You are on page 1of 28

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, TÌNH
HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG........................................................................3
1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.................................3
1.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất........................................................8
1.3. Quá trình hình thành đất vùng đồng bằng sông Cửu Long...............................14
II. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO
ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...................................................16
2.1. Những khó khăn trong quá trình quản lý, sử dụng vùng đồng bằng sông Cửu
Long.........................................................................................................................16
2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến khả năng sử dụng đất trên địa bàn vùng
đồng bằng sông Cửu Long.......................................................................................18
2.3. Chủ trương và định hướng chiến lược phát triển đồng bằng sông Cửu Long
..................................................................................................................................19
2.4. Các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất vùng đồng bằng sông Cửu
Long.........................................................................................................................20
KẾT LUẬN..............................................................................................................27

i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của Quốc gia, đây vừa là tư liệu sản
xuất chủ yếu của các ngành, lĩnh vực, vừa là đối tượng và sản phẩm của lao
động. Vì lý do đó, việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đóng vai trò
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hiện tại và tương lai. Sử dụng đất
bền vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất
bằng cách sử dụng thông các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống
quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp
đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển nông thôn.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của
vùng đồng bằng sông Cửu Long là 4,08 triệu ha, vùng đồng bằng sông Cửu
Long chiếm khoảng 13% diện tích cả nước. Đất đai vùng đồng bằng sông Cửu
Long được tạo thành do trầm tích sông ngòi và khoáng sinh phèn (pyrite) trong
các lớp trầm tích đầm lầy. Hầu hết diện tích đất của vùng có thành phần cơ giới
nặng, trên địa hình khá bằng phẳng, các loại đất này thích hợp cho điều kiện sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất tại một số địa
phương trong vùng chưa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà còn mang
tính tự phát theo cơ chế thị trường (chuyển đất lúa, rừng sang đất nuôi trồng
thủy sản,.) làm cho diện tích đất lúa, đất rừng giảm, dẫn đến tình trạng nhiễm
mặn, sạt lở đất,… có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của
vùng, từ đó đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để tiếp tục xây dựng vùng
đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí
hậu. Do đó, việc xác định thực trạng chất lượng đất và tiềm năng đất đai của
vùng là rất cần thiết, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong quá trình sử
dụng đất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị đất đai, cải thiện
đời sống của người dân trong vùng.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các quan điểm, mục tiêu chiến lược
trong khai thác tài nguyên đất bền vững, cũng như các giải pháp quản lý, sử
dụng đất bền vững. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ
và cải tạo đất bền vững hiệu quả, phù hợp với đặc thù vùng đồng bằng sông
Cửu Long.

1
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích cơ sở dữ liệu đã thu thập,
khảo sát thực địa và kết quả phân tích đất, từ đó tiến hành phân tích để xác định
các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất, từ đó nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để
bảo vệ và cải tạo đất.
Phương pháp dự báo áp dụng cho việc định hướng sử dụng đất: Dự báo
khả năng tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng
sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu.

2
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
HỘI, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ,
Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau), có tổng diện tích tự
nhiên 4,08 triệu ha, với dân số trên 17 triệu người; đồng bằng sông Cửu Long là
vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, đồng bằng sông Cửu
Long có nhiều lợi thế để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Tuy nhiên, do vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của
Châu thổ sông Mê Công, vừa giáp biển Đông, vừa giáp biển Tây nên luôn đối
mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện tự nhiên, chịu sự tác động
không nhỏ và khôn lường từ biến đổi khí hậu và các hoạt động ở thượng lưu
sông Mê Công, với mực nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày càng rõ rệt. Từ
đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đất của toàn vùng.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của đất nước, thuộc
phần hạ lưu của lưu vực sông Mê Công; phía Bắc và Tây Bắc giáp nước
Campuchia và vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh); phía Tây và
Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng (trừ địa hình đồi núi thuộc tỉnh
An Giang và Kiên Giang), độ cao trung bình dưới 5m so với mặt nước biển, thấp
dần theo 2 hướng: từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông; ven biển là dạng địa
hình đặc trưng có độ cao từ 0,5 - 0,8m xen lẫn các giồng cát cao từ 1,0 - 1,5m và
các vùng trũng, thấp ngập triều. Nhìn chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long có
cả 03 dạng địa hình là đồng bằng thấp trũng, đồi núi và ven biển.

3
Vùng có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nền nhiệt độ cao và ổn định, khí
hậu trong năm có sự phân hoá theo hai mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
(lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau lượng mưa ít không đáng kể; nhiệt độ trung bình năm của vùng từ 27 -
28oC, với nền nhiệt độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích nhiệt của vùng
đạt tới trị số 9.800 - 10.044oC là giá trị cao nhất so với cả nước.
Vùng có mạng lưới thuỷ văn khá dày đặc, gồm các sông lớn như: sông
Mê Công, Cái Lớn, Ông Đốc, Bảy Hạp, Cửa Lớn, Gành Hào,… mật độ sông
ngòi kênh rạch bình quân toàn vùng tới 4 km/km2. Sông Mê Công chảy vào Việt
Nam phân thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển theo sáu cửa
của sông Tiền (cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên,
cửa Cung Hầu) và 3 cửa của sông Hậu (Định An, Bát Sát và Thanh Đề). Chế độ
nước chia thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường kéo dài 5 -
6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11), lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70 - 85%
lượng dòng chảy năm; mùa cạn (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), dòng chảy
thường nhỏ là tháng 2, 3, 4; sự xâm nhập mặn phụ thuộc chủ yếu vào lượng
nước ở thượng nguồn về, độ lớn của thủy triều, độ mặn thay đổi theo mùa trong
năm và theo con triều.

4
1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
a. Tình hình phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng kết của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho
biết kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết
quả tích cực, tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định ở mức khá, tốc độ tăng trưởng
kinh tế GRDP bình quân của vùng ước đạt 8,87%/năm, nông nghiệp phát triển
ổn định, giữ vững vai trò vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50% sản lượng lúa gạo, 70%
lượng trái cây và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 60% kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của cả nước.
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 7,8% (đạt 99,4%
kế hoạch). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm
tỷ trọng lớn (khu vực I chiếm 33,1%, khu vực II chiếm 25,25%, khu vực III
chiếm 41,65%). GRDP bình quân đầu người ước đạt 40,27 triệu
đồng/người/năm (tăng 2,2 triệu đồng so với năm 2014). Ước cuối năm 2015, tỷ
lệ hộ nghèo toàn vùng giảm còn 3,54% (cả nước là 4,5%).
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 4,4% so cùng kỳ. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, dệt may, giày
dép, hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5,96 tỷ USD, tăng
6,1% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, sắt thép, máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Chỉ số PCI của vùng năm 2014 đạt 59,11, có sụt giảm nhẹ so với năm
2013 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước. Đồng Tháp, Long An và
Kiên Giang năm trong số 10 tỉnh thành có chỉ số PCI tốt nhất của cả nước. Chỉ
số PCI của Đồng Tháp xếp thứ 2 trên cả nước (65,28), Long An là địa phương
có mức cải thiện PCI cao nhất trong toàn vùng (đạt 61,37), trong khi chỉ số PCI
của Bến Tre giảm tương đối mạnh chỉ còn 59,70 (Báo cáo đánh giá cạnh tranh
năm 2015 VCCI).
Với chỉ số PCI cao so với cả nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã trở
thành một điểm thu hút đầu tư hấp dẫn trong thời gian qua.
Cơ cấu kinh tế của vùng giữ vững đà chuyển đổi theo hướng tích cực.
Mặc dù khối công nghiệp - xây dựng và dịch vụ du lịch phát triển mạnh, nhưng
nông nghiệp vẫn là khối kinh tế chủ đạo của vùng, trong đó hình thức kinh tế
miệt vườn cũng là một nét đặc thù, độc đáo.
Nông - lâm - ngư nghiệp: Đây là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Sản lượng lúa gạo, trái cây nhiệt đới và thủy sản của vùng đều chiếm tỷ

5
trọng lớn của cả nước. Lĩnh vực này cũng duy trì tốc độ phát triển cao trong
những năm gần đây góp phần tạo sự ổn định kinh tế - xã hội của vùng và cả.
Công nghiệp: lĩnh vực công nghiệp của vùng có những bước phát triển
mạnh trong thời gian qua. Giá trị sản xuất công nghiệp: đạt 578.586 tỷ đồng,
tăng 13,3% so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,3%. Bên
cạnh thế mạnh truyền thống là chế biến nông sản, một số trọng điểm phát triển
công nghiệp như điện, phân bón… đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp
đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên công nghiệp chế biến vẫn chiếm trên 90%
tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Toàn vùng hiện có 52 cụm công
nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.921 ha đã đi vào hoạt động, thu hút được 536
dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy bình quân 66,7%, góp phần tạo
việc làm cho 60.591 lao động.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: ước đạt 693,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 14,7% so cùng kỳ. Tình hình lưu chuyển hàng hóa trên thị trường khá
sôi động, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, kết nối cung cầu hàng hóa...
được tổ chức có hiệu quả. Bên cạnh đó, một số trung tâm thương mại, siêu thị
được khánh thành, đi vào hoạt động đã thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường.
b. Thực trạng xã hội
Năm 2015, dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long có 17.589.200 người
chiếm 19,18% dân số cả nước (tăng 338 nghìn người so với năm 2010 và tăng
1,41 triệu người so với năm 1995). Trong đó, dân số đô thị là 5.959,2 nghìn
người chiếm 33,88%, dân số nông thôn là 11.630,0 nghìn người, chiếm 66,12%.
Mật độ dân số trung bình của vùng là 433 người/km2. Trong vòng 20 năm từ
1995 đến năm 2015 dân số của vùng tăng lên 1,41 triệu người (bình quân 70,5
nghìn nười/năm), trong đó giai đoạn 2001 - 2005 tăng mạnh nhất, gấp gần 2 lần
so với cả giai đoạn.
Tổng số người trong độ tuổi lao động (tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi) là
10.519 nghìn người, bằng 59,8% dân số của vùng; trong đó số người có việc làm
thường xuyên chiếm 58% số người trong độ tuổi lao động; tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc khu vực thành thị chiếm 3,22% và khu vực nông thôn chiếm 2,63% số
người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua đào tạo chiếm 11,4%.
Toàn vùng có 6.958 trường mầm non và phổ thông. Trong đó, có 1.803
trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 25,91% (tăng 2,72% số trường và tăng
18,46% trường đạt chuẩn). Giáo dục thường xuyên và chuyên nghiệp có 204 cơ
sở; trong đó, có 131 trung tâm giáo dục thường xuyên và 73 cơ sở đào tạo trung
cấp chuyên nghiệp, với quy mô 45.248 học viên. Hiện có 43 trường đại học, cao
đẳng (gồm 17 trường đại học và 26 trường cao đẳng), quy mô sinh viên chính

6
quy của vùng là 130.896 sinh viên (trong đó đại học là 86.230 sinh viên và cao
đẳng là 44.666 sinh viên), tăng 9% so với 05 năm trước đây.
Toàn vùng có 178 cơ sở dạy nghề, gồm: 17 trường cao đẳng nghề, 35
trường trung cấp nghề và 126 trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, còn có 186 cơ sở
khác tham gia dạy nghề (gồm các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm giáo dục thường xuyên, doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các hội nghề nghiệp, đoàn thể, làng
nghề...).
Một số chỉ tiêu về y tế của vùng đạt khá so bình quân cả nước như: trạm y
tế xã có bác sĩ làm việc đạt 91,4% (cả nước là 82,4%), xã đạt chuẩn quốc gia về
y tế đạt 56,4% (cả nước là 52,2), tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 26,2 (cả nước
25). Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân mới đạt 6 (trung bình cả nước 7,6), tỷ lệ dược sĩ/vạn
dân đạt 0,8 (cả nước đạt 1,92).
1.1.3. Đánh giá chung
a. Về lợi thế
- Là vùng cực nam của Tổ quốc có lợi thế về vị trí thuận lợi trong việc
giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế; tiếp giáp với vùng Đông Nam
bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh là thị trường có tiềm năng tiêu thụ nông,
thủy sản tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
- Là vùng có điều kiện đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn
hoà, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với 700 km bờ biển gồm nhiều cảng
sông, cảng biển; vùng còn có 345 km đường biên giới với Campuchia là lợi thế
quan trọng trong giao lưu với các vùng trong nước và các nước trong khu vực.
- Thuỷ triều xâm nhập kéo theo sự xâm nhập của nước mặn cho khoảng
1,7 triệu ha đất ở khu vực ven biển, tuy ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt,
nhưng lại mở ra một tiềm năng lớn cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước
mặn, lợ.
- Chế độ thuỷ văn hàng năm mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, có
tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất, vệ sinh đồng
ruộng, cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản cũng như đời sống dân sinh.
- Dân số trẻ trong độ tuổi lao động lớn.
- Là vùng có hệ thống sinh thái đa dạng, có tiềm năng về du lịch nên việc
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ với mức đầu tư trên
một đơn vị diện tích rất nhỏ nhưng tỷ suất lợi nhuận cao.

7
b. Về hạn chế
- Lũ lụt gây nhiều trở ngại và hạn chế đến quá trình đô thị hoá, công
nghiệp hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đối với những vùng thấp
trũng, nền địa chất yếu chưa ổn định, xuất đầu tư cao.
- Mùa khô mực nước sông thấp dẫn đến quá trình xâm nhập mặn sâu vào
đất liền hạn chế đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi nước ngọt
và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu chưa tương
xứng với quy mô và tiềm năng phát triển của Vùng.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên đã có tác động lớn đến quá trình hình
thành và biến đổi chất lượng đất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là
khả năng xâm nhập mặn, khô hạn và phèn hóa vào mùa khô,…
1.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất
1.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Giai đoạn vừa qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được
những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường,
từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân sử dụng, thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng để
chuyển sang mục đích sử dụng khác. Pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn
thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo
đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành
và phát triển nhanh. Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai
hợp lý và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay vùng đồng bằng
sông Cửu Long còn bộc lộ nhiều yếu kém thể hiện ở chỗ:
Một là, việc thực thi chính sách về đất đai, trong thực tế chưa thực sự
mang lại hiệu quả như mong đợi. Những hạn chế yếu kém trong việc thực thi
chính sách pháp luật đất đai đã dẫn đến những tồn tại:
Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về đất đai thiếu rõ
ràng, không chặt chẽ; việc đồng nhất các quyền của người sử dụng đối với các
loại đất đai khác nhau đã dẫn đến nhiều bất cập trong các chính sách, biện pháp
quản lý đối với các loại đất đai khác nhau.
Luật pháp và các chính sách về đất đai đã quy định quyền sử dụng đất có
giá trị và được đem ra trao đổi chuyển nhượng trên thị trường, song các chính

8
sách đất đai chưa phù hợp với các yêu cầu và quy luật hoạt động của nền kinh tế
thị trường.
Luật pháp và các chính sách về đất đai chưa thể hiện được nguyên tắc
phân phối địa tô giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu đất đai làm thất thoát
các nguồn lợi do đất đai mang lại từ Nhà nước chuyển sang người sử dụng và
chiếm giữ đất đai.
Luật pháp đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản
song chưa có hệ thống luật pháp và chính sách quản lý và điều tiết hoạt động
của thị trường này.
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức,
chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cũng
như đăng ký biến động đất đai còn chậm, hạn chế việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai,
giải quyết tranh chấp và chống lấn chiếm.
Việc phân định trách nhiệm quản lý đất đai cho các cấp các ngành chưa rõ
ràng, còn thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm.
Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành nhiều,
thay đổi thường xuyên nhưng không toàn diện, thiếu thống nhất, còn chồng chéo
và có nhiều lỗ hổng.
Hai là, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn đặt ra, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp huyện tại
một số tỉnh thành trong cả nước còn chậm. Thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị của
thành phố... Ngoài ra, việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
còn chậm, tính khả thi chưa cao, việc công bố công khai và tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém dẫn đến việc phải điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm
chưa sát với kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Ba là, việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại
các địa phương còn một số tồn tại như sử dụng không đúng vị trí, sai lệch diện
tích được giao, sử dụng sai mục đích, tiến độ xây dựng chậm hoặc bỏ hoang
hóa, không sử dụng đất, chậm nộp tiền thuê đất. Vẫn còn đó những hành vi tiêu
cực trong lĩnh vực đất đai.
Bốn là, cơ chế tài chính về đất đai thiếu hiệu quả, thị trường bất động
sản còn hoạt động tự phát, tình trạng đầu cơ đất đai đã đẩy giá đất lên cao gây
tác động xấu đến môi trường đầu tư. Cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn

9
chung còn nhiều yếu kém, cán bộ địa chính ở cơ sở còn hạn chế về chuyên
môn, nghiệp vụ… Trong thực tế, công tác quản lý và sử dụng đất đai tại các
doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước, các bộ, ngành còn
nhiều lãng phí.
* Nguyên nhân của những tồn tại:
Thứ nhất, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai hiện
nay chưa hợp lý. Điều này thể hiện sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp,
các ngành trong việc tổ chức lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và quy hoạch xây dựng đô thị; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai... do có nhiều ngành, nhiều cấp
tham gia thực hiện các công việc vì vậy trách nhiệm của từng ngành, cấp không
rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng công việc và kéo dài thời gian thực hiện.
Ngoài ra, sự hạn chế, bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai chưa
theo kịp với thực tiễn cũng là “cản lực” đáng kể gây khó khăn cho công tác quản
lý đất đai.
Thứ hai, lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành địa chính ở các cấp
còn quá mỏng, cùng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Chúng ta
cũng biết rằng, chính đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở đóng vai trò rất quan
trọng trong việc giám sát thi hành luật đất đai của địa phương và các đối tượng
sử dụng đất, nhưng chưa được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu
phương tiện làm việc. Chức năng, nhiệm vụ của ngành địa chính chưa rõ ràng
còn mang nặng tính tham mưu, giúp việc hơn là một cơ quan chuyên trách về
quản lý đất đai.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai chưa
được tiến hành thường xuyên. Điều này đã góp phần dẫn đến việc phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm, thiếu kiên quyết trong khắc phục hậu
quả các hành vi sai phạm không thực sự đạt hiệu quả cao. Thậm chí, do trách
nhiệm của người đứng đầu chưa được quy định chặt chẽ, chế tài xử lý chưa rõ
ràng, thiếu gương mẫu, buông lỏng trong công tác quản lý, do vậy có việc đã
gián tiếp còn tiếp tay cho sai phạm vì lợi ích cục bộ của địa phương và quyền lợi
của cá nhân mà làm trái các quy định về quản lý đất đai.
Thứ tư, chưa nhận thức đúng mức đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia,
là nguồn nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước; chưa khẳng định
rõ quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt và cần có cơ chế quản lý phù hợp.
Quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém, quản lý thị trường bất
động sản bị buông lỏng. Người sử dụng đất chưa thực hiện tốt các nghĩa vụ đối
với Nhà nước. Chính sách tài chính đối với đất đai còn nhiều bất cập, gây thất

10
thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Khuynh hướng tự phát chạy theo cơ chế thị
trường đã gây ra nhiều sai lệch trong việc thực hiện chính sách đất đai.
Thứ năm, một số chủ trương, chính sách lớn rất quan trọng của Đảng về
đất đai chưa được thể chế hóa (như: chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; thị
trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất...). Văn bản pháp luật về đất
đai ban hành nhiều, nhưng chồng chéo, thiếu đồng bộ. Chưa làm tốt việc phổ
biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai trong nhân dân. Nhiều chính
sách đã ban hành chưa được tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và thi hành nghiêm túc.
Thứ sáu, chậm tổng kết thực tiễn để làm rõ nhiều vấn đề lý luận về quản
lý đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công tác nghiên cứu khoa học về đất đai còn yếu. Chậm tháo gỡ các vướng mắc
trong chính sách, pháp luật về đất đai.
Thứ bảy, vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, đã lợi
dụng chức quyền để trục lợi, tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng đất
đai, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội và bất bình trong nhân dân.
Thứ tám, vai trò và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với
đất đai chưa được xác định rõ. Chưa quan tâm đúng mức việc đầu tư cho công
tác quản lý đất đai, xây dựng bộ máy và chỉ đạo công tác quản lý đất đai. Chưa
thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về
đất đai. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở các địa
phương chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra và kiên quyết
xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đất đai.
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và biến
động sử dụng đất giai đoạn 1991-2015
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của
vùng đồng bằng sông Cửu Long là 4,08 triệu ha, trong đó: đất nông nghiệp có
3.410 nghìn ha, chiếm 84%; đất phi nông nghiệp có 634 nghìn ha, chiếm 15%;
đất chưa sử dụng còn 37 nghìn ha, chiếm 1%.
- Đất trồng lúa: diện tích đất trồng lúa năm 2015 là 1.910 nghìn ha (chiếm
56,00% diện tích đất nông nghiệp), tập trung ở các tỉnh Long An, Kiên Giang,
Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp.
Diện tích đất trồng lúa giai đoạn 1991 - 2000 của vùng tăng mạnh với
diện tích 486 nghìn ha (bình quân mỗi năm tăng khoảng 49 nghìn ha), do giai
đoạn này, nền kinh tế của vùng phụ thuộc nhiều vào sản xuất lúa, gạo thuần túy
cũng như điều kiện kinh tế để đầu tư các mô hình sản xuất hàng hóa của người
dân có hạn.

11
Giai đoạn 2001 - 2015, diện tích đất trồng lúa liên tục có xu hướng giảm,
đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2010 (bình quân mỗi năm giảm khoảng 30 nghìn
ha). Giai đoạn này, tốc độ phát triển kinh tế của vùng, của người dân theo chiều
hướng gia tăng, đặc biệt là phát triển thị trường sản phẩm nuôi trồng thủy sản,
sản phẩm cây ăn quả, trong khi đó quá trình khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng
diễn ra mạnh mẽ… dẫn đến tình trạng chuyển đổi đất lúa sang các mục đích
khác theo quy hoạch hoặc tự phát của người dân liên tục xảy ra.
- Đất trồng cây lâu năm: Năm 2015, toàn vùng có 603 nghìn ha (chiếm
17,68% diện tích đất nông nghiệp), trong đó, diện tích đất trồng cây ăn quả
khoảng 250 nghìn ha, chiếm 41,56% đất trồng cây lâu năm.
Diện tích đất trồng cây lâu năm liên tục có xu hướng tăng, tăng mạnh nhất
ở giai đoạn 1991 - 2000 (bình quân mỗi năm tăng khoảng 30 nghìn ha), giai
đoạn 2001 - 2015, diện tích đất trồng cây lâu vẫn có chiều hướng tăng nhẹ (bình
quân mỗi năm tăng khoảng 5 - 6 nghìn ha).
- Đất lâm nghiệp: Năm 2015, đất lâm nghiệp là 248,5 nghìn ha (chiếm
7,27% đất nông nghiệp). Đất lâm nghiệp trong cả thời kỳ 1991 – 2015 liên tục
có xu hướng giảm, trong vòng 25 năm diện tích đất lâm nghiệp giảm 100 nghìn
ha, trung bình giảm 4 nghìn ha/năm, trong đó: giai đoạn 1991 - 2010, diện tích
đất lâm nghiệp giảm 41 nghìn ha; giai đoạn 2011-2015 tiếp tục giảm 59 nghìn
ha, do việc khai thác đất lâm nghiệp sang các mục đích khác, đặc biệt là ở các
khu vực ven sông, ven biển chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và các khu vực
thuận lợi trồng cây ăn quả, cây hàng năm hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2015, có 530,5 nghìn ha (chiếm 13% diện
tích đất nông nghiệp). Đất nuôi trồng thuỷ sản liện tục tăng, từ 145 nghìn ha
năm 1991 lên 490 nghìn năm 2010 và đến năm 2015 là 531 nghìn ha. Trong
vòng 25 năm diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 386 nghìn ha (trung bình trên 15
nghìn ha/năm), trong giai đoạn 2000 – 2010 tăng mạnh nhất, gần 2 lần so với cả
thời kỳ 1991 - 2015 (tăng 26 nghìn ha/năm), do thời kỳ này lợi nhuận kinh tế từ
nuôi trồng thuỷ, hải sản cao hơn nhiều so với các loại hình đầu tư sản xuất nông
nghiệp khác. Diện tích tăng chủ yếu được chuyển đổi từ đất lúa, đất lâm nghiệp,
cây hàng năm khác kém hiệu quả và khai thác từ đất bãi bồi, đất mặt nước ven
sông, ven biển.
- Đất khu công nghiệp - khu chế xuất: Năm 2015, vùng đồng bằng sông
Cửu Long có 13,90 nghìn ha (chiếm 13,44% diện tích khu công nghiệp của cả
nước), tăng 12 nghìn so với năm 2000, tăng 4,72 nghìn ha so với năm 2010. Đất
khu, cụm công nghiệp tập trung chủ yếu ở tỉnh Long An.
- Đất phát triển hạ tầng: Năm 2015, vùng đồng bằng sông Cửu Long có
221,11 nghìn ha (chiếm 16,51% diện tích đất phát triển hạ tầng cả nước), tăng so

12
với năm 1990 là 108 nghìn ha (tăng bình quân trên 4 nghìn ha/năm), trong đó:
đất giao thông tăng 64 nghìn ha; đất thủy lợi tăng 26 nghìn ha, góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Đất đô thị (là chỉ tiêu tổng hợp): Đến năm 2015, hệ thống đô thị của
vùng gồm: 01 thành phố trực thuộc Trung ương, 14 thành phố trực thuộc tỉnh,
13 thị xã và 120 thị trấn với quy mô dân số xấp xỉ 6 triệu người và diện tích đất
đô thị là 1.642,42 nghìn ha (bao gồm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp),
chiếm 40,24% diện tích tự nhiên, tăng thêm 125,27 nghìn ha so với năm 2010,
tăng 230 nghìn ha so với năm 2000. Trong đó: đất ở đô thị là 173,80 nghìn ha,
chiếm 23,20% diện tích đất ở (bình quân 56,46 m2/người dân đô thị; đất chuyên
dùng 313,89 nghìn ha, chiếm 51,81% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, bình
quân 101,25 m2/người; đất phi nông nghiệp còn lại (đất tôn giáo tín ngưỡng, đất
nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng) 118,18 nghìn ha,
chiếm 19,51% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng: Năm 2015, tổng quỹ đất chưa sử dụng toàn vùng
đồng bằng sông Cửu Long còn 37 nghìn ha, chiếm 0,90% diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng liên tục được đưa vào khai thác sử dụng những năm qua, đặc
biệt là giai đoạn 1991 - 2000, khai thác sử dụng khoảng 344 nghìn ha (bình quân
hàng năm khai thác đưa vào sử dụng khoảng 34- 35 nghìn ha) chủ yếu được khai
thác sử dụng cho các mục đích nông nghiệp (mở rộng diện tích đất trồng lúa tại
2 tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên) và một phần sang sử
dụng cho các mục đích phi nông nghiệp…
1.2.3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ảnh
hưởng đến chất lượng, tiềm năng đất đai của vùng
Quá trình sử dụng đất đai trong thời gian vừa qua đã có tác động lớn đến
chất lượng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể:
- Diện tích đất phèn có xu hướng giảm do được cải tạo, đưa vào sản xuất,
đặc biệt là chuyển từ đất trồng rừng sản xuất sang đất trồng lúa tại vùng Đồng
Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên.
- Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên đất đai, đặc biệt là các khu vực
đê bao khép kín ngăn lũ, sản xuất lúa 3 vụ/năm, không thực hiện xả lũ vào đồng
rộng, làm cho nước lũ không mang phù sa bồi tụ cho đất, đã làm cho độ phì có
biểu hiện suy giảm.
- Hệ thống thoát lũ biển Tây vào mùa khô là nguồn dẫn mặn xâm nhập
sâu vào nội đồng, làm cho đất bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
của người dân.

13
- Việc dẫn nước mặn vào để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi thủy sản
nước mặn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho đất bị mặn.
1.3. Quá trình hình thành đất vùng đồng bằng sông
Cửu Long
Có nhiều quá trình xảy ra trong đất, mỗi nhóm đất thường có một hoặc
nhiều quá trình đặc trưng cho sự hình thành vì đó và bản chất của sự hình thành
đất đó. Sau đây là các quá trình hình thành đất chủ yếu để tạo nên một số loại
đất đặc trưng trong vùng:
a. Quá trình rửa trôi và tích tụ sét
Là quá trình di chuyển của sét làm cho lượng sét ở tầng đất cái cao hơn rõ
so với tầng nằm trên. Sự gia tăng về hàm lượng sét ở tầng đất cái có thể tạo ra
do tích tụ sét rửa trôi, do xói mòn sét lớp mặt có chọn lọc, do sự phá hủy sét ở
tầng đất mặt, do hoạt động của vi sinh vật hoặc do sự kết hợp của hai hoặc nhiều
quá trình vừa nêu. Hầu hết các loại đất phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
ẩm, ít nhiều đều có biểu hiện của quá trình này.
Các loại đất có tầng tích tụ sét không có sự gia tăng sét đơn thuần mà còn
có một tập hợp các đặc tính hình thái, lý hóa và khoáng học đặc biệt. Đối với các
đất hình thành trong điều kiện nhiệt đới, quá trình rửa trôi sét thường kèm theo
với quá trình phá hủy khoáng sét và có hay không có biểu hiện tích tụ sắt nhôm
(quá trình Ferralic), ngoài ra tùy theo điều kiện ẩm, sự di chuyển của các hạt
cation kiềm trong đất có thể mất đi, tích tụ sâu hoặc tích tụ bề mặt. Chính vì vậy
mà trong đất có các tầng rửa trôi-tích tụ sét thường có dung tích hấp thu (CEC)
thấp, song bão hòa bazơ (BS) có thể thay đổi lớn giữa các tầng đất hoặc giữa các
vùng đất. Việc phân tích những chỉ tiêu vừa nêu này, một mặt giúp cho việc
phân biệt giữa 2 loại đất, cũng như rất có ý nghĩa trong việc xác định phương
thức phát triển của đất và đưa ra biện pháp quản lý bảo về đất.
b. Quá trình mặn hóa
- Mặn hóa ven biển:
Là những đất hình thành trên các trầm tích trẻ có nguồn gốc biển hoặc
sông - biển, và trong vòng độ sâu 0-100 cm còn bị ảnh hưởng của nước mặn và
có phụ tầng chứa phèn. Như vậy, thành phần và tuổi của mẫu thổ, vị trí địa lý,
điều kiện địa hình và khả năng xâm nhập của nước mặn từ biển là nhưỡng yếu tố
tham gia hình thành đất mặn. Song để xác định đất mặn biển thì thành phần và
và tuổi mẫu chất và độ mặn là những chỉ tiêu không thể thiếu. Trong đó:
+ Thành phần và tuổi mẫu chất xác định bằng chỉ tiêu hình thái kết hợp
với phân tích hàm lượng mùn và phân bố các cấp hạt trong đất.

14
+ Độ mặn trong đất được xác định bằng độ dẫn điện, nồng độ muối hoặc
độ chua của đất ở thời điểm có mặn cao nhất trong năm, kết hợp với biểu hiện
hình thái cột đất và một số biểu hiện của môi trường cảnh quan. Theo quy định,
đất được xếp vào nhóm đất mặn ven biển khi ít nhất ở một phụ tầng trong vòng
100 cm có độ dẫn điện của chiết xuất bão hòa ở 250C>4 dS/m.
Ở nước ta, các đất mặn ven biển nằm ở địa hình thấp ven biển và được
phát triển trên trầm tích biển đàm lầy Holocence trung-thượng hoặc trầm tích
sông biển Holocence trung, có thành phần sét, bột màu nâu tươi đến nâu xám và
chứa phèn. Ngoài ra, do vị trí phân bố gần chân núi cao hoặc kế tiếp bậc thềm
phù sa cổ nên chúng thường bị ảnh hưởng của các sản phẩm sườn tích, lũ tích
trong các tầng đất.
- Mặn hóa nội địa
Mặn hóa bề mặt đất là sự tích tụ các cation kiềm hoặc kiềm thổ lên bề mặt
hoặc gần bề mặt đất, gây ra di sự di chuyển của các cation kiềm từ các tầng đất
sâu hơn lên phía trên.
Đối với các đất phân bố trong điều kiện khí hậu khô hạn, sự thiếu ẩm gay
gắt bề mặt đất làm cho quá trình bốc thoát hơi nước xảy ra mạnh mẽ. Kèm theo
quá trình bốc thoát hơi nước là sự di chuyển của các cation kiềm từ các lớp đất
dưới sâu lên và tích tụ lên bề mặt đất hoặc gần lớp đất mặt.
Quá trình di chuyển ngược các cation kiềm như trên tạo cho đất ở vùng
bán khô hạn có những đặc điểm khác biệt so với các đất hình thành trong điều
kiện nhiệt đới ẩm. Thay vì các cation kiềm trao đổi và bão hòa bazơ thấp đến rất
thấp trong các vùng nhiệt đới ẩm, thì ở vùng bán khô hạn, các cation kiềm chiếm
ưu thế trong dung dịch đất và trong phức hệ trao đổi làm cho bão hòa bazơ khá
cao. Đây là những yếu tố rất quan trọng trong việc duy trì môi trường môi
trường trung tính của đất, ngoài ra còn có ý nghĩa trong việc tồn trữ và cung cấp
một số nguyên tố trung và đa lượng vốn rất khan hiếm đối với đất nhiệt đới ẩm,
như canxi, magiê và kali cho cây trồng. Tuy nhiên, trong các vùng đất bán khô
hạn, các quá trình phá hủy vật chất, đặc biệt là quá trình khoáng hóa hợp chất
hữu cơ, thường xảy ra mạnh mẽ hơn so với các đất vùng nhiệt đới ẩm làm cho
đất vùng bán khô hạn thường bị thiếu hụt các hợp chất mùn.
Quá trình kiềm hóa còn tạo ta một loại hình đất rất đặc biệt là đất mặn
kiềm, đất có độ pH>9 vì chứa muối Na2CO3 và NaHCO3 với tỷ lệ cao.
c. Quá trình phèn hóa
Đất phèn được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh
phèn (xác thực vật chứa lưu huỳnh) phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn, khó
thoát nước. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi nào bề mặt đầm mặn rộng,

15
phèn tiềm tàng phát sinh rất nhiều, nơi nào bề mặt hẹp thì phèn tiềm tàng mất
dần và trở thành không phèn.
Xác động, thực vật đặc biệt là thảm thực vật rừng ngập mặn phổ biến là
các họ Rhizophora và Avicenia chứa nhiều S, trong điều kiện yếm khí thường
được tích lũy lại dưới dạng H2S, khi gặp Fe chuyển sang dạng FeS 2, FeS2 gặp
điều kiện oxy hóa chuyển thành sunfat sắt và axit sunfuric. Phản ứng này luôn
tạo ra axit sunfuric làm cho đất chua và chính axit này lại tác đọng với khoáng
sét tạo thành alumin sunfat là muối phèn.
Đất phèn được xác định bởi sự có mặt trong phẫu diện đất 2 loại tầng
chẩn đoán chính là tầng sinh phèn và tầng phèn. Đất chỉ có tầng sinh phèn gọi là
phèn tiềm tàng, đất có tầng phèn gọi là phèn hoạt động.
+ Tầng sinh phèn: Là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn, là tầng sét hoặc
hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO2 trên 1,7% (tương
đương 0,75%S), khi ôxy hóa pH đo được có trị số nhỏ hơn hoặc bằng 3,5; sự
chênh lệch độ chua hình thành khi oxy hóa tầng phèn thường đạt 2,5 đơn vị
pHKCl, đó là đặc trưng của đất phén tiềm tàng (Sp).
+ Tầng phèn là một dạng tầng B, xuất hiện trong quá trình hình thành và
phát triển của đất phèn. Từ đất phèn tiềm tàng, nếu gặp điều kiện háo khí, các
pyrite sẽ chuyển thành jarosite KFe3(SO4)2(OH)6 dưới dạng đốm, vệt vàng rơm
(2,5Y) có pH đến 3,5. Tầng jarosite thường được gọi là tầng phèn và là tầng chỉ
thị cho đất phèn hoạt động (Sj).
d. Quá trình hình thành đất phù sa và trầm tích phù sa
Đất vùng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu do hệ thống
song vận chuyển những sản phẩm phù sa từ những nơi cao xuống nơi thấp để
hình thành nên đất phù sa. Đặc điểm phù sa vùng được hình thành và vận
chuyển từ sông Mekong nên có các đặc điểm hóa, lý, sinh học rất đặc trưng của
vùng. Phù sa này chủ yếu được bồi đắp ven sông Tiền, sông Hậu và một số khu
vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh.
II. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ BẢO VỆ
VÀ CẢI TẠO ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. Những khó khăn trong quá trình quản lý, sử
dụng vùng đồng bằng sông Cửu Long
Châu thổ sông Mekong được đánh giá là một trong ba châu thổ lớn của
thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Trái đất càng ấm lên,
băng tan càng nhanh, đồng bằng sông Cửu Long càng phải đối đầu với ngập, lún
chìm, bờ biển bị xâm thực và mặn ngày càng xâm nhập vào sâu. Trong bối cảnh
bị đe dọa như vậy, thách thức từ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế buộc

16
nền kinh tế đồng bằng phải có sức cạnh tranh cao hơn và phải có chỗ đứng trong
chuỗi giá trị toàn cầu.
- Thách thức khu vực đó là việc khai thác tài nguyên nước trên thượng
nguồn châu thổ, trong đó có việc chuyển nước sang lưu vực sông khác, và nhất
là việc khai thác thủy điện trên dòng chính sông Mekong từ cao nguyên Tây
Tạng trở xuống trong khi nhu cầu về nước ngày càng tăng.
Theo Ủy hội sông Mekong (MRC) (2009), sáu đập thủy điện của Trung
Quốc, 11 đập ở hạ lưu vực và 30 đập trên các chi lưu sẽ tích lại một lượng nước
của sông Mekong vào năm 2030 là 65,5 tỷ m 3 trong khi đó nhu cầu về nước
trong hạ lưu vực vào năm này sẽ tăng 50% so với năm 2000.
Nhóm chuyên gia về trầm tích, trong Phụ lục của Báo cáo SEA của MRC
đã đánh giá: “Tác động của các đập của Trung Quốc đối với trầm tích sông
Mekong là rất to lớn, trong hàng trăm năm, một khi tất cả các đập đi vào hoạt
động. Lượng trầm tích của sông Mekong ước tính sẽ bị các đập Trung Quốc giữ
lại vào khoảng từ ⅓ đến ½ của tổng lượng trầm tích bình quân chảy về châu thổ
sông Mekong”.
Các đập thủy điện giữ lại trầm tích trong hồ, gây nên thâm hụt trong cán
cân trầm tích ở hạ du, làm thay đổi địa mạo lòng sông, đáy sông, cửa biển. Sự sạt
lở nghiêm trọng đê biển ở Gành Hào, đường phòng hộ ven biển ở Bạc Liêu là một
minh họa cụ thể của tác động kép lên đồng bằng từ biến đổi khí hậu và từ khai
thác nguồn nước ở thượng nguồn.
Trong thách thức khu vực, còn có việc xây dựng 11 đập thủy điện trên
dòng chính sông Mekong ở hạ lưu vực (chín trên đất Lào và hai trên lãnh thổ
Campuchia), và dự án của Thái Lan chuyển một lượng nước từ sông Mekong
sang lưu vực sông Chao Phraya. Tác động kép sẽ càng mãnh liệt hơn. Đồng
bằng bị đe dọa trong chính sự tồn tại của mình.
- Thách thức tại địa bàn, ngoài việc mất rừng ngập mặn và rừng tràm,
còn là việc khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu, làm trầm trọng thêm sự thâm
hụt cán cân trầm tích; là việc khai thác quá mức nước ngầm làm mặt đất sụt lún
kéo theo mực nước biển dâng thực tế ngày càng nhanh hơn; còn là phát triển
nông nghiệp vẫn thiên về chiều rộng hơn chiều sâu, vẫn thiên về số lượng hơn
chất lượng, dẫn đến lãng phí tài nguyên, đặc biệt tài nguyên đất và tài nguyên
nước. Thách thức tại địa bàn còn do năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân
lực rất thấp, là cơ giới hóa và hạ tầng cơ sở chưa tương xứng với tiềm năng của
đồng bằng và nhất là do thiếu một cơ chế phát triển vùng để tạo nên sức mạnh
tổng hợp của cả vùng; do thiếu sự liên kết chuỗi nên giá trị các mặt hàng nông
sản xuất khẩu của Việt Nam thấp, sức cạnh tranh yếu.

17
Những bất cập nêu trên đang và sẽ đe dọa quá trình phát triển của vùng
đồng bằng sông Cửu Long, sinh kế và đời sống người dân trong vùng nói
riêng và cả nước nói chung, qua đó tác động tới khu vực và quốc tế, đặc biệt
là vấn đề an ninh lương thực. Ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây và hiện
nay của đồng bằng sông Cửu Long sẽ thay đổi theo hướng suy giảm tài
nguyên nước và phù sa; sự gia tăng của nước mặn, nước lợ; sụt lún đất và
nước biển dâng, sẽ tác động lớn tới tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ
sinh thái và môi trường, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh
hoạt, sinh kế và đời sống của người dân trong vùng.
Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế song hiện cũng đang phải đối mặt
với không ít khó khăn thách thức, trong đó lớn nhất là nhóm thách thức từ nội tại,
nhóm thách thức mang tính khu vực và nhóm thách thức mang tính toàn cầu do
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán gia tăng, các hiện tượng khí hậu, thời
tiết cực đoan,…, do đó, định hình chuyển đổi mô hình phát triển đồng bằng sông
Cửu Long theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu có ý nghĩa quan
trọng, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo. Rõ ràng, cần phải thay
đổi tư duy và mô hình phát triển đồng bằng sông Cửu Long để vượt qua thách
thức, biến đồng bằng sông Cửu Long thành một vùng phát triển thịnh vượng,
đóng góp ngày càng nhiều hơn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến khả năng sử
dụng đất trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,40C vào năm 2020; 1,00C vào năm
2050 và 2,00C vào năm 2100. Kỷ lục cao của nhiệt độ có thể lên đến 42,5 0C vào
năm 2020; 430C vào năm 2050 và 440C vào năm 2100.
Lượng mưa mùa hè tăng lên không đến 2% trong các thập kỷ sắp tới song
lượng mưa mùa thu tăng lên 2,6% vào năm 2020; 6,8% vào năm 2050 và 13%
vào năm 2100. Lượng mưa ngày, lượng mưa tháng, lượng mưa năm tăng lên
không đáng kể. Mùa khô rõ rệt hơn, hạn hán trong vụ đông - xuân trở lên khốc
liệt hơn.
Chế độ mưa thất thường hơn, nguồn nước mùa khô trở nên khan hiếm
hơn. Hạn hán tăng cường trong mùa khô và cả trong một số thời điểm nhất định
của mùa mưa.
Lượng bốc hơi có thể tăng lên với mức không quá mức tăng của lượng
mưa, độ ẩm tương đối giảm đi, chỉ số khô hạn cao hơn.
Dòng chảy sông Tiền và sông Hậu có xu thế giảm dần trong mùa lũ lẫn
mùa khô. Dòng chảy lũ cũng như dòng chảy kiệt đều thiên về biến đổi âm.

18
Tăng nhu cầu về nước cũng như chi phí sản xuất nên do đó, giá thành của
một đơn vị sản phẩm lên cao, nguy cơ cháy rừng trong mùa khô trở nên thường
xuyên hơn.
Vào khoảng năm 2050, với mực nước biển dâng 30cm, diện tích ngập là
17,6% và đến năm 2100, với mực nước biển dâng 75 cm, diện tích ngập lên tới
52% theo kịch bản trung bình.
Ngập mặn xảy ra ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, nhiều vùng bảo
tồn đất ngập nước trở nên kém bền vững hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt,
trong khi số lượng một số côn trùng như muỗi lại gia tăng, hơn 1/3 đồng bằng là
vựa thóc của cả nước bị ngập,... khoảng 85% dân cư cần được hỗ trợ về nông
nghiệp,... Tăng lượng nước nhiễm mặn và các chất ô nhiễm công nghiệp gây suy
thoái đất trên các đồng bằng. Nước mặn lấn sâu vào nội địa vừa làm mất đi địa
bàn sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt vừa làm giảm nguồn nước
sinh hoạt của cư dân cũng như nguồn nước tưới cho cây trồng và đặc biệt là các
cây ăn quả.
Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị, thời tiết khắc nghiệt hơn, hạn
hán, ngập lụt gia tăng góp phần gia tăng đáng kể dịch bệnh.
2.3. Chủ trương và định hướng chiến lược phát triển
đồng bằng sông Cửu Long
- Mô hình phát triển đồng bằng sông Cửu Long phải lấy con người làm
trung tâm, phục vụ người dân, giảm khoảng cách giàu nghèo; chú trọng về chất
lượng hơn số lượng, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp cận chủ động,
linh hoạt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh, ngày càng cực đoan và
tác động của việc khai thác, sử dụng nguồn nước với quy mô lớn, cường độ cao
trên thượng nguồn sông Mê Công. Chuyển đổi mô hình phát triển nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế và chú trọng bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, đa dạng sinh
học, môi trường sinh thái của Vùng.
- Xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống
chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Lấy tài nguyên nước là
yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch
phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Bên cạnh tài
nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên
nhiên để phát triển kinh tế. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tiết kiệm và
bền vững tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên khác trong vùng. Chú trọng
phát triển vùng duyên hải, vùng đặc quyền kinh tế và vị trí địa chính trị của đồng
bằng. Đồng thời, chú trọng việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ứng phó với các
kịch bản bất lợi nhất có thể xảy ra.

19
- Việc chuyển đổi mô hình phát triển phải dựa trên hệ sinh thái, đảm bảo
phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người và các quy
luật tự nhiên; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh
nghiệm truyền thống, đảm bảo tính ổn định và sinh kế của người dân, trong đó
người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, Nhà nước đóng vai trò định
hướng, dẫn dắt; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Quá trình chuyển đổi cần có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho
thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển
kinh tế các-bon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
- Tiếp cận tổng thể, tích hợp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng đồng
bằng sông Cửu Long; tăng cường hợp tác liên kết phát triển giữa các địa phương
trong vùng, giữa vùng với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam
Bộ và các vùng khác trong cả nước, giữa Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ, giữa
Việt Nam với các nước, trước hết là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.
- Mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, bảo đảm tính liên
vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình hợp lý, trong đó trước
mắt tập trung ưu tiên các công trình cấp bách, các công trình có tính chất động
lực, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng, các công trình thiết yếu phục vụ đời
sống nhân dân. Phải chú trọng và chủ yếu áp dụng các giải pháp phi công trình,
đồng thời thực hiện tốt các giải pháp công trình.
- Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả
nước. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo
đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Phát huy tiềm lực, tăng cường thực lực
quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia và trật tự
an toàn xã hội.
- Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước Tiểu vùng
sông Mê Công trên cơ sở cùng có lợi thông qua các sáng kiến hợp tác vùng và
hợp tác song phương nhằm cùng nhau sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài
nguyên nước và các tài nguyên có liên quan trong lưu vực sông Mê Công.
2.4. Các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất
vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.4.1. Các biện pháp cải tạo đất
2.4.1.1. Cải tạo đất mặn
a. Đối với đất mặn sú, vẹt, đước
Đất mặn sú, vẹt, đước được sử dụng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng chắn
gió, chắn sóng, cung cấp củi, gỗ,… Rừng ngập mặn còn góp phần cố định đất

20
bồi tụ. Quá trình lắng đọng phù sa sẽ làm cho đất cao dần lên, chặt và ổn định,
sau đó sẽ thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, đất sẽ giảm mặn dần và
người ta có thể quai đê lấn biển, rửa mặn để sử dụng vào mục đích trồng trọt các
loại cây trồng nông nghiệp.
b. Đối với đất mặn kiềm
Đối với đất mặn kiềm (còn gọi là đất mặn cà giang muối hoặc đất mặn cà
giang kiềm), người ta dùng CaSO4 hoặc CaSO4.2H2O (thạch cao) để tách cation
Na+ ra khỏi keo đất. Sau đó, bừa kỹ đất nhằm trộn đều rồi dùng nước ngọt để rửa
trôi Na2SO4 ra khỏi đất. Tuy nhiên, việc cải tạo đối với loại đất này rất khó khăn
vì thiếu nước ngọt.
c. Đối với các loại đất mặn khác
Để thực hiện giảm tổng số muối tan trong đất, tăng cường hàm lượng các
chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và cải thiện tính chất vật lý của đất, cần
thực hiện các biện pháp tổng hợp như thủy lợi, canh tác, phân bón,… trong đó
biện pháp thủy lợi là biện pháp quan trọng hàng đầu.
- Biện pháp thủy lợi: Cần tiến hành xây dựng các hệ thống kênh mương
tưới để rửa mặn và hệ thống mương tiêu để tiêu mặn trên mặt và nước ngầm. Có
3 phương pháp rửa mặn cần được áp dụng:
+ Phương pháp rửa trên mặt: Dẫn nước ngọt vào và làm đất, sau một thời
gian ngâm ngắn, rồi sau đó tháo nước đã rửa này xuống mương tiêu. Biện pháp
này có tác dụng làm giảm tổng muối tan ở lớp đất mặt trong khoảng thời gian
ngắn.
+ Phương pháp rửa thấm: Đưa nước ngọt vào duy trì ngâm liên tục
trong một thời gian dài. Do tác động của áp suất thủy tĩnh nước chứa muối sẽ
thấm dần xuống sâu theo các mạch nước ngầm và thoát ra mương tiêu. Hình
thức này rửa mặn sâu cả ở các tầng đất bên dưới tuy nhiên đòi hỏi thời gian
và lượng nước nhiều.
+ Phương pháp rửa kết hợp: Kết hợp 2 phương pháp rửa trên mặt và rửa
thấm trong khoảng thời gian ngắn.
Trong quá trình rửa mặn, lượng ion Cl - giảm nhanh do dễ dàng bị hòa tan
và rửa trôi, trong khi SO42-, HCO3- do ít bị rửa trôi hơn nên có chiều hướng gia
tăng. Ca2+, Mg2+ và Na+ giảm dần. pH của đất có xu hướng tăng điều này có liên
quan đến hàm lượng NaHCO3 tích lũy nhiều do đó dần làm tăng khả năng hấp
phụ Na+ vào keo đất. Có những nơi, sau một thời gian dài áp dụng biện pháp rửa
mặn, đã xuất hiện hiện tượng cation Na + tăng lên trong phức hệ thấp phụ làm đất
xuất hiện những dấu hiệu mới của đất mặn kiềm Na.
- Biện pháp phân bón:
21
+ Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất mặn. Ngoài giá trị cung cấp
dinh dưỡng, phân hữu cơ dần cải thiện kết cấu đất. Một số loại cây phân xanh
phát triển tốt trên đất mặn như bèo dâu, điền thanh hạt tròn,… nên phát triển
những cây này ở những vùng đất mặn.
+ Đối với phân khoáng nên tăng cường đầu tư N, P, K cho phù hợp với
từng loại cây trồng trong đó chú ý quan tâm đến phân lân yếu tố dinh dưỡng hạn
chế đối với cây trồng ở đây.
- Biện pháp canh tác: Cần xây dựng chế độ canh tác hợp lý cho vùng đất
mặn. Đối với đất mặn nhiều tốt nhất là đưa các loại cây trồng có khả năng chịu
mặn như cói, phân xanh trong một số năm để cải tạo độ mặn rồi sau đó mới
trồng lúa hay các loại hoa màu khác. Những nơi đất mặn ít cần đưa vào các công
thức luân canh hợp lý giữa các cây trồng để hạn chế quá trình tích lũy hay bốc
mặn trong đất. Nên thường xuyên duy trì lớp nước trên mặt ruộng. Đối với vùng
đất đã được cải tạo cũng không được để đất bị hạn, ở những nơi không thuận lợi
trong việc tưới do thiếu nước ngọt rửa mặn thì tuyệt nhiên cũng không nên làm
ải.
2.4.1.2. Cải tạo đất phèn
Diện tích đất phèn được khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng
lúa 2 vụ (đông xuân và hè thu) năng suất cây trồng ở đây phụ thuộc rất nhiều
vào lượng mưa hàng năm. Trên loại đất này, nông dân có kinh nghiệm “ém
phèn” để trồng lúa bằng biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục và tháo
nước định kỳ. Với hệ thống thủy lợi ngày càng được hoàn thiện cùng với sự thay
thế những giống có khả năng chống chịu phèn có thể đạt năng suất bình quân 6-
7 tấn thóc/ha/năm. Đất phèn là loại đất cần phải cải tạo khi sử dụng, để cải tạo
chúng người ta thường áp dụng các biện pháp chính sau:
- Biện pháp thủy lợi: Để có thể sản xuất trên vùng đất phèn mới khai
hoang phải tiến hành thau chua rửa mặn do đó biện pháp thủy lợi phải được đặt
lên hàng đầu. Muốn thau chua rửa mặn người ta thường tiến hành lên liếp hoặc
xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu song song. Một số nơi có kinh nghiệm
khoan các giếng sâu, thường xuyên bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương
tiêu, hạ thấp mực nước ngầm mặn (mỗi giếng đảm nhiệm cho khoảng 100 ha).
- Bón vôi cho đất: Bón vôi có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn
chế tác hại của nhôm di động trong đất. Lượng vôi phải dùng rất nhiều và hiệu
quả của chu kỳ bón vôi lại rất ngắn (một hai vụ thì chua trở lại). Do đó, theo các
kết quả nghiên cứu thì nên bón hàng năm, mỗi năm chỉ bón một lượng vừa phải
(tương đương khoảng ¼ mức độ chua thủy phân là kinh tế nhất).
- Biện pháp phân bón: Bón phân cân đối giữa N, P, K và hợp lý cho cây
trồng. Trong các loại phân bón N, P, K cần lưu ý tới phân lân (P) bón ở đất phèn
22
cho hiệu quả sử dụng rất cao, vì lân cũng chính là yếu tố dinh dưỡng hạn chế rõ
nhất đối với cây trồng trên loại đất này, đối với đất phèn nên dùng tecmophophat
tốt hơn so với supephosphat để tăng thêm tính kiềm giảm độ chua và hạn chế
thêm khả năng tích lũy SO42- trong đất hoặc có thể sử dụng trực tiếp bột Apatit
hay bột phosphorit bón cho đất với liều lượng cao.
- Biện pháp canh tác:
Đối với các biện pháp canh tác, việc làm đất cần lưu ý giữ nước thường
xuyên trong ruộng để trồng lúa, không nên để nước cạn và tuyệt đối không cày
ải đối với đất phèn. Những nơi đất bị phèn nặng phải “lên liếp” rửa phèn rồi mới
sửa dụng đất trồng trọt được.
Đối với cây trồng phải lựa chọn những loại cây chống chịu phèn (hoặc
chua mặn), ở những nơi địa hình thấp trũng ngập nước có thể trồng cói một số
năm cho giảm lượng muối phèn trước khi trồng lúa. Những nơi đất có địa hình
cao có thể trồng dứa, mía hoặc có thể trồng các loại cây ăn quả có khả năng tồn
tại và phát triển được.
Trong thực tế, việc thau chua, rửa mặn gặp rất nhiều khó khăn vì những
vùng đất phèn cũng là những vùng rất thiếu nước ngọt nên việc đảm bảo nước
cũng chỉ giải quyết được ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước
ngọt.
2.4.2. Hạn chế khai thác rừng, tăng cường trồng
rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát
triển rừng ngập mặn
Thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng các loại cây trồng là giải
pháp cơ bản nhất để bảo vệ chất lượng đất.
- Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học là giải pháp
hiệu quả nhất để giảm lũ lụt, hạn hán, xói mòn và sạt lở đất.
- Tiến hành xây dựng các chỉ số cảnh báo cháy rừng, chương trình phòng
chống cháy rừng và cảnh báo cháy rừng, đặc biệt vào mùa khô, tăng cường trang
bị, thiết bị cho các lực lượng phòng chống cháy rừng, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục cộng đồng về ý thức phòng chống cháy rừng.
2.4.3. Tăng cường quản lý và xử lý chất thải
Đứng về mặt tác động đến môi trường nói chung và ảnh hưởng đến chất
lượng đất nói riêng, chất thải được chia làm chất thải thông thường và chất thải
nguy hại. Chất thải nguy hại thường là những chất bền vững, khó phân hủy, có
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng như môi trường tiếp nhận. Trong
khi đó, hai phương pháp xử lý chất thải phổ biến ở nước ta là chôn lấp và đốt
chất thải, cả hai phương pháp này đều gây ô nhiễm môi trường nói chung và đất
23
đai nói riêng. Do đó, việc tăng cường quản lý các loại chất thải nguy hại cũng là
một giải pháp hiệu quả để bảo vệ và cải tạo đất.
2.4.4. Đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh
Trên cơ sở đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, các địa phương cần
nghiên cứu, đề xuất các phương pháp xen canh như lúa đông xuân – lúa mùa
sớm – lúa mùa trung – lúa mùa muộn; mô hình lúa – cá, lúa – tôm,… Trong điều
kiện đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có thể áp dụng hai mô hình
kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản trong mùa nước nổi để tối ưu hóa việc
sử dụng đất và bảo vệ chất lượng đất trên địa bàn vùng.
2.4.5. Bố trí cơ cấu cây trồng mùa vụ hợp lý để tránh
các tác động bất lợi của thời tiết
2.4.5.1. Bảo vệ vùng trồng lúa
- Chống bạc màu bằng bổ sung phân hữu cơ tốt và phân có chứa các
nguyên tố trung, vi lượng cho đất đất lúa; cày ải, vùi rơm rạ vào đất thay cho
việc xới cạn và trục nhận rơm rạ hiện đang được áp dụng phổ biến;
- Đối với những khu vực không nhiễm mặn, nhiễm phèn, thực hiện tưới
ướt khô xen kẽ thay cho giữ mực nước ngập thường xuyên trong ruộng;
- Luân canh thay vì độc canh 3 vụ lúa/năm.
- Nghiên cứu và đưa vào sử dụng các giống lúa mới có khả năng chống
chịu tốt, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa cải tạo độ phì của đất.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng hướng dẫn, vừa đảm bảo
tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế nguồn phát thải ô nhiễm tài nguyên đất.
2.4.5.2. Bảo vệ vùng trồng cây ăn trái
- Lên liếp đúng cách;
- Kiểm tra thường xuyên độ chua của đất, điều chỉnh pH về mức trung
tính (pH 6 - 6,5) thông qua việc bón (hoặc tưới) vôi;
- Quản lý cỏ trong vườn hợp lý, thường xuyên dọn cỏ để đảm bảo cây
trồng phát triển tốt;
- Tưới đúng cách; bón phân đầy đủ, cân đối, bổ sung phân trung, vi lượng
và humic cho đất vườn;
- Xới xáo, phá váng lớp đất mặt.

24
2.4.6. Thực hiện các giải pháp thủy lợi, chống lũ
- Gia cố nâng cao mặt đê sông, đặc biệt ở các khu vực ven biển, xây đập
ngăn các cửa sông chính để điều chỉnh mực nước, duy trì áp lực nước ngọt ở các
cửa sông để ngăn chặn sự gia tăng xâm nhập mặn do nước biển dâng.
- Đối với khu vực ven biển bị ngập mặn, dọc hai bên các cửa sông phải
đối mặt với quá trình xâm nhập mặn ngày một gia tăng, gây khó khăn cho việc
cải tạo và bảo vệ đất, cần ưu tiên dịch chuyển các hệ thống lấy nước ngọt ở phía
thượng nguồn. Điều này đồng nghĩa với việc phải thay đổi hoặc điều chỉnh lại
hệ thống kênh, mương nội đồng theo hệ thống mới. Ngoài ra, hiện nay người ta
đã nghiên cứu lắp máy bơm ở khu vực các cửa sông để thay đổi áp lực nước,
hạn chế nước mặn tràn vào trong mùa khô.
2.4.7. Thực hiện cảnh báo, dự báo sớm lũ lụt, hạn
hán
Lũ lụt, hạn hán là những thiên tai gây ra thiệt hại rất lớn đối với sản xuất
nông nghiệp. Ngoài ra, còn để lại tác động xấu đến chất lượng đất. Trong điều
kiện biến đổi khí hậu, các hiện tượng này còn xuất hiện nhiều hơn với mức độ
ngày một nghiêm trọng hơn. Việc nâng cấp các thiết bị, máy móc và biện pháp
kỹ thuật trong công tác dự báo sớm sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng của các hiện
tượng thời tiết cực đoan này đối với chất lượng đất trên địa bàn đồng bằng sông
Cửu Long.
2.4.8. Quản lý tốt nguồn nước và các biện pháp thủy
lợi
Nguồn nước ngọt chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long được cấp từ
sông Mê Công, chảy từ nước bạn Campuchia sang. Do đó, việc bảo vệ an ninh
nguồn nước là công tác hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa
biện pháp bảo vệ và giải pháp ngoại giao.
Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu
vực sông Mê Công và và thành viên Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Đây là
một vị trí thuận lợi để Việt Nam đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình đối
với sông Mê Công, đảm bảo việc bảo vệ nguồn nước, nguồn đất vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
- Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. Vận động sử dụng nước tiết kiệm, đặc
biệt đối với khu vực tài nguyên nước không dồi dào. Bảo vệ môi trường nước,
thực hiện kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng để hạn chế dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Tiến hành ngăn mặn ở khu vực cửa sông, tận dụng nguồn nước ngọt
trong thời gian nước có độ mặn thấp.

25
2.4.9. Đảm bảo quy hoạch sử dụng đất theo nguyên
tắc bền vững
- Các cấp quản lý cần quy hoạch cây trồng hợp lý để đảm bảo việc sử
dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững. Đảm bảo đối với các khu vực có độ dốc
lớn quy hoạch rừng hoặc đất trồng cây lâu năm để hạn chế xói mòn, và sạt lở
đất.
- Để bảo vệ chất lượng đất, cần đảm bảo các hoạt động quản lý tuân theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành đã được duyệt. Hạn
chế trường hợp người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là sang đất
nuôi trồng thủy sản nước mặn và đất làm muối.
- Hạn chế khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Cần có các chỉ tiêu
hạn chế việc khai thác tài nguyên quá mức. Thường xuyên kiểm tra, xử lý các
trường hợp khai thác, đặc biệt là khai thác cát quá mức gây sạt lở đất ở ven
các con sông lớn.

26
KẾT LUẬN
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt và không thể thay thế được trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Để làm
tiền đề phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, cần phải tiến hành đồng
thời hai phương pháp: phương pháp bảo vệ, duy trì chất lượng đất có độ phì
cao và cải tạo đất đã bị thoái hóa.
Với đặc trưng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đồng bằng
sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ sạt lở ở khu vực ven sông, ven biển. Do
đó, trong các biện pháp bảo vệ đất, căn bản cần đảm bảo thực hiện việc phủ
xanh đất trống, đặc biệt ở khu vực đồi núi và ven sông, ven biển. Việc trồng
các loại cây lâu năm, trồng rừng phòng hộ ở các khu vực này đóng vai trò vô
cùng quan trọng, hạn chế nguy cơ sạt lở, gây mất diện tích đất. Bên cạnh đó,
rễ cây, tán cây còn giúp hạn chế quá trình rửa trôi các chất dinh dưỡng ở tầng
mặt, góp phần đảm bảo chất lượng đất tại tầng canh tác.
Để cải tạo đất đã bị thoái hóa, ô nhiễm, nâng cao độ phì nhiêu của đất
bạc màu, cần áp dụng kết hợp các biện pháp nhằm tạo hiệu quả kết hợp. Là
vựa lúa lớn nhất cả nước, đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ bị ô
nhiễm do canh tác không hợp lý, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, biện
pháp quan trọng nhất để cải tạo đất trên địa bàn vùng là hạn chế nguồn ô
nhiễm hóa học, sử dụng hợp lý lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình
canh tác.

27

You might also like