You are on page 1of 10

Công tác kiểm tra kỹ thuật nhà chung cư

ở Pháp

I. Các mục tiêu của việc kiểm tra kỹ thuật


Mục tiêu của việc kiểm tra kỹ thuật là phòng
ngừa các sự cố.

1. Nguồn gốc của việc kiểm tra kỹ thuật


- Các tổ chức bảo hiểm chất lượng đã có
sáng kiến đề ra dịch vụ kiểm tra kỹ thuật, nó cho
phép “chuẩn mực hoá những rủi ro”: giảm các
rủi ro để đảm bảo đến mức có thể chấp nhận
được về mặt kinh tế.
2. Phòng ngừa sự cố
Ta có thể định ra 3 hướng chính.

- Giảm rủi ro phát sinh từ sự cố về thiết bị, vật


liệu
Loại bỏ những khiếm khuyết ảnh hưởng đến độ
bền của công trình.
- An toàn cho con người
Nhằm vào các rủi ro:
+ Cháy
+ Nổ
+ Điện giật

- Tiện nghi

+ Chất lượng nhiệt độ


+ Chất lượng âm thanh

Một số hướng khác có thể được tính đến nếu người ta xem xét đến việc giảm giá
thành.

Phẩm chất của các kỹ sư kiểm tra kỹ thuật

+ Làm chủ được mọi mặt đa dạng của kỹ thuật


+ Am hiểu các quy phạm và tiêu chuẩn khác nhau
+ Phán đoán, đánh giá độc lập

3. Thừa nhận ở Pháp


- Cần có sự chấp nhận của nhà nước( hay công ty bảo hiểm) với 2 điều kiện về:
1
+ Năng lực
+ Đạo đức nghề nghiệp
* Năng lực: Không thể đánh đồng năng lực của người kiểm tra kỹ thuật với năng
lực của người tư vấn thiết kế. Người kiểm tra kỹ thuật phải phát hiện được những bất
thường của các hành vi vô ý, phân tích khách quan các rủi ro có liên quan đến những nét
đặc thù của từng địa phương và của thiết kế kiến trúc và kỹ thuật đã được lựa chọn.

Năng lực của họ cũng có được từ kinh nghiệm bản thân. Tính trung bình, họ tham
gia nhiều hơn 20 lần so với người thiết kế và 200 lần tại công trường so với nhà thầu.

Người kiểm tra kỹ thuật không phải là người tư vấn thiết kế;
- Họ không hướng về một giải pháp mà hướng về nhiều giải pháp.
- Các phân tích phải dựa trên cơ sở các chuẩn mực kỹ thuật, các yêu cầu của luật
pháp, và các văn bản quy định tiêu chuẩn.

- Không áp đặt quan điểm cá nhân.


- Trong khi xây dựng, người kiểm tra kỹ thuật phải đảm bảo mọi khâu trong xây
dựng đều được thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật thuộc phạm vi của họ. Việc tổ chức hệ
thống đảm bảo chất lượng thuộc trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế và của doanh
nghiệp thi công xây lắp, người kiểm tra kỹ thuật đảm bảo sự kiểm tra từ bên ngoài đối
với việc tự giám sát của các đơn vị xây dựng.
* Đạo đức nghề nghiệp
Người kiểm tra kỹ thuật không được có bất cứ quan hệ về vốn đầu tư nào với
người được kiểm tra.

II. Những nhiệm vụ của công việc kiểm tra kỹ thuật

1. Những nhiệm vụ cơ bản


L: Ngăn ngừa các sai sót có ảnh hưởng đến độ bền công trình và các bộ phận thiết
bị không thể tách rời nó.

S: An toàn cho con người.

2. Những nhiệm vụ bổ sung

- Liên quan tới độ bền

+ P1: Độ bền của các trang bị có thể tách rời (lớp phủ nền đất, tường)

+ LE: Dịch vụ liên quan tới độ bền của các công trình đã tồn tại và tính tương hợp
giữa công trình mới xây dựng và các công trình đã tồn tại.

+ AV: Tác động trở lại của công trình xây mới đến sự ổn định của các công trình
bên cạnh.

- Liên quan tới an toàn

2
+ ENV: Mục tiêu là bảo vệ môi trường (công nghiệp)

+ HYS: Vệ sinh và sức khoẻ: các điều kiện vệ sinh trong khai thác toà nhà. (phòng
chống bệnh nghề nghiệp đối với những người làm việc trong bệnh viện; các lao động
trong các ngành công nghiệp có chất gây ô nghiễm …)

+ PS: Chống động đất

- Liên quan đến tiện nghi

+ F: Vận hành của các thiết bị lắp đặt.

+ GTB: Quản lý kỹ thuật: thiết bị nội thất.

+ Ph: Cách âm.

+ Th: Cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng.

+ HAND: sử dụng phù hợp cho người khuyết tật.

3. Phương pháp tiến hành kiểm tra kỹ thuật

Đánh giá các rủi ro như thế nào?

Đó là kết quả của sự thành thạo nghề nghiệp

- Các trung tâm dịch vụ soạn thảo các công cụ của phương pháp luận hướng về các
điểm nhạy cảm, các điểm dễ phát sinh sự cố.

Người kiểm tra kỹ thuật lập một kế hoạch tham gia kiểm tra xuất phát từ phân tích
các rủi ro đặc thù của việc thực hiện xây lắp.

- Các công trường

Lập báo cáo kỹ thuật về các điểm dễ xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Mục tiêu của người kiểm tra kỹ thuật là khi công trình đã hoàn thành, các hạng mục
công trình tạm không ảnh hưởng tới nó (ngoại trừ các liên quan đặc biệt).

* Kiểm tra kỹ thuật và tiến trình xây dựng

Tiến trình xây dựng, nhìn chung, gồm 4 giai đoạn:

a) Quyết định hay lập kế hoạch xây dựng

b) Thiết kế

c) Xây dựng
3
d) Bảo hành (sau nghiệm thu )

a) Quyết định/ lập kế hoạch xây dựng

- Kiểm tra kỹ thuật phải tham gia ngay từ giai đoạn đầu, đó là chọn địa điểm, xác
định vị trí công trình xây dựng theo sức chịu tải nền đất và tham gia quyết định lựa chọn
các tiêu chuẩn kết cấu và quy phạm phòng chống cháy.

b) Giai đoạn thiết kế

- Người kiểm tra kỹ thuật phối hợp với tư vấn thiết kế xem xét:

+ Thiết kế sơ bộ

+ Các quy định về an toàn đối với loại hình công trình liên quan ( nhà ở, khách
sạn…)

+ Các báo cáo địa chất công trình.

- Kiểm tra kỹ thuật lập bản phân tích các rủi ro liên quan tới độ bền của các công
trình, và cho phép hướng tới việc hình thành các hạng mục, việc lựa chọn vật liệu, chủng
loại kết cấu, hướng tới các giải pháp kinh tế kỹ thuật tối ưu.

- Kiểm tra kỹ thuật cũng thiết lập một bản phân tích những rủi ro liên quan tới an
toàn cho con người có tính đến các nguyên tắc quan trọng của an toàn phòng chống cháy:

+ Các lối vào và sự tham gia của các phương tiện.

+ Thoát hiểm: đường thoát hiểm dễ dàng, số lượng và định vị các lối thoát, lựa
chọn các giải pháp giải thoát người.

+ Các loại thoát khói tự nhiên hoặc cơ khí.

+ Các biện pháp cấp cứu nội bộ

- Người kiểm tra kỹ thuật có thể hướng tới các giải pháp chủ động hay thủ động
(bảo vệ bởi bình tưới nước hay bằng dò tìm nguồn cháy đối với giải pháp chủ động, hay
chia cắt ngăn dải phòng cháy đối với giải pháp thụ động …)

- Người kiểm tra kỹ thuật cũng phân tích các giải pháp kỹ thuật liên quan tới các
thiết bị về các mặt an toàn, tính khả thi, bảo dưỡng duy trì và tính tương hợp.

- Người kiểm tra kỹ thuật cũng xem xét các cách bố trí có liên quan tới sự tham
dự sau này có tính đến giả thiết về các loại tải trọng được đưa tới các thiết bị đưa vào mặt
chính công trình… sau khi đã hoàn thành việc xây dựng và cho phép nhân viên bảo
dưỡng có thể sửa chữa, bảo dưỡng 1 cách kinh tế và an toàn.

4
Giai đoạn này được kết thúc bởi 1 báo cáo ban đầu của việc kiểm tra kỹ thuật và
cho phép dựa vào đó để làm căn cứ lựa chọn kỹ thuật trước khi chọn nhà thầu thi công và
thông tin cho nhà bảo hiểm nếu thấy cần thiết.

Người kiểm tra kỹ thuật có thể trợ giúp chủ công trình lựa chọn nhà thầu thi công,
đặc biệt trong việc xem xét các phương án đã được đề xuất.

c) Giai đoạn thi công xây lắp

Trong giai đoạn thực hiện thi công xây lắp, người kiểm tra kỹ thuật tham gia vào
việc phân tích các tài liệu thi công xây lắp, đặc biệt là các bản vẽ thi công các hạng mục
công trình và các hoạt động kiểm tra trên công trường.

- Tuỳ theo các phương pháp tính toán được áp dụng, kiểm tra các tài liệu thi công
xây lắp là rất quan trọng đối với hiệu quả kinh tế của nhà thầu xây dựng và/hoặc của chủ
công trình.

- Trong quá trình thi công xây lắp, giám sát kỹ thuật không thay thế được tư vấn
thiết kế mà kiểm tra giám sát tính thống nhất, liên kết của các hạng mục và hướng vào
các điểm tế nhị. Đó là giám sát quá trình tự kiểm tra của các bộ phận thực hiện xây lắp,
đặc biệt chú ý đến các rủi ro về nền móng, sử dụng tải trọng …và phải chú ý đến kiểm tra
những yêu cầu mà người xây dựng phải tuân thủ:

+ Thử mẫu bê tông

+ Phân tích trong phòng thí nghiệm

+ Thử nghiệm hay điều tra về vật liệu hoặc các phương pháp.

Người kiểm tra kỹ thuật không phải tham gia một cách ngẫu nhiên vào bất cứ
khâu nào mà chỉ đặc biệt chú trọng đến những điểm tiềm ẩn của các sai hỏng nghiêm
trọng (vị trí cốt thép các công xôn; lớp bảo vệ cốt thép tại bờ biển, xử lý chống thấm tại
các điểm riêng rẽ, xiết bulông HR của các vì kèo thép…).

Người kiểm tra kỹ thuật phải có kinh nghiệm đã được đào tạo về bệnh học công
trình.

Kết thúc giai đoạn này, kiểm tra kỹ thuật làm một báo cáo công việc cuối cùng.

Báo cáo có thể được gửi cho người phụ trách bảo hiểm theo yêu cầu của họ để bắt
đầu các công tác bảo hành. Ngoài ra cũng có thể phải có các báo cáo kiểm tra về kỹ thuật
lắp đặt cho đơn vị quản lý hành chính và cho cơ quan cấp phép đối với các công trình
công cộng. (ERP)

d) Giai đoạn bảo hành

Người kiểm tra kỹ thuật trợ giúp chủ công trình tháo gỡ những tồn tại nếu có trong
báo cáo cuối cùng và, nếu cần thiết trợ giúp chủ công trình trong việc thiết lập các hồ sơ

5
của công trình đã xây lắp, để chuẩn bị cho việc bảo dưỡng sau này trong suốt thời gian
tồn tại của công trình.

* Kiểm tra kỹ thuật và bảo vệ chống rủi ro về cháy

Định nghĩa dịch vụ S chính là biện pháp phòng ngừa sự cố bất ngờ về kỹ thuật có
liên quan tới nguy cơ gây tai nạn thân thể, và lường trước được các sai sót trong việc áp
dụng các quy định của tiêu chuẩn liên quan tới an toàn cho người sử dụng các công trình
xây dựng khi đã hoàn thành.

Dịch vụ này bao gồm việc kiểm tra:

- Các điều quy định có liên quan tới việc bảo vệ chống rủi ro về cháy hoặc hoảng
sợ ( cách sử lý chống cháy của các vật liệu và các chi tiết của công trình xây dựng, cách
ly, điều kiện tiếp cận và đảm bảo giao thông tới toà nhà, phân vách ngăn và lối thoát
hiểm, các phương tiện cấp cứu, các thiết bị báo cháy, báo nguy, thoát khói…)

- Lắp đặt thiết bị điện

- Lắp đặt hệ thống sưởi, quạt gió, điều hoà …

- Lắp đặt hệ thống cung cấp gas

- Lắp đặt hệ thỗng dẫn khói

- Thang máy, máy nâng hàng, thang

- Cửa tự động

- Máy dùng áp lực hơi nước hay khí gas

- Các quy định về phòng chống các tia phóng xạ ion hoá

- Các rào chắn và cửa sổ thấp

Trong trường hợp thi công tại các công trình công cộng đã tồn tại, người kiểm tra
kỹ thuật phải xem xét và tính đến ảnh hưởng của thi công tới an toàn của người lui tới đó
và phải giữ được mức độ an toàn chấp nhận được cho công chúng trước thực tế thi công.

Nói chung, các công trình xây dựng có thể được phân chia thành 5 nhóm:

● Các nhà ở

Ở Pháp, các nhà ở cao tầng được chia thành 4 loại tuỳ thuộc vào số tầng và mức
độ các dụng cụ cứu hộ có thể tiếp cận tới được.

Các nguyên tắc xây dựng phải tôn trọng các quy định chống cháy và nguyên tắc an toàn
là người ở tự giải thoát trong trường hợp cháy ( cầu thang phải được quây quanh, và có
khả năng thoát khói ) và công trình không được phát tán đám cháy.

6
● Các toà nhà cao tầng

Ở Pháp, ngưỡng tối thiểu để xếp vào loại này là 50m đối với nhà ở và 28m đối với
các công trình ERP (công cộng).

Điểm nguy hiểm có liên quan tới thời gian thoát hiểm của các toà nhà này:

+ Khả năng phát tán lửa và khói lớn thông qua hệ thống ống khói.

+ Điều kiện tiếp cận khó khăn đối với các phương tiện cứu hộ từ bên ngoài.

Người kiểm tra kỹ thuật cần quan tâm đến việc bắt buộc phải chia thành ngăn, cho
phép cô lập hoá các tầng với nhau ( như vậy lửa sẽ chỉ cháy hạn chế tại 1 vùng, đảm bảo
an toàn sẽ được thực hiện bằng cách chuyển dân từ vùng cháy sang vùng bên cạnh ). Và
phải có các lối thoát hiểm theo phương đứng và phương ngang đã được bảo vệ và thoát
khói.

Người kiểm tra kỹ thuật cũng phải giám sát để hạn chế khả năng sinh nhiệt của toà
nhà.

● Các công trình công cộng

Ở Pháp, các công trình nhóm này được chia làm 5 loại tuỳ theo số lượng người.

Nguyên tắc an toàn là dân trong khu vực cháy tự giải thoát, cô lập lửa trong vùng
cháy.

Người kiểm tra kỹ thuật cũng phải giám sát chất lượng của các vật liệu dưới góc
nhìn về phản ứng của nó đối với lửa và khói, chất lượng đó phải tuân thủ các quy định
của tiêu chuẩn.

● Các công trình công nghiệp

Nguyên tắc an toàn nhằm bảo vệ người lao động và cho phép có thể giải thoát
nhanh đồng thời bảo vệ chống mọi độc hại đối với xung quanh và môi trường.

● Các khu đỗ xe

Nguyên tắc an toàn là người dân tự giải thoát bằng các lối thoát được quây bằng
hệ thống thông hơi thoát khí cơ giới cho phép thoát khói nhanh cũng như cho phép các
đơn vị cấp cứu dễ dàng tiếp cận.

Cuối cùng, trong nhiệm vụ S, việc kiểm tra kỹ thuật cần đặc biệt chú ý đến lắp đặt
hệ thống điện. Giám sát kỹ thuật kiểm tra kỹ việc lắp đặt các máy móc có cường độ dòng
điện mạnh( điện lớn hơn 50 V).

7
● Phát triển về bảo vệ chống nguy cơ cháy

- Đối với dịch vụ liên quan tới chống cháy, kiểm tra kỹ thuật phải giám sát sao cho
các yêu cầu chính của an toàn chống cháy phải được tôn trọng. Công trình phải được thiết
kế và xây dựng sao cho trong trường hợp không may xảy ra cháy thì:

+ Các bộ phận chịu tải của công trình phải được ổn định trong thời gian vừa đủ.

+ Sự xuất hiện và phát tán lửa và khói từ trong công trình phải được hạn chế.

+ Sự lan rộng của lửa ra các công trình bên cạnh phải được hạn chế.

+ Người sử dụng công trình phải có thể rời khỏi ngay hoặc được cấp cứu.

+ An toàn của đội cứu hộ cũng phải được tính đến.

- Đối với các bộ phận chịu lực công trình, người kiểm tra kỹ thuật phải đảm bảo
rằng các kích thước của công trình( các kích thước, lớp bảo vệ cốt thép…) phải tuân thủ
các tiêu chuẩn tính chịu lửa của kết cấu, nếu cần thiết phải tính toán. Trong trường hợp
vật liệu chịu lực không phải là bê tông, họ phải xem xét, kiểm tra xem các bộ phận bảo vệ
lớp áo, sơn phủ… đã đủ để bảo vệ chưa và đã được thử nghiệm bởi phòng thí nghiệm
đúng quy cách chưa.

- Đối với việc tránh sinh lửa, khói và phát tán lửa khói, người kiểm tra kỹ thuật
phải đảm bảo cho các vật liệu sử dụng để hoàn thiện công trình( lớp trát tường, nền nhà,
trần nhà) ít có khả năng cháy( điều đó gọi là không bắt lửa) và phù hợp với khu vực sử
dụng vật liệu đó. Các khu vực có nguy cơ cháy cao( phòng kỹ thuật, nhà bếp…) hay các
lối thoát hiểm phải được sử dụng các vật liệu không cháy hoặc không dễ bắt lửa. Họ phải
giám sát các nguyên tắc chia thành ngăn nhằm hạn chế nguy cơ lan truyền ngọn lửa.
Trong một số trường hợp cần sử dụng các biện pháp tích cực chống cháy như dò tìm tách
nguồn cháy, tự tắt lửa…

- Để hạn chế lửa lan sang các công trình bên cạnh, người kiểm tra kỹ thuật phải
giám sát việc tôn trọng các tiêu chuẩn về cô lập lửa. Các vật liệu xây mặt tiền và mặt sát
với các công trình bên cạnh phải được chọn mô tả ở trên nghĩa là phải chọn các vật liệu ít
hoặc không bắt lửa.

- Việc nghiên cứu cách thoát hiểm của người sử dụng công trình là cực kỳ quan
trọng cả trong trường hợp thoát hiểm cho toàn bộ công trình( VD; trường hợp các toà nhà
ở) cũng như trong trường hợp sơ tán dân từ khu vực hoả hoạn sang khu vực an toàn sát
cạnh( VD: trường hợp các toà nhà cao tầng). Các kịch bản thoát hiểm với số lượng người
có thể được tính toán trên cơ sở số người cộng dồn của các tầng để ước lượng số lối thoát
hiểm theo phương dọc và phương ngang đủ phải được bảo hộ.

Nghiên cứu cũng phải đề cập đến điều kiện mà các lực lượng cứu hộ có thể tiếp
cận được bằng các lối đi chung và/ hoặc lối đi riêng, các cửa sổ mà thang của lực lượng
cứu hộ có thể vươn tới được.

8
- An toàn cho các thiết bị cứu hộ cũng phải được người kiểm tra kỹ thuật xem xét
tới, đặc biệt đối với một số công trình như nhà hát, rạp chiếu phim, phòng hội nghị hoặc
các công trình công nghiệp nơi khả năng rò rỉ khí gas độc rất thường xuyên xảy ra. Để
đảm bảo an toàn cần có lối đi lại độc lập được bảo hộ, một hệ thống thoát khói tự động
đủ mạnh và các thiết bị chiếu sáng dự bị bổ sung.

- Cuối cùng, trong khuôn khổ các dịch vụ liên quan tới môi trường, đối với các
công trình công nghiệp, để thiết lập kịch bản phòng chống sự lan toả đám cháy hay khí
gas độc sang khu vực lân cận, có thể tính đến các công trình nghiên cứu về gió tại khu
vực xây dựng công trình công nghiệp được bảo vệ.

III. Kết luận - lợi ích của kiểm tra kỹ thuật

- Tính độc lập

+ Không có liên hệ với chủ công trình và/hoặc tư vấn thiết kế.

Người kiểm tra kỹ thuật không phải là người đưa ra phán xét và tham gia vào công
trình, ngay cả các công việc khác của công trình.

- Có kinh nghiệm xử lý nhiều trường hợp.

- Để so sánh, một người kiểm tra kỹ thuật phải xử lý công việc nhiều gấp 10 lần một
kỹ sư làm tại văn phòng tư vấn thiết kế.

- Được cập nhật kỹ thuật công nghệ một cách thường xuyên.

- Luôn luôn là khởi nguồn của các cải tiến của các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Việc tham gia của người kiểm tra kỹ thuật vào công trình không tốn kém ( số giờ
công làm việc chỉ bằng từ 1/20 đến 1/5 số giờ của tư vấn thiết kế ) nhưng tiềm năng kinh
tế do kinh nghiệm của họ mang lại để tránh sai hỏng trong thiết kế và thi công lại lớn.

- Đảm bảo tính phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng và an toàn.

- Có kinh nghiệm của cả một tập đoàn lớn

- Có sự kết hợp, tổng hợp thành thạo về kỹ năng và kinh nghiệm

- Đóng góp kinh tế đáng kể trong việc lựa chọn các giải pháp hoàn chỉnh nhất.

- Rất am hiểu các bệnh học của vật liệu và am hiểu các quy trình xây dựng và các hệ
quả của mỗi lựa chọn kỹ thuật tiên tiến.

- Hiểu được những khó khăn về ranh giới lỗi hỏng của các vật liệu sử dụng.

- Soạn thảo hướng dẫn tư vấn

9
- Phân tích từ các dữ liệu của dự án, những cách bố trí xây dựng tiềm ẩn các nguy cơ
để hướng các kiểm tra kỹ thuật vào các điểm đặc biệt cần chú ý.

(Nguồn tin: Báo cáo tại Hội thảo “Kiểm định chất lượng nhà chung cư cao tầng”)

10

You might also like