You are on page 1of 24

CÂU HỎI THI MÔN QUAN NIỆM NGOÀI MÁC XÍT VỀ TÔN GIÁO

(Môn thầy Chung)

Câu 1: Điểm tương đồng và khác biệt giữa tôn giáo học mác xít và tôn giáo học
ngoài Mác xít?
Câu 2: Trình bày khái niệm Thần học Kitô và quan điểm tôn giáo của một số nhà
thần học Kitô giáo?
Câu 3: Các giai đoạn phát triển của thần học Kitô giáo và đặc điểm cơ bản?
Câu 4: Phân tích nội dung và đặc điểm của thần học biện chứng?
Câu 5: Phân tích nội dung và đặc điểm của thần học giải phóng?
Câu 6: Phân tích nội dung và đặc điểm của thần học Á Châu?
Câu 7: Phân tích quan niệm của E.Durkheim về chức năng tôn giáo?
Câu 8: Phân tích quan niệm của E.Durkheim về các yếu tố cấu thành tôn giáo?
Câu 9: Phân tích quan niệm của E.Durkheim về sự phát triển của các khái niệm và
biểu tượng tôn giáo?
Câu 10: Phân tích quan niệm của M.Weber về phạm vi của xã hội học tôn giáo?
Câu 11: Phân tích quan niệm của M.Weber về các khái niệm của tôn giáo và phương
pháp tiếp cận tôn giáo?
Câu 12: Phân tích quan niệm phân tâm học về tôn giáo của Sigmund Freud?
Câu 13: Phân tích quan niệm phân tâm học về tôn giáo của Carl Gustav Jung?
Câu 14: Quan niệm nhân học của Bronislaw Mailinowski về ma thuật và tôn giáo?
Câu 15: Quan niệm văn hóa học của Edward Burnett Tylor về thuyết vật linh và các
hình thái tôn giáo?

Câu 1: Điểm tương đồng và khác biệt giữa tôn giáo học mác xít và tôn giáo học
ngoài Mác xít?
Trả lời.
1.Về đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Giống nhau: đều lấy tôn giáo làm đối tượng nghiên cứu
- Khác nhau:
Tôn giáo học Mác-xít Tôn giáo học ngoài Mác-xít
+ Đối tượng: nghiên cứu tôn giáo + Đối tượng: xem xét tôn giáo cả
như một hình thái ý thức xã hội, vô thức và hữu thức => rộng hơn
một kiểu kiến trúc thượng tầng rất nhiều.
(hữu thức).
+ Phạm vi: bao gồm cả quan
+ Phạm vi: dừng lại ở mức độ các niệm duy vật, duy tâm cả những
quan niệm duy vậy, mqh giữa tồn quan niệm về nghiên cứu từ bên
tại XH và ý thức XH. trong, bên ngoài.

2.Về mục đích nghiên cứu:


- Giống nhau: đều nâng cao hiểu biết về đối tượng, tình cảm, tôn giáo học là sự tò
mò của con người.
- Khác nhau: trong phạm vi, khả năng tác động vào hiện thực của đời sống tôn giáo.
Tôn giáo học Mác-xít Tôn giáo học ngoài Mác-xít
Tìm cách hạn chế tác động tôn giáo Nghiên cứu tác động tôn giáo nhằm
theo quan điểm vô thần => mục đích mục đích tăng cường tổ chức, thiết chề,
khó thực hiện được. giáo hội, mở rộng địa bàn, tang cường
niềm tin tôn giáo đối với tín đồ => đối
lập với tôn giáo học Mác- xít.

3. Về phương pháp tiếp cận- các trường phái lý thuyết khoa học:
- Giống nhau:
+ Đều dựa vào nghiên cứu kinh nghiệm, cách tiếp cận kinh nghiệm đối với đời sống
tôn giáo.
+ Đều dựa vào những phát biểu cụ thể, quan niệm cụ thể của các cá nhân, tín đồ của
các tôn giáo xem các tình cảm tôn giáo đã có như thế nào?
-Khác nhau:
Tôn giáo học Mác- xít Tôn giáo học ngoài Mác- xít
+ Đối với các nhà TGH mác-xít
phương pháp luận dựa trên quan điểm
+ Đối với các nhà nghiên cứu TGH
DVBC và DVLS lấy nền tảng vật chất
ngoài Mác-xít nhiều người ko theo chủ
xã hội để giải thích hiện tượng tinh
nghĩ Mác nhưng vẫn duy vật.
thần.
+ Duy vật tuyệt đối
+ Tôn trọng tâm lý cá nhân, tình cảm
+ Coi trọng tập thể, XH, những tình
tôn giáo cá nhân được đánh giá cao.
cảm nhân đạo, yêu thương đều từ tôn
giáo mà ra.

Câu 2: Trình bày khái niệm Thần học Kitô và quan điểm tôn giáo của một số
nhà thần học Kitô giáo?
Trả lời
1.Khái niệm Thần học Kitô:
Theo Công giáo (Theologia): là môn học để nghiên cứu lời của Thiên chúa
nói với con người qua hình thức đặc biệt gọi là mặc khải và ngược lại nghiên cứu lời
nói của con người với Thiên chúa.
-Lời của Thiên chúa nói với con người: Mặc khải
-Lời của con người nói với Thiên chúa: Cầu nguyện
-Lời của con người nói về Thiên chúa: Thần luận
-Nguyên tắc cơ bản của Thần học là: tin để mà hiểu, hiểu mà để tin.
2.Quan điểm tôn giáo của một số nhà thần học Kitô giáo:
*Nhà Thần học Phaolô: Nhà Thần học gia đầu tiên, xuất than từ thành phố Tarus,
Cilicia (giờ là Thổ Nhĩ Kỳ).
- Tư tưởng thần học chính là Đức Giêsu Kitô. Chú trọng đến Đức Giêsu Kitô lịch sử
(ko phải là con người phàm trần mà quan trọng hơn là có thần tính).
- Khái niệm về nước Chúa Trời: là nơi mọi tinh thần con người hướng tới, nơi tâm
hồn con người trờ về. Là sự trung gian được thể hiện thông qua sự sống và cái chết
của Đức Giêsu.
- Tội lỗi: ko phải gói trọn trong cái tội tổ tông, bản chất của tính dục mà nó chỉ trạng
thái của những người chính trực ko thể trung thành được mọi các lề luật.
- Sự cải hóa: lòng tin, niềm tin, sự sám hối của con người.
- Mặc khải: là ngôi lời (logos) của Thiên chúa trong các hoạt động truyền giáo. Chính
là Thiên chúa của người sống.
- Tính phổ quát (Catholics): thể hiện tôn giáo vượt thời gian, vượt qua lề luật… để
quay về với người nghèo, kẻ thiệt thòi, những người ngoài cuộc => hướng tới dân
ngoại đạo.
- Sự công bằng, công bình, công chính hóa, sự tha thứ tội lỗi và những ân sủng của
Chúa ko dựa trên lề luật mà phải dựa trên niềm tin vô điều kiện về nơi Thiên chúa.
- Tình yêu thương, sự yêu mến Thiên chúa: thể hiện thông qua sự yêu thương đồng
loại, chu toàn về lề luật, tuân phục Thiên chúa một cách vô điều kiện.
- Công đồng, công đoàn, giáo hội: chính là một tổ chức duy nhất để duy trì sự thống
nhất và trật tự do hoạt động của một thánh thần duy nhất, của một đấng ko ban mọi
đặc sủng cho từng người mà ban cho mỗi người những đặc sủng theo các góc độ,
mức độ của đức tin.
Trong công đồng có các tông đồ, bản thân các tông đồ không phải là người
tạo ra quyền bính cho giáo hội mà chỉ là người phục tùng Giáo hội mà Giáo hội thì
thuộc về Chúa.

*Nhà tư tưởng Augustino (354-435):


- Nhà thần học, triết học Kitô giáo. Người đầu tiên đưa ra các luận điểm, luận cứ để
phân biệt giữa thần học và triết học.
- Giải quyết các vấn đề Thần học về tội tổ tông, về sự tiền định bằng cách lịch sử,
tâm lý hóa, nhất là tính dục hóa sự sa ngã.
- Cho rằng: bản năng giới tính được đặt ở tâm điểm bản tính con người.

*Friedrich Schleviermacher (1768- 1834):


Ông cho rằng: bản than TG ko phải là khoa học và TG cũng ko tìm cách xác
định cái bản tính của vũ trụ như siêu hình học. Thậm chí TG ko phải là đạo đức hay
đạo lý hoặc hoạt động mà TG chính là việc thúc đẩy, kiện toàn vũ trụ bởi quyền năng
của tự do và ý chí thần thánh của con người.
Không phải tôn giáo ko liên quan gì đến sự hiểu biết và chính xác làm TG 1
cách độc lập, phải xuất phát từ cái căn nguyên trực tiếp đó là căn tính của nó chứ ko
phải 1 cái gì khác.
Đặc trưng của TG chính là kinh nghiệm huyền bí và được khuấy động lên bởi
thế giới của vĩnh hằng.

Câu 3: Các giai đoạn phát triển của thần học Kitô giáo và đặc điểm cơ bản?
Trả lời
*Giai đoạn các giáo phụ:
Các nhà thần học Kitô tập trung vào 3 mục tiêu:
-Kitô giáo là 1 tôn giáo cổ xưa nhất.
-Kitô giáo là 1 tôn giáo phổ quát nhất, dành cho mọi người.
-Kitô giáo là một tôn giáo thực tiễn.
*Giai đoạn thần học kinh viện thời Trung cổ:
- Nhà nước và nhà thờ sáp nhập, song hành với nhau, thần quyền đi đôi với thế
quyền.
- Các nhà thần học bàn luận về vấn đề nền tảng đức tin (hay thánh kinh/thánh truyền)
=> hướng tới sự hiểu sâu sắc hơn về luân lí Kitô, bàn luận về đức tin, khoa học lý
trí.
- Thần học được giảng dạy cho dân chúng, ko chỉ cho các tu sĩ. Các trường thần học
lần lượt xuất hiện ở Italia, Đức, Hà Lan, Áo.
- Thần học lấy từ nền tảng kinh thánh, được dạy bằng tiếng Latinh.
- Tư tưởng thần học của Thomas Aquinos bàn luận đến duy danh và duy thực. Cho
rằng duy danh do khái niệm con người đặt ra, là tên gọi các vật cụ thể. Duy thực cho
rằng trước khi có các sự vật thì ý niệm về các vật ấy đã tồn tại sẵn trong tư duy con
người.
- Thần học kinh viện phát triển đến thế kỷ XV thì thoái trào. Những tư tưởng kinh
viện vẫn ảnh hưởng đến khoa học ngày nay.
- Từ thế kỷ XVI trở đi: Thần học bước vào giai đoạn cận đại. => các nhà thần học
rút ra một mệnh đề: đức tin hướng đến sự hiểu biết, “tin để mà hiểu, hiểu mà để tin.”

=>Vai trò của Thần học Ki tô đối với sự phát triển của phương Tây:
+ Thần học phát triển khoa học, khoa học quay lại để chứng minh thần học.
+ Thần học tín lí: nghiên cứu tín điều của Thiên chúa Mặc khải.
*Giai đoạn 3: sự chia tách và xuất hiện các khuynh hướng Thần học mới
- Thần học Tin Lành (thế kỷ XVI): Sự xuất hiện của Thần học Tin Lành đặc biệt
phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVI, ban đầu nếu thần học kinh viện chỉ bám vào
Kinh thánh để giái thích đức tin, mặc khải là điểu đúng đắn duy nhất. Nhưng thần
học Tin Lành đã phản bác lại những vấn đề này:
+ Tư tưởng của Martin Luther (1483-1546): đưa ra mệnh đề đối lập với thần học
kinh viện. Ông cho rằng:
 Chỉ có Thánh kinh là điểu duy nhất và phải loại bỏ thánh truyền (văn kiện
công đồng).
 Con người chỉ đạt được sự công chính qua đức tin.
 Ông cho rằng trong 7 bí tích chỉ có bí tích chỉ có 2 bí tích Thánh tẩy (rửa
tội) và mình Thánh chúa (bữa tiệc thánh) là có bằng chứng vì có trong
Thánh Kinh.
 Hội Thánh chính là công đoàn của những người tin chứ không phải của
người quản lý và người trung gian có ơn cứu độ.
 Linh mục không phải người có quyền ban hành linh thánh và là người trung
gian của ân sủng, họ chỉ là người phục vụ lời chúa qua giao giảng về mục
vụ. Hay nói cách khác: linh mục chỉ là người giữ chức vụ tư tế của công
đoàn.
 Luther rút ra 3 nguyên tắc Thần học mới:
+ Được tự do giải thích tìm chân lý mặc khri của Kinh Thánh.
+ Con người được cứu rỗi bởi đức tin chứ không lệ thuộc vào hành trạng của
cá nhân.
+ Quyền tư tế phổ cập: mọi người đều có quyền tư tế, không phân biệt giáo
hữu, linh mục.
-Thế kỷ XVII- XVIII:
+ Đã có sự phê phán các tư tưởng của Thần học kinh viện một cách sâu sắc. Không
chỉ phê phán về đức tin, luân lý mà mở rộng ra phạm vi khoa học, XH và thời đại.
+ Xuất hiện thuyết duy lý và phong trào Khai sáng ở Pháp và các nước Châu Âu đề
cao tư tưởng trần thế, sức mạnh của lý trí con người. Lý trí tự nhiên đón nhận những
thứ tự nhiên của xã hội.
+ Xuất hiện các cuộc tranh luận quyết liệt giữa nhà nước và tôn giáo, đặc biệt là tư
tưởng của Spimoza.
-Thế kỷ XIX- XX:
+ Chủ nghĩa tự do ở phương Tây: đòi những quyền về nhân quyền => Thần học cũng
đề ra những chủ đề về Thiên chúa và tự do, đã đánh những đòn chí mạng về Thần
học kinh viện, đồng thời những phong trào tự do cũng mở rộng những vấn đề thần
học theo các khuynh hướng mới: Công giáo và XH, Công giáo và thời đại, phong
trào tự do Công giáo.
+ Công đồng Vantican I: lên án thuyết duy lý, thuyết vô thần hay những quan điểm
thần học với đức tin, khẳng định tính bất khả ngộ của giáo hoàng.
-Thế kỷ XX:
+ CMT10 Nga thành công năm 1917 => hình thành trật tự XH mới, CNXH cạnh
CNTS, duy vật và duy tâm.
+ Các trào lưu tư tưởng bàn luận về vấn đề con người.
+ Sự suy thoái của Công giáo và thuyết lấy Châu Âu làm trung tâm, xuất hiện các
xu hướng dân tộc…
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin, rào cản giữa các quốc gia dân tộc, sự hợp
tác quan hệ quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông- Tây.
+ 3 đặc trưng tiêu biểu:
 Sự ưu tiên cho lý trí, khoa học và kỹ thuật.
 Toàn cầu hóa và kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, làm suy giảm phong
trào chủ nghĩa nhị nguyên về tôn giáo, xuất hiện phong trào đa nguyên về
tôn giáo.
 Xuất hiện các dòng Thần học mới: hơn 13 dòng thần học: thần học biện
chứng, thần học bí hiểm, thần học văn hóa, thần học tục hóa, thần học viện
sinh, thần học giải phóng, thần học lịch sử, thần học hy vọng, thần học
chính trị, thần học đen, thần học phụ nữ, thần học thế giới thứ 2, thần học
đại kết.

Câu 4: Phân tích nội dung và đặc điểm của thần học biện chứng?
Trả lời.
Đây là dòng thần học được ra đời ở Đức, đại biểu là A. Harmack (1851- 1930), E.
Troelsch (ng Đức), K. Barth (Áo) và Hans Kung (ng Thụy Sĩ).
Sở dĩ là Thần học biện chứng vì then chốt của dòng thần học này là khi giải
thích các phạm trù thần học, người ta đưa phép biện chứng vào giải thích để tạo nên
một cách suy nghĩ cặp đôi như cách nhìn về Mặc khải là có vấn đề: Thiên chúa mở
chân lý cho con người nhưng phải tính đến yêu tố con người, lịch sử. Mặt khác, khi
nói những lời phán quyết của Thiên Chúa cũng phải có sự khảo sát kiểm định. Cách
biện chứng trước khi khẳng định nó có hay không, không hoặc là có thể như thế nào
“thần học biện chứng có thể chiến thắng khi dung Mặc Khải để trả lời cho vấn đề
hiện tại”. Nếu nhìn một cách biện chứng thì thần học tỏ ra mâu thuẫn.
Có 3 hệ luận đáng chú ý của Thần học biện chứng là: thoát khỏi quan niệm
siêu hình tôn giáo về Thiên Chúa, Thiên Chúa là giá trị siêu việt nhưng phải lý giải
từ góc độ XH, sự cứu rỗi phải mang tính nhân loại, không chỉ của cá nhân, ủng hộ
các phong trào chính trị mà người Công giáo cần tham gia. Thần học biện chứng
đòi hỏi phải có một thái độ khách quan đối với phong trào chính trị, đề cao nguyên
tắc thần học nhưng phải sống chung với khoa học.
Thần học biện chứng chống lại chủ nghĩa giáo điều, bênh vực chủ nghĩa hiện
đại để tiến đến xây dựng Kitoo ko có tín điều. Thần học biện chứng còn kích thích
sự ra đời của Thần học hiện sinh, thần học văn hóa, thần học tục hóa…

Câu 5: Phân tích nội dung và đặc điểm của thần học giải phóng?
Trả lời.
Ra đời vào cuối thập kỷ 60, người sáng lập là linh mục người Peerru Gustavo
Gutierrez, ra đời ở Mỹ La tinh, một địa bàn quan trọng của Công giáo thế giới, tín
đồ hiện nay khoảng 450 triệu người. Xuất phát từ chiều kích XH Nam Mỹ với thực
trạng XH đầy rẫy những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, sự phân hóa giai cấp
và giàu nghèo… Chính điều này đặt ra cho các linh mục và những nhà thần học luôn
suy tư về gốc rễ sâu xa của sự bất công trong XH, coi sự bất công trong XH là một
tội lỗi. Các nhà thần học này đã cho rằng: sự nghèo khổ, tội lỗi đó không chỉ ở Mỹ
Latinh mà nó có tính phổ quát ở mọi nơi trên toàn thế giới.
Đây là một nền thần học thực sự nhấn mạnh vào con người, quan hệ XH, chiều
kích XH, chú ý đến người nghèo thay vì những vấn đề cứu rỗi chung chung. Họ cho
rằng Thần học giải phóng là nền thần học thực thi được 4 phương diện cơ bản như
sau:
+ Một nền thần học bắt đầu từ người mục tử (giải phóng từ tinh thần đến XH).
+ Một dòng thần học gắn chặt với sự thực hành của tín đò trong khung cảnh
văn hóa dân gian và XH.
+ Một nền thần học có nguyên tắc: sự cứu dỗi phải đi liền với giải phóng con
người về than phận XH.
+ Một nền thần học có sự thực hành bởi chính các nhà cách mạng: các nhóm
Ki tô hữu tham gia các phong trào chính trị, kể cả khởi nghĩa vũ trang.
Từ thập kỷ 60 đến 80 là giai đoạn phát triển cao của nó trên phương diện XH
đó là chính trị.
Từ thập kỷ 80 đến nay dòng thần học này rơi vào khủng hoảng suy thoái. Tuy
nhiên, vẫn để lại những dấu ấn đáng chú ý trong đó có ý nghĩa là chống chủ nghĩa
giáo điều.

Câu 6: Phân tích nội dung và đặc điểm của thần học Á Châu?
Trả lời.
Nếu trước Công đồng Vantican I (1870) vấn đề Công giáo Á Châu chưa được
quan tâm. Thì từ Công đồng Vantican II (đặc biệt từ văn kiện Vatican II- 1988) vấn
đề Công giáo ở Á Châu được chú ý hơn. Từ Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu
(4/1998) đến Tông huấn Giáo hội Á Châu (1/1999), Vatican đã lưu ý đến 3 thách đố
của Công giáo Châu Á: đây là một lục địa rộng lớn nhưng chỉ có khoảng hơn 2%
dân số theo Công giáo. Công giáo ở Châu Á lại bị coi là “ngoại lai” trong khi chính
Đức Jesu Ki tô lại ra đời ở Palestin, thách đó về sự hội nhập Tin mừng vào đời sống
văn hóa Châu Á.
Nguyên nhân chính khiến Công giáo chậm phát triển ở Châu Á là:
+ Công giáo được truyền vào môi trường đa văn hóa phức tạp
+ Truyền giáo trong môi trường đa giác, tư duy đa thần chế ngự.
+ Châu Á là khu vực đối chọi với cái nghèo (tư duy của cái nghèo).
Dòng Thần học Á Châu phát triển mạnh trong vài thập kỷ gần đây, đặc điểm
lớn là tập trung vào việc phê phán lối trình bày của thần học kinh viện, tính cách
nhất thể chế của thần học châu Âu, thậm chí đụng đến những vấn đề quan trọng nhất
là độc quyền cứu độ, để tìm ra một khuôn mặt mới của những tin mừng Á Châu.
Đây là xu hướng quan trọng nhất.
Các thần học gia của Châu Á đi vào giải quyết kinh nghiệm của cái nghèo và
xung đột tôn giáo. Ở mức độ khác nhau, họ nghiên cứu về cái nghèo, cơ sở của sự
đói nghèo. Với các tôn giáo, đa số các nhà thần học đi tìm con đường đối thoại.
Một xu hướng quan trọng của thần học Á châu chính là sự hội nhập văn hóa.
Trong đó thành tựu ko ít nhưng cũng còn nhiều hạn chế, bởi vì khi giải quyết vấn đề
hội nhập văn hóa thì vấn đề then chốt của tòa Thánh là khuyến khích hội nhập văn
hóa nhưng phải đảm bảo căn tính tôn giáo.

Câu 7: Phân tích quan niệm của E. Durkeim về chức năng tôn giáo?
Trả lời
E. Durkheim (1858-1917) người Pháp, ông là một trong những người khai
phá XHH hiện đại. Khi nói về chức năng tôn giáo, ông tập trung vào chức năng xã
hội của tôn giáo là đề cao sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động của một XH:
- Một là, chức năng đầu tiên của tôn giáo là bảo vệ và củng cố XH. Ông cho
rằng, sự thờ cúng, chúa trời và XH là ko thể tách rời, nên ít chú ý vào những chức
năng khác của tôn giáo. Quan điểm này giả định rằng tôn giáo là điểm tập trung cho
sự tích hợp hệ thống XH. Khi phát triển sự sợ hãi mà các thành viên trong XH cảm
nhận được đối với các chuẩn mực đạo đức, sự vận hành của tôn giáo đồng thời duy
trì đời sống XH. Sự liên kết XH này được phát triển thông qua các lệ nghi như các
dịch vụ của nhà thờ: lễ đặt tên, lễ giáng sinh, sự cung kính và những nghi lễ được
thực hiện bởi các nhóm tôn giáo khác nhau.
- Hai là, chức năng tăng cường sự liên kết XH, tạo nên các cộng đồng tín
đồ. Một tôn giáo mang lại hệ thống những tín ngưỡng cho phép con người tập hợp
nhau lại thành cái gì đó lớn hơn chính bản thân họ nhằm có được những tín ngưỡng
cá nhân đã được củng cố bởi nhóm và những lễ nghi của nó. Tất cả những ai cùng
chia sẻ một ý thức hệ chung đều phát triển một sự nhận diện tập thể và một ý thức
đoàn kết.
- Ba là, chức năng kiểm soát XH. Tôn giáo tăng cường sức mạnh cho các
chuẩn mực XH, đem lại sự trừng phạt cho những kẻ vi phạm các chuẩn mực và tăng
cường sức mạnh cho các giá trị cơ bản như quyền sở hữu hay sự tôn trọng người
khác. Sự tồn tại của XH tùy thuộc vào ý chí của những thành viên của nó trong việc
tuân thủ những phong tục tập quán và trong mối quan hệ qua lại với một XH khác
theo tinh thần hợp tác và trung thực.
- Bốn là, chức năng giải đáp những vấn đề tối hậu. Những câu hỏi mà nhận
thức của chúng ta còn chưa giải đáp được như: tại sao chúng ta lại có mặt trên cõi
đời này? Liệu có một đấng tối cao hay không? Cái gì sẽ xảy ra sau cái chết? ..........
Tôn giáo đem lại những hệ thống tín ngưỡng có cơ sở ở niềm tin cho rằng cuộc sống
luôn có mục đích , rằng bất cứu ai hay cái gì cũng đều thuộc về sự kiểm soát của vũ
trụ. Dường như chúng thường làm cho thế giới trở nên có thể hiểu được bằng cách
gán những động cơ quen thuộc của con người cho những sức mạnh siêu nhiên.

Câu 8: Phân tích quan niệm của E. Durkheim về các yếu tố cấu thành tôn giáo?
Trả lời
E. Durkheim (1858-1917) người Pháp, ông là một trong những người khai
phá XHH hiện đại. Trong cuốn “Những hình thái cơ bản của đời sống tôn giáo”
(1926), ông đã định nghĩa tôn giáo như là: “một hệ thống thống nhất tín ngưỡng và
thực tiễn có liên quan tới những vật linh thiêng, có nghĩa là chúng phải được đề riêng
ra và cấm đoán mọi sự tiếp xúc của con người – Những tín ngưỡng và thực tiễn ấy
tập hợp tất cả những người tham gia vào đó thành một cộng đồng tinh thần duy nhất
được gọi là giáo hội”. Trong định nghĩa này ông đưa ra một số yếu tố mà ông cho
rằng mang tính phổ biến cho mọi tôn giáo như:
- Yếu tố thứ nhất, là một hệ thống những tín ngưỡng và thực tiễn. Ông coi
đó là thành phần văn hóa của tôn giáo. Những tín ngưỡng là những trạng thái của ý
thức và thực tiễn, còn cái mà ông coi là lễ nghi được coi là những phương thức hành
động. Những tín ngưỡng và thực tiễn này luôn tồn tại trong một bối cảnh XH, thống
nhất với những giá trị và chuẩn mực của một nền văn hóa.
- Yếu tố thứ 2, là một cộng đồng hay giáo hội. Ông coi đó là thành phần tổ
chức XH. Trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại, ko thể ko có một tôn giáo nào mà
ko có giáo hội. Đôi khi giáo hội mang tính dân tộc, đôi khi được lãnh đạo bởi một
đội ngũ tăng lữ, nhưng đôi khi lại ko có bất cứ một bộ máy lãnh đạo chính thức nào
nhưng vẫn luôn có một nhóm xác định với tư cách là cơ sở của nó. Ngay cả cái được
coi là sự thờ cúng cá nhân cũng thỏa mãn điều kiện này, vì chúng luôn luôn được
thực hiện trong một nhóm, một gia đình hay một phường hội. Công việc của cộng
đồng hay giáo hội là biến những tín ngưỡng và thực tiễn thành cái cùng chấp thuận
hau của chung cho tất cả mọi người. Điều này đưa Durkheim tới chỗ cho rằng cả hai
yếu tố đó là không thể tách rời nhau – những thành tố XH và văn hóa của tôn giáo
là có sự liên kết với nhau.
- Yếu tố thứ 3, là những vật linh thiêng. Chúng chỉ được coi là linh thiêng
trong mqh với bản chất của chúng, có nghĩa là cái phàm tục. Cái phàm tục được coi
là cái ko có linh hồn, và ko được tôn kính. Khi cái phàm tục được quy chiếu vào
cách sử dụng ko tôn kính một cái tên đã được linh thiêng hóa thì cái phàm tục ấy
cũng ko có mối liên hệ gì với cái thiêng. Cái phàm tục là vương quốc của thế giới
đời sống hàng ngày: ăn, ở, mặc, công việc, giải trí hay bất cứ cái gì nói chung được
coi là trần tục và ko có linh hồn. Cái linh thiêng trái lại, bao gồm những nhân cách
tâm linh huyền thoại hay những vật thể đặc biệt, tất cả những cái đó đều được đối
xử một cách tôn kính và sợ hãi. Trên bàn thờ, kinh thánh, lời cầu nguyện hay chuỗi
tràng hạt đều được coi là linh thiêng trong khi những thứ khác lại không được coi là
linh thiêng như một bản nhạc bình thường, chiếc bánh,… mặc dù chúng được coi là
linh thiêng. Durkheim cho rằng, cái gì cũng có thể trở thành linh thiêng. Trong quan
niệm của Durkheim, thế giới được chia làm 2 phạm trù khác nhau: cái linh thiêng-
là cái diêu nhiên, cái thần thánh, cái linh hồn và cái phàm tục là cái tự nhiên, cái con
người, cái vật chất bình thường. Từ đó ý niệm về cái linh thiêng luôn tồn tại trong
đầu óc của người quan sát nó, tuy nhiên, những phẩm chất linh thiêng cũng có thể
được gán cho những yếu tố phàm tục.
Câu 9: Phân tích quan niệm của E. Durkheim về sự phát triển của các khái
niệm và biểu tượng tôn giáo?
Trả lời
* E. Durkheim (1858-1917) người Pháp, ông là một trong những người khai
phá XHH hiện đại. Ông là người đã đưa ra một hệ thống những thuật ngữ, khái niệm
để làm cơ sở cho các nghiên cứu của mình và sự tranh luận trong nghiên cứu tôn
giáo. Đó là các khái niệm về không gian, thời gian; khái niệm về thần, thánh; khái
niệm phàm, thiêng.
- Khái niệm không gian: là xác định về mặt địa lý, mục đích chỉ tính vùng
miền của tôn giáo. Có vai trò quan trọng cấu thành tôn giáo.
- Khái niệm thời gian: là xác định về mặt lịch sử, nó không chỉ tồn tại trong
hoài niệm, bộ phận hay tổng thể cuộc sống đã qua của con người. Đó là một khái
niệm trừu tượng bao hàm chỉ sự tồn tại của cá nhân và cả nhân loại. Những cách
phân định theo ngày tuần, tháng, năm… đều tương ứng với tính thời gian của các
nghi lễ tôn giáo…
- Khái niệm Thần: như thiên thần hay nhiên thần gắn với các yếu tố thuộc
thiên tính
- Khái niệm Thánh: gắn với các yếu tố thuộc về nhân tính, các nhân vật lịch
sử có công với đất nước, hoặc những người chết vào giờ thiêng thì được nhân dân
tôn lên làm Thánh.
- Khái niệm phàm: là những thứ thuộc về cuộc sống của con người, thuộc về
tự nhiên.
- Khái niệm thiêng: là quá trình rút ra những thuộc tính từ cái phàm, buộc cho
nó những hệ thống kiêng khem.
(lưu ý: sau mỗi khái niệm các bạn nên lấy VD để chứng minh nhé ^^)

=> Từ những khái niệm trên của ông cho thấy tính đồng thuận XH, đó là
sản phẩm của một sự hợp tác vô cùng tận của con người, được mở rộng trong cả
không gian, thời gian, để tạo nên những biểu tượng tập thể vô số những trí tuệ khác
nhau đã liên kết, pha trộn, kết hợp những ý tưởng và tình cảm. Các phạm trù nhận
thức tôn giáo được đặt ra là mqh giữa Trời và Đất, Thần Thánh và thế tục, Lễ nghi
tôn giáo và con người, con người cá nhân tôn giáo và con ng XH… Đặc trưng XH
của các phạm trù nhận thức tôn giáo đã làm cho chúng trở nên tất yếu với con người,
tích tụ ở đó kinh nghiệm và hiểu biết. Các biểu tượng tôn giáo là sản phẩm của
sự kết hợp giữa hai thực thể: thực thể cá nhân và thực thể XH.

Câu 10: Phân tích quan niệm của M. Weber về phạm vi của XHH tôn giáo?
Trả lời.
Weber (1864-1920) là nhà XHH người Đức, ông có rất nhiều công trình
nghiên cứu so sánh về tôn giáo được tập hộ lại thành sách…
Phạm vi của XHH tôn giáo:
-Theo Weber XHH tôn giáo n/c hành vi do hiện tượng tôn giáo gây ra, dựa
trên những kinh nghiệm đặc thù, trên những biểu trưng và mục đích nhất định. Chính
vì vậy mà cần quan tâm đến những cử chỉ mang ý nghĩa của thực thể tôn giáo.
- Nghiên cứu hành vi tôn giáo với tư cách là hành vi con người trong thế giới
hiện thực, vốn được định hướng về mặt ý nghĩa theo những mục tiêu thông thường,
để hiểu được sự tác động của hành vi tôn giáo đến các hoạt động khác nhau như đạo
đức, kinh tế, chính trị, hay nghệ thuật ra sao, và để hiểu rõ những xung đột có thể
xảy ra từ sự khác biệt của các giá trị mà mỗi hoạt động này có ý đồ sử dụng.
- Hành vi tôn giáo có ảnh hưởng đến đạo đức, kinh tể, chính trị và giáo dục.
Thứ nhất, ảnh hưởng của hành vi tôn giáo đến hành vi đạo đức tùy thuộc
vào những công việc có thể góp phần vào mục được giải thoát. Chúng có thể bao
gồm:
+ Những cử chỉ hoàn toàn mang tính lễ nghi hay nghi thức của từng lễ nghi
nhằm đề cao thực thể có được quyền uy cá nhân dựa trên phép màu, thậm chí có sự
huyền bí. Sự đề cao cái linh thiêng làm cho tính nghi thức đối lập với hành vi duy
lý.
+ Trong các công việc XH, bị chi phối chẳng hạn bởi tình yêu của những ng
khác. Trong trường hợp nhất định, chúng có thể cho phép một sự hệ thống hóa đạo
đức bằng những việc thiện.
+ Trong sự hoàn thiệ cá nhân theo phương pháp giải thoát, nó có thể dẫn tới
sự thần thánh hóa cá nhân tín đồ, thông qua sự lên đồng, sự thỏa mãn tột cùng hay
sự tìm kiếm niềm vui, ng ta tin là có thể xuất hiện thực thể mà họ ko thể cảm nhận
được.
 Hành vi đạo đực tôn giáo phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo ở đấng cứu thế.
Đấng cứu thế được khẳng định là vật trung gian siêu trần thế giữa thánh thần
và con người và bản thân nó thường được đồng nhất với thánh thần. Điều
này làm cho sự thần bí mang giá trị có tính chất “răn đe” bởi vì đấng cứu thế
mang đặc quyền thưởng phạt, phân phát ân sủng, phán xét….

Thứ 2, sự ảnh hưởng của tôn giáo làm căng thẳng đến XH, chính trị, kinh
tế, nghệ thuật
Trong cuốn “Kinh tế và XH”, Weber chú ý đến sự ảnh hưởng của tôn giáo đến kinh
tế, chính trị, nghệ thuật.
+ Đối với XH, theo ông sự phân chia các tôn giáo thành 2 loại là tôn giáo
thuần túy của đạo đức về sự thích nghi và tôn giáo của niềm tin dực vào ý tưởng
giải thoát. Tôn giáo của sự giải thoát luôn dường như mang trong nó khía cạnh của
một cuộc cách mạng XH, trong chừng mực nào đó nó hy vọng vào một cộng đồng
mới trên cơ sở của một nguyên lý hay một chuẩn mực mới.
VD: sự xung đột của Ki tô giáo với các cộng đồng đang tồn tại. Jesu tuyên bố
rằng trong bất kỳ ai ko thể từ bỏ cha, mẹ và gia đình mình để đi theo Ngài, sẽ không
thể trở thành một trong số những tông đồ của mình. Đối với các tông đồ, Ngài đac
giảng giải cho họ về lòng từ thiện phổ quát vốn xóa bỏ mọi nhị nguyên của một đạo
lý bên trong và một đạo lý bên ngoài….Đặc trưng cách mạng của lời giáo huấn này
là ko thể từ chối và tính vô điều kiện của nó có nguy cơ đòi xét lại mọi cấu trúc XH
mà cơ sở của nó có tính địa phương hay vùng
+ Những căng thẳng đối với chính trị cũng rất đặc trưng, bới vì chính trị phản
bác lại đạo đức bác ái mà rất nhiều tôn giáo thường giảng giải. Sự sùng đạo về căn
bản có tính thần bí dường như luôn luôn phi chính trị, nếu như ko là phản chính trị.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các tôn giáo đôi khi cũng trở thành những quyền
lực chính trị.
+ Căng thẳng tôn giáo đối với kinh tế, có nhiều hình thức: đối lập với lợi ích
và sự cho vay nặng lãi, ưu ái với sự bố thí và với cuộc sống dừng lại ở những nhu
cầu thiết yếu nhát, thù nghịch với sự buôn bán vốn ko thể làm “hài lòng chúa trời”,
nhưng chủ yếu là có một đối lập tiềm tàng giữ nguyên lý phi vũ trụ của tình yêu và
sự duy lý hóa hiện đại của kinh tế trên cơ sở xí nghiệp.
+ Thái độ đối với nghệ thuật, nói chung, sự sùng đạo có tính ma thuật luôn
quan hệ chặt chẽ với các biểu hiện thẩm mỹ: múa, hát, âm nhạc, biểu tượng, tóm lại
là tất cả những gì góp phần gợi ra sự nhập thần, phù thủy hay những nghi lễ huyền
bí về một số vị thần. Các tôn giáo khác cũng chấp thuận tầm quan trọng to lớn của
nghệ thuật dưới các hình thức khác nhau: nghi lễ, nghi thức, sự thờ cúng, kiến trúc,
điêu khắc, âm nhạc, hội họa… do đó cho thấy sự gần gũi giữa tôn giáo và nghệ thuật.
+ Căng thẳng tôn giáo với đời sống tình dục. Tình dục có nguồn gốc ở rất
nhiều biểu hiện mang tính biểu trưng cực kỳ quan trọng, của một số tục thờ cúng.
Tuy nhiên, sự khổ hạnh của tôn giáo về căn bản đối lập với tình yêu và thể xác và
được thực hiện bằng sự từ chối quan hệ tình dục- một điều kiện của làm chủ bản
thân. Chính vì thế mà nhiều tôn giáo đã cố gắng đưa ra những nguyên tắc nghiêm
ngặt đối với hôn nhân.
+ Căng thẳng với sự nhận thức: sự phát triển của khoa học đac thúc đấy nhận
thức phát triển làm mất đi sự lý giải độc quyền của tôn giáo về cái “ý nghĩa cuối
cùng” của sự tồn tại.

Câu 11: Phân tích quan niệm của M. Weber về các khái niệm của tôn giáo và
phương pháp tiếp cận tôn giáo?
Trả lời.

Weber (1864-1920) là nhà XHH người Đức, ông có rất nhiều công trình
nghiên cứu so sánh về tôn giáo được tập hộ lại thành sách…
*Sự phát triển của các khái niệm về tôn giáo:
Theo Weber tôn giáo được coi như một câu trả lời thực tiễn cho các vấn đề tồn tại,
vốn thuần túy mang tính thực tiễn (ma thuật), hoặc đạo đức (các tôn giáo tiên tri).
-Khái niệm kinh nghiệm tôn giáo: được coi là kết quả rút ra từ những trải
nghiệm của hành vi tôn giáo. Kinh nghiệm tôn giáo được thể hiện trong mạng lưới
hành vi XH mà ở đó, nó cũng góp phần mang lại một ý nghĩa, đành rằng đôi khi nó
cũng đi quá xa cái hành vi XH đó, tới chỗ từ chối toàn bộ sức sống nếu ko phải là
toàn bộ hiện thực của nó như trong một số hình thái cực đoan của thuyết khổ hạnh
và thuyết thần bí. Những định hướng tôn giáo lớn luôn muốn tìm kiếm trong tưởng
tượng một hiện thực hóa có tính ảo tưởng.
- Khái niệm đạo đức: theo chính nghĩa của từ có nghĩa là thực tiễn, luôn có
vị trí hàng đầu. Điều làm ông quan tâm đó là những định hướng chuẩn mực xác định
và điều chỉnh cái cách sống cuộc sống cá nhân và cuộc sống nghề nghiệp của mỗi
người.
- Khái niệm pháp luật: là những thiết chế ràng buộc cả những kẻ bị trị và kẻ
thống trị. Trong quan niệm của một tôn giáo, pháp luật bắt nguồn từ chính chúa trời,
những kẻ cai trị chỉ là những vị quan chấp chính của chúa trời, quyền lực của họ chỉ
hợp thức khi họ hành động phù hợp với ý chí của chúa trời.
- Khái niệm tôn giáo: theo Weber chỉ được hiểu khi đặt trong mqh với những
hoạt động khác trong đời sống XH. Và đặc biệt đối với con người, tôn giáo cũng
đem lại cho chúng ta những nghi lễ chuyển vai trò, những nghi thức và nghi lễ đều
biểu hiện một ý nghĩa thiêng liêng và một ý nghĩa XH đối với mỗi con người, chi
phối con người từ khi ra đời đến tuổi trưởng thành, hôn nhân, cái chết và những sự
kiện khác nhất thời.
* Phương pháp tiếp cận:
Theo Weber tôn giáo được tiếp cận theo quan điểm chức năng luận, lý giải
những chức năng của tôn giáo trong đời sống XH, chức năng giáo dục đạo đức, liên
kết XH, làm thay đổi XH…
-Cách tiếp cận chức năng đối với tôn giáo đáng chú ý rằng khi nó thực hiện
nhiều chức năng cơ bản tích cực đối với cá nhân và XH, nó cũng có thể có những
tác động tiêu cực. Nếu như nó bảo vệ và củng cố XH, tạo nên một cộng đồng tín đồ,
tăng cường sức mạnh của các chuẩn mực XH, tạo nên một cộng đồng tín đồ, tăng
cường sức mạnh của các chuẩn mực XH và làm cho con người cam chịu sự khốn
cùng, nó cũng có thể tạo ra sự chia cắt XH, lên án những ng ko phải tín đồ, gây ra
tội lỗi ở kẻ ko thích nghi, loại trừ các thành viên ko thuộc nhóm, và giữ nguyên hiện
trạng.
- Phương pháp luận cá nhân, theo Weber nhà XHH trước hết cần tiến hành
việc quy giản những hiện tượng tập thể vào những hành động của con người cá thể.
Nghĩa là khi n/c tôn giáo ko được quy đồng niềm tin của mọi tín đồ theo một tôn
giáo nhất định như nhau, mà sự biểu hiện của niềm tin tôn giáo ở mỗi tín đồ là khác
nhau.

Câu 12: Phân tích quan niệm phân tâm học về tôn giáo của Sigmund Freud?
Trả lời.
Sigmund Freud (1856- 1939) người Áo, nghiên cứu phân tâm học.
Các tác phẩm: - Tô tem và cấm kỵ (1912);
-Môsê và nhất thần luận (1939);
- Những hóa thể và biểu tượng của tính dục;
- Tương lai của ảo giác;
- Tâm lý học đại chúng và phân tích cái tôi;
- Sự bất ổn của nền văn minh…
*Tôn giáo- phân tâm học: gồm 3 phần chính là bản năng, bản ngã và siêu ngã
- Bản năng: là những hành động được sinh ra ko do suy nghĩ, là tính vốn có, bẩm
sinh, ko do học hỏi.(vô thức)
- Bản ngã (cái tôi) là cái tôi ý thức, những đặc điểm để phân biệt tôi với những cá
nhân khác, chịu ảnh hưởng của tác động XH, có vai trò trung gian hòa giải giữa ham
muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và XH (ý thức).
- Siêu ngã (siêu tôi): Là sự kiểm soát tối cao của ý thức, phần lý tường, lý trí và ý
niệm của con người được hình thành một cách vôt thức từ kinh nghiệm sống của bản
thân mỗi cá nhân.

 Theo Freud, “cái tôi” cùng với “nó” và cái “siêu tôi” là 3 miền của tâm thức.
Cái siêu tôi là sự kiểm soát tối cao, cái tôi phải phục tùng, cái siêu tôi là phần
đạo đức của siêu thức. Bản thân mỗi cá thể, mỗi con người đều là sinh vật đã
được XHH một phần, nghĩa là vừa có tính XH, vừa có tính tự nhiên, vừa có
tinh thần, có bản năng và lý trí. Cái tôi tôn giáo siêu nhiên chính là ảo giác,
các khái niệm tôn giáo là ý niệm của ý thức hoặc sự hiện hình tâm lý của
những nhu cầu nội tâm.
 Từ đó có thể thấy:
+Bản chất cuả phân tâm học chính là học thuyết về sự xung đột của con người.
+ Mỗi cá nhân đều có sự cố gắng vô tận của sinh lực xung đột để thực hiện và
kiềm chế những ham muốn bản năng của vô thức.
+ Sự thúc đẩy của tính dục (libido) của bản năng (id) có thể dẫn đến những hành
vi phá hoại một cách liều lĩnh nếu ko có sự kiềm chế của chuẩn mực, sự kiểm
duyệt đạo đức của cái siêu tôi (super ego).

Câu 13: Phân tích quan niệm phân tâm học về tôn giáo của Carl Gustav Jung?
Trả lời.
-Carl Gustav Jung (1857- 1961), ông là bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ, tiếp tục phát
triển học thuyết của Freud.
- Các tác phẩm nổi tiếng là:
+ Linh hồn và cái chết
+ Thế giới mộng tưởng của Ấn Độ
+ Người Ấn Độ có thể dạy ta điểu gì?
+ Về tâm lý học Thiền phương Đông
+ Lời nói đầu cho Kinh dịch
+ Biện chứng của cái Tôi và cái Vô thức.
Khi nghiên cứu về Tâm lý học, ông lý giải về nguồn gốc tôn giáo trên cơ sở
kế thừa và phê phán học thuyết của Freud, xây dựng thuyết tập thể về tôn giáo. Vấn
đề nổi lên là xung đột, phân tích và phân loại các thành tố của xung đột, đặc biệt chú
ý đến sự đồng nhất của vô thức.
Thuyết tập thể về tôn giáo:
-Tính khác biệt và mâu thuẫn trong cá nhân con người, là những đặc điểm có
thể thay đổi và bổ sung cho nhau, giống như các màu sắc quang phổ, chúng có khả
năng pha trộn rất hợp với nhau.
- Nhân cách ko có ranh giới, chẳng hạn vô thức của cá nhân thể hiện ra ngoài
và tiếp tục chuyển thành vô thức của cộng đồng.
- Kinh nghiệm tôn giáo được tạo nên từ vô thức tập thể của những sinh lực có
tính động lực và biểu tượng của sự vô tận và ý nghĩa chung.
- Tâm lý học, với tư cách là khoa học thực nghiệm cần giải thích sự huyền bí
để làm sáng tỏ các hiện tượng tôn giáo.
- Tôn giáo được hình thành từ những năng lượng vô thức vượt xa hơn cả ý
thức cá nhân.
- Quyền lực thiêng liêng ở bên cá nhân, những quyền lực này được trải nghiệm
qua các tính thần bí khác nhau.
=> Jung kết luận:
- Khác biệt của chúng ta là cơ sở để xuất hiện ý chí chung và điều này cũng
đúng với những nền văn hóa khác nhau.
- Biểu tượng tôn giáo được hình thành, phát triển trên cơ sở những điều kiện
của cuộc sống tự nhiên của con người.
- Biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ, trong truyện thần thoại, trong lịch sử
văn hóa và tôn giáo đã giải quyết những xung đột của con người.
- Mục đích của tôn giáo là tác động đến tinh thần nói chung, chứ ko phải là áp
đặt cái ý thức vào biển cả của vô thức.

Câu 14: Quan niệm nhân học của Bronislaw Mailinowski về ma thuật và tôn
giáo?
Trả lời
Mailinowski (1884- 1942) là nhà nhân chủng học người Anh. Ông là nhà khoa
học nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý học, triết học và tâm lý học,
nhân chủng học mà còn là giảng viên danh tiếng từng tham gia giảng dạy cho nhiều
trường đại học ở Anh.
Ông viết nhiều tác phẩm được công bố rộng rãi gây nên những ảnh hưởng ko
nhỏ đối với giới khoa học đương thời. Trong những nội dung học thuật mà
Mailinowski bàn luận đến, đặc biệt gây chú ý với nhiều phân tích xác đáng, có giá
trị quan trọng đối với nghiên cứu Tôn giáo học là những vấn đề về ma thuật, kho
học và tôn giáo.
*Khái niệm ma thuật:
- Ma thuật là 1 khái niệm mang tính huyền bí thể hiện khả năng tạo ra những
điều phù thủy hoặc phép màu, do những ng có năng lực đặc biệt tiến hành nhằm tái
tạo lại một hiện tượng siêu nhiên.
- Ma thuật thường được xem như một phép màu bí truyền bắt nguồn từ thế
giới cổ xưa.
- Ngày nay trước sự tiến bộ và phát triển của KH hiện đại khiến cho giới hạn
của ma thuật luôn thay đổi theo thời gian, việc nhận thức về ma thuật cũng dần dần
được hé mở, nhưng nó vẫn là khái niệm gây ko ít tranh luận sôi nổi cho các nhà
nghiên cứu, đồng thời còn là ẩn số “bức tường” của trí tuệ trước nhận thức có giới
hạn của nhân loại.

*Quan niệm về ma thuật và tôn giáo:


- Ma thuật và tôn giáo đều biểu lộ niềm tin, được xuất hiện trong những tình
huống khi con người gặp khó khăn và cần chỗ dựa về mặt tinh thần.
- Ma thuật và tôn giáo có vai trò quan trọng trong góp phần đưa người bước
qua ngưỡng cửa của sự bế tắc, những khó khăn trong hoàn cảnh nhất định khi gặp
phải những khủng hoảng trong cuộc sống, sự đe dọa và nỗi ám ảnh, sợ hãi về cái
chết, những điều kỳ bí mà nhận thức khó lý giải được hay đôi khi là tâm lý trắc trở
trong tình yêu không may mắn, sự căm thù ko được thỏa mãn…
- Giữa ma thuật và tôn giáo, có sự tương đồng và khác biệt:
+ Ma thuật được xem như 1 thuộc tính hiển nhiên của tôn giáo, tuy nhiên ko
thể dùng ma thuật để biểu thị một hình thức tôn giáo xác định nào. Tuy nhiên, chưa
chắc đã có 1 tôn giáo nào mà ko có ma thuật, chỉ trừ một vài trường hợp ngoại lệ.
Những lễ nghi và tín ngưỡng ma thuật ko thể quy vào một nguồn gốc chung, chúng
có nguồn gốc khác nhau, gắn liền với các mặt hoạt động khác nhau của con người.
+ Việc dùng ma thuật chữa bệnh gắn liền với y học dân tộc và có nguồn gốc
từ trong y học dân tộc, ma thuật làm hại bắt nguồn từ sự thù hằn các bộ lạc, ma thuật
tình yêu bắt nguồn từ những thủ đoạn nửa bản năng của sự quyến rũ, ma thuật săn
bắt, bắt nguồn từ trong kỹ thuật săn bắt… Chúng ta thấy được rằng ko thể dùng từ
“ma thuật” cũng như từ “vật linh” để biểu thị một hình thức tôn giáo xác định nào
đó.
+ Ma thuật được hiểu là 1 nghệ thuật thực tiễn bao gồm những hành động
đóng vai trò phương tiện để dẫn đến một kết cục nhất định được trông đợi sẽ xảy ra
tiếp đó, còn tôn giáo là một tổng thể của những hành động độc lập tự đạt được những
thành quả mục đích của mình.
+ Ma thuật bị hạn chế bởi phương pháp nghèo nàn và có giới hạn trong bùa
chú, lễ nghi cùng những điều kiện của ng thực hiện luôn luôn tạo ra 3 bộ phận quan
trọng của nó là: nghi thức, bùa chú và các thầy phù thủy.
+ Bản thân tôn giáo thì phức tạp hơn, tôn giáo ko thể thấy đc dưới dạng các
hoạt động mang tính mô phỏng sinh hoạt hàng ngày như ma thuật mà nó được thể
hiện thông qua các chức năng, giá trị và niềm tin, lễ nghi, giáo lý, giáo luật chặt chẽ
gắn với tổ chức duy trì và giám sát thực hiện đời sống tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo.
+ Niềm tin giữa tôn giáo và ma thuật cũng khác nhau, niềm tin ma thuật là
hướng vào đặc tính thực tiễn đơn thuần, vô cùng đơn giản, hoàn toàn tự phát và dừng
lại ở góc độ tâm lý, cảm tính.

 -Dù có sự phân biệt mang tính tương đối nhưng ma thuật và tôn giáo là ko
thể tách rời nhau, được gắn liền với các nghi thức ma thuật lễ nghi.
-Các nghi thức ma thuật nghi lễ gồm 3 yếu tố căn bản: sự yêu thương và mộ
đạo, sự cầu khẩn và sự kịch tính.
- Ma thuật trong tôn giáo hiện đại đều bao gồm cả ma thuật nghi lễ lẫn ma
thuật cấp thấp gắn với những cấm đoán và sự phản đối lại những hủ tục dã
man thời nguyên thủy như: hiến tế bằng máu, hiến tế bằng trẻ em hay hiến tế
bằng gia súc…

Câu 15: Quan niệm văn hóa học của Edward Burnett Tylor về thuyết vật linh
và các hình thái tôn giáo?
Trả lời.
E. B. Taylor (1832- 1917) là một nhà nhân học, triết học, văn hóa học. Ông là
nhà nghiên cứu được xứng danh là bậc thiên tài ko trải qua trường lớp mà tự nghiên
cứu, xây dựng lên học thuyết của mình. Ông cho rằng vạn vật tồn tại đều có linh
hồn.
Theo Taylor thuyến vạn vật hữu linh là hình thức tôn giáo sơ khai, tôn giáo
nguyên thủy và phổ biến, thể hiện bản chất triết học duy linh đối lập với triết học
duy vật. Làm cơ sở để con người có thể giải thích những quan niệm về tôn giáo.
Thuyết duy linh được hiểu là thuyết về những thực thể tâm linh, Taylor giải
thích thuyết như sau:
*Nội dung 1: tín điều bao trùm:có tồn tại các linh hồn:
- Dạng linh hồn tồn tại trong cơ thể, khi cơ thể vật chất bị hủy diệt thì hồn vẫn
tồn tại, có tất cả ở các loài vật từ: đất, đá, cỏ cây, con người.
- Dạng linh hồn thứ 2 là linh hồn của những vị thần. Nó chứa đựng những yếu
tố mang tính chất phi thường và hùng mạnh, khác với linh hồn thông thường.
- Con người sở dĩ thờ vật linh bởi vì họ luôn quan niệm rằng những vật thể
tâm linh cai quản những hiện tượng của tôn giáo vật chật và sự sống của con người
trong thế giới thực tại và thế giới sau khi chết.
*Nội dung 2: Linh hồn củ mỗi tộc người là khác nhau nhưng bản chất chung
của chúng đều được xem là nguyên nhân của sự sống và muôn vật.
Chính vì vậy ông cho rằng thuyết vạn vật hữu linh đều bắt nguồn từ linh
hồn….
-Linh hồn là 1 hình ảnh tinh tế phi vật chất của con người và bản chất của linh
hồn giống như hơi thở, không khí hay bóng đen, là nguyên nhân của sự sống và ý
tưởng về 1 thực thể được đem lại sự sống. Linh hồn hoàn toàn độc lập và chi phối ý
thức cá nhân của con người, có thân thể trong quá khứ hay hiện tại. Linh hồn cũng
có thể rời bỏ thân thể, đi từ nơi này sang nơi khác. Phần lớn nó ko nhìn được, ko sờ
thấy được, chủ yếu như 1 ảo ảnh hay 1 bóng ma, nó có thể nhập vào các vật thể khác
như đồ vật, con vật để chi phối chúng.
- Khi siêu thoát linh hồn tồn tại dưới nhiều dạng: hơi thở, bóng ma, hay dạng
vật chất. Ông cho rằng nó ko phải phi lý vì người ta có thể nhìn thấy hình ảnh của
người thân trong những giấc mơ mà người Hy Lạp cổ gọi là “Thần báo mộng”/
- Niềm tin mê tín của con người thì đền bắt nguồn từ thuyết vật linh.
- Con người do 4 yếu tố sau hợp thành: Phách, thể xác, tinh thần và bóng.
- Taylor cũng cho rằng: linh hồn cũng là nguyên nhân xuất hiện các hiện tượng
ma âm, hầu đồng, cầu hồn…
- Ngẫu tượng (idol): nơi gửi gắm những linh hồn của thấn thánh.
=> KL: Theo ông mấu chốt xuất hiện của tôn giáo là linh hồn (bản chất của tôn giáo),
hình thành cấu nên văn hóa tập tục do quan niệm về linh hồn của mỗi dân tộc là khác
nhau.

***HẾT***

You might also like