You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐHSP TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI

LIÊN KẾT HYDRO


SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC KHÁNH
MSSV: 43.01.201.024
I. Khái niệm liên kết Hydro
 Liên kết Hydro là một loại liên kết rất yếu được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa hydro
(đã liên kết trong một phân tử) với một nguyên tử có độ âm điện mạnh có kích thước nhỏ
(N, O, F,…) ở một phân tử khác hoăc trong cùng một phân tử.
 Liên kết Hydro được biểu diễn bằng dấu”…”.
 Một cách đại cương ta có thể diễn tả liên kết hydro một cách tượng trưng như sau
RA – H… BR’ (A, B: F, O, Cl, N,…)
Liên kết Hydro là một liên kết yếu, giữ vị trí trung gian giữa tương tác Vander Waals
và liên kết hóa học chính thức, có năng lượng vào khoảng từ 8 đến 40 kJ/mol.
BẢNG 1 NĂNG LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI LIÊN KẾT HYDRO
Loại liên kết E, kcal/mol Loại liên kết E, kcal/mol
O – H…N 7 N – H…O 2,3
O – H…O 6 N – H…N 2-4
C – H…O 2,6 N – H…F 5

Trước kia, liên kết Hydro được giải thích hoàn toàn bằng hiệu ứng tĩnh điện thuần túy,
xuất hiện do tương tác điện lưỡng cực- lưỡng cực: A – H…B. Tuy nhiên, thực nghiệm cho
thấy là mô hình tĩnh điện đơn giản trên chưa đủ để giải thích mọi hiện tượng nghiên cứu
được có liên quan đến liên kết Hydro. Vì vậy, ngoài tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng
cực trên, người ta còn thừa nhận có sự tham gia của liên kết cộng hóa trị. Do kích thước
đặc biệt nhỏ, nguyên tử H có khả năng thâm nhập vào lớp vỏ electron của nguyên tử B và
từ đó có thể tương tác đặc biệt giữa nguyên tử H và cặp electron không liên kết của B.
II. Bản chất của liên kết Hydro
Liên kết hydro xuất hiện giữa hai nguyên tử có tính âm điện như oxygen, nitrogen,
fluorine,… trong đó ít nhất một nguyên tử phải có cặp electron chưa sử dụng. Nguyên tử
Hydro giữ vai trò như một cầu nối giữa hai nguyên tử đó. A – H …B
Sự giải thích cơ học lượng tử xem phức chứa liên kết hydro như là một hệ lượng tử đồng
nhất có năng lượng thuận lợi nhất trong phức, khi tạo thành phức có sự chuyển electron
không phải chỉ do các nguyên tử trực tiếp tham gia phức mà cả các nguyên tử khác có trong
cả hai phân tử.
Ví dụ liên kết hydro trong phân tử nước có sự thay đổi điện tích như sau:

Phân tử cho trở thành dương điện hơn, phân tử nhân trở thành âm điện hơn, cả hai phân
tử trở thành liên kết cho – nhận, ở đây nguyên tử O trong nhóm OH - thu them điện tích âm
phụ khi tạo liên kết hydro. Như vậy, liên kết hydro tạo thành do những lực cơ bản: tương
tác Coulomb và chuyển điện tích.
Muốn có liên kết hydro A – H…B, thì A phải là nguyên tử của nguyên tố có độ âm
điện lớn, có khả năng hút electron chưa sử dụng với số lượng tử n nhỏ. Như vậy A – H có
tính chất acid còn B phải có tính base. Tuy vậy chúng chỉ có thể là acid yếu và base yếu
được thôi, vì nếu không sẽ tạo ra liên kết phối trí ngoài ra A cần một điều kiện nữa là kích
thước phải nhỏ. Liên kết A – H càng phân cực thì liên kết hydro càng bền vững.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù nguyên tử A trong nhóm A – H không có độ âm điện
đặc biệt lớn (ví dụ nguyên tử C) nhưng sự có mặt của nguyên tử âm điện mạnh đứng bên
cạnh (ví dụ nguyên tử N, F) cung có thể làm xuất hiện khả năng hình thành liên kết hydro,
ví dụ trường hợp HCN, F3CH…
III. Các dạng liên kết hydro
Có 2 loại liên kết hydro:
 Liên kết hydro nội phân tử: Là liên kết hydro được hình thành giữa hai nhóm nguyên
tử trong cùng một phân tử, dẫn tới vòng khép kín (phức càng cua, phức chelat).

 Liên kết hydro liên phân tử ( liên phân tử): Là liên kết hydro được hình thành giữa
các phân tử riêng rẽ (giống nhau hoặc khác nhau).

Trong liên kết hydro, ba phân tử thẳng hang hay gần như thẳng hàng A – H …B, sự
gãy của liên kết không thuận lợi về năng lượng. Phần lớn các liên kết Hydro là nội phân tử
và sự hình thành vòng 6 cạnh thuận lợi với tính thẳng hàng hơn, còn vòng 5 cạnh không
thuận lợi nên rất hiếm.
Trong trường hợp liên kết hydro nội phân tử, ngoài những điều kiện chung đã nói còn
phải có điều kiện không gian: phân tử phải có cấu hình như thế nào đó để cho tương tác
nội phân tử (tạo liên kết hydro) tạo thành những vòng 5 hay 6 cạnh với hiệu ứng năng
lượng cao nhất. Chính vì vậy, trong các đồng phân của hydroxybenzandehit chỉ có andehit
salixylic (đồng phân octo) mới có liên kết hydro nội phân tử. Nitrin của axit salixylic tuy
có các nhóm CN- và OH- ở vị trí octo với nhau nhưng vì khoảng cách giữa nguyên tử O và
N khá lớn (3,5𝐴̇) nên cũng không có liên kết hydro nội phân tử với N được. Các 𝛼 −glycol
và 𝛼 −amino ancol, 𝛼 −xetoancol,… có liên kết hydro nội phân tử nhưng kém bền.
Nếu trong một hợp chất có liên kết hydro nội phân tử yếu (vd o-clophenol) thì khi hòa
tan chất đó vào dung môi có khả năng nhường electron cao (axeton, dioxan,…) liên kết
hydro dễ bị đứt ra và hình thành liên kết mới giữa chất tan và dung môi.
IV. Đặc điểm của liên kết Hydro
 Trong trường hợp chung, đối với liên kết Hydro A – H…B, khoảng cách A – H nhỏ hơn
khoảng cách H…B (đối với nước đá dO-H=0,99A, dH…O=1,76A).
 Trong trường hợp chung, người ta có thể thừa nhận là cả cặp electron không liên kết của
B tham gia vào liên kết Hydro. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ đối
với trường hợp NH3 một cặp electron tự do của N ba liên kết Hydro.
 Trong trường hợp chung, cầu nối A – H …B được coi là thẳng hang. Tuy nhiên, ở đây
cũng có ngoại lệ. Trong tinh thể HF, các liên kết F – H…F tạo thành các mạch gấp khúc
với góc liên kết 120,1o, trong khi đó các phân tử (HF)6 lại có cấu tạo vòng với 6 cầu nối và
với góc liên kết bằng 120o.
 Trong những dung môi không phân cực và ngay cả ở trạng thái hơi, tại những nhiệt độ
không quá cao, các phân tử axit cacboxylic đều tồn tại ở trạng thái liên hợp qua các cầu
nối hydro tạo thành những đime mạch vòng.

Đối với axit fomic, sự xác định cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ electron cho kết
quả như sơ đồ trên.

Đối với axit cacboxylic, mối phân tử đime như vây đều có 2 cầu nối hydro, mối cầu
nối có năng lượng liên kết vào khoảng từ 28 đến 37 kJ/mol.

 Momen lưỡng cực của phức có liên kết Hydro luôn lớn hơn tổng momen lưỡng cực
của 2 cấu tử tạo phức vì liên kết là cho-nhận. Momen lưỡng cực khi tạo phức tang thì
năng lượng liên kết Hydro tăng.

 Entanpi tạo thành liên kết Hydro phụ thuộc vào tính acid-base của các cấu tử tương tác
theo sự phụ thuộc đơn giản:
∆Ho= 8,52 + 0,248(pKBH+pKa)
V. Ý nghĩa của liên kết hydro
Liên kết hydro là liên kết yếu nhưng có vai trò quan trọng trong các hiện tượng, các
công trình văn hóa về măt kiến trúc và nhất là đối với sự sống. Nó góp phần duy trì cấu
trúc tương đối bền vững và tính linh động của các loại vật liệu.
1. Giải thích các tính chất bất thường về tính chất vật lý-hóa học của hợp chất

Trong hóa học, liên kết hydro tạo nên nhiều tính chất đặc biệt:

 Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: Nếu trong một chất có tồn tại liên kết hydro liên
phân tử thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng vì các phân tử trong chất đó bị ràng
buộc với nhau thành những phân tử lớn hơn. Nước, ancol, phenol, amoniac, amin bậc
1, amin bậc 2, axit cacboxylic,… là những chất chịu sự chi phối của quy luật này.
Người ta tính rằng nếu không có liên kết hydro thì nước đá nóng chảy ở -100oC và sôi
ở -80oC (thực tế là ở 0oC và 100oC).
Nhờ có liên kết hydro người ta giải thích được sự chênh lệch rất lớn về nhiêt độ sôi của
nước và ancol so với hydro sunfua, thioancol và các ete tương ứng.
BẢNG 2 NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Hợp chất ĐsoC Hợp chất ĐsoC Hợp chất ĐsoC
HOH 100 HSH -62 CH3OCH3 -24
CH3OH 66 CH3SH 6 CH3SCH3 37
C6H5OH 182 C6H5SH 172 C6H5OCH3 154

Trong khi nước và phenol có liên kết hydro nên sôi ở những nhiệt độ khá cao, thì ở
các hợp chất khác trong bảng 2 không có liên kết hydro nên nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều.
Nếu trong một chất tồn tại liên kết hydro nội phân tử thì lại làm giảm nhiệt độ sôi và
nhiệt độ nóng chảy. Ví dụ trong trường hợp dẫn xuất hai lần thế của benzene (bảng 3).
Nếu 2 nhóm thế trong vòng không có khả năng tạo liên kết hydro với nhau thì 2 đồng
phân octo và para có nhiệt độ sôi gần như nhau, nhưng nếu hai nhóm đó liên kết hydro
được với nhau thì đồng phân octo (có liên kết hydro nội phân tử) có nhiệt độ sôi thấp
hon nhiêu so với đồng phân para (có liên kết hydro liên phân tử).
BẢNG 3
X,Y ĐsOC X,Y ĐsOC
o- p- o- p-
F, F 96 89 OH 194 238
Cl, Cl 178 174 NH2, OCH3 205 243
Br, Br 221 216 OH, NH2 145 174
I, I 286 285 SH, OCH3 218 227
Nhiệt độ nóng chảy của các đồng phân octo có liên kết hydro nội phân tử cũng thấp
hơn các đồng phân para nhiều.

 Độ tan: Nếu có liên kết hydro giữa các phân tử chất tan với các phân tử nước hay
một dung môi nào đó khác, độ tan của chất đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với chất
tương tự mà không có liên kết hydro. Vì vậy, các rượu thấp, amin, axit,… cũng
như các chất có phân tử lượng không nhỏ như gluco, sacarozo,… đều tan tốt
trong nước, tinh bột và protit tuy có phân tử lượng rất cao nhưng nhờ có liên kết
hydro nên có thể tạo nên dung dịch keo.
 Độ bền của đồng phân: Sự có mặt của liên kết hydro nội phân tử, nhất là khi liên
kết hydro đó tham gia vào một hệ liên hệ vòng (có năng lượng liên kết hơn) có
thể làm cho đồng phân của hữu cơ trở nên bền vững hơn.
 Tính axit: axit salixylic (đồng phân octo) có liên kết hydro nội phân tử nên tính
axit gấp 80 lần đồng phân meta.
 Ngoài ra còn một số tính chất đặc biệt khác như khối lượng riêng của chất.
2. Là nền tẳng của sự sống
 Liên kết hydro giúp cho nước vận chuyển được trong cây
Nước vận chuyển được trong cây nhờ 3 yếu tố:
_Sự thoát hơi nước của lá (tạo lực hút ở bên trên).
_Lực đẩy áp suất rễ (tạo lực đẩy bên dưới)
_Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa các phân tử nước với thành mạch
gỗ.
 Liên kết hydro giúp nhiệt độ ôn hòa, chống lại sự đốt nóng: nhờ có liên kết hydro
nước có khả năng chống lại sự biến đổi của nhiệt độ tốt hơn so với hầu hết các
chất khác.
 Liên kết hyđro là nguyên nhân chính cho quá trình gắn kết giữa ADN và phối tử,
là nhân tố quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi ADN và nghiên cứu quá
trình này sẽ giúp ích cho việc thiết kế những phân tử thuốc mới. Tóm lại, liên kết
hyđro xác định cấu trúc phân tử nhỏ, những đại phân tử sinh học, thuộc tính của
chất lỏng, định hướng hình thành phân tử, có vai trò quan trọng trong ADN,
ARN, protein.
VI. Ví dụ về liên kết Hydro
Liên kết hydro có vai trò quan trọng đối với cấu trúc đặc biệt của nước đá. Ở đây, mỗi
nguyên tử Oxi nằm tại tâm của một tứ diện đều mà 4 đỉnh là 4 nguyên tử Oxi khác. Giữa
các nguyên tử Oxi là các nguyên tử
Hydro. Hai trong số các nguyên tử
hydro này liên kết với nguyên tử Oxi
trung tâm bằng liên kết cộng hóa trị,
còn 2 nguyên tử Hydro khác liên kết
với nguyên tử Oxi trên bằng liên kết
Hydro. Cấu trúc này của nước đá
không phải là cấu trúc đặc khít nhất.
Vì vậy, nước đá được coi là có độ xốp
lớn nghĩa là có tỉ khối nhỏ (nước đá nổi trên mặt nước lỏng).
Khi nước đá chảy lỏng, một phần (khoảng 10% ở OoC) liên kết Hydro bị phá vỡ và dó đó
có sự giảm thể tích hay sự tăng tỉ khối. Khi nhiệt độ tiếp tuc tăng thì một mặt thể tích nước
tăng do sự dãn nở nhiệt nhưng mặt khác, sự tiếp tục phá vỡ các liên kết Hydro gây nên sự
giảm thể tích. Điều đó dẫn đến kết quả là tỉ khối của nước qua một cực đại ở 4oC.

You might also like