You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM

Khoa Ngân hàng


******

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: HỆ QUẢ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

Giảng viên: Ths Phạm Thanh Nhật

Sinh viên thực hiện: Lâm Kim Yến

MSSV: 030632163019 – Lớp: D13


I. Giới thiệu sơ nét về thẻ tín dụng:

1. Nguồn gốc hình thành:

Chiếc thẻ tín dụng đầu tiên ra đời vào năm 1949 tại Mỹ.

Trong một lần đi ăn nhà hàng, một người đàn ông tên Frank McNamara, khi thanh
toán nhận ra mình quên mang theo tiền và yêu cầu được ghi nợ. Nhiều lần như vậy ông
đã nghĩ ra một cách thanh toán không dùng tiền mặt. Ông đã cùng với đối tác lập ra công
ty Diners Club, phát hành một loại thẻ chuyên dùng để thanh toán tại các nhà hàng. Dần
dần, thẻ còn được sử dụng thêm ở các địa điểm du lịch, giải trí, và các dịch vụ khác.

Thẻ tín dụng trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Giờ đây, thẻ tín dụng đã trở thành vật
bất ly thân của nhiều người trên thế giới.

2. Khái niệm:

Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh
toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi
mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh
toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch.

Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ
thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bản sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên,
Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bản sao kê.
Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của
chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.

II. Đánh giá mặt tốt và mặt xấu mà thẻ tín dụng mang lại cho khách hàng:

1. Mặt tốt:

1.1. Tính tiện lợi:

Khi cần khẩn cấp một số tiền lớn, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ và chi trả dần sau đó.
Hoặc chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán trực tiếp cho những khoản chi phí hàng
tháng như tiền điện, tiền nước…Thẻ tín dụng ngày càng được chấp nhận tại nhiều địa
điểm và quy trình thanh toán bằng thẻ cũng được tiến hành nhanh hơn nên tiện lợi cho
chủ thẻ mọi lúc mọi nơi.

1.2. Tính an toàn:

Bản sao kê thẻ tín dụng là một trong những tài liệu để thống kê chi tiêu hàng tháng và
sẽ trở nên hữu ích khi chủ thẻ muốn kiểm tra lịch sử sử dụng thẻ và dễ dàng phát hiện
những hành vi dùng thẻ trái phép. Khi mất thẻ tín dụng, chủ thẻ luôn có thể hủy thẻ. Nếu
thông báo kịp thời về việc mất thẻ hoặc thẻ bị đánh cắp, chủ thẻ sẽ không phải chịu trách
nhiệm đối với các khoản thanh toán trái phép.

1.3. Nhiều ưu đãi:

Ưu đãi sử dụng thẻ tín dụng thay đổi tùy vào thương hiệu và ngân hàng phát hành.
Phổ biến nhất là giảm giá trực tiếp một số hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, chủ thẻ còn
nhận được chiết khấu khi đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay… thông qua các cổng
thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó, mua hàng trả góp không lãi suất cũng là ưu đãi được
nhiều người yêu thích. Song song với chương trình dài hạn, các ngân hàng còn thu hút
khách mở thẻ bằng các ưu đãi như hoàn tiền mặt, tặng voucher và miễn phí thường niên
năm đầu tiên.

2. Mặt xấu:

2.1. Lãi suất và phí phạt:

Hầu hết thẻ được miễn lãi suất từ 45 – 55 ngày, sau khoảng thời gian này, chủ thẻ sẽ
phải trả lãi cho số tiền mà mình đã sử dụng. Giả sử ngày sao kê là ngày 5 hàng tháng, từ
5/3 đến 5/4, chủ thẻ có phát sinh giao dịch 5 triệu, thì thời hạn thanh toán là 30/4. Tuy
nhiên nếu chủ thẻ chưa có khả năng thanh toán, có thể thanh toán trước 5% của số tiền
giao dịch, nghĩa là 250.000đ để không bị đánh giá lịch sử tín dụng xấu. Sau ngày 30/4,
Ngân hàng sẽ tính lãi trên 5 triệu, thanh toán càng sớm lãi sẽ ít hơn.

Mặc dù các thông tin này đều được thông báo rõ ràng nhưng đa số người dùng thẻ ở
Việt Nam lại không tìm hiểu, dẫn đến việc phải trả những khoản tiền rất lớn cho ngân
hàng.

2.2. Rủi ro về thông tin:

Hầu hết thẻ tín dụng được tích hợp EMV (hệ thống tiêu chuẩn đưa ra bởi Europay,
Master Card và Visa) nên có độ bảo mất rất tốt. Thế nhưng, khi thanh toán trực tiếp (qua
máy quẹt thẻ) lại không yêu cầu nhập số PIN. Nếu thẻ rơi vào tay kẻ xấu, chủ thẻ sẽ có
nguy cơ mất tiền. Ngoài ra, thông tin mặt trước và sau của thẻ cũng có khả năng bị đánh
cắp với mục đích thanh toán trực tuyến.

III. Đánh giá nguồn thu cho ngân hàng từ thẻ tín dụng:

1. Lãi suất vay:

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến quý III/2018, các ngân hàng phát hành
tổng cộng 147,3 triệu thẻ. Trong đó phần lớn là thẻ ghi nợ, đồng nghĩa với việc dư địa
của thị trường thẻ tín dụng vẫn còn lớn. Theo các chuyên gia tài chính, việc đầu tư vào
thẻ tín dụng mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Với đặc thù vay tín chấp, không có tài
sản đảm bảo, thẻ tín dụng có lãi suất cao hơn so với vay thông thường.
VD lãi suất vay tín chấp khách hàng cá nhân tại ngân hàng Sacombank từ 0,85% –
1,3%/ tháng, còn lãi suất thẻ tín dụng là 2.15-2.5%/tháng. Hơn thế nữa, nếu chủ thẻ trễ
hạn thanh toán dù chỉ 1 ngày, lập tức toàn bộ số dư trong tài khoản đã chi tiêu trong tháng
bị biến thành khoản vay, và còn phải trả thêm chi phí chậm thanh toán bằng 6% khoản nợ
tối thiểu.

Tuy nhiên đổi lại, nếu chủ thẻ tất toán dư nợ thẻ tín dụng trong thời hạn quy định 55
ngày, lãi suất là 0%.

2. Các khoản phí:

Đây là các khoản bắt buộc mà khách hàng phải thanh toán khi sử dụng thẻ tín dụng.
Các khoản phí đem lại nguồn thu khá dồi dào cho ngân hàng. 1 thẻ tín dụng có thể bị tính
rất nhiều khoản phí.

VD: Thẻ Visa Platinum Cashback của Ngân hàng Sacombank, phí thường niên là
999.000đ, khách hàng phải thanh toán vào kỳ sao kê đầu tiên. Các khoản phí khác như
phí rút tiền 4%, phí chuyển đổi ngoại tệ 2.6%, phí chuyển khoản qua Ngân hàng khác là
4%..., chỉ được tính khi có giao dịch phát sinh.

3. Các dịch vụ cộng thêm bán chéo sản phẩm cho chủ thẻ:

Giả sử khách hàng đang sở hữu thẻ Visa Signature của Sacombank, muốn có đủ dặm
để được 1 chuyến bay miễn phí từ HCM ra Đà Nẵng, khách hàng có thể dùng tiền mặt
mua thêm dặm tại Sacombank (100 dăm tương đương 300.000đ)

Tuy nhiên, vì đây là hình thức cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo, nên đối với
những loại thẻ với hạn mức cao, và chủ thẻ mất khả năng chi trả, ngân hàng có thể bị nợ
xấu.

IV.Một số đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng:

Thứ nhất, các ngân hàng tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại đặc biệt là các thiết bị
thẻ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Đồng thời đầu tư, mở rộng liên kết, hợp
tác trong thanh toán thẻ thông qua việc triển khai toàn diện hoạt động kết nối các hệ thống
thẻ để khai thác, tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư.

Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ, gia tăng tiện ích và các ưu đãi đối với chủ
thẻ, để tăng khả năng thu hút khách hàng và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

Thứ ba, không nên quá chú trọng vào việc gia tăng số lượng thẻ mà cần nỗ lực cải
thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ; Tăng cường các hình thức chăm sóc khách hàng
trong và sau khi sử dụng thẻ để gia tăng tỷ lệ thẻ hoạt động thường xuyên.

Thứ tư, gia tăng số lượng thẻ phát hành đi đôi với việc tăng cường quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh thẻ. đáp ứng được các điều kiện đảm bảo an toàn, cần từng bước
điều chỉnh giảm lãi suất và các khoản phí để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thẻ.
Việc gia tăng số lượng người sử dụng thẻ và tỷ lệ thẻ hoạt động thường xuyên sẽ giúp ngân
hàng giảm được những khoản chi phí không cần thiết mà vẫn giữ được lợi nhuận cao ngay
cả khi giảm lãi suất và phí.

Thứ năm, đồng mở rộng liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ, trường học, các đơn vị
đối tác… để gia tăng các ưu đãi và quyền lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ.
Đây cũng là biện pháp thích hợp để giúp ngân hàng tăng cường sức quảng bá, gia tăng chỉ
số nhận biết, nâng tầm và tăng giá trị thương hiệu của mình, nhất là khi liên kết với một
doanh nghiệp hoặc các đối tác lớn, có uy tín.

Kết luận: Thị trường thẻ tín dụng nói riêng cũng như mảng tín dụng ngân hàng nói
chung sẽ ngày một phát triển theo xu hướng phát triển chung của thế giới. Ngày một đổi
mới và nâng cao chất lượng của các nghiệp vụ trên sẽ là nhiệm cụ chung của tất cả ngân
hàng Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Tài liệu tham khảo:

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-van-de-ve-thi-truong--the-tin-dung-tai-viet-
nam-40030.htm

https://thetindung24.com/the-tin-dung/danh-5-phut-de-tim-hieu-ve-the-tin-dung/

https://hotrovaytiennganhang.com/lai-suat-cho-vay-ca-nhan-ngan-hang-
sacombank_1181.html

https://news.zing.vn/ngan-hang-kich-cau-the-nham-tang-truong-tin-dung-
post899509.html

https://vnexpress.net/kinh-doanh/lich-su-cua-nhung-chiec-the-ngan-hang-3084014.html

https://www.elleman.vn/ky-nang/the-tin-dung-loi-hay-hai

https://www.ptcn.me/gia-tri-cua-the-tin-dung/

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/pbkt/ndpbktcd/chdttqnh/msttvtnh?
_afrLoop=463703496718000#%40%3F_afrLoop%3D463703496718000%26centerWidt
h%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFoote
r%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dwcexs8y37_93

HẾT

You might also like