You are on page 1of 9

ÔN TỐT NGHIỆP MÔN BÀO CHẾ

Câu 1: Khái niệm về thuốc


Thuốc hay dược phẩm là sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật, sinh học
được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh,
phục hồi, điều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân,
làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể.

Câu 2: Thành phần của một dạng thuốc.


Gồm 3 thành phần:
 Dược chất
 Tá dược
 Bao bì: bao bì cấp 1, bao bì cấp 2.

Câu 3: Các phương pháp tiệt khuẩn trong bào chế.


 Tiệt khuẩn bằng nhiệt:
 Nhiệt khô
 Nhiệt ẩm:
 Phương pháp dùng nồi hấp, áp suất cao (Autoclave)
 Phương pháp luộc sôi
 Phương pháp Tyndall:
 Nhiệt độ: 70 – 800C/1h, thực hiện 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h.
 Nhiệt độ: 60 – 650C/1h, thực hiện 5 lần. thời gian nghỉ để nhiệt độ ở 370C.
 Áp dụng những sản phẩm dễ bị hỏng ở nhiệt độ cao.
 Nhược điểm: kéo dài thời gian tiệt khuẩn, độ tiệt khuẩn không chắc chắn.
 Tiệt khuẩn bằng bức xạ:
 Tiệt khuẩn bằng tia bức xạ ion hóa gamma.
 Tiệt khuẩn bằng tia UV
 Tiệt khuẩn bằng hóa chất
 Tiệt khuẩn bằng Ethylen oxy
 Tiệt khuẩn bằng các hóa chất khác.
 Tiệt khuẩn bằng cách lọc: lỗ xốp có đường kính ≤ 0,22µm.
Câu 4: Khái niệm về thuốc tiêm, tiêm truyền, nhỏ mắt.
 Thuốc tiêm: là dạng chế phẩm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, bột, viên nén) vô khuẩn,
dùng để tiêm vào cơ thể theo nhiều đường tiêm khác nhau, được điều chế bằng việc hòa
tan, hoặc nhũ hóa, phân tán các hoạt chất và các chất phụ trong nước cất pha tiêm hoặc
trong dung môi vô khuẩn thích hợp.
 Thuốc tiêm truyền: là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước, vô khuẩn, không có
chất gây sốt, không có nội độc tố vi khuẩn và thường đẳng trương với máu, không chứa
chất bảo quản, dung để tiêm vào tĩnh mạch với thể tích lớn, tốc độ chậm.
 Thuốc nhỏ mắt: là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn với mục đích
chẩn đoán hoặc điều trị.

Câu 5: phân loại thuốc tiêm, ưu nhược điểm


Thuốc
Thuốc nhỏ
Tiêu chí Thuốc tiêm tiêm
mắt
truyền
 Dung dịch, + + +
 Hỗn dịch +  +
 Nhũ tương + + 
 Bột, viên nén +  
 Vô khuẩn + + +
Ưu điểm:
 Tác dụng nhanh + + +
 Tránh tác dụng phụ đường tiêu hóa + + +
 Tác dụng tai chỗ +  +
 Hiệu quả cho bệnh nhân bất tỉnh + + 
Nhược điểm
 Phải có người chuyên môn + + 
 Hậu quả nghiêm trọng + + 
 Gây đau đớn + + 
 Giá cao + + 
 Trong suốt + + +
 Không màu hoặc màu của hoạt chất + + +
 pH trung tính + + +
 Chất gây sốt + + +
Thành phần: + + +
 Dược chất
 Dung môi
 Các chất phụ
Chất bảo quản
 Liều ≤ 15ml + + +
 Liều > 15ml   +

Câu 6: Các thành phần của thuốc tiêm, cho ví dụ từng loại?
Các thành phần của thuốc tiêm
- Dược chất. VD: Calciclorid
- Dung môi. VD: Nước
- Các chất phụ. VD: Phenol
- Bao bì đựng thuốc tiêm. VD: thủy tinh.

Câu 7: Các lưu ý trong sơ đồ điều chế thuốc tiêm


- Giai đoạn hòa tan hoạt chất và các chất phụ vào dung môi: tiến hành nhanh, hòa tan
trong bình thủy tinh hoặc thép không gỉ có định mức.
- Lọc trong: nhanh để tránh nhiễm khuẩn
- Đóng ống: thường đóng vào ống thủy tinh.
- Nhãn thuốc: quy định bộ y tế
- Hàn ống: không để dung dịch thuốc dính đầu ống
- Tiệt khuẩn: thuốc pha chế xong tiệt khuẩn ngay.

Câu 8: Phân loại thuốc tiêm truyền


- Dung dịch cung cấp nước, chất điện giải.
- Dung dịch cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng
- Dung dịch cân bằng acid kiềm của cơ thể.

Câu 9: Các thành phần thuốc nhỏ mắt


- Dược chất. VD: Ofloxacin
- Dung môi. VD: nước cất pha tiêm
- Chất phụ.
 Chất bảo quản. VD: Metyl paraben
 Chất điều chỉnh pH. VD: Đệm borat-boric
 Chất đẳng trương hóa. VD: NaCl
 Chất chống oxy hóa. VD: Natrisulfit
 Chất làm tăng độ nhớt. VD: Metyl cellulose
- Bao bì chứa thuốc nhỏ mắt. VD: chất dẻo, thủy tinh, cao su.

Câu 10: Nêu 4 bước bào chế thuốc nhỏ mắt


Tiến hành pha chế thuốc nhỏ mắt: 4 bước
- Pha chế dung môi, chất phụ
- Hòa tan dược chất vào dung môi trên
- Tiệt khuẩn bằng các phương pháp thích hợp
- Vô lọ, dán nhãn

Câu 11: Các dụng cụ trong đo lường, pha chế. Chức năng của từng dụng cụ.
Dụng cụ đo thể tích:
 Lấy thể tích thông thường:
 Ống đong: đong các chất lỏng
 Pipet chia vạch: hút một thể tích chất lỏng xác định.
 Muỗng, ly: phân chia liều thuốc uống dạng lỏng
 Lấy thể tích chính xác:
 Pipet bầu: lấy chính xác một thể tích chất lỏng nhất định
 Buret: đo những thể tích chính xác của dung dịch trong chuẩn độ.
 Ống đếm giọt chuẩn định: cho phép lấy 20 giọt nước cất cân nặng 1g.
 Bình định mức: đo thể tích chất lỏng vừa đủ thể tích của bình khi pha chế các dung
dịch chuẩn độ.
Dụng cụ pha chế:
 Bình định mức: đo thể tích chất lỏng vừa đủ thể tích của bình khi pha chế các dung
dịch chuẩn độ.
 Ly có chân: hòa tan dược chất, đong thể tích chất lỏng khó rửa.
 Ly có mỏ: sử dụng nhiều nhất để hòa tan, chứa đựng hoặc đun nấu.
 Bình cầu: hòa tan, chưng cất, thực hiện phản ứng.
 Bình nón: chứa dung dịch cần định lượng, hòa tan hoạt chất dễ thăng hoa hay bay hơi.

Câu 12: Mục đích của nghiền, rây, trộn đều.


 Nghiền:
 Giúp việc hòa tan dễ dàng
 Giúp cho việc trộn bột dễ đồng nhất.
 Rây: để có loại bột cùng kích cỡ.
 Trộn đều: trộn 2 hay nhiều loại hoạt chất đồng nhất.

Câu 13: Nêu các loại cối chày thường sd trong báo chế
 Cối chày bằng kim loại: tán thảo mộc, động vật, khoáng vật rất.
 Cối chày sành sứ: tán trộn các chất là hóa chất.
 Cối chày thủy tinh: tán chất có tính oxy hóa, chất ăn mòn, hấp phụ
 Cối chày làm bằng mã não: nghiến tán các chất cần có độ mịn cao.

Câu 14: Có 12 cỡ rây, 5 cỡ bột (≥95% qua rây số lớn, ≤40% qua rây số nhỏ).

Câu 15: Định nghĩa cỡ bột: các cỡ bột được quy định dựa vào các số của rây.

Câu 16: Dụng cụ để đo tỷ trọng một chất lỏng: tỷ trọng kế, phù kế baumé

Câu 17: Công thức chuyển đổi từ Baumé sang tỷ trọng:


Gọi d: tỷ trọng, n: độ baumé
Nếu chất lỏng nhẹ hơn nước:
145 145
d= n= - 135
135 + n d

Nếu chất lỏng nặng hơn nước:


145 145
d= n = 145 –
145 - n d

Câu 18: Tính chất cồn etylic:


 Hòa tan các acid, kiềm hữu cơ, alkaloid và muối của chúng, một số glycoside, nhựa,
tinh dầu.
 Khi trộn cồn etylic với nước có hiện tượng tỏa nhiệt.
 Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích
 Tác dụng sát trùng
 Bảo quản và tăng cường tác dụng điều trị của thuốc
 Dễ bay hơi, dễ cháy, đong vón albumin, enzyme, dễ bị oxy hóa.

Câu 19: Định nghĩa độ cồn: số ml cồn etylic nguyên chất trong 100ml dung dịch cồn.

Câu 20: Phân biệt độ cồn thực, độ cồn biểu kiến.


Độ cồn thực: là độ cồn đo được bằng cồn kế ở 150C
Độ cồn biểu kiến: là độ cồn đo được bằng cồn kế không ở 150C.

Câu 21: Các công thức pha cồn.V2.C2


Pha từ cồn cao độ sang thấp độ
C1
V1.C1 = V2.C2 V1 =
C1
Trong đó:
V1: thể tích cồn cao độ cần lấy để pha
C1: độ cồn của cồn cao độ cần lấy để pha
V2: thể tích cồn thấp độ muốn pha
C2: độ cồn của công thấp độ muốn pha
Pha cồn cao độ với cồn thấp độ để được cồn trung gian.
(C2 – C3)
V1. (C1 – C3) = V2. (C2 – C3) V1 = x V2
(C1 – C3)

V1: thể tích cồn cao độ cần lấy để pha


C1: độ cồn của cồn cao độ cần lấy để pha
V2: thể tích cồn trung gian muốn pha
C2: độ cồn thực của cồn trung gian muốn pha
C3: độ cồn thực của cồn thấp độ

Câu 22: Các bước tiến hành đo pha cồn:


Dụng cụ:
 Cồn kế
 Nhiệt kế
 Ống đong có dung tích cần thiết
Cách tiến hành:
 Cho cồn muốn đong vào ống đong, mặt cồn cách miệng ống đong khoagr 5cm.
 Nhúng nhiệt kế vào để xác định nhiệt độ của cồn, khi nhiệt độ ổn định ta đọc nhiệt độ
ngay vạch khắc của nhiệt kế.
 Lấy nhiệt kế ra, lau khô và cho vào hộp bảo quản.
 Nhúng cồn kế vào, cho cồn kế nổi tự do, đọc độ cồn, vạch nổi của cồn kế ngang với
mặt thoáng của cồn.
 Dùng xong rửa sạch, lau khô, cho vào hộp bảo quản.
 Tính toán hoặc tra bảng để biết độ cồn thực.

Câu 23: Định nghĩa dung dịch thuốc:


Theo DĐVN IV dung dịch thuốc là dạng thuốc lỏng, trong suốt chứa một hoặc nhiều hoạt
chất hòa tan trong dung môi thích hợp (nước, dầu thực vật, cồn etylic) hay hỗn nhiều dung
môi (cồn-nước, cồn-glycerin).

Câu 24: Ưu, nhược điểm của dung dịch thuốc:


Ưu điểm:
 Hấp thu và tác dụng nhanh hơn thuốc dạng rắn
 Một số dạng không gây kích ứng niêm mạc
Nhược điểm:
 Kém bền, không bảo quản được lâu
 Bao gói cồng kềnh, vận chuyển khó khăn

Câu 25: Các dung môi dùng để pha dung dịch thuốc: nước, ethanol, glycerin, dầu.

Câu 26: Tính chất của Glycerin:


 Hòa tan một số muối, acid vô cơ, hữu cơ
 Hòa tan alkaloid và muối của chúng
 Hòa tan tannin, đường
 Trong tế bào sử dụng glycerin dược dụng chiếm 3% nước, không gây kích ứng.
 Nồng độ ≥ 15%, có tác dụng sát khuẩn.
 Sử dụng trong thuốc dùng ngoài

Câu 27: Giai đoạn pha chế dung dịch thuốc: 4 giai đoạn
 Cân, đong dược chất và dung môi
 Hòa tan
 Lọc trong dung dịch
 Đóng gói bảo quản
Giai đoạn nào đặc trưng: hòa tan

Câu 28:
Các pp hòa tan thông thường
 Hòa tan ở nhiệt độ thường
 Hòa tan ở nhiệt độ cao
 Dung lực cơ học để hòa tan
 Ngâm
Các phương pháp hòa tan đặc biệt
 Tạo dẫn chất dễ tan
 Dùng hỗn hợp dung môi
 Dung chất trung gian thân nước

Câu 29: Định nghĩa siro thuốc: là dung dịch nước đường đậm đặc, có chứa dược chất hoặc
dịch chiết dược liệu và các chất thơm. Siro phải chứa tối thiểu 60% đường trắng RE.

Câu 30: Định nghĩa siro đơn: có hàm lượng đường cao nên có thể bảo quản được lâu, có tác
dụng dinh dưỡng. Nồng độ đường 64%.

Câu 31: Giai đoạn pha chế siro đơn


 Hòa tan
 Kiểm tra nồng độ đường sau khi điều chế siro đơn
 Điều chỉnh nồng độ đường đến nồng độ quy định
 Làm trong siro

Câu 32: Phương pháp hòa tan đường: 2 phương pháp


 Phương pháp nóng
 Phương pháp nguội

Câu 33: Nêu các cách xác định nồng độ đường trong siro
 Đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế
 Đo nhiệt độ sôi

Câu 34: Phương pháp bào chế siro thuốc:


Hòa tan dược chất hay dung dịch dược chất vào siro đơn
Hòa tan đường vào dung dịch dược chất

Câu 35:
Định nghĩa Potio thuốc: dạng thuốc nước có vị ngọt chứa một hay nhiều dược chất, thường
được bào chế theo đơn, dùng để uống từng muỗng (10 – 15ml).
Kỹ thuật điều chế Potio thuốc:
 Potio điều chế với hóa chất
 Potio điều chế với dược liệu

You might also like