You are on page 1of 4

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

Ernest Hemingway
I. Tác giả Hemingway
- Hemingway là một người trí thức được sinh ra tại Hoa Kì. Ông đã làm rất nhiều nghề
khi bước chân ra khỏi trường đại học ông đã làm nghề phóng viên.
- Ông là một người rất tài năng, số lượng đề tài về văn thơ của ông rất lớn: tiểu thuyết, hồi
kí...
- Ông là một nhà văn mĩ vĩ đại nhất ở thế kỉ XX đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi
hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà
văn trên thế giới.
- Đề tài sáng tác của ông phong phú nhưng đều thể hiện quan điểm sáng tác “Viết một áng
văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”
- Ông là nhà văn đề xướng nguyên lí sáng tác: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng
trôi”. Tác phẩm chính: Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả...
- Ông được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1954
I. Đoạn trích Ông già và biển cả:
1. Giới thiệu:
Bài ông già và biển cả là một tác phẩm tiêu biểu trong sáng tác của Hemingway. Ông là
một người có nguyên lí sáng tác là văn chương như một tảng băng, nhà văn nhấn mạnh vào
ý nghĩa hàm xúc, và những mạch ngầm của văn bản.
- Phần 1: Từ mặt trời đang mọc đến nước bắn tung tóe lên cả ông lão Xantiago và còn
thuyền.
- Phần 2: (Còn lại) nói về đưa con cá trở về.
2. Tóm tắt:

Truyện kể về một cuộc săn đuổi con cá kiếm khổng lồ của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.
Ông lão thường đánh cá ở vùng nhiệt lưu ngoài khơi La-ha-ba-na. Đã nhiều ngày mà ông
lão chẳng kiếm được con cá lớn nào, cho nên bố mẹ cậu bé Man-nô-lin không cho cậu bé
đi biển với ông nữa. Ông lão đành ra khơi một mình. Giữa biển cả, ông thả dây câu rất lâu,
cho đến khi một con cá lớn mắt mồi. Đó là một con cá kiếm to lớn mà ông hằng mơ ước.
Sau một cuộc vật lộn căng thẳng và nguy hiểm kéo dài ba ngày trời, ông lão đã hạ được
con cá kiếm, buộc nó vào mũi thuyền và gương buồm hướng về đất liền. Trên đường về,
từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Ông lão phải đơn độc chiến đấu
đến kiệt sức, cuối cùng cũng hạ được cả đàn cá mập. Nhưng con cá kiếm chỉ còn lại trơ bộ
xương.
3. Nguyên lí “tảng băng trôi” trong đoạn trích Ông già và biển cả
- Lớp nghĩa thứ nhất là một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, hẹp nhất trong đời đi câu của
ông già và cuộc hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô
tình. Đó là một phần nổi của nguyên lí.
- Ở lớp nghĩa thứ hai, chuyện ông già và con cá kiếm không đơn thuần là mối quan hệ giữa
một ông lão đi câu với một con mồi mà qua lối độc thoại có tính đối thoại giữa ông già và
con cá kiếm, người đọc có thể nhận thấy mối quan hệ lớn hơn: Mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên luôn là đối thủ xứng đáng, đó là cuộc chiến không cân sức. Nhưng dù thiên
nhiên có hung dữ tới đâu thì con người nhỏ bé, giày ý chí kia vẫn có thể giành để chiến
thắng.
- Hình tượng ông già chinh phục con cá là biểu tượng của người anh hùng trên biển cả thôi
không khát vọng, ngược lại hình tượng con cá kiếm cũng là biểu tượng kì vĩ cho cái đẹp,
cho sức mạnh man dại của tự nhiên. Chiếm lĩnh được nó, con người không chỉ có sức mạnh
mà còn có trí khôn, lòng quả cảm mới có thể giành chiến thắng.
- Ở lớp nghĩa thứ ba, tùy thuộc vào người đọc đồng sáng tạo, có thể suy rộng ra, đó cũng
là thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng
tạo, rồi trình bày trước mắt người đời, cũng gặp biết bao sóng gió, cam go như hình tượng
ông già đối mặt với biển cả, biển đời. Và trên đường đời của bất cứ ai, người ta đều phải
trả giá cho sự thành bại của mình. Nhưng cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn
không thôi khát vọng.
-Với lớp nghĩa thứ hai và thứ ba này chính là bảy phần chìm trong nguyên lí tảng băng trôi
mà nhà văn gửi gắm đến tác phẩm. Người phương Đông gọi đó là tính hàm súc, hàm ẩn, ý
tại ngôn ngoại trong văn chương.
4. Hình tượng con cá kiếm.
– Một con cá khổng lồ, với bao nhiêu sức mạnh to lớn, cuộc đấu tranh giữa ông chàng
thanh niên và con cá là một cuộc đấu tranh quyết liệt. Sức mạnh của con cá kiên cường, nó
lớn và có khối lượng thật khổng lồ, bao trông gai của thiên nhiên ông lão vẫn chiến thắng.
– Các chi tiết miêu tả con cá: cái đuôi lớn hơn cả cái lưới hái lớn. Cái đuôi màu tím, và
màu xanh được biển, thân hình đồ sộ và cả những vạch dọc người của nó.
Sức mạnh của con cá vô cùng lớn ban đầu khi ông lão thả lưới con cá không có chút bị ảnh
hưởng nào những chính sự kiên trì của ông, con cá đã dần mắc lưới.
 Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách
khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua,đây tượng trưng cho những dào cản khó
khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
5. Hình tượng ông lão đánh cá.
– Ông là một người có sức mạnh lớn để chinh phục thiên và thử thách, ông là một người
biểu hiện cho lòng kiên trì dám đối mặt và vượt qua những thử thách trông gai, ông là điển
hình cho những con người có lý tưởng lớn, một mình ông đã chinh phục được sức mạnh
của thiên nhiên nghiệt ngã đó.
– Ông là điển hình và tiêu biểu cho những con người có lý tưởng sống cao đẹp, ông đã biết
chinh phục thiên nhiên nhờ có lòng dũng cảm và ý chí kiên cường của mình.
– Những hình ảnh của ông lão đánh cá trong cuộc đấu tranh với con cá kiếm: với những
chi tiết đặc sắc ở đầu tác phẩm chúng ta thấy được sức mạnh to lớn của con cá kiếm khi
ban đầu ông lão kéo lưới, con cá vẫn bơi chậm dãi và không chút khó khăn, sự vật lộn của
con cá cũng đủ làm cho ông lão mệt đến thấu xương thấu thịt. Lúc đó ông lão đã cảm thấy
mệt mỏi và đuối sức những bản thân ông không cho phép mình bỏ cuộc ông đã tự khích lệ
bản thân mình nên kiên trì và cố gắng.
– Ông đã nghỉ ra những chiêu trò để điều khiển con cá, sự nhanh trí và với bản lĩnh của
ông, ông vẫn có thể chinh phục được sức mạnh của nó. Qua đây chúng ta thấy được dù có
khó khăn và vất vả như thế nào, nếu có lòng tin và sự kiên định con người vẫn có thể vượt
qua những khó khăn đó, bằng chính sức mạnh sự thông minh biết điều khiển mọi hành
động của kẻ thù…
– Những vòng tròn đã quyết định sự chiến thắng của ông lão, ông luôn cố gắng để chờ lấy
cơ hội để phản công và giành chiến thắng, khi con cá mắc vào một đòn đau và dần đuối
sức ông vẫn chờ để tung một đòn quyết định.
6. Hình ảnh ông lão mang cá trở về.
– Cuộc vật lộn và đấu tranh với nó đã vô cùng cực khổ, nay mang nó về cũng là một giai
đoạn vô cùng khó khăn không hề đơn giản chút nào, ông luôn tự động viên chính mình,
hãy tỉnh táo đi ông già … hàng loạt những lời động viên của ông đã được sử dụng nhằm
khích lệ tinh thần chiến đấu kiên cường của ông.
– Kinh nghiệm đánh bắt lâu đã giúp ông có thể mang con cá về, ông phải mang thuyền lại
chỗ nó nồng dây vào miệng nó, những hành động đó thể hiện sự kiên trì, một con người đã
có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt.
– Trải qua một cuộc chiến đấu căng thẳng với con cá ông đã mệt nhoài về thể xác nay đã
đói meo, lưng đau.. những với kinh nghiệm của ông, thì công việc này cũng đơn giản ông
ăn tôm sống và uống mấy ngụm nước, một người rất dày dặn kinh nghiệm như ông đã đối
mặt với hết thử thách này đến thử thách khác ông kiên trì và đấu tranh với những nghiệt
ngã mục tiêu ông đưa ra ông đã cố gắng để hoàn thành nó.
– Sự kiên trì và nhờ có lý tưởng sống mà ông đã đặt ra ông lão đánh cá đã lập được kỉ lục
lớn cho bản thân mình, trong suốt quá trình đánh bắt ông luôn ao ước sẽ đánh được con cá
lớn, chính vì vậy chính sự kiên trì đã giúp ông thực hiện được ao ước như vậy.
7. Đặc sắc nghệ thuật
– Với những hình ảnh miêu tả sự đấu tranh kiên cường của ông lão với con cá kiếm đã
khắc họa thành công được hình tượng chân dung của một người có lý tưởng sống lớn.
– Với nguyên lý “tảng băng trôi” ông đã rất thành công trong sự nghiệp văn chương của
mình:
Phần nổi của "tảng băng trôi": hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm
của ông lão Xan-ti-a-gô.
Phần chìm của "tảng băng trôi":
+ Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.
+ Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.
+ Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công.
+ Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng.
+ Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng
chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến
đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết
sống hoà hợp với thiên nhiên.
- Đoạn trích là một bài học vô cùng quý báu cho con người, mỗi chúng ta cần có lòng kiên
định đấu tranh với lý tưởng để đạt được mục đích sống lớn.

You might also like