You are on page 1of 6

01/04/2019 BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẾN NHÀ RỒNG

Họ và tên ĐÀO BÍCH VÂN


MSSV K174020203
GV Thầy Nguyễn Phương An
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẾN NHÀ RỒNG

1. BẾN NHÀ RỒNG

Bến Nhà Rồng nằm bên con sông Sài Gòn, gần khu vực cầu Khánh Hội, thuộc địa phận
quận 4. Ban đầu là một thương cảng sầm uất được xây dựng từ năm 1892, thương cảng này
nằm trên con sông ở Sài Gòn. Khoảng 2 năm sau, ngôi nhà Rồng được xây dựng. Đến năm
1975, ngôi nhà trở thành nơi lưu niệm Hồ Chí Minh.

Vào những năm kháng chiến chống Pháp, Mĩ, Bến Nhà Rồng được nhân dân thành phố
chọn làm địa điểm để tổ chức những cuộc biểu tình, mít tinh,… để phản đối chính quyền thực
dân và bọn tay sai. Đặc biệt, vào ngày 13/5/1975, con tàu Sông Hồng đã cập để nối con đướng
biển thông thương giữa 2 miền Nam-Bắc.
Tòa nhà nổi bật với cột cờ Thủ Ngữ và kiến trúc nhà Rồng theo kiểu “lưỡng long chầu
nguyệt” – chỉ hình ảnh đôi rồng hướng về phía mặt trăng. Đây là kiến trúc tiêu biểu của nước
ta thời xưa, biểu tượng cho sức mạnh tâm linh hòa quyện với những giá trị nhân văn, phản ảnh
trí tuệ của những nền văn minh cổ xưa. Bến Nhà Rồng đến nay vẫn giữ nguyên mình kiến trúc
cổ xưa, uy nghi hùng dũng từ xưa đến giờ mà không có một tòa cao ốc nào xung quanh có thể
làm lu mờ được.

Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Nguyển Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu
nước.sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành đã trở thành nhà cách mạng lãnh
đạo nhân dân Việt Nam đứng lean làm cuộc cách mạng tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa.Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ Tịch Hồ Chí
Minh sau này.

Trong hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Hố Chí Minh – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã đón
tiếp hơn 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có
hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp của các nước đến viếng thăm, tìm hiểu
và nghiên cứu về Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật ( năm 1890 ) đến nay đã có
11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về chủ tịch Hồ Chí Minh

2. XUẤT THÂN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Chủ tịch Hồ Chí Minh (sinh ngày 19-5-1890), thời niên thiếu tên là Nguyễn Sinh Cung, ra
đời tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng
Sen), cùng thuộc xã Chung Cự, cách Hoàng Trù 2km (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An). Xuất thân từ gia đình nông dân, sớm mồ côi cha, mẹ, từ nhỏ đã chịu khó
lao động và ham học. Thân mẫu là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868. Bà là một phụ nữ cần
mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng chăm lo cho chồng

Trang 1
con ăn học. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong gia đình. Chị là Nguyễn Thị Thanh, còn có
tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884. Anh là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là
Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888. Gia đình Nguyễn Sinh Cung sống trong một căn nhà nhỏ ba
gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại tại Hoàng Trù.
Khoảng năm 1901-1902, Nguyễn Tất Thành bước đầu tiếp thu tư tưởng yêu nước của các
bậc cha chú thông qua mối quan hệ giữa cha với các sĩ phu trong vùng.
Theo cha đi khắp đó đây, tầm mắt Tất Thành được mở rộng, quả là "đi một đoạn đàng, học
một sàng khôn". Anh thấy đâu đâu cảnh nghèo đó cũng phơi bày ra trước mắt. Nhan nhản
người ăn xin ở khắp mọi nơi. Hầu như làng quê nào cũng chỉ nổi lên vài ba ngôi nhà đồ sộ bên
cạnh hàng trăm túp lều xơ xác, tiêu điều. Mùa đông giá lạnh càng nhiều cảnh thê thảm hơn.
Không đủ manh áo che thân, nhiều người phải quấn tơi, chiếu hoặc bao tải rách. Bọn đế quốc
và địa chủ phong kiến đang hút tủy, rút xương dân chúng bằng hàng trăm thứ thuế nặng nề và
phu đài, tạp dịch. Từ người lớn đến trẻ con ai ai cũng sợ "ông Tây". Anh Thành cảm thấy nỗi
nhục mất nước hằn rõ trên gương mặt mỗi người Việt Nam. Tháng 9 năm 1905, Nguyễn Tất
Thành và Nguyễn Tất Đạt được thân phụ xin cho theo học lớp dự bị Trường tiểu học Pháp -
bản xứ ở thành phố Vinh.
Chính tại Trường tiểu học này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu TỰ DO
- BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI.
Cái nôi quê hương giàu truyền thống bất khuất với bản sắc riêng của xứ Nghệ đã tạo cho
Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc và ý chí "Làm trai cho
đáng nên trai". Những tấm gương của các thầy giáo và những hoạt động sôi nổi của các bậc
cha chú như Phan Bội Châu... đã kích thích cao độ chí làm trai của anh. Thái độ bất hợp tác,
ngầm chống đối thực dân, phong kiến và nhận thức được thời cuộc, lòng thương dân, yêu nước
của thân phụ có ảnh hưởng sâu xa đến sự hình thành nhân cách của anh.

(Hình 1 : Gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

3. QUÁ TRÌNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGƯỜI

Ngày 05 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước với tên
gọi là Văn Ba đã nhận làm phụ bếp cho tàu Pháp Latusơ Tơrêvin – mang trong mình một hoài

Trang 2
bão lớn lao là tìm cho được con đường cứu nước, con đường giải phóng nhân dân khỏi áp bức
bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai.

Giữa tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, cùng với việc lao động kiếm
sống, Người còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu cách mạng Tư sản Mỹ năm
1776. Khi thăm pho tượng Nữ thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để y đến vầng hào quang
trên đầu tượng mà xúc động trước cảnh nô lệ dưới chân tượng.

Đến cuối năm 1913, Người từ Mỹ trở về Anh, rồi về Pháp. Sau những năm bôn ba, làm
đủ nghề để kiếm sống, hòa mình trong phong trào quần chúng, người lao động ở các nước đế
quốc tư bản, Người đã nhận rõ ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người
áp bức và người bị áp bức.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công là sự kiện có ảnh hưởng quyết định
đến tư tưởng cứu nước và hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành. Người trở về Pháp, hòa
mình trong phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi của nước Pháp và tham gia Đảng Xã hội
Pháp.

Năm 1919 với danh nghĩa là người Việt Nam yêu nước, Người gửi đến hội nghị Vécxây
bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam. Dù
không được hội nghị quan tâm nhưng đây là đòn trực diện đánh vào bọn thực dân, đế quốc.

Giữa lúc ấy vào tháng 7 năm 1920, sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đến với Người. Được sự giúp đỡ của nhiều đồng chí
cách mạng Pháp, trong đó có Mácxen Casanh, Pôn Vayăng, Cutuyariê, Môngmútxô… Người
càng thấy rõ hơn Quốc tế thứ ba và bản luận cương của Lê nin thật sự đáp ứng nguyện vọng
tha thiết của Người là độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Từ bản luận cương của Lê nin,
Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam. Sau này, Người đã nhắc lại cảm tưởng của mình khi
được đọc luận cương của Lênin: Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà
tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ!
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ đó, Người hoàn
toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ 3.

Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua (12/1920), Người
tán thành Quốc tế thứ 3, trở thành người Việt Nam tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Như vậy, đến năm 1920 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta, đó là: kết hợp độc lập
dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần Quốc tế vô sản. Người
đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trang 3
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc đã tập trung mọi nỗ lực vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin trong phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và
tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam.

Qua gần 4 năm tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
không ngừng rèn luyện và nâng cao trình độ lý luận, khả năng tuyên truyền, tổ chức, với cương
vị là ủy viên Ban Đông Phương phụ trách cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc đã đến Quảng Châu (Trung Quốc) với mục đích tạo ra một địa bàn hoạt động mới để gây
dựng phong trào cách mạng trong các tầng lớp nhân dân ở Đông Nam Á theo đường lối của
Quốc tế Cộng sản.

Đến tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc chính thức thành lập Việt Nam Thanh niên Cách
mạng đồng chí hội và tổ chức “Cộng sản đoàn” làm nồng cốt cho Hội, đào tạo cán bộ cộng sản
để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Trước yêu cầu bức thiết của
thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, ngày 03/02/1930, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc
tế Cộng sản chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long (Hương Cảng).
Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt,…

4. CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN THAM QUAN

Qua chuyến tham quan bản thân em đã cảm nhận thêm được nhiều điều bổ ích về
cuộc đời, sự nghiệp của Bác, một con người đã cống hiến, đã hi sinh cả cuộc đời mình
cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam cũng như sự nghiệp
giải phóng giai cấp trên thế giới.

Bác Hồ – vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước
Việt Nam, một con người hết lòng vì nước vì dân, hết lòng phục vụ đất nước từ khi
Người đang còn rất trẻ. Ở tuổi 21, Người đã mạnh dạn sang phương Tây để tìm
đường cứu nước, trải qua biết bao khó khăn gian khổ, cuối cùng Người cũng tìm
được đến chủ nghĩa Mác-Lênin và Người đã tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân
tộc ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác.

Những gì Người đã làm cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như cách
mạng giải phóng giai cấp bị áp bức bóc lột trên thế giới là không gì có thể so sánh
được. Bao nhiêu năm rồi cũng sẽ trôi qua nhưng Bác Hồ sẽ sống mãi trong sự nghiệp
chúng ta.

Đây là 1 hoạt động vô cùng bổ ích trong chương trình giáo dục ở bậc đại học,
nó giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn truyền thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữ
nước hào hùng của dân tộc mà tiêu biểu trong đó là quá trình tìm đường cứu nước và
lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc của Bác.

Trang 4
Là sinh viên, công dân trẻ và là người chủ tương lai của đất nước, bản thân em
thấy mình phải có ý thức nhiều hơn nữa với sự nghiệp xây dựng đất nước ở thời
điểm hiện tại và tương lai. Với ý chí và quyết tâm của mình, Bác từ 1 thanh niên yêu
nước với đôi bàn tay trẳng và lòng yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ đã đem lại Độc lập
– Tự do – Hạnh phúc cho cả dân tộc. Giờ đây mỗi sinh viên với trách nhiệm và vai
trò của mình phải góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong thời kì đổi
mới và hội nhập, để có thể đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu như
mong ước của Bác để xứng đáng là con cháu Bác Hồ.

CẢM ƠN THẦY ĐÃ DÀNH THỜI GIAN CHO BÀI THU HOẠCH!

Trang 5

You might also like