You are on page 1of 4

Thưa bác sĩ, con em thường hay bị trào sữa ra mép miệng, con em bị

gì vậy bác sĩ? Làm thế nào để giảm bớt tình trạng này?

Trong thời kì sơ sinh, dạ dày của trẻ nằm ngang và góc giữa dạ dày và
thực quản là góc tù,đồng thời các cơ ở 2 đầu dạ dày hoạt động chưa ổn
định (môn vị ở dưới đóng quá chặt trong khi tâm vị ở trên lại lỏng lẻo). Do
đó thức ăn rất dễ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, đôi lúc trào ra miệng.
Đây là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Để giảm tình trạng này, bạn nên:

-Chia nhỏ cử bú

-Đối với trẻ bú mẹ: Nên cho bú bầu vú bên trái trước vì khi bé mới bú
lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải. Sau đó,
chuyển bé sang bú bầu bên phải lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa,
cần nằm nghiêng trái. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà
không gây trào ngược

-Nếu trẻ bú bình, phải để đầu núm vú của


bình sữa luôn đầy sữa và phải nâng cao đầu
trẻ khi cho bú. Không tâng bé lên xuống khi
vừa mới bú xong.

-Sau khi bú xong, không nên đặt bé nằm


xuống ngay mà cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực
áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ
nhẹ lưng cho bé ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bé
nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

Tình trạng này có ảnh hưởng đến con tôi nhiều không bác sĩ?

Ảnh hưởng của bệnh bệnh trào ngược dạ dày thực quản lên sức khỏe trẻ
sơ sinh:

-Dịch dạ dày có axít nên lâu ngày sẽ gây loét niêm mạc thực quản, dẫn
đến hẹp thực quản
- Dịch dạ dày đi vào phổi có thể gây viêm phổi.

- Trẻ bị nôn trớ nhiều, bú kém hoặc không chịu bú

- Sụt cân hoặc chậm tăng cân

- Thở khò khè và gặp vấn đề về hô hấp

- Ho, đặc biệt là sau khi bú

- Quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Con trai tôi sinh được 7 ngày, sau khi bú xong mẹ cho bé nằm xuống
giường thì thấy trào ra ít sữa. Tôi thấy các mẹ giường khác hay vỗ lưng
rồi mới cho con nằm xuống, còn con tôi nằm ngay. Như vậy vợ chồng
tôi chăm sóc bé có đúng không?

Trào ngược dạ dày thực quản có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có khi là
triệu chứng bệnh lý. Nế u hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn ở bé
dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng trẻ chơi đùa, lên cân
tốt, bú đều đặn và không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là
trào ngược sinh lý, hiện tượng này sẽ thoái lui dần theo thời gian.

Theo mô tả của anh thì bé nhà anh bị trào ngược là do cách chăm sóc bé
sau khi bú chưa đúng. Vì vậy, hiện tại cần thay đổi cách chăm sóc bé đúng
như bác sĩ đã tư vấn và chưa cần sử dụng thuốc.

Sau khi đã thay đổi cách chăm sóc mà bé vẫn bị trào ngược thường xuyên,
gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé hoặc bé biếng ăn, chậm tăng cân thì
sẽ cần điều trị bằng thuốc.

Con em đang bú hay bị ọc sữa, có lần còn bị tím, tuy vỗ lưng rồi hết
nhưng em lo lắng lắm. Con em bị như vậy là bị sao vậy bác sĩ? Cách
làm của em đúng hay chưa?

Bé đang bú mà ho rồi sặc, trở nên tím, đây là tình trạng bé bị sặc sữa. Lúc
đó, bạn cần thực hiện ngay thủ thuật “Vỗ lưng ấn ngực” như sau:
Bước 1: Đặt bé nằm sấp, đầu thấp
khoảng 30 độ, thẳng trục trên cẳng tay
thuận của bạn, giữ đầu bé trong lòng
bàn tay ( lưu ý không để bàn tay quá
siết cổ bé hay bịt kín mũi miệng bé), rồi
dùng gốc của bàn tay không thuận vỗ
mạnh và nhanh 5 cái vào lưng bé (chỗ
giữa hai xương bả vai), nhằm tăng áp
lực trong lồng ngực, để tống xuất dị vật
ra khỏi đường hô hấp của bé.

Bước 2: Xoay ngửa bé lại, đặt nằm


trên cẳng tay không thuận để kiểm tra
xem bé đã có dấu hiệu hồi phục chưa:
khóc được ra tiếng, hồng hào trở lại.
Nếu bé vẫn khó thở, tím tái thì dùng hai
ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh 5 cái ở
giữa ngực, trên xương ức, dưới đường
nối 2 vú khoảng 1-2 cm.

-Khi bé đã có dấu hiệu hồi phục: dùng miệng hút mạnh miệng và mũi,
bé, hút kỹ sữa, nhớt còn đọng ở họng và mũi ra càng nhanh càng tốt.
Hút miệng trước, mũi sau. Ngay sau đó, hãy mang bé đến cơ quan y
tế gần nhất để kiểm tra.

-Nếu bé vẫn chưa hồi phục: Lặp lại bước 1 và bước 2 từ 5 – 6 lần
cho đến khi bé khóc được ra tiếng, hồng hào trở lại

-Nếu bé vẫn chưa hồi phục sau 6 lần quy trình trên, lập tức đưa bé
đến cơ quan y tế gần nhất; và tiếp tục lặp lại thủ thuật này trên
đường đi.

Con em bị sặc sữa, như vậy có nguy hiểm đến sức khỏe của bé không
ạ?

Hậu quả của sặc sữa:


-Sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây
ngừng thở và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

-Sặc sữa cũng có thể gây viêm phổi hít.

Để giảm tình trạng ọc sữa, sặc sữa cho con, em phải lưu ý những gì
vậy bác sĩ?

Để giảm thiểu nguy cơ sặc sữa khi bé bú, bạn nên:

-Cho bú mẹ đúng cách, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc
ngửa cổ quá. Nếu sữa xuống quá nhanh, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp
bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống hoặc vắt bớt cho đến khi sữa chảy
chậm lại mới cho bé bú. Mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên vội vàng, nhất
là đối với những bé còn yếu, sinh non.
-Bú sữa công thức: Bế cao đầu bé khi cho bú,dùng bình sữa có van chống
sặc; nhưng tốt nhất nên cho uống bằng muỗng. Nếu bú bình thì phải để
sữa ngập lỗ thông, bé không phải mút nhiều không khí, dẫn đến nôn sau
khi bú.

-Chỉ cho bé bú khi mẹ thật tỉnh táo.

-Khi bé đang bú mà bị ho hoặc khóc thì mẹ phải ngừng cho bú ngay.

-Mẹ không đùa với bé khi đang bú, làm bé cười dễ gây sặc.

- Ẵm bé lên vỗ lưng cho bé ợ hơi sau mỗi cử bú; rồi đặt bé nằm đầu cao và
theo dõi tình trạng ọc, ói sau bú ít nhất nửa giờ. Nếu bé ọc, hãy hạ thấp và
nghiêng đầu bé qua 1 bên cho sữa chảy ra ngoài.

You might also like