You are on page 1of 2

THPT Tân Túc GV: Tạ Lê Duy

CẢM ỨNG TỪ
Bài 1. Vận dụng quy tắc nắm tay phải. Vẽ hình chiều đường sức từ và chiều cảm ứng từ B
Hình 1 Hình 2 Hình 3. Hình 4.

Hình 5. Vẽ cảm ứng từ tại M và N Hình 6. Dòng điện tròn

Bài 2. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10A đặt trong chân không.
Tính cảm ứng từ tại điểm các dây dẫn 50cm.
Bài 3. Một điểm cách dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 20cm thì có độ lớn cảm ứng từ
1,2μT. Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 60cm.
Bài 4. Tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5A cảm ứng từ là 0,4μT. Nếu
cường độ dòng điện tăng thêm 10A cảm ứng từ tại điểm đó là bao nhiêu.
Bài 5. Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện 5A chạy qua. Cảm ứng từ tại M có độ lớn 4.10-5 T. Tính
khoảng cách từ M đến dây dẫn.
Bài 6. Một dòng điện 20 A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí.
a. Tính cảm ứng từ tại những điểm cách dây dẫn 10cm.
b. Tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ lớn gấp đôi, nhỏ bằng một nửa giá trị B tính ở câu a
Bài 7. Cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau 10cm, mang hai dòng điện cùng độ lớn
I=5A thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách đều hai dây dẫn có
giá trị bằng bao nhiêu.
a) Hai dòng điện cùng chiều. b) Hai dòng điện ngược chiều
Bài 8. Hai dây dẫn thẳng dài, song song, cách nhau 10cm. Dòng điện qua hai dây ngược chiều nhau,
cùng cường độ 10A. Tìm cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn một đoạn 5cm.
Bài 9. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn là D1 và D2 đặt song song trong không khí cách nhau một
khoảng 2m. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và cùng cường độ I1 = I2 = 10A. Tại điểm M cách
D1 và D2 lần lượt là r1 = 6m và r2 = 8m. Độ lớn cảm ứng từ tại M là bao nhiêu.
Bài 10. Hai dòng điện có cường độ I1 = 3A và I2 = 2A chạy cùng chiều trong hai dây dẫn song song
và cách nhau 50cm. Xác định cảm ứng từ tại :
a. Điểm M cách dòng điện I1 30cm và cách I2 20cm.
b. Điểm M cách dòng điện I1 30cm và cách I2 80cm.
c. Điểm N cách dòng điện I1 30cm và cách I2 40cm.
Bài 11. Hai dây dẫn song song thẳng dài vô hạn đặt tại 2 điểm A,B trong không khí cách nhau 6cm
có dòng diện I1=5A và I2=6A cùng chiều đi qua. Tính cảm ứng từ tại M với MA=2cm, MB=4cm
Bài 12. Hai dây dẫn song song thẳng dài vô hạn đặt tại 2 điểm A,B trong không khí cách nhau 10cm
có dòng diện I1=2,4A và I2=2,4A cùng chiều đi qua. Tính cảm ứng từ tại M với MA=20cm,
MB=10cm
THPT Tân Túc GV: Tạ Lê Duy
Bài 13. Hai dai dây dẫn song song thẳng dài vô hạn đặt tại 2 điểm A,B trong không khí cách nhau
5cm có dòng diện I1=12A và I2=12A cùng chiều đi qua. Tính cảm ứng từ tại M với MA=3cm,
MB=4cm
Bài 14. Hai dai dây dẫn song song thẳng dài vô hạn đặt tại 2 điểm A,B trong không khí cách nhau
6cm có dòng diện I1=5A và I2=6A cùng chiều đi qua. Tính cảm ứng từ tại M với MA=2cm,
MB=4cm
Bài 15. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên
dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt
phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Tính cảm ứng từ tại M. ĐS: 7,5.10-6 (T)
Bài 16. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên
dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt
phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8(cm). Tính cảm ứng từ tại
M. ĐS: 1,2.10-5 (T)
Bài 17. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên
dây 1 là I1 = 2 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 4 (A) . Tìm vị trí mà tại đó cảm ứng từ bằng 0 (
vị trí mà không có đường sức từ đi qua). trong hai trường hợp:
a) hai dòng điện cùng chiều b) hai dòng điện ngược chiều
Bài 18. Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 32cm trong không khí, dòng điện chạy trên dây
thứ nhất là I1 = 5A, dòng điện chạy trên dây thứ hai là I2 = 1A ngược chiều với I1 . Tìm cảm ứng từ
tại M, biết:
a) M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách đều hai dây dẫn
b) M nằm trong mặt phẳng hai dây dẫn và nằm ngoài khoảng hai dây dẫn cách dòng điện I1 một
đoạn 8cm.
Bài 19. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, cường độ dòng điện
chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng
2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách dòng I2 8 (cm). Để cảm ứng từ tại M bằng không thì
dòng điện I2 co chiều và độ lớn như thế nào? ĐS: cường độ I2 = 1 (A) và ngược chiều với I1
Bài 20. a) Hai dây dẫn thẳng dài, song song, cách nhau 48cm. Dòng điện qua hai dây cùng chiều
nhau, với I1 = 3A và I2 = 1A. Tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng 0.
b) Hai dây dẫn thẳng dài, song song, cách nhau 24cm. Dòng điện qua hai dây ngược chiều nhau, với
I1 = 3A và I2 = 1,5A. Tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng 0.
Bài 21. Hai dây dẫn thẳng dài cách nhau 32cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên hai
dây là I1 = 5A và I2 chưa biết. Điểm M nằm trong mặt phẳng hai dòng điện , ngoài khoảng hai dòng
điện và cách dòng điện I2 một khoảng 8cm. Tìm I2 để cảm ứng từ tại M bằng 0.
Bài 22. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn trong không khí vuông góc với nhau (
cách điện với nhau) và nằm trong cùng một mặt phẳng. CƯờng độ dòng điện
qua hai dây là I1 = 2A và I2 = 10A.
a) Xác định cảm ứng từ gây bởi hai dòng điện tại M.
b) Xác định những điểm có vecto cảm ứng từ gây bởi hai dòng điện bằng 0.
Bài 23. Hai dây dẫn thẳng dài song song trong không khí, cách nhau một đoạn
48cm. Dòng điện chạy qua hai dây dẫn cùng chiều và có cường độ lần lượt là I1 = 3A , I2 = 1A. Tìm
những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng 0.

You might also like