You are on page 1of 2

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH HÓA DẦU

Họ tên sinh viên: Hoàng Văn Tân


Lớp: DH09H1
Khóa: 2009-2013
Ca TH: 03
Nhóm: 02
Bài 12: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

1. Mục đích của bài thí nghiệm:

Xác định hàm lượng nước có trong các sản phẩm dầu mỏ (như dầu DO, dầu
nhờn… ) theo tiêu chuẩn ASTM D95 để đánh giá chất lượng sản phẩm dầu mỏ.

2. Tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm:

+ Tráng rửa sạch ống đong, bình cầu, bộ tách nước bằng dung môi axeton, sau đó
sấy khô để nguội trước khi lấy mẫu.

+ Lấy 50 ml mẫu dầu DO cho vào bình cầu. Sau đó lấy 50 ml dung môi xylen(lấy
bằng ống đong lần 1 lấy 25 ml, 2 lần sau mỗi lần 12,5ml), thêm vào 1ml nước vào
bình cầu và vài viên đá bọt làm tâm sôi để tránh hiện tượng sôi sục.

+ Lắp hệ thống thiết bị, mở van cho nước chảy qua ống sinh hàn, bật bếp gia nhiệt
cho hỗn hợp nước và xylen bay hơi. Tiến hành thí nghiệm cho đến khi lượng nước
trong ống hứng không thay đổi trong 5 phút, tắt bếp để nguội.

+ Đem hệ nhũ tương gia nhiệt trong nước nóng để phá hệ nhũ tương, tách ra hai lớp
nước và dung môi riêng biệt.

+ Lấy kết quả thu được của nước.

3. Xử lý kết quả:

Sau khi gia nhiệt để tách lớp nước và dung môi, phần nước quá nhỏ không thể xác
định chính xác được khoảng 0,5ml chiếm 1%.
4. Đánh giá chất lượng mẫu thí nghiệm:

Theo tiêu chuẩn hàm lượng nước có trong dầu DO không vượt quá 0,05%.

 Hàm lượng nước trong dầu DO khi tiến hành thí nghiệm không thể chấp nhận
được.

5. Trả lời câu hỏi:

1/ Ảnh hưởng của hàm lượng nước lẫn trong một số sản phẩm dầu mỏ:

+ Trong sản phẩm dầu bôi trơn, sự có mặt của nước sẽ làm giảm khả năng bôi trơn
của dầu.

+ Trong sản phẩm dầu nhiên liệu dùng cho động cơ, sự có mặt của nước làm giảm
nhiệt trị của dầu.

+ Nước có mặt trong sản phẩm dầu mỏ thúc dẩy quá trình ăn mòn thiết bị, đồng
thời phá hủy các phụ gia trong sản phẩm dầu mỏ làm giảm chất lượng sản phẩm
dầu mỏ.

2/ Có thể dùng phân đoạn xăng 80÷120oC để thay thế cho dung môi xylen:
+ Yêu cầu của dung môi là dung môi phải hoà tan trong sản phẩm và không hoà tan
trong chất cần tách có lẫn trong sản phẩm đó, khả năng bay hơi và nhiệt độ bay hơi
phù hợp tức là tại cùng nhiệt độ nào đó, dung môi và nước phải có sự chuyển từ
trạng thái lỏng sang trạng thái hơi, khi đó dung môi bay hơi mạnh hơn và lôi cuốn
các phân tử nước ở thể hơi theo.

+ Dung môi xylen bản chất là xăng được lấy ra từ phân đoạn xăng aromatic có
nhiệt độ sôi từ 80÷140oC. Từ những yêu cầu trên, phân đoạn xăng 80÷120oC là
xăng nhẹ, có khả năng bay hơi tốt, không tan trong nước, hoà tan và phân tán đều
trong dầu nên có thể lôi cuốn được nước ra khỏi dầu vì vậy xăng ở phân đoạn
80÷120oC có thể dùng thay thế dung môi xylen.

You might also like