You are on page 1of 4

Sản phẩm truyền thông trực tiếp nhóm 2 tổ 4 lớp A6K72.

Thực hiện tư vấn sức khỏe.


Đối tượng tư vấn : Bà mẹ có cháu bé 10 tháng tuổi đang cần những thông tin về Vaccine.
Nhung: xin chào chị đến với buổi tư vấn về vấn đề tiêm vaccine ở trẻ em ngày hôm nay , vậy
xin hỏi bé nhà mình bao nhiêu tuổi rồi ạ?
Kịch bản
Tam: Vâng xin chào bác sĩ, nhà tôi có một cháu nhỏ được 10 tháng tuổi , hiện tôi đã cho
cháu tiêm vaccine những mũi bắt buộc. tuy nhiên tôi chưa rõ về vấn đề tiêm vaccin ảnh
hưởng như thế nào đối với trẻ nhỏ nên bác sĩ có thể giúp tôi hiểu rõ hơn đc ko ạ?

Nhung :Vâng thì đầu tiên chúng ta phải hiểu khi trẻ còn nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì hệ miễn
dịch vẫn còn rất yếu , trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng vì vậy Vaccine là chế phẩm sinh học
giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch của cơ thể
nhận diện vaccine như là vật lạ nên sẽ tiêu diệt rồi ghi nhớ chúng. Người được tiêm vaccine
sẽ tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ
miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh này nhanh chóng và hiệu quả hơn để bảo vệ cơ
thể chống lại bệnh đó. Nhờ vậy mà ta đã phòng tránh được rất nhiều loại bệnh nguy hiểm, lây
lan thành dịch.

Tam : Vâng hiện giờ tôi đã cho cháu tiêm những mũi như : ho gà, bạch hầu, uốn ván...ngoài
những mũi tiêm bắt buộc ấy thì có những mũi phải trả phí thì tôi có cần thíêt phải tiêm cho
cháu hay không?

Nhung: Ngoài những mũi cơ bản thì có nhũng mũi mất phí như vaccin chống các bệnh do phế
cầu , vaccine rovitar đường ruột. Ở các nước phát triển trên thế giới thì những mũi này nằm
trong chưỡng trình tiêm chủng miễn phí tuy nhiên ở VN mình do điều kiện kinh tế vẫn chưa
cho phép nên là các vaccine đó vẫn mất phí .Mặc dù vậy ,các bố mẹ nên cho con trẻ tiêm đầy
đủ bởi vì các bệnh do phế cầu kháng thuốc rất mạnh hay vi rút đường ruột ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ.
Tam: Vậy có phải tiêm vaccine là đảm bảo trẻ an toàn và lớn lên không bệnh tật hay không?
Nhung: Vacacine không đảm bảo 100% trẻ lớn lên không bị bệnh, tuy nhiên chúng ta có thể
giúp hạn chế tác hại của 1 số bệnh bằng vaccine như cúm và thủy đậu, trẻ vẫn có thể bị nhiễm
khi đã tiêm ngừa tuy nhiên mức độ nhẹ hơn rất nhiều.
Tam: Có những căn bệnh đã xóa sổ thì trẻ có cần phải tiêm vaccine phòng bệnh đó nữa hay
không?
Nhung:Với những căn bệnh đã bị xóa sổ thì chúng ta vẫn phải tiếp tục cho trẻ tiêm vaccine
.Chỉ có bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm duy nhất được WHO công bố xóa sổ, còn
những bệnh khác vẫn có khả năng bùng phát cao. Do kinh tế ngày càng phát triển, việc đi lại
giao lưu ,trao đổi giữa các nước ngày càng thuận tiện vì vậy mà khả năng lây lan mầm bênh
rất cao do đó việc tiêm vaccine là cần thiết và bắt buộc.
Tam: Có phải tiêm vaccine quá nhiều có thể làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi hay không?
Nhung: Vaccine không làm suy yếu hệ miễn dịch. Đúng như định nghĩa của nó thì vaccine
làm tăng cường hệ miễn dịch. Thông thường vaccine phòng bênh sẽ đưa 1 dạng mầm bệnh bị
bất hoạt nghĩa là không có khả năng gây bệnh tiêm hoặc uống vào cơ thể đào tạo hệ thống
miễn dịch nhận diện mầm bệnh này, đồng thời các cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh
thật trong tương lai.
Tam: Theo tôi được biết qua các kênh truyền thông thì có những trường hợp tiêm vaccine gây
ra những hậu quả nghiêm trọng tự kỷ , dị ứng, thậm trí là tử vong khiến cho tôi rất quan ngại
về an toàn của vaccine ? Cũng như những ảnh hưởng của phản ửng sau khi tiêm đối với trẻ?
Nhung: Ảnh hưởng của phản ứng sau tiêm rất rõ rệt:
-Nhóm nguyên nhân do bản chất vaccine:
Mỗi 1 trẻ khi tiêm thì đều có 1 kích thích nhất định là đáp ứng sinh ra kháng thể phòng chống
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, kích thích này là bản chất vốn có khi sủ dụng vaccin ngay
cả khi vaccin đc bảo quản trong đk mà chúng tôi dùng từ là hoàn hảo từ điều kiện sản xuât,
quy trình sản xuất cho đến quy trình vận chuyển, bảo quản. Với mỗi trẻ khi đc tiêm chủng
mà gây ra các kích thích thể hiện bên ngoài là biểu hiện thông thường thì đấy là ghi nhận rất
tốt để đảm bảo cho trẻ có kháng thể bảo vệ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
-Nhóm nguyên nhân do thực hành trong tiêm chủng:
Xảy ra trong quá trình bảo quản , vận chuyển , chỉ định tiêm chủng không đúng, hoặc thực
hành tiêm chủng không an toàn.Tuy nhiên nhấn mạnh vs các bậc cha mẹ và cộng đồng rằng
tiêm chủng được thực hiện tại 1 điểm tiêm chủng, sẽ có nhiều trẻ được tiêm chủng trong buổi
đó và cùng 1 cán bộ y tế, cùng 1 quy trình tiêm chủng vì vậy phản ứng sai xót do tiêm chủng
phải có phản ứng phụ từ 2 trường hợp trở lên và quy trình này được xem xét chặt chẽ ở các
tuyến huyện và xã.
-Nhóm nguyên nhân do tâm lý lo sợ tiêm:
Các cháu có biểu hiệu sợ đau, tâm lý lo lắng thậm chí ngất xỉu, buồn nôn khi tiêm. Tuy nhiên
những trường hợp này thường gặp ở trẻ lớn và người lớn còn trẻ bé thì chúng tôi rất ít ghi
nhận
-Nhóm nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên:
Do tiêm chủng hướng tới các trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mà những đối tượng này có hệ miễn dịch
vẫn còn rất non nớt , chính vì vậy 1 số trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng
hay các bệnh bẩm sinh gây hậu quả rất lớn mà cùng lúc đó lại có các chương trình tiêm chủng
thì người ta thường đổ lỗi do tiêm chủng thì gọi là nhóm nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên.
Tam: Vâng vậy khi đưa con đi tiêm vaccine thì cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn tối đa
cho trẻ?
Nhung: Khi đưa trẻ đi tiêm chủng thì ta cần lưu ý:
-Đầu tiên phải trao đổi với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ: cháu có khỏe không,
có ăn uống bình thường trong những buổi trước tiêm chủng không, có đang sử dụng thuốc gì
không, đặc biệt là tiền sử dị ứng của trẻ và tiền sử dị ứng của gia đình, mô tả hết các triệu
trứng của con mình để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng chính xác.
-Trong buổi tiêm chủng bố mẹ phối hợp với cán bộ y tế giữ trẻ ngồi đúng tư thế khi tiêm để
con mình được tiêm đúng kĩ thuật, tiêm vaccine gì , còn hạn sử dụng hay không?
-Nhấn mạnh với các bố mẹ rằng mặc dù cbyt tiêm đúng quy trình, vaccine đã được đảm bảo
an toàn rồi tuy nhiên vai trò của bà mẹ trong việc theo dõi những phản ứng bất thường sau
khi tiêm chủng là vô cùng quan trọng .VD : trẻ hay bị sốt nhẹ, đau, khóc thét, tím tái đặc biệt
xuất hiện các nốt phát ban Các bà mẹ hết sức bình tĩnh và cũng đừng băn khoăn đưa trẻ đến
các cơ sở y tế gần nhất để khám lại và khắc phục. Những theo dõi của bà mẹ là rất quan trọng
trong việc phát hiện và điều trị, tránh các rủi ro không mong muốn cho trẻ sau khi tiêm chủng

You might also like