lượng điện được
sản xuất.(Biết rằng tổng chi phí bằng chi phí cố định cộng với chi phí biến đổi)
a, Nếu chính quyền không đánh thuế ô nhiễm thì Công ty sẽ sản xuất lượng điện là bao nhiêu
và giá bán điện là bao nhiêu? Việc đánh thuế môi trường hàng tháng có ảnh hưởng gì đến
quyết định giá bán và sản lượng của công ty?
b, Để cách đánh thuế hợp lý hơn, chính quyền qui định mức thuế theo sản lượng. Biết hàm
thiệt hại do dùng than EC là Q2/2. Hỏi
- Sản lượng và giá bán điện là bao nhiêu?
- Mức thuế và tổng số thuế môi trường mà công ty phải chịu?
- Nếu Công ty không đóng thuế thì xã hôi phải chịu thiệt hại là bao nhiêu?
c, Thể hiện các kết quả lên đồ thị.
Bài số 3: Có 3 DN sản xuất cùng đóng trên địa bàn và cùng sản xuất xi măng. Họ buộc phải
thực hiện chi phí giảm thải nhưng vì có công nghệ thiết bị khác nhau nên chi phí giảm thải
cận biên của họ khác nhau, MCA1 = 400 - S, MCA2 = 300 - S, MCA3 = 600 - 2S. Trong đó
S là lượng thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải tính bằng 1000đồng.
a, Xét về môi trường thì công nghệ DN nào tốt hơn?
b, Cơ quan quản lý môi trường yêu cầu các DN giảm bớt 40% lượng thải của mình. Lúc đó
chi phí môi trường của các DN đó là bao nhiêu?.
c, Cơ quan môi trường qui định phí thải chung cho cả 3 DN là 300.000đồng/tấn, lúc này chi
phí môi trường của mỗi DN sẽ là bao nhiêu?
d, Nếu anh chị là nhà quản lý môi trường thì chọn lệ phí thải hay tiêu chuẩn môi trường? hãy giải thích?
Bài số 4: Có 3 DN sản xuất cùng loại sản phẩm và cùng thải ra một loại chất thải, hàm chi
phí giảm thải cận biên của các DN như sau: MCA1 = 150 – S; MCA2 = 75- 0,5S; MCA3 =
100 – 2/3 S, trong đó S là lượng thải tính bằng tấn, chi phí tính USD
a, Xác định lượng thải của mỗi DN khi không có sự quản lý của nhà nước
b, Cơ quan quản lý môi trường quyết định bán cho mỗi DN là 75 giấy phép tương ứng 75 tấn
thải và các giấy phép này có quyền chuyển nhượng trên thị trường. Giả sử giá giấy phép trên
là 50USD/giấy phép.
Với mức giá này những DN nào sẽ tiến hành mua giấy phép của nhau? và nội dung
mua bán như thế nào?
Việc mua bán này sẽ có lợi ích như thế nào đối với các DN?
c, Thể hiện các kết quả lên đồ thị
Bài số 5: Mỏ Fenspat có trữ lượng công nghiệp là 150.000tấn, khai thác trong 1 năm, hệ số
thu hồi định mức là 75%. Chi phí khai thác toàn mỏ là 19.800.000ngđồng, giá bán là
350ngđồng/tấn, chi phí đầu tư là 3.620.000ngđồng. Để nâng cao hệ số thu hồi từ 75% lên
80% phải chi phí thêm 35 ngđồng/ tấn. Trên thực tế hệ số thu hồi là 70%. Hãy tính tổn thất
chung về kinh tế nếu lãi suất là 8%/năm.
Bài số 6: Năm 2009 Công ty Unocal khám phá một mỏ khí tự nhiên với trữ lượng ước tính
khoảng 71 triệu tấn ở vùng tây nam Việt nam. Hiện tại Unocal đang chuẩn bị kế hoạch khả
thi để khai thác mỏ khí trên trong hai thời kỳ (t = 0,1). Chi phí khai thác, bao gồm chi phí lắp
đặt giàn khoan, hệ thống đường ống, chi phí hoạt động ước tính khoản 200USD/triệu tấn. Chi
phí cận biên giả định là không đổi trong 2 thời kỳ trên. Đường cầu sản phẩm trong hai thời
kỳ có dạng P = 1200 – 23Q, với đơn vị đo lường của P là USD/ triệu tấn và Q là triệu tấn.
Suất chiết khấu r = 10%/thời kỳ
a, Tính tốc độ khai thác tối ưu cho từng thời kỳ
b, Tính giá và chi phí người sử dụng chưa chiết khấu trong hai thời kỳ trên
c, Giả sử nhà nước quyết định đánh thuế tài nguyên. Thuế suất là 5USD/tấn. Hãy tính lại kết
quả của câu a.
Bài số 7. Một người nuôi ong ở kề bên một vườn nhãn, người trồng nhãn được hưởng lợi từ
người nuôi ong vì mỗi hòm ong thụ phấn cho 1 ha nhãn. Tuy vậy người trồng nhãn không
phải trả gì cho người nuôi ong. Nếu khi không đủ ong thụ phấn cho nhãn thì năng suất nhãn
giảm là cho người trồng nhãn thiệt hại 100.000đồng cho 1 ha nhãn, việc nuôi ong có chi phí
cận biên là (10 +2Q).10.000đồng. Trong đó Q là số hòm ong. Mỗi hòm ong mang giá trị mật
là 200.000đồng.
a, Hãy tính số hòm ong mà chủ nuôi ong cần có để cho lợi nhuận của mình là lớn nhất?
b, Muốn cho hoạt động nuôi ong và trồngnhãn có hiệu quả xã hội thì 2 chủ thể đó hành động
như thế nào? Thể hiện các kết quả lên đồ thị?

You might also like