You are on page 1of 4

Chương 3,Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự

chuẩn bị về mặt tổ chức


3.1,Sự thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và
công tác đào tạo cán bộ
3.1.1. Sự thành lập Hôi Việt Nam cách mạng thanh niên
Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh
niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự
ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trong nước, làm cho
khuynh hướng cứu nước giải phóng dân tộc theo con đường cách mệnh của
Nguyễn ái Quốc ngày càng chiếm ưu thế.
Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương
"Vô sản hóa", đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền
trong nước, cùng sống và làm việc với công nhân, đồng thời cũng là phương
thức truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tổ chức và lãnh đạo quần chúng
đấu tranh . Lập trường giải phóng dân tộc đúng đắn của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên đã thắng lập trường giải phóng dân tộc tư sản. Nó đã giáo
dục, giác ngộ nhiều người yêu nước chân chính theo con đường cách mạng
Hồ Chí Minh, đào tạo và rèn luyện họ thành những chiến sĩ cách mạng trung
thành làm nòng cốt cho việc thành lập đảng cộng sản

3.1.2 Công tác đào tạo cán bộ - truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê -nin
Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại
Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau các
khoá học một số được chọn đi học ở trường Đại học Phương Đông của Quốc
tế Cộng sản, một số được cử đi học trường quân sự Hoàng Phố, còn phần
lớn trở về nước để "truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, và tổ chức nhân
dân".
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn ái Quốc cho các lớp đào
tạo cán bộ tại Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức xuất bản thành sách với tên gọi là Đường kách mệnh. Trong tác
phẩm này, Nguyễn ái Quốc vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến
lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước gắn liền với việc xây
dựng các tổ chức cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở nhiều
trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng. Số hội viên của Hội tăng nhanh. Năm
1928, có 300 hội viên, năm 1929, có 1.700 hội viên. Tổ chức công hội cũng
đã được xây dựng trong nhiều nhà máy, hầm mỏ. Một số đảng viên tiên tiến
trong Tân Việt cũng ngả theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nhiều
người đã trở thành hội viên của Hội. Việc truyền bá lý luận giải phóng dân
tộc và tổ chức, vận động nhân dân đấu tranh đã dấy lên một phong trào dân
tộc dân chủ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào công
nhân.

3.2 ,Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam


3.2.1 ,Sự ra đời liên tiếp của các Đảng Cộng Sản -tiền thân của
Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam đã phát triển mạnh mẽ, là tiền đề hình thành nên các tổ chức cộng sản
ở Việt Nam.
Ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ
chức cơ sở ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng
sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, quyết định xuất bản báo Búa liềm
và cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.
Theo đó ,một số hội viên giác ngộ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên hoạt động ở Trung Quốc được tổ chức thành một chi bộ với
danh nghĩa chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng. Một số chi bộ cộng sản lần
lượt thành lập ở Nam Kỳ. Theo Hồng Thế Công, An Nam Cộng sản Đảng ra
đời vào tháng 8 năm 1929 và khoảng tháng 11-1929.
Tuy hai tổ chức cộng sản trên hoạt động riêng rẽ, thậm chí còn công
kích lẫn nhau, song từ sự ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến sự
xuất hiện các tổ chức cộng sản là một xu thế phát triển khách quan của
phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng (6-1929) và An Nam cộng
sản Đảng (8-1929) tác động mạnh mẽ đến sự phân hoá trong Tân Việt,
những đảng viên tiên tiến đã tách ra thành lập các chi bộ cộng sản- Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930).
Chỉ trong bốn tháng ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời, điều đó
chứng tỏ xu thế thành lập đảng cộng sản đã trở thành tất yếu của phong
trào dân tộc ở Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây
dựng cơ sở ở nhiều địa phương trong cả nước và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo
cuộc đấu tranh của quần chúng.

3.2.2 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời


Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi
phải có sự lãnh đạo của một đảng cộng sản thống nhất. Sự tồn tại và hoạt
động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh của
phong trào cách mạng bị phân tán.
Lúc đó Nguyễn ái Quốc đang ở Xiêm tìm đường về nước thì nhận được
tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt, "những người cộng sản
chia thành nhiều phái", Nguyễn ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng (Trung
Quốc). "Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương",
Người chủ động triệu tập "đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam)"
và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930. Sau này, Đại hội toàn quốc lần thứ III
của Đảng (1960) căn cứ vào những tài liệu hiện có, đã ra Nghị quyết về ngày
thành lập Đảng, trong đó ghi rõ: "lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm
ngày kỷ niệm thành lập Đảng"1 .
Hội nghị hoàn toàn nhất trí, tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông
Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất,
lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Nhân dịp thành
lập Đảng, Nguyễn ái Quốc viết Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính,
học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để
đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và tư sản phản cách mạng "làm
cho nước An Nam được độc lập"3 .
Hội nghị cũng vạch kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong
nước và thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Sau Hội nghị hợp
nhất, ngày 8-2-1930 các đại biểu về nước thực hiện kế hoạch hợp nhất các
cơ sở đảng ở trong nước. Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời họp và ra Quyết
nghị chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản
Việt Nam.

You might also like