You are on page 1of 10

I .

BẢO HIỂM TIỀN GỬI


i. Khái niệm
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một hệ thống được Chính phủ thiết lập để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng và góp phần bảo đảm sự
phát triển an toàn của hệ thống tài chính quốc gia.
Bản chất của hoạt động bảo hiểm tiền gửi
BHTG là hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người gửi tiền. Dịch vụ này
mang tính xã hội cao, theo cách phân loại của các nhà kinh tế học, dịch vụ BHTG
thuộc loại hàng hoá công không thuần tuý. Cơ sở để gọi dịch vụ BHTG là hàng hoá
công không thuần tuý, căn cứ vào tính không loại trừ thụ hưởng một cách tuyệt đối
của dịch vụ này.
Xuất phát từ một trong các mục đích của hoạt động BHTG là góp phần đảm bảo tính
ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, người thụ hưởng dịch vụ BHTG là toàn xã
hội. Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ được lợi trực tiếp
từ chính sách BHTG qua việc họ được tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm, khi tổ
chức nhận tiền gửi của họ bị đóng cửa và mất khả năng thanh toán. Người đi vay sẽ
được hưởng lợi từ dịch vụ BHTG ở chỗ tính ổn định của hệ thống tài chính giúp cho
họ sử dụng tiền vay được an toàn và thuận tiện hơn. Có được hệ thống tài chính ổn
định sẽ giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi v.v… Chính vì đặc tính
không loại trừ thụ hưởng tuyệt đối mà dịch vụ BHTG được xếp vào loại hàng hoá
công không thuần tuý

ii. Những tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia BHTG

Các tổ chức tín dụng (TCTD) và tổ chức không phải TCTD được phép thực hiện một
số hoạt động ngân hàng (theo Luật các TCTD) có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân bằng
đồng Việt Nam đều phải tham gia BHTG bắt buộc, bao gồm:
- Ngân hàng thương mại Nhà nước;
- Ngân hàng thương mại cổ phần;
- Ngân hàng liên doanh;
-Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Công ty tài chính;
- Công ty cho thuê tài chính;
- Quỹ tín dụng nhân dân;
- Các tổ chức nhận tiền gửi khác theo quy định của Pháp luật.

iii. Mục đích


Mục đích của hoạt động BHTG
Trong thực tế, mục đích cụ thể của mỗi hệ thống BHTG có khác nhau nhưng tựu
chung đều nhằm đạt được mục tiêu sau:
- Bảo vệ số đông người gửi tiền, đối tượng có tiền gửi ít hạn chế trong tiếp cận
thông tin về quản trị, điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức huy động
tiền gửi;
- Góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định và tạo điều kiện cho
các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng, tránh đổ vỡ ngân hàng;
- Góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức
tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau;
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người gửi tiền, tổ chức tài chính, Chính
phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có tổ
chức tín dụng đổ bể.

iv. Chức năng của BHTG

Chức năng tổ chức nghiệp vụ BHTG; chức năng tham gia giám sát, đánh giái rủi ro; chức
năng đầu tư kinh doanh. Vì vậy, BHTG cần phải có và phải làm tốt chức năng đầu tư tự tìm
kiếm lợi nhuận, để tự tăng cường năng lực tài chính để bảo đảm có đủ khả năng xử lý rủi ro
mà không cần đến sự hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ.

Tính đến thời điểm này, trên thế giới đã có khoảng 100 quốc gia có tổ chức BHTG và
khoảng 20 quốc giá khác đang xúc tiến việc nghiên cứu thành lập.
Việc xác định mô hình tổ chức BHTG Việt Nam trong giai đoạn tới cần tính tới các mô
hình hiện đại theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đồng thời cũng phải phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam.

Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình hoạt động đối với các tổ chức BHTG, đó là:

1.Mô hình chuyên chi trả. Theo mô hình này, tổ chức BHTG được thành lập chỉ nhằm
thực hiện một nhiệm vụ duy nhất đó là chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức
tham gia BHTG bị phá sản.

2.Mô hình chi trả với quyền hạn được mở rộng. Theo đó, BHTG còn được trao thêm
một số quyền hạn mở rộng, như: hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn
trong thanh toán; theo dõi và khuyến nghị sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ
chức tham gia BHTG; tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia BHTG bị phá
sản…

3. Mô hình giảm thiểu rủi ro. Đây là một mô hình tiên tiến và cũng khá phổ biến trên
thế giới. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức BHTG theo mô hình
giảm thiểu rủi ro còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nước và ngân hàng trung ương
vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính
khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – tiền
tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức tín nhiệm của tổ chức tài chính; tiếp
nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản; được trao các
nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban đầu cũng như tăng cường
sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ. Tổ chức BHTG
của Việt Nam tới đây cần nghiên cứu, học tập mô hình này

II. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BHTG

i. Lý do phải có sự quản lý của nhà nước trong BHTG

Vì bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro, do vậy, thông thường
Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức BHTG để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi
họ gặp rủi ro về tiền gửi.
Về bản chất, tổ chức BHTG dù được tổ chức và hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa
thì họat động của tổ chức BHTG vẫn cơ bản dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm là
bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít. Trong kinh tế hiện đại, BHTG có và phải
thực hiện được vai trò nhất định trong việc tham gia quản lý rủi ro của các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tham gia bảo hiểm khác, và hơn nữa là có vai trò trong giám sát và
góp phần bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.Ở các nước phát triển,
tham gia giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia thường tổ chức BHTG có
vai trò không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát an toàn, phối
hợp hoạt động, chia sẻ thông tin và cùng chịu trách nhiệm với các cơ quan khác về sự an
toàn và phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính - tiền tệ. Tuy nhiên, cũng cần phải phân
biệt rõ rằng, vai trò tham gia giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia
của BHTG không phải với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay mà là một định chế tài chính độc lập cùng gánh vác và
chia sẻ trách nhiệm đó với các cơ quan nhà nước và các định chế tài chính khác thông qua
hoạt động nghiệp vụ BHTG

ii. Địa vị pháp lý của tổ chức BHTGVN

Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi và phê chuẩn Điều lệ tổ chức và
hoạt động. Nếu NHNN Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện đối với tổ chức
BHTG.

Nếu nói một cách hình ảnh một chút thì không khác gì một người thì khai sinh và một
người khác lại có quyền quản lý. Quyền hạn của Thống đốc NHNN Việt Nam trong việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), Tổng
Giám đốc và Trưởng Ban Kiểm soát của tổ chức BHTG Việt Nam là một trong những ví
dụ minh chứng cho hình ảnh nói trên.
Nếu so sánh với Luật NHNN Việt Nam, ta sẽ thấy ở đây còn có sự mâu thuẫn và trái với
văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Theo quy định tại Điều 1 Luật NHNN Việt Nam, “…
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm
dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp
phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa….”.

Trong khi đó, hoạt động của tổ chức BHTG, về bản chất vẫn dựa theo nguyên lý của hoạt
động bảo hiểm. Đó là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít chứ không thuộc
một trong các chức năng quản lý của NHNN. Ngoài ra, BHTG còn có chức năng giám sát
rủi ro, góp phần ổn định hệ thống tài chính. Do vậy, quy định chức năng của NHNN như là
một cơ quan quản lý của BHTG – một chức năng về bản chất là thuộc về Chính Phủ là
không phù hợp với chức năng của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ hai: Áp dụng BHTGVN thuộc sự quản lý toàn diện của NHNN sẽ làm Giảm tính độc
lập tương đối của BHTG Việt Nam trong việc thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền
và duy trì ổn định hệ thống tài chính.

Với tinh thần này, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là mục tiêu hàng đầu của BHTG.
Nhiệm vụ cao cả của tổ chức này là để bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền tại các
ngân hàng và các định chế tài chính khác khi họ gặp rủi ro về tiền gửi.

Nhiệm vụ của BHTG là bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền tại các ngân hàng và
các định chế tài chính khác khi họ gặp rủi ro về tiền gửi.

Do vậy, BHTG cần được hoạt động một cách độc lập, đặc biệt là độc lập đối với NHNN.
Vì thế, BHTG không thể bị lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện bởi NHNN - “ngân hàng
của các tổ chức tín dụng” như đã được quy định tại Điều 1 của Luật NHNN Việt Nam.
Điều đó sẽ làm giảm đi tính độc lập tương đối của BHTG Việt Nam.

Thứ ba: Nếu NHNN quản lý toàn diện BHTGVN sẽ làm cho hoạt động BHTG ở Việt Nam
trái với “Nguyên tắc cốt lõi phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” của Ủy ban Basel về giám
sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI).

Một trong số những nguyên tắc này là: “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần hoạt động độc lập,
minh bạch và có trách nhiệm giải trình và độc lập với những ảnh hưởng không mong muốn
về chính trị và các ngành khác”. Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 quốc gia có hệ thống
BHTG.
Trong số này thì hầu hết các tổ chức BHTG đều là một tổ chức độc lập và không trực thuộc
Ngân hàng trung ương. Ví dụ, tổ chức BHTG Liên bang của Hoa Kỳ (FDIC) là tổ chức
hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát của Quốc hội; TCT BHTG Hàn
Quốc (KDIC) là tổ chức độc lập trực thuộc Chính phủ…

BHTG Việt Nam, muốn đạt được mục tiêu là hoạt động có hiệu quả của BHTG thì không
thể đi trái với thông lệ quốc tế, trái với những bản chất và mô hình ưu việt mà các tổ chức
BHTG thế giới trước đó đã áp dụng có hiệu quả.

Thứ tư: BHTG Việt Nam còn có một nhiệm vụ không thể thiếu, đó là - Bảo đảm sự an toàn
của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, tránh đổ vỡ dây chuyền hoặc khủng hoảng. Do
vậy, một tổ chức BHTG Việt Nam phải được độc lập thì mới phát huy hiệu quả trong việc
thực thi nhiệm vụ của mình.

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới sau khi nghiên cứu kinh nghiệm và số liệu của
1.700 ngân hàng trên 57 quốc gia đã đưa ra nhận định: “Ở những nước mà tổ chức BHTG
có quyền can thiệp và chấm dứt BHTG thì các ngân hàng ổn định hơn và nguy cơ mất khả
năng thanh toán thấp hơn.

Tăng cường năng lực giám sát và thẩm quyền của tổ chức BHTG có thể tác động tích cực
đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Sự độc lập về mặt pháp lý và vật lý của tổ chức
BHTG là yếu tố quan trọng để có mạng lưới an toàn tài chính hiệu quả”.

Mục đích của BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Do vậy, khi
tổ chức BHTG được độc lập thì hiệu quả của chính sách BHTG mới được củng cố và ngày
càng được nâng lên. Và như vậy, quyền lợi của người gửi tiền ngày càng được bảo vệ tốt
hơn. “một hệ thống bảo hiểm tiền gửi được thiết kế cẩn trọng sẽ góp phần xây dựng lòng
tin của công chúng trong hệ thống tài chính và nhờ vậy có thể hạn chế ảnh hưởng xấu gây
ra bởi những ngân hàng gặp khó khăn.” Đó là khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát
ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI). Thiết nghĩ, BHTG Việt
Nam cũng cần đảm bảo tính độc lập để thực hiện tốt sứ mệnh của Chính phủ giao cho, đó
là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính; cần
có những chế định, những hành lang pháp lý cần thiết để điều chỉnh về tổ chức và hoạt
động của nó.

III. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁM SÁT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
THAM GIA BHTG

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Tên tiếng Anh: Deposit Inusurance of Vietnam (DIV) là tổ
chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09
tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi và
sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.

i. Tại sao DIV phải giám sát, kiểm tra tổ chức tham gia BHTG

DIV thực hiện giám sát, kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG xuất phát từ mục tiêu hoạt
động của DIV do Chính phủ quy định là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hàng triệu
người gửi tiền và đảm bảo sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.
- DIV phải thực hiện nhiệm vụ này xuất phát từ trách nhiệm và quyền hạn Chính phủ
giao cho DIV đối với tổ chức tham gia BHTG. Với tư cách là một tổ chức giảm thiểu rủi
ro, DIV có vai trò và trách nhiệm giám sát, đánh giá rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG
để hạn chế tối đa tổn thất.
- DIV thực hiện giám sát, kiểm tra tổ chức tham gia BHTG nhằm phòng, chống và giảm
thiểu rủi ro cho xã hội khi tổ chức tham gia BHTG có hạn chế trong việc kiểm soát rủi ro
của mình.

ii. Nội dung hoạt động giám sát, kiểm tra của DIV đối với tổ chức tham gia BHTG

1. Giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định về BHTG, gồm:
- Hồ sơ đăng ký tham gia BHTG;
- Niêm yết Chứng nhận BHTG, Nội dung của việc BHTG;
- Thông tin, báo cáo đối với DIV;
- Tính và nộp phí BHTG.

2. Giám sát, kiểm tra về an toàn trong hoạt động ngân hàng
Với nhiệm vụ của một tổ chức giảm thiểu rủi ro, DIV thực hiện giám sát, kiểm tra về an
toàn trong hoạt động đối với các tổ chức tham gia BHTG như sau:
- Giám sát, kiểm tra tính tuân thủ trong việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn
trong hoạt động ngân hàng
- Giám sát, kiểm tra đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia
BHTG.

iii. Xử lí khi phát hiện tổ chức tham gia BHTG có vi phạm quy định về BHTG và an
toàn trong hoạt động ngân hàng thì DIV

1. Đối với vi phạm quy định về niêm yết Chứng nhận BHTG và Nội dung của
việc BHTG:
- Nếu phát hiện tổ chức tham gia BHTG không niêm yết hoặc không niêm yết đầy đủ
Chứng nhận BHTG, nội dung của việc BHTG tại Trụ sở chính, chi nhánh, điểm giao dịch
của tổ chức tham gia BHTG thì bị xử phạt theo quy định tại điều 30 Nghị định số
202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004 của Chính phủ.
- Xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức tham gia BHTG đã bị chấm dứt
BHTG nhưng vẫn niêm yết Chứng nhận BHTG và Nội dung của việc BHTG.
2. Đối với vi phạm về quy định thông tin báo cáo:
Đối với tổ chức tham gia BHTG vi phạm quy định về chế độ thông tin báo cáo DIV
nhắc nhở đối với tổ chức tham gia BHTG vi phạm lần đầu, đồng thời yêu cầu tổ chức đó
khắc phục, chấn chỉnh tình trạng vi phạm. Đối với những tổ chức tham gia BHTG vi phạm
nhiều lần sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
3. Đối với vi phạm về thời hạn nộp phí BHTG:
a. Nếu tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn nộp phí theo quy định thì ngoài việc
nộp đủ số phí còn thiếu, phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,1% số tiền chậm nộp.
b. Quá thời hạn nộp phí BHTG 30 ngày (kể cả ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ Lễ, Tết)
mà tổ chức tham gia BHTG vẫn chưa thực hiện nộp phí hoặc tiền phạt, DIV xử lý như sau:
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước (nơi giữ tài
khoản tiền gửi của tổ chức tham gia BHTG bị phạt) trích tài khoản tiền gửi để chuyển nộp
phí BHTG cùng số tiền phạt.
- Trường hợp trên tài khoản của tổ chức tham gia BHTG không đủ số dư để thực hiện
việc trích nộp như trên, DIV báo cáo Ngân hàng Nhà nước và nếu sau 03 tháng tổ chức
tham gia BHTG không nộp đủ phí BHTG, DIV sẽ chấm dứt BHTG và thu hồi Chứng nhận
BHTG của tổ chức đó.
c. Quá thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi 90 ngày (kể cả ngày nghỉ cuối tuần và ngày
nghỉ Lễ, Tết) mà tổ chức tham gia BHTG chưa nộp đủ số phí BHTG (bao gồm cả số phí
còn thiếu phải nộp), DIV sẽ quyết định chấm dứt BHTG, thu hồi Chứng nhận BHTG và
thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước ra
quyết định ngừng huy động tiền gửi của tổ chức đó.
4. Đối với vi phạm về tính và nộp phí BHTG:
Trong quá trình kiểm tra tại tổ chức tham gia BHTG, nếu phát hiện có vi phạm trong
việc tính và nộp phí thì Đoàn kiểm tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra lập biên
bản vi phạm, trên cơ sở đó Tổng giám đốc DIV hoặc Giám đốc Chi nhánh DIV ra văn bản
phạt theo một trong các mức sau:
- Cảnh cáo đối với tổ chức vi phạm lần đầu do nguyên nhân khách quan.
- Phạt tiền theo mức 0,06%/ngày trên số phí tính thiếu đối với tổ chức vi phạm lần đầu.
- Phạt tiền theo mức 0,08%/ngày trên số phí tính thiếu đối với tổ chức vi phạm lần thứ
2.
- Phạt tiền theo mức 0,1%/ngày trên số phí tính thiếu đối với tổ chức vi phạm nhiều lần
hoặc cố tình tính thiếu số phí phải nộp.
5. Đối với vi phạm về quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng:
Nếu phát hiện tổ chức tham gia BHTG vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt
động ngân hàng, DIV có quyền yêu cầu tổ chức tham gia BHTG phải có biện pháp khắc
phục ngay tình trạng vi phạm đó, báo cáo với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng
Bộ tài chính để có biện pháp phối hợp theo dõi, xử lý, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.

Nguồn tham khảo:

1. Luật sư: Đặng Dung- Giám đốc Văn phòng Luật sư DDZ ( Số 3 phố Linh Lang- Hà Nội)
2. TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ Pháp luật – VP Chính phủ(http://blog.yume.vn/xem-blog/cac-
mo-hinh-bao-hiem-tien-gui-viet-nam.phuchoai108.35CCAC8C.html)

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ( http://www.div.gov.vn)

You might also like