You are on page 1of 34

Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

LỜI MỞ ĐẦU

“ Lập dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003” là một cuộc thi rất
thiết thực và bổ ích cho sinh viên Việt Nam. Đây là cơ hội để sinh viên thể hiện
những ý tưởng và biến ý tưởng thành sự thật. Hơn thế nữa cuộc thi là dịp để sinh
viên áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm học được vào thực tế. Chúng tôi
đánh giá rất cao cuộc thi “Lập dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003”.
Cuộc thi của trí tuệ.

Đã từ lâu, chúng tôi: Nguyễn Mạnh Hùng và Vũ Huy Hoàng có ham muốn,
khao khát làm kinh doanh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trườn2. Hoạt động
kinh doanh mà chúns tôi muốn hướng tới là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ với
mục đích: Hoạt động kinh doanh phải đem lại phúc lợi cho xã hội, góp phần nâng
cao sức khoẻ cho nhiều người. Hoạt động kinh doanh có lãi, ít nhất đủ để đảm bảo
trang trải cho sinh sống hàng ngày và giúp đỡ của gia đình trong chi phí học tập
của bản thân, bởi cả hai đều xuất thân từ nông thôn ra Hà Nội học đại học. Hơn
thế nữa đối với chúng tôi hoạt động kinh doanh là bước đầu ứns dụng lý thuyết
vào thực tiễn và tự khẳng định bản thân.

Hưởng ứng cuộc thi “ Lập dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam
2003”. Chúng tôi đã quyết định triển khai xây dựng và thực hiện dự án “Rau
Xanh”. Dự án “Rau Xanh” sẽ 1Ĩ1Ở một của hàng chuyên bán các loại rau sạch
nhằm mục đích cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau sạch có chất lượng
cao với chất lượng phục vụ cao nhất trên tinh thần tất cả vì khách hàng, vì sức
khoẻ người tiêu dùng. Nhiều người nghĩ rằng, mở một cửa hàng rau sạch thật là
đơn giản ai cũng có thể làm được. Nhưng thực tế thật không đơn giản chút nào
bởi điều khó khăn nhất là làm thế nào để người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng
rau là sạch. Cửa hàng “Rau Xanh” biết cách làm thế nào để khách hàng biết và tin
rau bán là rau sạch. Chúng tôi sẽ tập trung vào việc tạo dựng niềm tin chất lượng,
làm cho khách hàng an tâm và tin dùng sản phẩm rau của cửa hàng. Trên cơ sở
hình ảnh" Rau Xanh" đã tạo dựng được chúng tôi còn muốn và sẽ thành lập một
hệ thống các cửa hàng rau sạch trên khắp địa bàn Hà Nội để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu rau sạch của nhân dân thủ đô.

Chúng tôi mong muốn và hy vọng nhận được sự quan tâm, đánh giá và
giúp đỡ của Ban Tổ Chức cuộc thi. Để khi đi vào hoạt động dự án gặt hái được
nhiều thành công.
I. TÊN Dự ÁN VÀ Ý TƢỞNG KINH DOANH.

Trong muc này chúng tôi tập trung vào trình bày cơ sở của dư án “Rau
Xanh”.

1. Mục đích, động cơ kinh doanh

* Mục đích: Là mang lại thu nhập đế trang trải cho học hành, mang lại kinh
nghiệm và sự giàu có cho bản thân trong tương lai. Đồng thời góp phần nâng cao

Đại học Kinh tế Quốc dân 2


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

sức khoẻ người tiêu dùng.


* Động cơ kinh doanh: Hiện nay chúng tôi đang là sinh viên năm cuối,
chúng tôi khao khát được đem kiến thức học tập áp dụng vào thực tế kinh doanh.
2. Ý tƣởng kinh doanh.

Chúng tôi đã sống và học đại học ở Hà Nội được ba năm. Trong thời gian
đó chúng tôi đã chứns kiến rất nhiều người trong đó có cả bạn bè thân phải vào
bệnh viện cấp cứu, sức khoẻ bị tổn hại rất nhiều do ngộ độc ăn phải rau không
sạch, có hàm lượne độc tố cao. Báo chí đã nhiều lần cảnh báo người tiêu dùng
chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có việc mua và dùng rau. Từ
thực tế đó chúng tôi nảy sinh ý tưởng: Muốn cung cấp rau sạch cho nsười tiêu
dùng ở Hà Nội, tạo cho nsười tiêu dùng sự an tâm về sức khoẻ khi dùng rau sạch
của chúng tôi.
3. Lĩnh vực và sản phẩm dịch vụ kinh doanh.

Để cung cấp nguồn rau sạch cho người tiêu dùng có nhiều cách:
Trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất rau sạch, sau đó bán ra thị trường.
Phương án này đối với chúng tôi hiện là vượt quá khả năng bởi nó quá phức tạp,
đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên môn và vốn lớn.

Mở đại lý và trở thành cơ sở bán rau sạch cho các tổ chức sản xuất rau sạch
như các Hợp Tác Xã sản xuất rau sạch.

Đối với phương án này, chúng tôi không có được sự tự chủ, phải chịu sự
quản lý chi phối của các tổ chức sản xuất rau sạch. Chúng tôi muốn tự mình độc
lập kinh doanh và toàn quyền quyết định về các hoạt động kinh doanh của mình.

- Tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh: Nhập rau sạch từ nơi sản xuất rau
sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là hoạt động kinh doanh dịch vụ
phù hợp với chúng tôi và được chúng tôi lựa chọn. Với sự lựa chọn này chúng tôi
hoàn toàn tự chủ, không chịu sự kiểm soát, chi phối, lệ thuộc vào nơi sản xuất rau
sạch và thuận lợi cho kế hoạch phát triển trong tương lai: Thiết lập mạng lưới các
cửa hàng bán rau sạch trên cơ sở hình ảnh cửa hàng đã tạo dựng được.

Như vậy lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi là: Kinh doanh dịch vụ với sản
phẩm là các loại rau sạch bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Trên thực
tế có rất nhiều cơ hội kinh doanh để chúng tôi lựa chọn, song chúng tôi quyết định
chọn hình thức kinh doanh bán rau sạch vì hoạt động kinh này có cơ hội thành
công lớn cho chúng tôi. Ý tưởng nảy sinh chỉ là sự khởi đầu, việc chúng tôi quyết
định sự lựa chọn này là hoàn toàn xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan.

Yêú tố khách quan


Hiện nay các loại rau không hợp vệ sinh, không được kiểm soát, quản lý về
chất lượng được bày bán, trôi nổi trên thị trường. Việc phân biệt rau sạch và

Đại học Kinh tế Quốc dân 3


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

không sạch bằng mắt thường là rất khó khăn, điều này gây lo lắng, không an tâm
đối với người mua rau về sức khoẻ của mình.

Đời sốne nhân dân thủ đô ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí ngày
càng tăng lên, người dân có điều kiện quan tâm tới sức khoẻ nhiều hơn mà rau là
món ăn hàng ngày vì thế người dân rất chú trọng quan tâm tới sử dụng rau sạch
cho bữa ăn gia đình mình.

Trên thị trường đã có bán rau sạch, nhưng rau sạch được bán chưa thực sự
tạo được sự tin tưởng hay đúng hơn chưa làm cho người tiêu dùng biết, tin rằng
rau mình mua là rau sạch.

Cầu rau sạch là rất lớn, cuns rau sạch chưa đáp ứng được cầu, đây là lỗ
hổne 1'ất lớn của thị trường, là cơ sở quan trọng của việc hình thành dự án (Phần
này được làm rõ ở phần phân tích thị trường)

Yêú tố chủ quan


Đây là những yếu tố hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của chúng tôi:
Chúng tôi đã tìm hiểu và có được các nơi cung ứng rau sạch cho cửa hàng:
Hợp tác xã sản xuất tiêu thụ rau an toàn Ba Chữ ở thôn Ba Chữ xã Vân Nội- Đông
Anh- Hà Nội, Hợp tác xã nông nghiệp rau an toàn Lĩnh Nam ở xóm 10 Lĩnh Nam
Bản thân chúng tôi có những am hiểu nhất định về sản phẩm rau: Chúng
tôi sinh ra và lớn lcn ở nông thôn, thường xuycn và tiếp xúc với các loại rau, đặc
điểm, tính chất, chủne loại, cách bảo quản, sự phụ thuộc của rau vào yếu tố thời
vụ... Đây là yếu tố thuận lợi trong việc kinh doanh các mặt hàng rau.
Về huy động vốn cho kinh doanh chúng tôi có được sự giúp đỡ từ phía gia
đình và bạn bè.
Về dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Anh Neuyễn Mạnh Hùng có bạn thân
hiện đang học Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội chuyên khoa Y Học Cổ Truyền,
họ sẽ tư vấn giúp đỡ chúng tôi trong việc tìm hiểu công dụng các loại rau, các bài
thuốc dân gian liên quan đến rau trong các món ăn gia đình để chúng tôi giới
thiệu, tư vấn cho khách hàng. Đây là sự khác biệt rất lớn của dự án so với các đối
thủ cạnh tranh và chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.

Được đào tạo kiến thức về kinh doanh nên chúng tôi có đủ khả năng để lập
kế hoạch kinh doanh, tiến hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả chứ
khôns phải “ ảo tưởng”.
Chúng tôi là những người có sức khoẻ tốt, có sự tự tin, có kinh nghiệm về
quản lý, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường.
Kinh doanh rau sạch không đòi hỏi quá phức tạp về kiến thức kỹ thuật
chuyên môn. Đồng thời không đòi hỏi vốn qúa lớn, nên rất phù hợp với chúng tôi.

Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án là chúng tôi đã

Đại học Kinh tế Quốc dân 4


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

nắm bắt được nhu cầu khách hàng và biết được cách làm cho khách hàng tin
tưởng vào chất lượng rau sạch của dự án.

Nhận xét đánh giá :

Qua phân tích chúng tôi tlỉấy rằng việc thực hiện dự án là rất phù hợp với
tình hình khả năng hiện có của mình, đảm bảo cho sự thành công của dự án.

4. Mô hình doanh nghiệp sẽ thành lập.

Có nhiều loại hình doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh dịch vụ bán rau
sạch như công ty TNHH, DNTN ... Nhưng chúng tôi quyết định chọn mô hình Hộ
Kinh Doanh Cá Thể với hình thức cửa hàng chuyên bán các rau sạch với tên gọi
của là cửa hàng “ Rau Xanh”.
Đây là mô hình phù hợp nhất với điều kiện hiện nay của chúng tôi với
những lý do sau:

Thủ tục đăng ký, thành lập đơn giản dễ dàng.

Tổ chức, quản lý đơn giản phù hợp với 2 thành viên, hiện đang là sinh viên
chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý hơn nữa lại vừa học vừa làm.
Vốn đầu tư bỏ ra ít, thu hồi vốn nhanh.
Được nhiều ưu đãi của nhà nước: về điều kiện kinh doanh, về các loại
thuế.
Dễ dàng chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp khác cho phương án
kinh doanh trong tương lai.
5. Địa điểm bô trí dự án:
Thị trường của dự án “ Rau Xanh” là khu vực địa lý và dân cư của 4 phố
Vương Thừa Vũ, Nguyễn Ngọc Nại, Tô Vĩnh Diện và Hoàng Văn Thái. Cửa hàng
“ Rau Xanh” nằm trong khu vực thị trường của dự án gần giao điểm của 3 phố
Vương Thừa Vũ, Nguyễn Ngọc Nại, Tô Vĩnh Diện. Chúng tôi lựa chọn địa điểm
này vì:
Anh Nguyễn Mạnh Hùng đã sốna và học tập trong khu vực thị trường này
được ba năm nên khá am hiểu về khu vực này. Đây là khu vực đông dân cư có
khoảng 1000 hộ gia đình sinh sốns, dân cư có thu nhập khá, trình độ dân trí cao
đa phần là cán bộ công chức. Đặc biệt phố Vương Thừa Vũ là khu sinh sống của
cán bộ phục vụ trong quân đội, nên người dân rất quan tâm tới vấn đề sức khoẻ,
ăn uống.

Địa điểm cửa hàng ở trên phố Vương Thừa Vũ rất thuận tiện. Vị trí cửă
hàng nằm ở trên phố Vương Thừa Vũ gần giao điểm của ba phố: Vương Thừa
Vũ, Nguyễn Ngọc Nại và Tô Vĩnh Diện. Đây là vị trí trung tâm của thị trường,
nơi xa nhất cách cửa hàng 2,5 km, hơn nữa cửa hàng gần chợ bán thực phẩm, vì
vậy rất thuận lợi với người đi chợ trong việc mua sắm cho bữa ăn hàng ngày. Lợi
thế từ vị trí đem lại sẽ giúp cho cửa hàng được nhiều khách hàng biết đến và tiện

Đại học Kinh tế Quốc dân 5


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

lợi cho người mua rau.


Tổng diện tích của cửa hàng là 38m2 (4x9,5m), ở tầng 1 của toà nhà 3 tầng,
với giá thuê là 2,5 triệu đồng/ tháng, khung cảnh của cửa hàng rất thông thoáng
và rộng rãi. Điều này cho phép cửa hàng tận dụng thuận lợi của vị trí, của địa
điểm thuê để sắp xếp, bài trí được nhiều các loại rau và đáp ứng được nhu cầu rau
sạch tăng lên khi dự án đi vào hoạt động mà không cần phải chuyển địa điểm kinh
doanh mới.

Nhận xét đánh giá :


Đây là thị trường và địa điểm rất thuận lợi cho cửa hàng thành công khi đi vào
hoạt động.
(Sơ đồ về thị trường và địa điểm cửa hàng ở phụ lục 3)
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG.
1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô
Môi trường vĩ mô (kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính sách) có ảnh hưởng
rất quan trọng tới dự án. Trons điều kiện hiện nay, môi trường vĩ mô rất thuận lợi
cho dự án.
Môi trường kinh tế
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển. Kinh tế tăng trưởng
nhanh và ổn định, mức sống của nhân dân không ngùng được nâng cao đặc biệt là
ở thủ đô Hà Nội. Người dân bắt đầu có nhiều điều kiện để quan tâm tới sức khoẻ
của mình nhiều hơn trong đó có tiêu dùng rau sạch. Hiện nay nhu cầu rau sạch là
rất lớn, đối với phần lớn các hộ gia đình tỷ lệ chi tiêu cho tiêu dùng rau chiếm tỷ
lệ rất nhỏ trong thu nhập, nhu cầu có khả năng thanh toán về rau sạch là rất lớn.
Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tiêu thụ rau sạch của cửa hàng, đem lại cơ hội
thành công lớn của dự án.
Môi trường tự nhiên
Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho
trồng các loại rau, quả với số lượng lớn, đa dạng và ổn định. Các loại rau quả có
quanh năm và rất đặc trưng theo mùa. Điều này rất thuận lợi cho cửa hàng cung
cấp được nhiều loại rau đa dạng và ổn định, hoạt động kinh doanh được diễn ra
liên tục và thuận lợi khi 1Ĩ1Ở rộng qui mô cửa hàng.

Môi truờng công nghệ


Ngày nay khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học đang rất phát
triển. Sự tiến bộ của khoa học ứng dụng trong nông nghiệp sẽ cho phép tạo ra
nhiều loại giống, cây rau mới có chất lượng tốt, qui trình, kỹ thuật sản xuất rau
tiến bộ sẽ nâng cao chất lượng các loại rau và ít phụ thuộc vào thời tiết hon. Kỹ
thuật trồng rau sạch được phổ biến rộng rãi hơn sẽ xuất hiện nhiều nơi, nhiều nhà
cung ứng sản xuất rau sạch hơn. Điều này tạo thuận lợi cho dự án trong việc giảm
bớt sức ép và lệ thuộc vào nhà cung ứng và có nhiều cơ hội lựa chọn nơi cung ứng
hơn.
Rau thường, rau không vệ sinh là sản phẩm thay thế của rau sạch. Sự tiến

Đại học Kinh tế Quốc dân 6


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

bộ của khoa học công nghệ sẽ cho phép kiểm tra chất lượng rau, phân biệt rau
sạch và không sạch được rễ ràng và nhanh tróng hơn. Người tiêu dùng rễ dàng
nhận biết được rau không sạch và tin dùng rau sạch hơn. Hơn thế nữa các cơ quan
nhà nước sẽ rễ ràng hơn trong việc quản lý chất lượng rau trên thị trường, loại bỏ
rau không sạch được rễ ràng. Đối với cửa hàng " " Rau Xanh" có thẻ tự kiểm tra
được chất lượng rau từ phía nhà cung ứng.
Môi trường chính sách Nhà nước đang rất khuyến khích và có nhiều hỗ trợ
cho kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thành lập và phát triển.
Chúng tôi mở cửa hàng kinh doanh bán rau sạch dưới hình thức hộ kinh doanh cá
thể chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của xã hội, hoạt động kinh doanh sẽ được
tiến hành thuận lợi.
Nhận xét đánh giá:

Môi trường vĩ mô đem đến những cơ hội, thời cơ thuận lợi cho dự án

2. Phân tích cầu thị trƣờng :


Đê nắm rõ nhu cầu của khách hàng về rau sạch, chúng tôi đã tiến hành điều
tra nhu cầu của khách hàng bằng phiếu điều tra. Đối tượng được điều tra là cá
nhân, những người nội chợ chính trong các sia đình. Để đảm bảo tạo cho người
được điều tra trả lời các câu hỏi được thoải mái, thuận tiện nhất và khai thác được
nhiều thông tin nhất, chúng tôi chọn hình thức điều tra phỏng vấn trực tiếp và ghi
ngay vào phiếu điều tra. Quá trình điều tra được tiến hành hai đợt:
Đợt I : Điều tra thử 100 người nhằm mục đích, thăm dò điều chỉnh, bổ xung,
hoàn thiện nội dung câu hỏi cho lần điều tra chính thức. Trong đọt I này, chúng
tôi nhận thấy cầu về rau sạch là rất lớn song điều đáng quan tâm nhất là người tiêu
dùng chưa tin rau bán ở các cửa hàng rau sạch là rau sạch. Chính vì vậy, trong đợt
II điều tra chính thức, chúng tôi đã bổ xung câu hỏi mang tính quyết định cho sự
thành công của dự án (câu hỏi số 5 của bảng điều tra : "Điều gì làm cho Ông (bà)
tin rằng rau bán ở cửa hàng rau là rau sạch?").
Đợt II : Ngày 6/7/2003, đợt điều tra chính thức, chúng tôi đã tiến hành điều
tra trên các phố : Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại và Tô
Vĩnh Diện.
Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu ( Mẫu phiếu ở phụ lục 2).
Số phiếu khai thác được là 273 phiếu.
Số phiếu không khai thác được là 27 phiếu.
27 phiếu này do đang trực tiếp phỏng vấn thì người được phỏng vấn vội việc
và từ chối phỏng vấn tiếp nên trên phiếu điều tra không đầy đủ thông tin nhận
được. Trong phiếu điều tra các câu hỏi 1, 4, 5 dành cho cả những người được hỏi,
riêng câu hỏi 2 chỉ dành cho người biết có cửa hàng rau sạch, câu 3 chỉ dành cho
nsười khôns biết.
Kết quả của cuộc điều tra đã cung cấp cho dự án những thông tin hết sức quan
trọng trong đánh giá cầu về rau sạch và nắm bắt nhiều thông tin của đối thủ cạnh
tranh dưới con mắt của khách hàng.
Kết quả của cuộc điều tra như sau :
- Với câu hỏi đầu tiên : Ông (bà) có biết cửa hàng bán rau sạch nào trên phố

Đại học Kinh tế Quốc dân 7


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

Vương Thừa Vũ, Hoàne Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Tô Vĩnh Diện? Có 112
người không biết chiếm 41,03% . Biết: 116 người chiếm 58.97%

- Trong số những người biết (161 người) có cửa hàng bán rau sạch trong khu
vực thị trường thì có tới 78,2% (tức 126 người) thường xuyên mua rau tại các cửa
hàng này. Song điều đáng quan tâm là đại bộ phận người mua rau ở đây là vì họ
cho rằng : có hai nơi mua rau ở chợ gần nhà và ở cửa hàng rau sạch thì mua rau ở
cửa hàng rau sạch dù sao cũng được yên tâm hơn so với mua rau ở chợ.
Mức độ tin tưởng về chất lượns vệ sinh của rau khi mua rau ở cửa hàng rau sạch
trons khu vực thị trườns thì có tới 87% (110 người) không tin tưởng lắm. Điều
này chủ yếu là do thông tin ghi trên bao gói không bảo đảm, không đủ sức thuyết
phục rằns đó là rau sạch và cửa hàng vẫn có thẻ trộn rau sạch với rau không sạch
mà người tiêu dùng khó có thể phát hiện được. Đây là điểm yếu lớn nhất của các
cửa hàng rau sạch trong việc tạo sự tin tưởns về chất lượng rau xét trên quan điểm
người tiêu dùng.

- Trong số những người biết cửa hàng bán rau sạch có 21,8% không mua rau
thường xuyên tại các cửa hàng đó với lí do nhiều nhất cho rằng : Không tin tưởng
rau bán là rau sạch, thông tin ghi trên bao gói và biển hiệu cửa hàng chỉ là hình
thức, trong đó có 78,5% mua rau ở chợ gần nhà vì không tin rau ở cửa hàng rau là
rau sạch mà giá lại cao hơn so với giá rau ngoài chợ.

- Tron 2 số những người không biết có cửa hàng rau sạch (112 người) có tới
71,8% (80 người) được hỏi rất muốn mua rau sạch, muốn là 25,7%; không quan
tâm là 2,5%. Đây là khách hàng tiềm năng rất lớn chưa được khai thác tới. Đê thu
hút, lôi kéo được số khách hàng này, dự án tập trung vào các biện pháp sẽ được
trình bày ở các phần kế hoạch kinh doanh.

- Trong số 273 người được hỏi cho biết : Hiện nay trung bình mỗi ngày mỗi gia
đình chi tiền cho mua rau là 3500 - 4000đ và điều quan trọng hơn cả là có tới
87,36% sẽ sẵn sàng chi gấp 1 , 5 - 2 lần tức là 6200 - 8000đ để chuyển sang mua
rau ở các cửa hàng rau mà họ tin rau bán là rau sạch; 12,64% còn lưỡng lự suy
nghĩ chưa biết có mua hay không.
Như vậy, điều quan trọng nhất đế một cửa hàng rau sạch tồn tại và phát triển
là làm thế nào để người mua thực sự tin rau bán ở cửa hàng rau sạch là rau sạch
(rau sạch ở đây xét dưới góc độ giá trị cảm nhận của người tiêu dùng). Làm được
điều này thì cửa hàng"Rau Xanh" sẽ có được những khách hàng trên.
- Với câu hỏi cuối cùng : Điều gì làm cho ông (bà) tin rằne rau bán ở cửa
hàng là rau sạch?
Với câu hỏi này chúng tôi đã tìm được câu trả lời mang tính quyết định cho
sự thành công cuả dự án và có nhữns biện pháp để giành được ưu thế cạnh tranh
vượt hẳn so với đối thủ.
Tuyệt đại bộ phận chỉ tin là rau sạch nếu có tối thiểu các thông tin sau :
- Sản phẩm có đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, cơ quan bảo đảm về chất
lượng rau.

Đại học Kinh tế Quốc dân 8


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

- Thông tin về quy trình sản xuất, thời hạn sử dụng rau.
- Sản phẩm được dán tem bảo đảm chất lượns và có bảo hiểm.
- Sản phẩm có uy tín về chất lượng : Ví dụ Huy chương Vàng chất lượng rau
an toàn.
- Thường xuyên được cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra trực
tiếp tại cửa hàng bán rau.

Nhận xét đánh giá:

Như vậy qua phân tích nhu cầu thị trường. Chúng tôi nhận thấy được một
số điều hết sức quan trọng sau:
Thứ nhất: Người dân rất quan tâm tới sức khoẻ trong đó có việc dùng rau
trong bữa ăn hàng ngày. Họ rất lo lắng về rau không sạch được bán nhiều trên
thị trường nhưng lại khó nhận biết, phân biệt với rau sạch .
Thứ hai : Nhu cầu về rau sạch là rất lớn, chi tiêu cho mua rau chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong thu nhập, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra chi phí gấp 1,5 - 2 lần để
mua rau sạch (tức là sẵn sàng trả giá đắt hơn để có được rau sạch).
Thứ ba : Hình thức trình bày, thông tin bao gói về sản phẩm rau rất quan
trọng. Rau chất lượng tốt, rau sạch nếu bao gói không rõ ràng, bày bán không tốt
sẽ không thu hút được khách hàng mua rau.
Thứ tư : Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của cửa hàng rau
sạch là làm thế nào để người tiêu dùng tin tưởng rau họ mua là rau sạch.
Trên cơ sở những nhận xét có được, dự án sẽ tập trung vào đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Đặc biệt tập trung vào làm cho người tiêu dùng: Biết Hiểu
Tin Mua Hài lòng

Để làm rõ hơn nhữns nhận xét của người tiêu dùns về các cửa hàng rau sạch
trong thị trường dự án và đánh giá việc cung ứng rau. Chúng tôi tập trung phân
tích các đối thủ cạnh tranh.
3. Phân tích cung

3.1. Phân tích đôi thủ cạnh tranh


Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy được các đối thủ cạnh tranh sau.
Trong khu vực thị trường của dự án có các cửa hàng và chợ bán rau :
Quầy rau sạch số 13 Vương Thừa Vũ, cửa hàng bán thực phẩm đông lạnh và
rau sạch số 74 Vương Thừa Vũ, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm rau sạch 3
Cao số 146 Vương Thừa Vũ, cửa hàng bán rau 78, 80 Nguyễn Ngọc Nại, chợ bán
rau trên vỉa hè lề đường cuối phố Vương Thừa Vũ.
Gần thị trường của dự án còn có rau bán trong các siêu thị : Siêu thị Hà
Nội Marko và siêu thị 1E Trường Trinh (cách cửa hàng" Rau Xanh" 2.5km và
3.5km)
Các cửa hàng, chợ bán rau có những ưu nhược điểm sau :
- Quầy hàng rau sạch sô 13 Vƣơng Thừa Vũ :
Cửa hàng nằm trên mặt đường thuận lợi cho bán hàng. Ọuầy đã hoạt động

Đại học Kinh tế Quốc dân 9


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

được khoảng 8 tháng, đã tạo dựng được nhiều khách hàng quen thuộc, thường
xuyên đến mua rau. Quầy rau có niêm yết bảns giá rõ ràng, với số lượng mặt hàng
rau đa dạng, mỗi ngày trung bình có 140 - 150 lượt người đến mua rau, mỗi ngày
tiêu thụ trung bình 50 - 60 kg rau các loại.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy quầy rau sạch này có những hạn chế rất lớn,
và trả lời được câu hỏi tại sao nhu cầu rau sạch trong khu vực thị trường rất lớn
mà mỗi ngày cửa hàng chỉ bán được 50 - 60 kg rau :
+ Khôna gian của cửa hàng rất chật hẹp, diện tích của cửa hàng khoảng 13 m2
vừa là nơi sinh hoạt ăn ngủ, vừa là cửa hàne để bán rau. Diện tích để bày bán chỉ
6 m2. Cách trang trí bên trong cửa hàng không họp lý.
Đồ dùng, dụng cụ để đựng rau : Rổ, rá, dàn đựng rau bằng gỗ đã dùng lâu
ngày ít khi được cọ rửa, trông mất vệ sinh. Điều này tạo cảm giác không tin tưởne
cho người tiêu dùng khi mua rau ở cửa hàng.
Ọuầy rau vừa hẹp lại nóng, không có quạt mát cho người vào mua hàng, rau
bán vào buổi chiều thường héo, không còn tươi ngon như buổi sáng, kém hấp dẫn
với người mua rau.
Cách bày bán, sắp xếp sản phẩm thiếu thẩm mỹ và sức hấp dẫn người mua
hàng : Các loại rau được xếp đặt lẫn lộn, không theo thứ tự, hàng lối, gây cảm
giác khó chịu cho khách hàng khi lựa chọn mua nhiều loại rau.
+ Để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của rau và khả năng của người bán hàng.
Chúng tôi đã nhiều lần vào cửa hàng mua rau và hỏi trực tiếp chủ hàng: "Làm sao
biết rau ở đây là rau sạch?". Chúng tôi nhận được câu trả lời hết sức bất ngờ : Chủ
cửa hàng dựa vào biển hiệu rau sạch treo trên cửa hàng và tin rằng khi mua rau tự
người tiêu dùng sẽ biết đâu là rau sạch, đâu là rau thường.
Lý do đưa ra là không thoả đáng, hoàn toàn không có sức thuyết phục khách
hàng : Bởi vì rau sạch và khôns sạch hình thức bên ngoài rất giống nhau khó mà
nhận biết được. Hơn thế nữa, rau không sạch thường gây tác hại sức khoẻ lâu dài
từ từ chứ khône tác độne tức thời để người tiêu dùng nhận biết được ngay (trừ
một số loại rau có hàm lượng độc tố quá cao).
Mỗi túi rau có kèm theo một mảnh giấy ghi các thông tin về hợp tác xã nơi
sản xuất rau, tên mặt hàng, ngoài ra : Hạn sử dụng và hai dấu đỏ của hợp tác xã
nơi sản xuất rau (cửa hàng rau sạch chỉ là bán, phân phối). Những thông tin đó
hoàn toàn không được chủ cửa hàng giới thiệu rõ khi vào mua hàng. Hơn thế nữa,
những thông tin đó chỉ cho biết rau được nhập từ đâu? còn những thông tin về
chứng nhận chất lượng, uy tín của nơi sản xuất tức là hình ảnh của người sản xuất
không thấy nói tới. Mà đây lại là yếu tố hết sức quan trọng đế tạo dựng niềm tin
của khách hàng về rau sạch được sản xuất tại nơi có uy tín và chất lượng trên thị
trường. Điểm yếu này của quầy rau sạch sẽ được cửa hàng Rau Xanh của chúng
tôi sẽ lợi dụng biến thành điểm mạnh bằng việc : Đã được chủ tịch hợp tác xã
Lĩnh Nam, nhà cung ứng rau cho cửa hàng của chúng tôi, đồng ý cho treo hai bản
phô tô huy chương vàng về sản phẩm rau an toàn năm 2002, 2003 do nhà nước
cấp. Hai bản phô tô này sẽ được hợp tác xã Lĩnh Nam đóns dấu và cửa hàng Rau
Xanh sẽ treo bên trong cửa hàng để chứng thực cho người tiêu dùng thấy rau của
cửa hàng là rau được nhập của hợp tác xã Lĩnh Nam rất có uy tín và chất lượng
tốt trên thị trường.

Đại học Kinh tế Quốc dân 10


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

- Cửa hàng bán sản phẩm đông lạnh và rau sạch 74 Vƣơng Thừa Vũ :
Đây là cửa hàng mới khai trương, đi vào hoạt động được hơn một tháng. Diện
tích cửa hàng 1 2 - 1 3 m2. Cửa hàng được trang trí sạch sẽ, sản phẩm rau được
bày bán ngăn nắp, rau được bọc bao gói rõ ràng trên các gói rau có dán tem đảm
bảo chất lượng. Nếu có thiệt hại về mặt sức khoẻ do dùng sản phẩm rau của cửa
hàng thì người tiêu dùng sẽ được bảo hiểm, bồi thường thiệt hại. Đây là lợi thế rất
lớn của cửa hàng trong việc tạo dựng niềm tin và sự an tâm cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cửa hàng có những nhược điểm :
Mặt hàng kinh doanh chính của cửa hàng là cá đôns; lạnh chứ không phải là
rau sạch, rau sạch chí là mặt hàng kinh doanh phụ.
Diện tích cho trưng bày, bán sản phẩm rau sạch chỉ chừng 2 - 2,5 m2 với số
lượng rau ít, không đa dạng. Điều này không thực sự tạo sự chú ý của người tiêu
dùng bởi đây không phải là cửa hàng chuyên kinh doanh rau sạch.
Rau được bọc trong túi bóng, trên túi bóng có ghi các thông tin về tính chất
của thươns hiệu (chỉ đạo quy trình sản xuất rõ ràng, địa chỉ sản xuất, đặc điểm sản
phẩm, trên túi còn có tem bảo đảm về chất lượng). Ngoài những thông tin trên đó,
không có thông tin nào nói về vị trí và uy tín chất lượng của nơi sản xuất, cung
ứng rau, điều này chưa gây được niềm tin của người tiêu dùng đối với cửa hàng.
+ Cửa hàng vừa bán rau đóng gói, lại vừa bán rau lẻ không đóng gói với
giá ngang nhau. Rau đóns sói có đầy đủ thông tin, rau bán lẻ khôns hề có thông
tin gì về nhà cung cấp, không có chứng nhận về chất lượng. Điều này gây cho
người tiêu dùng sự nghi ngờ, tại sao lại vừa bán rau đóns gói, vừa bán lẻ rau? Phải
chăne rau bán lẻ là rau khône sạch? Tất cả những điều đó sẽ làm giảm đi sự tin
tưởng của người tiêu dùng với cửa hàng hơn thế cửa hàng mới chỉ đi vào hoạt
động chưa có nhiều khách quen.
+ Trong ngày cửa hàng chỉ nhập rau một lần là vào buổi sáng để bán cả
ngày. Với rau đóng gói, đến buổi chiều thường bị héo, không còn hấp dẫn người
mua.
+ Thông tin bảo hiểm ghi trên bao gói (Người mua rau ở cửa hàng sẽ được
bảo hiểm, bồi thường thiệt hại nếu ăn rau bị ngộ độc ) không thực sự làm người
tiêu dùng tin tưởng bởi : dùng rau không sạch, không đảm bảo chất lượng thì
người tiêu dùng sẽ khó nhận biết được ảnh hưởng rõ rệt của nó tới sức khoẻ . Bởi
nó tác hại tới sức khoẻ không phải là tức thời, ngay lập tức mà là dần dần, và về
lâu dài. Chính vì thế mà mặc dù có bảo hiểm song theo chúne tôi cửa hàng vẫn
chưa thực sự tạo được tin tưởng với người tiêu dùng.
- Rau bán ở trên vỉa hè, lòng đường, cuối phố Vương Thừa Vũ và cửa
hàng 78, 80 phố Nguyễn Ngọc Nại có quy mô lớn, đa dạng các loại rau, giá rẻ
hơn rau sạch, bán hàng cơ động.
Điểm hạn chế lớn nhất đối với rau ở các chợ là chất lượng phục vụ không cao,
khung cảnh mất vệ sinh, nguồn 2ỐC xuất xứ không rõ ràng, không được kiểm tra
kiểm soát về chất lượng. Không bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng về vệ sinh an
toàn của rau.
- Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm rau sạch 3 Cao
Cửa hàng này có một số ít các loại rau được bày bán nhằm mục đích giới
thiệu sản phẩm với khối lượng rau rau được bày bán mỗi ngày chỉ khoảng 8 -

Đại học Kinh tế Quốc dân 11


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

lOks;. Sức cạnh tranh của cửa hàng này là không đáng kể.

-Rau Bán ở các siêu thị.


Gần thị trường của dự án có các siêu thị có bán rau: Siêu thị Hà Nội
Marko, siêu thị 1E Trường Trinh đây cũng là đối thủ cạnh tranh của cửa hàng “
Rau Xanh” .
Chúng tôi đã trực tiếp đến hai siêu thị này, tận mắt quan sát tìm hiểu và
nhận thấy rau bán ở hai siêu thị này có những điểm mạnh và yếu sau:
Điểm mạnh :
+Rau được bán trong siêu thị, danh nghĩa siêu thị ít nhiều tạo được sự tin
tưởng về chất lượng.
+Trong siêu thị có bán nhiều hàng hoá nhất là có bán cả thực phẩm vì thế
tạo sự thuận tiện cho việc mua sắm.
+ Có hệ thống làm lạnh và bảo quản rau tốt.
Điểm yếu :
+ Rau được bọc trong các túi nilon, người tiêu dùng chỉ biết được duy nhất
thông tin về giá rau và mã số để tính tiền ngoài ra không có thêm thông tin gì hết.
+ Rau được bày bán kém hấp dẫn, số lượng và chủng loại ít. Các loại rau
được bày bán lẫn lộn, không theo thứ tự và chủng loại rau nên kém hấp dẫn với
người mua.
+ Những giờ cao điểm như là buổi chiều tối số lượng khách hàng vào mua
hàne rất đông. Người vào mua rau phải xếp hàng chờ đợi thanh toán tiền lâu và
mất thời gian. Điều này không tiện dụng cho người mua rau và đôi khi còn tạo
cảm giác khó chịu.
+ Siêu thị 1E Tnrờng Chinh: vào siêu thị phải gửi xe và mất tiền vé. Xe
đạp 500đ/lượt, xe máy lOOOđ/lượt. Như vậy là chi phí cho việc vào mua rau là
tăng lên không thu hút được người vào mua rau. Hơn thế nữa việc lấy xe ở các
bãi gửi xe thường lâu và mất thời gian do số lượng xe rất lớn.
+ Giá rau ở các siêu thị là rất cao so với các cửa hàng rau sạch và rau được
bán ngoài chợ. Ví dụ về giá một số mặt hàng rau thông dụng hiện nay.
Loai rau Cửa hàng rau Chợ Siêu thi 1E Siêu thi Hà
(Ikg) sach Trường Chinh Nôi Marko
Rau muống 3000đ 2000đ 7500đ 6000đ
Rau ngót 4500đ 2500đ 7500đ lOOOOđ
Mùng tơi 3000đ 2000đ 7500đ 8000đ
Cải ngọt 4000đ 3000đ lOOOOđ 6000đ

+ Các siêu thị chưa có đội ngũ nhân viên bán rau chuyên nghiệp, không có
dịch vụ kèm theo như: Giới thiệu về các loại rau, nhặt rau cho khách hàng...

Đại học Kinh tế Quốc dân 12


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

BẢNG PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH


Điểm mạnh Điểm yếu

Quầy rau sạch - Hoạt động khá lâu, có nhiều - Chất lượng phục vụ chưa cao.
13 Vương Thừa khách hàng quen thuộc. - Chưa thực sự làm người tiêu
Vũ - Chủns loại rau phong phú đa dùng tin rằng đây là nguồn gốc
dạng. rau sạch.

Cửa hàng rau - Bảo đảm quyền lợi người tiêu - Sản phẩm rau chỉ là phụ.
sạch 74 Vươn 2 dùng. - ít sản phẩm rau.
Thừa Vũ - Bao gói rõ ràng. - Chưa thực sự làm người tiêu
- Rau được chứng nhận và bảo dùng tin sản phẩm rau sạch của
đảm về chất lượng cửa hàng.
- Cửa hàng mới được mở.

Chợ - Khối lượng lớn. - Chất lượng phục vụ thấp.


- Sản phẩm đa dạng. - Rau không được kiểm tra,
kiểm duyệt.
- Rau tươi.
- Chất lượng không đảm bảo
- Giá rẻ

Rau bán trong - Rau bán trong siêu thị - Rau không có thông tin,
siêu thị 1E - Có hệ thống bảo quản tốt chứng nhận chất lượng
Trường Chinh, - Giá quá cao
Ha Nội Marko - Mất nhiều thời gian lấy xe,
thanh toán tiền
- Tiếp thị, bán hàng kém

Nhận xét đánh giá:


Qua phân tích đối thủ cạnh tranh chúng tôi rút ra được nhận xét quan trọng về
đối thủ cạnh tranh:

+ Rau bán ở cửa hàng rau sạch : Chất lượng phục vụ chưa tốt, không có dịch vụ
kèm theo cho khách hàng. Có thông tin về bao gói sản phẩm song chưa thực sự
tạo được sự tin tưởng đối với người tiêu dùng về rau bán ở cửa hàng là rau sạch.
Diện tích cửa hàng nhỏ, chật hẹp, không hấp dẫn người mua rau.
Có 41.03% người được hỏi không biết có cửa hàng rau saclĩ nào trên bốn phố
Vương Thừa Vũ, Nguyễn Ngọc Nại và Tô Vĩnh Diện.Chứng tỏ các biện pháp

Đại học Kinh tế Quốc dân 13


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

thông tin, quảng cáo chưa có hoặc có nhưng chưa hiệu quả.

Hoạt động bán hàng và tiếp thị chưa tạo được ấn tượng và sự tin tưởng đối
với người mua rau.

+ Rau bán ở các siêu thị : Giá cao, không có thông tin về bao gói và chất lượng
sản phẩm. Người tiêu dùng phải chờ đợi thanh toán mua rau mất thời gian. Khối
lượng rau ít, bày bán không hấp dẫn, không có dịch vụ tư vấn kèm theo, chưa cố
đội ngũ bán rau chuyên nghiệp.

+ Rau ở chợ là hoàn toàn không được kiểm tra về chất lượng sần phẩm, không có
bao gói và nguồn gốc xuất xứ rỗ ràng.

Nói tóm lại, rau của các đối thủ cạnh tranh chưa hấp dẫn khách hàng, chưa tạo
dựng được niềm tin về chất lượnq cho người mua rau.

Qua phân tích thị trường, chúng tôi thấy rằng : cầu rau sạch là lớn, trong khi
đó các đối thủ cạnh tranh chưa thực sự tạo dựng được hình ảnh, niêm tin đôi
vói khách hàng. Cung chưa đáp ứng được cầu, đáy là lỗ hổng của thị trường
cho phép dự án thâm nhập và hoạt động thành công.

3.2 Phân tích cung của dự án :


Về cửa hàng rau sạch của chúng tôi, dự kiến sau khi đưa vào hoạt động sẽ
biến các mặt yếu của các đối thủ thành điểm mạnh, lợi thế cho cửa hàng, đồng
thời học tập điểm mạnh của đối thủ. Điều quan trọng nhất dự án tập trung vào là
làm cho người tiêu dùng biết, tin rau của cửa hàng là rau sạch và được phục vụ tốt
nhất.
Khi mở cửa hàng rau sạch, cửa hàng có những điểm mạnh và điểm yếu so
với đối thủ cạnh tranh.
Điểm yếu : Cửa hàng thâm nhập vào thị trường sau, nên còn thiếu kinh
nghiệm. Trong khi các đối thủ khác đã có những khách hàng quen thuộc. Điểm
yếu này không phải là lớn, chúng tôi hoàn toàn khắc phục được sau một thời gian
cửa hàng đi vào hoạt động
Điểm manh : Chọn được vị trí địa lý phù hợp, cửa hàns có quy mô lớn, nhà
cung ứng Lĩnh Nam có uy tín về chất lượng.
Chúng tôi đã điều tra thực tế và nắm bắt được nhu cầu và đòi hỏi của khách
hàng, hơn thế nữa chúng tôi biết cách làm thế nào để người mua rau biết và tin
mua rau sạch của cửa hàng. Đây là điều quan trọng nhất mà các cửa hàng rau
sạch trong khu vực thị trường chưa làm được.
Biện pháp để thu hút và làm cho khách hàng tin dùns rau cửa hàng sẽ được
phân tích ở phần kế hoạch kinh doanh.
III. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH :
Theo kết quả điều tra cho thấy : Nhu cầu rau sạch của thị trường dự án là rất
lớn. Người mua sẵn sàng chi trả tiền đắt gấp đôi để mua rau nếu như họ tin rằng
đó là rau sạch. Như vậy giá cả ở đây không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết
định về cầu rau sạch hay cầu về rau sạch ít nhạy cảm (biến đổi theo giá bán). Vấn

Đại học Kinh tế Quốc dân 14


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

đề cốt yếu quyết định cầu rau sạch là chất lượng rau và làm cho người tiêu dùng
biết và tin tưởng về rau họ mua là rau sạch.
Để làm cho khách hàng tin tưởng rau của cửa hàng là rau sạch. Chúng tôi
tập trung vào những biện pháp tác động tới tâm lý và trực quan của khách hàng.
Chúng tôi thực hiện chiến lược kinh doanh : "Khác biệt hoá sản phẩm" so với đối
thủ cạnh tranh. Trong chiến lược này chúng tôi sẽ tạo ra sự khác biệt và nổi bật về
sản phẩm rau sạch của cửa hàng so với đối thủ cạnh tranh trên các mặt :
+ Bao gói, nhãn mác sản phẩm.
+ Chất lượng phục vụ mang tính chuyên nghiệp.
+ Bán hàng, đặc biệt hiện nay đối thủ cạnh tranh chưa có dịch vụ bán rau
qua điện thoại đưa rau tới tận nhà, chúng tôi sẽ mở dịch vụ này để đáp ứng tốt
nhất yêu cầu khách hàng.
+ Dịch vụ kèm theo bán hàng.
Sự khác biệt hoá về sản phẩm sẽ được trình bày chi tiết ở phần kế hoạch
kinh doanh.
Tôn chỉ kinh doanh của cửa hàng là : "Rau sạch cho mọi nhà"
Với tôn chỉ kinh doanh này cửa hàng “ Rau Xanh” muốn đề cao người tiêu
dùns, muốn tạo sự tin tưởng và gần gũi với mọi nhà. Đồng thời nó cũng thể hiện
quan điểm của cửa hàng : Uy tín và chất lượng là hai yếu tố quan trọng nhất trong
sự thành công của chúng tôi. Trong tương lai chúng tôi muốn thành lập một hệ
thống các cửa hàng bán rau sạch ở Hà Nội, muốn cung ứng trực tiếp phần lớn rau
sạch cho người tiêu dùng ở Hà Nội.
IV. KÊ HOẠCH KINH DOANH
Kê hoạch sản phẩm
1.1. Nguồn cung ứng rau sạch
Cửa hàng " Rau Xanh" chuyên kinh doanh các sản phẩm rau sạch. Vì vậy
việc lựa chọn nhà cung cấp rau sạch, có uy tín và chất lượns trên thị trường là vấn
đề hết sức quan trọng, được chúng tôi dành nhiều thời gian và công sức để tìm
hiểu và chọn lựa. Qua điều tra thực tế, chúng tôi đã tìm được hai nơi cung cấp rau
sạch cho cửa hàng “Rau Xanh" đó là Hợp tác xã sản xuất tiêu thụ rau an toàn Ba
chữ ở thôn Ba chữ - xã Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội, do ông Trần Minh Hưng
làm chủ nhiệm hợp tác xã và Hợp tác xã nông nghiệp rau an toàn Lĩnh Nam ở
xóm 10, Lĩnh Nam do ông Nguyễn Mạnh Tùng làm chủ nhiệm hợp tác xã.
Chúng tôi đã về tận nơi hai hợp tác xã này để tìm hiểu về quy trình trồng
rau, khối lượng rau nhà cung cấp có thể cung cấp, giá cả, chủns loại rau...Sau khi
nghiên cứu kỹ hai nhà cung ứng rau trên. Chúng tôi quyết định: Chọn hợp tác xã
rau an toàn Lĩnh Nam làm nhà cung ứng vì:
+ Rau của hợp tác xã Lĩnh Nam rất có uy tín và nổi tiếng trên thị trường.
Biểu hiện rõ ràng nhất là hai năm liên tiếp rau an toàn Lĩnh Nam đều được huy
chương vàng. Điều này sẽ tạo sự tin tưởng đối với neười mua rau tại cửa hàng
"Rau Xanh".
+ Hợp tác xã Lĩnh Nam có thể cung cấp khối lượng rau lớn đa dạng và ổn
định . Theo ông Nguyễn Mạnh Tùng chủ nhiệm hợp tác xã. Mỗi ngày hợp tác xã

Đại học Kinh tế Quốc dân 15


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

cung cấp 15-16 tấn rau sạch các loại cho thị trường. Việc chọn nhà cung ứng Lĩnh
Nam làm cửa hàng yên tâm không phải chuyển đổi sang nhà cung ứng mới khi
khối lượng rau bán của cửa hàng tăng nhanh, cửa hàng mở rộng qui mô, mở các
cửa hàng khác ở địa bàn khác.
Địa điểm của cửa hàng gần Hợp tác xã Lĩnh Nam hơn hợp tác xã Ba Chữ
Vân Nội ( cách Hợp tác xã Lĩnh nam 10 km, cách Hợp tác xã Ba Chữ khoảng 30
km). Cửa hàng sẽ giảm được chi phí chuyên chở rau.
+ Theo hợp đồng hai bên sẽ ký kết. Bên cung cấp rau an toàn Lĩnh Nam
phải đảm bảo chất lượng rau an toàn cho cửa hàng và phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn, phải bồi thường hoàn toàn kinh phí để cứu chữa cho neười do dùng rau của
Lĩnh Nam bị ngộ độc .
1.2 Biện pháp tiêu thụ sản phẩm
Theo như kết quả của cuộc điều tra thì có tới (87.36% ) người được hỏi sẽ
mua rau nếu tin là rau sạch và sẽ sẵn sàng trả giá gấp 1,5- 2 lần để được tiêu dùne
rau sạch, do vậy điều quan trọng nhất là làm cho khách hàng tin rau bán ở cửa
hàng là rau sạch. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chúng tôi sẽ tiến hành một
loạt các biện pháp, cách thức đê thuyết phục, chứng minh cho khách hàng thấy
rau ở cửa hàng là an toàn cho sức khoẻ.

* Về bao gói, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm:


Tất cả các sản phẩm rau sẽ được đóng gói bằng túi nilon đóng kín với.
Trên bao gói sẽ có những thông tin sau cung cấp cho người tiêu dùng:
-Về tính chất thương hiệu của sản phẩm :
+ Chỉ đạo giám sát sản phẩm : Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội.
+ Quy trình sản xuất rau.
+ Nơi sản xuất sản phẩm.
+ Cửa hàng bán
- Rau được đóng sói với các mức khối lượng khác nhau ( 300g, 500g,
800g/ g ó i ) để người tiêu dùng tuỳ chọn
-Về dặc diểm của sản phẩm :
Sản phẩm được hình thành và chỉ đạo và giám sát bởi các bên: Cơ quan
chí đạo giám sát ( Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội); người sản xuất và nhà phân
phối.
* Về chứng nhận chất lƣợng sản phẩm
+Trên mỗi túi rau có dán tem bảo đảm sản phẩm đã được kiểm duyệt, sản
phẩm được bảo hiểm bởi Bảo Việt Hà Nội.
+Trong mỗi túi rau có kèm theo một tờ tem có ghi: tên mặt hàng, ngày thu
hoạch, hạn sử dụng. Để tránh việc làm giả, tờ tem này sẽ được đóng dấu đỏ của
hợp tác xã Lĩnh Nam.
+Đé cho người tiêu dùng thực sự tin rau của cửa hàng được lấy ở nơi sản
xuất có uy tín chất lưọng, chúng tôi đã đề nghị và được chủ nhiệm hợp tác xã
Lĩnh Nam đồng ý phôtô hai giấy chứng nhận huy chương vàng sản phẩm:
Huy chương vàng do ban tổ chức triển lãm tuần lễ xanh quốc tế Việt Nam
2002 cấp

Đại học Kinh tế Quốc dân 16


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

Huy chương vàng thực phẩm an toàn 2003 do BTC hội chợ thực phẩm an
toàn 2003 cấp. Trên đó sẽ có đóng dấu đỏ của hợp tác xã Lĩnh Nam. Chứng nhận
này là bằng chứng quan trọng mà các cửa hàng bán rau trong khu vực thị trường
không có được.
Tron 2 thời gian đầu hoạt độn 2 có thể có nhiều người còn nghi ngại về chất
lượng rau của cửa hàng. Chúng tôi sẽ mời cán bộ chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội,
tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tới kiểm tra sản phẩm rau của cửa hàng rau vào
những lúc khách hàng đến cửa hàng mua rau nhiều, đồng thời thôn 2 báo kết quả
kiểm tra về chất lượng sản phẩm cho khách hàng tới mua rau và trên bản tin của
phường.

* Việc bầy bán sản phẩm


Việc bầy bán sản phẩm rau rất quan trọng, được cửa hàng “ Rau Xanh” đặc biệt
chú ý.
Rau được bầy bán trên hệ thống giá đựng rau ba tầng, rau được phân loại.
Ví dụ : Rau cải xoong, Cải canh, Cải đông dư, Cải tím được xếp cùng một ngăn
để người tiêu dùng dễ tìm, dễ lựa chọn. Hệ thống dàn đựng rau sẽ được xếp theo
hình chữ u, từ ngoài nhìn vào, ở giữa bày bán các loại rau củ, rau thơm, rau
sống...
* Cách thức bán hàng
Cửa hàng "Rau Xanh" có hai hình thức bán hàng +
Trực tiếp tại cửa hàng( Đây là hình thức chính )
+ Bán hàng qua điện thoại
Nhiều hộ gia đình không đến cửa hàng mua rau được, cửa hàng Rau Xanh”
sẵn sàng mang đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng với chi phí tăng thêm
500đ cho một lần. Đây là một điểm rất mới, độc đáo, riêng có của cửa hàng.
Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho khách hàng vào mua rau được cảm giác mọi thứ
đều sạch, được phục vụ nhiệt tình nhất.
Cửa hàng sẽ có bảng báo giá sản phẩm theo từng ngày.
Khách hàng đến cửa hàng sẽ được những nhân viên bán hàng trẻ trung,
nhiệt tình giới thiệu những mới lạ về các loại rau: Đặc điểm, công dụng, dinh
dưỡng , những bài thuốc dân gian về một loại rau ăn hàng ngày có thể làm thuốc
chữa bệnh mà ít người biết đến
Khách hàng vào mua rau dù ít hay nhiều đều được bọc gói sản phẩm cẩn
thận và được giới thiệu các thông tin về sản phẩm.

2. Kế hoạch nhân sự của dự án


Để hoạt động của cửa hàng diễn ra bình thường cần có người quản lý và
nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng được chúng tôi đặc biệt chú ý
+ Người quản lý: Nguyễn Mạnh Hùng và Vũ Huy Hoàng, hai người sáng
lập dự án sẽ làm chủ và quản lý cửa hàng.
Nguyễn Mạnh Hùng phụ trách ký kết hợp đồng, liên hệ và thanh toán tiền
với nhà cung ứng rau sạch Lĩnh Nam, bán lại sản phẩm rau còn lại vào cuối ngày
cho các quán cơm bình dân.

Đại học Kinh tế Quốc dân 17


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

Vũ Huy Hoàng phụ trách thu chi tài chính, ghi chép sổ sách, đóng các
khoản thuế, lo thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập cửa hàng. Phụ trách hoạt
động quảng cáo, mua sắm đồ dùng cho cửa hàng và chi trả tiền lương cho nhân
viên.
Đối với nhân viên bán hàng, Nguyễn Thị Thu Thuỷ và Tạ Thanh Huyền sẽ
bán rau vào buổi sáng. Nguyễn Thị Thu Thuỷ thông minh, nhanh nhẹn, nói khéo
sẽ phụ trách về giới thiệu các loại rau, tư vấn cho khách hàng và giao dịch với
khách hàng. Tạ Thanh Huyền chịu khó, cẩn thận sẽ phụ trách tính tiền, ghi sổ
sách và giao lại sổ sách cho nhân viên bán hàng buổi chiều. Buổi sáng chúng tôi
được nghỉ nên sẽ phụ trách việc giao rau tới nhà cho khách hàng. Đến trưa cả hai
nhân viên bán hàng sẽ cùng kiểm kê rau còn thừa và vệ sinh cửa hàng chuẩn bị
cho buổi chiều bán rau.
Tạ Minh Thương và Tạ Xuân Thoả sẽ bán rau vào buổi chiều. Tạ Xuân
Thoả phụ trách giao rau tới các hộ gia đình. Vào buổi chiều 5h30- 6h30 đông
người mua rau ,khoảng thời gian này chúng tôi đã tan học nên sẽ tham gia bán,
đưa rau tới nhà theo yêu cầu. Tạ Minh Thương đến cuối ngày phụ trách việc vệ
sinh cửa hàng và bảo quản rau quả vào tủ lạnh.
Sự hiểu biết của nhân viên về hoạt động và nghệ thuật bán hàng là cực kỳ
quan trọng.
Chúng tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn cho nhân viên của mình về tâm lý khách hàng,
các kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng. Khi bán rau
các nhân viên sẽ phải mặc áo đồng phục mang tên cửa hàng " Rau Xanh": Rau
cho mọi nhà.
Chúng tôi muốn tạo dựng hình ảnh cửa hàng Rau Xanh có nhiều nét độc
đáo hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng phục vụ và mang tính
chuyên nghiệp cao.
3. Kê hoạch tiếp thị
3.1 Marketing và quảng cáo :
Hoạt động quảng cáo, marketing đặc biệt quan trọng. Các đối thủ cạnh
tranh (các cửa hàng rau sạch) không bán được nhiều rau sạch, chưa tạo dựne được
niềm tin trong khách hàng, chưa đánh vào tâm lý người tiêu dùng do một nguyên
nhân quan trọng là hoạt động marketing chưa tốt, chưa tạo được sự độc đáo cuốn
hút khách hàng. Cửa hàng rau sạch của chúng tôi sẽ tập trung vào những biện
pháp Marketing độc đáo hơn những đối thủ cạnh tranh và tác động trực tiếp vào
tâm lý và cảm nhận trực quan của khách hàng mỗi khi họ đến cửa hàng mua rau
của chúng tôi. Những biện pháp Marketing đó là :
Bước đầu để khách hàng biết đến cửa hàng "Rau Xanh" chún 2 tôi sẽ tiến
hành các hoạt động quảng cáo, truyền tin:
+ Để thu hút, làm cho người tiêu dùng biết đến cửa hàng, chúng tôi sẽ phát
tờ rơi quảng cáo.
+ Đối với khách hàng mới lần đầu tiên tới cửa hàng chúng tôi sẽ phát Card
Visit giới thiệu về cửa hàne và địa chỉ liên hệ.
+ Truyền tin về rau sạch của cửa hàng “ Rau Xanh” trên đài phát thanh
phường trong mục đời sống; vệ sinh an toàn thực phẩm .

Đại học Kinh tế Quốc dân 18


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

+ Dựa vào mối quan hệ của anh Nguyễn Mạnh Hùng với tổ dân phố, đặc
biệt là tổ dân phố cụm 20 để giới thiệu với các hộ gia đình về cửa hàng "Rau
Xanh" trong những buổi họp của tổ dân phố.
+ Nhờ những người thân quen biết trong khu vực giới thiệu rau cho người
khác. Đây là biện pháp marketing gián tiếp mang lại hiệu quả rất cao.
Khi khách hàng đến cửa hàng để tìm hiểu, xem , mua rau đây là lúc rất là
quan trọng. Để tác động trực tiếp tới tâm lý và trực quan, cũne như tạo cảm giác
tin tưởng cho khách hang chúng tôi tiến hành :
+ Phía bên trong cửa hàng tận dụng những khoảng trống trên tường, chúng
tôi sẽ treo những bức ảnh giới thiệu về nơi sản xuất rau, quy trình sản xuất rau
sạch, đặc điểm của các loại rau
+ Treo Huy chương vàng chất lượng rau sạch, an toàn của nhà cune ứng
rau Lĩnh Nam.
Tâm lý của các bà nội trợ đi mua hàng thường thích được tặng quà,
khuyến mại, giảm giá. Nắm bắt tâm lý này để thu hút khách hàng cửa hàng

+ Nhân dịp khai trương cửa hàng sẽ giảm giá 50% trong hai tuần đầu cho
người mua rau.
+ Tặng 1 gói muối Iot, sách nấu ăn cho khách hàng thường xuyên mua rau
và nhiều nhất trong tháng.
+ Tặng những gói lá thơm dùng để tắm, gội đầu cho những khách hàng
mua nhiều rau, thường xuyên của cửa hàng....
3.2 Dịch vụ kèm theo
+ Khách hàng đến mua rau của cửa hàng, không chỉ được giới thiệu về các
loại rau mà sẽ được nhân viên của cửa hàng giới thiệu, tư vấn các bài thuốc dân
gian về rau. Ví dụ như : Ăn nhiều tỏi rất tốt cho não bộ, tãng trí nhớ và làm giảm
sự lão hoá các tế bào; Ăn rau diếp cá và rau kinh giới rất tốt cho khí huyết...
+ Giới thiệu cho khách hàng cách nấu các món rau, thành phần dinh
dưỡng các loại rau, cách bảo quản rau được lâu và tươi.
+ Cửa hàng sẽ nhặt rau miễn phí cho khách hàng nếu được yêu cầu.
+ Đối với những khách hàng gọi điện đến góp ý, khiếu nại, phàn nàn về
cửa hàns. Chúng tôi sẽ thanh toán tiền cước điện thoại cho khách hàng bằng cách
ghi lại tên của khách hàng, số tiền cước điện thoại, sau đó sẽ gửi lại tiền hoặc
bằng rau khi khách hàng đến mua hàng.
4. Kê hoạch tài chính
4.1 Dự án hoạt động trong điểu kiện bình thường
Tức dự án hoạt động trong điều kiện diễn biến thị trường ổn định, ít biến động
so tình hình hiện nay.
4.1.1 Xác định chi phí
a. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án
Dựa vào thông tin thu thập trên thị trường chúng tôi có bảng dự toán chi phí
đầu tư ban đầu như sau:

Đại học Kinh tế Quốc dân 19


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

Bảng 1: BẢNG Dự TOÁN CHI PHÍ ĐAU TƯBAN ĐAU (đơn vị 1000Đ)
Hạng mục chi phí Đơn vi Số lượng Giá Tổng
Tủ lạnh bảo quản rau Chiếc 1 4000 4000
Dàn sắt đựng rau Chiếc 3 1000 3000
Rổ nhưa Chiếc 30 10 300
Lắp đặt điện thoại Chiếc 1 1500 1500
Bình cứu hoả Chiếc 2 160 320
Bình phun nước Chiếc 1 20 20
Chi mua đồng phục Bô 6 50 300
Cân Chiếc 2 75 150
Bàn ghế Bô 1 150 150
Lệ phí đăng ký kinh doanh 30
Quạt Chiếc 2 120 240
Chi quảng cáo 1000
Thuê làm biển hiêu 1000
Chi khác 1000
Tổng 13010

b. Chi phí thường xuyên của dự án


Tổng hợp kết quả dự toán chi phí từ các phần như kế hoạch về nhân sự, kế
hoạch về Marketing, vể sản phẩm và một số chi dự kiến, chúns tôi có bans dự báo
chi hàns tháng cho năm đầu như sau:

Đại học Kinh tế Quốc dân 20


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003
BẢNG 2: BẢNG Dự BÁO CHI PHÍ HÀNG THÁNG CHO NẢM ĐẦư(lOOOđ)

10 11 12 Tổng

1200 1200 1200 1200 1200 1400 1400 1400 1400 1400 1400 15600

85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 1020

450 450 450 450 450 450 450 450 450 450 450 5250

2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 30000

4713 5891 7363 9204 11505 14381 17977 22471 28089 35111 43889 204364

150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 1800

150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 1800

300 300 300 300 300 300 300 300 300 300 300 3600

200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 2700

9748 10926 12398 14239 16540 19616 23212 27706 33324 40346 49124 266134

Đại học Kinh tế Quốc dân 21


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

BẢNG 3: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN Dự BÁO CỦA DựÁN TRONG NĂM THỨ NHẤT ( đơn vị lOOOđ)
Tháng/Khoản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
mục

Doanh thu 5800 7251 9063 11328 14160 17700 22125 27657 34571 43214 54017 67522 314408

Tổng chi phí 8955 9748 10926 12398 14239 16540 19616 23212 27706 33324 40346 49124 266134

VAT (Theo 290 362.55 453.15 566.4 708 885 1106.3 1382.9 1728.6 2161 2700.85 3376.1 15720
phương pháp trực
tiếp)

Lợi nhuận trước -3445 -2860 -2316 -1636 -787 275 1402. 3062.2 5136.5 7729 10970.2 15022 32554
thuế thu nhập 8

Đại học Kinh tế Quốc dân 22


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

c. Doanh thu và lợi nhuận của dự án qua các năm.


BẢNG 4 : DựBÁO DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG 3 NĂM ĐAU HOẠT ĐỘNG
Đơn vi : lOOOc
Năm Chi phí Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận sau Lợi nhuận
trước thuế thuế tháng

1 266134 314408 32553 22136 1845

2 368317 471612 79715 57395 4783

3 460281 613096 122160 87955 7330

( Giải thích kết quả tính toán được trình bày trong phụ lục 4 )
4.1.2 Xác định thời gian hoàn vốn và điểm ìioà vốn.
a. Xác định thời gian hoàn vốn
Là việc tính toán xem dự án hoạt độn 2 trong bao lâuthì thu hồi được
vốn.
Theo phươns pháp trò lùi, tức lấy vốn đầu tư ban đầu trừ dần cho lợi
nhuận trước thuế thu nhập hàng tháns cho đến khi bằng không, lúc đó ta xác định
được thời gian hoàn vốn.
Tính theo phươne pháp này thời gian hoàn vốn của dự án vào khoảng 10
tháng 15 ngày.
b. Xác định điểm hoà vốn
Là xác định mức doanh thu đảm bảo cho dự án không bị thua lỗ trong điều
kiện hoạt động bình thường.
Điểm doanh thu hoà vốn ( R ) được xác định bằng công thức:
R = Chi phí cố định / 1- tỷ lệ chi phí biến đổi trên một đơn vị
doanh thu.
Theo côns thức này, điểm doanh thu hoà vốn của dự án là 176.486 triệu
đồng/ năm.
Như vậy để đảm bảo dự án không bị thua lỗ thì doanh thu trung bình một
năm của dự án phải đạt 176.486.OOOđ/năm hay doanh thu trung bình đạt
14.707.000(5/ tháng.
Trong điều kiện hoạt động bình thường thì mức doanh thu này là không
lớn và dự án hoàn toàn có thể đạt được.
4.1.3 Phương thức góp vốn và phân chia lợi nhuận
Dựa trên chi phí đầu tư ban đầu ( 13.010.000đ) và tình hình thu chi mỗi
tháng trong năm đầu hoạt động cũng như đặc điểm quay vòng vốn nhanh của
kinh doanh rau sạch (do hàng hoá rau sạch mua vào được tiêu thụ ngay trong
ngày và đến giữa và cuối tháng chúng tôi mới phải thanh
toán tiền mua hàng cho HTX Lĩnh Nam), chúng tôi dự kiến mỗi thành viên đóng

Đại học Kinh tế Quốc dân 23


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

góp 15.000.000đ. Đây không phải là số tiền quá lớn. Theo như tình hình thực tế,
mỗi thành viên chỉ có thể tự huy động từ người thân và bạn bè khoảng
10.000.000đ( không phải trả lãi), số còn lại phải vay từ ngân hàng.. Theo như sự
thoả thuận của chúng tôi thì mỗi thành viên tự chịu trách nhiệm về phần vốn góp
của mình.
Dự kiến lợi nhuận đem chia chiếm 75% tổng lợi nhuận sau thuế và sẽ chia
đều cho 2 thành viên, số còn lại lập quỹ tích luỹ chuẩn bị cho phương án kinh
doanh trong trong tương lai.
4.2 Dự án hoạt động trong điều kiện thuận lợi.
Biểu hiện của trường họp này là mức doanh thu cũng như tỷ lệ tăng doanh thu
đạt cao hơn dự kiến. Trường hợp này xảy ra khi các hoạt động của của hàng đạt
được hiệu quả cao và chiếm được lòng tin của khách hàng. Theo dự tính của chúng
tôi trong trường hợp này, doanh thu của dự án trong năm thứ 2 sẽ gấp 2 lần doanh
thu năm thứ nhất và doanh thu năm thứ 3 gấp 1,5 lần doanh thu năm thứ 2.
BẢNG 5: DựBÁO DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG 3 NĂM
Đơn vị : lOOOđ
Năm Chi phí Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận
trước thuế sau thuế tháng

1 266134 314408 32553 22136 1845

2 470499 628816 126876 91351 7613

3 674865 943224 221198 159263 13272

Nếu trường hợp này xảy ra chúng tôi sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô cửa
hàng để đáp ứns nhu cầu khách hàng đồng thời tăng cườne tích luỹ để chuẩn bị cho
phương án kinh doanh trong tương lai.
4.3 Dự án hoạt động trong điều kiện không thuận lợi.
Biểu hiện của trường hợp này là mức doanh thu và tỷ lệ tăng doanh thu không
đạt được như dự kiến. Trường hợp này xảy ra khi dự án hoạt động trong điều kiện
cạnh tranh quá mạnh hoặc các hoạt động của dự án không đạt hiệu quả như mong
muốn.
Cụ thể trong trường hợp khó khăn, doanh thu trung bình năm thứ 2 và năm thứ
3 có thể giảm 10% mỗi năm. Ta có bảng kết quả dự báo như sau:

Đại học Kinh tế Quốc dân 24


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

BẢNG 6: Dự BÁO DOANH THU, LỘI NHUẬN TRONG TRUỒNG Hộp NÀY
Đơn vị : 1 OOOđ
Năm Chi phí Doanh thu Lợi nhuận trước Lợi nhuận Lợi nhuận
thuế sau thuế tháng

1 260133 314404 38551 26215 2185

2 239696 282964 29119 19801 1650

3 221304 254667 20630 14029 1169

Trong trường họp này chúng tôi sẽ cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình
cho phù hợp. Trong trường hợp xấu nhất là các hoạt động đã được điều chỉnh vẫn
không mans lại hiệu quả thì chúng tôi có thể chuyển giao cửa hàng cho người
khác, rút lui khỏi thị trường chuyển sang công việc khác.
Tóm lại việc phân tích các vấn đề về tài chính của dự án bao gồm chi phí
đầu tư ban đầu, chi thường xuyên, doanh thu và lợi nhuận của dự án cho phép
chúng tôi có thể tin tưởns dự án khả thi về mặt tài chính.

RỦI RO VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN Dự PHÒNG


1. Rủi ro rau cuối ngày không bán đƣợc còn thừa
Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động của cửa hàng do chúng tôi vẫn
còn thiếu kinh nghiệm trong đánh giá, dự đoán nhu cầu các loại rau nên có thế’
một số loại rau bị thiếu và một số mặt hàng rau còn thừa vào cuối ngày. Đồng
thời do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết mà cầu rau có thể thay đổi đột ngột. Đê
khắc phục rủi ro này, chúng tôi dự định hàng ngày chúng tôi nhập rau vào hai lần
vào buổi sáng và buổi chiều. Trên cơ sở lượng rau bán được vào buổi sáng và rau
còn thừa đến trưa chúng tôi sẽ kiểm lại và nhập rau cho buổi chiều. Đến tối nếu
rau còn thừa : Đối với rau lá, chúng tôi đã thoả thuận và bán lại cho các quán cơm
bình dân. Đối với các loại rau củ như là : ớt, chanh, tỏi, hành, su su, củ cải... sẽ
được bảo quản trong tủ lạnh.
2. Rủi ro về giao hàng tại nhà
Tron 2 trường hợp có nhiều khách hàng cùn 2 sọi điện đến đặt mua rau giao
tại nhà. Để đảm bảo rau đem đến nhanh nhất cho khách hàns ngoài việc một nhân
viên phụ trách công việc giao rau chúng tôi sẽ tham gia giao rau tới cho khách
hàng
3. Rủi ro về cạnh tranh:
Những khác biệt đặc trưng riêns của cửa hàng, rất có thể các đối thủ cạnh
tranh sẽ bắt trước, lúc đó sự cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn. Để khắc phục khó
khăn này, cửa hàng tập trung vào chất lượng phục vụ khách hàng, đây là nét đặc
trưng của cửa hàng đã được chúns tôi chú trọng ngay từ đầu.

Đại học Kinh tế Quốc dân 25


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

V. KÊ HOẠCH HÀNH ĐỘNG


Trên cơ sở những kế hoạch đã lập ra, chúng tôi tiến hành lập kế hoạch hành
động để đảm bảo dự án khi đi vào hoạt động theo như kế hoạch đã định và giảm
bớt rủi ro xảy ra.
Kế hoạch hành động được chia làm hai bước
- Bước một : Kế hoạch hành động chuẩn bị cho việc thành lập cửa hàng. Thời
gian tiến hành từ 1/10/2003 đến 10/10/2003. Những việc chúng tôi sẽ tiến hành
gồm:
+ Đăng ký thủ tục kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh quận Thanh
Xuân.
+ Huy động tiền vốn từ eia đình và vay bạn bè cùng lớp, vay ngân hàng.
+ Ký hợp đồng cung ứng rau và bao gói sản phẩm rau sạch với hợp tác xã Lĩnh
Nam, phôtô giấy chứng nhận huy chương vàng rau sạch của hợp tác xã, đồns thời
tiến hành chụp ảnh và lấy thông tin về nơi sản xuất rau, đặc điểm, quy trình sản
xuất cho các loại rau.
+ Mua đồ dùng dụng cụ cho cửa hàng : Giàn sắt, rổ, giá, cân, quạt, bình chữa
cháy, tủ lạnh...
+ Lắp đặt điện thoại, đặt làm biển hiệu cửa hàng, làm Card Visit, và tờ rơi
quảng cáo cho cửa hàng.
+ Ký kết hợp đồng với 4 nhân viên bán hàng sau đó nhờ anh Nguyễn Ngọc
Thanh - sinh viên năm thứ tư trường đại học Y Khoa Hà Nội sẽ giới thiệu, hướng
dẫn cho nhân viên cửa hàng về công dụng các loại rau, các bài thuốc dân gian về
rau... để tư vấn cho khách hàng. Đồng thời chúng tôi vận dụng kiến thức về
Marketing và kinh doanh có được để hướng dẫn giảng dạy cho 4 nhân viên của cửa
hàng về các kỹ năng bán hàng, giao dịch với khách hàng trực tiếp tại cửa hàng và
qua điện thoại. Công việc này sẽ được chúng tôi duy trì thướng xuyên khi cửa hàng
hoạt động
+ Đặt may áo đồng phục 6 bộ cho nhân viên của cửa hàng.
+ Trước hai ngày khai trương chúng tôi sẽ phát tờ rơi quảng cáo tới các hộ gia
đình
+ Trong ngày khai trương chúng tôi sẽ mời tổ trưởng các tổ dân phố tới thăm
quan cửa hàng và biếu sản phẩm rau sạch của cửa hàng khi họ ra về.
- Bước 2: Kế hoạch hành động khi đi vào hoạt động.
Cửa hàng sẽ hoạt động ngay sau khi có được giấy phép đăng ký kinh doanh
và hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần.
Buổi sáng từ 5h30 đến 12h00
Buổi chiều từ 14h00 đến 19h30
Chúng tôi sẽ tiến hành một loạt các hoạt động như kế hoạch đã đặt ra.
Trong thời gian đầu khi đi vào hoạt động, sau mỗi ngày chúng tôi và nhân
viên bán hàng sẽ cùng bàn bạc về tình hình kinh doanh của cửa hàng trong một
ngày, từ đó rút ra kinh nghiệm và có những điều chỉnh cho ngày hôm sau và các
hôm tiếp theo để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.
Đến giữa và cuối tháng chúng tôi sẽ thanh toán tiền rau cho hợp tác xã Lĩnh
Nam. Lương cho nhân viên cửa hàng được trả một lần vào cuối tháng.

Đại học Kinh tế Quốc dân 26


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

VI. PHƢƠNG ÁN KINH DOANH TRONG TƢƠNG LAI


Tron2 quá trình hoạt động của dự án, căn cứ vào nhu cầu của thị trường, môi
trường cạnh tranh và hiệu quả các hoạt động của cửa hàng chúng tôi sẽ có phương
án kinh doanh cụ thể cho phù hợp.
Theo nhận định của chúng tôi nhu cầu tiêu dùng rau sạch của nhân dân sẽ
không ngừng tăng lên tỷ lệ với mức thu nhập và nhận thức của người dân về vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm. Nếu tình hình kinh doanh diễn ra một cách bình thường
hoặc thuận lợi, dự kiến sau 3 năm hoạt động là thời gian đủ để tích luỹ vốn và kinh
nghiệm chúng tôi sẽ chuyển đổi cửa hàng sang hình thức là công ty TNHH. Để thu
hút thêm khách hàne và tăng tính tiện lợi khi đi mua hàng, cửa hàng “ Rau Xanh”
dự kiến cung cấp thêm một số loại thực phẩm sạch như đồ hộp, đồ đông lạnh... và
mở thêm các cửa hàng mới thuộc công ty, trước tiên là ở các khu vực xung quanh,
rồi sau đó có thể mở một loạt các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội.
Các cửa hàns này được mở ra theo mô hình của cửa hàng “ Rau Xanh”, có
hình thức như cửa hàng ban đầu tức có cùng biển hiệu, cùng cách thức quản lý,
cùng mức giá bán...đồng thời với việc thay đổi một số yếu tố nhất định đặc biệt là
đội ngũ nhân viên bán hàng với phương thức bán hàng mang tính chất chuyên
nghiệp hon, nhằm tận dụng, phát huy uy tín, hình ảnh sẵn có và để phù hợp với xu
hướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của xã hội. Khi
đó 2 thành viên sáng lập của dự án sẽ tập trung vào công tác quản lý và điều hành
chung.
Trong phương án kinh doanh mới này để đảm bảo uy tín và hình ảnh của cửa
hàng “ Rau Xanh”, dự kiến sau năm thứ nhất chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký thương
hiệu tránh trường hợp hàng hoá, tên hiệu của cửa hàng bị làm nhái. Hon nữa để
hoạt động hiệu quả và ổn định thì vấn đề đặt ra là phải đảm bảo nguồn hàng mua
vào phải ổn định không những cả về mặt chất lượng và số lượng, về vấn đề này
chúng tôi dự định ký hợp đồns về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời điểm giao
hàng ...trực tiếp với các hộ nông dân trồng rau sạch và với các công ty chuyên sản
xuất cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có uy tín về chất lượng như công ty
Đồ Hộp Hạ Long, Acifish An Giang... Ngoài ra để tiếp cận một cách nhanh chóng
và ký hợp đồng được với những khách hàng là các tổ chức trong và ngoài nước,
chúng tôi dự kiến lập một trang Web của công ty nhằm quảng bá, nâng cao uy tín,
hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
VIII. LỢI ÍCH KINH TÊ - XÃ HỘI CỦA Dự ÁN
- Đối với người tiêu dùng: Cửa hàng rau sạch cung cấp cho người tiêu dùng sản
phẩm rau sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người mua rau, góp phần tạo nên
phúc lợi xã hội.
- Góp phần bảo vệ môi trường.
- Dự án tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho 6 người, còn chúng tôi có
được tiền để trang trải cho học hành và cuộc sống hàng ngày.
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế.
- Đối với bản thân những người thực hiện Dự án, dự án đã đem lại cho
chúng tôi kinh nshiệm thực tế qúi báu về điều tra thị trường, về kinh doanh.
- Sự thành công của dự án ít nhiều sẽ có tác dụng khích lệ các sinh viên
khoá sau mạnh bạo đưa ra ý tưởng và biến thành hiện thực.

Đại học Kinh tế Quốc dân 27


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án khởi nghiệp mở cửa hàng “Rau Xanh” chuyên cung ứng các loại rau
sạch là phù hợp với điều kiện thực tế. Mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội
luôn cần đến rau sạch: Món ăn không thế thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam.
Điều quan trọng nhất mà cửa hàng Rau Xanh hướng tới là “ Tất cả vì sức khoẻ
của người tiêu dùng” theo đúng tôn chỉ của cửa hàng “ Rau Xanh” đã đặt ra là “
Rau sạch cho mọi nhà”. Chúng tôi tin tưởng vào sự ủng hộ của xã hội đối với dự
án và tin vào sự thành công của cửa hàng “Rau Xanh”.
Mặc dù đã rất cố gắng để xây dựng dự án song do còn thiếu kinh nghiệm
và hạn chế về trình độ nên dự án khó tránh khỏi còn thiếu sót. Chúng tôi rất mong
nhận được sự đánh giá, góp ý của ban giám khảo để dự án này được hoàn thiện và
thành công hơn.
Qua đây chúng tôi cũng xin có kiến nghị: Rất mong các cơ quan có trách
nhiệm quan tâm và bảo vệ người tiêu dùng nhiều hơn, tăng cường công tác kiểm
tra, quản lý chất lượng rau bán trên thị trường. Nghiêm khắc và xử lý thích đáng
đối với các cá nhân và tổ chức cung ứng rau không đảm bảo chất lượng vệ sinh
ảnh hưởng đến không tốt đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ban tổ chức cuộc thi “Dự án
khởi nghiệp sinh viên 2003”, Đoàn thanh niên, khoa Kế Hoạch và Phát Triển
trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, đã tạo thuận lợi cho chúng tôi thực hiện ý tưởng
của mình.

Hà Nội ngày 10/08/2003

Đại học Kinh tế Quốc dân 28


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỂU TRA THỊ TRƢỜNG VỂ CẦU RAU SẠCH

1. Ông (bà) có biết cửa hàng bán rau sạch nào ở phố Vương Thừa Vũ, Hoàng
Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại và Tô Vĩnh Diện không ?
□ Không □ Có (Số lượng ....... )
2. Ông (bà) có thường xuyên mua rau sạch tại các cửa hàng mà Ông (bà) biết
ở trên không ?
□ Thường xuyên □ Không thường xuyên a.
a.Lý do ................................................. Lý do .................................

b. Mức độ tin tưởng của Ông b. Ông (bà) đâu thường mua rau ở
(bà) về rau sạch ở đó □ Chợ gần nhà
□ Rất tin tưởng □ Hàng rong
□ Tin tưởng □ Nơi khác
□ Không tin tưởng lắm

3. Nếu không biết


Ông (bà) có muốn mua rau sạch không ?
□ Rất muốn
□ Muốn
□ Không quan tâm
4. Ông (bà) chi trung bình bao nhiêu tiền một ngày dành cho mua
rau ............
Và sẽ sẵn sàng chi gấp mấy lần để chuyển sang mua rau sạch mà Ông (bà) tin
là sạch
□ Lần: .................
□ Còn suy nghĩ
5. Điều gì làm cho Ông (bà) tin rằng rau sạch ở cửa hàng đó có nguồn gốc là rau
sạch
□ Sản phẩm có đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, cơ quan bảo đảm về
chất lượng rau.
□ Thông tin về quy trình sản xuất rau, thời hạn sử dụng rau.
□ Sản phẩm được dán tem bảo đảm chất lượng và có bảo hộ.
□ Sản phẩm có uy tín về chất lượng : Ví dụ Huy chương Vàng chất
lượng rau an toàn.
□ Thường xuyên được cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra
trực tiếp tại cửa hàng bán rau.
□ Ý kiến khác ........

Đại học Kinh tế Quốc dân 29


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

PHỤ LỤC 2

BẢNG BÁO GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG RAU CHÍNH

(ĐÃ TÍNH CẢ CHI PHÍ VẬN CHUYỂN)

Mặt quả Dưa Kg Kg 3300

hàng Cải củ Rau Kg Kg 2300

xanh Cải dền Rau Kg Kg 2300

ngọt Cải lang Dọc Kg 1800

chíp Cải mùng Đơn giá 2300

xoong Đơn vị mua( 2300

Rau tín đ) Đơn giá

muống h 3300 bán

Rau Kg 2800 (đ)

ngót Kg 3800 5000

Mùng Kg 3300 4000

tơi Bí Kg 1800 4500

ngọn Bí Kg 2800 5000

quả Cà Kg 2300 3500

chua Cà Kg 2300 5000

pháo Cà Kg 1800 3500

bát Cà Kg 5300 5000

tím Kg 2300 3000

Mướp Kg 3800 7500

Đại học Kinh tế Quốc dân 30


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

3 0

5 0

0 3

5 0

0 0

0 3

5 0

0 0

0 3

4 0

0 0

Đại học Kinh tế Quốc dân 31


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

PHỤ LỤC 3
Sơ Đồ VỀ THỊ TRƯỜNG Dự ÁN VÀ ĐỊA ĐIEM CỬA HÀNG.

PHỤ LỤC 4
GIẢI THÍCH CÁC Dự BÁO TÀI CHÍNH.

Đại học Kinh tế Quốc dân 32


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

* Giải thích bảng 2 và bảng 3.


Doanh thu và chi phí mua hàng của dự án được xuất phát từ thực tế doanh
thu và chi phí mua hàng của một cửa hàng bán rau sạch 74 Vương Thừa Vũ. Qua
điều tra, tìm hiểu chúng tôi biết được trung bình mỗi ngày doanh thu của cửa
hàng này là 200.000đ/ngày. Theo dự kiến lúc cửa hàng của chúng tôi mới đi vào
hoạt động do khách hàng chưa biết đến, chưa quen với cách thức phục vụ, cộng
với các hoạt động Marketing, quảng bá về sản phẩm... chưa phát huy đầy đủ tác
dụng, hiệu quả nên doanh thu của hàng chưa cao doanh thu trune bình mỗi ngày
trong tháng đầu chỉ đạt 200.000đ/ngày và chi phí mua hàng trung bình tương ứng
là 130.000đ/ngày chiếm 65% doanh thu ( Xem bảng giá bán và giá mua hàng ở
phần phụ lục).
Như vậy ta sẽ tính được:

Doanh thu trung bình tháng đầu của cửa hàng là:

200.000đ * 29 ngày = 5.800.000đ

Chi phí mua hàng trung bình tháng đầu tương ứng là:

200.000đ * 65% * 29 ngày = 3.770.000đ.


(Để thuận tiện cho tính toán chúng tôi lấy trang bình mỗi thána của hàns
hoạt động 29 ngày).
Như đã phân tích trong phần phân tích cầu ta có thể khẳng định rằng cầu
về rau sạch trong khu vực là rất lớn. Với nhu cầu rau sạch rất lớn như vậy cộng
với các lợi thế mà cửa hàng “Rau Xanh” có, chúng tôi tin tưởng rằng doanh thu
trung bình mỗi tháng tiếp theo trong năm đầu sẽ tăng trung bình khoảng 25% mỗi
tháng, và do đó chi phí mua hàng cũng tăng tương ứng mỗi tháng cũng là 25%.
Từ đây ta có kết quả như ở bảng 2 và bảng 3.
Sau khi xác định được doanh thu và tổng chi phí hàng tháng ta sẽ tính
được lợi nhuận trước thuế mỗi tháng và cả năm như ở bảng 3 theo công thức: Lợi
nhuận trước thuế = Doanh thu - tổng chi phí - thuế VAT.
* Giải thích bảng 4
Sau khi đạt mức và tỷ lệ tăng cao như năm thứ nhất sang năm thứ 2 và thứ
3 dự án sẽ gặp phải sự cạnh tranh ngày một tăng cao, do có nhiều đối thủ cạnh
tranh mới xuất hiện với nhiều lợi thế và các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng thực
hiện nhiều biện pháp mới hoặc làm giống như của dự án nhằm thu hút khách
hàng. Tuy nhiên sau một năm hoạt động với hiệu quả khá cao cửa hàng đã có
lượng khách hàng lớn, và uy tín nhất định, do vậy chúng tôi có thể ký hợp đồng
cung ứng rau sạch cho các tổ chức trên địa bàn (cụ thể là 3 trường mầm non),
điều này cộng với lượng khách hàng đã có và không ngừng tăng lên, cửa hàng rau
sạch của chúng tôi vẫn có thể đạt tỷ lệ tăng doanh thu năm thứ 2 so với năm thứ
nhất khoảng 50%, và tỷ lệ tăng doanh thu năm thứ 3 so năm thứ 2 khoảng 30%.

Đại học Kinh tế Quốc dân 33


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

Sau khi xác định doanh thu ta sẽ xác định được


Tổng chi phí = chi phí biến đổi hàng năm + chi phí cố định hàng năm. Từ
đây ta cũng xác định được:

Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập
Lợi nhuận trung bình một tháng = Lợi nhuận sau thuế/ 12tháng.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu .............................................................................................................2
I. Tên dự án và ý tƣởng kinh doanh ................................................................3
1. Mục đích, động cơ kinh doanh ................................................................3
2. Ý tưởng kinh doanh .................................................................................3
3. Lĩnh vực và sản phẩm dịch vụ kinh doanh ..............................................3
4. Mô hình doanh nghiệp sẽ thành lập .........................................................5
5. Địa điểm bố trí dự án: ..............................................................................6
n. Phân tích thị trƣờng ......................................................................................7
1. Phân tích môi trường vĩ mô .....................................................................7
2. Phân tích cầu thị trường : .........................................................................8
3. Phân tích cung........................................................................................10
3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh ..........................................................10
3.2 Phân tích cung của dự án : .............................................................16
III. Chiến lƣợc kinh doanh : ......................................................................17
IV. Kê hoạch kinh doanh ...........................................................................17
1. Kế hoạch sản phẩm ................................................................................17
1.1. Nguồn cung ứng rau sạch ..............................................................17
1.2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ...........................................................18
2. Kế hoạch nhân sự của dự án ..................................................................20
3. Kế hoạch tiếp thị ....................................................................................20
3.1 Marketing và quảng cáo :...............................................................20
3.2 Dịch vụ kèm theo ...........................................................................21
4. Kế hoạch tài chĩnh ....................... .........................................................22
4.1 Dự án hoạt động trong điểu kiệnbình thường ................................22
4.2 Dự án hoạt động trong điều kiện thuận lợi.................................26
V. Rủi ro và các phƣơng án dự phòng ....................................................27
1. Rủi ro rau cuối ngày khôns bán được còn thừa........................................ 27
2. Rủi ro về giao hàng tại nhà ....................................................................27
3. Rủi ro về cạnh tranh:..............................................................................28
VI. Kế hoạch hành động ............................................................................28
VII. Phƣơng án kinh doanh trong tƣơng lai.........................................29
VIII. Lợi ích kinh tê - xã hội của dự án ....................................................30
Kết luận và kiến nghị ..........................................................................................31
Phụ lục 1 ...............................................................................................................32

Đại học Kinh tế Quốc dân 34


Dự án khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 2003

Phụ lục 2 ...............................................................................................................33


Phụ lục 3 ...............................................................................................................34
Phụ lục 4 ...............................................................................................................35

Đại học Kinh tế Quốc dân 35

You might also like