You are on page 1of 9

Câu 6: Đặc điểm tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết

(1954) và nội dung đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam do Đại hội
Đại biểu toàn toàn quốc lần thứ III (9/1960) đề ra?
NỘI DUNG
Chương I) Việt Nam sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (1954)
1. Tình hình VN sau khi ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh
xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập
kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi có
những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta.
Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản.
Thủ đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bào mừng
đón đoàn quân chiến thắng trở về.
Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể
của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô.
Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, và đến ngày 22-5-
1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị,
tài sản để gây khó khăn cho ta. Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo
bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để
thực hiện ý đồ phung phá cách mạng về sau.
Trong khi đó, ở miền Nam, thực dân Pháp cũng có những hành động phá hoại Hiệp
định mới được ký kết.
Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi còn nhiều điều khoản Hiệp
định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó có điều khoản
về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc-Nam Việt Nam. Pháp trút
bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định cho Mỹ-Diệm,
người kế tục chúng ở miền Nam. Đế quốc Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đã vạch ra từ
trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương.
Ngày 25-6-1954 Mỹ đã ép được Pháp đưa Ngô Đình Diệm (người của Mỹ) thay Bửu
Lộc (người của Pháp) lên làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam.
Ngày 23-7-1954, ngoại trưởng Mỹ Đa lét (Dulles) tuyên bố: "Từ nay về sau, vấn đề
bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ miền
Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam
Á và Tây Nam Thái Bình Dương".
Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh... và một số nước
Đông Nam Á lập ra khối "Liên minh quân sự Đông - Nam Á" (SEATO) và ngang
nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này.
Đưa được tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, gạt hết quân Pháp và
tay sai của chúng ra khỏi miền Nam, Mỹ đã thực hiện được bước đầu ý đồ độc chiếm
miền Nam Việt Nam.
Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá
hoại Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong
thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định.
Đến hạn hai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố. "Sẽ không có hiệp thương tổng
tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diện nào chúng
ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó". Bằng một loạt hành động trái với hiệp
định, như bầy trò "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm
làm Tổng thống (tháng 10- 1955), tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến
(tháng 5 -1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là "Việt Nam cộng hoà" (tháng 10-
1956), Diệm đã trắng trợn từ chối và phá hoại việc thống nhất Việt Nam.
Cùng với sự giúp đỡ dưới hình thức "viện trợ" quân sự, chính trị, kinh tế, miền Nam
Việt Nam được xây dựng thành căn cứ quân sự, thành cơ sở kinh tế thực dân kiểu
mới của Mỹ.
Tất cả việc làm trên của Mỹ - Diệm không ngoài mục đích tách hẳn một phần lãnh
thổ của Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để lập ra một quốc gia riêng biệt, thậm chí
là một phần lãnh thổ của nước Mỹ. Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm tuyên bố tại
Washington "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17 ".
2. Thuận lợi và khó khăn của VN sau ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ
a) Thuận lợi:
+ Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, KH-KT, nhất là Liên
Xô.
+ Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực
Mỹ Latinh.
+ Phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản CN.
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước.
+ Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến.
+ Có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
b) Khó khăn:
+ Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu bá chủ thế giới với
các chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
+ Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe XHCN
và TBCN, xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống XHCN, nhất là giữa Liên Xô và TQ.
+ Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam nước ta nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta. Đất
nước ta bị chia làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.
-Miền Bắc thì đã được giải phóng nhưng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
-Miền Nam tiếp tục công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, trở thành thuộc địa
kiểu mới của Mỹ.
=> Đảng lãnh đạo đồng thời 2 chiến lược CM ở 2 miền khác nhau là đặc điểm lớn
nhất của CM VN sau tháng 7/1954. Đặc điểm bao trùm và với những thuận lợi, khó
khăn nêu trên là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung
cho CM VN trong giai đoạn mới.

Chương II) Nội dung đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam do Đại hội
Đại biểu toàn toàn quốc lần thứ III (9/1960) đề ra
1.Hoàn cảnh lịch sử
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh lịch sử đất nước
và thế giới có những đặc điếm nổi bật sau đây:
- Trong nước:
Đến cuối năm 1960, sự nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có những bước tiến
quan trọng. Ở miền Bắc, công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa với
các thành phần kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng. Ở miền Nam, cuộc
đấu tranh chống Mỹ - Diệm đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong
phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960), làm lung lay chế độ ngụy quyền Sài Gòn.
Phong trào cũng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam,
chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.
-Thế giới
Trong thời điểm này, tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi, vừa là thuận lợi, vừa
là thách thức cho cách mạng Việt Nam. Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa,
nhất là của Liên Xô và Trung Quốc đã có nhiều ảnh hường tích cực đến cách mạng
Việt Nam. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và
Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ. Đó là thuận lợi cơ bản cho cách mạng Việt Nam ở
cả hai miền. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong phong trào cộng sản mà tâm điểm là
quan hệ Liên Xô - Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế và cũng ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.
2. Nguyên nhân dẫn đến Đại hội Đại biểu toàn toàn quốc lần thứ III
Sự phát triển của cách mạng hai miền Bắc - Nam đòi hỏi Đảng phải nhanh chóng
hoạch định đường lối cách mạng cho cả nước, thống nhất ý chí và hành động, định
hướng tư tưởng và hoạt động thực tiễn cho cách mạng của hai miền. Mặt khác, đã
gần 10 năm kể từ khi diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ 11 của Đảng (tháng 2-1951),
cách mạng Việt Nam đã có nhiều thay đổi, thế và lực của đất nước đã phát triển,
nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cho cả dân tộc ta trên con đường cách
mạng gải phóng dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, cùng với sự thách thức
của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nghèo nàn, lạc hậu, Đảng và dân
tộc Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề thực tiễn phức tạp đặt ra yêu cầu
cấp thiết Đảng phải sớm khẳng định những nhiệm vụ cụ thể cho sự nghiệp cách
mạng ở hai miền đất nước. Lần đầu tiên sau 30 năm hoạt động trong điều kiện bí
mật và chiến tranh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã được tiến
hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5-9-1960 đến ngày 10-9-1960. Tham dự Đại hội có
525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết hay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên
trong cả nước đến tham dự Đại hội còn có đại biểu các đoàn thể và các đảng phái
dân chủ trong nước và đại biểu của 16 đoàn quốc tế.
3.Nội dung chủ yếu của Đại hội:
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đại hội lần này
là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất
nước nhà".
Đại hội đã nghe Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí
Lê Duẩn trình bày, thảo luận và thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của
Đảng trong giai đoạn mới, thông qua Nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5
năm lấn thứ nhất (1961 - 1965).
Sau khi phân tích tình hình chung của cả nước và tình hình cụ thể của mỗi miền,
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (5-10/9/1960) đã xác định đường
lối chiến lược chung của CMVN “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu
tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh CMXHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc
lập và dân chủ, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông
Nam Á và TG”.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết do Đại hội
thông qua về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới gồm những vấn
để lớn sau:
3.1 Về đường lối cách mạng chung trong cả nước:
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm nước ta, Đại hội đã xác định cách mạng Việt Nam
bước vào giai đoạn mới cùng lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau:
chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chiến lược cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết với nhau
và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Mỗi chiến lược cách mạng ở mỗi miền của đất
nước có vị trí và trách nhiệm riêng trong mục tiêu chung là hòa bình thống nhất Tổ
quốc.
Miền Bắc sau khi hoàn toàn giải phóng đă trở thành căn cứ địa cách mạng chung của
cả nước. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc được tăng cường về mọi
mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam. bảo dám sự
phát triển của cách mạng trong cả nước. Vì vậy, "cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc rỏ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng
nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta". Trong sự nghiệp
hoàn thành cách mạng dân tộc , dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống
nhất nước nhà, cách mạng miền Nam "có tác dụng quyết định trực tiếp đối vời sự
nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai".
Trong khi giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền, cả hai chiến lược cách mạng ở
hai miền đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân
dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt
là hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Từ những nhiệm vụ trên đây, Đại hội vạch ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt
Nam trong thời ký mới là: ''Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ
vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy
mạnh cách mạng dân lộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ
nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới".
-Vị trí và vai trò của mỗi miền:
+ CM XHCN ở miền Bắc: có vai trò quyết định nhất (do có nhiệm vụ xây dựng tiềm
lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho CM miền Nam, chuẩn bị cho
cả nước đi lên CNXH về sau)đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có vai trò quyết định trực tiếp trong
công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
-Mối liên hệ của CM 2 miền:
+ Mỗi miền đều có nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng cả hai miền
có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì cả hai miền đều có chung 1 mục tiêu: hòa
bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cùng đi lên xây dựng CNXH.
+ Cả 2 miền đều do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, 1 quân đội thống nhất tiến hành.
-Con đường thống nhất đất nước: vẫn kiên trì theo con đường hòa bình, tuy nhiên
phải đề cao cảnh giác nếu địch gây chiến tranh xâm lược miền Bắc.
-Triển vọng của CMVN: là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài
nhưng nhất định thắng lợi.

3.2 Về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đấu
tranh thực hiện thống nhất nước nhà:
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống
trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp
phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh. Đại hội đề ra "Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ở miền Nam là đoàn kết
toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ
tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một
chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam. thực hiện độc lập dân tộc, các
quyền tự do dân chu và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện
thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ
hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới".
Cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng
liêng của nhân dân cả nước. Đó là quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ,
phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam.
3.3 Về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc:
Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là vấn đề trung tâm thảo luận tại
Đại hội. Xuất phát từ các đặc điểm của miền Bắc, trong đó, đặc điểm lớn nhất là từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội xác định: cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt, là một quá trình
đấu tranh gay go giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá và kỹ thuật.
Về đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Báo cáo chính trị khẳng định: 'Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội. xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố
miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống
nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa bảo vệ hòa bình ở Đông
Nam Á và thế giới".
3. Đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam do Đại hội Đại biểu toàn
toàn quốc lần thứ III (9/1960) đề ra
Để thực hiện xây dựng chiến lược này, Nghị quyết Đại hội đã xác định: cải tạo xã
hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là hai mặt của cách mạng xã hội chủ
nghĩa, cải tạo xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ cơ bản, trong đó, cải cạo nông nghiệp
là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo nhằm tăng năng suất lao lộng, phát triển
sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.
nhằm xâydựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội "Thực hiện công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta là xây dựng một nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công
nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,
đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ
một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông
nghiệp hiện đại".
Cùng với việc phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội còn đề cập đến việc phát triển
văn hóa, giáo dục, khoa học- kỹ thuật: xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân: tăng
cường đoàn kết quốc tế, vấn đề Đảng và công tác tổ chức cán bộ của Đảng.
Căn cứ vào đường lối chung trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, Đại hội đã thảo luận và thông qua nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm mục tiêu: "phấn đấu để thực hiện một bước
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội; đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho kinh
tế miến Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa".
Để đạt được mục tiêu trên, Đại hội đề ra năm nhiệm vụ:
- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện.
- Hoàn thành công cuộc cảicách xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh.
- Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề, xúc tiến công tác khoa học
và kỹ thuật.
- Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
- Đi đôi với kết hợp phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc phòng, tăng
cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội xác định rằng, sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng,
cho nên Đảng cần phải tăng cường sự lãnh đạo đối với công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đốivới cuộc đấu tranh nhằm hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. Muốn
thế, "phải nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, cụ thể là phải tăng
cường tính chất giai cấp và tính chất tiên phong của Đảng, phải củng cố sự đoàn kết
thống nhất trong toàn Đảng".
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa III gồm có 47 ủy viên chính thức
và 31 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự
khuyết. Ban Bí thư gồm có 7 dồng chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ
tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung
ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đánh dấu một bước phát triển mới
của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới, là cơ sở để toàn Đảng và toàn
dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình,
thống nhất nước nhà.

You might also like