You are on page 1of 64

MỤC LỤC

 Bài 1: Khảo sát PAM, PAM-PDM, PCM, PTM


I. Mục đích, nhiệm vụ
II. Lý thuyết
III.Thực hành
- Các bước thực hiện
- Nhận xét
IV.Kết luận
 Bài 2: PWM – PPM
I. Mục đích, nhiệm vụ
II. Lý thuyết
III.Thực hành
- Các bước thực hiện
- Nhận xét
IV.Kết luận
 Bài 3: PFM – DM
I. Mục đích, nhiệm vụ
II. Lý thuyết
III.Thực hành
- Các bước thực hiện
- Nhận xét
IV.Kết luận
 Bài 4: Line Codes – Decode, ASK System
I. Mục đích, nhiệm vụ
II. Lý thuyết
III.Thực hành
- Các bước thực hiện
- Nhận xét
IV.Kết luận
 Bài 5: Clock Signal Generator – Optical Fiber Transmission
I. Mục đích, nhiệm vụ
II. Lý thuyết
III.Thực hành
- Các bước thực hiện
- Nhận xét
IV.Kết luận
 Bài 6: Fiber Optic Communications
I. Mục đích, nhiệm vụ
II. Lý thuyết
III.Thực hành
- Các bước thực hiện
- Nhận xét
IV.Kết luận

LỜI NÓI ĐẦU


Cùng với sự phát triển của các ngành điện tử - tin học, công nghệ viễn thông trong
những năm vừa qua phát triển rất mạnh mẽ cung cấp ngày càng nhiều các loại hình dịch vụ
mới đa dạng, an toàn, và chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách
hàng.
Môn “ Thực tập viễn thông ” là một trong những môn học để chúng ta tìm hiểu sâu
hơn về công nghệ viễn thông, cụ thể là:
1. Điều chế xung
2. Điều chế độ rộng xung
3. Điều chế vị trí xung
4. Điều chế tần số xung
5. …

Qua các phần thực tập trên, giúp chúng ta nắm được các nguyên lý để điều chế một
xung tín hiệu, thực tập còn giúp ta biết cách mã hóa tín hiệu tạo một nền tảng cơ bản về
công nghệ viễn thông.

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện bài thực tập được sự tận tình hướng dẫn của thầy. Và do
kiến thức còn hạn hẹp, nên trong quá trình thực hiện bài thực tập chúng em không thể tránh
khỏi những sai sót. Rất mong thầy bỏ qua cho chúng em.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Bài 1: Khảo sát PAM, PAM-PDM, PCM, PTM

I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ:


 Ôn tập lại các kiến thức về điều chế biên độ xung, điều chế tần số xung , điều chế vị
trí xung và điều chế độ rộng xung. Từ đó ta có thể thực hiện các thí nghiệm để kiểm
chứng so sánh các kết quả của việc điều chế khác nhau như thế nào.
 Kiểm tra sự ảnh hưởng của nhiễu .
 Biết cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm (các dụng cụ đo trong bài).

II. LÝ THUYẾT:

1. PAM:
Chúng ta sử dụng chuỗi xung có tần số cao p(t) để tiến hành lấy mẫu tín hiệu hạ tần
m(t) theo biên độ.

Hình 1.1: Phương pháp điều chế xung theo biên độ


2. PAM-TDM:
Khoảng cách giữa 2 xung PAM cạnh nhau rất lớn. Người ta lợi dụng khoảng cách lớn
này để ghép vào và truyền đi các xung PAM khác của các tín hiệu từ các kênh khác.
Phương pháp này gọi là phân chia theo thời gian(TDM). Thực hiện ghép kênh phân chia
theo thời gian cho 2 tín hiệu PAM là p1(t).m1(t) và p2(t).m2(t). khoảng cách giữa 2 xung
PAM cạnh nhau trong dòng tín hiệu ghép kênh không còn là T nữa mà là T/2.
3. PCM:
PCM là một kỹ thuật hiệu quả chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số, trong đó các xung
PAM rời rạc được chuyển đổi thành một từ mã số, đó là một dòng bit nối tiếp.

Tín hiệu PCM xuất phát từ tất cả các nguồn tín hiệu tương tự có thể kết hợp tín hiệu số
và truyền chung qua các hệ thống truyền tin số tốc độ cao.

3 bước cơ bản để thực hiện PCM bao gồm: lấy mẫu (Sampling), lượng tử hóa
(quantizing) và mã hóa (encoding).

Hình 1.2: Phương pháp điều chế xung mã PCM


4. PTM:
Điều chế thời gian xung bao gồm 4 phương pháp: 3 phương pháp đầu tập trung
trong một nhóm gọi là điều chế độ rộng xung (PWM – Hình d,e,f), phương pháp thứ
tư là điều chế vị trí xung (PPM).

Ba phương pháp điều chế độ rộng xung khác nhau ở điểm cạnh lên, cạnh xuống
hay điểm giữa xung được giữ cố định trong khi độ rộng xung thay đổi theo tín hiệu
điều chế.

Phương pháp thứ tư, PPM là thay đổi vị trí xung theo tín hiệu điều chế trong
khi bề rộng xung không đổi.
III. THỰC HÀNH:
1. PAM (Pulse Amplitude Modulation):
1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
 Bước 1: Chúng ta sử dụng máy tạo xung để cấp sóng sin có biên độ đỉnh đỉnh (Peak
to Peak) là 5Vp-p với tần số là 2KHz vào chân M2 của phần thực hành PAM trên
board Lab-Volt.
Hình 1.3: Sóng sin Vpp = 5V, f = 2KHz

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, sóng đầu vào đã thỏa mãn về mặt biên độ và tần số
như yêu cầu của bài đã đặt ra.
 Bước 2: Nối ngõ vào M2 với ngõ vào của khối SAMPLER.
SP

M2
OUTPUT
SAMPLER

 Bước 3: Dùng Channel 2 của Oscilloscope để quan sát tín hiệu xung lấy mẫu tại ngõ
vào SP ở tần số 8KHz (tất cả các CM ở mức 0).

Hình 1.4: Tín hiệu xung lấy mẫu tại SP (8KHz)


Nhận xét: Xung lấy mẫu là tín hiệu cao tần có dạng xung vuông. Đây là chế độ mặc định
khi tất cả các CM đều đặt tại mức 0.

 Bước 4: Dùng Channel 1 của Oscilloscope để quan sát tín hiệu hạ tần (tín hiệu hình
sin) tại ngõ vào M2 của khối SAMPLER.
Hình 1.5: Tín hiệu hạ tần tại M2
Nhận xét: Như chúng ta thấy tín hiệu tại ngõ vào của khối SAMPLER đã thỏa mãn các yêu
cầu về biên độ, tần số và dạng sóng.
 Bước 5: Kích hoạt CM4 lên mức 1, tần số SP lúc này sẽ tăng từ 8 KHz lên 16 KHz.

Hình 1.6: Tín hiệu xung lấy mẫu tại SP (16KHz)


Nhận xét: Quan sát như trên hình ta thấy, tín hiệu xung lấy mẫu tại SP lúc đặt CM4 lên
mức 1 có tần số là 16KHz. Do tần số tăng lên nên với cùng một giá trị TIME/DIV, chúng ta
quan sát được trên màn hình Oscilloscope có nhiều xung hơn.
 Bước 6: Trả CM4 về mức 0 đồng thời kích hoạt CM3 lên mức 1, tần số SP lúc này
sẽ giảm từ 16KHz xuống 4KHz.

Hình 1.7: Tín hiệu xung lấy mẫu tại SP (4KHz)


Nhận xét: Quan sát như trên hình ta thấy, tín hiệu xung lấy mẫu tại SP lúc trả CM4 về mức
0 đồng thời kích hoạt CM3 lên mức 1 có tần số là 4KHz. Do tần số giảm xuống nên với
cùng một giá trị TIME/DIV, chúng ta quan sát được trên màn hình Oscilloscope có ít xung
hơn.

 Bước 7: Nối ngõ ra của khối SAMPLER(lấy mẫu) với ngõ vào của khối FILTER(bộ
lọc)
SP

M2
OUTPUT
SAMPLER FILTER

Hình 1.8: Kết nối khối SAMPLER và khối FILTER

Nhận xét: Lối ra của khối SAMPLER đã nối với lối vào của khối FILTER để làm phẳng
hoặc nối các mẫu tín hiệu rời rạc với nhau để tạo lại tín hiệu ban đầu.
 Bước 8: Dùng Channel 1 của Oscilloscope để quan sát tín hiệu hạ tần (tín hiệu hình
sin) tại ngõ vào M2 của khối SAMPLER, dùng Channel 2 của Oscilloscope để quan
sát tín hiệu thu được tại ngõ ra của khối FILTER.

Hình 1.9: Tín hiệu ngõ vào và ngõ ra tại tần số lấy mẫu 8KHz
Nhận xét: Như trên hình chúng ta thấy tín hiệu tại lối ra của khối FILTER, nó có dạng hoàn
toàn giống với tín hiệu ban đầu. Tuy nhiên, nó bị lệch pha và có biên độ nhỏ hơn so với tín
hiệu ban đầu. Nguyên nhân là do bị trễ trong quá trình truyền tín hiệu, và độ khuyếch đại
của bộ FILTER thường nhỏ. Vì vậy đằng sau các bộ FILTER, người ta thường thiết kế các
bộ khuyếch đại để làm tăng biên độ tín hiệu.
 Bước 9: Kích hoạt CM3 lên mức 1, tần số SP lúc này sẽ giảm từ 8 KHz xuống
4KHz. Dùng Channel 1 của Oscilloscope để quan sát tín hiệu hạ tần (tín hiệu hình
sin) tại ngõ vào M2 của khối SAMPLER, dùng Channel 2 của Oscilloscope để quan
sát tín hiệu thu được tại ngõ ra của khối FILTER.

Hình 1.13: Tín hiệu ngõ vào và ngõ ra tại tần số lấy mẫu 4KHz
Nhận xét: Như trên hình chúng ta thấy khi tần số lấy mẫu 4KHz thì số mẫu tại lối ra của
khối SAMPLER chỉ bằng 1/2 so với trường hợp 8KHz như trên. Hơn nữa, tín hiệu tại lối ra
của FILTER có dạng sóng và tần số không trung thực như trường hợp 8KHz. Ở đây tần số
của tín hiệu hạ tần là 2KHz, căn cứ theo Nyquits thì tần số lấy mẫu phải lớn hơn hoặc bằng
2 lần tần số tín hiệu hạ tần.
2. PTM ( Pulse Time Modulation ):
1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
 Bước 1: Chúng ta sử dụng máy tạo xung để cấp sóng sin có biên độ đỉnh đỉnh (Peak
to Peak) là 5Vp-p với tần số là 1KHz vào M1 của khối PTM.

Hình 2.1: Sóng sin Vpp = 5V, f = 1KHz


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đầu vào đã thỏa mãn về biên độ và tần số như
yêu cầu của bài. Vì tần số tín hiệu là 1KHz nên tần số của tín hiệu lấy mẫu tuân theo định
luật Nyquist là lớn hơn hoặc bằng 2KHz.
 Bước 2: Nối M1 với ngõ vào SAMPLE HOLD(lấy mẫu), nối ngõ ra
COMPARATOR (PWM) với ngõ vào của LIMITER, nối ngõ ra PREFILTER(bộ
lọc) với ngõ vào FILTER.
 Bước 3: Đặt CH2: 2V/DIV, đặt Oscilloscope ở mode ALT hoặc DUAL. Nối CH2
đến SAMPLE HOLD. Quan sát và vẽ lại dạng tín hiệu.

Hình 2.2: Tín hiệu tại chân SAMPLE HOLD

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại chân SAMPLE HOLD có dạng rời rạc.
Nhưng nó được giữ theo được đường bậc thang, tức là nó vừa được lấy mẫu vừa được giữ.
Tần số của tín hiệu tại đây hoàn toàn giống với tần số của tín hiệu lối vào (1KHz).
 Bước 4: Đặt CH2 10µs/DIV, tính chu kì của tín hiệu SAMPLE HOLD. Từ đó suy ra
tần số tín hiệu.
- Chu kỳ của tín hiệu là: 50µs
- Tần số tín hiệu là: 20KHz
 Bước 5: Đặt CH1 và CH2: 2V/DIV, độ rộng xung 0.1ms/DIV. Nối CH1 đến ngõ vào
M1 của SAMPLE HOLD. Nối CH2 đến ngõ ra COMPARATOR (PWM). Chỉnh các
nút vặn sao cho tín hiệu tại CH1 và CH2 hiện rõ. Quan sát và vẽ các tín hiệu đó. Loại
tín hiệu trên CH2 là PWM hay PPM ?

Hình 2.3
Nhận xét: Đây là tín hiệu PPM vì tín hiệu nó là một xung mà vị trí của nó tỷ lệ với biên độ
với biên độ tín hiệu tương tự được điều chế.
 Bước 6: CH1 nối đến ngõ ra của Pulse Length trên khối PPM. Quan sát, vẽ lại dạng
tín hiệu. Đây là dạng tín hiệu PWM hay PPM ?
Hình 2.4: Tín hiệu tại chân PPM của khối COMPARATOR
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại chân PPM đằng sau khối Pulse Length (độ
dài xung) có dạng xung vuông. Các độ rộng xung hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên các vị trí
xung lại khác nhau và nó phụ thuộc vào tín hiệu lấy ra từ chân SAMPLE HOLD. Đây là
dạng tín hiệu PWM vì tín hiệu PWM có dạng xung mà độ rộng của nó tỷ lệ với biên độ với
biên độ của tín hiệu tương tự đem điều chế.
 Bước 7: CH2 nối đến SAMPLE HOLD. So sánh tín hiệu PPM với tín hiệu SAMPLE
HOLD.
Nhận xét: Tín hiệu PPM với tín hiệu SAMPLE HOLD thì : tín hiệu tại chân PPM có
dạng xung vuông. Các độ rộng xung hoàn toàn khác nhau, và nó phụ thuộc vào tín
hiệu lấy ra từ chân SAMPLE HOLD.
 Bước 8: Khi chỉnh biên độ sóng vào lớn nhất, vị trí xung của PPM như thế nào so
với xung tại SAMPLE HOLD ?

Hình 2.5: Tín hiệu tại chân SAMPLE HOLD và chân PPM
Nhận xét: Tín hiệu tại chân PPM đằng sau khối Pulse Length có dạng xung vuông. Các độ
rộng xung hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên các vị trí xung lại khác nhau và nó phụ thuộc
vào tín hiệu lấy ra từ chân SAMPLE HOLD. Khi biên độ của tín hiệu lối vào tăng lên thì vị
trí xung co lại. Nếu giảm biên độ tín hiệu lối vào thì vị trí xung giãn ra.
 Bước 9: CH1, CH2: 0.1ms/DIV. Nối CH1 đến ngõ vào SAMPLE HOLD, nối CH2
đến ngõ ra SAMPLE HOLD. Quan sát, vẽ tín hiệu tại CH1, CH2. So sánh tín hiệu
đầu vào SAMPLE HOLD với tín hiệu đầu vào M1.
Hình 2.6: Tín hiệu tại ngõ ra và ngõ vào của SAMPLE HOLD

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại lối vào của SAMPLE HOLD là tín hiệu
hình sin liên tục có tần số là 1KHz, biên độ là 5V. Tín hiệu lối ra tại SAMPLE HOLD có
dạng rời rạc theo hình bậc thang có biên độ đỉnh đỉnh cũng xấp xỉ 5V, tần số là 1KHz.
 Bước 10: CH1 nối đến ngõ ra SAMPLE HOLD, CH2 nối đến ngõ ra RAMP GEN.
Quan sát và nhận xét dạng sóng. CH1 nối đến ngõ ra ADDER. Quan sát và vẽ lại
dạng sóng tại ngõ ra SAMPLE HOLD, RAMP GEN, ADDER.

Hình 2.7: Tín hiệu tại ngõ ra tại SAMPLE HOLD và RAMP GEN
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại lối ra của SAMPLE HOLD là tín hiệu rời
rạc theo đường bậc thang. Tín hiệu tại RAMP GEN có dạng xung hình răng cưa, nó được
dùng làm điện áp tham chiếu để kết hợp với tín hiệu tại SAMPLE HOLD để cho ra tín hiệu
tại chân ADDER.

Hình 2.8: Tín hiệu tại ngõ ra tại ADDER.


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại ngõ ra của RAMP GEN là xung có dạng
hình răng cưa. Tín hiệu tại ADDER là sự kết hợp của tín hiệu RAMP GEN và SAMPLE
HOLD nên nhìn tổng quan sự biến đổi của tín hiệu tại ADDER nó có dạng tương tự như
dạng hình sin.
 Bước 11: Nối CH1 đến M1, nối CH2 đến ngõ ra của FILTER trên khối PAM. Quan
sát, vẽ và nhận xét tín hiệu (CH2: độ rộng xung 0.2ms/DIV). Tín hiệu trên CH2 có
giống với tín hiệu CH1 không ? So sánh biên độ, tần số, pha.

Hình 2.9: Tín hiệu tại M1 và ngõ ra của FILTER

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại M1 có dạng hình sin, tần số là 1KHz, biên
độ đỉnh đỉnh là 5V như đã khảo sát. Tuy nhiên, tín hiệu tại lối ra của FILTER chỉ có bán kỳ
dương.
 Bước 12: Nối CH1 đến ngõ ra của PREFILTER của khối PTM. (CH1 có độ rộng
xung 0.1ms/DIV). Nối CH2 đến M1. So sánh tín hiệu ra PREFILTER (CH1) với tín
hiệu tại M1.

Hình 2.10: Tín hiệu tại M1 và ngõ ra của PREFILTER

Nhận xét: tín hiệu tại M1 có dạng hình sin, tần số là 1KHz, biên độ đỉnh đỉnh là 5V như đã
khảo sát. Tuy nhiên, tín hiệu tại lối ra của khối PREFILTER chỉ có bán kỳ dương và tín
hiệu nó không được liền nét. Tức là tín hiệu không hoàn toàn liên tục, nên tín hiệu này phải
được đưa qua bộ lọc FILTER để làm trơn tín hiệu thêm một lần nữa.
 Bước 13: Hủy kết nối giữa COMPARATOR và LIMITER. Nối giữa PULSE
LENGTH và LIMITER. Nối CH1 với ngõ vào M1 của SAMPLE/HOLD. Nối CH2
với ngõ ra PULSE LENGTH của PPM. Quan sát, vẽ lại dạng tín hiệu của các ngõ ra,
tín hiệu tại CH2 là PWM hay PPM.

Hình 2.11: Tín hiệu tại M1 và ngõ ra PPM của PULSE LENGTH

Nhận xét: Tín hiệu tại M1 có dạng hình sin, tần số là 1KHz, biên độ đỉnh đỉnh là 5V như
đã khảo sát. Tuy nhiên tín hiệu đưa vào LIMITER không phải là PWM nữa mà là PPM.
Chú ý khối LIMITER dùng để cắt đi nữa chu kỳ âm, chỉ để lại nửa chu kỳ dương của tín
hiệu. Vì vậy tín hiệu tại lối ra của khối PREFILTER và FILTER chỉ có nửa chu kỳ dương.

 Bước 14: Chỉnh CH2: 200mV/DIV và 0.2ms/DIV. Nối CH2 đến ngõ ra của FILTER
của PAM. Quan sát, vẽ và nhận xét tín hiệu tại ngõ ra (tín hiệu ra trên CH1 có giống
tín hiệu ra trên CH2 không ?
Hình 2.12: Tín hiệu tại M1 và lối ra của FILTER

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại M1 có dạng hình sin, tần số là 1KHz, biên
độ đỉnh đỉnh là 5V như đã khảo sát. Tuy nhiên, tín hiệu tại lối ra của FILTER chỉ có bán kỳ
dương.

 Bước 15: Hủy kết nối giữa PREFILTER và FILTER. Nối giữa ngõ ra của LIMITER
với ngõ vào của FILTER. Nối CH1 với ngõ ra của SAMPLE/HOLD (CH1: 2V/DIV;
CH2: 100mV/DIV, 0.2ms/DIV). Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu ra tại
CH1 và CH2.

Hình 2.13: Tín hiệu tại SAMPLE HOLD ngõ ra PULSE LENGTH của PPM

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại SAMPLE HOLD có dạng hình sin và rời
rạc theo hình bậc thang tần số là 1KHz, biên độ đỉnh đỉnh là 5V. Tuy nhiên, tín hiệu tại lối
ra của FILTER có chỉ có bán kỳ dương và nó hơi bị méo dạng do không được đưa qua bộ
PREFILTER.
Bài 2: PWM-PPM
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ:
Công việc chính của bài thực tập này bao gồm:
 Sử dụng các thiết bị đo lường như Oscilloscope, máy tạo xung.
 Hiểu tổng quan về KIT thí nghiệm PWM và PPM của DE LORENZO.
 Cấp tín hiệu đầu vào, đo tín hiệu lối ra sau đó so sánh kết quả, rút ra nhận xét.
 Tóm tắt lại kiến thức thu được trong quá trình làm.
II. LÝ THUYẾT:

Hình 1: Board DE LORENZO


1. PWM với nhiễu:
- PWM ( Pulse Width Modulation : điều chế độ rộng xung): độ rộng xung thay đổi
theo x(t) trong khi vị trí xung và biên độ xung không thay đổi.
Hình 2
2. PPM với nhiễu:
- PPM ( Pulse Position Modulation : điều chế vị trí xung): vị trí xung thay đổi theo
x(t) trong khi biên độ xung và độ rộng xung không đổi.

Hình 3
Hình 4
III. THỰC HÀNH:
1. PWM với nhiễu:
1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
 Bước 1: Cung cấp sóng sin có tần số từ 100Hz – 5KHz, biên độ đỉnh-đỉnh là
2Vp-p vào L5 và đất.

Hình 5: Sóng sin Vpp = 2V, f = 4KHz

Nhận xét: Sóng đầu vào đã thỏa mãn về mặt biên độ và tần số như yêu cầu của bài.

 Bước 2: Nối ngõ ra L2 của khối điều chế PWM với ngõ vào C1 của khối nhiễu.

L5 L2 L3
L4
PWM Modulator PWM Demodulator
Hình 6: Kết nối giữa khối PWM Modulator và PWM Demodulator

 Bước 3: Nối ngõ ra C2 của khối nhiễu với ngõ vào L3 của khối giải điều chế
PWM.
 Bước 4: Nối ngõ ra L4 của khối giải điều chế PWM với ngõ vào G1 của bộ lọc.
 Bước 5: Nối ngõ ra G2 của bộ lọc với ngõ vào H1 của bộ khuếch đại.
 Bước 6: Nối loa với H2 và đất.
 Bước 7: Chỉnh R để tín hiệu ra được rõ nhất.
 Bước 8: Quan sát, nhận xét và vẽ lại tín hiệu tại ngõ vào L5 và ngõ ra tại L2, C2,
L4, G2 khi có nhiễu và không có nhiễu.

**Khi có nhiễu:

Hình 6: Dạng tín hiệu tại ngõ ra L2

Hình 7: Dạng tín hiệu tại ngõ ra C2

Hình 8: Dạng tín hiệu tại ngõ ra L4

Hình 9: Dạng tín hiệu tại ngõ ra L4

**Khi không có nhiễu:

Hình 10: Dạng tín hiệu tại ngõ ra L2


Hình 11: Dạng tín hiệu tại ngõ ra C2

Hình 12: Dạng tín hiệu tại ngõ ra L4

Hình 13: Dạng tín hiệu tại ngõ ra G2


Nhận xét: Quan sát các hình trên, nhận thấy tín hiệu ngõ ra có dạng và tần số giống với tín
hiệu hạ tần đặt ở lối vào. Hơn nữa, các độ rộng của chuỗi xung tại lối ra của khối
MODULATOR(bộ điều chế) hoàn toàn đúng theo quy luật mã hóa độ rộng xung (PWM) so
với tín hiệu hình sin tại lối ra của khối DEMODULATOR(giải điều chế). Trong phần PWM
khi có nhiễu, chúng ta quan sát thấy tín hiệu lối ra nó bị biến so với tín hiệu lối vào khi
chúng ta tăng hoặc giảm sự ảnh hưởng của khối tạo nhiễu. Sự ảnh hưởng của nhiễu sẽ càng
lớn khi biên độ của tín hiệu càng nhỏ và tần số của tín hiệu càng cao. PWM tín hiệu lối ra
có độ trung thực cao hơn, ít bị ảnh hưởng của nhiễu hơn PAM.
2. PPM với nhiễu:
- Mạch bị hỏng không thực hiện được.
IV. KẾT LUẬN:
- Hiểu được các quá trình điều chế, giải điều chế tín hiệu tương tự. Từ đó thấy
được tín hiệu tương tự dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu, do đó trong thực tế khi truyền
đi xa sẽ rất khó khăn.
- Nắm được cách sử dụng máy hiện sóng, máy phát sóng, cách nối thiết bị trong đo
đạc, thu thập số liệu.
- Đảm bảo các quy tắc an toàn khi thực hành tránh làm hỏng thiết bị.
- Ở 1 số trường hợp chưa quan sát rõ được tín hiệu sóng mang thay đổi theo quy
luật tin tức sau khi điều chế. Lí do là có thể do tần số quét máy hiện sóng chưa đủ
lớn so với tần số sóng mang. Hạn chế của máy hiện sóng tương tự gây ra sai lệch
khi đo tín hiệu có tần số cao.
- Nếu sử dụng máy hiện sóng số có thể cho kết quả tốt hơn.
Bài 3: PFM – DM
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ:

- Ôn tập, kiểm chứng lại các quá trình điều chế, giải điều chế tín hiệu tương tự. Từ
đó so sánh với các loại điều chế ở bài trước.
- Kiếm tra sự ảnh hưởng của nhiễu đến tín hiệu truyền đi.
- Biết cách sử dụng máy hiện sóng, máy phát sóng, cách nối thiết bị, đo đạc, thu
thập số liệu.
- Đảm bảo các quy tắc khi thực hành tránh làm hỏng thiết bị.
II. LÝ THUYẾT:

Hình 1: Board DE LORENZO


1. PFM (Pulse Frequency Modulation: điều chế tần số xung): tần số thay đổi theo thời gian t.
Hình 2
2. DM (Delta Modulation):
DM mang thông tin về sự lệch của tín hiệu vào.
Điều chế Delta giảm độ phức tạp của các kĩ thuật PCM.
Tín hiệu vào tương tự xấp xỉ bằng một hàm bậc thang.
- Mức lượng tử là khoảng cách lên hoặc xuống giữa mỗi mẫu.
- Đặc tính quan trọng của hàm bậc thang là mã hóa theo dạng nhị phân.
- Đường bậc thang và dạng sóng của tín hiệu tương tự gốc bám sát nhau.

Hình 3
III. THỰC HÀNH:
1. PFM với nhiễu:
Hình 4

1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

 Bước 1: Cung cấp sóng sin có tần số từ 10Hz – 5KHz, biên độ đỉnh-đỉnh là
8Vp-p vào D2 của khối điều chế và đất.
 Bước 2: Ngõ ra D1 nối với khối nhiễu C1.
 Bước 3: Ngõ ra C2 nối với ngõ vào D3 của khối giải điều chế PFM.
 Bước 4: Nối ngõ ra D4 của khối giải điều chế PFM với ngõ vào G1 của bộ lọc.
 Bước 5: Nối ngõ ra G2 của bộ lọc với ngõ vào H1 của khối khuếch đại.
 Bước 6: Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu vào tại D2.

Hình 5: Sóng sin Vpp = 8V, f = 4KHz

Nhận xét: Sóng đầu vào đã thỏa mãn về mặt biên độ và tần số như yêu cầu của bài.

 Bước 7: So sánh tín hiệu D2 với tín hiệu tại D1, C2, D4, G2 khi không có
nhiễu và có nhiễu (thay đổi giá trị của R1). Dạng tín hiệu tại các khối:

**Khi không có nhiễu:


Hình 6: Tín hiệu tại D2 và D1

Hình 7: Tín hiệu tại D2 và C2

Hình 8: Tín hiệu tại D2 và D4

Hình 9: Tín hiệu tại D2 và G2

**Khi có nhiễu (thay đổi giá trị của R1):

Hình 10: Tín hiệu tại D2 và D1

Hình 11: Tín hiệu tại D2 và C2


Hình 12: Tín hiệu tại D2 và D4

Hình 13: Tín hiệu tại D2 và G2

Nhận xét: Khi chúng ta điều chế tín hiệu hạ tần theo tần số xung như trong phần một, thì
tín hiệu lối ra giống gần như hoàn toàn so với tín hiệu ban đầu. Bởi vì trong phần này sự
ảnh hưởng của nhiễu gần như là không có. Tuy nhiên, trong phần PFM khi có nhiễu, chúng
ta quan sát thấy tín hiệu lối ra nó bị biến dạng phần nào so với tín hiệu lối vào, khi chúng ta
tăng hoặc giảm sự ảnh hưởng của khối tạo nhiễu (NOISE). Sự ảnh hưởng của nhiễu sẽ càng
lớn khi biên độ của tín hiệu càng nhỏ và tần số của tín hiệu càng cao.Vì vậy, trước các khối
điều chế PFM, người ta thường sử dụng các bộ tiền khuyếch đại để làm tăng biên độ trước
khi điều chế. So với phương pháp điều chế PAM thì với PFM tín hiệu lối ra có độ trung
thực cao hơn ở tần số thấp. Tuy nhiên, khi tần số của tín hiệu tăng lên thì mức độ ảnh
hưởng của nhiễu càng lớn làm giảm độ trung thực của tín hiệu lối ra. Vì vậy người ta chỉ sử
dụng điều chế PFM cho những tín hiệu có tần số thấp.

2. DM với nhiễu:
1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

 Bước 1: Cung cấp sóng sin có tần số từ 100Hz – 5Khz, biên độ đỉnh-đỉnh là
2Vp-p vào E1 và đất.
 Bước 2: Nối ngõ ra E3 của khối điều chế DM với ngõ vào C1 của khối nhiễu.
 Bước 3: Nối ngõ ra C2 của khối nhiễu với với ngõ vào E5 của khối giải điều
chế DM.
 Bước 4: Nối ngõ ra E6 của khối giải điều chế DM với ngõ vào G1 của bộ lọc.
 Bước 5: Nối ngõ ra G2 của bộ lọc với ngõ vào H1 của khối khuếch đại.
 Bước 6: Quan sát và vẽ lại: tín hiệu ngõ vào E1, các tín hiệu ngõ ra tại E3, C2,
E6, G2:

Hình 14: Tín hiệu ngõ vào E1


Hình 15: Tín hiệu ngõ ra tại E3

Hình 16: Tín hiệu ngõ ra tại C2

Hình 17: Tín hiệu ngõ ra tại E6

Hình 18: Tín hiệu ngõ ra tại G2

 Bước 7: So sánh tín hiệu ngõ vào E1 với các tín hiệu ngõ ra E3, C2, E6, G2.
Nhận xét.

Hình 18: Tín hiệu ngõ ra tại E1 và E3

Hình 18: Tín hiệu ngõ ra tại E1 và C2

Hình 18: Tín hiệu ngõ ra tại E1 và E6


Hình 18: Tín hiệu ngõ ra tại E1 và G2

Nhận xét: Khi chúng ta điều chế tín hiệu hạ tần theo tần số xung như trong phần ba, thì tín
hiệu lối ra giống gần như hoàn toàn so với tín hiệu ban đầu. Bởi vì trong phần này sự ảnh
hưởng của nhiễu gần như là không có. Tuy nhiên, trong phần DM khi có nhiễu, chúng ta
quan sát thấy tín hiệu lối ra nó bị biến dạng phần nào so với tín hiệu lối vào, khi chúng ta
tăng hoặc giảm sự ảnh hưởng của khối tạo nhiễu (NOISE). Sự ảnh hưởng của nhiễu sẽ càng
lớn khi biên độ của tín hiệu càng nhỏ và tần số của tín hiệu càng cao.Vì vậy, trước các khối
điều chế DM, người ta thường sử dụng các bộ tiền khuyếch đại để làm tăng biên độ trước
khi điều chế. Một vấn đề cần chú ý là khi biên độ của tín hiệu hạ tần lối vào tăng lên thì tín
hiệu lối ra bị cắt mất phần bán kỳ dương. Để giải quyết vấn đề này chúng ta nên giảm biên
độ và tần số tín hiệu hạ tần lối vào.

IV. KẾT LUẬN:


Sau tiến hành thực hiện 2 bài thực tập trên, ta thấy mặc dù là điều chế tương tự nhưng
điều chế DM cũng khá vượt trội nhờ quá trình mã hóa nhị phân từ bậc thang, tín hiệu có can
nhiễu vẫn có thể tái tạo lại dạng ban đầu khá tốt so với các loại điều chế khác.

Bài 4: Line Codes – Decode, ASK System


I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ:

- Ôn tập, kiểm chứng lại các loại mã thường sử dụng cũng như quá trình mã hóa,
giải mã, điều chế, giải điều chế tín hiệu số. Từ đó thấy được những ưu điểm, lợi
thế hơn khi sử dụng tín hiệu số cũng như mã hóa trong truyền thông.
- Kiếm tra sự ảnh hưởng của nhiễu đến tín hiệu truyền đi.
- Biết cách lắp ráp, kết nối, hiểu được chức năng của các khối dùng trong thiết bị.
- Biết cách sử dụng máy hiện sóng, máy phát sóng, cách nối thiết bị, đo đạc, thu
thập số liệu.
II. LÝ THUYẾT:

Mạch truyền tín hiệu số (Transmission Of Digital Signal DL 3155M62)

Mạch phụ (DL 3155M62A)


1. Mã hóa NRZ:
NRZ có thời gian tồn tại của xung điện áp bằng độ rộng của một bit, tín hiệu chỉ
có 2 mức +V và –V, không có mức 0.
Có 2 loại NRZ:
- NRZ-L:
+ Mức điện áp dương tiêu biểu cho bit 0 (hoặc có thể ngược lại).
+ Mức điện áp âm tiêu biểu cho bit 1 (hoặc có thể ngược lại).
Với cách mã hoá này việc đồng bộ bit sẽ khó khăn khi nhiều bit 0 hoặc bit 1
truyền liên tiếp.

- NRZ-I:
+ Mức điện áp sẽ thay đổi (từ mức điện áp âm sang mức điện áp dương hoặc
ngược lại) đối với mỗi bit 1.
+ Mức điện áp giữ nguyên đối với bit 0. Với cách mã hoá này việc đồng bộ
bit sẽ khó khăn khi nhiều bit 0 truyền liên tiếp.

2. Mã RZ
- Mã RZ dùng 3 mức dương, âm và zero.
- Bit 1 được mã hoá thành xung điện áp dương.
- Bit 0 được mã hoá thành xung điện áp âm.
- Mã RZ có thời gian tồn tại của xung điện áp nhỏ hơn (và thông thường bằng
½) độ rộng của một bit tín hiệu.

3. Mã Biphase:
- Ở mã Biphase, tín hiệu chuyển mức tại điểm giữa của mỗi bit nhưng không
trở về zero như RZ.
- Có hai loại mã Biphase là Manchester và Manchester vi sai.
4. Mã Manchester:
- Chuyển mức từ âm sang dương tiêu biểu cho bit 0.
- Chuyển mức từ dương sang âm tiêu biểu cho bit 1.

III. THỰC HÀNH:


1. Mã hóa – giải mã đường truyền:
1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
a. Mã hóa đường truyền:
Thực hiện các bước sau trên mạch Transmission Of Digital Signal DL 3155M62:
 Bước 1: Nối TXDATA (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
DATA (trên khối CODE GENERATORS).
 Bước 2: Nối TX CLOCK (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
CLOCK (trên khối CODE GENERATORS).
 Bước 3: Chọn độ dài từ mã 15 bits và tốc độ truyền 2400 Hz.
 Bước 4: CH1 của máy hiện sóng (Oscilloscope) nối với tín hiệu TXDATA.

Hình 1: Dạng tín hiệu TXDATA


Nhận xét: Đây là sóng vuông do module Data Generator tạo ra để đưa vào khối Code
Generator để thực hiện các bước mã hóa hoặc giải mã tín hiệu. tín hiệu có biên độ là 4V.
 Bước 5: CH2 của máy hiển thị sóng nối với ngõ ra của các mã: RZ, NRZ,
Manchester, Biphase, Duo-Binary, DPSK.

Hình 2: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và RZ


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đầu vào được mã hóa thành mã RZ đúng như
quy luật mà chúng ta đã khảo sát như phần lý thuyết. Tuy nhiên, phần xung điện áp âm của
tín hiệu lối ra đã bị cắt bỏ nên bit 0 trên hình được mã hóa thành mức điện áp 0V. Mặt khác,
tín hiệu sau khi mã hóa bị lệch đi một nửa chu kỳ, nguyên nhân là do trong quá trình truyền
tín hiệu, nó bị trễ.

Hình 3: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và NRZ

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đầu vào được mã hóa thành mã NRZ-L đúng
như quy luật mà chúng ta đã khảo sát như phần lý thuyết. Tuy nhiên, tín hiệu sau khi mã
hóa bị lệch đi một nửa chu kỳ, nguyên nhân là do trong quá trình truyền tín hiệu, nó bị trễ.

Hình 4: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và Manchester

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đầu vào được mã hóa thành mã Manchester
đúng như quy luật mà chúng ta đã khảo sát như phần lý thuyết. Tuy nhiên, tín hiệu sau khi
mã hóa bị lệch đi một nửa chu kỳ, nguyên nhân là do trong quá trình truyền tín hiệu, nó bị
trễ.

Hình 5: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và Biphase

Nhận xét: Tín hiệu đầu vào được mã hóa thành mã Biphase đúng như quy luật mà chúng ta
đã khảo sát như phần lý thuyết. Bit 0 và bit 1 sẽ bị đảo trạng thái so với bit kế trước nó,
trong đó bit 0 đảo và giữ nguyên trạng thái trong chu kỳ của một bit, bit 1 đảo và đổi trạng
thái trong chu kỳ của một bit.Tuy nhiên, tín hiệu sau khi mã hóa bị lệch đi một nửa chu kỳ,
nguyên nhân là do trong quá trình truyền tín hiệu, nó bị trễ.

Hình 6: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và Duo-Binary

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đầu vào được mã hóa thành mã Duo-Binary.
Bit 0 là điện áp âm, bit 1 là điện áp dương. Tuy nhiên, nếu trước bit 0 là bit 1 thì bit 0 đó là
mức trạng thái trung gian tức là mức điện áp 0V. Tương tự trước bit 1 là bit 0 thì bit 1 đó là
mức trạng thái trung gian. Mặt khác, tín hiệu sau khi mã hóa bị lệch đi một nửa chu kỳ,
nguyên nhân là do trong quá trình truyền tín hiệu, nó bị trễ.
Hình 7: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và DPSK

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đầu vào được mã hóa thành mã DPSK. Bit 1
là giữ mức trạng thái so với bit trước nó, bit 0 là đảo mức trạng thái so với bit trước nó. Mặt
khác, tín hiệu sau khi mã hóa bị lệch đi một nửa chu kỳ, nguyên nhân là do trong quá trình
truyền tín hiệu, nó bị trễ.
b. Giải mã đường truyền:
Thực hiện các bước sau trên mạch Transmission Of Digital Signal DL 3155M62:

 Bước 1: Nối TXDATA (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
DATA (trên khối CODE GENERATORS).
 Bước 2: Nối TX CLOCK (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
CLOCK (trên khối CODE GENERATORS).
 Bước 3: Nối ngõ ra của mã ta đang sử dụng (RZ, Manchester, Biphase) với
CK_REG IN (trên khối CLOCK REGENERATOR).
 Bước 4: Nối CK_REG OUT với RX_CK.
 Bước 5: Chọn độ dài từ mã 15 bits và tốc độ truyền 2400 Hz.
 Bước 6: Nối ngõ ra của mã ta đang sử dụng (RZ, Manchester, Biphase) với ngõ
vào DATA IN 2.
 Bước 7: Lưu ý trước khi sử dụng máy hiển thị sóng đo tín hiệu tại các ngõ ra trên
mạch thì phải nhìn thấy đèn Clock sáng.
 Bước 8: CH1 của máy hiện sóng (Oscilloscope) nối với tín hiệu TXDATA. Quan
sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu TXDATA.

Hình 8: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA

Nhận xét: Đây là sóng vuông do module Data Generator tạo ra để đưa vào khối Code
Generator để thực hiện các bước mã hóa hoặc giải mã tín hiệu, tín hiệu có biên độ là 4V.

 Bước 9: CH2 của máy hiển thị sóng đo tại các ngõ ra của khối giải mã RZ,
Manchester, Biphase.
Hình 8: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và RZ

Nhận xét: tín hiệu màu xanh dương bên dưới là tín hiệu ban đầu giống như tín hiệu màu
vàng lấy từ chân TXDATA. Từ đó suy ra chúng ta đã thực hiện đúng 2 bước đó là mã hóa
tín hiệu thành mã RZ và giải mã lại để thu tín hiệu ban đầu. Tuy nhiên, tín hiệu thu được bị
lệch đi một nửa chu kỳ so với tín hiệu ban đầu, nguyên nhân là do trong quá trình truyền tín
hiệu, nó bị trễ.

Hình 8: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và Manchester

Nhận xét: Quan sát hình trên, nhận thấy tín hiệu màu xanh dương bên dưới là tín hiệu ban
đầu giống như tín hiệu màu vàng lấy từ chân TXDATA. Từ đó suy ra chúng ta đã thực hiện
đúng 2 bước đó là mã hóa tín hiệu thành mã Manchester và giải mã lại để thu tín hiệu ban
đầu. Tuy nhiên, tín hiệu thu được bị lệch đi một nửa chu kỳ so với tín hiệu ban đầu, nguyên
nhân là do trong quá trình truyền tín hiệu, nó bị trễ.

Hình 8: Dạng tín hiệu tại chân TXDATA và Biphase

Nhận xét: Quan sát hình trên, nhận thấy tín hiệu màu xanh dương bên dưới không giống
như tín hiệu ban đầu màu vàng lấy từ chân TXDATA. Từ đó suy ra quá trình mã hóa và quá
trình giải mã thực hiện không chính xác theo mã Duo-Binary. Hơn nữa, tín hiệu thu được bị
lệch đi một nửa chu kỳ so với tín hiệu ban đầu, nguyên nhân là do trong quá trình truyền tín
hiệu, nó bị trễ.
2. ASK với mã hóa NRZ
1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
Thực hiện các bước sau trên mạch Transmission Of Digital Signal DL 3155M62:

 Bước 1: Nối TXDATA (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
DATA (trên khối CODE GENERATORS).
 Bước 2: Nối TX CLOCK (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
CLOCK (trên khối CODE GENERATORS).
 Bước 3: Nối ngõ ra của mã NRZ (trên khối CODE) với ASK DATA IN (trên khối
MOD/DEM ASK).
 Bước 4: Nối CARRIER 307.2 KHz (trên khối CARRIER GENERATOR – bo
mạch phụ) với ASK CARRIER (trên khối MOD/DEM ASK).
 Bước 5: Nối ASK TX (trên khối MOD/DEM ASK) với ASK RX (trên khối
MOD/DEM ASK).
 Bước 6: ASK OUT (trên khối MOD/DEM ASK) và ASK IN (trên khối
MOD/DEM ASK) nối với mạch AGC.
 Bước 7: Nối ASK DEM (trên khối MOD/DEM ASK) với DATA IN 1 (trên khối
REGENERATORS).
 Bước 8: Nối ASK DEM (trên khối MOD/DEM ASK) với CK_REG IN (trên khối
CLOCK REGENERATOR).
 Bước 9: Nối CK_REG OUT (trên khối CLOCK REGENERATOR) với CK (trên
khối REGENERATORS).
 Bước 10: Chọn độ dài từ mã 15 bits và tốc độ truyền 2400 Hz.
 Bước 11: Quan sát dạng sóng đầu vào, sóng đầu ra, sóng mang, clock.

Hình 9: Tín hiệu đầu vào tại chân TXDATA

Nhận xét: Đây là sóng vuông do module Data Generator tạo ra để đưa vào khối Code
Generator để thực hiện các bước mã hóa hoặc giải mã tín hiệu, tín hiệu có biên độ là 4V.

Hình 10: Tín hiệu lối ra tại chân NRZ

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, lối ra đã được mã hóa đúng theo mã NRZ.

Hình 11: Tín hiệu sóng mang

Nhận xét: Tín hiệu sóng mang là tín hiệu hình sin với tần số cao. Nguyên nhân là để truyền
tín hiệu đi với khoảng cách xa và sự suy hao thấp. Ở các hệ thống thông tin liên lạc hoặc
truyền thông, người ta còn sử dụng các dải tần số sóng mang cao hơn nữa.
Hình 12: Tín hiệu clock

Nhận xét: Quan sát thấy tín hiệu tại chân CLOCK, ta nhận thấy nó có dạng xung vuông,
khoảng cách giữa các xung là bằng nhau.
 Bước 12: Thay đổi các giá trị trong khối MOD/DEM ASK. Quan sát, nhận xét và
vẽ lại dạng sóng ra tại ASK_TX, ASK_DEM, NRZ_DEC (Lưu ý đèn Clock sáng)

Hình 13: Tín hiệu tại chân ASK_TX


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu số được điều chế với sóng mang cao tần dạng
hình sin với tần số là 307,2 KHz. Vì vậy, ta quan sát được sự kết hợp giữa sóng cao tần với
tín hiệu ban đầu như hình số 1, còn hình số 2 là sự kéo dãn về mặt thời gian.

Hình 14: Tín hiệu tại chân ASK_DEM


Nhận xét: Lối ra của tín hiệu khi qua khối giải điều chế ASK (ASK_DEM) là tín hiệu sau
khi mã hóa NRZ. Tín hiệu này chúng ta sẽ tiến hành giải mã để thu lại tín hiệu ban đầu.

Hình 15: Tín hiệu tại chân NRZ_DEC


Nhận xét: Đây là tín hiệu sau khi đã giải mã. Nó có dạng hoàn toàn đúng với dạng tín hiệu
ban đầu. Tuy nhiên nếu so sánh về thời gian thì nó bị trễ đi một khoảng khá lớn. Nguyên
nhân là do khi truyền tín hiệu, nó bị trễ.
IV. KẾT LUẬN:
- Quá trình thực tập cho ta thấy rõ hơn về các quá trình mã hóa, giải mã, điều chế,
giải điều chế tín hiệu số là đúng với những gì học trên lí thuyết.
- Tín hiệu số khi được mã hóa, điều chế có khả năng truyền đi xa tốt hơn so với tín
hiệu tương tự, tín hiệu được tái tạo mang chất lượng tốt như tín hiệu ban đầu dù
bị can nhiễu nhiều.
- Việc sử dụng máy hiện sóng số cho kết quả đo đạc tốt, quan sát được tín hiệu
sóng mang bên trong tín hiệu đã điều chế phản ánh chân thực quá trình điều chế.
- Đảm bảo các quy tắc khi thực hành tránh làm hỏng thiết bị.

Bài 5: Clock Signal Generator – Optical Fiber Transmission


I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ:

- Ôn tập, kiểm chứng lại các quá trình truyền dẫn tín hiệu nhờ sử dụng cáp quang.
Từ đó thấy được những ưu điểm, lợi thế của sử dụng cáp sợi quang trong truyền
thông cũng như khi so với phương pháp điều chế bằng sóng mang và gửi qua hữu
tuyến hoặc vô tuyến.
- Biết cách sử dụng máy hiện sóng, máy phát sóng, cách nối thiết bị, đo đạc, thu
thập số liệu.
- Đảm bảo các quy tắc khi thực hành tránh làm hỏng thiết bị.
II. LÝ THUYẾT:

Mạch quang (Optical Fiber DL 3155M63)


III. THỰC HÀNH:
1. Clock signal generator:

U1: PLD – CY37064P44


U2, U3, U4, U5: 74HC244
U6: 74HC138
U7, U8, U9: 74HC74
U10: Quartz oscillator, 12.288MHz
U11: VCXO, Quartz controlled oscillator, 12.288MHz
Thực hiện các bước sau trên mạch Optical Fiber DL 3155M63:
 Bước 1: Cấp nguồn cho mạch Optical Fiber DL 3155M63 +5V/-5V, các Switch ở
ON.
 Bước 2: S3, S4 ở ON (chiều dài từ mã 15 bits), S5 ở ON.
 Bước 3: CH1 (máy hiển thị sóng) nối đến B2 (Trigger) và CH2 (máy hiển thị
sóng) nối đến B16 (Data out); chỉnh CH1 và CH2: 5V/DIV, SEC/DIV=2.5µs,
coupling = DC. Quan sát và vẽ lại dạng xung ở B2 và B16.
Hình 1: Tín hiệu tại chân B2 và chân B16
Nhận xét: Tín hiệu tại chân B2 là tín hiệu xung vuông dùng để kích cho khối Clock Signal
Generator hoạt động. Tín hiệu tại chân B16 là dữ liệu được tạo ra để đưa vào khối mã hóa.

 Bước 4: Quan sát và vẽ lại dạng xung ở B2 và B16 khi thay đổi SEC/DIV=1.3µs.

Hình 2: Tín hiệu tại chân B2 và chân B16 kéo giãn ra


 Bước 5: CH1 nối đến B2 và CH2 nối đến chân 12 của U4, quan sát và vẽ lại dạng
xung (SEC/DIV=1.3µs).

Hình 3: Tín hiệu tại chân B2 và chân 12 của U4


Nhận xét: Tương ứng với khoảng thời gian giữa hai xung kích liên tiếp tại chân B2 chúng
ta có 15 xung tại chân 12 của IC đệm dữ liệu U4 (74HC244) từ đó suy ra chiều dài của từ
mã là 15 bit.
 Bước 6: Nối CH2 đến B16 và S3 về OFF.
 Bước 7: CH2: SEC/DIV = 25µs, quan sát và vẽ lại dạng tín hiệu.

Hình 4: Tín hiệu tại chân B2 và chân B16


Nhận xét: Tương ứng với khoảng thời gian giữa hai xung kích liên tiếp tại chân B2 chúng
ta có 127 xung tại chân B16, từ đó suy ra chiều dài của từ mã là 127 bit.
 Bước 8: S3 ON và S4 OFF hoặc cả S3 và S4 đều OFF, (SEC/DIV=250µs hoặc
500µs). Quan sát và nhận xét sự thay đổi.
Hình 5: Tín hiệu tại chân B2 và chân B16
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, mức độ dày đặc của chuỗi xung tại chân B16 so với
khoảng thời gian xung kích tại chân B2 là rất lớn. Cụ thể là khi đặt S3 ON, S4 OFF thì
chiều dài của từ mã là 511 bit.

Hình 5.8: Tín hiệu tại chân B2 và chân B16


Nhận xét: Mức độ dày đặc của chuỗi xung tại chân B16 so với khoảng thời gian xung kích
tại chân B2 là rất lớn. Cụ thể là khi đặt S3 OFF, S4 OFF thì chiều dài của từ mã là 1023 bit.

 Bước 9: S3 ON và S4 ON, S5 OFF. Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu ra
tại B2 và B16.

Hình 6: Tín hiệu tại chân B2 và chân B16


Nhận xét: Khi đặt S5 ở OFF tức là chọn tín hiệu đưa từ ngoài vào thì tín hiệu ở chân B2 và
B16 là không có.
 Bước 10: S5 ON và S1 ON (Manchester). Nối CH1 đến B16 và CH2 đến B14.
Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu ra.

Hình 7: Tín hiệu tại chân B16 và chân B14


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi S1 và S5 ở ON thì tín hiệu tại chân B16 vẫn như
tín hiệu ở các bước trước. Tuy nhiên, tín hiệu tại chân B14 là tín hiệu mã hóa theo mã
manchester từ tín hiệu tại chân B16.

 Bước 11: S1 OFF (Biphase) và S2 OFF (Mark). Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng
tín hiệu ra tại B16 và B14.
Hình 8: Tín hiệu tại chân B16 và chân B14
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi S1, S2 đặt ở OFF thì tín hiệu tại chân B16 vẫn
như tín hiệu ở các bước trước. Tuy nhiên, tín hiệu tại chân B14 là tín hiệu mã hóa theo mã
Bi-Phase Mark từ tín hiệu tại chân B16.

 Bước 12: S1 OFF (Biphase) và S2 ON (Space). Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng
tín hiệu ra tại B16 và B14.

Hình 9: Tín hiệu tại chân B16 và chân B14


Nhận xét: Khi S1, S2 đặt ở OFF thì tín hiệu tại chân B16 vẫn như tín hiệu ở các bước
trước. Tuy nhiên, tín hiệu tại chân B14 là tín hiệu mã hóa theo mã Bi-Phase Space từ tín
hiệu tại chân B16.

 Bước 13: S5 OFF, nối B3 với nguồn +5V, S2 OFF. Quan sát tín hiệu ra tại B16 và
B14, nhận xét sự khác nhau khi S2 ở OFF và S2 ở ON.

Hình 10: Tín hiệu tại chân B16 và chân B14


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi S5 đặt ở OFF và nối B3 với 5V thì tín hiệu tại
chân B16 không có. Tuy nhiên ở chân B14 thì tín hiệu có dạng xung vuông cách đều nhau.

 Bước 14: Hủy bỏ kết nối B3 với nguồn, quan sát tín hiệu ra tại B16 và B14 khi S2
ở OFF và S2 ở ON.

Hình 11: Tín hiệu tại chân B16 và chân B14


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi S5 đặt ở OFF và hủy kết nối B3 với 5V thì tín
hiệu tại chân B16 không có. Tuy nhiên ở chân B14 thì tín hiệu có dạng xung vuông cách
đều nhau và khoảng cách của các xung giãn ra.
 Bước 15: Nối B14 và B12, CH1 nối B16 và CH2 nối B10, S2 ON, S4 ON, S5 ON.
Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu ra.

Hình 12: Tín hiệu tại chân B16 và chân B10


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi kết nối B14 với B12 và đặt S2, S4, S5 ở ON thì
tín hiệu tại chân B16 và B10 có dạng xung hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên tín hiệu tại
chân B10 bị trễ do với tín hiệu tại chân B16. Nguyên nhân là do trong quá trình truyền, tín
hiệu bị trễ.
 Bước 16: Thay đổi S1 về ON và OFF. Quan sát sự thay đổi.

Hình 13: Tín hiệu tại chân B16 và chân B10


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi kết nối B14 với B12 và đặt S2, S4, S5 ở ON và
S1 về OFF thì tín hiệu tại chân B16 và B10 có dạng xung hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên
tín hiệu tại chân B10 bị trễ do với tín hiệu tại chân B16. Nguyên nhân là do trong quá trình
truyền, tín hiệu bị trễ. Như vậy khi S1 ở ON hay OFF thì kết quả cuối cùng thu được vẫn
chính xác như tín hiệu ban đầu. Từ đó nhận thấy cả 2 phương pháp mã hóa đề cho kết quả
đúng.
 Bước 17: Nối CH2 đến B13 (trespass+) và B14 (trespass-). Quan sát, nhận xét và
vẽ lại dạng tín hiệu.

Hình 14: Tín hiệu tại chân B16 và chân B10

 Bước 18: Chỉnh S1, S2, S3, S4, S5 về ON, B14 luôn nối đến B12, CH1 nối đến B8
và CH2 nối đến B15. Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu tại B8 và B15.
Hình 5.18: Tín hiệu tại chân B8 và chân B15 khi thay đổi các Switch
Nhận xét: Quan sát các hình trên ta thấy, khi thay đổi trạng thái của các Switch, tức là thay
đổi cách thức mã hóa, chiều dài từ mã và nguồn tín hiệu đưa vào thì dạng sóng lối ra tại
chân B8 và B15 cũng biến đổi tương tự. Vì vậy, kết quả thu được cuối cùng hoàn toàn
chính xác với những lý thuyết mà chúng ta đã khảo sát.
 Bước 19: Nối CH1 đến B6 và CH2 đến B10, quan sát tín hiệu ra. Thay đổi trạng thái từ
S1 đến S5. Quan sát sự thay đổi.
 Bước 20: Ngắt kết nối B14 và B12, nối CH1 đến B16 và CH2 đến B10, quan sát tín hiệu
ra và so sánh với tín hiệu tại bước 15.

Hình 5.19: Tín hiệu tại chân B10 và chân B16


Nhận xét: Quan sát các hình trên ta thấy, khi ngắt kết nối B14 và B12 thì tín hiệu tại chân
B16 có dạng xung hoàn toàn giống với các bước đầu tiên mà chúng ta đã khảo sát. Tuy
nhiên tín hiệu tại B10 thì không có, bởi vì kết nối đã bị ngắt, không còn tín hiệu đưa vào để
giải mã.
2. Analog Input Output / POF Fiber (Plastic Oftical Fiber):
1.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Thực hiện các bước sau trên mạch Optical Fiber DL 3155M63:

 Bước 1: Cấp nguồn cho mạch Optical Fiber DL 3155M63 +5V/-5V, các Switch ở
ON.
 Bước 2: Nối Mic.
 Bước 3: Nối loa vào E3 (amplified out) và E4 (ground).
 Bước 4: Nối E5 (amplified microphone output) với E2 (amplified input).
 Bước 5: Thử loa và Mic. Điều chỉnh P2 và nhận xét sự thay đổi.
Nhận xét: Khi cắm MIC vào và dùng loa để thử tín hiệu lối ra ta nhận thấy loa phát ra âm
thanh gần giống như tín hiệu đưa vào MIC.
 Bước 6: CH1 và CH2 =1V/DIV, SEC/DIV=10ms, DC coupling. Nối CH1 đến E2
và CH2 đến E3. Quan sát tín hiệu ra khi thay đổi P2.

Hình 1: Tín hiệu tại chân E2 và chân E3


Nhận xét: Quan sát các hình trên ta thấy, khi ngắt quay núm P2 theo chiều kim đồng hồ thì
biên độ của tín hiệu lối ra tăng lên và khi quay theo chiều ngược kim đồng hồ thì biên độ
nhỏ lại.
 Bước 7: Nối E5 và D3.
 Bước 8: Nối D4 và D15.
 Bước 9: Nối cáp POF (màu đen) giữa E và D.
 Bước 10: Nối D12 và D14.
 Bước 11: Nối D5 với E2.
 Bước 12: Nối vào Mic và kiểm tra trên loa. Điều chỉnh P2 và nhận xét sự thay đổi.
Hủy kết nối cáp POF giữa E và D, nhận xét sự thay đổi.
Nhận xét: Khi kế nối như trình bày ở trên thì chúng ta đã sử dụng cáp quang để truyền dẫn
tín hiệu và kết quả thu được cũng tương tự như bước 2. Tuy nhiên, biên độ lối ra khi cắm
loa vào giảm đi đáng kể.
Nhận xét: Khi hủy kết nối cáp giữa E và D thì tín hiệu lối ra còn lại chỉ là tín hiệu của
nhiễu, âm thanh từ MIC vào không còn nữa.
 Bước 13: Nối lại cáp POF giữa E và D, đặt CH1 và CH2 =1V/DIV,
SEC/DIV=10ms, AC coupling. Nối CH1 vào D3 và CH2 vào D12. Điều chỉnh P1,
quan sát tín hiệu ra và nhận xét sự thay đổi.

Hình 5.21: Tín hiệu tại D3 và 12


Nhận xét: Khi kết nối lại cáp giữa E và D thì tín hiệu lối ra tại D3 và D13 có dạng hoàn
toàn giống nhau. Tuy nhiên tín hiệu bị trễn 1 phần nào so với tín hiệu gốc. Nguyên nhân là
do trễ.
IV. KẾT LUẬN:
- Phần nào hiểu được các quá trình truyền dẫn tín hiệu nhờ sử dụng cáp quang. Tín
hiệu khi truyền qua cáp quang có chất lượng tốt, phản ánh chân thực hơn tín hiệu
được gửi đi so với sử dụng sóng điện từ.
- Do sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu nên sẽ không bị can nhiễu bởi các nguồn
sóng điện từ khác nên đây cũng là một ưu điểm so với sử dụng sóng điện, tín hiệu
nhận được là tín hiệu sạch. Tuy nhiên, việc truyền dữ liệu bằng ánh sáng lại qua
đường cáp dài đòi hỏi sự đồng bộ để tránh phát sinh lỗi.
- Cáp quang làm bằng sợi thủy tinh trong thực tế khá mỏng manh. Từ đó, hiểu
được cáp quang rất dể tổn thương khi bị tác động mạnh từ bên ngoài. Đó là lí do
làm cáp quang biển đi quốc tế dễ bị hỏng.
- Đảm bảo các quy tắc khi thực hành tránh làm hỏng thiết bị.
Bài 6: Fiber Optic Communications
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ:
- Tìm hiểu về các kiến thức về giao tiếp tương tự, giao tiếp số, giao tiếp nối tiếp
RS-232.
- Biết cách lắp ráp, kết nối, hiểu được chức năng của các khối dùng trong thiết bị.
- Đảm bảo các quy tắc tránh làm hư hại cho thiết bị.
II. LÝ THUYẾT:

Mạch truyền thông quang (Fiber Optic Communications)

III. THỰC HÀNH:


1. Giao tiếp tương tự:
1.1.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
 Bước 1: Trên khối POWER SUPPLY:
- Dùng máy hiển thị sóng đo nguồn vào Vdc.
- Đặt shunt (+5V) ở vị trí Analog. Đo: +Vs = 5 Vdc
- Đặt shunt (-5V) ở vị trí Analog. Đo: -Vs = -5 Vdc
Hình 1: Đo điện áp tại chân V+ và V- tại +5V và -5V

 Bước 2: Nối MIC OUT trong khối MIC AMPLIFIER với AUDIO IN trong khối
AUDIO AMPLIFIER.

Hình 2: Sơ đồ kết nối MIC và loa

 Bước 3: Chỉnh LEVEL ở khối MIC AMPLIFIER là 1/4.


 Bước 4: Khối AUDIO AMPLIFIER: đặt shunt ở SPKR, đặt VOLUME lớn nhất.
Thử MICROPHONE, nếu nghe phản hồi thì tiếp tục chỉnh LEVEL cho đến khi hết
nhiễu. SPEAKER có tín hiệu không ?

-Thử MICROPHNE, tín hiệu nói vào MIC được phát ra ở loa.

 Bước 5: Hủy bỏ kết nối MIC OUT và AUDIO IN. Trên khối ANALOG
TRANSMITTER: cấp sóng sin có biên độ đỉnh-đỉnh là 1Vp-p, tần số 10KHz vào
T-IN.

Hình 3: Tín hiệu sóng sin đầu vào


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đưa vào đã thỏa mãn về mặt biên độ và tần số
như yêu cầu bài đã đặt ra.
 Bước 6: Nối CH1 đến T-IN và nối CH2 đến T-OUT. Quan sát, nhận xét và vẽ lại
dạng sóng tại T-IN, T-OUT.

Hình 4: Tín hiệu tại chân T-IN và chân T-OUT


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại chân T-OUT bị xén mất một phần.
Nguyên nhân là do tín hiệu lối ra tại chân T-OUT lớn hơn nguồn nuôi cung cấp cho bộ
khuyếch đại. Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần giảm biên độ của tín hiệu vào tại chân
T-IN xuống một mức giới hạn nhất định nào đó.
 Bước 7: Trên khối PHOTO TRANSISTOR, đặt shunt (RANGE) ở HI, nối CH2
đến EMITTER.
Hình 5: Tín hiệu tại chân EMITTER
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, hiện tại tín hiệu ở chân EMITTER xem như là không
có. Nguyên nhân là do chưa có tín hiệu đưa vào khối PHOTO TRANSISTOR.
 Bước 8: Nối cáp quang loại 1-meter-long glass optical fiber (“62.5/125”) từ
FIBER OPTIC TRANSMIT đến đầu vào của khối PHOTO TRANSISTOR.
 Bước 9: Trên khối FIBER OPTIC TRANSMIT: CATHODE và ANODE cùng nối
đến ANALOG.
 Bước 10: Nối CH2 đến EMITTER của PHOTO TRANSISTOR. Quan sát, nhận
xét và vẽ lại dạng tín hiệu ra trên CH2.

Hình 6: Tín hiệu tại chân EMITTER


Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, hiện tại tín hiệu ở chân EMITTER gần như giống với
tín hiệu đầu vào tại chân T-IN của khối ANALOG TRANSMITER. Tuy nhiên, tín hiệu đã
bị xén một phần nào, do biên độ của tín hiệu đầu vào lớn. Cách khắc phục như đã nói ở
phần nhận xét của bước 5.

 Bước 11: Hủy bỏ kết nối cáp quang. Nhận xét tín hiệu ra.

Hình 7: Tín hiệu tại chân EMITTER khi hủy bỏ kết nối cáp quang
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, hiện tại tín hiệu ở chân EMITTER không có. Bởi vì
khi này chúng ta đã ngắt kết nối cáp quang từ FIBER OPTIC TRANSMITTER đến đầu vào
của khối PHOTO TRANSISTOR.
 Bước 12: Nối lại cáp quang.
 Bước 13: Hủy bỏ tất cả các kết nối trên khối ANALOG TRANSMITTER.
 Bước 14: Trên khối PHOTO TRANSISTOR: đặt shunt (RANGE) ở LO. Tháo đầu
cáp quang ở FIBER OPTIC TRANSMITTER nối đến Diode đầu tiên (bên trái) của
khối LIGHT EMITTING DIODES.
 Bước 15: Nối CH2 đến EMITTER, quan sát, nhận xét và vẽ lại tín hiệu ra khi ta
thay đổi các vị trí nối cáp đến các Diodes trên khối LIGHT EMITTING DIODES.
Đo tại EMITTER và GND.

Tính:
- Vred = 4Vdc

Hình 8

-Vgreen= 4Vdc

Hình 9

2. Giao tiếp số:


 Bước 1: Trên khối POWER SUPPLY: đặt shunt (+5V, -5V) ở vị trí DIGITAL.
 Bước 2: Trên khối DIGITAL TRANSMITTER, nối DATA IN với GND (trên khối
POWER).
 Bước 3: CH1, CH2: 2V/DIV. Nối CH1 đến DATA IN, quan sát ? Đặt shunt
(RANGE) ở vị trí LO, nối CH2 đến EMITTER.
Hình 10: Tín hiệu tại chân DATA IN và EMITTER
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại lối ra luôn ở mức thấp. Nguyên nhân là vì
chưa có tín hiệu nối để cấp tín hiệu cho khối PHOTO TRANSISTOR.
 Bước 4: Nối cáp quang (1-meter-long glass optical fiber) từ khối PHOTO
TRANSISTOR đến khối FIBER OPTIC TRANSMITTER.
 Bước 5: Trên khối FIBER OPTIC TRANSMIT: CATHODE và ANODE cùng nối
đến DIGITAL.
 Bước 6: Quan sát và vẽ lại tín hiệu tại CH2 (EMITTER).

Hình 11: Tín hiệu tại chân EMITTER khi nối cáp quang
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại lối ra luôn ở mức thấp. Nguyên nhân được
giải thích như hình bên dưới.
Vcc
EMMITER

DATA IN Q2

Q1

GND

Khi DATA IN ở mức thấp thì ở lối ra của cổng đảo là mức cao, làm cho transistor Q1 dẫn,
lúc này lối vào của Q2 ở mức thấp nên Q2 dẫn, vì vậy EMITTER ở mức thấp.

 Bước 7: Hủy bỏ kết nối từ DATA IN với GND, nối DATA IN với HIGH của khối
POWER SUPPLY. Quan sát tín hiệu ra tại CH2 (EMITTER).

Hình 12: Tín hiệu tại chân EMITTER khi hủy bỏ kết nối
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại lối ra luôn ở mức cao. Nguyên nhân được
giải thích như hình bên dưới.

Vcc
EMMITER

DATA IN Q2

Q1

GND

Khi DATA IN ở mức cao thì ở lối ra của cổng đảo là mức thấp, làm cho transistor Q1 ngưng, lúc
này lối vào của Q2 ở mức cao nên Q2 ngưng dẫn, vì vậy EMITTER ở mức cao.
 Bước 8: Trên RS232 INTERFACE, nối TDATA đến DATA IN của khối
DIGITAL TRANSMITTER.
 Bước 9: Nối DATA OUT của khối DIGITAL RECEIVER đến RDATA.
 Bước 10: Nối CH1 đến DATA IN, nối CH2 đến DATA OUT. Quan sát, nhận xét
và vẽ lại dạng sóng tại CH1 và CH2.

Hình 1.13: Tín hiệu tại chân DATA IN và chân DATA OUT
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại lối ra luôn ở mức cao.
IV. KẾT LUẬN:
- Hiểu được các giao tiếp tương tự, giao tiếp số, giao tiếp nối tiếp RS-232. Tín hiệu
khi truyền qua cáp quang có chất lượng tốt, do sử dụng ánh sáng để truyền dữ
liệu nên sẽ không bị can nhiễu bởi các nguồn sóng điện từ khác nên đây cũng là
một ưu điểm so với sử dụng sóng điện, tín hiệu nhận được là tín hiệu sạch. Tuy
nhiên, việc truyền dữ liệu bằng ánh sáng lại qua đường cáp dài đòi hỏi sự đồng
bộ để tránh phát sinh lỗi.
- Tín hiệu nhận lại sau khi truyền qua cáp quang rất ít bị trễ và hầu như không suy
hao như khi truyền qua vô hoặc hữu tuyến nhờ sóng điện.
Phần Làm Thêm
Bài 1: PAM - TDM, PCM
I. PAM – TDM
Bước 1: Cấp nguồn sóng sin vào M1 và M2 (tần số M1 khác tần số M2).

Bước 2: Nối M1 với ngõ vào SAMPLE 1, nối M2 với ngõ vào SAMPLE 2.
Dạng tín hiệu ra tại M1, M2, S1, S2, CLKT, ADDER:
Dạng tín hiệu tại M1 và M2

Dạng tín hiệu tại S1 và S2

Dạng tín hiệu tại CLKT và ADDER

Bước 3: Nối ngõ ra ADDER với ngõ vào COMP+. Nối ngõ ra SAMPLE HOLD 1 với ngõ
vào FILTER 1.
Dạng sóng ra tại COMP-, COMP+, H1, H2, SAMPLE HOLD 1, SAMPLE HOLD
2, FILTER 1, FILTER 2.
Tín hiệu tại chân COMP-
Tín hiệu tại chân COMP+

Tín hiệu tại chân H1

Tín hiệu tại chân H2

Tín hiệu tại HOLD 1

Tín hiệu tại HOLD 2

Tín hiệu tại lối ra của FILTER 1 và FILTER 2

Dạng sóng khôi phục lại tại FILTER 1, FILTER 2 có giống với dạng sóng đầu vào tại M1,
M2 không ? (tần số, biên độ, pha).

II. PCM
Cung cấp sóng sin tần số 1kHz, biên độ đỉnh-đỉnh 4Vp-p vào AX của CODEC 1.
Bước 1: Nối Dx của CODEC 1 đến Dx của CODEC 2.
Bước 2: Đặt CH1 và CH2 là 2V/DIV, 0.2ms/DIV. Nối CH1 đến M1, nối CH2 đến AR của
CODEC 2.
Tín hiệu ra

Nhận xét: Như trên hình chúng ta thấy tín hiệu tại lối ra của khối CODEC 2, nó có dạng
hoàn toàn giống với tín hiệu ban đầu. Tuy nhiên, nó bị lệch pha và có biên độ nhỏ hơn so
với tín hiệu ban đầu. Nguyên nhân là do bị trễ trong quá trình truyền tín hiệu, và độ khuyếch
đại thường nhỏ.
Bước 3: Thay đổi biên độ và tần số (lớn hơn 3.5 KHz hoặc nhỏ hơn 0.2 KHz) của sóng sin
vào. Quan sát tín hiệu ra ở AR có thay đổi gì so với tín hiệu vào không ? Trong tần số giới
hạn nào thì tín hiệu vẫn giữ nguyên hay mất dạng tín hiệu.
Bước 4: Ngắt sóng sin vào AX của CODEC 1, nối M1 với AX của CODEC 1, cấp sóng sin
vào M1 tần số 1 KHz biên độ đỉnh-đỉnh 5Vp-p.
Bước 5: Ở CODEC 1, nối CH1 với AX, nối CH2 với SX (CH1, CH2: 2V/DIV,
0.2ms/DIV). Nêu chức năng của tín hiệu SX trên CH2.
Bước 6: Nối CH2 đến DR của CODEC 2. Quan sát và vẽ lại tín hiệu.
Bước 7: Chỉnh CH1 và CH2 10µs, chỉnh nút LEVEL trên máy hiển thị sóng ngược chiều
kim đồng hồ, đặt Trigger ở Positive Slope. Từ từ chỉnh nút LEVEL theo chiều kim đồng hồ
để quan sát 3 hoặc 4 mã PCM, giải thích tại sao các mã PCM 8 bits lại khác nhau.
Bước 8: Nối CH1 đến SX của CODEC 1, chỉnh độ rộng 50µs/DIV. Nhận xét sự xuất hiện
của xung SX (CH1) với các mã PCM 8 bits (CH2).
Bước 9: Nối CH2 đến SR của CODEC 2, tín hiệu SX của CODEC 1 có xuất hiện cùng lúc
với tín hiệu SR của CODE 2 không ?
Bước 10: Chỉnh độ rộng xung 0.1ms/DIV. Trên CODEC 2 nối CH1 đến AR, nối CH2 đến
DR. Thông số kĩ thuật nào của tín hiệu ( tần số, biên độ, dạng sóng) đại diện cho mã PCM
trên CH2 ?
Bước 11: Chỉnh độ rộng xung 0.2ms/DIV. Nối CH2 đến AX của CODEC 1. Tần số của tín
hiệu được phục hồi (CH1) có giống với tần số của tín hiệu truyền (CH2) không ?

Bài 2: PWM – PPM

I. PWM
L1 – Độ dốc tín hiệu được tạo ra bởi PLD (Slope signal generated by the PLD)
L2 – Ngõ ra của khối điều chế PWM (PWM modulator output)
L3 – Ngõ vào của khối giải điều chế PWM (PWM demodulator input)
L4 – Ngõ ra của khối giải điều chế PWM (PWM demodulator output)
L5 – Ngõ vào của khối điều chế PWM (PWM modulator input)
L6 – Ngõ vào của khối điều chế PPM (PPM modulator input)
L7 – Kích hoạt PPM (Trigger PPM)
L8 – Ngõ ra của khối điều chế PPM (PPM modulator output)
L9 – Ngõ vào của khối giải điều chế PPM (PPM demodulator input)
L10 – Ngõ ra của khối giải điều chế PPM (PPM demodulator output)
Bước 1: Cung cấp sóng sin có tần số từ 100Hz – 5KHz, biên độ đỉnh-đỉnh là 2Vp-p vào L5
và đất.

Bước 2: Nối ngõ ra L2 của khối điều chế PWM với ngõ vào L3 của khối giải điều chế
PWM.
Bước 3: Tín hiệu sóng ở ngõ ra L2 và L4 (thay đổi giá trị R1 để tín hiệu ra rõ nhất).
Tín hiệu ngõ ra tại L2 và L4

Tín hiệu ngõ ra tại L2

Tín hiệu ngõ ra tại L4

Nhận xét: Quan sát 3 hình trên, nhận thấy tín hiệu ngõ ra có dạng và tần số giống với tín
hiệu hạ tần đặt ở lối vào. Hơn nữa, các độ rộng của chuỗi xung tại lối ra của khổi
MODULATOR(bộ điều chê) hoàn toàn đúng theo quy luật mã hóa độ rộng xung (PWM) so
với tín hiệu hình sin tại lối ra của khối DEMODULATOR(giải điều chế).
II. PPM
Bước 1: Cung cấp sóng sin có tần số từ 100Hz – 5KHz, biên độ đỉnh-đỉnh là 2Vp-p vào L6
của bộ điều chế và đất.

Bước 2: Nối ngõ ra L8 của khối điều chế PPM với ngõ vào L9 của khối giải điều chế PPM.
Bước 3: Nối ngõ ra L10 của khối giải điều chế PPM với ngõ vào của khối giải điều chế
PWM.
Bước 4: Tín hiệu của các ngõ ra L4, L6, L8, L10
Tín hiệu ngõ ra tại L4
Tín hiệu ngõ ra tại L6

Tín hiệu ngõ ra tại L8

Tín hiệu ngõ ra tại L10

Nhận xét: Quan sát 3 hình trên, nhận thấy tín hiệu ngõ ra có dạng và tần số giống với tín
hiệu hạ tần đặt ở lối vào. Hơn nữa, các vị trí của chuỗi xung tại lối ra của khối
MODULATOR hoàn toàn đúng theo quy luật mã hóa vị trí xung (PPM) so với tín hiệu hình
sin tại lối ra của khối PWM DEMODULATOR. Chú ý rằng, trong phần thực hành này, khối
DEMODULATOR của PPM có chức năng là chuyển tín hiệu từ PPM sang PWM, sau đó tín
hiệu PWM này được đưa vào khối DEMODULATOR của khối PWM để giải mã tín hiệu
hình sin.

Bài 3: PFM – DM

I. PFM (Pulse Frequency Modulation)


Bước 1: Cung cấp sóng sin có tần số từ 10Hz – 5KHz, biên độ đỉnh-đỉnh là 8Vp-p
vào D2 của khối điều chế và đất.

Bước 2: Nối ngõ ra D1 với ngõ vào D3 của khối giải điều chế PFM.
Bước 3: Dạng tín hiệu ra tại D1.
Tín hiệu ngõ ra tại D1

Bước 4: Dạng tín hiệu ra tại D4.


Tín hiệu ngõ ra tại D4

II. DM (Delta Modulation)


E1 – Ngõ vào tương tự của bộ điều chế (Analog input of modulator)
E2 – Chuyển đổi xung Clock (Clock of conversion)
E3 – Bit truyền (Transmitted bit)
E4 – Tín hiệu tham chiếu của bộ điều chế (Reference signal of the modulator)
E5 – Bit nhận bởi bộ giải điều chế (Bit received by the demodulator)
E6 – Ngõ ra của bộ giải điều chế (Demodulator output)
Bước 1: Cung cấp sóng sin có tần số từ 100Hz – 5KHz, biên độ đỉnh-đỉnh là 2Vp-p
vào E1 của khối điều chế và đất.

Bước 2: Nối ngõ ra E3 của khối điều chế với ngõ vào E5 của khối giải điều chế.
Bước 3: Dạng tín hiệu tại E3, E4, E6

Tín hiệu ngõ ra tại E3

Tín hiệu tham chiếu ngõ vào tại E4

Tín hiệu ngõ ra tại E6

Nhận xét: thấy tín hiệu hạ tần đưa vào được so sánh với tín hiệu tham chiếu ở chân
E4. Do vậy, tín hiệu bậc thang lối ra có dạng bám sát với tín hiệu ban đầu. Thông
thường, tín hiệu tham chiếu có dạng hình răng cưa. Khi tần số tín hiệu hạ tần đưa vào
cao thì đường tín hiệu bậc thang không còn bám sát dạng tín hiệu nữa, nên tín hiệu
lối ra thường có dạng hình răng cưa. Bên cạnh đó, khi tín hiệu có biên độ đỉnh đỉnh
lớn, cụ thể là 2V thì tín hiệu lối ra sẽ bị xén. Nguyên nhân là do nguồn nuôi cung cấp
cho bộ khuyếch đại nhỏ hơn biên độ của tín hiệu lối ra. Khi giảm biên độ và tần số
của tín hiệu hạ tần xuống 1.5V và 2KHz thì tín hiệu lối ra giống gần như hoàn toàn
so với tín hiệu lối vào.

Bài 4: Line Codes – Decode, ASK System

I. ASK với mã hóa Duo-Binary


Thực hiện các bước sau trên mạch Transmission Of Digital Signal DL 3155M62:
Bước 1: Nối TXDATA (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
DATA (trên khối CODE GENERATORS).
Bước 2: Nối TX CLOCK (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
CLOCK (trên khối CODE GENERATORS).
Bước 3: Nối ngõ ra của mã DUO BINARY (trên khối CODE GENERATORS) với
ASK DATA IN (trên khối MOD/DEM ASK).
Bước 4: Nối CARRIER 307.2 KHz (trên khối CARRIER GENERATOR – bo mạch
phụ) với ASK CARRIER (trên khối MOD/DEM ASK).
Bước 5: Nối ASK TX (trên khối MOD/DEM ASK) với ASK RX (trên khối
MOD/DEM ASK).
Bước 6: ASK OUT (trên khối MOD/DEM ASK) và ASK IN (trên khối MOD/DEM
ASK) nối với mạch AGC.
Bước 7: Nối ASK DEM (trên khối MOD/DEM ASK) với DATA IN 4 (trên khối
REGENERATORS).
Bước 8: Nối ASK DEM (trên khối MOD/DEM ASK) với CK_REG IN (trên khối
CLOCK REGENERATOR).
Bước 9: Nối CK_REG OUT (trên khối CLOCK REGENERATOR) với RX2 CK
(trên khối REGENERATORS).
Bước 10: Chọn độ dài từ mã 15 bits và tốc độ truyền 2400 Hz.
Bước 11: CH1 đo tín hiệu tại DATA, CH2 đo tín hiệu lối ra của khối giải mã
duobinary. Vẽ lại dạng tín hiệu và nhận xét.
Bước 12: CH1 đo tín hiệu tại lối ra của khối giải mã (DEC Duo-Binary), CH2 đo tại
lối vào DATA IN. Quan sát, nhận xét và vẽ lại dạng tín hiệu đo được.
Bước 13: Thay đổi các giá trị trong khối MOD/DEM ASK. Quan sát, nhận xét và vẽ
lại dạng sóng ra tại ASK_TX, ASK_DEM (Lưu ý đèn Clock sáng).
II. ASK với mã hóa NRZ trong trường hợp truyền có nhiễu
Thực hiện các bước sau trên mạch Transmission Of Digital Signal DL 3155M62:
Bước 1: Nối TXDATA (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với DATA
(trên khối CODE GENERATORS).
Bước 2: Nối TX CLOCK (trên khối DATA GENERATOR – bo mạch phụ) với
CLOCK (trên khối CODE GENERATORS).
Bước 3: Nối ngõ ra của mã NRZ (trên khối CODE) với ASK DATA IN (trên khối
MOD/DEM ASK).
Bước 4: Nối CARRIER 307.2 KHz (trên khối CARRIER GENERATOR – bo mạch
phụ) với ASK CARRIER (trên khối MOD/DEM ASK).
Bước 5: Nối ASK TX (trên khối MOD/DEM ASK) với CHANNEL IN (trên khối
DSB NOISE GENERATOR – bo mạch phụ).
Bước 6: Nối OUT (trên khối DSB NOISE GENERATOR – bo mạch phụ) với ASK
RX (trên khối MOD/DEM ASK).
Bước 7: ASK OUT (trên khối MOD/DEM ASK) và ASK IN (trên khối MOD/DEM
ASK) nối với mạch AGC.
Bước 8: Nối ASK DEM (trên khối MOD/DEM ASK) với DATA IN 1 (trên khối
REGENERATORS).
Bước 9: Nối ASK DEM (trên khối MOD/DEM ASK) với CK_REG IN (trên khối
CLOCK REGENERATOR).
Bước 10: Nối CK_REG OUT (trên khối CLOCK REGENERATOR) với CK (trên
khối REGENERATORS).
Bước 11: NRZ DEC (trên khối REGENERATOR) với RX DATA (trên khối BER –
bo mạch phụ).
Bước 12: Chọn độ dài từ mã 15 bits và tần số truyền 2400 Hz.
Bước 13: Nối CH1 với OUT của khối DSB Noise Generator.

Tín hiệu tại ngõ OUT của khối DSB Noise Generator

Nhận xét: Quan sát như hình trên ta thấy, tín hiệu khi đưa qua khối tạo nhiễu nó bị
méo dạng, không còn đúng dạng xung vuông như ban đầu nữa.
Tín hiệu tại Channel 1 và Channel 2

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu khi đi qua khối DSB Noise Generator,
nó đã bị biến dạng nhiều hơn so với tín hiệu khi không đi qua khối DSB Noise
Generator. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta thấy tín hiệu luôn luôn bị ảnh hưởng
bởi nhiễu, nên trong các hệ thống thông tin liên lạc, người ta sử dụng các phương
pháp chống nhiễu như các bộ REPEATER hoặc sử dụng các mức logic với sự chênh
lệch điện áp cao giữa các mức 0 và 1. Giả sử như trong viễn thông, người ta sử dụng
nguồn DC là ±48V.
Bước 14: Thay đổi các giá trị trong khối MOD/DEM ASK, quan sát dạng sóng ra tại
ASK_TX, ASK_DEM, NRZ_DEC (Lưu ý đèn Clock sáng).
Tín hiệu tại ASK_TX

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu số được điều chế với sóng mang cao
tần dạng hình sin với tần số là 307,2 KHz. Vì vậy, ta quan sát được sự kết hợp giữa
sóng cao tần với tín hiệu ban đầu
Tín hiệu tại ASK_DEM
Nhận xét: Quan sát như trên hình ta thấy, tín hiệu ngõ ra tại ASK_DEM có dạng
giống như tín hiệu ban đhầu đưa vào kối ASK tại chân ASK DATA IN. Như vậy,
khối điều chế và khối giải điều chế ASK đã làm việc hoàn toàn chính xác.
Tín hiệu tại NRZ_DEC

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu sau khi đưa qua khối giải mã NRZ có
dạng hoàn toàn giống với tín hiệu gốc ban đầu. Như vậy, khi chúng ta truyền thông
tin đi xa, chúng ta phải có sự kết hợp giữa mã hóa NRZ với ASK, nhiễu gây ra trên
đường truyền hầu như không có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của thông tin thu
được. Chính vì vậy, ngày nay các hệ thống thông tin số phát triển mạnh và được ứng
dụng rộng rãi hơn so với các hệ thống thông tin tương tự.

Bài 5: Clock Signal Generator – Optical Fiber Transmission

I. Digital Input Output / POF Fiber


Thực hiện các bước sau trên mạch Optical Fiber DL 3155M63:
Bước 1: Cấp nguồn cho mạch Optical Fiber DL 3155M63 +5V/-5V, các Switch ở
ON.
Bước 2: S1 ở Manchester và độ dài từ mã là 15.
Bước 3: Nối nối cáp POF (màu đen) giữa E và D.
Bước 4: Nối B14 và D1.
Bước 5: Nối D2 và D15.
Bước 6: Nối D12 với D6.
Bước 7: Nối D9 và B12.
Bước 8: CH1 và CH2= 5V/DIV, SEC/DIV=2.5ms, DC coupling. Nối CH1 đến B16
và CH2 đến B10
Tín hiệu tại B16 và B10

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại B16 là tín hiệu được tạo ra để đưa
vào khối mã hóa. Tín hiệu tại B10 nó đảo pha so với tín hiệu tại chân B16.
Bước 9: S1, S3, S4 ON.
Bước 10: Tháo PIN(D) cáp quang (bên phải) kiểm tra đèn trong dây. Kiểm tra đèn
trong 2 trường hợp tháo D2 (D15) hoặc B14 (D1).
Nhận xét: Khi tháo PIN(D) cáp quang (bên phải) trong trường hợp tháo D2 thì quan
sát đèn trong cáp quang chúng ta không thấy có tín hiệu đèn. Tuy nhiên, khi tháo
B14 thì quan sát trong sợi cáp chúng ta thấy có tín hiệu đèn màu đỏ.
Bước 11: Nối lại sợi cáp POF giữa E và D, CH1 nối B16, CH2 nối lần lượt đến D1,
D2, D12, D13, D9.
Tín hiệu tại B16 – D1

Tín hiệu tại B16 – D2

Tín hiệu tại B16 – D12

Tín hiệu tại B16 – D13

Tín hiệu tại B16 – D9

Nhận xét: Tín hiệu tại các chân D1 và D2, D12 có dạng tương tự như chân B16. Tuy
nhiên, ở chân D13 và D9 là tín hiệu tương tự chứ không phải là tín hiệu số.
Bước 12: CH1 = 5V/DIV và CH2 = 2V/DIV, DC coupling. CH1 nối đến D1 và CH2
nối đến D9 (Hình 6). Dạng tín hiệu ra khi ta thay đổi trạng thái của S1, S2, S3, S4.
Tín hiệu tại D1– D9 khi thay đổi trạng thái của S1, S2, S3, S4
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi thay đổi trạng thái của các Switch thì tín
hiệu tại D1 và D9 cũng thay đổi tương đương. Tuy nhiên dạng tín hiệu nó không bị
thay đổi
13) S1, S2, S3, S4, S5 bật ON. Tín hiệu ra ở D1 và D9
Tín hiệu tại D1– D9 khi S1, S2, S3, S4, S5 ON

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi tất cả các Switch bật lên ON tức là mã hóa
theo kiểu Manchester, độ dài từ mã là 15 bit, chọn tín hiệu lấy từ bên trong. Kết quả
cho ra chính xác.
II. Digital Input Output / ST Fiber (Straight Tip Fiber)
Thực hiện các bước sau trên mạch Optical Fiber DL 3155M63:
Bước 1: Cấp nguồn cho mạch Optical Fiber DL 3155M63 +5V/-5V, các Switch ở
ON.
Bước 2: S1 ở Manchester và độ dài từ mã là 15 bits.
Bước 3: Nối cáp ST (màu đỏ) giữa E và D.
Bước 4: Nối B14 với F1.
Bước 5: Nối F3 với B12.
Bước 6: CH1 và CH2= 5V/DIV, SEC/DIV=2.5µs, DC coupling. Nối CH1 đến B16
và CH2 đến B10, Vẽ tín hiệu ra.
Tín hiệu tại B16 và B10

Nhận xét: thấy tín hiệu tại chân B16 là tín hiệu được tạo ra để đưa ào khối mã hóa,
còn tín hiệu tại chân B10 là tín hiệu sau khi đã được mã hóa theo mã Manchester.
Bước 7: Tháo 1 đầu cáp quang và quan sát đèn trong dây. Kiểm tra đèn trong 2
trường hợp tháo F1, B14.
Nhận xét: Khi tháo đầu cáp quang ở F1 thì tín hiệu trong đèn vẫn còn, tuy nhiên khi
tháo B14 thì đèn không sáng. Bởi vì tín hiệu được truyền từ B14 sang F1.
Bước 8: Nối lại sợi cáp ST giữa E và D, CH1 nối đến B16, CH2 nối đến F5. Quan
sát tín hiệu ra.
Tín hiệu tại B16 và F5

Nhận xét: ta thấy, khi nối lại cáp quang tín hiệu thu được tại chân F5 có dạng xung
vuông theo mã Manchester nhưng bị nhiễu. Vì nó chưa được đưa qua bộ lọc nhiễu.
Bước 9: CH1 nối đến F1 và CH2 nối đến F3 (CH1=5V/DIV, CH2=2V/DIV, DC
coupling) (Hình 7). Dạng tín hiệu ra khi ta thay đổi trạng thái của S1, S2, S3, S4.
Tín hiệu tại F1 và F3 khi thay đổi trạng thái S1, S2, S3, S4

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi thay đổi trạng thái của các Switch thì tín
hiệu tại F1 và F3 cũng thay đổi tương đương. Tuy nhiên dạng tín hiệu nó không bị
thay đổi.
Bước 10: S1, S2, S3, S4, S5 bật ON. Dạng tín hiệu ra ở F1 và F3.
Tín hiệu tại F1 và F3 khi S1, S2, S3, S4 ON

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, khi tất cả các Switch bật lên ON tức là mã hóa
theo kiểu Manchester, độ dài từ mã là 15 bit, chọn tín hiệu lấy từ bên trong. Kết quả
cho ra chính xác
Bước 11: Dạng tín hiệu ra ở F1 và F5.
Tín hiệu tại F1 và F5
Bài 6: Fiber Optic Communications

I. Giao tiếp nối tiếp RS 232


Bước 1: Trên RS232 INTERFACE. 4 ngõ vào mà tín hiệu có thể được truyền qua
cáp quang: TX, DTR, RTS, DCD. Đồng thời, 4 ngõ ra để nhận tín hiệu được truyền:
RX, DSR, CTS, DCD.
Bước 2: Đặt shunt (DCD) đến vị trí T (Transmit). ( Khi tín hiệu ở mức cao H thì các
đèn Led màu đỏ sẽ sáng, khi tín hiệu ở mức thấp thì các đèn Led màu xanh sẽ sáng)
Bước 3: Dùng dây (màu đen) nối V- với TX ở TP2.
(Tín hiệu TX tại đây được ghép với 3 tín hiệu ngõ vào khác ở mức thấp.
Tín hiệu được ghép ở TDATA có thể được cấp bởi ngõ ra (DATA IN) của khối
DIGITAL TRANSMITTER để gửi 4 tín hiệu qua cáp quang.
Tín hiệu tại ngõ ra (DATA OUT) trên khối DIGITAL RECEIVER có thể được cấp
bởi jack cắm RDATA để tách tín hiệu.
Dữ liệu được ghép ở RDATA được tách trở lại thành nhiều tín hiệu để tạo các tín
hiệu ra của port nối tiếp).
Bước 4: Nối TDATA đến RDATA (kết nối giữa ngõ ra của bộ ghép kênh và ngõ vào
của bộ tách kênh).
Bước 5: Trạng thái các đèn Led của TX và RX

Nhận xét: tín hiệu đèn tại TX, RX, DSR, CTS có màu xanh. Tức là chân Clear to
Send, Data Set Ready, Transmitter, Receiver đã đặt ở mức -5V. từ đó suy ra đường
truyền RS232 đã sẵn sàng làm việc tuy nhiên chưa có tín hiệu trên chân TX và RX.
Bước 6: Nối cáp quang (1-meter-long glass optical fiber) từ Fiber Optic Transmitter
đến Fiber Optic Receiver.
Bước 7: Bỏ nối giữa TX với V- (ở TP2), nối TX với V+ (ở TP1).
Bước 8: Trạng thái các đèn Led của TX và RX
Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu đèn tại DSR, CTS có màu xanh. Tại
TX, RX có màu đỏ. Tức là chân Clear to Send, Data Set Ready đặt ở mức -5V. Còn
Transmitter, Receiver đặt ở mức +5V. Từ đó suy ra đường truyền RS232 đã sẵn sàng
làm việc và đã có tín hiệu trên chân TX và RX.
Bước 9: Nối CH1 đến TDATA
Bước 10: Bỏ nối giữa TX với V+.
Bước 11: Nối: OUT1 đến TX
OUT2 đến DTR
OUT3 đến RTS
OUT4 đến DCD
(Nếu các Led màu đỏ sáng thì tín hiệu đang ở mức cao (+5V), nếu các đèn Led màu
xanh sáng thì tín hiệu đang ở mức thấp (-5V), nêu không có Led màu đỏ hay màu
xanh sáng thì tín hiệu đang ở mức 0V).

Hình 6.17: Tín hiệu vào tại TDATA

Nhận xét: Quan sát hình trên ta thấy, tín hiệu tại chân TDATA là 1 chuỗi các xung
vuông. Các xung này là dữ liệu đầu vào cho mạch RS 232 làm việc. Khi quan sát sừ
thay đổi trạng thái của các đèn Led trên board, chúng ta nhận thấy đèn Led ở các
chân DSR, CTS, TX, RX, DCD, DTR thay đổi theo một quy luật đúng như môt tả
hoạt động của chuẩn RS232.

You might also like