You are on page 1of 136

MỤC LỤC

HƯỚNG ĐI CHÍNH ĐẠO CHO GROUP VIP TRADE COIN – MR.JACK ......................... 3
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CRYPTO .............................. 5
ĐỘ SÂU CỦA THỊ TRƯỜNG (MARKET DEPTH) VÀ TƯỜNG (WALL) ......................... 7
Bài học thứ 2: XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ............................................................................ 9
TÌM HIỂU VỀ NẾN NHẬT ................................................................................................... 11
Bài 4: NGƯỠNG KHÁNG CỰ VÀ HỖ TRỢ (SUPPORT & RESISTANCE).................... 16
XU HƯỚNG, KÊNH XU HƯỚNG........................................................................................ 21
DOMINO STOP-LOSS .......................................................................................................... 27
BẺ KỸ THUẬT BẰNG TIỀN VÀ CẮN NHAU GIỮA CÁC CÁ MẬP ............................. 29
Về vụ BITFINEX .................................................................................................................... 30
Giúp mọi người hiểu rõ thêm về Bitcoin và đồng bọn. .......................................................... 32
Hướng dẫn cắt lỗ cơ bản nhất. ................................................................................................ 34
Bài 7: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VỚI MACD .................................................................. 36
Nắm bắt xu hướng cơ bản với vốn hóa và khối lượng giao dịch (vol). .................................. 40
Bài học cơ bản 01:................................................................................................................... 42
Bài 6: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BẰNG CHỈ BÁO BOLLINGER BANDS ................... 48
Bài 02: Cơ bản về tâm lý trong trade coin .............................................................................. 50
Bài 8: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DÙNG CHỈ BÁO RELATIVE STRENGTH INDEX (RSI)
................................................................................................................................................. 53
Kỹ thuật cơ bản và tâm lý trong việc chọn điểm mua và bán................................................. 57
I. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỐN PHÒNG TRỪ RỦI RO .............................................. 61
Nghệ thuật đi xe bus................................................................................................................ 63
Margin trong trade coin. ......................................................................................................... 65
Bài 9: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DÙNG CHỈ BÁO STOCHASTICS (STOCH) ................ 68
Bài 03 về kỹ thuật cơ bản của trader chuyên nghiệp. ............................................................. 71
TÌM HIỂU VỀ CÁ MẬP ........................................................................................................ 73

1
KẾ HỌACH GIAO DỊCH ? ................................................................................................... 77
Sử dụng kỹ thuật cơ bản trong sóng ngắn............................................................................... 80
10 RULES TRONG TRADING ............................................................................................. 82
77 ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG TRADE COIN....................................................................... 88
10 LÝ DO BẠN NÊN NẮM GIỮ BITCOIN (BTC) ............................................................. 94
Bài 11: CÁC MÔ HÌNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ...................................... 95
Bài 11.1: MÔ HÌNH TAM GIÁC CÂN ( SYMMETRICAL TRIANGLES) ......................... 96
BÀI 11.2. MÔ HÌNH TAM GIÁC TĂNG (ASCENDING TRIANGLES) ............................ 97
Bài 11.3. MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM (DESCENDING TRIANGLES ............................. 98
Bài 11.4 MÔ HÌNH LÁ CỜ (FLAG) ....................................................................................... 99
Bài 11.5 . MÔ HÌNH CỐC VÀ TAY CẦM (CUP AND HANDLE).................................... 100
Bài 11.6. ĐỊNH NGHĨA MÔ HÌNH CÁI NÊM ( WEDGE) ................................................. 101
Bài 11.7 I. MÔ HÌNH ĐẦU 2 VAI (Head and Shoulders).................................................... 103
PHƯƠNG PHÁP TRADE COIN CHUYÊN NGHIỆP ........................................................ 106
Bài học cơ bản 01: Q&A....................................................................................................... 108
KỸ THUẬT TRADING TRUNG BÌNH GIÁ (DCA – DOLLAR – COST - AVERAGING )
............................................................................................................................................... 114
Hướng dẫn trade coin cơ bản ................................................................................................ 116
HỆ THỐNG GIAO DỊCH SỬ DỤNG FIBONACCI .......................................................... 119
Chọn điểm mua vào/Bán ra trong trade bằng kỹ thuật cơ bản (Bài 03). .............................. 121
KỸ THUẬT KÉO STOP LOSS (ĐIỂM DỪNG LỖ) .......................................................... 127
Tip trade sóng hồi trend giảm ............................................................................................... 128
PHƯƠNG PHÁP LƯỚT SÓNG 1 – 2 - 3 ............................................................................ 136

2
HƯỚNG ĐI CHÍNH ĐẠO CHO GROUP VIP TRADE COIN – MR.JACK
Trong thị trường này có quá nhiều cảm bẫy, đầu tiên phải nói đến chính là bẫy Altcoin/BTC,
tiếp theo là bẫy về phí giao dịch trên sàn rồi mới đến các cảm bẫy khác. Rất nhiều bạn chưa
xác định được hướng đi chính cho mình trong thị trường Crypto này. Hôm nay Mr.Jack sẽ
trình bày giúp các bạn có hướng đi chính đạo trong thị trường tài chính này.
1. Hold BTC
- BTC luôn là sự lựa chọn hàng đầu tại bất kỳ thời điểm nào. Nếu bạn nào trong tài khoản
không ôm BTC thì hãy xem xét lại nhé.
- BTC được cả thế giới công nhận và có thể thanh toán bất kỳ tại quốc gia nào. Sự phổ biến
của BTC gần như không có đối thủ. BTC luôn được cá mập nắm giữ và ngày càng gia tăng
số lượng.
- Sắp tới BTC tiếp tục chia tách và trong thời điểm này đến tháng 11. Cá mập sẽ bày ra rất
nhiều trò nhằm ép mọi người nhả BTC và chúng tiếp tục ôm vào để tăng số lượng BTC. Vì
vậy, chúng ta muốn đi lâu dài thì hãy theo chúng. Ôm BTC càng nhiều càng tốt.
- Việc nắm giữ 50% đến 70% BTC là điều nên làm cho anh em Group chúng ta. Chúng ta
muốn thành công chúng ta phải làm bạn với người thành công, chúng ta muốn thành cá mập
chúng ta cũng phải suy nghĩ và làm như cá mập. Vậy, việc nắm giữ BTC lâu dài là một sự
lựa chọn sáng suốt và hợp lý.
- Bản thân tôi chỉ tin mỗi BTC, các Altcoin khác với tôi cũng chỉ là trò chơi. Việc nắm giữ
lâu dài BTC luôn được tôi duy trì từ lúc bắt đầu vào thị trường này.
- Theo chu kỳ tăng của BTC và được các nhà tài phiệt trên thế giới nhận định BTC sẽ tăng
và tăng rất mạnh trong những năm tới. Việc nắm giữ BTC dài hạn làm bạn cảm thấy thoải
mái mà ít khi phải suy nghĩ nó giảm thế này thế kia thì có nên cắt lỗ hay không? BTC luôn
làm chúng ta an tâm trong việc nắm giữ. Ví dụ: Đơn giản lúc BTC từ 3k$ rớt xuống 1k8$ thì
cho dù bạn ôm BTC 3k$ đi nữa thì bây giờ bạn vẫn đang lời rất nhiều khi BTC vẫn đang duy
trì đà tăng trên 4k$.
- Tất cả Altcoin có thể đi về nơi xa nhưng BTC thì gần như không thể. Có nhiều bạn nghĩ
BTC sẽ chết khi Minner không chĩa máy đào vào nhưng điều đó sai lầm. Các nhà tài phiệt
luôn biết cách làm cho túi tiền của họ ngày càng phình to ra. Họ biết nên làm gì để duy trì sự
thống trị của mình. Bất kỳ cuộc chơi nào thì kẻ nhiều tiền luôn nắm được lợi thế và thông
thường chiến thắng sẽ thuộc về họ. Đơn giản: Có tiền ắt sẽ có quyền mà có quyền thì có thể
quyết định. Vì thế, họ có thể đẩy BTC lên bất kỳ giá nào.
- BTC chỉ có 21 triệu. Vì vậy, trong những năm tới ai nắm giữ BTC thì người đó luôn được
hưởng lợi. Càng ngày lượng BTC càng khan hiếm, càng ngày lượng BTC được đào ra ít dần.
Thế nên hãy ôm BTC nếu có thể. Hãy chung thuyền với cá mập.
- KẾT LUẬN: Hãy nắm giữ 50% đến 70% số vốn dành cho BTC. Có thể cất về ví cứng hoặc
Blockchain.

3
2. Trade 7 Altcoin/USDT
- Số vốn còn lại là 30% đến 50% các bạn hãy dành cho 7 coin còn lại của nhà mình.
- Các bạn chỉ nên giao dịch với 7 coin của nhà mình nuôi. Vì thực tế 7 coin TOP 1 này luôn
dành đươc sự quan tâm lớn của Minner và nhà sản xuất máy đào. Vì vậy, luôn được 2 con cá
mập này ủng hộ cho chúng ta trong việc đẩy thuyền.
- Chúng ta không lướt sóng Altcoin/USDT mà giao dịch gần như kiểu nắm giữ dài hạn. Chỉ
mua vào khi thị trường đậm máu và có giá đẹp và điểm chốt lời với khoảng cách rất xa nhằm
hạn chế các bạn ra vào nhiều nuôi béo sàn.
3. Phương pháp chia vốn
- Hãy dành 50% đến 70% cho BTC. Số vốn còn lại chia ra và dùng vào việc trade 7 coin còn
lại của nhà mình nuôi.
- Trong số 30% đến 50% vốn dành cho Altcoin/USDT thì các bạn chia mỗi Altcoin/USDT
thành 2 đến 3 phần và sẽ mua tại 3 vị trí khác nhau nhằm hạn chế rủi ro.
Thân
Mr.Jack

Hôm nay, tôi chính thức đi vào chương trình nâng cao kiến thức và trình độ cho các bạn, mỗi
ngày mình sẽ cố gắng thêm từng chút kiến thức cho mọi người. Chúng ta hãy bắt đầu bài học
đâu tiên nhé.

4
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CRYPTO
I. NỀN TẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1. Giả định nền tảng PTKT:
+ Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ, tất cả phân tích và dự đoán đều chỉ mang tính tương
đối. Mình có thể đúng có thể sai nhưng thị trường là luôn đúng.
+ Giá luôn di chuyển theo xu hướng: Giá luôn đi theo xu hướng của thị trường, xu hướng
đi xuống thì giá sẽ tiếp tục đi xuống và giá đang đi lên thì xác suất tiếp tục đi lên là rất cao.
Tuy nhiên trong một khoảng nào đó giá vẫn có thể tăng, giảm lên nhẹ gọi là điều chỉnh giá.
+ Quá khứ lặp lại: Thông thường quá khứ hay được lặp lại. Vì vậy, chúng ta dùng những
kiến thức có được kết hợp với dữ liệu sẵn có để phân tích và dự đoán thị trường sắp tới sẽ
diễn biến ra sao.
2. Áp dụng PTKT hiệu quả: Thị trường thanh khoản cao thì phân tích kỹ thuật sẽ tốt. Còn
lại các Altcoin thì khối lượng giao dịch quá bé nên bị các thế lực khác thao túng. Vì vậy,
nó sẽ không còn chuẩn nữa.
3. Phân tích kỹ thuật quan tâm tới những gì đã và đang xảy ra trên thị trường hơn là những
gì nên xảy ra. Chúng ta không bắt ép thị trường phải đi theo ý mình mà nên xem hành động
giá và xem thị trường đang muốn gì tiếp theo.
4. Nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm nhiều đến những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
giá mà tập trung đến biến động của giá trên thị trường. PTKT quan tâm nhất là giá sẽ tiếp
tục đi theo chiều hướng nào và giá đang đi theo mô hình nào.
5. Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không hoàn toàn độc lập và các hành vi
nhất định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếp theo của giá.
II. SO SÁNH PT CƠ BẢN & PT KỸ THUẬT
+ PTCB & PTKT là hai trường phái phân tích chính để ra quyết định đầu tư trong thị
trường tài chính.
+ PTKT quan sát sự chuyển động giá và dùng dữ liệu dự báo giá tương lai.
+ PTCB dựa vào chỉ tiêu kinh tế cơ bản và tin tức.
Chứng khoán:
+ PTCB: Báo cáo tài chính, năng lực SXKD.
+ PTKT: Giá cổ phiếu trong quá khứ.
Tiền tệ, vàng:
+ PTCB: Lãi suất, lạm phát, cung cầu, …
+ PTKT: Giá vàng, cặp tiền tệ quan sát.
Thị trường Coin:
+ PTCB: Chủ yếu là tin tức từ web , Dev, CEO, hướng phát triển, …
+ PTKT: Giá BTC, Giá các Atlcoin được lấy dữ liệu qua một số web
như: tradingview.com, cryptrader.com, coinigy.com .
III. CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NÀO?
 Phân tích cơ bản?

5
 Phân tích kỹ thuật?
 Kết hợp cả hai phương pháp sẽ cho ra kết quả tốt hơn.
IV. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1. Xác định vùng mua bán và thời điểm thích hợp nên hay chưa nên tham gia thị trường.
2. Quyết định mua vào, bán ra, chốt lời, dừng lỗ một cách hợp lý.
3. Phân tích kỹ thuật là trường phái tiếp cận gần nhất với hành động của giá và có thể tìm
được điểm ENTRY tốt nhất để có 1 VỊ THẾ đẹp nhất.
Thân
Mr.Jack

6
ĐỘ SÂU CỦA THỊ TRƯỜNG (MARKET DEPTH) VÀ TƯỜNG (WALL)
Mình sẽ đi chia sẽ một số kiến thức về độ sâu thị trường và tường giúp các bạn trong
Group hiểu rõ hơn về thị trường crypto này.
Độ sâu thị trường liệt kê tất cả các lệnh BUY và SELL trên thị trường.
Độ sâu của thị trường được phân chia thành những người muốn mua và những người muốn
bán. Sau đó, nó sẽ được chia thành giá mà những người mua và người bán sẵn sàng mua
hoặc bán tại. Người mua ở bên trái và người bán bên phải. Lưu ý rằng giá mua tăng khi nó đi
từ dưới cùng của màn hình đến đỉnh. Về phía bên bán, giá giảm từ dưới lên trên. Người mua
đang tiến gần đến người bán hoặc giá thị trường hiện tại và ngược lại.
Cả nhà giao dịch và nhà đầu tư đều nhìn vào chiều sâu của thị trường để kiểm tra các
mức giá và khối lượng khác nhau (khối lượng đặt mua và hỏi ) của các lệnh tích lũy từ dưới
lên trên giá thị trường và hỏi giá. Một coin có chiều sâu tốt sẽ tương đối lỏng, và các đơn đặt
hàng lớn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến giá cả. Mặt khác, các Coin có độ sâu nghèo
thường có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi giá vốn lớn do mua bán.
Các nhà kinh doanh thường cố gắng kiếm lời từ biến động giá ngắn hạn với các giao
dịch kéo dài từ vài giây đến vài tuần. Các nhà đầu tư có xu hướng mua Coin với ý định nắm
giữ trong một khoảng thời gian dài, thường là vài tháng đến nhiều năm. Thanh khoản là điều
quan trọng đối với cả thương nhân và nhà đầu tư, nhưng nhiều hơn đối với các nhà kinh
doanh khi họ nắm giữ các vị trí trong thời gian ngắn hơn và có thể cần phải thanh lý ngay lập
tức.
Tường là nơi bạn thấy số lượng người mua kẻ bán. Số lượng các lệnh chờ tại các mức
khác nhau với khối lượng khác nhau. Bạn thấy BTC đang có giá 3800$ chẳng hạn. bạn thấy
ở mức 3750$ có tới 100 BTC muốn mua giá này thì bạn nghĩ sao? Trong thị trường này đầy
rẫy cạm bẫy. Nếu đơn giản vậy thì ai cũng win, chỉ cần nhìn vào tường và thấy mức nào có
cá mập vào mình sẽ vào. Thực tế, vậy nhưng không phải là vậy vì sao:
- Thông thường tường được xuất hiện là do số lượng người mua kẻ bán tạo ra.
- Tường là nơi những con BOT hoạt động hết công suất và phục vụ tối đa cho những người
tạo ra nó (cá mập hoặc một team nào đó vốn mạnh cần tường để ép giá).
- Các bạn nghĩ những lệnh lớn nào muốn vào thị trường đều phải qua cái tường này thì các
bạn đã sai. Bittrex hay một số sàn khác nó cho dịch vụ HIDEN ORDER. Một dịch vụ mà
những người không muốn lệnh mua bán của mình được nhìn thấy trong tường mà các bạn
đang tin tưởng nó. Thật sự còn có nhiều dịch vụ VIP khác dành cho các đại ca tài chính mà
bạn không hề biết.
- Tường là thật mà cũng là ảo? Thật với những người trade nhỏ lẻ như chúng ta. Ảo với
những con BOT. Ví dụ: Khi BTC đang có giá 3900$, cá mập muốn ép giá để cho người mua
BTC nhả ra để họ mua vào giá tốt thì tạo ra vài cái tường phía trên tầm 3920$ với 100 BTC,
3950$ với 200 BTC….Tuy nhiên, khi giá tiếp cận 3920$ thì BOT đã tự động nâng tường lên

7
cao hơn quanh 3930$ chẳng hạn. Ý mình ở đây muốn cho các bạn biết là cá mập nó có rất
nhiều công cụ phục vụ bản thân lợi ích của họ.
Tuy nhiên, tường trong thị trường Coin này cũng có thể là ảo và là một cái bẫy. Vì vậy,
không nên thấy tường cao hào sâu mà nhảy vào tham gia khi chưa có một kế hoạch phân tích
cụ thể. Hãy phân tích cho mình phương án tốt nhất trước khi tham chiến vào bất kỳ thị
trường nào.
Thân
Mr.Jack

8
Bài học thứ 2: XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
Để bắt đầu giao dịch các bạn phải biết được xu hướng Coin hiện tại các bạn đang giao
dịch nó đang ở vị thế nào: Tăng, giảm hay đi ngang. Vì vậy, hôm nay mình sẽ giúp các bạn
trong Group hiểu được và có thể phân tích được 1 coin mình đang chuẩn bị giao dịch.
Trong thị trường tài chính thể giới nói chung và thị trường Coin nói riêng có câu nói
gần như ai cũng biết “ Trend is your friend” – Xu hướng là bạn. Việc nắm bắt được xu
hướng của 1 coin trước khi giao dịch giúp bạn hạn chế được thua lỗ và tăng cơ hội chiến
thắng.
Xu hướng coin: là xu hướng của giá coin đang dịch chuyển theo một hướng nào đó. Nó
được hình thành từ sự dịch chuyển giá. Giá được hình thành từ lượng cung cầu trên thị
trường (nói tạch ra là hình thành từ cá mập và đàn cá con ăn theo). Lượng cung cầu luôn
thay đổi lúc lên lúc xuống lúc đi ngang.
I. PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG XU HƯỚNG:
1. Xu hướng tăng giá (UP trend): Khi giá một một coin liên tục tạo đỉnh mới cao hơn
đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ. (Hình 1 kèm theo).
2. Xu hướng giảm giá (DOWN trend): là khi giá một coin liên tục hình thành đáy mới
thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. (Hình 2 kèm theo)
3. Xu hướng đi ngang (Sideway): Khi 2 phe mua và bán chưa xác nhận được phe nào
thắng thì thị trường sẽ đi ngang và giá thường dao động trong một biên độ hẹp. (Hình 3 kèm
theo).
II. PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
Hãy giao dịch khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Lúc đó, xu hướng sẽ là bạn. Tuy
nhiên, thị trường coin quá nhỏ bé nên nhiều lúc xu hướng của thị trường sẽ gắn liền với lợi
ích của nhóm cá mập. (Hình kèm theo)
P/S: Ngoài những kỹ thuật này còn nhiều kỹ thuật khác để xác định xu hướng như: Dùng
Trend Line, Sup and Res, MACD, MA, ichimoku, Bollinger bands….etc
Thân
Mr.Jack

9
10
TÌM HIỂU VỀ NẾN NHẬT
I. BIỂU ĐỒ NẾN NHẬT LÀ GÌ?

Biểu đồ nến nhật: Hiện thị giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất và nó được định
dạng đẹp hơn nhiều so với cái loại bar chart khác. Vì vậy, chúng ta chủ yếu sử dụng nến nhật
để phân tích.

II. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ NẾN NHẬT HAY SỬ DỤNG

11
III. CÁC MÔ HÌNH NẾN NHẬT CƠ BẢN
1. Mô hình sao mai (Morning Star)
- Là mẫu hình gồm 3 cây nến đầu cơ giá lên.
- Cây nến đầu tiên có thân màu đỏ cao.
- Cây nến thứ 2 có thân nhỏ hơn (đỏ hoặc xanh)
- Cây nến thứ 3 màu xanh cao.
(Giá đóng cửa ít nhât bằng 50% cây nến thứ nhất)

2. Mô hình sao hôm (Evening star)


- Mẫu hình 3 cây nến trong 1 xu hướng giá lên (dấu hiệu đảo ngược xu
hướng đầu cơ giá xuống).
- Cây nến đầu tiên là một cây nến cao màu xanh.
- Cây nến thứ 2 là một cây nến nhỏ hơn (đỏ hoặc xanh)
- Cây nến thứ 3 cao, màu đỏ (giá đóng cửa ít nhất bằng 50% cây nến đầu
tiên).

12
13
3. Mô hình đảo chiều Hammer, Hanging man, Shooting Star.

14
4. Ba dấu hiệu hợp thành giá lên và xuống

N
P/S: Mong bài viết sẽ giúp được các bạn hiểu một phần nào đó về nến nhật và
một số mô hình đảo chiều cơ bản.

Thân
Mr.Jack

15
Bài 4: NGƯỠNG KHÁNG CỰ VÀ HỖ TRỢ (SUPPORT & RESISTANCE)
Hai khái niệm này được dùng rất nhiều trong phân tích thị trường tài chính nói chung và thị
trường coin nói riêng. Vì vậy, hôm nay Jack sẽ trình bày cách xác định các ngưỡng hỗ trợ và
kháng cự, ý nghĩa và ứng dụng của nó.
I. ĐỊNH NGHĨA
1. MỨC HỖ TRỢ
- Khi giá trở nên ổn định sau một thời kỳ rớt giá mạnh hoặc thời kỳ giảm dần,
nhà PTKT cho rằng giá đã tìm được ngưỡng hỗ trợ.
- Ngưỡng hỗ trợ mà mức giá mà các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng cao hơn.
2. MỨC KHÁNG CỰ
- Khi giá trở nên ổn định sau một thời kỳ tăng giá mạnh hoặc thời kỳ tăng
dần, nhà PTKT cho rằng giá đã tìm được ngưỡng kháng cự.
- Ngưỡng kháng cự là mức giá mà các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ quay đầu
giảm.

16
17
II. CÁCH VẼ MỨC HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ.
1. Bạn nên vẽ tất cả các đường mà bạn có thể thấy trên biểu đồ.
2. S/R nên được vẽ từ điểm cao nhất (High) và thấp nhất (Low) của giá,
3. Bạn nên kéo biểu đồ ngược về quá khứ rất xa để vẽ các S/R của bạn

III. CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA MỨC S/R


Để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự ta sẽ dùng các công cụ sau:
- Dùng đường thẳng.
- Dùng Fibonacci.
- Dùng tiệm cận trên và dưới của Bollinger bands.
- Dùng các đường MA như 50, 100, 200.

1. Xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong xu hướng tăng.

- Khi một coin đang trong xu hướng tăng thì việc mua vào và bán ra sẽ được
ưu tiên và lợi nhuận sẽ nhanh chóng đạt được. Tuy nhiên, bạn phải xác định
được mức hỗ trợ và kháng cự để tối đa hóa lợi nhuận. Bằng những kỹ thuật
khác kết hợp bạn sẽ tìm được điểm mua bán hợp lý.
- Bạn cũng sẽ sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ ra đường xu hướng trên và
đường xu hướng dưới. Đường xu hướng trên là đường thẳng đi qua nhiều điểm
giá cao nhất và không có mức giá nào vượt qua đường xu hướng này. Đường
xu hướng dưới cũng được xác định tương tự là đường thẳng nối các điểm có
mức giá thấp nhất đi qua nhiều điểm nhất. Những điểm nằm tiệm cận hoặc
xác với đường xu hướng trên chính là mức kháng cự, còn những điểm nằm
gần đường xu hướng dưới được cho là điểm hỗ trợ.

- Những điểm L1, L2, L3 là mức hỗ trợ và điểm h1, H2, H3 là mức kháng cự
theo kênh xu hướng.

18
2. Xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong xu hướng giảm:

- Trong thị trường có xu hướng giảm cũng tương tự như xu hướng tăng. Sau
khi xác định được xu hướng bằng công cụ đường thẳng, những điểm nằm gần
sát hoặc tại đường xu hướng trên sẽ là ngưỡng kháng cự và những điểm nằm
gần hoặc sát đường xu hướng dưới sẽ là ngưỡng hỗ trợ.

3. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm Fibonaci, tại các mức 61.8%, 50% và 38.2% được xem
là những mức kháng cự hay hỗ trợ mạnh nhất. Bạn cũng có thể sử dụng các đường
MA 50,100, 200 hoặc dùng tiệm cận dưới và trên của Bollinger bands để tìm ngưỡng
hỗ trợ hay kháng cự.

IV. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA MỨC HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ

1. Sự hình thành của các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự có lẽ là điểm đáng chú ý nhất và
xuất hiện thường xuyên nhất trên đồ thị giá. Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự có thể
bị phá vỡ do sự thay đổi của các yếu tố cơ bản so với kỳ vọng của nhà đầu tư
(chẳng hạn như sự thay đổi về lợi nhuận, bộ máy quản lý, môi trường cạnh
tranh,...) hoặc do chính nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng (nhà đầu tư mua khi thấy
giá tăng). Nguyên nhân không quan trọng bằng kết quả: kỳ vọng mới dẫn đến
mức giá mới.

19
2. Bản chất của ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là một dạng đường cung cầu cơ bản.
Trong Kinh tế học, đường cung/cầu thể hiện quan hệ cung cầu ở một mức giá
nhất định.

3. Nền tảng của phần lớn các công cụ phân tích kỹ thuật cũng như việc định giá
hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ đều bắt nguồn từ quan hệ cung cầu.

4. Ngưỡng kháng cự trở thành Ngưỡng hỗ trợ

- Hiện tượng ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ (và ngược lại) là rất
phổ biến. Điều đầu tiên mà nhà đầu tư nên tìm kiếm trên đồ thị là các
ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong quá khứ.
- Tương tự, ngưỡng hỗ trợ khi bị xuyên thủng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự
mới và rất khó bị phá vỡ. Khi giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ trước đó (nay đã
trở thành ngưỡng kháng cự), nhà đầu tư thường cố gắng hạn chế tổn thất
bằng việc bán ra.
- Nếu giá thử nghiệm mốc hỗ trợ hay kháng cự càng nhiều mà không phá vỡ
nó, thì mốc hỗ trợ hay kháng cự đó ngày càng trở nên vững chắc.
- Cần lưu ý là ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự không phải là một con số chính
xác. Bạn nên nghĩ về chúng như một khoảng hay một vùng giá thay vì
những con số chính xác.
- Khi một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ, sức mạnh của chuyển động
giá kế tiếp phụ thuộc vào độ mạnh yếu của ngưỡng hỗ trợ kháng cự đó như
thế nào.
- Bạn nên kết hợp với các chỉ báo động lượng để xác định liệu đó có phải là
điểm phá vỡ thật hay không.

20
XU HƯỚNG, KÊNH XU HƯỚNG
Tài liệu lưu hành nội bộ: Dành cho thành viên VIP TRADE COIN – MR.JACK
I. TRENDLINE – Đường xu hướng:
1. Định nghĩa
Đường xu hướng là một đường thẳng nối liền các điểm liên tục cao hay thấp (2
- 3 điểm trở lên) cho phép chúng ta xác định:
- Chiều hướng của thị trường: Giá luôn nằm trên Trendline thì xu hướng tăng,
giá luôn dao động dưới trendline thì xu hướng giảm.
- Dấu hiệu đảo chiều: Thông thường đảo chiều khi Break trendline, tức là phá
gãy xu hướng tăng hoặc giảm.
- Dấu hiệu tiếp tục xu hướng: Tiếp tục xu hướng khi giá tiếp cận trendline
phía dưới nếu xu hướng tăng và tiếp cận trendline phía trên nếu xu hướng
giảm.

2. Ý nghĩa của Trendline.


- Càng qua nhiều điểm, trend lines càng có hiệu quả cao và xu hướng càng
bền vững.
- Góc độ của trend lines càng nhỏ hơn 450 thì độ tin cậy càng cao và xu hướng
càng tốt. Góc càng lớn thì trend lines càng dễ gãy và dễ đảo chiều.
- Khi trend lines bị phá vỡ, xu hướng thay đổi nhưng tùy vào thị trường lúc
đó. Có thể nó sẽ chuyển sang sideway hoặc chuyển luôn sang xu hướng
ngược lại của xu hướng hiện tại.

3. Một số hình ảnh minh họa

21
22
II. TREND CHANNEL – Kênh xu hướng
Kênh xu hướng thường được dùng để xác định xu hướng của thị trường và có thể
dùng nó để tìm điểm chốt lời.
1. Kênh xu hướng tăng (up channel):
- Hai đường song song, một đường nối đỉnh và một đường nối với đáy
- Giá dao động trong giới hạn hai đường song song.
- Xu hướng chung: Tăng dần.

23
2. Kênh xu hướng giảm (down channel):
- Hai đường song song, một đường nối đỉnh và một đường nối với đáy.
- Giá dao động trong giới hạn hai đường song song.
- Xu hướng chung: Giảm dần.

3. Không xu hướng (Sideways channel):

+ Giá dao động lên xuống trong một phạm vi resistance & support với thời
gian dài.
+ Không nên tham gia thị trường này vì:
- Biên độ dao động hẹp.
- Sức ỳ tâm lý.
- Không kiểm soát kịp nếu break-up hoặc break-down.

24
4. Ý NGHĨA CHANNEL

 Xác nhận chắc chắn hơn về xu hướng đang diễn ra.

 Cơ hội vào lệnh tại điểm tiệm cận dưới khi mua vào.

 Cắt lỗ khi break- out ( break-down).

 Tìm kiếm điểm chốt lời (tiệm cận trên của kênh xu hướng).

25
26
DOMINO STOP-LOSS

Hôm nay mình có nói đến 1 hiện tượng là Domino stop-loss và cháy tk Margin xin
được giải thích rõ hơn. Đây là hiện tượng đã được sử dụng để đưa ETH từ $300 về $0.1 trên
GDAX, câu chuyện huyền thoại của làng coin.
Nếu bạn hiểu về Margin rồi thì không khó để nói, nhưng nếu bạn chưa hiểu thì xin giải thích
như sau: Bạn có 1 số lượng BTC/USD/ETC/LTC v.v, Bạn đem thế chấp vào để có thể chơi
với tỉ lệ ký quỹ cao hơn, tùy theo quy định mỗi sàn: Kraken 5 lần, Poloniex: 2.5 lần, Bitfinex
3.3 lần v.v. Do vậy, số tiền bạn được phép lỗ theo quy định từng sàn, tuy nhiên chắc chắn nó
phải nhỏ hơn số vốn của bạn. Khi quá số tiền lỗ cho phép, lệnh của bạn sẽ bị thanh lý (Nếu
đang mua vào sẽ bị bán ra với giá thị trường, đã bán ra sẽ bị mua vào với giá thị trường lúc
đó).
(Mọi người có thể tìm hiểu về Margin Trading tại đây, Không khuyến khích newbie, mình sẽ
chia sẻ nguyên tắc của Margin sớm. Link: https://coinaz.net/margin-trading-bitcoin-la-gi-
gioi-thieu-… ).
Như vậy khi giá tăng nhanh quá 1 ngưỡng, các tài khoản đang Short (Bán đắt trước, mua rẻ
sau) sẽ đặt stop loss để cắt lỗ. Nếu giả đủ nhanh, sẽ xảy ra hiện tượng cắt lỗ hàng loạt, tới 1
ngưỡng nào đó, khiến các tài khoản Margin Short lỗ nhiều, tự động thanh lý. Lúc bị thanh lý
nó lại mua với giá bất chấp, miễn sao đủ số lượng đã vay nên giá càng đẩy lên khủng khiếp.
Chu trình stop-loss, cháy các tài khoản Margin khác lại lặp lại 1 cách tự động đẩy giá lên
khủng khiếp với những bước nhảy cực nhanh. Chỉ cần có yếu tố dừng lại, cá mập (chủ sàn)
sẽ lại mua vào với giá cao hơn, tới khi hầu hết các tài khoản Short ra đi với số tiền khổng lồ,
Một cột vol buy khủng khiếp, giá hạ nhiệt dần và về nơi nó bắt đầu.
Điều này rất dễ nhận thấy khi sáng nay, Giá ZEC tại Bitfinex luôn có giá lệch từ $30 - $90
tại cùng thời điểm so với các sàn khác. Quá nhiều tài khoản đã ra đi, một người bạn của
mình sau khi thức giấc đã bị thanh lý tk và âm tới $215k. Đó là trò chơi kinh dị.
Các chiêu trò kill Margin lâu lâu thường được sử dụng, đó là 1 cơ hội cực lớn cho trader
kinh nghiệm. Ví dụ với ETC, LTC khi giá tụt về 10 và 42, Vol Buy áp đảo vol sell, cho thấy
đó đã là vùng hỗ trợ cực mạnh. Tuy vậy bằng động thái ép giá để lấy sạch tiền từ tk Margin,

27
giá đã về 9x, 8.x/35, 33$ vs LTC và hàng loạt trader đau đớn bán ra: Bán 1 phần để giữ tài
khoản + tự động thanh lý. Giá không mất vài phút để quay lại mốc $10.
Riêng giá thay đổi nhanh, mọi người có vốn + tiền + kỷ luật chơi đảm bảo không bao giờ
thua vì dễ dàng trung bình giá, nó dễ hơn sóng dập dìu rất nhiều. Trích:
"Binh pháp Hưng Đạo Đại Vương trong chơi coin
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn từng nói: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng
sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu“. Cái này không chỉ đúng với coin mà đúng
với mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sự thay đổi từ từ gây ảnh hưởng kinh khủng hơn thay đổi
sốc rất nhiều. Nếu hôm nay hút thuốc, sáng mai ung thư chắc ít người hút lắm, nhưng nó như
tằm ăn dâu cứ mỗi ngày mỗi tí giết chết con người bạn, đến khi bạn nhận ra thì không còn cơ
hội nào. Đó là những việc lãng phí sức khỏe thâu đêm online của tuổi trẻ, đó đơn giản chỉ là
1 thói quen lười vận động hay lười học hỏi, cứ dần dần mỗi ngày 1 chút sẽ biến bạn thành
con người khác.
Trở lại với coin: Việc giảm giá rất nhanh của một đồng coin thường đi kèm việc hồi phục rất
nhanh, thực tế ít người lỗ khi thị trường như vậy. Nhưng nếu nó giảm kiểu mỗi ngày 3%, 5%
rồi đi ngang, hôm sau giảm tiếp nhè nhẹ nếu bạn không tỉnh táo thì lúc bạn nhận ra nó đã
giảm tới vài chục %, có khi tới 70% là bình thường. Bạn không biết cắt lỗ lúc nào, không
dám cắt chỉ đơn giản là sợ nếu cắt nó sẽ lên lại ngay. Việc giảm rất chậm ru ngủ bạn, nó
khiến bạn quen với mốc giá mới mà quên mất rằng nếu so với ngay 2 ngày trước nó đã giảm
40%. Đó là tằm ăn dâu, cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí bạn không thể áp dụng được chiến lược
trung bình giá lúc này. Hãy cố gắng nhìn ra xu hướng dài hơn khi thấy coin có biến động
kiểu tằm ăn dâu nhé."
Thông thường khi sử dụng chiêu trò để xử lý các tài khoản Margin, giá sẽ đổi chiều rất
nhanh. 1 cơ hội lớn cho trader, ngon và nhanh, tuy vậy thứ bạn cần là kinh nghiệm và kỷ
luật, thậm chí vốn đủ lớn cho chắc.
Margin rất thú vị, nhưng lạm dụng là ra đảo đó, mình sẽ nói sâu hơn về Margin sau.

28
BẺ KỸ THUẬT BẰNG TIỀN VÀ CẮN NHAU GIỮA CÁC CÁ MẬP
Nói chút về việc bẻ kỹ thuật bằng tiền và cắn nhau giữa các cá mập trước khi đi chơi
trung thu. Dấu hiệu đầu tiên của những việc này dễ thấy là vào các giai đoạn nhạy cảm của
kỹ thuật (MACD sắp khép, hay giá chạm BB và nhiều dấu hiệu khác) thì một lượng tiền lớn
sẽ được đổ vào cho việc mua/hoặc bán để tạo ra xu hướng rõ hơn ở giai đoạn tranh chấp.
Theo dõi ở giai đoạn này luôn có đột biến về Vol. Tuy vậy cá mập không chỉ có một con, đó
là lúc tranh chấp giữa các cá mập. Sẽ có nhóm muốn đẩy xuống, sẽ có nhóm muốn đẩy lên.
Giả sử Vol bán tăng liên tục và rất mạnh nhưng lại không ép được giá giảm là điều kiện cực
tốt cho giá tăng, ngược lại vol buy lớn nhưng giá tăng không nổi là sức ép từ bán quá lớn.
Đến khi một trong 2 bên hết tiền hoặc buông xuôi, xu hướng rõ ràng sẽ mở ra. Ví dụ về việc
cố ép giá xuống: Thời điểm 15hxx, mình ngủ dậy và thấy Vol bán BTC đột nhiên tăng gấp 5
lần vol Buy, Tổng vol cũng tăng nhanh cho thấy xu hướng ép bán ra thấy rõ nên nhanh
chóng thoát hết Zec (Lúc đó BTC vẫn quanh $4300). Tuy vậy lực đỡ cũng rất mạnh khiến
giá giảm không nhiều và nhanh chóng hồi phục. Hiện giờ cứ theo dõi thôi, không nên vội
vàng, đơn giản như này nhé: Bạn mua vào nó có tăng đâu, sao phải ôm cục lo lắng vào
người. Đừng đoán, giờ này mình cũng chả đoán được, bao h rõ xu hướng thì vào. Đánh bạc
là không nên, ham quá thì vào 1/5 thôi. Trong ảnh dưới là phần khoanh bạn sẽ thấy Vol Sell
BTC áp đảo vol buy từ 15h chiều, Tổng vol vẫn giảm nhẹ dần.

29
Về vụ BITFINEX
Thông báo > Token chia tách chuỗi Segwit2x (Segwit2x Chain Split Tokens)
Vào tháng 03/2017, Bitfinex đã giới thiệu một loại token mới được gọi là Chain Split Token
(CST). CSTs cho phép người tham gia trị trường đầu cơ kết quả tương lai của khả năng thay
đổi giao thức tiền mã hóa. Trong tháng 3, sự kiện khả năng chia tách đó liên quan Bitcoin
Unlimited.
Giờ đây, chúng tôi sẽ phát hành một cặp mới của CSTs cho sự thay đổi đồng thuận được đề
xuất khác: Segwit2x
Bitfinex sẽ đưa ra CST mới mà sẽ cho phép các trader đầu cơ vào khả năng kích hoạt và đào
giao thức đồng thuận Segwit2x. Chúng tôi sẽ đặt tên cặp token này là BT1 (Incumbent
Bitcoin Blockchain) và BT2 (Bitcoin Segwit2x)
Ban đầu, hai token này sẽ giao dịch với cặp BTC và USD, mà không có khả năng tài chính.
Chúng tôi sẽ đánh giá lại quyết định này vào một ngày sau đó nếu và khi nó đủ thanh khoản.
Người dùng sẽ có thể tạo hoặc hủy những CST mới này với số lượng bất kỳ sử dụng trình
quản lý Token (Token Manager - https://d.pr/i/UyjqVJ) được đặt trong thực đơn sổ xuống
Order Type của thanh công cụ bên đặt tích kê (ticket). Về việc tạo, BTC sẽ được ghi nợ từ
tài khoản của bạn và một lượng tổng của BT1 và BT2 sẽ được tín dụng. Người dùng cũng sẽ
có thể đảo ngược quá trình này bất cứ lúc nào, giao dịch bằng số BT1 và BT2 để rút ra BTC.
Vui lòng tham khảo Segwit2x CST Terms & Conditions để biết thêm.
Motivation (Động cơ việc này)
Một trong những đặc điểm thú vị của dự án mã nguồn mở là các nhà phát triển thoải mái
chia tách mã thành dự án mới nếu họ muốn để đưa dự án theo hướng mới. Trong thuật ngữ
mã nguồn mở, việc này được gọi là FORKing te project (chia/phân nhánh dự án)
Bitcoin là một dự án mã nguồn mở, và có một sự thay đổi được định sẵn trong giao thức
đồng thuận được gọi là Segwit2x, chi tiết kỹ thuật có thể thấy trên kho
Gibhub https://github.com/btc1/bitcoin.
Bởi vì giá trị của một mạng lưới phát triển hàm mũ khi kích thước mạng lưới phát triển, đó
là lợi thế để chỉ có một phiên bản Bitcoin. Vì lý do đó, trong tương lai, Bitcoin chi phối thêm
sẽ có thể hội tụ về hoặc Segwit2x hoặc duy trì trên phiên bản đương nhiệm (incumbent
version) mà sử dụng giao thức đồng thuận được định nghĩa trên kho
Gibhub https://github.com/bitcoin/bitcoin.
Ở thời điểm này, hệ sinh thái Bitcoin, thông qua tín hiệu node và miner, sẽ quyết định các
quy tắc đồng thuận giao thức họ muốn hỗ trợ. Điều này tạo ra sự bất định và đầu cơ về giá trị
của mỗi blockchain tương ứng và tương lai của mạng lưới Bitcoin. Sự bất định này tác động
nhiều người dùng chúng ta, những người đang giao dịch tài chính.CST sẽ cung cấp giá liên

30
tục xuyên suốt sự kiện chia tách chuỗi (Chain Split Event) và, đặc biệt, order books cho cặp
giao dịch BT2 sẽ trở thành order books cho cặp B2X.
Chúng tôi đã đưa ra để bàn bạc, chia sẻ ý tưởng và tiếp nhận phản hồi về quá trình này.
Chúng tôi hoan nghênh nhiều hơn và tiếp tục thảo luận và tranh luận để chúng tôi có thể cải
tiến các loại sản phẩm này trong tương lai. Chúng tôi hy vọng rằng sự đổi mới này mang lại
một số phát hiện giá rất cần thiết cho tương lai của hệ sinh thái Bitcoin.
Một số thuật ngữ
“CST” nghĩa là token Chain Split Token, là Digital Tokens được tạo ra để thuận tiện cho
việc giao dịch về giá các đơn vị kế toán liên kết duy nhất với sự kiện phân nhánh ngẫu nhiên
và không đảm bảo của Bitcoin trên chuỗi blockchain;
“BT1” nghĩa là token CST tương ứng với chuỗi Bitcoin đương nhiệm - Incumbent Bitcoin
Blockchain;
“BT2” nghĩa là token CST tương ứng giao thức đồng thuận Segwit2x;
“B2X” nghĩa là Digital Token được chuyển đổi từ BT2 ở hoặc sau Contract Settlement
“Contract Settlement” nghĩa là trước 11:59:59 tối theo giờ UTC vào 31/12/2017, hoặc tức
thời sau sự kiện Chain Split Event
“Segwit2x” nghĩa là blockchain Bitcoin được mong chờ mà sẽ duy nhất được dùng dựa trên
giao thức đồng thuận https://github.com/btc1/bitcoin;

31
Giúp mọi người hiểu rõ thêm về Bitcoin và đồng bọn.
( Có một số người thắc mắc nên sẽ trả lời ở đây luôn ).
1. BTC(Bitcoin - trước 1/8) có một số thông số như sau ( Block - 1MB, chạy thuật toán SHA
256, mỗi block được hệ thống căn chỉnh sao cho trung bình mỗi block hoàn thành trong
khoảng 10Phút )
SHA được định nghĩa và lích sử ra đời như sau:
Thuật giải SHA là thuật giải băm mật mã được phát triển bởi cục an ninh quốc gia Mĩ
(National Security Agency hay NSA) và được xuất bản thành chuẩn của chính phủ Mĩ bởi
viện công nghệ và chuẩn quốc gia Mĩ (National Institute of Standards and Technology hay
NIST). Gồm Năm thuật giải SHA là SHA-1 (trả lại kết quả dài 160 bit), SHA-224 (trả lại kết
quả dài 224 bit), SHA-256 (trả lại kết quả dài 256 bit), SHA-384 (trả lại kết quả dài 384 bit),
và SHA-512 (trả lại kết quả dài 512 bit).
2. BCH(Bitcoin Cash) tương tự như Bitcoin, chỉ khác một số thông số đó là Block 8MB thay
vì 1MB như Bitcoin (trước 1/8)
3. BTC segwit (Bitcoin - Hiện tại đã được cập nhật segwit) .
Chạy thuật toán SHA256 tuy nhiên sau 1/8 đã thực hiện segwit, vậy segwit là gì ?
Segwit thực hiện là loại bỏ các chữ ký mã hoá từ một giao dịch đến và lưu trữ nó trong một
cơ sở dữ liệu riêng biệt bên ngoài Blockchain. Bằng cách này, Segwit có thể đóng gói nhiều
giao dịch hơn trong cùng một khoảng không gian Blockchain so với các giao dịch không
phải là Segwit, thế cho nên BTC hiện tại có thể lưu trữ được số lượng giao dịch cao hơn
khoảng 60% so với BTC phiên bản gốc mà kích thước Block vẫn là 1MB.
4. BTG ( dự kiến HF vào 25/10/2017).
Thằng này là thằng khác biệt gần như hoàn toàn, nó gần như không có mối liên hệ với
Bitcoin gốc. Nó chạy thuật toán Equihash, giống như thuật toán mã hóa của ZEC và mining
bằng GPU. Thằng này chỉ giống Bitcoin ở "Lịch sử giao dịch".
5. BTC segwit2x. ( Dự kiến HF 15/11/2017 ) Dự kiến thằng này sẽ được tách ra từ "số 3" tức
là BTC segwit hiện tại, chạy thuật toán SHA 256, có segwit, và tăng block lên 2MB.
Vì thế trả lời một số câu hỏi demo như sau:
"Nhờ a Jack giải thích giúp việc BTC sau 2 lần chia tách, thì đội ngũ phát triển BTC và 2
đồng phái sinh BCH và BTG là khác nhau hay vẫn giống nhau? Và nếu khác nhau thì độ tin
cậy của 2 đồng mới BCH và BTG có tuơng đương với BTC hay ko? Trong tương lai khả
năng ứng dụng thực tế của hao đồng có khả quan hay ko?"
a. BCH và BTG không liên quan đến nhau, khác nhau hoàn toàn.
b. Độ tin cậy của BCH và BTG không tương đương với BTC.
c. Tương lai không thể nói trước được, khả năng ứng dụng thực tế của BCH và BTG phụ

32
thuộc vào "nhà phát triển". Kể cả BTC cũng không nói trước được gì, vì thuật toán chạy
BTC và "mã nguồn" của BTC cũng không nổi trội hơn so với lứa sau này.

Thanh SơnGroup Moderator BTG chạy thuật toán Equihash giống như ZEC, có thể cày
bằng GPU. Nó giống như một altcoin mới hơn là giống Bitcoin. Tuy nhiên giá trị của tất cả
các loại coin đều đến từ " sự phổ biến, và sự phân bố của coin đó".
Mình có thể dễ dàng tạo ra được đồng Bitcoin của riêng mình bằng cách copy mã nguồn và
đổi một vài thông số tuy nhiên nó sẽ không có giá trị vì không ai dùng, không ai chấp nhận
nó.
Thế nên thời gian đầu, Bitcoin có giá trị 0.0001$, sau đó nó được phân chia làm nhiều phần
( có người mua 50B - 100B) >> nó được xé lẻ ra và nó tăng giá dần do nhiều người có nhu
cầu mua. Đó là cách phân bố và đó là "sự phổ biến"
Ngược lại vấn đề BTG, hiện tại BTC đã phân bố rất đều và mỗi người đang sở hữu một
lượng nhỏ, thay vì tạo ra 1 altcoin rồi phân bố từ đầu thì sẽ rất lâu, thế nên vài thành phần
thay vì tạo ra 1 altcoin mới họ lấy luôn lịch sử giao dịch của BTC để tạo ra 1 đồng coin mới
hoàn toàn mang tên BTG, chạy thuật toán Equihash như Zcash và phân bố theo " số lượng
BTC nắm giữ " >> tạo sự phổ biến ngay từ đầu.
Like
· Reply ·
11
· October 6 at 11:29am

33
Hướng dẫn cắt lỗ cơ bản nhất.
Cắt lỗ là một phần rất quan trọng trong thị trường này. Thấy đa số mọi người còn thiếu kinh
nghiệm trong việc cắt lỗ nên tôi viết vội bài này.
A, Cơ bản về cắt lỗ
Cắt lỗ là một việc rất khó làm đối với ai thiếu kinh nghiệm, tuy vậy nếu biết áp dụng thì nó
không hề khó mà rất đơn giản và nhẹ nhàng. Có 2 phương pháp cắt lỗ:
1, Cắt lỗ theo kỹ thuật
2, Cắt lỗ theo xu hướng
Cắt lỗ theo kỹ thuật là sử dụng PTKT để tìm ra một khoảng giá mà khi giá tụt về đó, nó sẽ
tiếp tục giảm tiếp. Phương pháp này có ưu điểm là bạn không cần phải ngồi canh giá, khi
bạn ngủ stop loss vẫn có thể kích hoạt. Tuy vậy phương pháp này có một nhược điểm lớn là
nếu sàn nắm được một khoảng giá quá nhiều người đặt stop loss, giá có thể tụt về đó khiến
stop losss kích hoạt và lên trở lại ngay sau đó. Thậm chí nếu sóng to thì lệnh stop-loss của
bạn sẽ luôn hoạt động khiến bạn cứ vào lệnh là bị cắt lỗ. Ví dụ cho phương pháp này: ETC
đang lên 12.5, tuy vậy nếu nó tụt về $12 gần như chắc chắn sẽ giảm tiếp, đó là giá đẹp để cắt
lỗ.
Cắt lỗ theo xu hướng là cắt lỗ khi xu hướng thay đổi hoặc nhận ra mình đang đi ngược xu
hướng (Short khi up trend, long khi vừa down trend). Cắt lỗ theo xu hướng bản chất giống
chốt lời. Tức là bạn sẽ bán ra ở thời điểm giá cao nhất có thể. Giá cao nhất có thể được xác
định là mốc giá mà tại đó xu hưởng đổi chiều. Ví dụ: Mua ETC 12, giá lên 12.5 bạn đang có
lời, khi chưa thấy dấu hiệu xu hướng giảm thì không cần chốt. Giả sử khi không có xu
hướng giảm (Quan sát BTC), thì kể cả $13 - $14 cũng không cần chốt. Tuy vậy nếu giá đang
là 12.1 12.2 (lãi siêu nhỏ) hay thậm chí 11.9 (lỗ) mà bạn thấy sự đổi chiều, lập tức cắt lỗ.
Đó là nguyên tắc rất cơ bản, hãy ghi nhớ: Khi bạn do dự là đã nhìn thấy rủi ro, phải cắt lỗ
nếu không sẽ trở thành đánh bạc (lên hay xuống là do may mắn). Chỉ cắt lỗ khi do dự, không
cắt khi hoảng loạn, bạn sẽ cắt tại đáy.
Như vậy việc linh hoạt trong cắt lỗ và chốt lời là cực quan trọng. Không ai có thể cho bạn
con số cụ thể, mọi thứ luôn phụ thuộc diễn biến thị trường. Hãy luôn dứt khoát, đây là cuộc
chơi cần sự chắc chắn.
Cắt lỗ có thể linh hoạt thành cắt lỗ 1 phần và toàn phần. Cắt lỗ toàn phần khi mọi chuyện
còn sớm và dễ giải quyết. Cắt lỗ 1 phần khi giá khiến bạn lỗ quá nhiều, nhưng chừa được ra
một phần vốn để xử lý khi có biến, đó là chừa cho mình một đường lùi.
Khi đã quá trễ, ít nhất áp dụng PTKT cơ bản để có được điểm cắt lỗ đẹp nhất.
Khi nào mua lại sau cắt lỗ?
Sau khi cắt lỗ, bạn không cần quan tâm về nó nữa. Đừng để thứ gí áp lực, hãy bắt đầu lại từ
đầu, không có đỉnh, không có đáy, chỉ có giá mà khi bạn mua tại đó, nó sẽ lên và bạn có lời.

34
Hoài Phong.
(P/s: Minh họa cắt lỗ của tôi: Khi thị trường chưa đảo chiều tôi giữ lệnh, đảo chiều tôi lập
tức bán toàn bộ số ETC không quan tâm khi đó lãi lỗ ntn, vì tôi biết đó là giá cao nhất lúc
đó, sau đó nếu có thể tăng, tôi sẽ lại canh mua)

35
Bài 7: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VỚI MACD
(Tài liệu lưu hành nội bộ VIP TRADE COIN – MR.JACK)
I. ĐỊNH NGHĨA
1. MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung
bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung
bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá

2. Cách tính MACD:

- MACD = EMA(12)-EMA(26)

- EMA là đường trung bình. EMA viết tắt của Exponential Moving Average.
EMA(12) là đường trung bình 12 ngày. EMA(26) là đường trung bình 26 ngày.
Tính theo giá đóng cửa của mỗi ngày.

- Thông thường khi cài đặt MACD mặc định sẽ cài theo 3 thông số 12, 26 và
9. Đó là tính MACD dựa theo 12 ngày, 26 ngày và 9 ngày. Đây là đường
MACD thông dụng. Chúng ta có thể cài đặt để có đường MACD như ý
muốn riêng của mình nhưng nên cài đặt theo mặc định 12, 26 và 9, vì đây là
thông số được nhiều trader ưa chuộng nhất khi dùng MACD.

II. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NÊN MACD


Có rất nhiều loại MACD khác nhau nhưng thấy mấy sàn Coin chỉ xuất hiện dùng
MACD 2 line nên mình sẽ viết riêng về MACD 2 line.

- MACD line là hiệu số giữa đường trung bình động (MA) với chu kỳ 12 và MA
chu kỳ 26.
- Đường dấu hiệu (Signal line): Là đường trung bình của MACD line với khoàng
thời gian là 9.
- HistoGram là khoảng cách giữa 2 đường signal line và MACD line.
Nhìn vào hình BTC/USDT để hiểu rõ hơn:

36
III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MACD.
- Ưu điểm: Cho biết xu hướng chắc chắn và xác nhận sự đảo chiều của thị trường.
- Nhược điểm: Là công cụ chỉ báo sau xu hướng nên đưa ra tín hiệu chậm. MACD
hoạt động không hiệu quả khi thị trường Sideway (đi ngang).

IV. CÁCH SỬ DỤNG MACD

MACD cho tín hiệu xu hướng đảo chiều khi: Quan trọng cho các bạn dùng để chiến
đấu tronG thị trường coin.
1. MACD line cắt mức 0

37
2. Signal Line cắt MACD line.

38
3. Phân kỳ giữa MACD line và giá

4. Phân kỳ giữa Histogram và giá

39
Nắm bắt xu hướng cơ bản với vốn hóa và khối lượng giao dịch (vol).
A, Cơ bản về vốn hóa
Vốn hóa được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường chứng khoán. Cũng tương tự như thị
trường ck, thị trường coin với nhiều nét tương đồng cũng có khái niệm vốn hóa.
Vốn hóa 1 coin bằng: Tổng số coin hiện tại * Giá 1 coin. Ví dụ 1 BTC có giá $5000, tổng số
BTC đang có là 16.500.000 ta sẽ có vốn hóa của BTC là:
16.500.000*5000 = 82.5 tỷ đô.
Vốn hóa toàn thị trường bằng Vốn hóa của tất cả các đồng coin cộng lại. Vốn hóa thị trường
có thể tham khảo 1 cách tương đối tại: https://coinmarketcap.com/
Do số lượng coin ngày càng nhiều nên tổng vốn hóa toàn thị trường sẽ phải được so sánh 1
cách tương đối. Ví dụ vốn hóa hiện tại của thị trường là 150 tỷ, vốn hóa cách đây 1 tháng là
100 tỷ, như vậy kết luận trung bình các đồng tiền tăng 50% là không đúng.
Phải so sánh tổng vốn hóa trước và sau đem trừ đi các đồng tiền mới thêm, và có vốn hóa
quá lớn mới ra được sự tăng trưởng vốn hóa thực sự trên những đồng cũ bạn đang quan tâm
(Ví dụ riêng BCH: 10 tỷ, OMG, IOT v.v). (Ví dụ vốn hóa 140 tỷ trước khi có BCH và sau
khi có BCH cũng 140 tỷ sẽ cho kết quả khác nhau về giai đoạn thị trường đó).
Vốn hóa lớn, phải đi kèm Vol lớn mới thực sự có giá trị. Nếu bạn tìm trên Coinmarketcap
mà thấy một đồng tăng 500%, nhưng Vol chỉ 1 – 2 BTC thì đừng quan tâm đến nó. Với Vol
nhỏ như vậy tăng đến 1000% vẫn được, nhưng bán có ai mua không lại là chuyện khác. Nhất
là khi nó chỉ được giao dịch cục bộ trên 1 sàn nhỏ nào đó.
B, Vốn hóa, Vol và xu hướng
Vốn hóa và khối lượng giao dịch là một trong những dấu hiệu rõ nét để tìm ra xu hướng (ít
nhất ngắn hạn), và xu hướng chính là điều quan trọng nhất trong thị trường này.
Thông thường, sử dụng logic để đưa ra các kịch bản thị trường, đây là giai đoạn đoán ý cá
mập. Và luôn có ít nhất 2 - 4 5 kịch bản mỗi lần, do vậy có đoán trúng cũng chỉ là may mắn.
Sau khi đã có các kịch bản, theo dõi vốn hóa, vol giao dịch để xem thị trường theo hướng
nào để có quyết định cụ thể như: Mua BTC, Mua Altcoin, Chốt lời BTC, Chốt lời Altcoin,
Ngồi im v.v.
Về vốn hóa: Cần quan tâm 3 thứ:
1, Tổng vốn hóa toàn thị trường: Thể hiện sự mạnh yếu của thị trường lúc đó.
2, Tỉ lệ vốn hóa của BTC/Toàn thị trường: Xem sự luân chuyển dòng vốn.
3, Vốn hóa của Coin bạn quan tâm: Thể hiện trạng thái và giá trị của đồng coin tại giai đoạn
đó. Ví dụ mong ước XRP lên 1$ còn khó hơn BTC lên $10k vậy (Vì XRP vs 38 tỷ đồng, lên
1$ vốn hóa sẽ là 38 tỷ đô, gần bằng nửa BTC hiện tại).
Về vol giao dịch, cũng cần quan tâm 3 thứ:

40
1, Diễn biến tổng vol toàn thị trường trong nhiều ngày.
2, Vol giao dịch lớn thuộc nhóm nào (BTC, Altcoin top v.v và tỉ lệ)
3, Diễn biến Vol giao dịch coin bạn đang quan tâm
Làm rõ hơn 1 chút về Vol, ngoài xem sự tăng giảm về số lượng, có 1 thứ cần quan tâm đó là
gia tốc và tỉ lệ mua/bán.
Gia tốc thể hiện tốc độ và xu hướng mạnh hay yếu, ví dụ Vol BTC:
0h:500, 1h: 600, 2h: 900, 3h: 3K, 4h: 8K, 5h: 12k, 6h: 10K
Như vậy sẽ thấy khi vol giao dịch biến động rất mạnh, sẽ là lúc giá có biến động tương tự.
Đây là thời điểm có sóng to và dễ chơi nhất.
Ti lệ mua và bán:
Tương quan vol mua bán cũng thể hiện rất rõ xu hướng thị trường, ví dụ đối với 1 coin bắt
đầu tăng:
Tổng vol sẽ nhích nhẹ, sau đó tăng nhanh, gấp (Gia tốc tăng) và kèm giá bắt đầu tăng. Cùng
lúc đó, Tỉ lệ vol bán sẽ giảm, vol mua tăng dần, dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi tổng
vol tăng. Đến khi Vol bắt đầu chững và giảm nhẹ, Tỉ lệ mua và bán cân bằng là lúc có thể
chốt lời.
Tương tự khi giá giảm, nếu tổng vol bắt đầu tăng mạnh, sau đó giảm dần tới cân bằng mua
và bán thì có thể mua vào, trước khi vol mua áp đảo vol bán (Do hết lực bán ra).
Đối với trader, khi thị trường có vol rất bé là giai đoạn thăm dò, bạn cũng nên theo thị
trường, khi có dấu hiệu rõ thì đi theo.
Nói chung Vol, tỉ lệ mua và bán hiểu nôm na theo quy luật cung cầu, kết hợp RSI trong kỹ
thuật sẽ giúp bạn có điểm mua vào, bán ra rất đẹp.
Thị trường đẹp là lúc hội tụ các yếu tố: Vốn hóa cao, Vol cao, Tỉ lệ vốn hóa BTC/Toàn thị
trường tốt (<46%), Vol mua mạnh và liên tục, đó là thời điểm mua gì cũng thắng, khỏi chọn
coin.
Thị trường lên ngắn hạn là khi vol buy 1 hoặc 1 nhóm Altcoin đột nhiên tăng mạnh, tuy vậy
không duy trì được dài (Thường là sóng hồi hoặc đợt đẩy của các cá mập con).
Thị trường không có Vol tốt nhất kiên nhẫn, bằng chứng ai mua coin trong những ngày 06 -
08 giá cao hơn hẳn hiện tại, lúc đó nó có thể lên, cũng có thể giảm, do vậy nên ngồi chờ.
Về cơ bản nó rất dài, do vậy hãy sử dụng quy luật cung cầu để tự suy luận giai đoạn thị
trường nhé.
Hoài Phong

41
Bài học cơ bản 01:
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời chào chính thức và thân ái nhất tới tất cả các thành viên đã
bỏ một phần chi phí để tham gia group này. Xin cảm ơn các bạn đã tin tưởng chúng tôi, với
tất cả trách nhiệm và khả năng của mình, chúng tôi sẽ cố gắng mang lại cho các bạn những
thông tin hữu ích và cập nhật nhất.
Do group vừa tiếp nhận thêm rất nhiều thành viên mới với nhiều mức độ, kiến thức khác
nhau, do vậy chúng ta sẽ tiến hành học từ đầu. Những kiến thức tưởng chừng cơ bản nhất để
tham gia thị trường này, tuy vậy nhiều người vẫn nhầm lẫn.
================
Q: Trước hết cần bắt đầu bằng việc tại sao bạn nên trade coin?
A: Ở thời điểm hiện tại và ít nhất trong tương lai gần, trade coin một cách hiệu quả vẫn là
công việc sinh lợi nhuận khổng lồ và nhanh chóng.
Q: Nên trade coin với số vốn bao nhiêu?
A: Không có con số cố định cho mỗi người vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, tuy vậy cần
cân nhắc những gợi ý dưới đây: Trade coin rất nhiều rủi ro: Rủi ro từ sàn, rủi ro khi biến
động giá (thua lỗ) và điều này có thể ập đến bất cứ khi nào, do vậy hãy trade bằng số tiền dù
có rủi ro xấu nhất, bạn vẫn tạm ổn. Ngoài ra, không nên vay nóng hay làm điều tương tự để
trade, với nguyên tắc quan trọng nhất khi trade là tâm lý và thời gian coi như bạn đã nắm quá
nửa phần thua. Nếu số vốn quá nhỏ, trade cũng có chút khó khăn do bạn dễ bị lòng tham
đánh bại kỷ luật. Do vậy hãy cân nhắc số vốn nằm gọn trong chữ hợp lý.
Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào cụ thể.
================
Q: Nên trade coin gì?
A: Coin gì cũng được, miễn có lãi thì trade. Tôi chia coin làm 4 loại:
1: BTC, Bản thân BTC với cặp BTC/USD có thể coi là 1 phần.
2: Nhóm coin top tương đương các cổ phiếu Blue Chip trên sàn. Đây là những coin có độ ổn
định tốt, tính an toàn cao ra đời từ lâu và đều có thể đào được. Tuy nhiên nhiều giai đoạn nó
sẽ tăng tương đối chậm. Nhóm này phải kể đến anh hai ETH, các đàn em nhỏ hơn bao gồm:
LTC, ETC, XMR, Zec, ETC, Dash và mới đây là BCH. Đây chính là các coin Top 1 tôi
thường nói.
2: Nhóm cận top, phổ biến và được nhiều người biết đến: Một số cái tên trong nhóm này có
thể kể đến: XRP, NEM, STR, BTS, LSK, STRAT, FCT, GNT, Maid, REP, DGB, SC v.v
gần đây có thêm: IOT, EOS, OMG, PAY, NEO, QTUM, MCO và HSR. Đây là nhóm coin
Top 2, sắp xếp theo vốn hóa để biết sự phổ biến và quan trọng nhé.

42
3: Nhóm coin cực nhỏ: Là các coin có vốn hóa hầu hết dưới 100 triệu đô, hầu hết ở mức vài
chục triệu đổ xuống với vol giao dịch rất thấp và buồn tẻ, trừ khi có biến động giá tăng cực
mạnh. Coin này nói chung gọi là coin "rác" theo nhiều người: EMC2, VTC, PPC gì đó. Cứ
gọi nó là top 3 cho nó sang hơn "rác", vì nó là rác cũng không đúng, có người vẫn kiếm được
tiền từ nó mà.
Như vậy đã có 4 nhóm coin, trader chính là việc chọn coin gì để chơi. Trước hết cần nhắc lại
là group này chỉ chơi duy nhất coin nhóm 1 và 2. Lí do tôi sẽ giải thích bên dưới, còn đây là
bài học nên tôi vẫn sẽ dạy tường tận.
Như các bạn đã biết khi theo dõi thị trường, tất cả các coin đều có giai đoạn tăng trường, bất
cứ nhóm nào trong 4 nhóm trên, trader đỉnh cao là người bắt được chính xác giai đoạn nào
chơi coin gì để tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ ngày 16/10/2017 bạn chơi coin top 2 sẽ lãi hơn
rất nhiều lần top 1 hay BTC. Hay giai đoạn giữa -> cuối tháng 8 chỉ chơi BTC sẽ lãi nhất,
giai đoạn trước ngày 02/09 chơi Altcoin top 1 sẽ lãi nhất và có những giai đoạn chơi coin gì
cũng được. Tương tự vs lãi, lỗ cũng vậy, sẽ có giai đoạn cầm coin lỗ nhiều ít khác nhau theo
từng nhóm.
==================
Đối với những trader mới thông thường việc đầu tư diễn biến qua 2 giai đoạn: Giai đoạn mới
bước vào thị trường, đầy nghi hoặc và lo sợ họ thường chọn nhóm 1. Sau khi thấy sự tăng
trưởng thần thánh x3, x5 hay ít cũng vài chục % họ bắt đầu thiếu kiên nhẫn và tham lam nên
nhanh chóng chuyển sang nhóm 2 và 3, thông thường sau này lỗ cũng bởi 2 nhóm này.
Phân tích tình huống đầu tư:
Lựa chọn nhóm 2 3 có thể mang đến cho bạn những khoản lợi nhuận lớn và nhanh chóng,
tuy nhiên bạn cũng phải chịu rủi ro thua lỗ lớn như cơ hội chiến thắng, thậm chí lớn hơn.
Đối với nhóm 1, gần như bạn luôn có một cơ hội gỡ lại số vốn bằng cách chờ đợi. Thực tế
qua nhiều lần biến động giá, tổng quan theo xu hướng dài hạn các coin thuộc nhóm 1 đều đã
tăng nhiều lần hoặc ít nhất rất tốt.
Ở giai đoạn thị trường thăm dò
Không rõ ràng, hãy lựa chọn mua coin nhóm 1. Thực tế mình ít khi đầu tư khi không có dấu
hiệu rõ ràng, tuy vậy mình biết nhiều bạn luôn có cảm giác khát kèo, cần đầu tư một con gì
đó, hãy chọn nhóm 1 khi thị trường như vậy. An toàn hơn nữa, hãy chọn duy nhất BTC. Nếu
bão đến, bạn sẽ đỡ thiệt hại hơn cầm bất cứ Altcoin nào, tỉ lệ giảm giá của BTC gần như
100% thấp hơn tỉ lệ giảm giá của các Altcoin trong các cơn bão. Nếu xu hướng tăng lại,
BTC vẫn là coin đầu tiên trong xu hướng đó. Dĩ nhiên như đã nói giống các cổ phiếu Blue
chip, bạn không thể lãi được nhiều, nhưng bạn có sự an toàn nhất. Việc chọn mua BTC này
cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể thoát từ Altcoin về BTC trong các giai đoạn này nếu
không muốn đứng ngoài cuộc chơi (Thoát về USD).
Ở giai đoạn thị trường bắt đầu có dấu hiệu tăng

43
Thông thường giai đoạn này được kéo bởi BTC trong 2 tình huống: BTC ổn định hoặc BTC
tăng trước gây hiệu ứng kích thích niềm tin. Do vậy mua BTC giai đoạn này sẽ kém lợi
nhuận nhất. Thực tế nếu mỗi BTC tăng giá, điều này không đồng nghĩa toàn thị trường đi
lên, mình chứng rõ rệt qua giai đoạn BTC từ 3K lên 4k5, Altcoin tăng không đáng kể. Để
kéo toàn thị trường vào up trend, thông thường BTC sẽ đi trước rồi tới các coin nhóm 1 sau
đó là nhóm 2. Ở giai đoạn này, bạn cần quan sát các coin nhóm 1, nếu tất cả đồng loạt có
dấu hiệu tăng bao gồm: Tăng giá nhanh, khối lượng mua vào tăng nhanh, bạn có thể bắt đầu
mua vào các coin nhóm này. Thông thường, mỗi đợt tăng giá lớn, sẽ có 01 – 02 coin làm
nhiệm vụ dẫn dắt thị trường, nó luôn tăng rất mạnh và giảm khá yếu. Như đợt tháng 05 là
ETH, đợt tháng 09 này là cặp đội LTC và XMR. Đây cũng là lí do cho việc khi thấy XRP
tăng gấp 2, XMR tăng gấp 3 mình đã đưa ra lời khuyên mua ETC và LTC khi đó chưa tăng
giá. Hoặc thấy toàn bộ nhóm 1 đã tăng rất mạnh, trừ Zec thì mình sẽ mua thêm Zec. Khi dấu
hiệu toàn thị trường đã rõ ràng, các coin chưa tăng sẽ đến lượt tăng, đó là cơ hội cho bạn.
Giai đoạn thị trường sôi động
Sau khi cả BTC và nhóm coin top đều bứt phá, cộng thêm 1 vài coin nhóm 2 cũng tăng
mạnh, niềm tin của thị trường sẽ ở mức cao độ. Lúc này bạn có thể mua các coin nhóm 2, ưu
tiên các coin càng nổi tiếng, các được nhiều người quan tâm càng tốt (Do nhóm 1 đã tăng
rồi, mua cũng không còn nhiều lợi nhuận đáng kể). Duy nhất lúc này: Tin tức sẽ là cái cớ tốt
để đẩy giá coin, bạn có thể áp dụng cách săn tin lúc này. Như vậy khi hầu hết các coin nhóm
2 và 3 tăng giá, đó là cuối của mỗi chu kỳ tăng giá, bạn cần nhanh chóng chốt lời và thoát về
BTC/USD để bảo toàn tài sản. Các coin nhóm 2 thường có tốc độ tăng rất ngoạn mục, đây
cũng là cơ hội lớn để nâng cao số tài khoản của bạn. Lúc này bạn cũng có thể để ý tới một
vài coin nhóm 3 nếu muốn phiêu lưu. Đừng bao giờ đặt quá nhiều niềm tin vào nhóm 2 và 3.
Cả giai đoạn này và giai đoạn trên bạn có thể quan tâm tới các cặp coin (Coin này đã tăng
coin kia sẽ tăng, không bằng cũng được tương tối ngay sau đó không lâu): DGB/SC,
BTS/FCT, XRP/STR, hay gần đây là nhóm NEO/QTUM và PAY, cặp lớn thì có thể như
ETH/ZEC. Hoặc nhóm coin có xu hướng đi cùng nhau STRAT, GNT và Game.
Giai đoạn bão / Giảm sâu
Trong bão, khi giá đã giảm tới trên 15%, bạn cần phải chọn sự lựa chọn an toàn. Đó là BTC
và các coin top 1. Ngoài ra có một sự lựa chọn khá tốt đó là các coin nhóm 2 (hoặc nhóm 1)
đã giảm sâu trên 25%, tức là giảm mạnh hơn các coin khác nhiều lần. Thường thì các coin
này là những đồng đã tăng rất mạnh gần đây, thu hút nhiều sự chú ý, nhiều người vẫn đang
hold (NEO, MCO là ví dụ đợt này, DGB, STRAT, BTS cũng vậy). Những coin này có biên
độ dao động rất mạnh, do vậy bạn dễ dàng kiếm từ 5 10% hoặc cao hơn từ nó, do đặc tính nó
luôn giảm mạnh hơn các coin khác khi có tín hiệu xấu.
Cuối cùng, để trade trung và dài hạn, đơn giản và nhàn hơn thì bạn nên chuyên tâm vào các
coin nhóm 1 và đặc biệt hạn chế nhóm 3. Và nhàn hơn nữa thì trước khi có sự lật đổ ngôi
vua (ít nhất chưa thấy trong tương lai gần), hãy chỉ trade đơn thuần BTC/USD. Đó là đồng

44
duy nhất kể cả khi giá giảm, bạn có quyền tắt máy và đi ngủ, kém hơn 1 chút là các coin còn
lại trong nhóm 1. Đối với nhóm 2 và 3, không nên phiêu lưu như vậy.
================
Quay trở lại phân tích gốc rễ vấn đề sẽ giúp bạn hiểu hơn trong lí do chọn các coin.
Trong quá trình phát triển quy mô vốn hóa và vol giao dịch, thu hút thêm nhà đầu từ thì giá
BTC sẽ luôn làm nhiệm vụ đó. Sự quan tâm đến BTC luôn đột biến khi giá BTC tạo đỉnh
mới (Dữ liệu Google Trend). Như vậy trước khi thị trường sụp đổ, BTC sẽ luôn trong "up
trend lớn" tức là giảm giá để lần sau có đỉnh mới.
Trở lại với nhóm Top 1, để phát triển quy mô cũng luôn cần nhóm này, vì các nhà đầu tư cần
nâng tính thanh khoản (Mua bán với số tiền khổng lồ, hàng chục tỷ đô) thì mình BTC chưa
đủ, và coin nhỏ lẻ top 3 với vốn hóa vài triệu đến vài chục triệu, vol vài chục đến vài trăm
BTC thì không thể giải quyết được. Do vậy nhóm top 2 sẽ được kéo cùng BTC trong up
trend dài. Tuy vậy nhóm này thường được sử dụng chiêu trò vòng lặp để tối ưu hóa lợi
nhuận, ví dụ: ETH: 80 -> 180 -> 400 -> 135 -> 400 -> 200 -> 350 -> xxx.
Như vậy đây chính là lời gợi ý cho holder. Holder thì dĩ nhiên hold thứ nó sẽ tăng :D.
Sẽ có những giai đoạn thị trường đi vào up trend dài, với hưng phấn cực cao độ, khi đó tỉ
suất lợi nhuận khi chơi các coin nhóm 2 và 3 sẽ lớn hơn. Tuy vậy thông thường một năm
những dịp đó chỉ có vài lần.
=================
Như vậy bạn đã hiểu toàn bộ về bản chất và nhiệm vụ của từng nhóm coin. Trong phân tích
có nói coin nào chơi cũng có lợi nhuận, tại sao lại chỉ chơi BTC và nhóm 1?
Trước hết cần chấp nhận sự thật rằng, đại đa số chúng ta ở đây đều có một trình độ chưa cao,
do vậy chúng ta cần 1 hướng đi an toàn mà luôn có đường lùi cho mình đó là hold và chờ
đợi. Với sự thao túng của giới tài chính, miner lớn và sàn giao dịch, chúng ta luôn có một
cửa sinh là chờ đợi khi chơi coin nhóm này.
Khi nào bạn đã đạt trình độ cao, nhìn giai đoạn thị trường đoán hướng đi, lúc đó chơi gì cũng
được.
===============
BTC hay USD là quan trọng?
Với mớ lý thuyết non và kinh nghiệm kém trong hiểu bản chất và diễn đạt, rất nhiều "thầy"
và nhà đầu tư cũ đã khuyên các nhà đầu tư mới rằng: "BTC là duy nhất, chỉ số BTC là quan
trọng, USD không ý nghĩa gì".
Tôi sẽ diễn giải điều này gây hại như thế nào, cá nhân tôi cho rằng khi trình độ nó chưa chín
muồi mà đi dạy người khác nó thực sự nguy hiểm.

45
Ai trải qua các giai đoạn thị trường đều biết, Khi thị trường đang tăng, số BTC của bạn khi
bạn cầm DGB sẽ tăng chóng mặt, lại kèm theo giá BTC tăng cao, nếu tính tỉ suất lợi nhuận
ra USD của bạn sẽ cực lớn. Sau đó nếu giá BTC/USD giảm xuống, số USD của bạn sẽ bị
giảm lần 1, nhưng cái bẫy từ chính câu nói trên sẽ giết chết bạn: Do bạn thấy số BTC của
mình vẫn nhiều, mà số BTC là quan trọng nhất cơ mà.
Sau đó giá DGB/BTC giảm tiếp lúc này bạn sẽ thấy số BTC của mình giảm đi nhanh chóng,
và nếu so với số USD bạn sẽ hoảng hồn luôn đó.
Bạn bị mắc vào bẫy tâm lý, có khi số BTC của bạn giảm, nhưng số USD của bạn tăng, bạn
lại tự nhủ là mình chỉ lỗ BTC chứ USD mình vẫn lãi, tuy vậy ngay sau đó giá BTC/USD
giảm, lúc này số BTC đã giảm sẵn không đổi nữa, nhưng quy ra số USD tài sản lại vơi đi.
Giới tài chính quay bạn như một con rối với số BTC, số USD khi tăng khi giảm, cái tăng cái
giảm, cùng tăng cùng giảm. Và cứ vậy, một thời gian bạn thấy mình nghèo đi đáng kể.
Vậy điều gì là quan trọng nhất?
Tiền là quan trọng nhất, số tiền ở thời điểm nào bạn cũng tối ưu là quan trọng nhất. Ví dụ
bạn có 3 BTC từ giá $5000, vì bạn nghĩ BTC là duy nhất nên giữ nguyên, tôi là trader tôi
chuyển nó thành $15000. Khi BTC giảm về $3000, bạn vẫn có 3 BTC, còn tôi số BTC sẽ
gần gấp đôi bạn.
Bạn không nhất thiết phải giữ BTC, cũng không nên chăm chăm tính số USD. Bạn là nhà
đầu tư (Trader), bạn phải biết chốt lời (Chuyển từ Altcoin => BTC, giữ BTC nếu BTC tiếp
tục tăng. Chuyển từ Altcoin hay BTC => USD nếu thị trường bão hòa) và tái đầu tư vào cơ
hội (Sử dụng USD mua lại BTC hoặc Altcoin). Không một ai chỉ trade duy nhất
Altcoin/BTC và chỉ chuyển về BTC lại có thể có lời hơn người thêm một bước nữa chốt lời
BTC ra USD và tái đầu tư.
Trader thành công là trader bất cứ thời điểm nào, nếu tính tài sản trị giá theo số USD cũng
cao nhất.
=============
Giá của Altcoin khi quy theo BTC.
Do giá của BTC không cố định, do vậy giá Altcoin/BTC khi cùng là 250 STS có thể không
giống nhau. Giá trị thực để tính toán là giá theo USD.
Có thể trade cặp Coin/BTC?
Dĩ nhiên là có thể, nhưng với điều kiện coin đó tăng nhanh hơn BTC. Như đã nói ở trên, sẽ
chỉ có một số giai đoạn có thể chơi hình thức này. Và quan trọng nhất, luôn phải canh để
chốt lời về BTC, và cuối cùng là USD.
Mua coin top 1 bằng BTC có được không?

46
Dĩ nhiên cũng được nốt, chỉ cần so sánh giá của coin đó theo USD tại lúc mua để kết luận lỗ
hay lãi. Không cần thiết so với giá BTC nữa, so với giá BTC chỉ là để so xem bạn lỗ hay lãi
nếu cầm nguyên BTC.
Kết: Đầu tư, chốt lời, tái đầu tư chính là quy trình hiệu quả và tối ưu nhất cho trader, và nó
cũng chính là diễn biến dòng tiền luân chuyển từ các nhóm: BTC <-> Altcoin <-> USD <-
>BTC. Bản chất vẫn như tôi từng nói: Mua thứ sắp tăng (Đầu tư, tái đầu tư: Có thể là BTC
hay Altcoin), bán thứ sắp giảm (Cắt lỗ, chốt lời). Nhớ thêm lần nữa nhé: Đầu tư, chốt lời/cắt
lỗ, tái đầu tư, đó, trader có 4 thứ đó thôi.
Đây là bài học cơ bản, tuy vậy nó rất dài. Anh em nào đọc mà quay cuồng quá thì gắng đọc
5 - 10 lần.
Hoài Phong

47
Bài 6: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BẰNG CHỈ BÁO BOLLINGER BANDS

I. ĐỊNH NGHĨA
Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình
động (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Trung bình động (Moving Average) là một chỉ
báo thể hiện giá trị trung bình của giá chứng khoán, forex, vàng và Coin trong một khoảng
thời gian.
1. Bollinger bands thuộc nhóm chỉ báo đo động lượng (momentum) và mức độ dao động
(volatility indicator): Dùng để đo mức độ dao động của giá.
2. Bollinger bands cho biết thị trường đang dao động mạnh hay yếu.
3. Bollinger bands dùng để so sánh độ biến động và mức giá tương đối trong một khoảng
thời gian quan sát cụ thể.
II. CẤU TẠO BOLLINGER BANDS
Bollinger bands gồm 3 đường:
- Một đường trung bình động ở giữa (đường này là đường trung bình động MA20). Có một
số biến thể là 10, 30 hay con số khác. Tuy nhiên, con số 20 vẫn là con số được nhiều trader
sử dụng nhất.
- Một đường biên trên với độ biến động 2% so với đường bands giữa.
- Một đường biên dưới với độ biến động 2% so với đường bands giữa.
III. ĐẶC TÍNH CỦA BOLLINGER BANDS
1. Thông thường giá sẽ dao động trong Bollinger bands với tiệm cận dưới và tiệm cận trên là
2 đường biên.
2. Khi các dãi Bollinger bands thu hẹp có khả năng sẽ xảy ra một sự đột biến về giá. Có thể
tăng hoặc giảm mạnh.
3. Giá có xu hướng đi từ dãi này tới dãi kia trong khi giá chuyển động.
4. Các đỉnh hay đáy được hình thành bên ngoài các dãi và được rút chân mạnh với các cây
nến đảo chiều thông thường nó là các tín hiệu đảo chiều mạnh.
IV. CÁCH SỬ DỤNG
1. Chỉ ra dấu hiệu cảnh báo có sự biến động giá mạnh : những đường biên bands thu hẹp
trước khi bắt đầu 1 sự biến động mạnh về giá. Cái này dân trade thường gọi là “thắt nút cổ
chai” hoặc “sắp có bão”.
2. Chỉ ra thị trường đang tình trạng quá mua, quá bán : Giá ở dần biên dưới tức thị trường
đang quá bán, giá ở gần biên trên tức thị trường đang quá mua.
3. Giá sau khi vượt ra ngoài dãi Bollinger bands và tạo đỉnh hoặc đáy thì thông thường đây
là tín hiệu cảnh báo sự chấm dứt xu hướng.
4. Giá có xu hướng trở về đường trung tâm MA20 sau khi chạm 2 biên.
5. Dùng để đo độ mạnh yếu của trend: Trend mạnh nếu giá sẽ sát đường Bollinger Band trên
hoặc dưới.

48
6. Nếu giá thoát ra khỏi đường Bollinger Band biên trong khi trend đang tiếp tục, đó là dấu
hiệu của động lượng giảm dần (fading momentum).
7. Nếu giá liên tục đẩy lại gần 2 đường Bollinger Band biên nhưng không chạm thì đó là dấu
hiệu của sự thiếu hụt lực
8. Nếu đường MA20 (Bands giữa) bị phá vỡ thường là dấu hiệu trend đã đến hồi kết thúc.
9. Giá dao động dưới Bollinger bands giữa (MA20) cho biết xu hướng đang giảm và khả
năng tiếp cận bolligner bands dưới là vô cùng cao và giá đang dao động trên Bollinger bands
giữa (MA20) cho biết xu hướng hiện tại đang tăng và khả năng tiếp cận Bollinger bands trên
là rất cao.
10. Khi 3 đường Bollinger bands có độ dốc hướng lên thì xu hướng tăng mạnh và ngược lại.
Thân
Mr.Jack

49
Bài 02: Cơ bản về tâm lý trong trade coin
Lời đầu tiên xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể group, BTC đã vượt lên hẳn so với đỉnh cũ
và điều quan trọng hơn, trong khảo sát sáng nay chúng tôi biết rằng, số lượng BTC mà các
thành viên trong nhóm nắm là rất lớn và chiếm tỉ lệ cao. Thực tế sau khi trao đổi cùng a Jack
và cả 2 đều nhìn nhận về BTC sẽ tăng rất mạnh, chúng tôi quyết định tạo khảo sát đó. Chúng
tôi muốn nắm được xem các thành viên có đi theo đúng định hướng, cụ thể là có BTC lúc
này. Và kết quả khảo sát thực sự làm chúng tôi rất hài lòng và hạnh phúc. Đó là cái tâm của
chúng tôi khi muốn cả cộng đồng cùng phát triển (Ảnh dưới là đoạn trò chuyện của tôi với a
Jack khi xem kết quả khảo sát ban sáng).
Trở lại với bài học của chúng ta, đó làm tâm lý trong trade coin.
Quá nhiều người đã quen với câu: "Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, hãy sợ hãi khi
người khác tham lam". Câu này rất hay và đúng, tuy vậy áp dụng nó như thế nào lại là việc
hoàn toàn khác.
Trước hết cần hiểu tham lam và sợ hãi chính là đại diện cho 2 thứ: Cơ hội và rủi ro. Cá nhân
tôi bổ sung thêm 1 trường tâm lý nữa, ngoài tham lam và sợ hãi đó là : Phân vân. Phân vân
là trạng thái khi dấu hiệu không rõ ràng, phân vân có nên mua vào hay không, phân vân có
lên cắt lỗ hay không.
Như vậy bạn linh hoạt 3 trạng thái trên như thế nào? Tôi đã từng nói đi đôi với tâm lý luôn là
thời gian và giá cả. Xin được làm rõ như sau:
Giá BTC tụt từ $5000 -> $4500 (10%), chưa thể tạo ra sự sợ hãi, và thời gian tụt 10% thì chỉ
cần 1 ngày. Sự sợ hãi chỉ được xác nhận khi giá đủ sâu và liên tiếp trong nhiều ngày, sự
hoảng hốt xảy ra trên hàng loạt trader lẫn holder và họ sẽ có cảm giác nó còn tiếp tục giảm,
không biết bao khi nào sẽ dừng.
Tương tự như vậy, khi giá mới chỉ tăng từ $5000 -> $5500 cũng chưa đủ khiến nhiều người
tham lam để bạn cần sợ hãi.
Trong cả 2 trường hợp, điều làm thay đổi xu hướng sẽ là: Thời gian đã tăng/giảm vài ngày
trở lên liên tiếp và mức giá so với ngày bắt đầu đổi xu hướng gần nhất đã chênh lệch đủ lớn.
Áp dụng điều này có ý nghĩa gì?
Bạn sẽ dần lựa chọn đường khoảng thời gian có thể mua vào dài hạn khi chu kỳ giảm sắp kết
thúc hoặc khoảng giá để bán ra khi chu kỳ tăng kết thúc. (Nên trong các PTTT tôi hay đếm
BTC đã tăng/giảm bao nhiêu ngày). Ví dụ BTC hay bất cứ coin nào tụt nhanh thì nó cũng
hồi rất nhanh, nhưng nó tụt kiểu lỳ lợm và dài hạn mới đủ đánh gục tâm lý trader.
Như vậy khi bạn thấy tâm lý hoang mang hoặc hưng phấn quá trong nhiều người, là sắp tới
lúc xu hướng thay đổi và cần hành động.
Tiếp tục với tâm lý phân vân.

50
Phân vân là lúc bạn phải ra quyết định khi xu hướng không rõ ràng, điều này thực sự khó kể
cả với người dày dạn kinh nghiệm. Sử dụng quy tắc xác suất để chiến thắng nhiều hơn khi
phân vân, cụ thể như sau:
Khi có nhiều dấu hiệu cho việc tăng giá, chính bạn cũng cảm nhận được việc đó nhưng bạn
lỡ tàu vì phân vân. Điều này không đáng có, bạn bị lừa mới 1 yếu tố rất đơn giản là nghĩ:
Giá này cao rồi. Chỉ cần giá của nó có thể tăng hơn giá hiện tại, thì bạn có thể mua, đó là
nguyên tắc của trader. Tại sao bạn phân vân và nghĩ nó tăng giá? Đơn giản các dấu hiệu và
luận điểm cho việc tăng giá đang nhiều hơn, và theo lý thuyết xác suất tỉ lệ thắng của bạn
mặc định cao hơn. Trường hợp này tốt nhất cũng nên vào 1/3 - 1/2 số vốn.
Ngược lại, lúc bắt đầu có dấu hiệu giảm giá (Hay gọi là bão về), tôi thấy đa số các bạn đều
nhìn ra, cảm nhận được nhưng không hành động gì. Và vẫn như cũ, dĩ nhiên lý do là phân
vân. Khi bạn cảm nhận được rủi ro, tức là tỷ lệ rủi ro cao hơn cơ hội, hãy dứt khoát trong cắt
lỗ hay chốt lời. Cũng như trên, bạn có thể chủ động bằng cách thoát ra 1/3 - 1/2.
Khi trong trạng thái phân vân, xác suất của hành động là đúng hay sai luôn có và cao hơn
bình thường, thông thường trước khi cảm nhận đủ nhạy cảm bạn nên chờ dấu hiệu rõ ràng.
Xin được ví dụ với giá BTC chiều nay:
Trader bản lĩnh và đủ kinh nghiệm, khi thấy thị trường phân vân nhưng xu hướng lên chiếm
ưu thế sẽ mua ngay.
Trader cẩn thận sẽ mua khi rõ xu hướng, tức BTC dựng cột rất nhanh và vượt $5700.
Trader non kinh nghiệm sẽ ngồi ngoài nhìn.
Hiện tại thì các bạn nên học làm trader cẩn thận, tới một giai đoạn nào đó đủ kinh nghiệm sẽ
trở thành trader bản lĩnh. Trader luôn phải chắc bài, và việc học quyết định khi phân vân là
cực kỳ cần thiết.
Tiếp tục ví dụ với cắt lỗ:
Cá nhân tôi có thể cắt lỗ (Chốt lời) rất nhanh và gọn ngay từ dấu hiệu đầu tiên. Tuy vậy đối
với các bạn đa số thiếu kinh nghiệm, chúng ta cũng lại quan sát xu hướng, giảm đủ rõ thì sẽ
cắt, cắt ngay chứ đừng để giảm không chịu nổi mới cắt. Bạn không lì được đâu, nhất là với
Margin, sai là phải sửa ngay lập tức.
Khi chắc bài, tỉ lệ bạn ăn được sẽ thấp xuống, nhưng đổi lại bạn có sự an toàn (Ví dụ mua
BTC $5700 không ăn nhiều bằng $5600 nhưng đổi lại, mua xong cái thấy tăng ngay, và
không cần lo lắng. Tương tự khi cắt lỗ/chốt lời, bạn cắt được khi nó chưa giảm là tốt nhất,
tuy vậy bạn sẽ có thể ăn kém đi nếu nó tiếp tục tăng. Nếu bạn cắt khi xu hướng rõ thì ít nhất
bạn đã âm thêm 2 3%.)
Áp dụng được tâm lý phân vân trong sóng ngắn, bạn có thể chọn điểm mua vào, bán ra mà
không cần sử dụng đến kỹ thuật, vol hay bất cứ điều gì khác. Ví dụ: BTC đã tụt rất mạnh,
bỗng dưng giá có xu hướng chậm lại, số lượng bán ít dần, số lượng mua rải rác là điểm mua,

51
tương tự với điểm bán, khi nhìn sức mua chững lại là lúc giá sẽ đi xuống. Tôi lướt sóng ngắn
chỉ cần nhìn tâm lý.
Kết: Luôn có xác xuất cho đúng và sai, hãy ưu tiên chắc bài. Khi không rõ xu hướng, bạn có
thể phân vân, khi xu hướng rõ dần bạn buộc phải quyết định. Về tham lam và sợ hãi, đừng
bao giờ quên yếu tố thời gian nhé.

52
Bài 8: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DÙNG CHỈ BÁO RELATIVE STRENGTH
INDEX (RSI)
Thấy nhiều bạn hay dùng chỉ báo Relative Strength Index – đây là một trong những chỉ báo
rất hay.Với rất nhiều cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ guide một bài đẩy đủ
về RSI cho các bạn học để nâng cao kiến thức.
I. ĐỊNH NGHĨA
- RSI thể hiện trung bình giữa số ngày tăng giá so với mức giá trung bình của
những ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định. Thông thường dùng
khoảng thời gian là 14 ngày.
- Relative Strength index (RSI): là 2 chỉ báo trước xu hướng. Vì vậy, rất hay
false khi thị trường có xu hướng mạnh.

II. CÁCH SỬ DỤNG RSI


- Cảnh báo xu hướng có thể đảo chiều khi chỉ báo nằm trong vùng quá bán
(30)/quá mua(70).
- Báo hiệu xu hướng có thể đảo chiều khi chỉ số giao cắt đường trung tâm: Thông
thường dùng mức cân bằng 50 để xác định xu hướng. RSI > 50 xu hướng tăng;
RSI < 50 xu hướng giảm. Tuy nhiên, để lọc Sideway thông thường các trader có
nhiều kinh nghiệm sẽ dùng mức 45-55 để lọc nhiễu. Nếu cắt xuống 45 là giảm
và cắt trên 55 là tăng.
- Báo hiệu xu hướng có khả năng đảo chiều khi chỉ báo và giá có sự phân kỳ.
- Xác định trendline theo RSI. Bẻ gãy trendline up thì xuống và phá trendline
down thì tăng.
III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM RSI
1. Ưu điểm: Cho tín hiệu sớm về sự đảo chiều trước khi có sự thay đổi xu hướng.
2. Nhược điểm: Vì RSI đưa ra tín hiệu sớm nên có nhiều tín hiệu sai. RSI hoạt
động không hiệu quả khi thị trường có xu hướng mạnh.

IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA (RẤT QUAN TRỌNG)

1. Cảnh báo xu hướng có thể đảo chiều khi chỉ báo nằm trong vùng quá bán
(30)/quá mua(70).

53
2. Báo hiệu xu hướng có thể đảo chiều khi chỉ số giao cắt đường trung tâm:
Thông thường dùng mức cân bằng 50 để xác định xu hướng. RSI > 50 xu
hướng tsăng; RSI < 50 xu hướng giảm. Tuy nhiên, để lọc Sideway thông
thường các trader có nhiều kinh nghiệm sẽ dùng mức 45-55 để lọc nhiễu.
Nếu cắt xuống 45 là giảm và cắt trên 55 là tăng.

3. Báo hiệu xu hướng có khả năng đảo chiều khi chỉ báo RSI và giá có sự phân
kỳ.

54
Phân kỳ giảm giữa giá và RSI:

Phân kỳ tăng giữa giá và RSI:

Xác định trendline theo RSI.

55
56
Kỹ thuật cơ bản và tâm lý trong việc chọn điểm mua và bán
Bài 02 trong series áp dụng kỹ thuật cơ bản và tâm lý trong việc chọn điểm mua và bán (Bài
1 là RSI).
Sử dụng kỹ thuật cơ bản kèm thêm yếu tố tâm lý là một cách hiệu quả và dễ, ai cũng có thể
làm được để chọn điểm mua và bán tốt. Trên tinh thần mong muốn mọi người chủ động
nhất, không bị phụ thuộc bởi con số hay kèo ra, tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết vấn đề
này.
Trước hết cần hiểu thị trường này trên nguyên tắc duy nhất là cung cầu, mối tương quan giữa
mua và bán. Mọi chỉ số kỹ thuật, có thể lên tới hàng trăm loại nhưng nếu bạn hiểu đủ sâu, nó
vẫn không thoát ra được khỏi quy tắc cung và cầu. Tôi sẽ dẫn ra mối tương quan cụ thể bên
dưới.
Hiểu một cách đơn giản trước, khi nhu cầu mua cao thì giá sẽ tăng, nhu cầu thấp giá sẽ giảm.
Nhu cầu càng cao thì giá tăng càng mạnh và liên tiếp.
Ở lý thuyết cơ bản, khi lượng mua tăng sẽ làm cho giá tăng, nhưng đến một ngưỡng nào đó
khiến người ta chần chừ không mua nữa, hoặc người bán bắt đầu cảm thấy giá đó là tốt để
bán, không kỳ vọng cao nữa, đó sẽ là khoảng giá đổi chiều. Đỉnh tạm thời sẽ được xác định
tại đó, ngược lại với đáy cũng như vậy.
Để theo dõi điều này chỉ cần duy nhất RSI là đủ. RSI thể hiện tương quan sức mua và bán, tỉ
lệ mua/bán càng cao RSI sẽ càng lớn. Sử dụng độ dốc của RSI để đánh giá tương qua mua
và bán này, càng dốc thì tỉ lệ nó càng lệch.
Tuy vậy RSI chỉ thể hiện được tương quan tỉ lệ mà không thể hiện được khối lượng giao
dịch, thứ rất quan trọng để xác định đuợc *độ mạnh của xu hướng*.
Ví dụ 5 người mua BCH đột ngột, chỉ có 1 người bán, dù Vol chỉ 3 BCH cũng đủ làm RSI
tăng cao, tuy vậy khi vol không mạnh là xu hướng không đủ mạnh, hết lượng mua hấp thụ
kia, giá sẽ nhanh chóng tụt.
Như vậy xu hướng mạnh được xác định khi gia tốc giá và Vol tăng nhanh kèm theo khối
lượng Vol tốt. Điều này dễ dàng quan sát ngay trên đồ thị mà không cần công cụ gì: RSI
dựng đứng + Cột vol tăng nhanh.
Với xu hướng yếu, vol nhỏ và nhanh chóng bị dập tắt. Trường hợp xu hướng tự do, giá dao
động từ mức lực mua mạnh tới mức lực bán mạnh, đi một cách ổn định. RSI sẽ lên từ từ, ví
dụ tăng từ 30 - 70 trong nhiều giờ, Sau đó lại giảm từ 70 về 30, đó chính là giai đoạn giá dao
động ổn định từ BB dưới lên trên, sau đó đi ngược lại.
Xu hướng mạnh là xu hướng có thể đu theo, xu hướng yếu nên đừng nhìn hoặc lướt sóng thì
phải chốt thật sớm.
Như vậy với RSI và cột vol ta đã xác định được xu hướng cơ bản, sàn còn cung cấp cho ta
thêm một công cụ rất hiệu quả nữa là MACD. Sử dụng MACD (mặc dù có độ trễ) nhưng vẫn

57
rất hiệu quả cho việc đo lường tương quan để xác nhận xu hướng: MACD mở rộng, với
đường Histogram cao sẽ xác nhận xu hướng mạnh, sử dụng nó để nhận ra tỉ lệ tương quan
giữa giá, vol và RSI.
Xu hướng mạnh được xác nhận, giá sẽ vượt BB giữa (đường MA20) và BB trên rất nhanh
chóng, khi thấy đủ các yếu tố Vol, RSI, MACD thì có thể mua tại thời điểm giá vượt BB
giữa.
Như vậy chỉ bằng đồ thị cơ bản bao gồm BB, RSI, MACD, Cột vol, bạn đã có thể quyết định
mua vào hay bán ra hợp lý. Không nhất thiết sử dụng công cụ đo vol của mình đâu, nó chỉ
dùng để đi trước xu hướng, bạn đi trễ xu hướng 1 chút thì chỉ cần nhìn đồ thị là đủ. Ngoài ra
có thể so sánh cột vol các nến liên tiếp, nếu vol giảm dần không có nghĩa giá sẽ giảm/tăng,
mà đồng nghĩa với việc tới vùng phân tranh xu hướng, lúc đó xu hướng rõ ràng sẽ được
quyết định sau giời gian của vùng phân tranh, theo dõi cụ thể qua Histogram của MACD khi
sắp về 0. Xu hướng mạnh thì cứ chờ đợi tới khi nó yếu, xu hướng yếu thì chủ động chốt (cả
mua và bán) ngay đường BB.
Mời các bạn xem ảnh minh họa, rất dơn giản và dễ hiểu, dễ áp dụng. Về xu hướng dài, để
nắm được là cả 1 quá trình tổng hợp dữ liệu, về cơ bản nó chưa phải thời điểm để học.
Về thời điểm mua vào: Tôi đã nói rất nhiều lần, không có con số cố định. Giá tốt để mua là
giá bạn mua vào nó có thể tăng lên, giá tốt để bán là giá sau khi bạn bán ra, nó sẽ giảm. Hãy
tưởng tượng như một chuyến xe bus, đi từ điểm đầu 01, 02 -> điểm cuối 10 rồi vòng trở lại
từ 10 -> 01. Nếu bạn lên tại điểm 01 thì rất tuyệt vời, bạn sẽ có được lợi thế rất lớn khi
không bị áp lực tâm lý và dễ dàng chờ đến bến cuối. Ngược lại, Nếu bạn đi từ điểm 05 06,
bạn vẫn có thể đi được xa một đoạn nhờ chuyến bus đó, nhưng bạn phải canh, bạn lên muộn
thì sẽ thấy đích sớm hơn, và bạn phải nhảy xuống trước khi nó quay trở lại. Người lên ở vị
trí 01 thực ra vẫn phải canh, chỉ là họ nhàn nhã hơn mà thôi, càng lên muộn càng phải theo
sát, lên ở bến số 9 vẫn ngon, nhưng phải nhảy thật nhanh.
Ngược lại, khi đã vào xu hướng giảm, tức là chuyến tàu đang quay về, bạn vẫn nhảy lên ở vị
trí số 07, chuyến bus sẽ đưa bạn về vị trí số 5, thậm chí số 3 2 1 và bạn lỗ đó.
Do vậy, hãy đi xe bus đúng cách. Nếu nó đang lên, bạn nhảy ở bên nào cũng được, miễn sao
tới bến cuối hãy đi xuống (Bến cuối áp dụng khi xe chững lại nhé, nó đang đi nhanh thấy nó
đạp phanh, đi chậm dần thì xem đó làm trạm nghỉ hay nó quay đầu xe nhé). Nếu thấy xe
đang quay về, chưa có kinh nghiệm thì ít nhất đợi nó quay đầu đi lên, lúc đó ta lại lên xe.
Hi vọng với quy tắc này, bạn sẽ lên xuống tàu một cách hợp lý.

58
59
60
I. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỐN PHÒNG TRỪ RỦI RO
Hôm nay, tôi có đi tìm phương pháp quản lý vốn trong Trade Coin nhưng gần như không có
tài liệu nào đáng giá. Nên mình đưa ra phương pháp quản lý vốn riêng của mình tự nghĩ ra.
Có thể là quan điểm cá nhân sẽ không phù hợp với một số bạn. Tuy nhiên, các bạn có thể
nghiên cứu và tạo ra phương pháp quản lý vốn riêng cho bản thân mình khi tham khảo
phương pháp quản lý vốn của tôi.
Quản lý vốn là quản lý số tiền trong tài khoản của bạn. Thực tế cho thấy để đạt được x2 x5
hay x10 tài khoản nó không khó trong trade coin. Thế nhưng, khi các bạn xác định là x2 x5
hay x10 có nghĩa là RỦI RO của bạn có thể sẽ là một con số tương đương. Bạn thử nghĩ
xem, tài khoản bạn 10.000 $ nếu nó x2 là 20.000$ nhưng nếu nó rủi ro tương tương là bao
nhiêu? Có nghĩa là bạn còn 5.000$. Vì vậy, các bạn thử làm phép tính nhé. Khi vốn bạn bị
giảm một nữa từ 10K$ về 5K$ thì khi nào bạn huề lại vốn ? Bạn cần x2 tài khoản đấy. Vậy
bạn lại chuẩn bị 1 cú nước rút và kèm theo rủi ro khi muốn quay trở về số vốn 10K$ ban
đầu.
Thật không may cho toàn thể các bạn, xưa nay có câu :” Chúng ta càng thua chúng ta muốn
lấy lại những gì đã mất và có thể mất luôn những gì đã có”. Đó là tâm lý của một con bạc.
Đã là con bạc thì đa số đều khát nước. Vì vậy, tôi mong tất cả hơn 100 bạn trong Group này
tránh xa tâm lý con bạc bằng phương pháp quản lý vốn hiệu quả nhất.
Quản lý vốn thực tế là quản lý rủi ro trong giao dịch, nghĩa là bạn nên dành một số tiền vào
những lúc cần thiết để bạn đặt lệnh. Có thể rất nhiều bạn đã thốt lên rằng :”ước gì bây giờ
mình còn USDT”. Thực tế cho thấy đa số các bạn rất hay tất tay vì nghĩ coin bạn mua nó sẽ
lên. Suy nghĩ nó khác với chiều hướng của market nhé bạn. Đa số tâm lý chúng ta muốn áp
đặt vào market như kiểu ép nó phải như thế này như thế kia. Quản lý vốn giống như bạn giữ
một lượng tiền phòng trừ rủi ro trong lúc bạn cần như: ốm đau, bệnh tật, sửa nhà, nghỉ
hưu,….. Tôi thấy đa số chúng ta khi có gia đình sẽ nghĩ về điều đó, nó giống như các bạn
vào ngôi nhà TRADE COIN – MR.JACK này các bạn sẽ nghĩ ngay đến việc QUẢN LÝ
VỐN.
II. PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH VÀ QUẢN LÝ VỐN CỦA MR.JACK
Bản thân tôi chỉ trade 8 coin nhà mình nuôi trên nền USDT. Vì vậy, mình sẽ dựa vào nó để
quản lý rủi ro. Bình thường các bạn cứ ăn chơi café với các bạn bè và học hành để nâng cao
kiến thức. Cá mập chỉ thích máu tươi. Vì vậy, một khi thị trường đậm máu, các bạn hãy đem
vốn mình vào thị trường và bắt đầu giao dịch.
Chúng ta bắt đầu tham chiến khi sàn giao dịch tràn đầy sắc đỏ. Màu đỏ là màu mà những
người trade coin sợ nhất nhưng với Group nó là màu mà chúng ta thích nhất. Chúng ta chỉ
vào lệnh tại các mức hỗ trợ và ra tại các mức kháng cự.
1. Bạn chia vốn thành 8 phần bằng nhau (các bạn có thể linh hoạt chia theo ý thích). Ví dụ
bạn có 800K USDT thì mỗi Coin bạn dành cho nó 100K USDT để trade.
2. Mỗi Coin sẽ được chia ra 3 phần bằng nhau và sẽ Entry Order vào 3 vị trí khác nhau. Ví
61
dụ: BTC bạn dành vốn cho nó là 90K USDT thì bạn chia ra thành 3 phần mỗi phần 30K
USDT.
3. Khi trade một coin nào đó trong 8 coin: Mỗi lệnh sẽ được đặt cách nhau một khoảng có
thể chấp nhận được và phải vào lệnh ngay tại những mức hỗ trợ, không vào lệnh lưng chừng
hay vào lệnh theo cảm hứng là không nên.
Ví dụ: Bạn mua ETH giá 300$ thì nếu có mức hỗ trợ tại 295$ thì mình sẽ không vào tiếp
lệnh thứ 2 mà phải chờ một cản xa hơn có thể tại 270$ chẳng hạn.
4. Khi đã vào được lệnh thì các bạn lại tiếp tục chia ra để chốt lời. Các bạn hãy chia lệnh
đang có trong thị trường thành 3 phần gọi là A, B,C. Bạn gài chốt lời tại 3 vị trí khác nhau
A, B, C theo mức kháng cự tôi đưa ra.
5. Sau khi đạt chốt lời, chúng ta lại tiếp tục trữ USDT và lại chờ đợi thị trường đổ máu.
6. Một khi đã Entry Order thì các bạn không nên thấy đang ăn mà thò tay vào cắt. Đã giao
dịch là phải chờ đợi và chờ nó chạm chốt lời mới ra.
Mình rất mong bài này sẽ giúp được nhiều bạn trong Group có cái nhìn sâu hơn về quản lý
vốn và rủi ro trong trade coin. Chúc các bạn của tôi sức khỏe và thành công.
Thân
Mr.Jack

62
Nghệ thuật đi xe bus
Đi xe bus là một nghệ thuật, người đi xe bus cũng là nghệ sĩ, mình sẽ chia sẻ thêm chút về
kinh nghiệm đi xe bus.
Trước hết trích dẫn về cách đi xe bus từ bài trước:
"Về thời điểm mua vào: Tôi đã nói rất nhiều lần, không có con số cố định. Giá tốt để mua là
giá bạn mua vào nó có thể tăng lên, giá tốt để bán là giá sau khi bạn bán ra, nó sẽ giảm. Hãy
tưởng tượng như một chuyến xe bus, đi từ điểm đầu 01, 02 -> điểm cuối 10 rồi vòng trở lại
từ 10 -> 01. Nếu bạn lên tại điểm 01 thì rất tuyệt vời, bạn sẽ có được lợi thế rất lớn khi
không bị áp lực tâm lý và dễ dàng chờ đến bến cuối. Ngược lại, Nếu bạn đi từ điểm 05 06,
bạn vẫn có thể đi được xa một đoạn nhờ chuyến bus đó, nhưng bạn phải canh, bạn lên muộn
thì sẽ thấy đích sớm hơn, và bạn phải nhảy xuống trước khi nó quay trở lại. Người lên ở vị
trí 01 thực ra vẫn phải canh, chỉ là họ nhàn nhã hơn mà thôi, càng lên muộn càng phải theo
sát, lên ở bến số 9 vẫn ngon, nhưng phải nhảy thật nhanh.
Ngược lại, khi đã vào xu hướng giảm, tức là chuyến tàu đang quay về, bạn vẫn nhảy lên ở vị
trí số 07, chuyến bus sẽ đưa bạn về vị trí số 5, thậm chí số 3 2 1 và bạn lỗ đó.
Do vậy, hãy đi xe bus đúng cách. Nếu nó đang lên, bạn nhảy ở bên nào cũng được, miễn sao
tới bến cuối hãy đi xuống (Bến cuối áp dụng khi xe chững lại nhé, nó đang đi nhanh thấy nó
đạp phanh, đi chậm dần thì xem đó làm trạm nghỉ hay nó quay đầu xe nhé). Nếu thấy xe
đang quay về, chưa có kinh nghiệm thì ít nhất đợi nó quay đầu đi lên, lúc đó ta lại lên xe."
Nhưng cái khó ở đây là làm sao để lên được bến 1?
Có 2 thứ:
1, Trình độ nhìn nhận thị trường và kinh nghiệm xem đồ thị, thứ này tôi đang liên tục chia sẻ
trong những bài gần đây để nắm được vị trí đảo chiều.
2, Sử dụng quản lý vốn để đưa vị trí của mình về bến 1. Đây là một nghệ thuật. Xin được
làm rõ ý này.
Giả sử bạn có $100k, ta chia số vốn này thành 5 phần, mỗi phần 20k$.
Ví dụ với BTC, khi BTC có giá $5200 đó là khoảng rủi ro, nếu vào ngay thời điểm đó
(Trường hợp bạn ít kinh nghiệm, thị trường rủi ro) bạn sẽ vào 1- 2 phần vốn.
BTC đạt $6000, ta có lợi nhuận như sau: $40.000*15.3% = $6.120, so với tổng số vốn ta có
lợi nhuận 6.1%, một mức rất tốt với tổng vốn to.
Giả sử bạn không vào được giá $5200, khi giá lên $5600 với tín hiệu chắc chắn cho việc tiến
về $6000, bạn vào hết $100k. Khi giá đạt $6000, bạn bắt buộc phải chốt sao cho số tiền bạn
chơi chỉ bằng số tiền kế hoạch ban đầu. Cụ thể, tỉ lệ lợi nhuận lúc này của bạn là 7.14% *
100k = 7k14, bạn bán đi ít nhất 3/5 -> 4/5, lúc này Base Price (Giá trị trung bình) của bạn sẽ
đưa bạn trở lại bến 1 - 2, bạn hoàn toàn có quyền chờ đợi như những người lên từ sớm.

63
Đại đa số người chơi bị nhầm lẫn ở con số lợi nhuận mà không chú ý tỷ lệ lợi nhuận, trong
mọi trường hợp hãy ép về tỉ lệ lợi nhuận cao nhất. Ví dụ:
Bạn bỏ $20k, lãi $5k
Bạn bỏ 100k$ cũng lãi $5k
Khi đó bạn bỏ $100k là rủi ro của bạn lớn hơn rất nhiều do dao động vài % của coin rất đơn
giản, nên bạn sẽ rơi vào tình trạng "vừa thấy xanh xong lại đỏ (Margin)". Đừng bao giờ để
mình thắng dựa vào số vốn lớn, hãy luôn chốt dần đủ để vị trí lên tàu của bạn trở lại bến 1 2
3 nhé.
Đây cơ bản nằm trong kinh nghiệm DCA (trung bình giá). Khi quản lý vốn tốt, số tiền bạn
chơi lúc nào nó cũng cố định :D. Tất nhiên sẽ có thời điểm bạn có thể giữ lệnh lâu hơn.
Khi chốt, bạn cũng không nhất thiết chốt hết, nếu có cửa sáng hãy cứ để 1/5 -> 1/6, vì lúc đó
bạn đang ở bến 1, 2 mà. Sẽ có một lúc nào đó, bạn học thành thạo và lão luyện, cứ lên tàu là
bến 1, không bến 1 nó sẽ phải trở về bến 1. Đây là cuộc chơi trí tuệ, hãy chơi bằng cái đầu.

64
Margin trong trade coin.
Trước hết xin được nói là kinh nghiệm trade thì mỗi người sẽ có một phương pháp khác
nhau, do vậy ở bài này chủ yếu mình đưa ra các hướng dẫn cho người mới + chia sẻ kinh
nghiệm ở mức độ cơ bản. Ngoài ra nếu bạn nào chưa từng Margin cứ đặt câu hỏi mình sẽ trả
lời.
Trước hết bạn cần tìm hiểu cơ bản về Margin trading đã, dành chút thời gian đọc bài này nếu
bạn chưa biết gì về Margin:
https://coinaz.net/margin-trading-bitcoin-la-gi-gioi-thieu-…
Như vậy sau khi nắm được cơ bản về Margin, mình bắt đầu chia sẻ một số nguyên tắc như
sau:
1, Chơi Exchange thông thường mà không thắng được, đừng nên nghĩ tới Margin. Có 2
lí do cho việc này: Với việc được ký quỹ và sử dụng số vốn lớn, Bạn lỗ 30% của 1k là $300,
nhưng 30% của 3k là gần 1k rồi. Thứ 2, khi Exchange (viết tắt EX) chưa thắng, nghĩa là
trình độ bạn vẫn còn giới hạn, việc chơi EX với coin top bạn còn 1 đường lùi là Hold, nhưng
với Margin, lỗ đủ lớn nó sẽ thanh lý tài khoản của bạn.
2, Chưa có kỷ luật thép càng không nên chơi Margin.
Trader thông thường đã phải quản lý vốn nghiêm ngặt, Nếu Margin mà bạn không quản lý
vốn tốt coi như thua ngay từ đầu. Ví dụ bạn có số vốn $1000, đối với EX bạn chia theo tỉ lệ
1/5, thì Margin hãy chia tỉ lệ nhỏ hơn nữa.
3, Nên Margin thông minh, đừng Margin lạm dụng.
Hãy sử dụng Margin như một công cụ siêu hữu ích trong thị trường này. Thay vì bất cứ lúc
nào cũng sử dụng Margin, hãy để nó làm công cụ khi cần thiết.
Ví dụ cụ thể: Ngày 15/09, Sau khi ETC giảm về $10, $9 bạn đã mua hết sạch tiền ở giá $9.5,
$10. Khi thấy ETC xuống 8$, một mức giá tuyệt vời, 1 cơ hội siêu ngon thì bạn lại hết tiền,
lúc này mới Margin. Chuyển hết số ETC vào thế chấp và mua gấp đôi số ETC ở giá 8.x.
Như vậy mới là tận dụng lợi thế của Margin một cách hiệu quả. Cách Margin thông minh là
sử dụng nó như một nguồn vốn khi cần thiết thay cho ngày nào cũng tận dụng để tối ưu hóa
tổng số vốn (Đòn bẩy tài chính).
4, Tỉnh táo khi Margin
Rất nhiều bạn ở đây chơi trên sàn Poloniex, đó là 1 sàn chỉ cho phép Margin theo cặp
Coin/BTC. Đây là cái bẫy chết người cho bạn.
Giả sử bạn Margin Long ETH/BTC. Khi thị trường xuống, ETH thường tụt nhanh hơn BTC,
dĩ nhiên giá của cặp ETH/BTC sẽ giảm, bạn lỗ. Khi thị trường lên, BTC lên tầm 10%, ETH
lên 15%, như vậy thực chất chênh lệch bạn mới được 5%. Còn khi nào ETH/USD chỉ lên
ngang hoặc kém BTC/USD, bạn chả ăn đáng kể hoặc lỗ. Như vậy rõ ràng bạn đã tham gia
một cuộc chơi mà cửa thua nhiều hơn thắng. Trong tất cả các giai đoạn thị trường, khoảng

65
thời gian Altcoin/BTC tăng mạnh đều rất ngắn hạn và luôn ít hơn khoảng thời gian
Altcoin/BTC giảm, tức là tỉ lệ thua của bạn mặc định đã cao hơn thắng nếu chơi tất cả các
ngày.
Do vậy hãy luôn chơi cặp Coin/USD khi Long. Giả sử BTC tăng 10%, ETH tăng ăn theo
được 8% bạn đã có lãi, nếu tín hiệu thị trường đủ khỏe, ETH tăng nhanh hơn BTC và tăng
15%, bạn ăn trọn vẹn 15% đó. (Bitfinex, Kraken, GDax v.v đều hỗ trợ Margin theo USD).
Cả Short hay Long bạn đều nên bắt được xu hướng lớn của thị trường, nếu không càng DCA
(Trung bình giá) bạn càng sớm thua.
Đối với Short, Cũng như Long, chơi cặp Coin/USD sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận do khi
giảm, Altcoin/USD sẽ giảm mạnh hơn BTC/USD hay Altcoin/BTC. Tuy vậy, đối với một số
coin đặc biệt: Là các coin nhỏ trên Poloniex: Claim, BTS, FCT, Doge, XRP, STR v.v trong
ngắn hạn bạn có thể Short theo cặp Altcoin/BTC. Ví dụ XRP/BTC, đặc biệt khi thị trường
đang nhạy cảm. Ví dụ BTC có thể sắp tụt mạnh, chắc chắn XRP/BTC sẽ tụt mạnh hơn, nếu
BTC tăng rất nhanh, XRP/BTC cũng vẫn tụt do XRP không thể tăng nhanh bằng BTC. Lưu
ý: Đối với các coin nhóm nhỏ, lý thuyết này cơ bản luôn đúng. Nhưng sẽ có 1 vài giai đoạn,
sàn đẩy giá ảo để giết Margin, do vậy cần hết sức cảnh giác khi chơi nhóm nhỏ do biên độ
quá lớn. Tốt nhất hãy chơi bằng số vốn nhỏ nhất.
5, Cạm bẫy khi Margin
Trong bài PT về Zec hôm qua mình đã nói về việc Kill Margin, đó là việc các sàn đẩy giá
lên/xuống 1 cách cục bộ trong ngắn hạn để ép thanh lý liên hoàn hàng loạt các tài khoản
Margin.
BTS trên Poloniex từng tăng 200% 1 ngày, Có nhiều người vào Short khi giá đã tăng 100% -
150% mà vẫn thua cay đắng. Do vậy đối với nhóm coin nhỏ, tốt nhất chỉ nên Margin hạn
chế, do Vốn hóa nó quá nhỏ, đẩy lên bất cứ giá nào cũng được. Hay như Doge, giá đang 130
STS, chỉ bằng vài trăm BTC, giá được đưa về 54 STS, hàng loạt Margin cháy tài khoản và
ngay sau đó, giá lại hồi phục như cũ. Nói chung tốt nhất tránh xa hoặc chỉ vào số vốn rất nhỏ
đối với nhóm này. Việc nên làm là đặt giá hú họa ví dụ mua vào ở giá thấp hơn 50%, khi nào
có Kill Margin bất ngờ lại có lộc.
Đối với các coin top, Vẫn có thể ép Margin bình thường, mà cụ thể là XMR và Zec gần đây.
Trường hợp bạn đang Short mà thấy bước nhảy giá nó đột biến và ảo diệu, cần nhảy ra gấp
hoặc nếu số vốn bạn đủ lớn thì có thể ngồi im chờ đợi. Vội vàng khi Margin là chắc chắn
thua. Và chỉ cần nhớ, đối với coin không gì là không thể, không có chữ tình ở đây, chỉ có
chữ tiền và thủ đoạn.
6, Chọn giá khi Margin
Đây là kinh nghiệm trade đơn thuần, có thể sử dụng trong trade bình thường. Với coin,
không có giá cao (đỉnh), không có giá thấp (đáy), chỉ có 1 thứ duy nhất trader phải nhớ: đó là
giá tốt. Thế nào là giá tốt, Giá tốt để Long chính là khi thị trường đỏ máu với mức âm -20%,

66
-25%, -35% v.v. Giá tốt để Short chính là khi thị trường xanh đủ nhiều với các mức +20%,
+25%, +30%. Khi giá đã vượt 32 - 35% hãy cảnh giác, bẫy giết Margin short có thể đến bất
cứ khi nào. Không có giá tốt cố định, LTC mua 70 bán 90 lãi, nhưng LTC mua 60 hiện giờ
đang lỗ.
Đối với trade, không chơi kiểu đánh bạc bạn đã thành công nhất định. Còn đối với Margin
thì tuyệt đối không đánh bạc. Như đã nói bên trên, tốt nhất sử dụng Margin làm công cụ khi
mình hết tiền là đẹp nhất. Ngoài ra, đừng bao giờ áp dụng giá ngắn hạn cho dài hạn nhé.
7 Hỏi đáp nhanh:
Q: Có nên margin không?
A: Margin là con dao hai lưỡi, có những trường hợp gần như bất tử: Ví dụ dùng Margin mua
ETC 8 thì nên dùng.
Q: Cháy tài khoản thì mất trắng hay không?
A: Cháy tài khoản là bị thanh lý, bạn lỗ bao nhiêu nó sẽ trừ đi số lỗ đó. Yên tâm, bạn vẫn
còn chút ít bắt xe khách về quê mà. Đánh số vốn càng khỏ, số tiền bạn được phép lỗ càng
lớn. Đánh số tiền nhỏ hơn nhiều lần vốn của bạn, bạn không bị thanh lý. Ví dụ: Mua 1000
ETC giá $10, Khi ETC về 8, vốn của bạn tương đương 1000*8$ = $8000. Bạn dùng số tiền
này mua thêm 500 - 1000 ETC, giá $8 thì gần như bất tử.
Q: Ex là đủ, tại sao phải Margin?
A: Đoán chắc BTC từ 5k kiểu gì cũng điều chỉnh về 4k5, Margin short giúp bạn kiếm lợi khi
giảm giá, có bão điều mà EX thông thường không làm được.
Q: Có nên sử dụng margin để tối ưu hóa lợi nhuận (Tăng vốn)?
A: Nên sử dụng như đã gợi ý, là lá bùa vốn khi quá cấp bách hoặc ngon ăn, không nên sử
dụng hằng ngày.
Ai chưa từng sử dụng Margin hoặc hỏi đáp về các trường hợp của Margin, cứ comment để
mình giải đáp nhé.
Hoài Phong.

67
Bài 9: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DÙNG CHỈ BÁO STOCHASTICS (STOCH)
V. ĐỊNH NGHĨA
1. Stoch dùng để đo mức độ dao động của giá trong một thời đoạn nhất định.
2. Mỗi đường Stoch sử dụng 2 đường %K và %D.
3. 2 đường stoch: Slow stoch và Fast stoch. Sự khác biệt của 2 đường này thể hiện ở
cách tính %K và %D. Đường Low stoch chậm và mịn hơn đường Fast stoch.
4. Đường nhanh ảnh hưởng cực kỳ đến giá trong khi đó đường chậm chỉ đơn thuần là
kết quả cần bằng của đường nhanh.

VI. CÁCH SỬ DỤNG


1. Thể hiện tình trạng quá mua trên 80/quá bán dưới 20 của giá để cảnh báo sắp có sự
đảo chiều của xu hướng.
2. Khi Stoch và giá có sự phân kỳ thì xu hướng có khả năng đảo chiều.
3. Khi đường tín hiệu %D cắt đường chính %K từ dưới lên thể hiện xu hướng tăng và
khi đường tín hiệu %D cắt đường chính %K từ trên xuống thể hiện xu hướng giảm.
4. Không nên sử dụng trong khi thị trường có xu hướng mạnh.
VII. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
3. Ưu điểm: Cho tín hiệu sớm về sự đảo chiều trước khi có sự thay đổi xu hướng.
4. Nhược điểm: Vì Stoch đưa ra tín hiệu sớm nên có nhiều tín hiệu sai. Stoch hoạt
động không hiệu quả khi thị trường có xu hướng mạnh.
VIII. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA (RẤT QUAN TRỌNG)

68
1. Thể hiện tình trạng quá mua trên 80/quá bán dưới 20 của giá để cảnh báo sắp có
sự đảo chiều của xu hướng.

2. Khi đường tín hiệu %K cắt đường chính %D từ dưới lên thể hiện xu hướng tăng và khi
đường tín hiệu %K cắt đường chính %D từ trên xuống thể hiện xu hướng giảm.

3. Khi Stoch và giá có sự phân kỳ thì xu hướng có khả năng đảo chiều.

69
4. Không nên sử dụng trong khi thị trường có xu hướng mạnh.

70
Bài 03 về kỹ thuật cơ bản của trader chuyên nghiệp.

Trailing Stop
A, Giới thiệu cơ bản
Đây là một chức năng hữu ích và cơ bản quen thuộc với trader chuyên nghiệp, tuy vậy các
thành viên trong nhóm cơ bản chưa biết tận dụng, do vậy mình sẽ hướng dẫn.
Hiểu đơn giản, đây là điều chỉnh mức giá bán ra theo giá thị trường một cách linh hoạt.
(Tương tự cho mua vào với Margin Short).
Sàn Bitfinex đã cung cấp sẵn công cụ này, để sử dụng bạn lựa chọn như sau:
Loại order: Trailing Stop
Distance USD: Bước giá theo USD
Amount BTC: Số BTC muốn bán.
Ví dụ về áp dụng như sau:
Bạn mua BTC giá $5800, sau đó thấy giá lên $5950. Như vậy lúc này bạn đã có lãi, nhưng
chưa muốn bán ra, cũng lo sợ nó sẽ tụt. Sử dụng Trailing stop sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề
đó.
Giả sử bạn set Distance USD: $50, các trường hợp xảy ra như sau:
1, BTC lên $6000, Mức giá stop của bạn sẽ được kéo lên $5950, tức là sau khi lên $6000 mà
tụt trở lại $5950 BTC của bạn sẽ bị bán. Trường hợp BTC tụt về $5952 rồi lại quay lên thì sẽ
không bị. Nếu BTC lên tiếp $6200, giá stop của bạn sẽ được kéo lên $6150 một cách tự
động, miễn sao trong quá trình lên đó, nó chưa giảm quá bước giá bạn đặt.
2, Giả sử BTC tụt ngay khi bạn set giá Distance USD $50 từ mốc $5950, BTC của bạn sẽ
được bán tại $5900.

71
Tùy theo mức độ của sóng to hay nhỏ để quyết định mức Distance USD. Nếu đặt quá thấp,
chỉ một đợt sóng hay rung lắc có thể chạm bước giá của bạn và BTC của bạn sẽ bị bán mất.
Nếu đặt quá lớn, khi khớp lệnh thì lợi nhuận của bạn giảm đáng kể.
Trailing stop sử dụng rất hiệu quả khi thị trường rủi ro hoặc đã tăng và có xu hướng tạo đỉnh,
bão hòa. Nếu nó đang tăng rất mạnh, giá stop sẽ được kéo lên tự động, ngược lại khi bất ngờ
đảo chiều, bạn vẫn có thể chủ động.
Cũng tương tự như các lệnh stop khác, không phải khi nào cũng nên sử dụng Trailing Stop,
đôi khi các rung lắc của thị trường sẽ khiến rất nhiều lệnh stop kích hoạt do các trader có xu
hướng đặt khoảng tương đối giống nhau.
Đây là tính năng khi thị trường rủi ro vẫn có thể giúp mọi người ngủ ngon.
Hoài Phong

72
TÌM HIỂU VỀ CÁ MẬP
Wolong là day trader của Singapore người rất nổi tiếng trong cộng đồng trade coin, đứng sau
các đợt bơm và xả dogecoin, anh đã kiếm được hàng triệu USD. Ngày hôm nay, chúng tôi
xin chia sẻ bài viết của anh. Mặc dù đã được xuất bản từ cuối năm 2014 nhưng nhiều điều
vẫn còn đúng với thị trường hiện tại.
Phần lớn đều tin rằng thị trường phản ánh cung cầu, thể hiện quyết định duy lý của nhà đầu
tư, nhưng sự thật sự thật hoàn toàn trái ngược. Bàn tay vô hình hoàn toàn không tồn tại. Giá
thị trường luôn bị quản lí bởi bàn tay hữu hình của nhà nước qua luật pháp và các quy định.
Những người trong cuộc nắm trong tay thị trường, làm giá theo ý để tối đa lợi nhuận. Một
điều chắc chắn việc làm giá diễn ra ở khắp nơi và không thể tránh khỏi. Hiện tượng này diễn
ra ở tất cả các thị trường cổ phiếu trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ…Có rất nhiều cách làm giá
trên thị trường, một trong số đó làm giá nhờ tin tức và mạng xã hội, mà tôi đặt cho cái tên là
trò chơi của sự dối trá.
Xem cá mập là thủ thuật giao dịch dựa trên quan sát các giao dịch của những nhà đầu tư giàu
có và có ảnh hưởng nhất, được biết đến như cá mập. Bài viết này với mục đích giải thích
cách giao dịch khôn ngoan trên thị trường tiền ảo, hiểu cách làm giá trên thị trường.
Phần lớn các nhà đầu tư không hiểu tầm quan trọng của khối lượng giao dịch và tầm ảnh
hưởng của nó đến phân tích thị trường. Tại bất kỳ thời điêm nào, sẽ có những nhà đầu tư
thực hiện vị thế mua, vị thế bán, giữ hay một số đợi vào thị trường, một số có lợi nhuận. Vị
thế mua là việc nhà đầu tư mua vào với mong muốn giá sẽ tăng, vị thế bán thì ngược lại. Bất
kì khi nào nhà đầu tư vào thị trường, sàn giao dịch sẽ cập lại khối lượng giao dịch liên tục.
Khối lượng giao dịch phản ảnh hoạt động và tác động trực tiếp đến biểu đồ giá. Các cá mập
sẽ đóng góp đến 70-80% khối lượng giao dịch, đủ lớn để điều khiển thị trường theo ý thích.
Trong bài viết này tôi sẽ không đi sâu vào việc xác định dấu hiệu của cá mập mà sẽ tập trung
vào cách làm giá từ cái nhìn từ những cá mập.
“Biết địch, biết ta, 100 trận 100 thắng” – Binh Pháp Tôn Tử
Nhà đầu tư cá nhân giao dịch trên thị trường với mục đích duy nhất là lợi nhuận. Nhiều nhà
đầu tư rất cẩn trọng trước khi đặt lệnh, suy nghĩ nát óc để đánh giá liệu giá mình mua hay
bán có quá cao hay quá thấp. Bất chấp nhiều nhiều nhà đầu tư có khả năng phân tích kỹ thuật
tốt mà vẫn thua lỗ. Lý do là bạn không hiểu phương pháp giao dịch của các cá mập. Họ là
những những cá nhân cực kỳ không ngoan, nhanh trí, táo bạo, cực kỳ kiên nhẫn và một điều
đặc biệt là họ không tuân thủ luật chơi. Giá có thể tăng 100%, 200%, nhưng không bao giờ
quá muộn để tham gia đối với họ. Đơn giản mua cao? Bán cao hơn ! Bán thấp? Mua thấp
hơn!
Với bất kỳ nhà tư đầu tư cơ bản nào đơn giản quá trình này chỉ gồm bơm (pump) và xả
(dump). Tuy nhiên để thành công một đợn bơm và xả gồm khá nhiều giai đoạn.

73
Chuẩn bị vị thế
Đẩy giá xuống
Bơm thử
Bơm thật
Thúc bỏ
Tái phân phối
Thoát
Chuẩn bị vị thế
Có nhiều các để chuẩn bị vị thế. Trong giai đoạn này, các cá mập cần có số lượng coin lớn
áp đảo để chuẩn bị dump. Kỹ thuật hay nhất thường dung là mua số lương nhỏ, tránh đẩy giá
lên và tránh sự pháp hiện. Một số altcoin có khối lượng giao dịch rất thấp do đó phải mất rất
nhiều thời gian đển tập hợp đủ coin bằng việc mua số lượng nhỏ. Trong trường hợp đó, cá
mập buộc phải thự hiện pump để kích thích người bán để có được cái họ cần đó là thị phần
lớn. Điều này tôi đã áp dụng đối với cặp Doge/BTC, UNO/BTC, Dev/BTC và GLC/BTC.
Đẩy giá xuống
Vô lý đúng không? Tại sao chúng tôi không bơm các altcoin vài lần trước khi đẩy giá
xuống? Nhưng như tôi đã nói, giá không quan trọng đối với cá mập miễn là tôi có thể bán
cao hơn. Tuy nhiên giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, tôi muốn chi phí thấp nhất có thể.
Trong những giai đoạn đầu các mập muốn mua được càng nhiều coin càng tốt, bằng việc bán
ra với số lương lớn với giá thấp, tự mua lại coin của mình đồng thời đẩy đám đông bán coin
giá thấp. Bước tường giá được được tạo ra bởi cá mập cứ như bàn tay vô hình của thị trường
Bơm thử
Trước khi bơm thật, cá mập thường kiểm thử thị trường. Lý do tại sao? Rất đơn giản. Họ
muốn chắc chắn rằng số coin họ có đủ để điều khiển thị trường. Như các giai đoạn khác,
bơm thử sẽ được diễn ra nhiều lần trong cả 1 quá trình bơm và xả. Bằng việc bơm thử, cá
mập sẽ xác định được các mức kháng cự bao nhiều gà đang giao dịch. Cá mập không thích
gà , do họ không tạo ra các ngưỡng hỗ trợ trong quá trình bơm. Do đó họ muốn loại bỏ
những tín hiệu nhiễu này ngay những giai đoạn ban đầu.
Bơm thật
Như tên đã thể hiện, tất cả các gà sẽ bị đẩy khỏi thị trường, cá mập đã bắt đầu có thị phần
sẵn sang thực hiện các bước cần thiết.
Thúc bỏ
Đây là hành động tạo phản ứng giá, thúc đẩy bán tháo thị trường hỗ trợ các đợt đầu cơ mới.
Giai đoạn này sẽ diễn ra cực kỳ táo bạo. Đôi khi chúng tôi đẩy giá thấp hơn giá chúng tôi đã
mua. Tuy nhiên lỗ không phải là vấn đề đối với cá mập, bởi vì nó chỉ trên giấy, chúng tôi có
đủ tiền để bơm lại. Những nhà đầu tư không có kinh nghiệm sẽ không chịu được cú sốc tâm
lý và sẽ bán tháo.

74
Tái cân bằng
Đây là giai đoạn chúng tôi tái cân bằng danh mục đầu tư. Trong quá trình này bơm thử, cá
mập có thể đã bán cho bạn một ít coin hoặc khi bơm, cá mập mua chính coin của họ và họ
mua nhiều hơn mức dự định. Trong giai đoạn này, cá mập sẽ bán phần thừa cho các nhà đầu
tư nhỏ lẻ tại giá xác định. Mức giá này sẽ trở thành mức hỗ trợ, giảm mức rủi ro cho các cá
mập. Ví dụ khi bạn mua coin tại mức $ 5 nếu giá bị đẩy xuống $ 4.5, bạn sẽ không bán ở
mức lỗ hay hòa vốn. Chúng tôi biết được điều này và biết được lượng coin chúng tôi bán tại
5$ do đó mức giá này sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ. Quá trình này sẽ diễn ra nhiều đợt
Thoát
Đây là giai đoạn cuối cùng. Đây giai đoạn chúng tôi bắt đầu thu lợi nhuận và thoát khỏi thị
trường. Có khá nhiều phương pháp để thực hiện chiến lược này. Một trong những phương
pháp là bán lượng nhỏ hoặc bán vào buy wall. Mặc dù đây là phương pháp hay dung nhưng
nó mang lại ít lợi nhuận hơn.
Một trong phương pháp nữa là thoát trong quá trình bơm. Cách này được thực hiện bằng
cách tạo ra nhiều lệnh bán số lượng lớn sau đó mua lại chính coin này nhiều lần đẩy các nhà
đầu tư nhỏ lẻ vào thị trường mua. Khi có nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua chúng sẽ dung mua
và đặt thêm nhiều lệnh bán ở nhiều mức giá. Khi lực mua yếu chúng tôi lại bắt mua lại, quá
trình được lặp lại nhiều lần đến khi chúng tôi thoát hoàn toàn khỏi thị trường.
Một cách nữa đặt sell wall. Nếu bạn từng giao dịch Dogecoin bạn sẽ biết điều này, tôi thích
sell wall để mua dogecoin giá rẻ. Tuy nhiên tôi cùng dung phương pháp này bán dần số coin
mà nhiều người cho rằng tôi đang muốn đẩy giá xuống.
Những sự thật về bơm và xả
Nhiều nhà đầu tư bắt đầu thắc mắc tôi đã làm thế nào để thực hiện các kế hoạch này. Tôi sẽ
đưa ra những miêu tả cụ thể về cách thực hiện để các nhà đầu tư hiểu được cơ chế cách tôi
sử dụng binh pháp để chiến thắng trên thị trường.
Tôi phải thừa nhận tôi vào thị trường dogecoin khá muộn, khi giá đã giao dịch tại mức 120-
140 satoshi. Tôi bắt đầu đào dogecoin khi đó nhưng điều khiến tôi chú ý là giá giảm đột ngột
về mức 90-80 satoshi. Điều gì đó không đúng. Dựa nhiều năm kinh nghiệm giao dịch của
tôi, tôi biết có ai đó đã cố tình đẩy giá xuống để gom hàng.
Giống như họ , tôi đã liên hệ với những người bạn giàu có để tham gia vào các đợt bơm và
xả. Doge coin quá rẻ, mọi thứ đều tốt. Lượng người đăng kí trên reddit của Dogecoin tăng
liên tục đây là một điều kiện thuận lợi để làm giá dogecoin. Thiên thời địa lợi chính là những
yếu tố quan trọng để quyết định kết quả. Có thể nói chiến thắng là chắc chắn trước khi đánh.
Tất cả các điều kiện đều thuận lợi. Giá, khối lượng giao dịch, cộng đồng đều tốt.
Tôi bắt đầu mua lượng lớn dogecoin quanh mức giá 26-50 satoshis. Tôi bắt đầu chia sẻ giao
dịch của tôi trên mạng xã hội. Tại sao? Vì tôi kỳ vọng các nhà đầu tư sẽ không chú ý đến cá

75
nhân như tôi và nghe những lời khuyên của tôi, do đó nó sẽ không ảnh hưởng đến việc tôi
mua vào. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp tôi nổi tiếng trong tương lại.
Khi giá Dogecoin đạt mức 50-70 satoshi, sự thật là tôi không có 10 triệu dogecoin mà chỉ có
4 triệu. Số lượng đó được tôi nói quá lên để giúp tôi che giấu quá trình thoát khỏi thị trường.
Sau đó có sự xuất hiện Jamaican team đã gây quỹ $ 25 000nhờ dogecoin để đến Olympic.
Đó là thời điểm tuyệt vời cho cá mập và tôi.Chúng tôi đã liên kết với nhau ra tín hiệu cho
các đợt bơm. Đầu tiên là đợt bơm thử. Mọi người cho rằng chính đội Jamaican đã tạo lên sự
nổi tiếng cho dogecoin và đẩy giá lên. Tuy nhiên phần lớn nhầm lẫn giữa giá cả và giá trị.
Có giá trị chưa chắc có giá cả, có giá cả không đồng nghĩa có giá trị. Chúng tôi đã đúng khi
đẩy giá lên vì cộng đồng cho rằng do đội Jamaican đã mang sự nổi tiếng đến cho dogecoin.
Trong một tuần sau đó, tôi bắt đầu tập trung lên mạng xã hội để kêu gọi pump coin. Nói tóm
lại, tôi đã đẩy giá dogecoin lên 280 satoshis khi mà đám đông mua vào sell wall của tôi. Tôi
đã thoát được một phần dogecoin của mình tại 270 nhưng tôi không kết thúc ở đây. Đẩy giá
cao quá sẽ đẩy tôi vào thể rủi ro phải mua coin đắt hơn.
Tôi đã quyết định cho thị trường dogecoin ngưỡng hỗ trợ tại 160 satoshi và ngưỡng kháng
cự tại 230. Tôi sẽ dịch chuyển giá quanh vùng này nhơi sự ủng hộ của cộng đồng mà tôi có
thể quản lý giá dogecoin quanh vùng này. Rồi tôi bắt đầu cần nững người theo dõi trung
thành người cùng tôi vượt sóng đảm bảo có lợi nhuận. Tại sao? Lý do rất đơn giản. Khi tôi
bán phần lớn dogecoin ở giá cao, tôi mất dần thị phần. Tôi cần có thị phần mà không cần
trược tiếp nắm giữ nó.
Chuyên tôi nhớ nhất là đợt năm mới tôi nói với mọi người trong nhóm tôi sẽ không giao dịch
Doge/BTC trong năm mới bảo họ ngừng giao dịch, và tôi hứa sau khi năm mới kết thúc
dogecoin sẽ đạt hơn 200. Tuy nhiên tôi lại âm thầm thực hiện kế hoạch khác, tôi nhặt những
người tin cậy vào 1 nhóm bí mật, yêu cầu họ bán dogecoin và mua UNO do tôi đã nhìn thấy
tiềm năng ở UNO, tôi làm việc này có 2 mục đích. họ có thể thoát dogecoin ở mức 160 và
mua UNO với giá rẻ bắt đầu chuẩn vị thế do đó sẽ giảm áp lực bán cho việc tôi thoát
dogecoin sau năm mới. Thứ 2 tại thời điểm doge chưa bán quá nhiều, UNO giá rẻ.
Rồi sau đó, halving (phần thưởng đào 1 khối giảm 1 nửa) của dogcoin diễn ra nhiều người
nhẹ dạ cho rằng dogecoin sẽ tăng gấp đôi mà quên rằng người tạo ra giá chính là cá mập.
Một lần nữa mọi người sập bẫy mà tôi mong đợi. Đến gần ngày halving tôi đã bán hết
dogecoin.
Điều đáng buồn, là tôi dùng các tin xấu liên quan đến tôi để thông báo cho những người theo
dõi để thực hiện các hành động ngược lại. Những người thua cuộc cuối cùng chỉ là những
người tôi ghét bởi vị quá tự cao tự đại, hành động quá chậm. Những người theo dõi trong
kênh cá nhân của tôi biết tôi giao dịch ra sao nên họ giữ coin ngay cả khi tôi đẩy giá xuống.
Những người thiếu kiên nhẫn là những người thường thua cuộc cuối cùng.
Tác giả: Wolong

76
KẾ HỌACH GIAO DỊCH ?
Thời gian ngắn thấy nhiều bạn trade búa xua nên mình viết bài này mong sẽ giúp được các
bạn định hướng cho tất cả các giao dịch của mình. Sau khi các bạn đã nắm được rất nhiều
kiến thức, nhiều thông tin, nhiều kỹ thuật khác nhau và bạn vẫn không thể tìm kiếm được lợi
nhuận bởi vì bạn không có một kế hoạch giao dịch tốt. Kế hoạch giao dịch như là một
Roadmap dẫn bạn đi đến thành công trên con đường chinh phục thị trường Crypto.
I. TẠI SAO PHẢI CÓ KẾ HOẠCH GIAO DỊCH
1. Giúp chúng ta định hướng và đi đúng đường.
Kiên nhẫn và kiên định là một yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống chứ không riêng gì
trong giao dịch coin này. Nó cho phép bạn tính toán, đo lường thành công của bạn khi là một
nhà đầu tư. Nếu chúng ta có một hệ thống giao dịch tốt nhưng thường xuyên phá vỡ các
nguyên tắc thì liệu chúng ta có thực sự biết được hệ thống của mình tốt đến mức nào không?
Kế hoạch giao dịch giúp bạn giữ đúng mục tiêu đề ra. Hãy lên và đọc kế hoạch giao dịch
mỗi ngày và bám vào nó thật sát.
2. Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường coin nói riêng muốn thành công bắt
buộc phải có kế hoạch giao dịch.
Bản thân tôi chưa thấy bất kỳ một nhà kinh doanh nào hay một lĩnh vực kinh doanh nào mà
không có một bản kế hoạch và chiến lược đề ra. Có thể có kế hoạch chúng ta chưa chắc
thành công nhưng nếu thành công bắt buộc chúng ta phải có kế hoạch giao dịch rõ ràng. Bạn
thấy ICO chưa, những kế hoạch chỉ là bánh vẽ nhưng họ lại thành công đấy, bạn thấy các tập
đoàn tài chính luôn có kế hoạch và chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn…Họ luôn
nghiên cứu trước tất cả mọi thứ và lên kế hoạch tác chiến trước khi tham chiến hay tung một
sản phẩm nào đó ra thị trường. Vậy, tại sao chúng ta trade coin mà lại không chuẩn bị một kế
hoạch tác chiến trong khi thị trường này con non trẻ và đầy rẫy rủi ro rình rập. Nếu bạn có
một kế hoạch giao dịch tốt lợi nhuận sẽ tăng lên và thành công sẽ tiến gần đến bạn.
II. LẬP KẾ HOẠCH GIAO DỊCH
Kế hoạch bạn lập ra có thể rất phức tạp, cũng có thể rớt đơn giản nhưng đã bước vào trade
coin thì bạn phải có kế hoạch và tuân thủ nó. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn lập một bản
kế hoạch trong giao dịch trong trade coin:
1. Hệ thống giao dịch
- Hệ thống giao dịch là trái tim của kế hoạch. Hệ thống giao dịch có rất nhiều trên mạng.
Bạn cũng có thể chế ra nhiều hệ thống khác nhau dựa trên những bài học của mình. Bạn
cũng có thể dùng mô hình W, M trong RSI của Hoài Phong. Bạn cũng có thể dùng Bollinger
kết hợp với Stoch….Điều cần thiết ở đây là phải có một hệ thống mà bạn cảm thấy an tâm
khi giao dịch.
- Hệ thống tốt bao gồm: Khung thời gian bạn giao dịch để xác nhận bạn là trader lướt sóng,
trung hạn hay dài hạn. Hệ thống phải bao gồm điểm vào và thoát khỏi giao dịch. Đặc biệt
phải có điểm chấp nhận thua lỗ.

77
- Quản lý rủi ro trong giao dịch: Bằng cách chia vốn ra thành nhiều phần khác nhau và quản
lý danh mục đầu tư của bạn bằng nhiều coin top 1 của chúng ta. Đặc biệt, chúng ta nên giao
dịch với EX thay bằng máu lửa với Margin.
2. Thói quen giao dịch
Thói quen là những hành động được não bộ ghi nhận và quyết định số phận chúng ta trong
trade coin cũng như trong cuộc sống. Thói quen tốt làm cho con người chúng ta tốt lên và
ngược lại. Trong trade coin cũng vậy, thói quen là một phần quan trọng của kế hoạch giao
dịch: Chúng ta biết khi nào nên giao dịch, lúc nào nên ngồi ngoài quan sát và bạn đánh giá
hành động của bạn trong ngày có sai lầm chỗ nào để sửa dần. Những thói quen có hại trong
trade coin như: Nghe hô hào ai đó chưa có kế hoạch đã click vào mua hay bán, thói quen tất
tay, thói quen thấy thắng 1 chút đã nhảy ra, thói quen mới vào không kiên định trong khi xu
hướng thị trường đang tăng thì cắt lỗ không hợp lý, thói quen bạn cắt lỗ thì thị trường quay
ngươc lại ( thói quen này rất nhiều người bị). Ví dụ: Bạn mua coin A, đến khi bạn vừa cắt
xong thì coin A lại tăng rất mạnh….Bật mí chút cho các bạn: Tâm lý con người là giống
nhau, bọn cá mập nó có AI luôn phân tích tâm lý con người. Khi tâm lý chung bị ép của não
bộ đưa ra và dẫn đến bạn quyết định thì lúc đó không phải chỉ mình bạn cắt lỗ mà cùng 1 lúc
rất nhiều người như bạn cắt lỗ coin A và lúc đó cá mập thừa cơ đẩy giá và kiếm lời. Thật sự
cái này muốn khắc chế bắt buộc bạn phải có một kế hoạch giao dịch trước khi tác chiến
trong thị trường coin.
3. Ghi nhận tâm trạng
Tâm trạng con người rất khó đoán, lúc vui lúc buồn…đều do cảm xúc mà ra. Vấn đề khó
khăn nhất cần được thực hiện trong giao dịch đó là phải loại bỏ cảm xúc ra khỏi giao dịch.
Phần này của kế hoạch giao dịch sẽ mô tả tâm trạng của bạn khi bạn đang ở trong giao dịch
của mình và kế hoạch giao dịch sẽ loại bỏ cảm xúc ra khỏi giao dịch của bạn.
• Trên chart bạn đang thấy gì? Thực tế bạn muốn thấy những gì bạn nghĩ nhiều hơn. Trade
what you see Not what you think.
• Trade những gì tôi phân tích và thấy trên chart chứ không trade theo cảm xúc bảo mua coin
A hay bán coin B. Khi một coin A đang bay thì cảm xúc mách bảo: Mua nó đi nó đang tăng
kìa, xúc nó đi nó đang lên kìa, sắp giàu rồi đấy….Tuy nhiên, cảm xúc không phải luôn đúng.
Cảm xúc có thể là thứ sẽ giết chết bạn trong trading.
• Tâm lý vui vẻ thoải mái, thắng không kiêu, thua không nãn. Đặc biệt không nên cay cú trả
thù. Thị trường lớn hơn ta rất nhiều, bạn trả thù chỉ có thiệt cho bản thân. Có câu trong cờ
bạc rằng: ” Chúng ta muốn lấy lại những gì đã mất và có thể sẽ mất luôn những gì đã có”.
• Có thua bạn mới có kinh nghiệm, không có gì rút ra kinh nghiệm nhanh bằng thua tiền. Khi
thua tiền làm cho não bộ bạn làm việc nhiều hơn và xem đó là bài học kinh nghiệm xương
máu để chúng ta mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tôi chưa thấy đại gia hay một người thực sự
giàu có mà không nếm trải sự cay đắng thất bại. Chỉ có thất bại mới nhanh chóng dẫn các
bạn tới con đường thành công.

78
• Không cắt bỏ giao dịch nếu như chưa xảy ra trường hợp trong kế hoạch giao dịch.
• Luôn luôn bám chặt các quy tắc của hệ thống và quy tắc quản lý tiền.
4. Mục tiêu
Mục tiêu ở đây là kiếm tiền nhưng kiếm thật nhiều tiền chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Hãy
ngồi xuống và suy nghĩ xem là một nhà đầu tư bạn cần gì? Bạn muốn kiếm đủ sống, bạn
kiếm bao nhiêu lợi nhuận dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Mục tiêu không nhất
thiết là kiếm tiền. Mục tiêu có thể là kỷ luật hơn và tự tin hơn sẽ giúp bạn tốt hơn trong cuộc
sống thường ngày. Khi đã có mục tiêu bạn thường xuyên dùng Tự kỷ ám thị để ép nó vào
tiềm thức để làm cho bộ não luôn suy nghĩ và dẫn đường cho chúng ta làm cho chúng ta sớm
đạt được mục tiêu đề ra.
5. Nhật ký giao dịch của bạn
Viết nhật ký giao dịch sẽ giúp các bạn thành nhà đầu tư giỏi hơn. Khi bạn ghi nhật ký giao
dịch bạn sẽ biết giao dịch nào bạn thua lỗ và sau đó đặt câu hỏi tại sao lại thua lỗ giao dịch
đó? Và vì lý do gì mà giao dịch đó được vào thị trường.
Sau đó bạn đánh giá giao dịch của mình và rút ra những bài học cho bản thân và hiểu được
thị trường sau này nếu xảy ra đúng trường hợp như vậy. Có thể là một chu kỳ tăng hay giảm
giá, có thể là một kỹ thuật gom hàng của cá mập, có thể là một tin tức Hard Fork xảy ra sẽ
tác động như thế nào tới giá…
Các bạn nên dành vài phút mỗi ngày ghi lại nhật ký giao dịch. Bạn sẽ cảm thấy nhiều niềm
vui khi làm điều này.
Chúng ta đang tham gia trong thị trường tài chính nói chung và thị trường Crypto nói riêng.
Thị trường đầy rẫy những cao thủ cũng như rất nhiều cảm bẫy và chỉ cần sơ sẩy bạn sẽ phải
trả giá bằng chính đồng tiền xương máu của các bạn. Vì vậy, hãy nghe tôi, hãy lên một kế
hoạch giao dịch trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào trong thị trường này.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn bộ thành viên trong Group VIP TRADE COIN – MR.JACK
nhiều sức khỏe và thành công. Chúc các bạn ngày càng tiến dần đến thành công trên con
đường chinh phục thị trường Crypto này.
Thân
Mr.Jack

79
Sử dụng kỹ thuật cơ bản trong sóng ngắn

Chọn điểm mua vào và bán ra sử dụng BB, MACD và RSI. Trong đó với sóng ngắn, RSI và
BB thực sự có hiệu quả rất tốt. Đây là những kỹ thuật không hề cao siêu, bất cứ ai cũng có
thể học và nên học để luôn chủ động.
(Bài guide lâu lắm rồi nên số liệu là ví dụ nhé)
Ví dụ sóng sánh: Giá đã vượt BB theo nến 1 giờ, RSI lên > 75, 80 là nên chốt lời ra đối với
Trader, Up trend thì bạn vẫn có điểm vào lại sau. Ngoài ra, không nên chốt lời/Mua vào khi
MACD vừa mới bắt đầu cắt nhau và đổi chiều, theo nến 1h thì tầm 5 - 8 cây là đẹp, tùy độ
mở của MACD, Mở to thì chờ lâu, mở bé thì tầm 3 - 5 nến. Áp dụng được cái này, bạn sẽ bị
hạn chế mua sớm khi giá còn cao, bán sớm khi giá vừa tăng. Đó là lí do bạn cần set giá
tương đối, sau đó rời khỏi máy tính. Áp dụng kỹ thuật cơ bản + bài chia vốn hôm trước mình
đã post, bạn gần như an toàn. Ngoài ra: Nên hạn chế sóng sánh, chơi dài hạn giúp bạn tỉnh
táo, thư giãn và hiệu suất có khi còn cao hơn nếu bạn non kinh nghiệm.
Để không bị say sóng, hãy chia vốn, Tại sao phải vào 1/5 khi giá ổn?
Ví nếu giá tăng, bạn không bị cuốn bởi lỗi lo giá nó tăng thật nhanh và mình không mua
được giá tốt. Bị cuốn bởi lý do này nó rất khủng khiếp, bạn có thể vào từ 2/3 đến hết vốn ở
mức giá rất cao chỉ vì cảm tính: Sắp tăng nhanh rồi.
Nếu giá giảm, còn tới 4/5 vốn cho bạn trung bình giá ngắn hạn, vì vậy bạn sẽ tỉnh táo cho
việc chờ đợi mua được giá tốt, chưa kể tâm lý sợ hãi khi giá giảm của bạn gần như không có,
bạn có khi còn mong nó giảm kìa.

80
Bằng cách đó, bạn đã vượt qua được cạm bẫy tâm lý, lúc này thị trường lên cũng được,
xuống cũng được. Khi không bị tâm lý, bạn mới tỉnh táo được, đánh bạc mà khát bạc, say
bạc thì thắng sao.
Đừng hỏi mình chính xác giá này mua được không? Nếu thấy có dấu hiệu tăng >3% chẳng
hạn, bạn có thể mua 1/5 -> 1/6 dựa theo BB, sau đó tuân thủ tuyệt đối trung bình giá ngắn
hạn, bạn gần như luôn an toàn.

81
10 RULES TRONG TRADING
Trading Rule 01: Plan Your Trades; Trade Your Plan -Lập kế hoạch trade
Nghiên cứu cho thật kỹ, rồi hãy trade. Đừng trade xong rồi mới nghiên cứu. Đây là một lỗi
rất thông thường cho những người mới học trade. Đối với họ, cái hào hứng khi nhập cuộc
chơi quyến rủ nhiều hơn là ngồi ngoài, dò xét, học hỏi về thị trường. Tâm lý của người trong
cuộc là ai cũng muốn thắng, hay là ai cũng nghĩ đến mình sẽ thắng. Nhưng ít ai lại chịu suy
nghĩ làm sao thắng. Trading trong các markets như currency, futures, options là a zero-sum
game. Zero-sum game có nghĩa là phải có trong cuộc chơi này tổng số tiền của thị trường
không thay đổi (zero sum). Nhưng sẽ có người thua và người thắng. Tiền của người thắng
đến từ túi người thua, chứ không phải đến từ thị trường.
Trading Rule 02: Cutloss confused – tự thêm vào !!!
John Murphy dạy rằng không nên châm tiền vào (meeting a margin call), hay nói theo tiếng
lóng của traders là THROWING MONEY AFTER BAD STOCKS. Lập luận này có nghĩa là
anh đã sai khi anh mua cái stock đó rồi (stock rớt = anh sai). Nếu anh đã sai thì tại sao anh
còn muốn sai thêm nữa? Đó là chủ ý của câu nói: Don’t throw good money after bad stocks.
Ý nghĩa của câu này cũng như cutting loss thôi. Trong trường hợp này anh không bán,
nhưng broker bán dùm anh. Nhà bank chỉ cho anh mượn tiền, chứ không có đầu tư hay trade
chung với anh. Thành ra, khi stock anh mà rớt thì chuyện đầu tiên nhà bank muốn làm là bảo
vệ vốn họ đã bỏ ra. Khi họ thấy vốn anh mỏng dần vì stock rớt là họ kêu anh bỏ thêm vào.
Dần dần các anh thấy rằng cutloss là một hành động tối cần thiết để giữ vốn, và cũng là một
việc làm CỰC KỲ khó khăn của một người traders. Người ta không ai thích cut loss cả. Họ
nuôi mải hy vọng. Thậm chí khi nói đến cutting loss là người quạu liền. Nhưng đó là bề trái
của trading.
Không học cutting loss thì ĐỪNG NÊN TRADE. Thói thường của đời là thấy stocks xuống
thì mong cho nó lên. Cutting loss thì sợ mất nó. Hôm nay stock rớt xuống còn bao nhiêu đó.
Cutting loss ngay bây giờ thì anh biết chắc chắn là anh còn bấy nhiêu đấy. Anh bình an trong
nhức buốt của cái thua. Nhưng điều anh còn là mạng sống. Cuộc chơi vẫn còn đối với anh.
Không cut loss ngồi đó liếm hoài vết thương. Mỗi khi stock rớt xuống thêm thì vốn càng teo
lại hơn nữa. Thói đời thường là lúc cần cut ngay thì người ta chần chừ. Nhưng đến lúc quá
mệt mỏi vì áp lực tâm lý hay đến lúc cạn kiệt thì họ mới cut. Lúc đó lại là lúc nên mua, vì đó
lại là bottom. Đời nó có cái quái đản thế đó. Và dường như nó chỉ xảy ra với mình mà
thôi !!!.Tâm trạng này ai cũng có qua hết. Không ít thì nhiều. Chú nào nói chưa có là xạo,
hay chưa nếm đủ hương vị “ngọt ngào” của trading. Bởi thế tại sao người ta đặt một số %
nhất định khi bước vào. Trật là ra không hối tiếc. Làm một vài lần sẽ quen thôi. Quen rồi,
nhớ lại lúc xưa sao mình ngu dể sợ. Cứ ôm hoài một niềm đau nhức buốt của trading.

82
Trading Rule 03: TREND – xu hướng
Bài học chính của trading, trong tất cả các market, là đi theo hướng chính của thị trường đã
và đang đi. Đó gọi là TREND. Trend nhiều khi có từng đợt, giống như đợt sóng. Up trend và
down trend. Mỗi một đợt sóng nhiều khi kéo dài thật lâu, nhưng nhiều khi cũng thật ngắn.
Không đợt sóng nào giống nhau. Công việc chính của bạn trong thị trường là dò các cơn
sóng, và đi theo nó. Đơn giản vậy thôi. Tuy nói ra thì nghe rất đơn giản, nhưng trên thực tế
thì không đơn giản tí nào. Nhưng nếu bạn quyết định chọn nghề này để làm kế sinh nhai thì
bạn phải ráng tìm các đợt sóng của thị trường mà đi theo, nếu bạn muốn sống còn với nó.
Điều thứ nhì mà bạn nên biết là đừng bao giờ cố gắng tìm kiếm hai điểm quan trọng nhất của
thị trường. Đó là hai điểm cao nhất (top) và điểm thấp nhất (bottom). Từ lúc thị trường tài
chánh được trao đổi mua bán đến nay cũng ít gì hơn 100 năm. Trong khoảng thời gian dài
hơn một thế kỹ này đã có không biết bao nhiêu nhân tài bỏ công, bỏ sức ra đi tìm hai cực
này. Tất cả đều là vô vọng. Bạn có thể may mắn kiếm được nó một vài lần trong cuộc đời
trading của mình, nhưng đừng nghĩ là bạn có thể sống trong thị trường bằng cách đi kiếm hai
điểm này. Cho nên bài học thứ 3 trong cuộc chơi, và cũng là bài học để sống còn, là đừng
nên kiếm hai điểm cao nhất và thấp nhất để mua và bán. Top và bottom thường xuất hiện
vào những lúc bạn không ngờ nhất, và chỉ SAU KHI xuất hiện rồi thì bạn mới biết đó là Top
hay Bottom. Thói thường của người là mua thấp bán cao. Thói thường của thị trường là
không mua thấp, và cũng không bán cao. Chỉ cần mua bán khúc chính giữa thôi. Bạn làm
được như thế dài hạn thì cũng đủ giàu rồi.
Trading rule 04: Kỷ Luật & Tự Kỷ
Đây là một điều đúng nhất trong tất cả những điều về trading mà bạn sẽ học được. Trading
quả thật không có gì khó cả nếu chỉ nhìn trên mặt của vấn đề. Ngược lại, trong chúng ta rất ít
ai làm được. Lý do tại vì sao? Câu trả lời này nằm trong mỗi chúng ta. Trading là một phản
ảnh của tính tình người trong cuộc chơi. Người mới trade thường chỉ chú ý vào việc mua
bán, ít khi tự suy xét về hành động mua bán của mình. Đối với họ việc mua bán sẽ là quyết
định của thành công trong trading. Họ chưa biết đặt câu hỏi ngược lại. Họ chưa biết tự xét
mình, tự đánh dấu hỏi về sự phân tích của mình. Họ còn suy nghĩ một chiều. Trong quá trình
trading, người trader sẽ thu thập rất nhiều kinh nghiệm cá nhân. Mỗi kinh nghiệm đó là kết
quả của một bài học đau thương hay vui mừng. Kinh nghiệm này dần dà sẽ được lưu trữ
trong đầu mỗi người. Dựa vào đấy, người trader lập ra cho mình một số luật lệ riêng biệt mà
chỉ có cá nhân đó mới áp dụng chính xác được. Đem truyền cái này cho người khác họ sẽ ít
thành công hơn. Những luật lệ này là những luật lệ mà từng cá nhân một phải theo cho thật
sát. Nếu không thì sẽ thua rất mau.
Những traders khác như thế nào thì tôi không biết, riêng cá nhân tôi, tôi có một số luật bất di
bất dịch. Và tôi theo nó như một cái máy. Cái này giúp tôi sống còn trong bao năm tháng của
trading. Nhưng không có gì trong đời là tuyệt đối, nhất là trong trading. Cho nên rất nhiều
khi tôi bỏ mất cơ hội để thắng vì cái trade đó không có đưa ra signals mà tôi muốn. Những

83
lúc đó, nó đánh một câu hỏi lớn về phương pháp của mình. Tôi có những hoài nghi về
phương thức mình đã chọn. Và cũng rất nhiều lần tôi bỏ nó để trade theo cái gì mình thích,
trade theo cảm tình. Nhưng dần dà thời gian qua, tôi thấy chỉ có nó là cách thức đem lại cho
tôi nhiều thành công nhất. Đọc giả của website này phần lớn, nếu không nói là hầu hết, đều
là những người mới học trade. Nhiều lắm là vài năm. Ít lắm thì vài tháng. Các bạn đang và
sẽ đi trên con đường tôi đã đi qua. Đó là con đường có khá nhiều chông gai. Trên con đường
này các bạn sẽ gặp những khó khăn y như tôi đã gặp. Nhưng tùy theo khả năng hấp thụ của
từng người trên đoạn đường này sẽ làm bạn thành một người trader giỏi, một trader trung
bình, hay tệ hơn, là một người thua. Một số lớn các bạn đọc giòng chữ này hôm nay sẽ bỏ
cuộc, sẽ chọn một nghề khác. Đường vào Wall St. thênh thang lắm, nhưng rất ít kẻ đi hết
đoạn đường.
Trading Rule 05: Stop Loss – Cắt lỗ
Đừng bao giờ hủy bỏ một stop loss order sau khi bạn đã đặt xong. Thông thường thì người
mới học trade chưa biết xài stop loss. Họ mua xong rồi bỏ đó. Nếu thấy nó xuống thì lo. Nó
lên thì mừng. Nếu nó xuống quá nhiều thì đành chịu vậy. Giai đoạn thứ nhì là tập đặt stop
loss. Nhưng rồi khi thấy stocks xuống nhiều quá, họ lại dời stop loss xuống một mức thấp
hơn hay có thể hủy bỏ stop loss order luôn. Trading thì không ai muốn thua, nhưng muốn
thành công trong trading thì phải chấp nhận rằng THUA là một điều phải có. Không thể nào
tránh khỏi được. Điều mình có thể làm khi thua là giảm bớt nó đi. Và phương cách giảm bớt
cái thua là stop loss. Và nếu hủy bỏ stop loss thì cái thua sẽ tăng. Một điều mà các bạn nên
nhớ rằng là thị trường nó không biết bạn đang thua. Với một hướng đi hiện tại mà nó đang đi
(lên/xuống) là kết quả của một lối suy nghĩ của tất cả các người trong cuộc chơi gom lại.
Chừng nào họ thay đổi lối suy nghĩ về thị trường hiện tại thì hướng đi của giá mới thay đổi
theo. Bằng không thì nó vẫn sẽ đi theo hướng đi hiện tại. Bạn hay bất cứ một người nào khác
không thể nào tiên đoán được KHI nào người ta sẽ thay đổi cái nhìn về thị trường, và giá sẽ
thay đổi theo. Vì thế phương pháp tự bảo vệ mình là một stop loss.
Trading Rule 06: Buy High & Sell Low – Mua giá cao, bán giá thấp
Đây là một loại momentum trading rất thịnh hành vào những năm trước 2000 ở Hoa Kỳ.
Châm ngôn này đúng nhiều hơn sai, nhưng không hẳn là hoàn toàn chính xác. Theo thiển ý
của tôi thì hai chữ “buy high” này là thế nào? Buy khi stock hay currency đang lên cao hơn
điểm 52-week high, hay là cao hơn một điểm nào đó? Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì khi
buy high bạn phải xác định lại cái trend của thị trường. Trend càng dài, càng lâu, và đặc biệt
nhứt là càng vững. Vững ở đây có nghĩa là chiều dài của trend (6 tháng, 1 năm chẳng hạn)
không có giao động nhiều. Nó đi một đường tương đối thẳng thì đó là một dấu hiệu tốt và
nên mua cho dù giá có cao hơn lúc trước. Kinh nghiệm cá nhân của tôi trong định luật này là
thị trường oil của gần 2 năm về trước khi oil lên đến 40/barrel. Lúc ấy 40/barrel là một điều
không tưởng được vì chỉ 3 năm trước thôi, nó còn giá 15-20. Nhưng nếu nhìn cái chiều dài
của cái trend thì thấy nó đi một lằn thẳng. Slop (độ cao) và thời gian dài của trend là tôi yên

84
tâm là nó sẽ đi lên nữa. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Các bạn phải thực hành mới có
được kinh nghiệm cho cá nhân. Xài kinh nghiệm người khác chỉ là phụ thôi. Trading rất là
personal. Kiểu trade của một người khó mà áp dụng cho người khác được.
Sell Low: Cái này tương đối khó hơn buy high. Lý do là phần đông những ai lọt vào vị trí
này thường là đang lổ. Và bán lổ là một điều ít ai thích làm. Người ta mong sao cho stock
hay đồng tiền mình vừa mua lên lại để họ có cơ hội bán ra để tránh lổ, hay để giảm cái lổ đi.
Tuy nhiên, thị trường rất ít khi làm vừa lòng người. Lúc mình cần nó “cứu bồ” thì nó thường
đi xuống luôn, làm cho mình càng thêm tuyệt vọng. Trong chúng ta ai có tí kinh nghiệm
xương máu trong trò chơi này đều có cảm giác tuyệt vọng như trên một vài lần trong đời
trading. Ngoài ra, một trong những lý do mà người ta khó bán thấp là để giảm cái thua là vì
người ta luôn “nhìn ngược dòng thời gian” để biện minh cho sự kiện giá cả của hôm nay. Họ
nghĩ rằng giá của hôm nay so với giá của mấy ngày trước quả là “thấp” lắm rùi. Stocks hay
đồng tiền vừa mua sẽ khó xuống thêm nữa. Đâu ai biết được rằng vài ngày sau đó thì giá sẽ
thấp hơn giá bây giờ luôn. Kinh nghiệm này trong chúng ta ai cũng có, và rất ít người tránh
được lúc ban đầu. Selling low là một nghệ thuật, thường đòi hỏi một kỷ luật nghiêm chỉnh
mới có thể thực hành được. Theo thiển ý của tôi thì nó còn khó hơn là BUY HIGH nhiều
lắm.
Trading Rule 07: Hãy chấp nhận thắng thua một cách bình thường.
Là một người trader, bạn cũng như một người lính ra trận. Không thể nào bạn tránh khỏi bị
thương. Vấn đề chỉ là lúc này hay lúc khác thôi. Điểm chính của việc thua lổ trong trading là
thái độ của bạn đối với nó như thế nào. Đừng đặt nặng vấn đề tình cảm vào nó nhiều quá.
Tiền dĩ nhiên là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tư cách của bạn trong việc thắng
thua. Người không cho tình cảm chi phối nhiều thường là người có nhiều cơ hội thắng hơn.
Muốn làm được việc này thì chuyện đầu tiên là trade theo khả năng tài chánh của mình. Vào
cuộc chơi đừng vội nghĩ đến mình sẽ thắng. Mà hãy nghĩ đến hậu quả của cái thua. Tự hỏi
mình nếu tôi thua thì sao? Wall Street không phải là nơi dể kiếm ăn. Cái thua luôn xảy ra
nhiều hơn cái thắng. Nếu không chuẩn bị tinh thần thì khi thắng thua dể làm chao đảo lòng
người
Trading Rule 08: Thành Bại trong trading không phải là do khả năng tiên đoán hướng
đi của thị trường trong tương lai, mà là do khả năng thua ít lời nhiều.
Có nhiều người lầm tưởng rằng thành công trong trading có nghĩa là tiên đoán hướng đi của
thị trường. Dĩ nhiên rằng đó là một điều tiên quyết và đúng nhất. Nhưng thử hỏi mấy ai làm
được hoài. Mai mắn lắm là đúng một hai lần. Chúng ta không vào trò chơi trading này với
cục xí ngầu trong tay để ngày ngày gieo quẻ đoán hướng đi của thị trường. Ngược lại, chúng
ta vào market với mức lổ thấp HƠN mức lời. Đó mới là chân lý trong trading. Nếu chúng ta
có thể thua 5 đồng cho mỗi cái trade, nhưng gở lại 7 đồng cho cái trade sau đó thì coi như
chúng ta đã thắng.Bởi thế sự thành bại của cái trade không quan trọng bằng số tiền lời của

85
từng cái trade. Bạn có thể thua 9 trong 10 cái trade. Mỗi lần thua bạn thua 1 đồng, nhưng cái
trade cuối cùng bạn lời được 10 đồng. Bạn chọn cái nào?
Trading Rule 09: THÀ MẤT MẶT, CHỨ ĐỪNG ĐỂ MẤT TIỀN.
Traders không có sĩ diện. Tôi không biết ai phán câu này. Nhưng nó là chân lý đấy. Nhiều
người nhảy vào một cái position, nhận ra rằng đó là sai, nhưng vẫn quyết định ngồi lỳ trong
đó cho đến khi mình thắng. Họ nhất quyết không chấp nhận thua. Họ trọng sĩ diện của mình
hơn túi tiền. Đây là một phản ứng rất bình thường của con người. Muốn thành công trong thế
giới trading này, người traders phải làm ngược lại. Họ không cần biết sĩ diện, chỉ cần biết là
nếu sai là cut loss liền. Sai trong market là một chuyện đương nhiên. Không sai mới là lạ.
Bao nhiêu cái accounts đã tan nát trong forex market chỉ vì cái sĩ diện? Rất ít người nhận ra
cái này trong lúc trade. Điều mà người traders nên phân biệt giữa cái gọi là sĩ diện và cái gọi
là kiên nhẫn chờ đợi để market nó quay về. Nếu sau khi nhảy vào rồi, thấy market hoàn toàn
đi ngược lối mình suy luận. Những tin tức đưa ra, cộng thêm cường độ của giá nhảy
v…vvv…làm cho mình biết rằng mình đã sai. Đó là lúc nên bỏ chạy. Còn nếu nhảy vào rồi,
nhưng những lúc đầu tiên market chưa hoàn toàn đi theo hướng mình mong muốn, và cái
loss không to lắm. Market lúc đó cũng chưa có một hướng đi dứt khoát thì rất có thể cái
trade của mình cần chút kiên nhẫn. Khả năng phân biệt được cái nào là cái nào và làm gì, tùy
thuộc vào kinh nghiệm cá nhân và sự nhạy bén về market của từng người.
Trading Rule 10: BẠN CÓ BAO GIỜ BỊ LỔ TRONG TRADING CHƯA? NẾU CÓ,
HÃY QUÊN NÓ ĐI. NGƯỢC LẠI, BẠN CÓ BAO GIỜ LỜI TRONG TRADING
CHƯA? NẾU CÓ, HÃY QUÊN NÓ CÒN NHANH HƠN NỮA.
Traders không có thời giờ ngồi liếm “vết thương lòng” hay vuốt ve tự ái cá nhân. Nghiệp
trade là một nghiệp va cham rất nhiều. Nếu bạn để nó trong lòng thì không bao giờ khá
được. Bạn nên nhớ rằng tiền vô hay tiền ra là luật tự nhiên của nghề. Công việc chính của
bạn là giữ tiền vô nhiều hơn để tiền chạy ra. Bạn cứ nghĩ rằng ai đó vừa mướn bạn canh
chừng số tiền của họ. Và công việc của bạn chỉ giữ cho số tiền vào nhiều hơn số tiền ra là
được. Đừng buồn khi bị thua, mà cũng đừng mừng khi thắng. Buồn khi thua sẽ làm bạn khó
gở. Vui khi thắng dể làm bạn mua thua. Chân lý của trading là thế đấy. Nếu bạn tạm sửa lại
cái lối suy nghĩ khi trade, chẳng hạn như đừng xem cái accounts trước mặt là của bạn. Nó là
của ai đó đang mướn bạn trong chừng, trade cho người ta. Tự nhiên bạn sẽ thấy cẩn thận và
trade theo nguyên tắc mình đặt ra lúc ban đầu. Cái này sẽ giúp bạn thắng nhiều hơn thua. Cái
này không hẳn.
Trading nó khác hơn những nghề khác là chỗ này đây. Người ta gọi đó là ASYMMETRIC.
Asymmetric tạm dịch là MÉO, không đồng đều. Khi anh chấp nhận 2% loss, anh có thể chấp
nhận 10% profit. Có nghĩa là sau khi open a position xong và thua thì anh sẽ cutloss @ 2%.
Ngược lại, khi anh nhảy vào và lời khoảng 2% rồi thì anh không hẳn phải đi ra. Anh có thể
ngồi đến mức mà anh muốn. Ngồi bao lâu để lời thêm bao nhiêu thì tùy. Giai đoạn này mới
là giai đoạn phân biệt giữa người biết trade và người không biết trade. Tại vì lúc mới nhảy

86
vô (long/short) thì xác xuất thắng thua cũng y như nhau thôi (50/50). Người biết trade là
người thấy rỏ rằng cái trade mình mới nhảy vô đó đúng là a good trade. Và khi anh thấy a
good trade rồi thì anh làm gì? Anh pound thêm vào nữa. Hành động này giống y như con cá
mập sau khi hửi mùi máu. Con cá mập sau khi đánh hơi được con mồi, cái cắn đầu tiên rất
nhẹ, vừa đủ để phân biệt được đó là con mồi. Sau khi xác định xong là nó tấn công như vũ
bảo. Đó là tại sao người ta thường ví traders như là sharks. Tại vì a good trader khi thấy
được mục tiêu là nó đập vào max luôn trong thời gian cực ngắn. Đó là tại sao trên chart anh
thấy break out/down. Hiểu không? Tôi gọi phương pháp này là cách đi tiền trong trading.
Bởi thế, trên thực tế số % thắng thua chỉ là 50% thôi, nhưng SỐ TIỀN thắng và thua
( winning ratio thì rất cao). Người biết trade không phải là người biết sửa cái ratio này. Cha
nào viết sách tuyên bố có thể tilt cái ratio này là XẠO. Vì đây là một PROBABILITY không
thể thay đổi được. Tại sao nó không thể thay đổi được? Tại vì trên đời này CHƯA CÓ
NGƯỜI nhìn thấy tương lai một cách chính xác. Vì chưa thấy chính xác cho nên mỗi lần
xuống tay cũng chỉ là 50/50 ăn thua thôi. Nhưng sự kiện phân biệt được a real trader and a
ROOKIE là CÁCH ĐI TIỀN trong trading.
Vì thế, khi bác đi vòng vòng trên Net, muốn đánh giá khả năng thật sự của một trader ra sao,
bác không cần người ta show trade. Tại vì cái trade không nói được gì. Nó không DEFINE
được khả năng người trade. Mà điều bác muốn thấy là lý luận phân tích cùng với cách thức
đi tiền trong cái trade đó. Trong đây bác nào cũng biết đánh bài hết, đúng không? Các bác
cho tôi biết khả năng sống sót trong một ván bài là khả năng gì? Có phải là cách thức đi tiền
không? Bởi thế khi đi lang thang trên NET, bác rất dể nhận diện một chú rookie trader lắm.
Dấu hiệu của một rookie trader là gì? Xác xuất trade lúc nào cũng gần 100% là THẮNG!
Trên đây là những nguyên tắc trong trading của anh Viet Currency, một cao thủ forex đã quy
ẩn giang hồ.
Thân
Mr.Jack

87
77 ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG TRADE COIN
Thật sự rất nhiều thứ cần chia sẽ với các bạn. Hôm nay, rãnh ngồi viết và lượm nhặt được
những điều thú vị nhất và tốt nhất cho các bạn mong muốn đi xa trong thị trường Crypto
này. Mong rằng các bạn chịu dành một chút thời gian quý báu đọc cho hết bài.
1. Bắt đầu với những kiến thức giao dịch cơ bản. Khi bạn làm bất kỳ việc gì thì nên tìm hiểu
kỹ về nó tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trade coin cũng vậy, kiến thức cơ bản, hiểu rõ
về thị trường là một phần vô cùng quan trọng trên con đường chinh phục thị trường Crypto.
2. Thị trường này có tổng bằng 0. Nếu có 1 người bán ra sẽ có 1 người khác mua vào. Nếu
thị trường có 80% số người kỳ vọng giá tăng thì sẽ có 20% số người kỳ vọng giá xuống.
Điều này có nghĩa 20% số người đó nắm quyền lực tài chính tương đương với 80% số người
con lại và họ nắm dòng tiền tập trung dễ điều khiển nên có rất nhiều lợi thế và có thể tác
động đến 80% còn lại. Đấy là các bạn biết tại sao số đông lại thua rồi nhé.
3. Thị trường luôn luôn đúng. Không ai mạnh hơn thị trường, bạn có thể chết đi còn thị
trường sẽ luôn tồn tại.
4. Chúng ta tìm cách “đọc vị” thị trường. Thay vì đương đầu với sóng gió, chúng ta nên lướt
trên những con sóng. Chúng ta không nên đối đầu với markets bằng bất cứ giá nào bởi vì số
tiền chúng ta không đủ để ép thị trường đi theo chúng ta.
5. Chúng ta nên giao dịch theo xu hướng của thị trường thay vì đi bắt đỉnh hay dò đáy. Xu
hướng tăng các bạn mua kiểu gì cũng thằng và ngược lại xu hướng giảm các bạn mua kiểu gì
cũng sẽ thua. Vì vậy, xu hướng rất quan trọng trong trade coin
6. Bắt đỉnh, bắt đáy là trò chơi vô cùng nguy hiểm và là sai lầm phổ biến nhất trong tất cả thị
trường tài chính. Thực tế, bao nhiêu năm tôi giao dịch chưa thấy ai luôn bắt trúng đỉnh hay
đáy cả. Có thể may mắn một vài lần nhưng rủi ro rất cao.Chúng ta nên dựa vào Vol và nến
để mua vào khi thị trường có xu hướng tăng và ngược lại. Bằng cách này các bạn sẽ hạn chế
được rất nhiều rủi ro khi giao dịch trong thị trường coin này.
7. Mỗi xu hướng tăng, giảm, đi ngang bạn nên có chiến lược riêng. Mỗi khi không xác định
được xu hướng bạn nên đứng ngoài quan sát thì tốt hơn nhiều. Khi ngồi quan sát bạn sẽ thấy
rõ hơn rất nhiều so với khi bạn đã có lệnh trong thị trường. Khi có lệnh trong thị trường tâm
lý sẽ luôn nghĩ về xu hướng lệnh mình đang có. Ví dụ: ETH đang trong xu hướng xuống
nhưng bạn đang có lệnh mua thì lúc đó tâm lý sẽ vẽ vời và đưa ra rất nhiều lý do cho ETH đi
lên.
8. Khi thị trường có xu hướng tăng rõ ràng. Chúng ta vào lệnh nhanh chóng và quyết đoán.
9. Không chọn mua bán những loại coin có khối lượng giao dịch nhỏ, những loại coin đa
cấp.
10. Những mô hình tăng giảm giá kiểu mẫu như đầu 2 vai, 2 đỉnh, 3 đỉnh, mô hình lá
cờ…luôn tồn tại và xác xuất nó khá chuẩn trong thị trường Crypto còn non trẻ này. Chúng ta
có thể mua cao và bán cao hơn trong xu hướng tăng.
11. Chúng ta nên tiếp tục giao dịch khi thấy lợi nhuận và dừng khi thấy chúng ta thua lỗ.
Không nên quá tham lam, cay cú. Khi chúng ta thấy lợi nhuận đạt được như mong muốn thì

88
nên dừng tay và nghỉ ngơi và thoát khỏi thị trường dành thời gian cho gia đình hoặc bạn bè.
12. Sử dụng những công cụ bảo vệ “stop-loss” và “limit” hoặc dùng Trailing stop để giúp
bạn giới hạn lỗ và tăng lợi nhuận
13. Luôn xác định cho mình một khoản lỗ nếu thị trường đi ngược với phân tích của chúng
ta. Không nên ngồi nhìn tài khoản cứ tụt dần mà không làm gì với mong muốn thị trường đi
ngược lại nhưng đáng tiếc thông thường bạn sẽ càng thua lỗ nhiều hơn. Đơn giản học cách
giảm thiểu lỗ, rút ra khỏi thị trường khi rủi ro cao và chờ cơ hội đặt lệnh tiếp theo. Nếu bạn
sai lầm, học hỏi từ thất bại và không tiếp tục sai lầm lần nữa. Để tránh thua lỗ, hãy rèn cho
mình thói quen xác lập mục tiêu lợi nhuận cũng như giới hạn rủi ro có thể chấp nhận cho
mỗi giao dịch trước khi bắt đầu vào đặt lệnh thị trường. Sau đó đặt lệnh “stop-loss” ở 1 mức
giá thích hợp - nhưng không quá mỏng ( bạn sẽ bị đóng lệnh sớm ) để bạn đủ duy trì cuộc
chơi trước khi thị trường chuyển hướng theo chiều bạn mong muốn. Đặt lệnh chặn lỗ là 1
trong những chiến lược hiệu quả nhất.
14. Việc ngăn chặn thua lỗ là 1 nghệ thuật. Người giao dịch phải kết hợp sử dụng phân tích
kĩ thuật dựa vào đồ thị tỉ giá và kĩ năng quản lý vốn.
15. Phân tích những thất bại của bạn và rút ra bài học từ nó. Tất cả những bài học của bạn
đều đắt giá, và bạn phải trả tiền cho nó. Hầu hết các nhà giao dịch không chịu rút kinh
nghiệm từ sai lầm bởi vì họ không thích nhắc đến nó.
16. Chấm dứt lệnh ngay khi có những dấu hiệu bất ổn, bạn phải giảm thiểu thua lỗ tối đa.
17. Tồn tại! Trong thị trường Crypto, người đứng vững cho đến khi có những đợt “biến
động” lớn của thị trướng sẽ là người thành công.
18. Nếu bạn là “lính mới”, hãy là người giao dịch nhỏ ( tài khoản bé) trong 1 thời gian thử
thách, đủ để có khả năng phân tích thị trường “xấu’ và “tốt”. Bạn chỉ có thể rút kinh nghiệm
từ những quyết định sai lầm của mình.
19. Đừng giao dịch Coin khi bạn không muốn tìm hiểu và không quan tâm về tài chính, vì
chính thị trường, chứ không phải tiềm lực tài chính của bạn sẽ quyết định bạn tồn tại hay
không. Nhưng nếu bạn không đủ tiền, bạn cũng không thể tồn tại khi thị trường chống lại
bạn.
20. Hãy khách quan và loại bỏ tính chủ quan trong suy nghĩ của bạn.
21. Sử dụng những nguyên tắc quản lý tiền.
22. Việc quản lý tài chính sẽ giúp người giao dịch tồn tại trong ngắn hạn và đủ để đạt đến
mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn.
23. Đa dạng hóa danh mục đầu tư yêu cầu trade BTC và 7 coin nhà mình nuôi, nhưng không
lạm dụng nó.
24. Sử dụng ít nhất 3 công cụ chỉ số để phân tích. Có thể dùng RSI, MACD và Bollinger
bands.
25. Tính toán rủi ro trước khi đặt lệnh, và đừng để yếu tố rủi ro cao trong thời gian dài.
26. Không giao dịch bốc đồng, phải có kế hoạch rõ ràng
27. Phải có mục tiêu rõ ràng và khách quan.

89
28. 5 bước để tạo 1 giao dịch có hệ thống :
a) Đưa ra tiêu chí giao dịch
b) Chuyển nó thành qui tắc khách quan
c) Kiểm tra dựa trên biểu đồ
d) Thử nghiệm với tài khoản nhỏ trước
e) Đánh giá kết quả
29. Lên kế hoạch giao dịch và thực thi kế hoạch đó.
30. Giao dịch với 1 kế hoạch rõ ràng – không phải với hi vọng, sự tham lam và sợ hãi. Xác
định điểm nào bạn tham gia, độ rủi ro đến bao nhiêu và điểm lợi nhuận của bạn.
31. Theo sát kế hoạch. Một khi lệnh và các công cụ hỗ trợ được đặt, đừng hủy nó trừ khi
những có những lý do thuyết phục làm thay đổi vị thế hiện tại của bạn.
32. Tất cả các giao dịch thành công đều theo 3 nhân tố chính: dự đoán tỉ giá, xác định thời
điểm thích hợp vào ra và quản lý tiền. Dự đoán tỉ giá giúp bạn xác định xu hướng thị trường.
Thời điểm thích hợp giúp bạn xác định điểm đặt lệnh và điểm ra lệnh. Quản lý tiền giúp bạn
xác định bao nhiêu là vừa đủ cho cuộc giao dịch
33. Đừng do dự về hệ thống do bạn thiết lập. Hãy giao dịch dựa trên nó mỗi khi có tín hiệu
tốt.
34. Hệ thống thiết lập của bạn dựa trên xu hướng tăng của thị trường.
35. Lên kế hoạch trước khi tham gia thị trường để loại bỏ những yếu tố cảm xúc của bạn.
Xác định điềm vào, điểm rút lui, và mục tiêu. Theo sát nó trong từng thay đổi nhỏ của thị
trường trong suốt thời gian giao dịch. Lợi nhuận sẽ đến với những ai hành động, chứ không
phải phản ứng lại với thị trường. Không nên thay đổi trong quá trình giao dịch trừ khi bạn có
lý do thật xác đáng.
36. Luôn luôn suy nghĩ dựa trên những giả thiết thực tế. Hoạt động giao dịch là dựa vào giả
thiết chứ không phải sự chắc chắn. Bạn có thể ra quyết định “đúng” nhưng thị trường có thể
sẽ chống lại bạn. Điều này không có nghĩa là bạn “sai”, chỉ là một trong nhiều giao dịch bạn
phải chấp nhận, và trên giả thiết, bạn đã đi vào mặt trái của kế hoạch bạn đặt ra. Đừng kì
vọng là bạn không gặp phải những giao dịch “xấu” – Đây phải là một phần của kế hoạch và
bạn không được bỏ qua chúng.
37. Mốc để bạn bắt đầu phân tích thị trường là việc xác định xu hướng chung của thị trường.
38. Chỉ giao dịch với 1 chiến lược mà bạn đánh giá cao nhất.
39. Khi bạn xác định vị trí thị trường, hãy theo hướng dẫn sau
a) Bắt đầu bằng những thắng lợi nhỏ. Người giao dịch thành công là người thông minh hơn
sau mỗi lần giao dịch
b) Chỉ xác định những vị trí có tiềm năng
c) Đừng đặt mình vào bất lợi. Một trong những qui tắc quản lý giao dịch mà bạn phải tuân
thủ là “Không bao giờ đặt mình vào vị thế giao dịch bất lợi”. Người đầu tư luôn chia thành 2
loại: thành công và thất bại, và nếu bạn giao dịch khởi đầu như là một người thất bại, cơ hội
để lật ngược lại sẽ nhỏ hơn và rủi ro cao hơn. Điều cần thiết để trở thành người thành công là

90
loại trừ thất bại, vậy tại sao không đợi đến khi thị trường thật sự có tiềm năng cho bạn tham
gia. Nếu bạn tuân thủ điều này bạn sẽ thấy thị trường sẽ mở rộng hơn với bạn.
d) Còn nếu không thì trong nhiều trường hợp giao dịch sẽ đụng đến điểm chấm dứt lệnh của
bạn và sau đó sẽ quay ngược lại và bạn sẽ cảm thấy mình thiếu may mắn. Cho dù kết quả thế
nào, đừng bao giờ để rơi vào thế “thất bại” và mong rằng thị trường sẽ sớm đổi chiều. Yếu tố
của thành công là giảm thiểu rủi ro tối đa có thể chấp nhận được.
e) Điều chỉnh các biện pháp bảo vệ của bạn phù hợp với điểm chấm dứt lệnh.
40. Quản lý rủi ro
a) Đừng để rủi ro quá lớn khi tham gia vào bất kỳ coin nào.
b) Dự tính trước điểm kết thúc trước khi giao dịch
c) Nếu bạn rơi vào điểm lỗ đã dự tính , ngừng ngay giao dịch, đánh giá điều gì đã dẫn đến
sai lệch, và đợi cho đến khi bạn lấy lại tự tin cho một giao dịch mới.
Thời gian là tất cả. Xác định điểm đúng của thị trường chỉ là một phần trong giải quyết vấn
đề. Thời gian để vào và ra thị trường đúng thời điểm trong ngày, thậm chí chênh nhau từng
phút, là sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua.
41. Không giao dịch một cách hốt hoảng. Không được giao dịch nếu bạn phải thực hiện nó
để lấy tiền trả cho một hóa đơn cuối tháng. Nếu bạn phải trả 1 khoản nào đó mỗi tháng hoặc
bạn sẽ gặp rắc rối về tài chính sẽ là nguyên nhân làm cho bạn khó tuân thủ những qui tắc,
mục tiêu giao dịch, và sẽ dễ gặp khủng hoảng. Giao dịch Coin là việc chấp nhận rủi ro có thể
để qua đó thu được lợi nhuận. Thị trường, phương thức và thời gian giao dịch là dựa trên
quyết định của bạn. Không giao dịch nếu bạn cần tiền để thanh toán nợ. Không giao dịch
nếu hoạt động kinh doanh và khoản chi phí của bạn không được đảm bảo bằng những nguồn
thu khác. Nếu không điều này chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng và tác động xấu đến việc ra
quyết định chuẩn xác.
42. Hiểu rõ tại sao bạn tham gia thị trường. Giết thời gian? Làm 1 cái gì đó to lớn? Nếu bạn
thành thật trả lời câu hỏi này, bạn sẽ xác định được con đường thành công trong thị trường
Crypto.
43. Đừng bao giờ để tài khoản của bạn phải chạm đến “margin call” ( điểm gọi vốn ), đừng
mạo hiểm với số tiền lời bạn có. Nên giao dịch Ex trước khi giao dịch Margin và Margin là
con dao 2 lưỡi rất nguy hiểm.
44. Đóng hết các lệnh đang lỗ khi bạn xác định được lệnh có lời.
45. Ngoại trừ những giao dịch ngắn hạn, bạn nên ra quyết định một cách khách quan nhất.
46. Lên kế hoạch trong dài hạn để thực hiện từng bước trong ngắn hạn.
47. Đánh giá lịch sử biến động hàng ngày để xác định điểm vào và điểm ra.
48. Bắt đầu bằng những giao dịch biến động trong ngày trước khi đến với biến động dài hạn.
49. Không giao dịch theo thời gian. Giao dịch theo mô hình Pattern và mô hình breakaway
luôn xuất hiện. Học cách thấy được mô hình trong mọi giao dịch.
50. Cố gắng lờ đi trạng thái thông thường: không quá tin tưởng vào những tin tức trên báo
đài hay Twiter một cách cứng nhắc.

91
51.Luôn làm bài tập đánh giá mỗi khi có biến động lớn. Bạn sẽ không thể biết điều gì gây
nên sự biến động bất ngờ của 1 coin.
52. Hãy học cảm giác thoải mái khi đưa ra quyết định trong nhóm số ít. Nếu bạn đúng trong
thị trường, có nghĩa là hầu hết mọi người đi ngược lại bạn ( 80% người thua, 20% người
thắng)
53. Phân tích kĩ thuật là một kĩ năng sẽ được phát triển theo bề dày kinh nghiệm và sự học
hỏi. Luôn là một người học hỏi và không ngừng học tập.
54. Chú ý với tất cả những “mách nước” và thông tin nội bộ. Hãy chờ đợi đến khi thị trường
biến động để xác định thông tin bạn có là đúng hay sai , và sau đó hãy đặt lệnh theo xu
hướng hiện thời.
55. Mua tin đồn, bán thông tin “Buy the rumor, sell the news”.
56. K.I.S.S – Keep It Simple Stupid , phức tạp hơn không có nghĩa là tốt hơn mà ngược lại.
57. Thời gian là nhân tố quyết định trong giao dịch Coin.
58. Thời gian là tất cả. Xác định điểm đúng của thị trường chỉ là một phần trong giải quyết
vấn đề. Thời gian để vào và ra thị trường đúng thời điểm trong ngày, thậm chí chênh nhau
từng phút, là sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua.
59. Chiến lược “mua và giữ” khi bạn mua được giá trong bão còn lại chiến lược này không
phù hợp cho bạn buy/sell ở bất kỳ giá nào khác bão.
60. Cân nhắc khoản tiền đầu tư, bạn còn cần quyết định khoản thời gian đầu tư. Điều này
giúp bạn duy trì vốn của mình, và tránh tư tưởng kiểu Las Vegas “ Tốt, tôi sẽ chơi cho đến
khi tôi hết tiền”. Kinh nghiệm cho thấy những ai tồn tại trong khoảng thời gian dài sẽ bắt đầu
hiểu được phương thức kiếm tiền.
61. Mang theo laptop bên bạn, và luôn ghi lại những thông tin thị trường đáng chú ý. Lưu lại
tất cả những thay đổi về thị trường, tỉ giá, nhận xét của bạn, lệnh đặt mua bán, và cả ghi chú
nữa. Đọc lại nó thường xuyên, và sử dụng nó để đánh giá khả năng của bạn.
62. Đừng tính lợi nhuận trên 20 giao dịch đầu tiên của bạn. Hãy giữ chính xác tỉ lệ % thắng
lợi mà bạn đạt được. Một khi bạn biết rõ định hướng của mình, lợi nhuận sẽ được tăng lên
với việc trade lớn hơn và đa dạng hơn trong việc sử dụng các lệnh hỗ trợ. Hay nói cách khác,
đây sẽ là thời gian bạn quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý tài chính.
63.“Rome không xây trong 1 ngày” và không có bước nhảy vọt nào chỉ trong 1 ngày.
64. Không giao dịch quá giới hạn.
65. Kiên nhẫn luôn quan trọng không chỉ trong việc chờ đợi đúng thời cơ mà còn trong việc
duy trì cuộc chơi.
66. Việc phân tích kĩ thuật là nhằm nghiên cứu hoạt động của thị trường thông qua biểu đồ,
nhằm mục đích dự đoán xu hướng thị trường
67. Biểu đồ thể hiện tâm lý và xu hướng tăng giảm của thị trường
68. Mục đích của việc thiết lập biểu đồ tỉ giá biến động của thị trường nhằm nhận diện xu
hướng tăng giảm tiếp teo của thị trường qua đó giúp cho việc giao dịch được dúng hướng.
69. Phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động thị trường, trong khi phân

92
tích kĩ thuật đánh giá tác động của sự biến động đó.
70. Giá cả 1 coin đang tăng thể hiện cá mập đang mua nó. Hãy đi cùng cá mập và không bao
giờ ngược xu hướng với bọn chúng.
71. Có 3 quyết định cuối cùng của một người giao dịch : mua, bán và đứng ngoài. Mua khi
thị trường lên, bán khi thị trường xuống. Nhưng quyết định thông minh nhất khi thị trường
không có xu hướng rõ rệt là lựa chọn thứ 3 – đứng ngoài.
72. Các dòng chảy của tiền luôn có quan hệ mật thiết. Một khi có sự biến động từ 1 điểm nào
đó trong dòng chảy, giá cả sẽ dịch chuyển theo hướng cân bằng với độ rộng của dòng chảy.
Vì thế, người giao dịch cần thiết đánh giá độ rộng của thị trường và từ đó đánh giá tác động
bên ngoài vào dòng tiền đó.
73. Mô hình pattern càng lớn, tiềm năng lợi nhuận càng cao. Chúng ta sử dụng từ “lớn” để
thể hiện chiều cao và độ rộng của xu hướng quan trọng. Chiều cao thể hiện sự biến động của
mô hình. Độ rộng thể hiện thời gian cần thiết từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc một mô hình.
Mô hình có qui mô càng lớn – độ dao động của giá trong phạm vi mô hình càng cao và
khoảng thời gian càng dài – vai trò của mô hình càng quan trọng và tiềm năng lợi nhuận
trong việc dự doán giá càng cao.
74.Tỉ giá đóng cửa nếu cao hơn mức trung bình, thường sẽ có xu hướng mua vào. Và ngược
lại sẽ có xu hướng bán ra nếu tỉ giá đóng cửa thấp hơn mức trung bình. Tôi hay nói đường
trung bình MA20 (đường giữa Bollinger bands cho các bạn).
75. Cắt giảm thua lỗ là việc rất khó khăn đối với người giao dịch. Khả năng cắt giảm thua lỗ
đúng lúc là kĩ năng của nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.
76.Sự biến động của dòng tiền tạo ra xu hướng điều chỉnh tỉ giá cho phù hợp với độ rộng của
thị trường.
77. Đồ thị dài hạn cung cấp những thông tin quan trọng trong dài hạn hoặc theo chu kì của
thị trường. Người giao dịch có thể dự đoán được chính xác triển vọng và định hướng của thị
trường trong dài hạn, sức mạnh của triển vọng hay một xu hướng lớn với nhiều xu hướng
nhỏ, hoặc khả năng biến động của những xu hướng dài hạn.
Thân
Mr.Jack

93
10 LÝ DO BẠN NÊN NẮM GIỮ BITCOIN (BTC)
1. BTC được cả thế giới công nhận và có thể thanh toán bất kỳ tại quốc gia nào. Sự phổ biến
của BTC gần như không có đối thủ. Cộng đồng BTC quá lớn so với tất cả Altcoin.
2. BTC luôn được cá mập nắm giữ và ngày càng gia tăng số lượng. Vì vậy, chúng ta muốn đi
lâu dài thì hãy theo chúng. Ôm BTC càng nhiều càng tốt.
3. Chúng ta muốn thành công chúng ta phải làm bạn với người thành công, chúng ta muốn
thành cá mập chúng ta cũng phải suy nghĩ và làm như cá mập. Vậy, việc nắm giữ BTC lâu
dài là một sự lựa chọn sáng suốt và hợp lý.
4. Bản thân tôi chỉ tin mỗi BTC, các Altcoin khác với tôi cũng chỉ như những cận thần
phụng sự cho đức vua BTC. Việc nắm giữ lâu dài BTC luôn được tôi duy trì từ lúc bắt đầu
vào thị trường này.
5. Theo chu kỳ tăng của BTC và được các nhà tài phiệt trên thế giới nhận định BTC sẽ tăng
và tăng rất mạnh trong những năm tới.
6. Việc nắm giữ BTC dài hạn làm bạn cảm thấy thoải mái mà ít khi phải suy nghĩ nó giảm
thế này thế kia thì có nên cắt lỗ hay không? BTC luôn làm chúng ta an tâm trong việc nắm
giữ.
7. Tất cả Altcoin có thể đi về nơi xa nhưng BTC thì gần như không thể. Các nhà tài phiệt
luôn biết cách làm cho túi tiền của họ ngày càng phình to ra. Họ biết nên làm gì để duy trì sự
thống trị của mình. Bất kỳ cuộc chơi nào thì kẻ nhiều tiền luôn nắm được lợi thế và thông
thường chiến thắng sẽ thuộc về họ. Đơn giản: Có tiền ắt sẽ có quyền mà có quyền thì có thể
quyết định. Vì thế, họ có thể đẩy BTC lên bất kỳ giá nào.
8. BTC chỉ có 21 triệu. Vì vậy, trong những năm tới ai nắm giữ BTC thì người đó luôn được
hưởng lợi. Càng ngày lượng BTC càng khan hiếm, càng ngày lượng BTC được đào ra ít dần.
Thế nên hãy ôm BTC nếu có thể. Hãy chung thuyền với cá mập.
9. BTC như là kênh truyền thông của cá mập để thu hút người chơi. Vì vậy, BTC phải luôn
được đẩy giá cao để nhờ truyền thông PR hộ mà không mất phí.
10. Cảm bẫy Altcoin các bạn đã hiểu và sự chênh lệch của Altcoin/BTC và Altcoin/USD
cũng vậy. Bất kỳ sự biến động nào của BTC đều gây nên sóng gió cho thị trường. Vì vậy,
các bạn muốn an toàn thì chỉ nên tập trung phần lớn số vốn cho BTC.
Thân
Mr.Jack

94
Bài 11: CÁC MÔ HÌNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Do sự biến động của giá tạo ra các mô hình và các mô hình này đã từng được lặp đi lặp lại
trong quá khứ tạo nên các khuôn mẫu. Vì vậy, trong PTKT luôn nhắc đến nó như những mô
hình kinh điển.
I. Trong PTKT được chia ra thành 2 loại mô hình:
- Mô hình tiếp diễn.
- Mô hình đảo chiều.
1. Mô hình tiếp diễn.
Trong thị trường có xu hướng tăng hay giảm rõ ràng thường xuất hiện những mô hình tiếp
diễn sau khi xu hướng tăng bị chững lại hoặc điều chỉnh và sẽ đánh dấu sự tiếp tục của xu
hướng chứ không phải là sự đảo chiều.
- Triangles (Tam giác): Symmetrical (TG cân), Ascending (TG tăng), Descending (TG
giảm).
- Wedge (cái nêm): Falling wedge (nêm giảm) and Rising wedge (nêm tăng).
- Flag and pennant (lá cờ & đuôi nheo).
- Cup and handle (Cốc – tay cầm).
2. Mô hình Đảo chiều
Khi xu hướng tăng hay giảm đạt một mức nào đó thị trường sẽ xuất hiện sự chốt lời và có
dấu hiệu kết thúc xu hướng đa số xuất hiện các mô hình đảo chiều (trường hợp đặc biệt có
tin tức lớn sẽ không cần mô hình đảo chiều cũng có thể xảy ra đảo chiều xu hướng). Kết thúc
của xu hướng cũ và sự khởi đầu của một xu hướng mới.
- Head and Shoulder (Vai đầu vai).
- Double or Tripple Top (2 đỉnh hoặc 3 đỉnh).
- Double or Tripple Bottom (2 hoặc 3 đáy).
- Rectangle Top/Bottom (hình chữ nhật): đi lên, đi xuống.
- Rounding Top/Bottom (cung tròn): đi lên, đi xuống.
P/S: Thời gian tới đây tôi sẽ trình bày dần các mô hình tiếp diễn và đảo chiều để các bạn
trong group nắm vững được lượng kiến thức này.
Thân
Mr.Jack

95
Bài 11.1: MÔ HÌNH TAM GIÁC CÂN ( SYMMETRICAL TRIANGLES)

I. Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangles)


1. Sự hình thành
Mô hình tam giác cân xuất hiện trong PTKT khi đường kháng cự xu hướng giảm và đường
hỗ trợ xu hướng tăng hội tụ và chạm nhau ở phía bên phải của mô hình. Theo như định nghĩa
tam giác cân thì đường kháng cự và đường hỗ trợ phải có ít nhất 2 lần chạm vào giá.
2. Xu hướng và diễn giải
- Mẫu hình tam giác cân là mô hình thông thường sẽ tiếp diễn xu hướng cũ sau khi được phá
vỡ.
- Khi tam giác cân được hình thành trong xu hướng giảm và phá vỡ dưới đường hỗ trợ thì
đây là tín hiệu bán. Tuy nhiên, khi tam giác bị phá vỡ thì bạn nên xem xét Vol có đủ lớn để
xác nhận xu hướng sẽ tiếp tục hay là False Break.
- Tam giác cân được hình thành trong xu hướng tăng và phá vỡ đường kháng cự thì đây là
một tín hiệu mua. Tuy nhiên, khi tam giác bị phá vỡ thì bạn nên xem xét Vol và một số kỹ
thuật khác để xác .
-Khi có một cây nến trên khung bạn phân tích có giá đóng cửa thoát ra ngoài tam giác thì đó
gọi là Break. Lúc đó các bạn nên xem xét Vol và xu hướng cũng như lực đẩy xem có đủ
mạnh hay không và có thể Entry lệnh vào thị trường với mục tiêu theo mô hình.
3. Mục tiêu sau khi phá mô hình tam giác cân
- Giả sử: Mục tiêu chốt lời là T. Mức phá vỡ là B (điểm thoát khỏi tam giác). Chiều cao mô

96
hình tính từ lúc ban đầu của đường hỗ trợ và kháng cự gọi là H. Ta có công thức tính điểm
chốt lời như sau:
- Trường hợp xu hướng tăng dần: T = B + H
- Trường hợp xu hướng giảm dần: T = B – H
P/S: Còn tiếp.
Thân
Mr.Jack
BÀI 11.2. MÔ HÌNH TAM GIÁC TĂNG (ASCENDING TRIANGLES)

1. Sự hình thành
- Mô hình tam giác tăng dần thường là sự tiếp nối xu hướng hiện tại và đa số nằm trong sự
dịch chuyển hướng đi lên của thị trường.
- Mô hình thể hiện giá giao dịch trong một phạm vi hẹp và hình thành một tam giác
- Điểm quan trọng nhất để nhìn ra tam giác tăng là: Xuất hiện 1 cạnh là mức kháng cự và 1
cạnh là dốc tăng bên dưới của tam giác.
2. Xu hướng và diễn giải
- Mô hình này diễn ra do giá gặp vùng kháng cự mạnh mà phe mua không thể đẩy giá vượt
qua. Tuy nhiên, họ dần dần đẩy giá đi lên cao hơn thể hiện qua những đáy mới được hình
thành.
- Khi phá vỡ mức kháng cự thì đây là một tín hiệu mua vào. Một nến đóng cửa nằm trên
mức kháng cự gọi là Break.
- Để tránh trường hợp False Break thì các bạn nên kiểm tra Vol giao dịch và kết hợp một số

97
chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận như MACD, ADX, MFI….để chứng tỏ xu hướng bị phá
vỡ là chính xác và có thể mua vào.
3. Mục tiêu sau khi phá mô hình tam giác tăng
- Mục tiêu của giá sau khi phá vỡ mức kháng cự và thoát ra khỏi tam giác là:
Giả sử mục tiêu là T ta có: T = Mức kháng cự + chiều cao H của hình tam giác (Là chiều cao
ban đầu giữa mức kháng cự và trend line dưới của mô hình tam giác).
- Xem ví dụ minh họa rõ ràng nhất.

Bài 11.3. MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM (DESCENDING TRIANGLES

1. Sự hình thành
- Tương tự như mô hình tam giác tăng dần. Mô hình tam giác giảm dần hình thành để tiếp
nối xu hướng hiện tại và thường là hình thành khi thị trường đi xuống.
- Mô hình này thể hiện một phạm vi giá hẹp giữa giá cao và thấp để hình thành tam giác.
- Đặc điểm để nhận ra mô hình này là: Cạnh dưới của tam giác là đường xu hướng ngang gọi
là mức hỗ trợ và một đường trendline dốc xuống dưới.
2. Xu hướng và diễn giải
- Giá liên tục test đáy thấp nhất và tạo thành mức hỗ trợ quan trọng.
- Khi mô hình tam giác giảm bị phá vỡ đây là một tín hiệu bán ra. Một nến đóng cửa nằm
dưới mức hỗ trợ gọi là Break.
- Khi mô hình bị phá vỡ các bạn hãy xét Vol giao dịch và những chỉ báo kỹ thuật sau xu
hương như: MACD, ADX, MFI,… để xác nhận độ chính xác của sự phá vỡ.

98
3. Mục tiêu sau khi phá mô hình tam giác giảm
- Giả sử mục tiêu là T ta có điểm chốt lời của mô hình như sau:
T = Mức hỗ trợ (đường ngang) – Chiều cao H của mô hình ( khoảng cách ban đầu của đường
hỗ trợ ngang và kháng cự trend line).
- Xem ví dụ minh họa rõ ràng nhất.
P/S: Còn tiếp.
Thân
Mr.Jack

Bài 11.4 MÔ HÌNH LÁ CỜ (FLAG)

1. Mô hình này là mô hình tiếp diễn cho xu hướng tăng hay giảm trước đó. Bao gồm sự
tăng giá chúng ta gọi là cột cờ và một kênh giá hồi của giá tạo thành lá cờ.
2. Thông thường đuôi của lá cớ không vượt quá ½ cột cờ.
3. Tín hiệu tăng giá sau khi phá kênh của lá cờ khi có một cây nến đóng cửa nằm trên
kênh xu hướng xuống của lá cờ.
4. Tín hiệu mua vào được xác nhận thông qua Vol và một số chỉ báo kỹ thuật ủng hộ.
5. Mục tiêu sau khi phá mô hình là T ta có công thức:
T = Điểm phá kênh xu hướng giảm của lá cờ + Cột cờ.
6. Ví dụ minh họa rõ ràng nhất (hình kèm theo)

99
I. MÔ HÌNH CỜ HIỆU (PENNANT)

1. Là mô hình tiếp diễn của xu hướng trước đó.


2. Mô hình này hình thành từ 2 đường xu hướng giống nhau, đường hỗ trợ và kháng cự tạo
thành một tam giác.
3. Giá chỉ di chuyển trong mô hình tam giác.
4. Tín hiệu mua nếu giá phá mức kháng cự trên của mô hình tam giác.
5. Tín hiệu mua vào được xác nhận bằng Vol và một số chỉ báo kỹ thuật khác để lệnh mua
được chắc chắn hơn.
6. Giả sử T là mục tiêu của mô hình sau khi phá vỡ ta có công thức sau:
T = Điểm phá mô hình + Cột cờ.
7. Ví dụ minh họa rõ nét nhất (hình kèm theo)
P/S: Còn tiếp.
Thân
Mr.Jack
Bài 11.5 . MÔ HÌNH CỐC VÀ TAY CẦM (CUP AND HANDLE)

Trong xu hướng tăng mô hình này thường xuất hiện. Mô hình cốc và tay cầm bao gồm 2
phần:
- Cốc: Phần này là sự hồi phục giá từ xu hướng tăng trước đó sau đó giá bắt đầu giảm nhẹ.
Tiếp đó, đáy tăng nhẹ hình thành chữ “U”.
- Tay cầm: Phần này là một sự hồi giá đi xuống ở phía bên phải của phần cốc, sau đó đảo

100
ngược chiều trở lên théo hướng giá đỉnh ở bên trái của cốc và nó thường có hình dạng chữ
“V”.
2. Chiều cao của tay cầm thường bé hơn ½ chiều cao của cốc.
3. Tín hiệu mua vào khi giá phá phần miệng cốc (mức kháng cự). Dùng Vol và một số chỉ
báo kỹ thuật khác hỗ trợ để xác nhận.
4. Sau khi phá vỡ mô hình cốc và tay cầm thì mục tiêu là T ta có công thức: T = Điểm phá
vỡ + chiều cao của cốc.
5. Ví dụ minh họa (hình kèm theo)
Thân
Mr.Jack

Bài 11.6. ĐỊNH NGHĨA MÔ HÌNH CÁI NÊM ( WEDGE)


Mô hình cái nêm là một hình tam giác có đường kháng cự và hỗ trợ hội tụ tại phía phải của
tam giác. Ngược với mô hình tam giác, mô hình nêm tăng (Rising Wedge) sẽ có 2 đường
kháng cự hỗ trợ dốc lên và nếu mô hình Nêm giảm (Falling Wedge) sẽ có 2 đường hỗ trợ và
kháng cự dốc xuống).
- Mô hình nêm là một tín hiệu ở một giai đoạn nghỉ của xu hướng hiện tại khi mô hình này
xuất hiện. Nó đang cho tín hiệu những người giao dịch này đang nằm trong giai đoạn quyết
định xem thị trường lên hay xuống.
II. MÔ HÌNH CÁI NÊM TĂNG (RISING WEDGE)
1. Sự hình thành
- Mô hình này xuất hiện chính trong xu hướng giảm và được tích lũy trong một

101
khoảng thời gian dài.
- Phần nêm tăng xuất hiện sau 1 giai đoạn giảm mạnh mẽ và sau đó phá vỡ đường
hỗ trợ dốc bên dưới của mô hình nêm tăng thì giá sẽ tiếp tục giảm.
2. Xu hướng và diễn giải
- Mô hình này xác nhận xu hướng giảm được tiếp tục và duy trì sau khi hoàn
thành.
- Tín hiệu bán nếu mô hình được hình thành trong xu hướng giảm giá và break
khỏi đường hỗ trợ.
3. Mục tiêu sau khi phá mô hình cái nêm tăng
- Sau khi hoàn thành mô hình cái nêm tăng giá tiếp tục tiếp diễn xu hướng cũ là xu
hướng giảm giá.
- Mục tiêu của mô hình nêm tăng xác suất khoảng 70%
- Trong trường hợp này là xu hướng giảm giả sử điểm chốt lời là T ta có công thức
sau:
T = Điểm phá vỡ mô hình - Chiều cao H (Đỉnh – đáy)
- Ví dụ minh họa rõ nhất cho mô hình nêm tăng (xem hình đính kèm)

III. MÔ HÌNH CÁI NÊM GIẢM (FALLING WEDGE)


1. Sự hình thành
- Mô hình nêm giảm xuất hiện tích lũy trong thời kỳ tăng giá mạnh.
- Nêm giảm xuất hiện sau một thời kỳ tăng giá mạnh mẽ và sau đó phá đường kháng cự và
tiếp tục xu hướng tăng.
2. Xu hướng và diễn giải
- Mô hình này xác nhận xu hướng tiếp diễn sau khi hoàn thành.

102
- Tín hiệu mua nếu mô hình được hình thành trong xu hướng tăng giá và break khỏi đường
kháng cự.
3. Mục tiêu sau khi phá mô hình cái nêm giảm
- Sau khi hoàn thành nêm giảm và phá vỡ mức kháng cự thì xu hướng cũ sẽ được tiếp diễn.
- Mục tiêu của mô hình nêm tăng xác suất khoảng 70%
- Giả sử mục tiêu gọi là T ta có công thức tính như sau:
T = Giá phá vỡ + Chiều cao H (Đỉnh – Đáy)
- Ví dụ minh họa rõ nhất cho mô hình nêm giảm (xem hình đính kèm)

P/S: Còn tiếp.


Thân
Mr.Jack

Bài 11.7 I. MÔ HÌNH ĐẦU 2 VAI (Head and Shoulders)


1. Định nghĩa
Mô hình Đầu 2 vai thuận là mô hình đảo chiều xu hướng. Mô hình này này xuất hiện thường
là kết thúc xu hướng tăng trước đó đẻ hình thành nên xu hướng giảm.
2. Hình thành
- Mô hình này hình thành vai trái trước sau đó đến đầu có đỉnh cao hơn và cuối cùng hình
thành vai phải với đỉnh thấp hơn.
- Sự hình thành mô hình này theo ý kiến cá nhân như sau: Vai trái sau khi hình thành, cá
mập tiếp tục đẩy giá lên cao để tạo đỉnh mới gọi là đầu để xả hàng. Quá trình xả hàng được

103
chia ra nhiều lần và cá mập xả 1 lần rất khó khăn vì vậy sau khi bán về mức hỗ trợ chúng
tiếp tục mua lên để cá con bu vào và kéo lên 1 đoạn hình thành vai phải và sau đó tiếp tục xả
hết hàng và hình thành xu hướng đảo chiều.
- Sau khi Break Neckline chúng ta có Đỉnh – Đỉnh thấp hơn và Đáy – Đáy thấp hơn chứng tỏ
xu hướng giảm đã hình thành rõ rệt.
3. Điểm vào lệnh và Dừng lỗ
- Mô hình Đầu 2 vai hoàn thành khi giá Break Neckline. Vì vậy, chúng ta chỉ vào lệnh khi
giá phá vỡ mô hình (Break Neckline).
- Điểm dừng lỗ nằm phía trên vai phải một chút.
4. Mục tiêu của mô hình
- Giả sử mục tiêu là T ta có công thức tính như sau:
T = Giá sau khi Break Neckline – Chiều cao H từ đầu đến Neckline.
- Xem hình để thấy rõ.
II. MÔ HÌNH ĐẦU 2 VAI NGƯỢC (Reverse Head and Shoulders)
Tương tự đầu 2 vai thuận.
III. VÍ DỤ MINH HỌA
(Xem hình)
Thân
Mr.Jack

104
105
PHƯƠNG PHÁP TRADE COIN CHUYÊN NGHIỆP
1. LÊN KẾ HOẠCH GIAO DỊCH CHI TIẾT
Đã rất nhiều lần tôi viết về điều này. Một kế hoạch giao dịch tốt sẽ đem đến cho các bạn lợi
một cái nhìn sáng hơn khi tham chiến trong thị trường Crypto này. Thay vì cứ cắm mặt vào
mua bán thì các bạn nên dành thời gian xây dựng cho mình những kịch bản có thể xảy ra
trước khi đặt lệnh vào thị trường. Có một kế hoạch chưa chắc bạn thành công nhưng nếu
không có một kế hoạch tốt chắc chắn bạn sẽ thất bại.
2. PHỤC KÍCH
- Khi các bạn đã có kế hoạch giao dịch tốt và đã vạch ra nhưng đường lối chiến lược phải đi
khi giá đến những vị trí hỗ trợ hay kháng cự, những mô hình tiếp diễn hay đảo chiều hoàn
thành thì chúng ta sẽ phục kích như một người thợ săn chuyên nghiệp.
- Các bạn muốn săn được con mồi lớn bắt buộc phải có kế hoạch chi tiết trước khi đi săn.
Khi đi săn chúng ta phải chờ đợi con mồi vào tầm ngắm và chỉ cần một phát súng duy nhất
để kết liễu con mồi.
- Thay vì chúng ta đi săn những con thú nhỏ, chúng ta nên đi săn những con thú lớn hơn ( xu
hướng dài hạn) để làm được điều đó. Điều quan trọng nhất là thời gian chờ đợi. Có thể bạn
sẽ phải chờ khá lâu để có thể săn được con mồi. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ nuối tiếc vì
chiến lợi phẩm của mình.
- Những trader thành công luôn chọn thời điểm và vị trí “nằm rình” phục kích và tuân thủ nó
đến cùng.
3. KIÊN NHẪN
- Trong group VIP tôi thường xuyên yêu cầu các bạn kiên nhẫn. Kiên nhẫn là yếu tố sống
còn trong trading, chờ đợi là một điều gì đó rất hạnh phúc. Chúng ta phải chờ khi con mồi
vào tầm ngắm và kết liễu chúng. Kiên nhẫn là đức tính quan trọng nhất có thể làm nên
nghiệp lớn. Hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi có thể tham chiến còn không các bạn sẽ trở thành
những người “chưa đi đến chợ đã hết tiền” và sẽ không gom được giá Sales khi thị trường đổ
máu tệ hơn các bạn sẽ đu đỉnh thường xuyên.
- Sự kiên nhẫn nói lên con người của các bạn. Sự kiên nhẫn là yếu tố cần thiết nhất trong
trading. Không phải ai cũng có thể kiên nhẫn chờ đợi đến cùng, sự kiên nhẫn sẽ nói lên bạn
đang thành công hay thất bại trong chiến trường trade coin này cũng như ngoài đời sống
thực.
- Hãy rèn luyện tính kiên nhẫn hàng ngày bằng những điều nhỏ nhặt nhất và áp dụng dần vào
trading. Dần dần nó sẽ trở thành một đức tính mà sau này bạn phải cám ơn nghiệp trade coin
này.
4. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHIẾN THUẬT
- Chiến lược và chiến thuật đề ra không phải là bạn luôn làm được đúng như vậy. Tâm lý
chiến còn non các bạn sẽ nhanh chóng bị cuốn theo những con sóng chết người thay vì tuân
thủ chiến thuật của mình. Vì vậy, để có kỹ năng chiến thuật tốt bắt buộc bạn phải rèn luyện

106
hàng ngày, hàng giờ. Kỹ năng là phải trau dồi mới có, không phải ngẫu nhiên bạn sinh ra đã
có. Lời nói và việc làm thông thường cách nhau khá xa. Vì vậy, khi bạn đề ra chiến thuật thì
cố gắng tuân thủ nó đến cùng thì mới mong đạt được thành công như mong muốn. Kể cả
ngoài đời sống thực, các bạn chỉ cần nói được và làm được thì rất nhiều người nể phục bạn.
- Kiến thức chính là hành trang cho các bạn trước khi rèn luyện kỹ năng chiến thuật. Vì vậy,
hãy cố gắng trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, sau đó rèn luyện kỹ năng chiến thuật. Để
trở thành một trader chuyên nghiệp bắt buộc bạn phải mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, ngay
từ bây giờ các bạn trong group VIP hãy cố gắng hết mức có thể nếu muốn đi xa trên con
đường trading này.
5. PHÁT TRIỂN TƯ DUY
- Thay vì vào lệnh, các bạn luôn tự đặt câu hỏi vì sao thế này? Vì sao thế kia? Vì sao giá lại
biến động từ vị trí A sang vị trí B, vì sao cái tay mình luôn thúc dục vào lệnh? Vì sao lúc này
não tôi đang chỉ đạo tôi muốn mua hay bán? Vì sao tôi luôn đu đỉnh?, vì sao tôi lại luôn bán
đáy? Vì sao khi tôi vừa thoát lệnh thì coin A nó tăng?....muôn vàn câu hỏi vì sao và như thế
nào để các bạn tự tìm tòi và học hỏi để nâng cao tư duy như một trader chuyên nghiệp.
- Để phát triển thêm tư duy với mục tiêu hướng tới thành một trader chuyên nghiệp thì sự tự
tin vào bản thân cực kỳ quan trọng. Khi các bạn tin tưởng vào việc nào đó mình làm được,
bộ não sẽ điều khiển các nơ ron thần kinh làm việc một cách mạnh mẽ hơn và luôn ép mình
đạt được mục tiêu sớm và tốt hơn.
- Bên cạnh đó kỷ luật luôn là yếu tố sống còn trong trading. Một khi các bạn có thể giữ được
kỷ luật cho bản thân và trong trading thì các bạn đang lên một mức cao hơn trong con đường
trở thành trader chuyên nghiệp. Kỷ luật chỉ là những quyết định YES/NO và tuân thủ theo
nó. Hãy cố gắng hàng ngày làm những điều nhỏ nhặt và tuân thủ kỷ luật để ngày ngày ép
mình vào một khuôn khổ để dần tiến tới trở thành một trader chuyên nghiệp.
Thân
Mr.Jack

107
Bài học cơ bản 01: Q&A
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời chào chính thức và thân ái nhất tới tất cả các thành viên đã
bỏ một phần chi phí để tham gia group này. Xin cảm ơn các bạn đã tin tưởng chúng tôi, với
tất cả trách nhiệm và khả năng của mình, chúng tôi sẽ cố gắng mang lại cho các bạn những
thông tin hữu ích và cập nhật nhất.
Do group vừa tiếp nhận thêm rất nhiều thành viên mới với nhiều mức độ, kiến thức khác
nhau, do vậy chúng ta sẽ tiến hành học từ đầu. Những kiến thức tưởng chừng cơ bản nhất để
tham gia thị trường này, tuy vậy nhiều người vẫn nhầm lẫn.
================
Q: Trước hết cần bắt đầu bằng việc tại sao bạn nên trade coin?
A: Ở thời điểm hiện tại và ít nhất trong tương lai gần, trade coin một cách hiệu quả vẫn là
công việc sinh lợi nhuận khổng lồ và nhanh chóng.
Q: Nên trade coin với số vốn bao nhiêu?
A: Không có con số cố định cho mỗi người vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, tuy vậy cần
cân nhắc những gợi ý dưới đây: Trade coin rất nhiều rủi ro: Rủi ro từ sàn, rủi ro khi biến
động giá (thua lỗ) và điều này có thể ập đến bất cứ khi nào, do vậy hãy trade bằng số tiền dù
có rủi ro xấu nhất, bạn vẫn tạm ổn. Ngoài ra, không nên vay nóng hay làm điều tương tự để
trade, với nguyên tắc quan trọng nhất khi trade là tâm lý và thời gian coi như bạn đã nắm quá
nửa phần thua. Nếu số vốn quá nhỏ, trade cũng có chút khó khăn do bạn dễ bị lòng tham
đánh bại kỷ luật. Do vậy hãy cân nhắc số vốn nằm gọn trong chữ hợp lý.
Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào cụ thể.
================
Q: Nên trade coin gì?
A: Coin gì cũng được, miễn có lãi thì trade. Tôi chia coin làm 4 loại:
1: BTC, Bản thân BTC với cặp BTC/USD có thể coi là 1 phần.
2: Nhóm coin top tương đương các cổ phiếu Blue Chip trên sàn. Đây là những coin có độ ổn
định tốt, tính an toàn cao ra đời từ lâu và đều có thể đào được. Tuy nhiên nhiều giai đoạn nó
sẽ tăng tương đối chậm. Nhóm này phải kể đến anh hai ETH, các đàn em nhỏ hơn bao gồm:
LTC, ETC, XMR, Zec, ETC, Dash và mới đây là BCH. Đây chính là các coin Top 1 tôi
thường nói.
2: Nhóm cận top, phổ biến và được nhiều người biết đến: Một số cái tên trong nhóm này có
thể kể đến: XRP, NEM, STR, BTS, LSK, STRAT, FCT, GNT, Maid, REP, DGB, SC v.v
gần đây có thêm: IOT, EOS, OMG, PAY, NEO, QTUM, MCO và HSR. Đây là nhóm coin
Top 2, sắp xếp theo vốn hóa để biết sự phổ biến và quan trọng nhé.

108
3: Nhóm coin cực nhỏ: Là các coin có vốn hóa hầu hết dưới 100 triệu đô, hầu hết ở mức vài
chục triệu đổ xuống với vol giao dịch rất thấp và buồn tẻ, trừ khi có biến động giá tăng cực
mạnh. Coin này nói chung gọi là coin "rác" theo nhiều người: EMC2, VTC, PPC gì đó. Cứ
gọi nó là top 3 cho nó sang hơn "rác", vì nó là rác cũng không đúng, có người vẫn kiếm được
tiền từ nó mà.
Như vậy đã có 4 nhóm coin, trader chính là việc chọn coin gì để chơi. Trước hết cần nhắc lại
là group này chỉ chơi duy nhất coin nhóm 1 và 2. Lí do tôi sẽ giải thích bên dưới, còn đây là
bài học nên tôi vẫn sẽ dạy tường tận.
Như các bạn đã biết khi theo dõi thị trường, tất cả các coin đều có giai đoạn tăng trường, bất
cứ nhóm nào trong 4 nhóm trên, trader đỉnh cao là người bắt được chính xác giai đoạn nào
chơi coin gì để tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ ngày 16/10/2017 bạn chơi coin top 2 sẽ lãi hơn
rất nhiều lần top 1 hay BTC. Hay giai đoạn giữa -> cuối tháng 8 chỉ chơi BTC sẽ lãi nhất,
giai đoạn trước ngày 02/09 chơi Altcoin top 1 sẽ lãi nhất và có những giai đoạn chơi coin gì
cũng được. Tương tự vs lãi, lỗ cũng vậy, sẽ có giai đoạn cầm coin lỗ nhiều ít khác nhau theo
từng nhóm.
==================
Đối với những trader mới thông thường việc đầu tư diễn biến qua 2 giai đoạn: Giai đoạn mới
bước vào thị trường, đầy nghi hoặc và lo sợ họ thường chọn nhóm 1. Sau khi thấy sự tăng
trưởng thần thánh x3, x5 hay ít cũng vài chục % họ bắt đầu thiếu kiên nhẫn và tham lam nên
nhanh chóng chuyển sang nhóm 2 và 3, thông thường sau này lỗ cũng bởi 2 nhóm này.
Phân tích tình huống đầu tư:
Lựa chọn nhóm 2 3 có thể mang đến cho bạn những khoản lợi nhuận lớn và nhanh chóng,
tuy nhiên bạn cũng phải chịu rủi ro thua lỗ lớn như cơ hội chiến thắng, thậm chí lớn hơn.
Đối với nhóm 1, gần như bạn luôn có một cơ hội gỡ lại số vốn bằng cách chờ đợi. Thực tế
qua nhiều lần biến động giá, tổng quan theo xu hướng dài hạn các coin thuộc nhóm 1 đều đã
tăng nhiều lần hoặc ít nhất rất tốt.
Ở giai đoạn thị trường thăm dò
Không rõ ràng, hãy lựa chọn mua coin nhóm 1. Thực tế mình ít khi đầu tư khi không có dấu
hiệu rõ ràng, tuy vậy mình biết nhiều bạn luôn có cảm giác khát kèo, cần đầu tư một con gì
đó, hãy chọn nhóm 1 khi thị trường như vậy. An toàn hơn nữa, hãy chọn duy nhất BTC. Nếu
bão đến, bạn sẽ đỡ thiệt hại hơn cầm bất cứ Altcoin nào, tỉ lệ giảm giá của BTC gần như
100% thấp hơn tỉ lệ giảm giá của các Altcoin trong các cơn bão. Nếu xu hướng tăng lại,
BTC vẫn là coin đầu tiên trong xu hướng đó. Dĩ nhiên như đã nói giống các cổ phiếu Blue
chip, bạn không thể lãi được nhiều, nhưng bạn có sự an toàn nhất. Việc chọn mua BTC này
cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể thoát từ Altcoin về BTC trong các giai đoạn này nếu
không muốn đứng ngoài cuộc chơi (Thoát về USD).
Ở giai đoạn thị trường bắt đầu có dấu hiệu tăng

109
Thông thường giai đoạn này được kéo bởi BTC trong 2 tình huống: BTC ổn định hoặc BTC
tăng trước gây hiệu ứng kích thích niềm tin. Do vậy mua BTC giai đoạn này sẽ kém lợi
nhuận nhất. Thực tế nếu mỗi BTC tăng giá, điều này không đồng nghĩa toàn thị trường đi
lên, mình chứng rõ rệt qua giai đoạn BTC từ 3K lên 4k5, Altcoin tăng không đáng kể. Để
kéo toàn thị trường vào up trend, thông thường BTC sẽ đi trước rồi tới các coin nhóm 1 sau
đó là nhóm 2. Ở giai đoạn này, bạn cần quan sát các coin nhóm 1, nếu tất cả đồng loạt có
dấu hiệu tăng bao gồm: Tăng giá nhanh, khối lượng mua vào tăng nhanh, bạn có thể bắt đầu
mua vào các coin nhóm này. Thông thường, mỗi đợt tăng giá lớn, sẽ có 01 – 02 coin làm
nhiệm vụ dẫn dắt thị trường, nó luôn tăng rất mạnh và giảm khá yếu. Như đợt tháng 05 là
ETH, đợt tháng 09 này là cặp đội LTC và XMR. Đây cũng là lí do cho việc khi thấy XRP
tăng gấp 2, XMR tăng gấp 3 mình đã đưa ra lời khuyên mua ETC và LTC khi đó chưa tăng
giá. Hoặc thấy toàn bộ nhóm 1 đã tăng rất mạnh, trừ Zec thì mình sẽ mua thêm Zec. Khi dấu
hiệu toàn thị trường đã rõ ràng, các coin chưa tăng sẽ đến lượt tăng, đó là cơ hội cho bạn.
Giai đoạn thị trường sôi động
Sau khi cả BTC và nhóm coin top đều bứt phá, cộng thêm 1 vài coin nhóm 2 cũng tăng
mạnh, niềm tin của thị trường sẽ ở mức cao độ. Lúc này bạn có thể mua các coin nhóm 2, ưu
tiên các coin càng nổi tiếng, các được nhiều người quan tâm càng tốt (Do nhóm 1 đã tăng
rồi, mua cũng không còn nhiều lợi nhuận đáng kể). Duy nhất lúc này: Tin tức sẽ là cái cớ tốt
để đẩy giá coin, bạn có thể áp dụng cách săn tin lúc này. Như vậy khi hầu hết các coin nhóm
2 và 3 tăng giá, đó là cuối của mỗi chu kỳ tăng giá, bạn cần nhanh chóng chốt lời và thoát về
BTC/USD để bảo toàn tài sản. Các coin nhóm 2 thường có tốc độ tăng rất ngoạn mục, đây
cũng là cơ hội lớn để nâng cao số tài khoản của bạn. Lúc này bạn cũng có thể để ý tới một
vài coin nhóm 3 nếu muốn phiêu lưu. Đừng bao giờ đặt quá nhiều niềm tin vào nhóm 2 và 3.
Cả giai đoạn này và giai đoạn trên bạn có thể quan tâm tới các cặp coin (Coin này đã tăng
coin kia sẽ tăng, không bằng cũng được tương tối ngay sau đó không lâu): DGB/SC,
BTS/FCT, XRP/STR, hay gần đây là nhóm NEO/QTUM và PAY, cặp lớn thì có thể như
ETH/ZEC. Hoặc nhóm coin có xu hướng đi cùng nhau STRAT, GNT và Game.
Giai đoạn bão / Giảm sâu
Trong bão, khi giá đã giảm tới trên 15%, bạn cần phải chọn sự lựa chọn an toàn. Đó là BTC
và các coin top 1. Ngoài ra có một sự lựa chọn khá tốt đó là các coin nhóm 2 (hoặc nhóm 1)
đã giảm sâu trên 25%, tức là giảm mạnh hơn các coin khác nhiều lần. Thường thì các coin
này là những đồng đã tăng rất mạnh gần đây, thu hút nhiều sự chú ý, nhiều người vẫn đang
hold (NEO, MCO là ví dụ đợt này, DGB, STRAT, BTS cũng vậy). Những coin này có biên
độ dao động rất mạnh, do vậy bạn dễ dàng kiếm từ 5 10% hoặc cao hơn từ nó, do đặc tính nó
luôn giảm mạnh hơn các coin khác khi có tín hiệu xấu.
Cuối cùng, để trade trung và dài hạn, đơn giản và nhàn hơn thì bạn nên chuyên tâm vào các
coin nhóm 1 và đặc biệt hạn chế nhóm 3. Và nhàn hơn nữa thì trước khi có sự lật đổ ngôi
vua (ít nhất chưa thấy trong tương lai gần), hãy chỉ trade đơn thuần BTC/USD. Đó là đồng

110
duy nhất kể cả khi giá giảm, bạn có quyền tắt máy và đi ngủ, kém hơn 1 chút là các coin còn
lại trong nhóm 1. Đối với nhóm 2 và 3, không nên phiêu lưu như vậy.
================
Quay trở lại phân tích gốc rễ vấn đề sẽ giúp bạn hiểu hơn trong lí do chọn các coin.
Trong quá trình phát triển quy mô vốn hóa và vol giao dịch, thu hút thêm nhà đầu từ thì giá
BTC sẽ luôn làm nhiệm vụ đó. Sự quan tâm đến BTC luôn đột biến khi giá BTC tạo đỉnh
mới (Dữ liệu Google Trend). Như vậy trước khi thị trường sụp đổ, BTC sẽ luôn trong "up
trend lớn" tức là giảm giá để lần sau có đỉnh mới.
Trở lại với nhóm Top 1, để phát triển quy mô cũng luôn cần nhóm này, vì các nhà đầu tư cần
nâng tính thanh khoản (Mua bán với số tiền khổng lồ, hàng chục tỷ đô) thì mình BTC chưa
đủ, và coin nhỏ lẻ top 3 với vốn hóa vài triệu đến vài chục triệu, vol vài chục đến vài trăm
BTC thì không thể giải quyết được. Do vậy nhóm top 2 sẽ được kéo cùng BTC trong up
trend dài. Tuy vậy nhóm này thường được sử dụng chiêu trò vòng lặp để tối ưu hóa lợi
nhuận, ví dụ: ETH: 80 -> 180 -> 400 -> 135 -> 400 -> 200 -> 350 -> xxx.
Như vậy đây chính là lời gợi ý cho holder. Holder thì dĩ nhiên hold thứ nó sẽ tăng :D.
Sẽ có những giai đoạn thị trường đi vào up trend dài, với hưng phấn cực cao độ, khi đó tỉ
suất lợi nhuận khi chơi các coin nhóm 2 và 3 sẽ lớn hơn. Tuy vậy thông thường một năm
những dịp đó chỉ có vài lần.
=================
Như vậy bạn đã hiểu toàn bộ về bản chất và nhiệm vụ của từng nhóm coin. Trong phân tích
có nói coin nào chơi cũng có lợi nhuận, tại sao lại chỉ chơi BTC và nhóm 1?
Trước hết cần chấp nhận sự thật rằng, đại đa số chúng ta ở đây đều có một trình độ chưa cao,
do vậy chúng ta cần 1 hướng đi an toàn mà luôn có đường lùi cho mình đó là hold và chờ
đợi. Với sự thao túng của giới tài chính, miner lớn và sàn giao dịch, chúng ta luôn có một
cửa sinh là chờ đợi khi chơi coin nhóm này.
Khi nào bạn đã đạt trình độ cao, nhìn giai đoạn thị trường đoán hướng đi, lúc đó chơi gì cũng
được.
===============
BTC hay USD là quan trọng?
Với mớ lý thuyết non và kinh nghiệm kém trong hiểu bản chất và diễn đạt, rất nhiều "thầy"
và nhà đầu tư cũ đã khuyên các nhà đầu tư mới rằng: "BTC là duy nhất, chỉ số BTC là quan
trọng, USD không ý nghĩa gì".
Tôi sẽ diễn giải điều này gây hại như thế nào, cá nhân tôi cho rằng khi trình độ nó chưa chín
muồi mà đi dạy người khác nó thực sự nguy hiểm.

111
Ai trải qua các giai đoạn thị trường đều biết, Khi thị trường đang tăng, số BTC của bạn khi
bạn cầm DGB sẽ tăng chóng mặt, lại kèm theo giá BTC tăng cao, nếu tính tỉ suất lợi nhuận
ra USD của bạn sẽ cực lớn. Sau đó nếu giá BTC/USD giảm xuống, số USD của bạn sẽ bị
giảm lần 1, nhưng cái bẫy từ chính câu nói trên sẽ giết chết bạn: Do bạn thấy số BTC của
mình vẫn nhiều, mà số BTC là quan trọng nhất cơ mà.
Sau đó giá DGB/BTC giảm tiếp lúc này bạn sẽ thấy số BTC của mình giảm đi nhanh chóng,
và nếu so với số USD bạn sẽ hoảng hồn luôn đó.
Bạn bị mắc vào bẫy tâm lý, có khi số BTC của bạn giảm, nhưng số USD của bạn tăng, bạn
lại tự nhủ là mình chỉ lỗ BTC chứ USD mình vẫn lãi, tuy vậy ngay sau đó giá BTC/USD
giảm, lúc này số BTC đã giảm sẵn không đổi nữa, nhưng quy ra số USD tài sản lại vơi đi.
Giới tài chính quay bạn như một con rối với số BTC, số USD khi tăng khi giảm, cái tăng cái
giảm, cùng tăng cùng giảm. Và cứ vậy, một thời gian bạn thấy mình nghèo đi đáng kể.
Vậy điều gì là quan trọng nhất?
Tiền là quan trọng nhất, số tiền ở thời điểm nào bạn cũng tối ưu là quan trọng nhất. Ví dụ
bạn có 3 BTC từ giá $5000, vì bạn nghĩ BTC là duy nhất nên giữ nguyên, tôi là trader tôi
chuyển nó thành $15000. Khi BTC giảm về $3000, bạn vẫn có 3 BTC, còn tôi số BTC sẽ
gần gấp đôi bạn.
Bạn không nhất thiết phải giữ BTC, cũng không nên chăm chăm tính số USD. Bạn là nhà
đầu tư (Trader), bạn phải biết chốt lời (Chuyển từ Altcoin => BTC, giữ BTC nếu BTC tiếp
tục tăng. Chuyển từ Altcoin hay BTC => USD nếu thị trường bão hòa) và tái đầu tư vào cơ
hội (Sử dụng USD mua lại BTC hoặc Altcoin). Không một ai chỉ trade duy nhất
Altcoin/BTC và chỉ chuyển về BTC lại có thể có lời hơn người thêm một bước nữa chốt lời
BTC ra USD và tái đầu tư.
Trader thành công là trader bất cứ thời điểm nào, nếu tính tài sản trị giá theo số USD cũng
cao nhất.
=============
Giá của Altcoin khi quy theo BTC.
Do giá của BTC không cố định, do vậy giá Altcoin/BTC khi cùng là 250 STS có thể không
giống nhau. Giá trị thực để tính toán là giá theo USD.
Có thể trade cặp Coin/BTC?
Dĩ nhiên là có thể, nhưng với điều kiện coin đó tăng nhanh hơn BTC. Như đã nói ở trên, sẽ
chỉ có một số giai đoạn có thể chơi hình thức này. Và quan trọng nhất, luôn phải canh để
chốt lời về BTC, và cuối cùng là USD.
Mua coin top 1 bằng BTC có được không?

112
Dĩ nhiên cũng được nốt, chỉ cần so sánh giá của coin đó theo USD tại lúc mua để kết luận lỗ
hay lãi. Không cần thiết so với giá BTC nữa, so với giá BTC chỉ là để so xem bạn lỗ hay lãi
nếu cầm nguyên BTC.
Kết: Đầu tư, chốt lời, tái đầu tư chính là quy trình hiệu quả và tối ưu nhất cho trader, và nó
cũng chính là diễn biến dòng tiền luân chuyển từ các nhóm: BTC <-> Altcoin <-> USD <-
>BTC. Bản chất vẫn như tôi từng nói: Mua thứ sắp tăng (Đầu tư, tái đầu tư: Có thể là BTC
hay Altcoin), bán thứ sắp giảm (Cắt lỗ, chốt lời). Nhớ thêm lần nữa nhé: Đầu tư, chốt lời/cắt
lỗ, tái đầu tư, đó, trader có 4 thứ đó thôi.
Đây là bài học cơ bản, tuy vậy nó rất dài. Anh em nào đọc mà quay cuồng quá thì gắng đọc
5 - 10 lần.
Hoài Phong

113
KỸ THUẬT TRADING TRUNG BÌNH GIÁ (DCA – DOLLAR – COST -
AVERAGING )
(Tài liệu lưu hành nội bộ group VIP TRADE COIN – MR.JACK)

I. ĐỊNH NGHĨA
- Phương pháp này gọi nôm na là dùng tiền đè thị trường. Phương pháp này đối với trade rất
đơn giản. Không cần nhiều kiến thức phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật hay phân tích
tâm lý.
- Phương pháp này gần như không cắt lỗ mà chỉ cần tiền nhiều và quản lý vốn tốt bạn có thể
trade bất cứ lúc nào.
- Phương pháp này mua lệnh đầu tiên và cứ một khoảng giá lại vào lệnh tiếp theo. Vòng lặp
liên tục như vậy cho đến khi đạt điểm chốt lời.
- Khi đạt điểm chốt lời thì đóng toàn bộ số lệnh đang có và bắt đầu 1 chu kỳ trade mới.
II. ĐẶC ĐIỂM
- Điểm yếu của phương pháp này là tâm lý vì có thể sẽ rất nhiều lệnh lỗ và âm tài khoản
trước khi đạt điểm chốt lời.
- Trong thị trường tài chính có rất nhiều người sử dụng kể cả trong thị trường forex, chứng
khoán, vàng, ngoại tệ và crypto không ngoại lệ. Tuy nhiên, tài khoản phải có số tiền lớn.
- Tuyệt chiêu trung bình giá này rất nguy hiểm nếu như thị trường luôn đi xuống hoặc đi lên
mạnh.
- Chiến lược trung bình giá nên sử dụng cho Bitcoin là tốt nhất và quản lý vốn thì tìm đọc
bài tôi viết trong group.
- Chiến lược này tốt nhất nên dùng Exchange và không dùng Margin để đảm bảo tài khoản

114
không bị bốc hơi.
- Chỉ nên áp dụng chiến lược này cho BTC.
III. ÁP DỤNG KỸ THUẬT
1. Kỹ thuật cơ bản
- Việc đầu tiên là chia vốn ra theo một số phần nhất định đó gọi là quản lý vốn. Ví dụ bạn có
100.000$ thì bạn chia thành 10 phần bằng nhau mỗi phần 10.000$ để vào 10 vị trí khác
nhau.
- Điểm chốt lời tùy vào chiến lược từng người. Tuy nhiên, chiến lược DCA phải có điểm
chốt lời lớn hơn 0.
- Tôi sẽ post phương pháp mà trước đây tôi sử dụng thuật toán DCA để code Robot bên
Forex.
2. Kỹ thuật DCA của Mr.Jack
- Bước 1: Chia vốn thành 10 phần bằng nhau.
- Bước 2: Tìm khoảng giá để vào lệnh (Ví dụ với BTC cứ 200$ sẽ vào 1 lệnh. BTC 8000$
nếu mua lệnh đầu tiên thì 7800$ sẽ vào lệnh thứ 2 và 7600$ sẽ vào lệnh thứ 3….).
- Bước 3: Tìm điểm chốt lời theo mô hình sau: Gọi điểm chốt lời là T và khoảng giá là AB ta
có điểm chốt lời như sau:
• Nếu mua 1 thì T = AB.
• Nếu mua 1,2 thì T = AB * 2
• Nếu mua 1,2,3 thì T = AB * 3
• Tương tự cho các lệnh sau….

Thân
Mr.Jack

115
Hướng dẫn trade coin cơ bản
Thật sự tôi nhận định rằng kỹ năng trade của đại đa số các thành viên group con ở mức dưới
trung bình, nên tôi viết một hướng dẫn chi tiết. Nó là phương pháp bạn phải thuộc, phải
nhuần nhuyễn mới có thể sống được. Tôi sẽ đi từng bước, tốt nhất bạn học như một người
chưa biết gì.
1, Chọn coin/giá để trade
Bản chất bạn vào thị trường này với vai trò nhà đầu tư, công việc của bạn là tìm kiếm cơ hội.
Khi thấy cơ hội bạn sẽ cân nhắc tỷ lệ giữa cơ hội và rủi ro để đưa ra tỷ lệ vốn đầu tư. Không
có con số nào cố định cả.
Tỉ lệ cơ hội và rủi ro: 50/50 thì nên vào 1/5 vốn, 60/40 thì nên vào 1/3, 70/30 thì nên vào 1/2,
90/10 thì nên vào 100%.
Như đã nói trong định hướng group từ đầu, chúng ta chỉ trade BTC và nhóm Altcoin top.
(Tìm đọc lý do tại bài học 01). Sẽ có giai đoạn cả 2 tăng đồng điệu, khi đó mua gì cũng
được, và có những giai đoạn 1 trong 2 loại trên tăng thì mình chọn đối tượng xác định sẽ
tăng. Đối với nhóm coin top, do có tới 8 coin, nên có thể linh hoạt hơn bằng cách chọn coin
nào sắp tăng để đầu tư để tối ưu hóa cao nhất.
Đó là lý thuyết chung, đi vào cụ thể hơn ta có thể hiểu như sau: Vì trade có ngắn hạn và dài
hạn nên việc chọn điểm mua cũng phải tuân theo quy tắc này.
Trade dài hạn là mua ở một khoảng giá mà bạn cho là chấp nhận được và giữ tới mục tiêu
dài hạn thì bán, điểm mua không nhất thiết phải tận đáy mà sẽ là khoảng đáy, ví dụ mua
BTC tháng 9 trong khoảng từ $3500 - $3000, ETC từ $11 - $9, LTC từ $50 -> $40 v.v. Cả
thời gian chờ mua và chờ bán của trade dài hạn đều tính bằng đơn vị tháng.
Trade ngắn hạn: Trade ngắn hạn là mua tại thời điểm bạn nhìn thấy cơ hội, bán ra tại thời
điểm đảo chiều xu hướng hoặc đạt mục tiêu ngắn hạn. Có 2 vị trí mua trong trade ngắn hạn:
A, Sử dụng PTKT để mua khi coin sắp hình thành xu hướng tăng (Tức là giá đang bình
thường, dạng triển vọng sẽ tăng)
B, Sử dụng PTKT để mua 1 coin bắt đầu tăng. Tức là khi phát hiện ra tín hiệu một coin bắt
đầu tăng thì tiến hành mua và chốt lời tại mục tiêu. Trong thời gian gần nhất tôi sẽ viết 1 bài
về cách chọn vị trí mua khi phát hiện coin tăng cũng như cách chọn vị trí mua khi coin giảm
mạnh (ăn sóng hồi).
Có 1 vài nguyên tắc rất quan trọng trong trade ngắn hạn bạn cần nhớ:
A, Không quan tâm đến giá mua vào và bán ra. Đừng vì thấy giá đã cao rồi mà không mua
vào, vấn đề mấu chốt là bạn phải xem tại vị trí bạn mua giá có thể lên tới mục tiêu nào, tỉ lệ
khả thi là bao nhiều. Tương tự với giá bán ra, không quan trọng lời nhiều hay ít, thậm chí lỗ
nhẹ nhưng khi xu hướng đổi chiều bạn cần bán ngay lập tức. Cần hiểu rừng lời ít hơn không
lời và hơn lỗ, lỗ ít hơn lỗ không kiểm soát. Chỉ trừ khi giá nằm trong khoảng có thể chuyển

116
thành trade dài hạn, bạn mới có thể giữ lệnh và chờ đợi. Tóm gọn lại trong câu cũ: Chỉ mua
ở giá tốt, mà tại đó nó sẽ tăng, còn không thì thấp cũng không mua (Thấp có thể thấp hơn,
thấp hơn nữa).
B, Sự dứt khoát là đặc biệt quan trọng. Dứt khóa trong cả mua và bán, bạn càng chần chừ thì
cơ hội càng trôi qua, khi bán cũng vậy, càng chần chừ thì giá càng tụt. Luôn biết đủ, ăn ít đi
nhưng đổi lấy sự an toàn là cực kỳ cần thiết.
C, Luôn xem vị thế xuất phát của mình, lên bus bến 1, bến 5, bến 8 9 thì tư thế sẵn sàng phải
khác nhau, và tốt nhất luôn đưa mình về bến 1.
2, Quản lý rủi ro trong trade
Quản lý rủi ro trong trade bao gồm tất cả các hoạt động để việc trade đảm bảo an toàn nhất:
A, Quản lý vốn
Quản lý vốn là kỹ năng quan trọng bậc nhất trong thị trường này. Quản lý vốn gói gọn trong
phương pháp dưới đây:
Số tiền vào lệnh tỷ lệ nghịch với rủi ro, tức rủi ro càng cao số tiền bắt buộc phải càng nhỏ.
Thông thường khi trade bạn mắc phải các lỗi sau với vốn:
* Vào mốt số vốn quá lớn tại một vị trí giá
* Mua trung bình giá ở 1 cự ly quá gần.
* Không thực hiện đưa vị thế giá mua của mình về điểm đẹp.
2 lỗi đầu khá dễ mắc phải tuy vậy chỉ cần luyện tập cơ bản bạn sẽ sửa được. Xin nói về lỗi
thứ 3, lỗi này phát sinh từ 2 lỗi đầu:
Giả sử bạn mua LTC tại $85 bằng 1/2 số vốn (vị thế xấu), sau đó LTC về 80$ bạn mua nốt
1/2 còn lại, như vậy base price (mức giá trung bình) của bạn sẽ là $82.5. Trong sóng hồi giá
chỉ lên được $83, bạn sẽ thấy lãi còn rất ít nên cố chờ thêm, sau đó giá tụt về $82, bạn thấy
lỗ nhẹ nên chưa hành động, vài khi giá về $75, bạn lỗ rất nhiều do gánh cả khoản lỗ khi
DCA.
Trong ví dụ trên, sai lầm lớn nhất của bạn là không tuân thủ quy tắc quản lý vốn đã nêu, cụ
thể rủi ro rất cao nhưng bạn không tìm cách giảm số tiền vào lệnh về nhỏ nhất. Chỗ này rất
quan trọng mong bạn nhớ nhiều lần, trong khi trade sẽ nhiều lần bạn sử dụng kỹ thuật DCA
đưa số lỗ về rất nhỏ hoặc lời nhẹ, nhưng nên nhớ khi đó tỉ lệ % lời của bạn rất nhỏ, chủ yếu
là do số vốn bạn vào quá lớn. Đồng nghĩa với khi biến động nhẹ tài khoản của bạn đã
chuyển từ lãi sang lỗ, chỉ cần chần chừ không bao lâu bạn sẽ rơi vào trạng thái không thể
kiểm soát và thành con tin trong tay sàn nếu Margin. Do vậy hãy ghi nhớ việc khi số vốn bạn
vào đã lớn lập tức kiểm tra xem vị thế đó có rủi ro không, chỉ cần có rủi ro lập tức áp dụng
quy tắc quản lý vốn: Rủi ro cao thì số vốn phải thấp.
Bài hơi dài, mình mệt quá nên ngày mai sẽ viết tiếp bao gồm các hướng dẫn sau: (note lại
khỏi quên ý tưởng):

117
1, Cách chọn vị trí mua/bán khi phát hiện coin tăng cũng như cách chọn vị trí mua khi coin
giảm mạnh (ăn sóng hồi).
2, Kinh nghiệm sinh tử với Margin
3, Bước sóng coin và chiến thuật trade
4, Đếm nến ước tính thời gian biến động
5, Quan sát BB, MACD và RSI kết hợp nến và Vol để phán đoán xu hướng. Quy luật diễn
biến của BB, MACD và RSI
6, Mô hình cơ bản với Cryptowat.ch
7, Vài đồ thị đặt biệt trong xu hướng tăng và giảm
8, Tối ưu hóa lợi nhuận với việc mua coin cầm cờ.
9, Giới thiệu sơ bộ về quy luật diễn biến giá nhóm coin phổ biến
10, RSI nâng cao (M/W đã có bài)
11, Nạp rút tiền cơ bản để đạt lợi nhuận tối ưu nhất
Tạm thời thế, sẽ rất dài, tuy vậy học xong thì bạn sẽ dần thấm nhuần trở thành 1 trader
chuyên nghiệp, xuất phát từ phong thái, phương pháp, kỷ luật trước rồi hãy đi PTKT v.v
nhé. Khi nhớ ra thêm mình sẽ bổ sung.

118
HỆ THỐNG GIAO DỊCH SỬ DỤNG FIBONACCI
(Tài liệu lưu hành nội bộ VIP TRADE COIN – MR.JACK)

Tôi không khuyến khích các bạn lướt sóng vì tôi hiểu rõ thị trường tài chính rất khắc nghiệt,
chỉ cần 1 sai lầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài khoản các bạn. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ trình
bày một phương pháp chỉ sử dụng Fibonacci kèm theo phương pháp quản lý vốn để các bạn
tham gia giao dịch. Hệ thống này chỉ giao dịch với BTC (Bitcoin).
I. Hệ thống chỉ giao dịch với: BTC (Bitcoin) với đa khung thời gian.
II. Quản lý vốn
- Dựa vào BFX ta có các khung thời gian sau: H1 (1 giờ), H3 (3 giờ), H6 (6 giờ), H12 (12
giờ), 1 Day (1 ngày)….. Tôi sẽ lấy mốc cao nhất là một ngày làm khung thời gian tối đa.
- Vậy ta có 5 khung thời gian để vào lệnh. Vì vậy, ta chia vốn ra như sau: 10% (khung H1) –
10% (khung H3) – 20%(khung H6) – 30% (khung H12) – 30% (khung 1 Day).
- Mỗi lệnh yêu cầu cách xa nhau ít nhất 5% độ giảm lấy từ đỉnh BTC. Ví dụ: BTC có giá cao
nhất 12.000$ thì 5% của bạn phải lấy là: 12.000 * 5% = 600$. Vậy khoảng cách các lệnh
cách xa nhau ít nhất 600$. Nếu bạn mua lệnh 1 tại 9600$ thì lệnh 2 bắt buộc phải bé hơn
hoặc bằng 9000$, tương tự cho các lệnh tiếp theo.
- Chỉ sử dụng Exchange và tuyệt đối không sử dụng Margin để vào lệnh.
III. Điểm vào lệnh

119
1. Thông thường sau một con sóng tăng mạnh thì điểm hồi của giá sẽ rơi vào khoảng 38.2%
đến 61.8% là mức giá fibo chấp nhận được cho con sóng tăng tiếp theo. Vì vậy, chúng ta sẽ
sử dùng Fibonacci thoái lui ( retracement) để tìm điểm vào lệnh.
2. Khi BTC thoái lui về mức fibo 38.2% (xác nhận khả năng điều chỉnh của con sóng trước
đó) thì chúng ta sẽ bắt đầu chuẩn bị 1 trong 2 phương án sau.
Có 2 phương án để chúng ta vào lệnh.
- Phương án 1: Entry sẵn tại mức fibo 61.8%.
- Phương án 2: Chờ nến đảo chiều hoặc tín hiệu đảo chiều mô hình tại vùng 50% - 61.8%
của Fibonacci thoái lui.
(Hình kèm theo)
IV. Điểm chốt lời
Điểm chốt lời chúng ta sử dụng Fibonacci mở rộng (extension).
Điểm chốt lời tại mức Fibo 161.8%.
(Hình kèm theo)

P/S: Hệ thống chỉ dành riêng cho BTC.


Thân
Mr.Jack

120
Chọn điểm mua vào/Bán ra trong trade bằng kỹ thuật cơ bản (Bài 03).
Ở bài trước, tôi đã hướng dẫn các bạn về lý thuyết cũng như phương pháp quan trọng nhất
trong việc chọn điểm mua và bán, bạn cần đọc kỹ bài đọc lại một lần nữa trước khi đọc tiếp
bai này. (Link: https://www.facebook.com/hoaiphong1986/posts/380549852384956)
Sau khi xác định được chiến lược cho mình, cụ thể viện chọn điểm mua và bán cho ngắn hạn
sẽ phức tạp nhất và hướng dẫn dưới đây. (Dài hạn dễ hơn rất nhiều, được giá mới mua, được
giá mới bạn, chưa đạt thì chờ).
B1: Dự đoán xu thế chung của thị trường lúc đó, việc này để đảm bảo bạn đi xuôi theo thị
trường. Xác định được giá mình mua đang ở khoảng nào của xu hướng (đầu, giữa hay cuối)
để quyết định thời gian của lệnh: Trade dài, ngắn hạn hay lướt sóng. Xác định xu thế chung
này mới có thể tìm ra đc điểm bán ra.
Bước này bao gồm xem toàn thể thị trường cùng so sánh các Altcoin top lẫn nhau v.v
B2: Xem đồ thị kỹ thuật BTC để đảm bảo sự an toàn cũng như vị thế vào lệnh. Giả sử bạn
định mua LTC đi nữa, cũng cần xem đồ thị BTC để đảm bảo 02 việc: BTC có giảm đột ngột
không để quyết định vào lệnh. Trường hợp BTC giảm ngắn hạn ta sẽ canh đúng thời điểm đó
để mua để có giá tốt nhất, trường hợp BTC có thể giảm sâu tạm thời dừng vào lệnh. Nếu bạn
chỉ trade BTC/USD thì đơn giản hơn rất nhiều, vì chỉ phải xem 1 đồ thị.
B3: Xem tổng quan đồ thị trên Cryptowat.ch hoặc các gợi ý kèo trên tradingview.com để tìm
các kèo khả thi. Bằng cách lướt qua đồ thị tổng quan, bạn mới chọn được coin nào tiềm năng
và vào quan sát chart của nó. Các Pro trên tradingview cũng có thể là một kênh để lấy ý
tưởng.
B4: Phân tích lại dữ liệu từ các sơ đồ kỹ thuật của người khác hoặc dùng kinh nghiệm của
bản thân để quyết định có vào lệnh hay không. Đây chính là bước cụ thể và chi tiết nhất,
thực tế riêng 03 bước trên để hướng dẫn đã phải viết rất dài.
B3.1: Các bước cơ bản
A, Xem chart W1 để xem xu hướng dài hạn của coin trong tháng này. Cần nắm được rằng
trong tuần này, hôm nay coin đang di chuyển theo quá trình nào.
B, Xem chart D1 để xem điểm cao nhất và thấp nhất coin có thể đạt được trong ngày. Tiếp
tục nhìn mô hình của D1 để thấy coin đang nằm trong chu kỳ diễn biến nào.
C, Xem chart H1 để xem diễn biến của coin và dự đoán tăng/giảm, mức giá có thể đạt v.v và
chọn điểm mua vào và bán ra.
D, Đặt lệnh mua và bán ở mức khả thi và chờ khớp lệnh.
E, Điều chỉnh lệnh bán/mua theo diễn biến thị trường, khi hoàn thành ta quay lại bước B3
bên trên: Tìm kiếm con mồi.
B3.2: Các thông số cần sử dụng cơ bản

121
Để hoàn thành B3 bạn cần các kỹ thuật cơ bản dưới đây gọi chung là Quy luật. Quy luật là
dựa vào diễn biến trước đó của bản thân coin đó hoặc coin khác và suy luận ra diễn biến tiếp
theo, quy luật có thể nói gần giống mô hình.
A: Quy luật diễn biến giá theo các mô hình Cryptowat, cái này xem nhiều bạn sẽ nắm được
cách giá di chuyển. Khi nào sẽ có bài riêng biệt.
B: Quy luật của BB: Bao gồm việc khi nào BB mở xuống, mở lên, giá vượt BB trở về BB,
giá tiến về BB giữa và giá tiến từ BB dưới lên trên hay ngược lại. Các mô hình phát triển của
BB và diễn biến giá sau đó (Ví dụ bò theo BB trên, 3 - 4 nến xanh 1 đỏ, kết thúc tạm thời
bằng 3 cây cao hoặc 6 cây vừa phải v.v)
C: Quy luật của RSI: Cách RSI đi chéo dần lên, xuống giá sẽ diễn biến ra sao. RSI vượt 70
sẽ đạt 78 - 85 v.v, khi nào có W, M, khi nào RSI bò sát BB dưới liên tục v.v
D: Quy luật của MACD: Sử dụng đổ mở của MACD và độ cao của Histogram để ước tính
khoảng thời gian có đột biến giá. Quan sát khoảng tranh chấp của MACD để quyết định xu
hướng tại đó.
E: Kết hợp và xử lý thông tin: Xin lấy một ví dụ:
1, LTC sau khi tụt về giá < $85 đạt mức âm >10% (Tốt để quan tâm mua), đồ thị Cryptowat
cho thấy LTC có xu hướng tiến về ít nhất Neckline (Khoảng $98), như vậy ta đã tìm thấy cơ
hội có một kèo ngắn hạn.
Tiếp tục kiểm tra RSI ta có giá đã chạm khoảng 30 lần 02, tức mô hình RSI W sóng h1.
Kiểm tra BB ta có giá đã vượt khỏi BB bằng một nến có độ dài trung bình cao hơn các nến
trước đó, Histogram của MACD với độ cao rất thấp cho thấy giá khó có thể giảm sâu hơn.
Như vậy ta có 1 kèo với tính khả thi cao hơn khi mua tại điểm giá quá BB giữa lúc này, chốt
lời tại BB giữa hoặc BB gần BB trên. Thông thường khi RSI W ta sẽ có giá về gần BB trên.
Như vậy ta sẽ có 01 kèo: Mua LTC: $85 bán ra tại $95 - $98, điểm ra rất dễ dàng theo BB
hoặc Neckline.
Ví dụ này chính là cơ bản trong bắt kèo hồi (Mua 85 bán 95: 12%). Tiếp tục với LTC nhưng
là kèo tăng:
2, Tìm kiếm trên tradingview thấy 1 phân tích về LTC lên $120 và $150, đây là điều kiện rất
tốt. Tất nhiên không hẳn do người ta phân tích tốt, mà là 1 cơ sở để nó tăng. Bạn có thể
không theo kèo các Pro trên đó phân tích, nhưng đừng làm ngược lại (Short chẳng hạn).
3, Trực tiếp xem đồ thị D1 LTC và xác nhận việc tăng hoàn toàn có cơ sở. (MACD về
khoảng tranh chấp, cả BB giữa và BB trên vẫn hướng lên trên). Thời điểm này bạn vẫn chưa
mua nhé, bạn chỉ được mua khi có tín hiệu xác nhận.
4, Xem đồ thị H1 và chờ đợi cây nến mở BB với các yếu tố sau: Giá vượt rất mạnh khỏi BB,
Vol đủ lớn, RSI dốc và vượt khỏi 70. Có một trường phái là mua khi thấy triển vọng, trường

122
phái này chỉ làm đến bước thấy triển vọng tăng (B3 ở trên), họ sẽ mua vào. Cá nhân mình
chơi theo trường phái chắn chắn, tức là khi toàn bộ dấu hiệu xác nhận mới mua.
Sau khi LTC xác nhận tín hiệu tăng tại mức trên $100 sẽ là lúc để mua vào, điểm chốt lời
cho kèo này phục thuộc vào đà tăng lúc đó. Lại một lần nữa phải kết hợp mô hình BB, RSI,
MACD để chọn điểm ra. Về cơ bản điểm ra an toàn là điểm ra ở nến mà cột vol cao ngay
sau cột vol thứ nhất vừa đột biến.
Đếm số cột của Histogram ta sẽ ước lượng được thời điểm có giá cực đại trong ngắn hạn.
Histogram càng cao thì số cột sẽ trong khoảng 5 -6 trước khi đảo chiều, Histogram thấp ta sẽ
có số cột chia thành từng khoảng từ 6 -> 30.
Tại thời điểm có Histogram ước tính giá đạt cực đại để bán, tiếp tục quan sát RSI để xem đã
đạt cực đại khả thi chưa.
Cuối cùng là thống kê vol Buy/Sell để xem sự thay đổi xu hướng.
Như vậy đó là kiến thức cơ bản nhất để bạn chơi theo ngắn hạn. Theo chiến lược này ta sẽ có
mua LTC 100 bán khoảng $120 - > $123 (20%).
Bạn có thể thấy LTC tăng từ 85$ tới $155, tại sao không giữ một mạch? Để không đánh bạc
bạn cần các kỹ năng sau để giữ 1 lần:
A, Ngay khi LTC $85 bạn đã PT được nó sẽ tiến tới $15x.
B, Khi LTC đạt $95 bạn có thể nhìn ra mô hình tiếp theo của nó là sẽ lên trên 12x.
C, Khi LTC đạt $125 bạn có thể nhỉn rõ nó sẽ tăng tới $15x.
Như vậy tại rất cả các khoảng chốt lời, bạn cần dừng lại và quan sát diễn biến tiếp theo sau
khoảng giá này.Tức bản chất nếu chơi độc lập 3 kèo ngắn bạn phải bắt được cả 3, bất cứ khi
nào chưa nhìn ra diễn biến tiếp theo mà không chốt lời bạn sẽ trở thành đánh bạc.
Bạn có thể quan sát chart LTC H1 để học bài này. Về cơ bản mình nghĩ đa số sẽ hơi khó
hiểu, tuy vậy xin được tóm tắt bằng chữ: Quy luật lặp lại, và để có được những thứ này bạn
chỉ có cách quan sát và ghi nhớ. Mặc dù viết xong bài nhưng thấy thời điểm này viết bài này
vẫn chưa hợp lý. Chúng ta cần học từ đầu, nến là gì, macd, bb, rsi vol và các quy luật cơ bản.
Hai bài về RSI và Vol đã có và khá chi tiết bạn nên tìm đọc lại, tuy vậy MACD, Nến, BB
cũng như đồ thị Cryptowat và các mô hình H1 tôi chưa viết chi tiết vì nó quá dài và cần
nhiều ảnh. Tuy vậy lúc rảnh rỗi mong mọi người dành thời gian quan sát duy nhất BB, RSI,
MACD, Vol và sau đó so sánh giữa các coin, giữa các giai đoạn với nhau bạn sẽ rút ra rất
nhiều. Phía dưới comment các bạn có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào liên quan tới kinh nghiệm
các chỉ báo trên, tôi sẽ cố gắng trả lời.

Chọn điểm mua và bán trong trade (Bài 02, kỹ năng trade cơ bản)

123
Vị thế lệnh hay điểm mua vào/bán ra (Short) là thứ quan trọng bậc nhất đối với trader. Bạn
sẽ không bao giờ lâm vào cảnh phải đi chữa ung thư giai đoạn cuối hay phó mặc số phận khi
chọn vị thế đẹp, bởi lý do duy nhất là bạn đã thắng ngay từ khi xuất phát.
Hãy học hỏi 1 cách nghiêm túc và ghi nhớ, thậm chí in ra để đọc đi đọc lại nhiều lần.
01, Chọn chiến lược trước khi vào lệnh.
Có 3 chiến lược trong trade như sau:
A, Trade dài hạn: Mua ETC $10 bán $24. Theo chiến lược này rất tốt, an toàn, nhàn nhã và
tôi khuyên đại đa số các bạn nên đi theo nó. Chọn điểm mua và bán cho chiến lược này rất
đơn giản, bạn có thể tự làm mà không cần sự giúp đỡ của tôi hay bất kỳ ai: Xác định khoảng
giá có thể mua của ETC là dưới $14, và chỉ mua khi giá về dưới mức đó, chưa về thì chưa
mua, chia ra các mức $14 -> $8, càng xuống càng mua thêm. Đối với khoảng bán ta có: Xác
định khoảng bán của ETC là 21 tới 24, bạn chỉ bán khi giá đạt khoảng bán. Như vậy chiến
lược này là nhất định chỉ mua tại khoảng mua và bán ra tại khoảng bán, như bạn thấy trong
lịch sử ETC chỉ cần kiên nhẫn thì giá sẽ về cả khoảng mua lẫn bán. Tương tự cho ETH,
LTC, XMR, Zec, Dash, BCH đều có 1 vùng giá mà mua tại đó bạn không thể thua, thắng
ngay từ lúc mua.
B, Trade ngắn hạn: Trade ngắn hạn là bạn vào lệnh và đạt mục tiêu chốt lời trong khoảng 1 -
3 ngày. Thông thường trade ngắn hạn được áp dụng khi xu hướng dài không chắc chắn. Ví
dụ bạn phân tích rằng BTC sau khi tụt về $9000 thì tỷ lệ hồi lại $9800 - $1000 sẽ rất cao và
phù hợp kỹ thuật thì có thể mua vào. Tức là khi bạn quyết định mua vào, bạn phải có điểm
chốt lời cho nó. Thấp nhất phải là 8% thì mới quyết định vào lệnh. Vị trí vào lệnh cho
trường hợp này có 2 điểm:
+ Tại giá thấp nhất trong ngày để sẵn sàng cho xu hướng tăng tới mục tiêu.
+ Tại giá mà ngay tại đó xu hướng tăng bắt đầu rõ nét và ngay lập tức sau khi bạn mua.
Ví dụ về BTC gần đây mua theo trường hợp 1 ta sẽ mua quanh 8k8 -> 8k9 (Hoàn toàn đủ
thời gian do giá giảm về khá lâu), theo trường hợp 2 ta mua tại 9k2, tại đó giá xác nhận xu
hướng bật tăng lên ít nhất $9700.
Điểm mấu chốt xin được nhấn mạnh lại là điểm mua và điểm chốt lời phải khả thi trong
ngày. Ví dụ bạn chơi chiến lược dài hạn thì chọn giá khả thi dài hạn, nhưng bạn chơi trong
ngày thì phải chọn giá mà nó có thể giảm về (để mua vào) và giá có thể tăng tới ( để bán ra)
trong ngày hôm đó. Ví dụ bạn muốn chơi trong ngày nhưng lại đặt mua BTC $6000 khi nó
đang $11.000 là chiến lược không khả thi (trừ hú họa). Đối với bán, bạn đặt bán $20.000
nhưng lại muốn khớp lệnh trong ngày cũng không khả thi. Thị trường diễn biến liên tục, do
vậy ta sẽ phải điều chỉnh con số cho phù hợp mỗi ngày sao cho nó khả thi. Tuy vậy đừng
nhầm lẫn với trade kiểu cảm tính mức giá A, B, C là mua được rồi, hãy nhớ một mức giá sẽ
luôn chỉ phù hợp với một thời điểm. Trừ các mức giá theo chiến lược dài hạn bên trên.

124
Có một nhầm lẫn chết người khiến các trader mới đu đỉnh, mà sau này họ hay hối hận vì
không cắt lỗ. Trong trend tăng bạn mua LTC 80 bán 95, tức là 80 là đáy. Như vậy trader bị
cảm tính $80 là giá mua được, nhưng cần hiểu bạn đang chơi trong giai đoạn nào của thị
trường để có quết định.
Tóm tắt lại một lần nữa là chơi ngắn hạn là : Tìm điểm mua khả thi và thấp nhất sau đó bán
ra tại điểm bán khả thi, cao nhất trong thời gian ngắn.
C, Lướt sóng
Lướt sóng bản chất là trade một cách ngắn hơn nữa, ví dụ chọn điểm mua khả thi trong vài
tiếng và điểm bán khả thi sau 3 - 5 tiếng v.v. Vẫn như trên, giá mua phải là giá đẹp nhất mà
đã mua là thắng chứ không thể mua bừa bãi.
02, Sai lầm cơ bản khi chọn điểm mua và bán trong trade
Có rất nhiều sai lầm, bạn cần đọc để tránh nó ra:
A, Mua cho chiến lược dài hạn tại mức giá không tốt, không phù hợp với dài hạn. Ví dụ mua
Dash tại $800, ETH tại $500, LTC tại $100 để hold. Tức là giá chưa trở về khoảng mua hợp
lý bạn đã vội vã mua. Đừng lý luận rằng dài hạn nó tăng thì mua giờ cũng được, ngoài bạn
sẽ bị ép cho cắt lỗ sớm bạn sẽ thiệt hại rất nặng nề.
Bạn có $10k, bạn mua được 333 ETC giá $30 và quyết tâm chờ tới giá $100. Tôi cũng sử
dụng 10k$ đó và mua được $666 ETC tại giá $15, khi giá đạt mức $100 bạn sẽ có: 333*100
= 33.330$, ngược lại tôi có $66.600, vì đơn giản số coin của tôi nhiều hơn bạn nên lúc nào
tài sản của tôi cũng lớn hơn bạn. Do vậy phải tuyệt đối chờ đợi giá để mua vào cho dài hạn
sao cho: Số coin bạn mua được nhiều nhất, nhớ kỹ: Số coin bạn mua được tối đa nhất (BTC,
ETH, LTC v.v).
B, Chọn mức giá không đẹp (vị thế xấu) khi chơi ngắn hạn. Chỉ cần cảm tính là nó sắp tăng
là lao vào mua, không cần biết vị trí này nó có thể giảm thấp hơn rồi mới tăng hay không.
Thậm chí không có điểm chốt lời khả thi đã mua.
C, Lẫn lộn giữa chơi sóng, ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ ban đầu bạn định mua BTC $11.000
và bán $11.800 (ngắn hạn), tuy vậy giá không lên tới điểm bán của bạn, và bạn cứ chờ đợi
dù nó tụt về $11500, rồi sau đó là $10.000 bạn vẫn cứ chờ. Như vậy rõ ràng ban đầu bạn
định chơi ngắn hạn, nhưng sau đó lại chuyển sang dài hạn. Mà nếu dài hạn rõ ràng bạn lại sai
tiếp khi đó không phải giá mua dài hạn.
D: Quá tham lam và không dứt khoát. Do kỹ năng yếu bạn chọn được vị trí mua xấu, nhưng
lại mong muốn lời nhiều, điều đấy là bất khả thi với năng lực của bạn nếu chưa có kỹ năng
chọn vị thế. Nếu chọn vị thế xấu bạn buộc phải tìm cách biến nó thành vị thế đẹp để đem lại
sự chủ động cho mình (Chiến lược đi xe bus). Hoặc chốt lời, đó là quản trị rủi ro cần thiết.
Hãy nhớ kỹ: Ngắn ra ngắn, dài ra dài. Trước khi vào lệnh hãy tự hỏi lại bản thân: Giá này tốt
chưa, mua xong thì bán nhiêu, tỷ lệ khả thi như thế nào, có rủi ro gì chỗ này không. Thậm

125
chí ước tính xem tại giá mình mua trong ngày nó tụt tới đa tới đâu để kiểm soát xem mình có
thể lỗ tối đa ra sao.
03, Xác định con mồi
Đối với dài hạn như tôi đã nói khoảng mua/bán là thứ duy nhất và tuyệt vời nhất. Nó dễ và
đơn giản, tuy vậy lòng kiên nhẫn của bạn sẽ luôn bị thử thách trong cả việc đợi giá mua và
giá bán. Sẽ có lúc giá mua thoải mái, và bạn hết tiền, sẽ có lúc giá bán quá ngon còn bạn thì
bán rồi (Kiểm điểm lại xem nhé). Bạn có kiên nhẫn được đâu ^^.
Đối với ngắn hạn chỉ mua khi xác định thấy cơ hội: Dựa vào tổng quát xu hướng hoặc đồ thị
cụ thể mới quyết định. Tức là tìm các con mồi khả thi, sẵn sàn chọn vị trí và tới khi vào vị
thế đẹp nhất ta mới đưa ra con số cho thời điểm đó.
Có 3 con số cho bạn chia vốn:
A: Vào 1 phần vốn ở mức giá tỉ lệ khớp cao (nhưng vẫn phải đẹp), chỗ này để ít nhất có vé
lên tàu.
B: Phần vốn thứ 2 ở mức giá hợp lý và đẹp nhất.
C, Phần cuối nhỏ hơn tại mức giá không tưởng trong các hình huống đột biến.
Tùy vào tình hình thị trường, sự chắc chắn của xu hướng để thay đổi tỉ lệ A/B/C, nhưng B
luôn là vị trí có số tiền vào lớn nhất.
Kết: Hãy tập thói quen xác định điểm mua và điểm chốt lời cho mỗi lệnh. Đây là thói quen
quan trọng khiến bạn mua bán hợp lý và linh hoạt. Xác định rõ chơi ngắn hạn hay dài hạn và
thực hiện đúng theo nó, chốt lời là chốt lời, và không thì ít nhất bạn cũng nên áp dụng chiến
lược đi xe bus. Trước khi vào lệnh hãy nhớ lại một lần nữa: Giá đó đã đẹp chưa nhé, chưa
đẹp lập tức dừng tâm lý lỡ tàu và chờ đợi.
Hãy học thuộc lòng lý thuyết này, nhớ thật kỹ, ở bài sau tôi sẽ hướng dẫn sử dụng BB,
MACD và RSI, nến và Vol để chọn vị trí.
(P/s: Đánh bạc không chỉ dựa vào may mắn, đánh bạc cần cái đầu - Long Tứ)

126
KỸ THUẬT KÉO STOP LOSS (ĐIỂM DỪNG LỖ)
1. Cơ sở
Dựa trên xu hướng tăng ta có Đỉnh - Đỉnh cao hơn và Đáy - đáy cao hơn. Khi một Altcoin
phá đáy trước nghĩa là xu hướng hiện tại bị bẻ bãy và có thể đảo chiều hướng đi hiện tại.
2. Kỹ thuật kéo Stop loss
Sau khi một coin tạo đỉnh thì chúng ta kéo Stop loss (điểm dừng lỗ) lên đáy mới tạo gần
nhất. Cứ liên tục làm như vậy cho đến khi coin đó quay về dính điểm dừng lỗ.
3. Chọn điểm dừng lỗ
Chúng ta chọn điểm dừng lỗ dưới đáy gần nhất. Ví dụ: Đáy gần nhất của BTC là 10.000$ thì
chúng ta chọn Stop loss quanh 9990$ đến 9999$.
Thân
Mr.Jack

127
Tip trade sóng hồi trend giảm

2 cây vol cao, thì cây đầu bắt đầu cao hẳn, cây sau cao hơn, chốt tại cây sau, cả mua và bán
khi có 1 cột vol rất cao
là lúc cần quan sát
chưa có cứ đợi
sóng mạnh (% to rồi)
sẽ kết thúc bởi ít nhất 1 cột vol to

có quy tắc 4 nến và 6 nến


quan sát tiếp RSI, RSI gần 30 rồi mà cột vol đã cực cao
thì là k sâu quá đc nữa

đo nến như sau

128
ngay khi giá hồi về tạo highest cho nến (vượt hoặc bằng BB trên)
đo chiều cao cây trước đó, lấy highest trừ đi
các thầy quan sát sẽ thấy
chiều cao nến 4 đỏ sóng đêm qua (10/12/2017)
và 4 đỏ sóng hnay
2 nến cuối
có chiều cao tương tự
ví dụ cây số 3: 14516 -> 13673
lệch $843
như vậy Highest cây kia là: 14088 – 843
ra đc 13245
như vậy sẽ được khoảng mua tạm
rồi bắt đầu dịch số

đây chính là chữ W được tạo ra


sóng A là nửa đầu tụt nhẹ hồi BB giữa

129
Sóng B tụt sâu hồi BB trên
cùng quan sát sóng up zic zắc
1 2 3 4 sẽ thấy
vì là tụt đủ mạnh
nên sẽ luôn có rung lắc
ng chơi kinh nghiệm luôn mua ở cây số 2, bán ở cây số 3 mua lại ở cây số 4, cây số 4 chính
là cây giá về đúng bb dưới
kèo hồi giời đi nữa
sau 1 cây up sẽ có 1 cây về BB dưới
r đi đâu đi, đó là cây lắc hết cá con
ai lỡ kèo sau khi có cây số 3
lập tức canh mua ở cây số 4
ai non sẽ đu theo ở cây số 3
cắt lỗ tại cây số 4
ai liều thì đu cây số 3 và giữ nguyên

130
mời các thầy xem về mô hình sóng hồi hnay
ảnh đó, double bottom, gọi là W cho nó sang trọng
1: Giá down khá khá lần đầu, non tay sẽ mua chỗ này =))
sau đó giá lên thật
nhưng mấy ông non tay toàn target đỉnh cũ
thường khoảnh khắc này nó sẽ rất nhanh
sau đó vừa xanh thấy đỏ rồi
xanh là lúc lên 2
ai non còn đu tại 2
lúc này mới sấp mặt thật sự về 3
người mua tại 1 2 và cao nữa hoảng sợ bán ra
sau đó ai đủ nhanh sẽ bán và mua lại ở 4 =))
mấy ông sóng non bán xong sẽ k biết mua ở 4
4 chính là cơ hội còn lại khi lỡ 3
luôn có 1 cơ hội
zic zắc giữa 4 và 5 chính là đoạn lừa bán tiếp
5 là đoạn xác nhận đảo chiều
6 là cơ hội còn lại cho mua 3 thoát ra
6 -> 7 nó thường có zic zắc nữa
về đáy 7 và 3
có 2 quy tắc
3> 7 hoặc 7> 3
tuy vậy mua bằng 3 là giá chắc chắn thắng
ta chia vốn như sau: 1 phần lên tàu tại giá 3
1 phần nữa tại giá dưới 3

131
phần giá 3 để phòng giá chỉ về sát đáy cũ
gần 10 giá sẽ quay đầu hoặc vượt 10 và quay đầu
sau đó có thể đi tiếp lên 11
thành up luôn
hoặc đi ngang
tại sao từ 3 ko thể lên dc trên neckline?

mời các thầy xem ảnh


nếu vượt ngay
nó ra cái này ah?
các thầy xem cryptowat
đã bao h thấy cái này chưa
bằng cách đo khoảng cách từ đường neckline
khi đã quá xa
thì k thể vọt như vậy đc
nhưng từ 1

132
thì lại đc
vì 1 nó tụt quá nhẹ
nó sẽ vọt đc
BTC rsi mà lên
là sẽ lên bèo nhèo gần 70
chứ k phải hạn lom dom
5-6 sát neck line hơn 1
ah có nói k vượt đâu
mà tôi chỉ nói ít nhất tới đó
ah để tôi vẽ 1 kiểu chart giảm nữa

mô hình 1 là 1 đi k trở về
mô hình 2 là chữ U
cả 2 mô hình đều rất dễ chơi
đủ thời gian thì mua
sóng mạnh ta sẽ có W như btc hôm nay
sóng yếu ta sẽ có đường chéo thoải

133
tằm ăn dâu đó
nhưng vẫn có thời điểm mua
sóng ép ta sẽ có chữ U
sóng vs cường độ đủ lớn mới có tác dụng nha
còn k thì thấy chênh lệch 1 - 3% khỏi xem

134
nếu bt up thì cây số 3 hay là cây xanh
vì có cây đỏ kia lừa đủ r
nhìn lowest cây 3 đi
thấp hơn lowest cây 2
nên cây 4 giá sẽ về BB tức 12k9 lúc đó

Đo ngang tìm đỉnh cũ

135
PHƯƠNG PHÁP LƯỚT SÓNG 1 – 2 - 3
Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong thị trường tài chính đặc biệt trong thị trường
forex và chứng khoán. Vì vậy, hôm nay tôi trình bày phương pháp này cho các bạn trong
group có thể sử dụng để tự giao dịch.
1. Xác định xu hướng.
Việc xác định được xu hướng là vô cùng quan trọng. Các bạn có thể xác định xu hướng bang
Trendline hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác. Đặc biệt, xác định xu hướng cơ bản nhất vẫn là:
Đỉnh – đỉnh cao hơn và đáy-đáy cao hơn.
2. Xác định mức kháng cự
Sử dụng bài học tôi đã cung cấp trong group để tìm mức kháng cự.
3. Xác nhận Breakout hay False Break
Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như MACD, Trendline và Vol để xác nhận break thật sự hay
chỉ là False break.
4. Chốt lời
Sử dụng chiều cao H hoặc Fibonacci mở rộng để tìm điểm chốt lời. Bài Fibonacci tôi đã
trình bày trong group.
5. Chi tiết phương pháp:
- Sau khi chọn xác nhận xu hướng tăng. Chúng ta sẽ chờ sóng điều chỉnh xong và break
kháng cự để vào lệnh.
- Yêu cầu kiểm tra bằng các chỉ báo kỹ thuật và Vol để xác nhận true break hay false break.
- Điểm dừng lỗ dưới đáy của sóng điều chỉnh.
- Điểm chốt lời bằng chiều cao H từ điểm 1 đến điểm 2 hoặc các bạn có thể sử dụng
Fibonacci mở rộng tôi đã trình bày trong group.

136

You might also like