You are on page 1of 4

Sinh viên: Nguyễn Thanh Thái

MSSV: 15520800351
Bài tập về nhà Môn Nguyên lí thiết kế công trình
GVHD: Thầy Lê Văn Thông

1. Liệt kê các thuyết bền mà em biết và áp dụng tính toán cho vật liệu.
Trả lời:
Các thuyết bền:
Thuyết bền thứ nhất: Thuyết bền ứng suất pháp lớn nhất
Thuyết bền thứ hai: Thuyết bền biến dạng dài tương đối lớn nhất
Thuyết bền thứ ba: Thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất
Thuyết bền thứ tư: Thuyết bền thế năng biến đổi hình dạng
Thuyết bền thứ năm (Mo): Lý thuyết trạng thái ứng suất giới hạn
Trên đây là những TB dược dùng tương đối phổ biến. Việc áp dụng TB này
hay TB khác để giải quyết những bài toán cụ thể phục thuốc vào loại vật liệu sử
dụng và TTUS của điểm kiểm tra.
Đối với TTUS đơn, người ta dùng TB 1 để kiểm tra độ bền
Đối với TTUS phức tạp, nếu vật liệu dòn, người ta dùng thuyết bền 5 hay
TB2, nếu vật liệu dẻo thì là TB3 hay TB4.
Hiện nay có nhiều thuyết bền mới được xây dựng, tổng quát hơn và phù hợp
hơn với kết quả thực nghiệm. Tuy vậy thuyết bền này cũng có những nhược điểm
nhất định nên chưa sử dụng rộng rãi.
2. Phân biệt phương pháp ứng suất cho phép và phương pháp trạng thái
giới hạn. Tìm hiểu về 4 TTGH mà em biết.
Trả lời:
Phương pháp tính theo ứng suất cho phép
Trong những bài toán Sức bền vật liệu mà ta đã nghiên cứu và làm, ta thấy
rằng việc tính toán độ bền của một thanh nào đó thì dựa vào ứng suất lớn nhất xuất
hiện trong một thanh phải nhỏ hơn giá trị ứng xuất cho phép mà ta đã xây dựng
nên.
Điều kiện bền là:
M max 
 max      o
Wx k
Qmax .S x 
 max      o
I x .t k
Với  o , o là những giới hạn nguy hiểm (giới hạn chảy đối với vật liệu dẻo và giới
hạn bền đối với vật liệu giòn)
Còn k là hệ số an toàn, với k  1 .
Nếu như thanh làm việc ở trang thái chịu lực phức tạp thì phải tính giá trị ứng suất
tương đương theo một thuyết bền đó rồi đem đi so sánh với ứng suất cho phép
Ví dụ: Xét tại 1 vị trí trong 1 thanh có nội lực có M và Q cùng lớn.

 td   2  3 2  1,15. 
Với cách tính toán như trên dược gọi là tính theo phương pháp ưng suất cho
phép. Chúng ta nhận thấy rằng tính theo USCP chỉ cần xét 1 điểm hay một mặt cắt
nào đó mà có ứng suất đạt đến ứng suất gây nguy hiểm  o thì coi như kết cấu đó bị
nguy hiểm và không còn chịu lực được nữa. Cách tính như này là đặt điều kiện vật
liệu làm việc làm việc trong miền đàn hồi (PP tính trong đàn hồi).
Tuy nhiên trong thực tế có một số kết cấu làm bằng vật liệu dẻo trong nhiều
trường hợp tuy tất cá các điểm trên một hoặc một vài mặt cắt ứng suất đạt tới giới
hạn chảy, kết cấu vẫn còn khả năng chịu lực them. Do đó lúc này tính theo USCP ở
trên là không còn phù hợp nữa, nó không tính hết khả năng chịu lực của vật liệu và
không tiết kiệm vật liệu.
Ví dụ:
Ta xét dầm sẽ ở trong trạng thái nguy hiểm khi các ứng suất ở các mép trên
hoặc dưới của mặt cắt đạt đến giới hạn chảy trong khi đó các điểm khác gần trục
trung hoà ứng suất còn rất thấp và ở nhiều trường hợp dầm vẫn còn khả năng chịu
lực thêm mà không bị phá huỷ.

Trạng thái ứng suất nguy hiểm ở mép trên và dưới của mặt cắt

Chính vì vậy mà người ta đưa ra PP tính theo TTGH.


Phương pháp tính theo TTGH
Tính theo trạng thái giới hạn là phân tích sự làm việc của kết cấu cho đến khi
phá huỷ hoàn toàn hay bị biến hình toàn bộ kết cấu không còn có thể chịu tải được
nữa. Rõ ràng với phương pháp này ta tận dụng hết khả năng của vật liệu và dĩ nhiên
là rất tiết kiệm. Song việc tính theo phương pháp trạng thái giới hạn (TTGH) đôi khi
đưa đến những biến dạng quá lớn (vật liệu làm việc ngoài miền đàn hồi), vượt quá
giới hạn cho phép. Do đó trong khi sử dụng phương TTGH người ta chú trọng đặc
biệt đến biến dạng. Và đối với những chi tiết máy yêu cầu biến dạng nhỏ thì không
dùng phương pháp TTGH được mà phải sử dụng phương pháp USCP như trên.
Ngoài ra đối với những bài toán ứng suất thay đổi theo thời gian cũng không dùng
phương pháp TTGH này được.
4 nhóm TTGH:
TTGH 1: Đây là trạng thái giới hạn về cường độ (kết cấu bị đổ vỡ). Để tính toán
trạng thái giới hạn này sử dụng tải trọng tính toán và cường độ tính toán. Tải trọng
tính toán là tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vượt tải, đây là hệ số kể đến các
trường hợp nguy hiểm nhất của tải trọng(các trường hợp này thường ít xảy ra, nếu
có thì cũng chỉ xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn). Khi tải trọng tác dụng vào nếu
tải trọng vượt qua giới hạn này là kết cấu bị phá hỏng.
TTGH 2: Là trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng bình thường, tính toán theo
điều kiện này đảm bảo cho kết cấu không có những khe nứt và những biến dạng quá
mức cho phép. Để tính toán trạng thái giới hạn này sử dụng tải trọng tiêu chuẩn để
tiết kiệm vật liệu.
TTGH 3: Sự mỏi của kết cấu
TTGH 4: Lũy tuyến

You might also like