You are on page 1of 137

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học
Quốc Gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo Khoa môi trường, cùng các thầy cô
giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bầy tỏ lòng kính trọng và biết ơn toàn thể cán bộ Khoa môi
trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin bầy tỏ tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện Quốc
Oai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai, UBND các
phường/xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trên địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã giành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này./.
Hà Nội, tháng 3 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Loan

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai ... 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 8
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH .................... 14
1.2.1. Khái niệm chung .......................................................................... 14
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.......... 15
1.2.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng..................................................................................................18
1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt .. 21
1.2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...................................... 25
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 38
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 38
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 38
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 40
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ........................................................ 40
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp ................................ 40
2.2.3. Phƣơng pháp lập bảng liệt kệ........................................................ 42
2.2.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai42
2.2.5. Tiếp cận hệ thống ......................................................................... 43

ii
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 45
3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai ............................. 45
3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH .............................................................. 45
3.1.2. Khối lƣợng và thành phần CTRSH ............................................... 46
3.1.3. Phân bố CTRSH ........................................................................... 53
3.2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.... 54
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc
Oai.............................................................................................................54
3.2.2. Hiện trạng thu gom CTRSH ......................................................... 56
3.2.3.Hiện trạng lƣu trữ, vận chuyển và xử lý CTRSH ........................... 59
3.2.4. Nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trƣờng huyện Quốc
Oai.............................................................................................................63
3.2.5. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
CTRSH .................................................................................................. 65
3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh tại huyện Quốc Oai đến năm
2020. ......................................................................................................... 66
3.3.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lệ tăng dân số của huyện Quốc Oai ..... 66
3.3.2. Cơ sở dự báo mức độ phát sinh CTRSH ....................................... 68
3.3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020 ........ 68
3.4. Phân tích tính đa chiều trong hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc
Oai - thành phố Hà Nội. ............................................................................ 70
3.4.1. Cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........ 70
3.4.2. Môi trƣờng giao dịch của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc
Oai.............................................................................................................73
3.4.3. Thƣợng hệ của hệ thống quản lý CTRSH ..................................... 77
3.4.4. Các nhiễu loạn của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai..... 78
3.4.5. Tính đa chiều của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai ...... 79

iii
3.5. Định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020........................................................ 80
3.5.1. Giải pháp quản lý ......................................................................... 81
3.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ .................................. 84
3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng .................................. 93
3.5.4. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ...................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................. 96
1. Kết luận ................................................................................................. 96
1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH ........................................................... 96
1.2. Hiện trạng quản lý CTRSH ............................................................. 96
1.3. Dự báo lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2013 đến năm 2020 .......... 97
2. Kiến nghị............................................................................................... 97
2.1. Với UBND và các cấp, các ngành huyện Quốc Oai ......................... 97
2.2. Đối với UBND và các ban, ngành thành phố Hà Nội. ...................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99

iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trƣờng


CN-TTC : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
HTX : Hợp tác xã
KTXH : Kinh tế xã hội
TNMT : Tài nguyên môi trƣờng
UBND : Ủy ban nhân dân

v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008 ................................................... 9


Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm .................................................. 10
Bảng 3: Thành phần chủ yếu của CTRSH .................................................... 17
Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước ........................ 25
Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước .. 30
Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009 ......................... 32
Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu
năm 2007 ..................................................................................................... 32
Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 ...... 33
Bảng 9: Tọa độ khống chế và diện tích của các đơn vị trong huyện Quốc Oai
..................................................................................................................... 38
Bảng 10: Khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện Quốc Oai từ 2005 - 2008
..................................................................................................................... 46
Bảng 11: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập
kết rác thôn Th y Khuê - xã Sài Sơn Mẫu 1 ............................................. 49
Bảng 12: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập
kết rác tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ Mẫu 2 ..................... 50
Bảng 13: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại xứ Đồng
Thây - thôn Dương Cốc - xã Đồng Quang Mẫu 3 ...................................... 51
Bảng 14: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại Đồng
Tước của Thị Trấn Quốc Oai Mẫu 4 .......................................................... 52
Bảng 15: Cơ cấu từng loại rác thải theo địa bàn .......................................... 53
Bảng 16: Tình hình thu gom rác thải của các xã/ thị trấn trên địa bàn huyện
Quốc Oai ...................................................................................................... 58

vi
Bảng 17: Danh sách một số điểm trung chuyển rác thải đã có trên địa bàn
huyện Quốc Oai ........................................................................................... 60
Bảng 18: Khối lượng rác vận chuyển và xử lý trên địa bàn huyện Quốc Oai
năm 2011 ..................................................................................................... 62
Bảng 19: Dân số huyện Quốc Oai từ năm 2008 - 2020 ................................ 67
Bảng 20: Diễn biến khối lượng CTRH huyện Quốc Oai phát sinh từ năm
2008 - 2020 .................................................................................................. 68
Bảng 21: Quy hoạch nguồn nhân lực quản lý môi trường tại huyện Quốc Oai
..................................................................................................................... 81

vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27] ............................. 16
Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36] ............ 19
Hình 3: Diễn biến khối lượng CTRSH của huyện Quốc Oai từ năm 2005-
2008 ............................................................................................................. 47
Hình 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Quốc Oai [42] ... 55
Hình 5: Biểu đồ diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020
..................................................................................................................... 69
Hình 6: Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc
Oai ............................................................................................................... 71
Hình 7: Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 74
Hình 8: Sơ đồ nhà máy chế biến phân vi sinh ............................................... 89
Hình 9: Mô hình ủ phân compost hiếu khí [20] ............................................ 90

viii
MỞ ĐẦU

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố, cách trung tâm Thủ đô Hà
Nội 25km. Hiện tại, huyện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị
trấn Quốc Oai và 20 xã. Theo số liệu thống kê năm 2009, huyện có diện tích
khoảng 147,01km2 và dân số khoảng 156.800 ngƣời nên khối lƣợng chất thải
rắn sinh hoạt thải ra môi trƣờng rất lớn vào khoảng 78,400kg/ngày tƣơng
đƣơng khoảng 2900tấn/năm. Song song với tốc độ tăng gia tăng dân số và
phát triển kinh tế của huyện Quốc Oai, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
không ngừng tăng về khối lƣợng mà còn phức tạp hơn về thành phần và tính
chất. Hơn nữa, hiện nay lƣợng rác thải sinh hoạt này hầu hết đƣợc thu gom
theo phƣơng thức thủ công sau đó lƣu giữ tại các bãi rác lộ thiên nằm rải rác
trên khắp địa bàn gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng.
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện
Quốc Oai đƣợc định hƣớng phát triển là đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát
triển nông nghiệp công nghệ cao và một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc; đồng
thời là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung
tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho
khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh của thành phố. Đối với khu vực
nông thôn, gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị đƣợc định hƣớng
phát triển theo mô hình nông thôn mới đặc thù của Thủ đô theo hƣớng phát
triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, khai
thác các hoạt động phục vụ du lịch, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền
thống... Khu vực hành lang xanh khuyến khích phát triển các hoạt động du
lịch, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông
nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng
đa dạng sinh thái, vùng nông nghiệp năng suất cao.

Trang 1
Do vậy, một trong những vấn đề môi trƣờng đáng quan tâm nhất của
toàn huyện là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Khối lƣợng rác thải
ngày một tăng lên sẽ trở thành mối quan ngại lớn cho toàn huyện nói riêng và
cho thành phố Hà Nội nói chung. Hơn nữa, cho đến nay các công tác nghiên
cứu và những hành động bảo vệ môi trƣờng thực tiễn diễn ra trên địa bàn
huyện Quốc Oai chỉ dừng lại ở việc quản lý môi trƣờng chung chứ chƣa có
những nghiên cứu hay quy hoạch cụ thể nào về công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt. Trên cơ sở ứng dụng tiếp cận hệ thống, luận văn nghiên cứu đề tài
“Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” nhằm
hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra và giảm chi phí quản
lý chất thải rắn sinh hoạt. Đề tài đƣợc thực hiện và hoàn thiện từ tháng 2 năm
2012 đến tháng 3 năm 2013. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Quốc Oai. .

Trang 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), có
tọa độ địa lý nhƣ sau:
- Vĩ độ Bắc: từ 20054’ đến 21004’
- Kinh độ Đông: từ 105030’ đến 105043’50’’
Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách quận Hà Đông
18km và thị xã Sơn Tây 24km. Ranh giới địa lý cụ thể nhƣ sau:
- Phía Bắc: Giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất
- Phía Nam: Giáp huyện Chƣơng Mỹ
- Phía Đông: Giáp huyện Hoài Đức
- Phía Tây: Giáp huyện Lƣơng Sơn (Hòa Bình)
Diện tích tự nhiên của Quốc Oai vào khoảng 147km2 bao gồm: Thị trấn
Quốc Oai và 20 xã (kể cả xã Đông Xuân mới sát nhập vào Quốc Oai từ
5/8/2008) với tổng số dân là 163.714 ngƣời, mật độ dân số là 1.114ngƣời/km2
[42].
Là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội, Quốc Oai có vị trí quan trọng
trong kế hoạch phát triển của Thủ đô, là nơi tiếp nhận các xí nghiệp, nhà máy
di dời từ trung tâm Thành phố. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai
nhiều dự án xây dựng lớn nhƣ các khu đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch
sinh thái…
Huyện Quốc Oai có hệ thống đƣờng giao thông khá phát triển, tuyến
đƣờng cao tốc Láng Hòa Lạc qua huyện với chiều dài khoảng 9km là tuyến
chiến lƣợc nối Thủ đô Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa

Trang 3
Lạc - Sơn Tây (đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt sẽ là vành đai phát triển thủ đô Hà
Nội vào năm 2020) là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quốc Oai là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình
khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát, địa hình
huyện có hƣớng thấp từ Tây sang Đông và đƣợc chia thành 3 vùng chính:
 Vùng đồi thấp: Nằm ở phía Tây của huyện gồm 5 xã là Đông Xuân,
Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên là vùng bán sơn địa, địa
hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi
trũng. Phần lớn đất của vùng này bị bạc màu nghiêm trọng, thích hợp
cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
[43].
 Vùng nội đồng gồm 7 xã là Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hƣơng, Cấn
Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5 - 7m, có xu
hƣớng giảm dần về phía Tây Nam [43].
 Vùng bãi Đáyven sông gồm 01 thị trấn Quốc Oai và 08 xã là Sài Sơn,
Phƣợng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú,
Đại Thành có độ cao giảm gần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên bề
mặt vùng bãi có một số núi sót nhƣ quần thể đá vôi ở Sài Sơn [43].
Tóm lại, Quốc Oai có địa hình đa dạng, vùng núi đồi gò ở phía Tây,
vùng núi sót trong cụm “núi sót” Thập Lục Kỳ Sơn ở phía Đông Bắc huyện.
Vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Với đặc điểm địa hình nhƣ trên, huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây
trồng, vật nuôi trong đó có những loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại
giá trị kinh tế cao song song với nó là những khó khăn trong công tác thủy lợi.

Trang 4
1.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Quốc Oai mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng
sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Nhiệt
độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, lƣợng mƣa trung bình là 1650 -
1800mm. Trong 15 năm qua, lƣợng mƣa trong năm cao nhất (1994) là 2300
mm; năm thấp nhất (năm 1995) là 1200mm. Trận mƣa lớn nhất (tháng 11 năm
1984) là 520mm. Hàng năm, Quốc Oai chịu ảnh hƣởng của 2 - 3 cơn bão, gió
thƣờng dƣới cấp 8, cấp 9. Trong những năm gần đây, khí hậu ít có sƣơng
muối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà cửa
[42,43].
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu
khác nhau, gồm:
 Vùng đồng bằng: nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dƣới 10m,
mang đặc điểm khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm 23,80C,
cao nhất (tháng 6) là 37,50C; thấp nhất (tháng 1) là 140C. Trong năm có
khoảng 1600 - 1700 giờ nắng, độ ẩm trung bình là 82 - 86% [42].
 Vùng đồi gò: nằm phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 - 50mm,
thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trong điều kiện
tƣới ở vùng gò đồi khá khó khăn [42].
Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo
trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông
nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân, cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội và
các vùng lân cận.
1.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có hệ thống các con sông chảy qua đó là sông Đáy
và sông Tích. Ngoài ra, sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai,
song mực nƣớc sông Hồng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tƣới tiêu cho hơn

Trang 5
1000ha ở vùng ven sông Đáy. Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ
từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau [42,43].
1.1.1.5. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.700,62ha [42]. Theo kết
quả thống kê, Quốc Oai hiện có 8 loại đất chính sau:
1. Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm;
2. Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm;
3. Đất phù sa Gley;
4. Đất phù sa úng nước;
5. Đất lầy l t;
6. Đất đỏ vàng trên đá phiên sét;
7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ;
8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước;
9. Các loại đất khác.
1.1.1.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Với hệ thống sông Đáy, sông Tích và khoảng 200ha
ao hồ. Tổng trữ lƣợng nƣớc mặt ƣớc tính 240 - 250triệu m3/năm. Đây là
nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt, nƣớc tƣới cho đồng ruộng và nuôi trồng
thủy sản [42,43].
Nguồn nước ngầm: Nguồn nƣớc ngầm bao gồm 2 khu vực nhƣ sau:
 Vùng đồng bằng: nƣớc ngầm dồi dào và nông, các giếng đào có độ
sâu trung bình 10m là có nƣớc. Với giếng khoan, độ sâu gặp nƣớc là
25-30m, ở độ sâu 60 - 80m nƣớc có trữ lƣợng khá, chất lƣợng tốt
[42,43].
 Vùng bán sơn địa: giếng đào có độ sâu 10m, một số giếng có thể cạn
trong mùa khô [42,43].

Trang 6
Tuy nhiên, theo báo cáo về Quy hoạch KTXH huyện Quốc Oai, tài
nguyên nƣớc của huyện có những dấu hiệu suy kiệt, nƣớc trong hồ ao bị ô
nhiễm, nƣớc sông Tích, sông Đáy dễ gây ngập úng trong mùa mƣa, cạn về
mùa khô do bị bồi lấp, nƣớc ngầm đƣợc khai thác thiếu kế hoạch ở vùng đồng
bằng, hiếm ở vùng bán sơn địa. Vì vậy, để khai thác nguồn tài nguyên nƣớc
có hiệu quả cho sản xuất và đời sống cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nƣớc
ngầm, tu bổ nạo vét hệ thống sông ngòi, đầu tƣ chiều sâu cho thủy lợi.
1.1.1.7. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Tài nguyên rừng:Diện tích có rừng của Quốc Oai là 485ha, tập trung chủ
yếu ở xã Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch. Trong đó, rừng tự nhiên phòng hộ
85 ha, rừng nguyên sinh 230ha, rừng trồng tập trung là 62ha, rừng trồng mới
là 30ha, rừng trồng phân tán là 78ha [38,42,43].
Đa dạng sinh học: Bao gồm đa dạng sinh thái thủy sinh và đa dạng trong
hệ sinh thái rừng [38,42,43].
1.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu hiện có, Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản
nhƣ đá granite (Phú Mãn và Hòa Thạch), sét (Hòa Thạch), Cao lanh (Đông
Yên), vàng gốc (Cổ Rùa - Phú Mãn), vàng sa khoáng (vùng đồi gò), đolomit
(Phƣợng Cách), đá vôi (Phƣợng Cách, Sài Sơn), than bùn (Phú Cát, Hòa
Thạch, Đông Yên), nƣớc khoáng (Phú Cát), laterit (Đông Yên) [43].
Đánh giá chung
 Thuận lợi:
Nằm trên trục không gian và cảnh quan phát triển của thủ đô Hà Nội và
chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, có đƣờng cao tốc
Láng - Hòa Lạc chạy qua, do đó Quốc Oai có những điều kiện rất thuận lợi
cho phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển
công nghiệp và đô thị... kéo theo những tiềm năng cho đầu tƣ xây dựng, phát

Trang 7
triển các công trình bảo vệ môi trƣờng nhƣ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý
nƣớc thải...
Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu... cho phép
Quốc Oai phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất đa canh và thâm
canh, cung cấp các sản phẩm mà thị trƣờng đô thị cần nhƣ lƣơng thực, thực
phẩm, hoa quả, rau sạch, cây cảnh... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và là điều kiện tiên quyết để đƣa ra
những phƣơng thức phù hợp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trong khu vực này.
Các cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa cũng là điều kiện thuận lợi cho
phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ hƣớng tới xây dựng mô hình xử lý nƣớc
thải, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt quy mô và có hiệu quả.
 Khó Khăn
Ngoài những thuận lợi nêu trên, huyện Quốc Oai còn gặp không ít trở
ngại cho đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để chủ động tƣới tiêu, phục vụ
sản xuất đời sống trên địa bàn huyện, hệ thống các công trình bảo vệ môi
trƣờng, chƣa có những quy hoạch cụ thể trong công tác thu gom, vận chuyển,
lƣu trữ và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Tài
nguyên rừng đang có nguy cơ suy giảm, đất đai phía Tây của huyện dần bị
thoái hóa do xói mòn, rửa trôi gây trở ngại cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Quốc Oai có sự chuyển biến
rõ rệt. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Quốc Oai năm 2007 đạt 14,88%.
trong đó nông nghiệp chiếm 2,4%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2007
đạt 7.307.000 đồng. Tính đến năm 2008, tổng giá trị sản xuất toàn huyện
Quốc Oai đạt 2064,71 tỷ đồng (trong đó, sản xuất nông nghiệp 768,380 triệu

Trang 8
đồng, sản xuất lâm nghiệp đạt 6,040 tỷ đồng, sản xuất thủy sản là 18,840 tỷ
đồng, sản xuất công nghiệp đạt 1720,46 tỷ đồng và sản xuất tiểu thủ công
nghiệp đạt 318,602 triệu đồng - tính theo giá hiện hành). Thu nhập bình quân
đầu ngƣời trong năm 2008 là 12.611.691 đồng [38,40,41,42].
1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành
nông, lâm, thủy sản (năm 2005 là 37,54%, năm 2007 là 29,50%), tăng dần tỷ
trọng công nghiệp - xây dựng và du lịch dịch vụ (công nghiệp - xây dựng năm
2005 là 38,64%, năm 2007 là 42,70%), du lịch - dịch vụ thƣơng mại năm
2005 là 23,82%, năm 2007 là 27,80%[40,41,42].
1.1.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực - văn hóa - xã hội huyện Quốc Oai
1.2.2.3.1. Dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,28% đến năm 2007 giảm
xuống còn 1,15%. Tuy nhiên, đến năm 2008 do tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu
hƣớng tăng hơn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng lên đến 1,26%. Dân số tại
huyện nhìn chung khá cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ (năm 2007 là 48,30%
đối với nam và 51,70% đối với nữ, năm 2008 là 47,80% đối với nam và
52,20% đối với nữ) [40,41].
Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Dân số trung bình 155.391 157.641 160.640 163.714
- Nam (ngƣời) 75.025 76.395 77.580 78.250
- Nữ (ngƣời) 80.366 81.246 83.060 85.464
Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1.28 1.24 1.15 1.26
Nguồn: Niên giám thống kê 2007 - 2008 huyện Quốc Oai[41]

Trang 9
1.1.2.3.2. Nguồn nhân lực:
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2007 khoảng
80.970 ngƣời, trong đó 42.511 ngƣời (chiếm 52,50%) là lao động nông
nghiệp, số lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp là 22.834 ngƣời
(chiếm 28,20% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ là 2.875
ngƣời (chiếm 3,44%). Hạn chế của lao động Quốc Oai là thiếu công nhân kỹ
thuật lành nghề. Tỷ lệ lao động qua các trƣờng đào tạo nghề thấp, chủ yếu
làm việc bằng kinh nghiệm. Lao động ở nông thôn đang thiếu việc làm, thời
gian làm việc chiếm khoảng 70%, phổ biến thuần nông, dân cƣ phân bố
không đồng đều. Năm 2008: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
là 85.770 ngƣời, trong đó 45.700 ngƣời (chiếm 53,28%) là lao động nông
nghiệp, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là 23.150
ngƣời (chiếm 26,99% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ lƣu
trú, ăn uống và hoạt động dịch vụ khác là 3.168 ngƣời (chiếm 3,69%)
[40,41]. Số lƣợng lao động năm 2007 và 2008 thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm
Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu Số lao động Tỉ lệ Số lao động Tỉ lệ
(ngƣời) (%) (ngƣời) (%)
Tổng số 80.970 85.770
-Nông nghiệp 42.511 52,50 45.700 53,28
-Công nghiệp chế biến, chế
22.834 28,20 23.150 26,99
tạo
-Dịch vụ lƣu trú, ăn uống và
2.785 3,44 3.168 3,70
dịch vụ khác
-Sản xuất và phân phối điện,
26 0,03 26 0,03
khí đốt, nƣớc nóng, điều

Trang 10
Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu Số lao động Tỉ lệ Số lao động Tỉ lệ
(ngƣời) (%) (ngƣời) (%)
hòa không khí
-Xây dựng 5.232 6,47 5.530 6,45
-Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa
3.020 3,73 3.314 3,86
ô tô, xe máy
Thông tin và truyền thông 54 0,07 67 0,078
-Hoạt động tài chính, ngân
61 0,08 62 0,072
hàng và bảo hiểm
-Hoạt động của Đảng cộng
sản, tổ chức chính trị xã hội,
1.173 1,45 1.251 1,46
quản lý Nhà nƣớc, an ninh
quốc phòng.
-Giáo dục và đào tạo 2.613 3,23 2.689 3,14
-Y tế và trợ giúp xã hội 261 321 0,37
-Nghệ thuật, vui chơi giải trí - 0,31 37 0,043
- Hoạt động làm thuê trong
400 0,49 455 0,53
các hộ gia đình
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 - 2007, 2007 - 2008 huyện Quốc Oai
[40,41]
1.1.2.3.3. Về xã hội
Huyện Quốc Oai đã tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời có
công và các đối tƣợng bảo trợ xã hội, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tƣợng
chính sách xã hội nhân dịp lễ, tết. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm
y tế cho 803 ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến, đã cấp giấy chứng nhận

Trang 11
cho 195 con thƣơng binh, bệnh binh, liệt sỹ, ngƣời bị nhiễm chất độc hóa
học…
Theo tiêu chí mới của Thành phố, huyện đã hoàn thành nghiệm thu hộ
nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Số hộ cận nghèo là 1.776 hộ (chiếm 4,38%),
số hộ nghèo là 5.695 hộ (chiếm 14,05%). Đồng thời, huyện đã thực hiện
chƣơng trình giảm nghèo và hỗ trợ cho 153 hộ nghèo xây lại nhà bị xuống
cấp, hƣ hỏng nặng; chỉ đạo kịp thời công tác hỗ trợ nhân dân bị ảnh hƣởng
của đợt ngập úng cuối năm 2008 đảm bảo công khai, minh bạch với tổng số
kinh phí trên 19 tỷ đồng [42].
Công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính đến ngày 30/9/2009
đạt 18,02 tỷ đồng; đã chi trả cho các đối tƣợng bảo hiểm xã hội với số tiền là
35,4 tỷ đồng. Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội nhìn chung đảm
bảo kịp thời và tuân theo đúng chế độ mà Nhà nƣớc đã đề ra [42].
Nhận xét chung
Theo thống kê năm 2007 cơ cấu kinh tế là công nghiệp chiếm 42,7%,
dịch vụ thƣơng mại 27,8% và nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,5%. Phát triển
kinh tế kéo theo nhiều nguy cơ nhƣ gia tăng mức độ ô nhiễm, gia tăng khối
lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt…Tuy nhiên, kinh tế nhiều thành phần
tồn tại là động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển, giảm đƣợc khoảng cách
giữa các vùng trong huyện.Vốn trong dân đã đƣợc huy động, tốc độ đô thị hóa
nhanh, bộ mặt xã hội ở nông thôn thay đổi, khang trang, sạch đẹp, văn minh
hơn, cụ thể nhƣ tổng sản phẩm xã hội, GDP và các chỉ số bình quân đầu
ngƣời năm sau cao hơn năm trƣớc; nhịp tăng trƣởng kinh tế trung bình của
thời kỳ tăng 14,88%... từ đó là tiền đề thúc đẩy sự quan tâm của chính quyền,
các ban ngành đoàn thể cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ trong công tác bảo vệ
môi trƣờng nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.

Trang 12
 Đối với các hộ dân làm nông nghiệp: Thực hiện tốt công tác khuyến
nông, chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật, các HTX sau khi
chuyển đổi đã làm tốt khâu dịch vụ, phòng trừ sâu bệnh, cứng hóa
kênh mƣơng,công tác phòng chống lụt bão nên sản xuất nông nghiệp
có tốc độ tăng trƣởng khá, đời sống nhân dân đƣợc ổn định, sản xuất
nông nghiệp đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, công tác tuyên truyền phòng
chống các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc thực hiện tốt, do
đó nhìn chung công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đƣợc
thực hiện tốt và nề nếp.
 Đối với các cơ sở sản xuất CN-TTCN: Tính đến tháng 9 năm 2009,
sản xuất CN-TTCN tăng 114% so với cùng kỳ năm 2008, giá trị các
ngành dịch vụ - thƣơng mại tăng 22% so với cùng kỳ. Huyện đã có cơ
chế khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, một số doanh
nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ,áp dụng
KHKT để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng mà vẫn đảm bảo hiệu quả
kinh tế, công tác thu gom CTRSH phát sinh tại các cơ sở đƣợc thực
hiện tốt.
Triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tạo mặt bằng thu hút
các đầu tƣ, để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng bảo vệ môi
trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm, hình thành rõ nét vùng chuyên sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Việc thu, chi ngân sách thƣờng xuyên đảm bảo chỉ tiêu, nhất là thu
ngân sách địa phƣơng vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (thu ngân sách địa phƣơng
thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 là 457,561 tỷ đồng, đạt 99% dự toán thành
phố giao, đạt 155% so với dự toán huyện giao, bằng 199,3% so với cùng kỳ
năm ngoái). Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt nhiều kết quả, nhất là các dự án đầu
tƣ xây dựng các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trƣờng

Trang 13
học và trạm y tế với vốn đầu tƣ nằm trong các gói kích cầu của thành phố,
công tác đầu tƣ xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng đang có những
bƣớc tiến đáng khích lệ. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến
tích cực. Công tác giải quyết cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ
thiệt hại do thiên tai đƣợc quan tâm thực hiện sát sao đối với từng trƣờng hợp.
Tình hình an ninh chính trị tiếp tục đƣợc ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc
giữ vững, công tác quốc phòng, quân sự địa phƣơng đƣợc đảm bảo.
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH
1.2.1. Khái niệm chung
Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý
chất thải rắn.
1. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ
con ngƣời.
2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ
hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác đƣợc gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
3. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, đƣợc thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác.

Trang 14
4. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.
5. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trƣớc khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.
6. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
8. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
9. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt
cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Từ các khu dân cƣ;
+ Từ các trung tâm thƣơng mại;
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trƣờng học, các công trình công
cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các trạm xử lý nƣớc thải và từ các ống thoát nƣớc của thành phố;
+ Từ các khu công nghiệp.

Trang 15
Các hoạt động kinh tế, xã hội
của con ngƣời

Các quá Hoạtđộng Các hoạt Các hoạt


trình phi sống và động động giao
sản xuất tái sản quản lý tiếp và đối
sinh con ngoại
ngƣời

CHẤT THẢI SINH HOẠT

Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27]
1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí
khác nhau nhƣ: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá
học, theo tính chất rác thải....
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà ngƣời ta phân ra
rác thải đƣờng phố, rác thải vƣờn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác
thải hộ gia đình...[25].
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể
phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…[25].
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải
phóng xạ...[25].

Trang 16
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp [25].
1.2.2.2.1. Thành phần CTRSH
Thành phần lý, hóa của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phƣơng, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác.
Bảng 3: Thành phần chủ yếu của CTRSH
Thành phần Định nghĩa Ví dụ

1. Các chất cháy đƣợc (đốt đƣợc)

a. Giấy các vật liệu làm từ giấy bột các túi giấy, mảnh
và giấy. bìa, giấy vệ sinh…
b. Hàng dệt có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…

c. Thực phẩm các chất thải từ đồ ăn thực cọng rau, vỏ quả,


phẩm thân cây, lõi ngô…
d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm Đồ dùng bằng gỗ
đƣợc chế tạo từ gỗ, tre, nhƣ bàn ghế, đồ
rơm… chơi, vỏ dừa
e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm Phim cuộn, túi chất
đƣợc chế tạo từ chất dẻo dẻo, chai, lọ. Chất
dẻo, các đầu vòi,
dây điện…
f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm Bóng, giày, ví, băng
đƣợc chế tạo từ da và cao su cao su…
2. Các chất không cháy đƣợc

a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm Vỏ nhôm, giấy bao
đƣợc chế tạo từ sắt mà dễ bị gói, đồ đựng…

Trang 17
Thành phần Định nghĩa Ví dụ

nam châm hút.

b. Các kim loại phi Các vật liệu và sản phẩm Chai lọ, đồ đựng
sắt đƣợc chế tạo từ thủy tinh. bẳng thủy tinh,
bóng đèn…
c. Thủy tinh Bất kỳ các loại vật liệu Vỏ chai, ốc, xƣơng,
không cháy khác ngoài kim gạch, đá, gốm…
loại và thủy tinh.
d. Đá và sành sứ Tất cả các vật liệu khác Đá cuội, cát, đất,
không phân loại trong bản tóc..
này. Loại này có thể chia
thành 2 phần: kích thƣớc
hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5
mm.
3. Các chất hỗn hợp

Nguồn: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn [25]


1.2.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng
1.2.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường
sống
Trong thành phần CTRSH hay còn gọi là rác thải, thông thƣờng hàm
lƣợng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớndễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô
nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con
ngƣời và giảm mỹ quan môi trƣờng sống; những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên
với rác thải nhƣ những ngƣời làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ
bãi rác rất dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi,

Trang 18
họng và ngoài da, phụ khoa.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu ngƣời
chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều
tài liệu trong nƣớc và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong
hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân
hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con ngƣời, kích thích nhịp tim đập mạnh
gây ảnh hƣởng xấu tới những ngƣời mắc bệnh tim mạch [20,36].
Các ảnh hƣởng của rác thải lên sức khoẻ con ngƣời đƣợc minh họa qua sơ đồ
sau:

Môi trƣờng không khí

B i,
CH4,
NH3,
H2S,
VOC
Chất thải rắn sinh hoạt
- Sinh hoạt
- Thƣơng nghiệp
- Tái chế Qua
đường

Nƣớc mặt Nƣớc ngầm Môi trƣờng đất hấp
Kim loại nặng,
Qua
chất độc
chuỗi
Ăn uống, tiếp xúc qua da
thực
phẩm

Ngƣời, động
vật

Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36]

Trang 19
Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con ngƣời thông qua ảnh hƣởng của
chúng lên các thành phần môi trƣờng. Môi trƣờng bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khoẻ con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn [20,36].
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh
ung thƣ ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số [56].
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn
nƣớc ô nhiễm chiếm tới 25% [20,36]. Ô nhiễm không khí do quá trình phân
huỷ của rác thải cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều
nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ô nhiễm không khí do đốt
rác thải với các bệnh lý đƣờng hô hấp [20,36].
1.3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường
1.3.1.2.1. Đối với môi trường không khí :
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thƣờng là các loại thực phẩm
chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ
phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu
cho con ngƣời. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thƣờng là H2S,
NH3, CH4, SO2, CO2…. đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng không
khí [22,34].
1.3.1.2.2. Đối với môi trường nước:
Theo thói quen, ngƣời dân thƣờng đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống
rãnh…. Lƣợng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp
đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong khu vực. Ngoài ra, rác có thể bị
cuốn trôi theo dòng nƣớc mƣa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm
nhiễm bẩn nguồn nƣớc mặt. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm
giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc gây cản trở các
dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nƣớc. Hậu quả của hiện tƣợng này là hệ

Trang 20
sinh thái trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt này
cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực
khuẩn, thƣơng hàn… ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng [22,34].
1.3.1.2.3. Đối với môi trường đất:
Trong thành phần CTRSH có chứa nhiều các chất độc, do vậy khi rác
thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt
nhiều loại sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật
không xƣơng sống, ếch, nhái… làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh
nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại
túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 -
60năm mới phân hủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tƣờng ngăn cách”
trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh
dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng
giảm sút [22,34].
1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.4.1. Phân loại CTR tại nguồn
Phân loại tại nguồn phát sinh đƣợc hiểu là các loại chất thải cùng loại,
cùng giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý… đƣợc phân chia và chứa riêng biệt
[21]. Ví dụ, thông thƣờng, tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất
thải nhƣ cácloại can, hộp, chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa
mầu vàng, loại giấy hay sách báo, các tông đƣợc chứa trong một thùng hay túi
nhựa mầu xanh; loại bao gói thức ăn hay thức ăn dƣ thừa đƣợc chứa trong
thùng hay túi nhựa mầu đen.
1.2.4.2. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt
- Thu gom chất thải rắn sinh hoạt:Bao gồm từ quá trình thu gom từ các
hộ gia đình, các công sở, nhà máy cho đến các trung tâm thƣơng mại... cho

Trang 21
đến việc vận chuyển từ các thiết bị thủ công, các phƣơng tiện chuyên dùng
vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế [25,31].
- Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Đánh giá cách thức sử
dụng các nhân lực, phƣơng tiện sao cho có hiệu quả nhất [25,31].
* Các yếu tố cần quan tâm khi quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh
hoạt [25,31].
- Chất thải rắn tạo ra (nguồn phát sinh, khối lƣợng, thành phần...);
- Phƣơng thức thu gom;
- Mức độ dịch vụ cần cung cấp;
- Tần suất và năng suất thu gom;
- Thiết bị thu gom;
- Mật độ dân số;
- Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực;
- Đối tƣợng và khu vực;
- Nguồn tài chính và nguồn nhân lực…
1.2.4.3. Trung chuyển và vận chuyển
Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ các xe thu gom
nhỏ đƣợc chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này đƣợc sử dụng để vận
chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi vật liệu,
hoặc đến bãi đổ. Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng đƣợc sử
dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi vật liệu để vận chuyển các
vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái
sinh đến bãi chôn lấp [25,31].
1.2.4.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần
không mong muốn trong chất thải nhƣ các chất độc hai, không hợp vệ sinh,

Trang 22
tận dụng vật liệu và năng lƣợng trong chất thải. Một số phƣơng pháp xử lý
chất thải rắn sinh hoạt đƣợc áp dụng nhƣ sau:
1.2.4.4.1. Xử lý bằng công nghệ ép kiện
Phƣơng pháp ép kiện đƣợc thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập
trung thu gom vào nhà máy. Rác đƣợc phân loại bằng phƣơng pháp thủ công
trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng đƣợc nhƣ kim loại,
nilon, giấy, thuỷ tinh, nhựa... đƣợc thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ
đƣợc băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm
giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao
[25,31].
Các kiện rác đã nén ép này đƣợc sử dụng vào việc đắp các bờ chắn
hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi đƣợc phủ lên các lớp đất cát. Trên
diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình nhƣ: công viên,
vƣờn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa
mặt bằng khu vực xử lý rác [25,31].
1.2.4.4.2. Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa
học tạo môi trƣờng tối ƣu đối với quá trình ủ [20,25,31].
Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phƣơng pháp truyền thống
đƣợc áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhƣ ở Việt Nam. Quá
trình ủ đƣợc coi nhƣ quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản
phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và
hạt cỏ. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử
nƣớc, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm [20,25,31].
1.2.4.4.3. Xử lý bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng đƣợc áp dụng cho một số loại rác

Trang 23
nhất định không thể xử lý bằng các phƣơng pháp khác. Đây là một giai đoạn
ôxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác
độc hại đƣợc chuyển hoá thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất
thải khí đƣợc thải ra ngoài không khí, chất thải rắn đƣợc chôn lấp.
Phƣơng pháp đốt đƣợc áp dụng ở các nƣớc nhƣ: Đức, Nhật, Thụy Điển,
Hà Lan, Đan Mạch… đó là những nƣớc có diện tích đất cho các khu thải rác
hạn chế [20,32,33].
Xử lý rác bằng phƣơng pháp đốt có ý nghĩa quan trọng vì giảm tới mức
thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng nếu sử dụng công nghệ tiên tiến
còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, đây là phƣơng pháp
xử lý rác tốn kém hơn rất nhiều so với phƣơng pháp chôn lấp. Sản phẩm của
quá trình đốt rác thải sinh hoạt bao gồm nhiều khí khác nhau và dễ phát sinh
khí điôxin. Mỗi lò đốt phải đƣợc trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn
kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra
[32,33].
1.2.4.4.4. Xử lý bằng phương pháp chôn lấp
Chôn lấp rác thải là phƣơng pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém
nhất hiện nay. Phƣơng pháp này áp dụng ở rất nhiều nƣớc trên thế giới trong
đó có Việt Nam [31]. Đặc điểm của phƣơng pháp này là quá trình lƣu giữ các
chất thải rắn trong một bãi chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp bị phân
huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh
dƣỡng nhƣ: axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác (CO 2,
CH4). Chất thải rắn đƣợc chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khả
năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian bao gồm:
- Rác thải gia đình;
- Rác thải chợ, đƣờng phố;
- Cành cây, lá cây;

Trang 24
- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống
- Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm, …
Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi
trƣờng nếu không đƣợc quản lý và xử lý đúng phƣơng pháp của bãi chôn lấp
hợp vệ sinh nhƣ: hệ thống thu khí sinh học, lu lèn, che phủ vật liệu, chống
thấm và xử lý nƣớc rỉ rác... Mặt khác, vấn đề lựa chọn địa điểm chôn lấp rác
thải đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn ở các nƣớc do dân số ngày một tăng,
quỹ đất ngày một hạn chế [31].
1.2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.5.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới
Vấn đề quản lý chất thải rắn mà trong đó việc quản lý CTRSH đang là
một trong những thách thức môi trƣờng mà Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên
thế giới phải đối mặt [27, 48].
1.2.5.1.1. Mức độ phát sinh
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nƣớc vào khoảng từ 0,5kg đến
1,5kg/ngƣời/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào
khoảng 1,12 đến 1,2kg/ngƣời/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị ở Thái Lan
khoảng 1kg, ở Campuchia là 0,74kg [27,31,32]. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn
đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP (Gross Domestic product -
tổng sản phẩm quốc nội) tính theo đầu ngƣời. Chất hữu cơ là thành phần
chính trong chất thải rắn đô thị và chủ yếu là chôn lấp do chi phí chôn lấp rẻ.
Các thành phần khác, nhƣ giấy, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết
đƣợc những đối tƣợng thu gom không chính thức thu gom và tái chế.
Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước
Tên nƣớc Dân số đô thị hiện Lƣợng phát sinh CTR
nay (% tổng số) đô thị hiện nay
(kg/ngƣời/ngày)

Trang 25
Tên nƣớc Dân số đô thị hiện Lƣợng phát sinh CTR
nay (% tổng số) đô thị hiện nay
(kg/ngƣời/ngày)
Nƣớc có thu nhập thấp 15,92 0,40
Nepal 13,70 0,50
Bangladesh 18,30 0,49
Việt Nam 20,80 0,55
Ấn Độ 26,80 0,46
Nƣớc thu nhập trung 40,80 0,79
bình
Indonesia 35,40 0,76
Philippines 54,00 0,52
Thái Lan 20,00 1,10
Malaysia 53,70 0,81
Nƣớc có thu nhập cao 86,30 1,39
Hàn Quốc 81,30 1,59
Singapore 100,00 1,10
Nhật Bản 77,60 1,47

Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [10,11]


1.2.5.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH
Trên Thế giới, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại, thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. Tại các nƣớc phát triển quá
trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu
hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ thấp, rác thải đƣợc tách thành 2 loại là hữu
cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác đƣợc tách thành
3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong

Trang 26
khu dân cƣ. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi
phí hơn. Nhƣng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết
quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là quá trình kiên trì
vận động, tuyên truyền và cƣỡng chế ngƣời dân thực hiện phân loại rác tại
nguồn. Hai là sự đầu tƣ thoả đáng của Nhà nƣớc và xã hội vào các cơ sở tái
chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lƣợng rác
đã đƣợc phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt
kinh tế, nhận thức và sự đầu tƣ cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn
lƣợng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải
[10,11,27].
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác
đƣợc thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39USD/tháng. Nếu có
những phát sinh khác nhau nhƣ: Khối lƣợng rác tăng hay các xe chở rác phải
phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm
4,92USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, theo cách
này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn
đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,28USD/tấn. Để giảm giá thành nhƣ thu
gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và
chuyên chở rác [21].
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà
máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại nhƣ: giấy, vải,
thủy tinh, kim loại… đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác
đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc có thổi
khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau

Trang 27
quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô
nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên lát vỉa hè
rất xốp, chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210
triệu tấn/ Tính bình quân mỗi ngƣời dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu nhƣ
thành phần các loại rác thải trên đất nƣớc Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn
về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ nhƣ các nƣớc khác mà là
thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%/, điều này cũng dễ lý
giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của ngƣời Mỹ là việc thƣờng
xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn
gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4%
và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Nhƣ vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở
Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không
phân giải đƣợc nhƣ kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20% [11].
Pháp: Ở nƣớc này quy định phải đựng các loại vật liệu, nguyên liệu
hay nguồn năng lƣợng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục
các loại vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các xử lý hỗn
hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ
môi trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải
tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn
khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc
làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu
gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa

Trang 28
về nhà máy khác để tiêu ủy. Ở Singapor có 2 thành phần chính tham gia vào
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300
công ty tƣ nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả
các công ty này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm
tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng. Ngoài ra, các hộ dân
và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển
rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu
gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom
gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng.
Một số nƣớc đang phát triển trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới cũng
đang bắt đầu triển khai chƣơng trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle-giảm thiểu,
tái sử dụng và tái chế). Chƣơng trình khuyến khích mọi ngƣời giảm thiểu
lƣợng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các
quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ
thay cho túi nlon để nhằm giảm lƣợng rác thải phát sinh từ túi nilon. Khuyến
khích tái sử dụng là việc sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản
phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Còn tái chế là sử
dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác [10,11,27].
1.2.5.1.3. Quá trình xử lý CTRSH
Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là
điều mà mọi quốc gia đều cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều
cách xử lý rác thải nhƣ: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công
nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng đi đôi với mức tiêu
thụ tài nguyên và tỉ lệ phát sinh CTRSH theo đầu ngƣời. Dân thành thị ở các
nƣớc phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nƣớc đang phát triển gấp 6
lần, cụ thể ở các nƣớc phát triển là 2,8kg/ngƣời/ngày; ở các nƣớc đang phát
triển là 0,5kg/ngƣời/ngày. Chi phí quản lý rác thải ở các nƣớc đang phát triển

Trang 29
có thể lên tới 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác
thải thƣờng rất thiếu thốn, khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không đƣợc cung
cấp dịch vụ thu gom.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ
rác thải đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khác nhau của một số nƣớc trên thế giới
đƣợc giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
ĐVT:%
STT Nƣớc Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt
1 Canada 10 2 80 8
2 Đan Mạch 19 4 29 48
3 Phần Lan 15 0 83 2
4 Pháp 3 1 54 42
5 Đức 16 2 46 36
6 Ý 3 3 74 20
7 Thụy Điển 16 34 47 3
8 Thụy Sĩ 22 2 17 59
9 Mỹ 15 2 67 16
Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường,2006 [10,11]
1.2.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.5.2.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH
Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với
mức sống đƣợc nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng phế thải
phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng
đầu tƣ có hạn, việc quản lý chƣa chặt chẽ cho nên tại các khu đô thị, các nơi
tập trung dân cứ với số lƣợng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do
chất thải rắn gây ra thƣờng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết
các bãi rác trong các đô thị từ trƣớc đến nay không theo quy hoạch tổng thể,
nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chƣa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải.
Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chƣa

Trang 30
thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không đƣợc chèn lót kỹ, không đƣợc che
đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trƣờng đất, nƣớc, không
khí… ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã đã thành lập các công ty môi
trƣờng đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhƣng hiệu quả của
công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30 - 70% do khối
lƣợng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lƣợng rác thải đã quản lý, số
còn lại ngƣời ta đổ bừa bãi xuống các sông, ao, hồ, ngòi, khu đất trống… làm
ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất và không khí.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và phát triển không
bền vững. Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp
ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Bộ tài nguyên môi trƣờng, 2008)
[7].
Lƣợng CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta đang có xu thế phát sinh ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung
ở các đô thị đang có xu hƣớng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân
số và các khu công nghiệp, nhƣ các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố
Phủ Lý (17,3%), Hƣng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),… Các đô thị khu
vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ
lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở
lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các
tình thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh
từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lƣợng còn lại
từ các công sở, đƣờng phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006

Trang 31
- 2007 cho thấy, lƣợng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị
đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhƣng tổng
lƣợng CTRSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày (3.920.000 tấn/năm) chiếm
45,24% tổng lƣợng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị [10,11].
Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009
Lƣợng phát
% so với %
thải theo đầu
Khu vực tổng lƣợng thành phần
ngƣời
chất thải hữu cơ
(kg/ngƣời/ngày)
Đô thị (toàn quốc ) 0,7 50 55
- Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9
- Hà Nội 1,0 6
- Đà Nẵng 0,9 2
Nông thôn (toàn quốc ) 0,3 50 60 – 65
Nguồn: World Bank, Monre, CIDA (2005)[54]
Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu
năm 2007
STT Loại đô thị Lƣợng CTRSH bình Lƣợng CTRSH phát sinh
quân (kg/ngƣời/ngày) Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000
2 Loại 1 0,96 1.885 688.025
3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045
4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại 4 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008 [11]

Trang 32
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời tại các đô thị đặc
biệt và đô thị loại I tƣơng đối cao (0,84 – 0,96kg/ngƣời/ngày); đô thị loại II và
loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời là tƣơng
đƣơng nhau ( 0,72 - 0,73kg/ngƣời/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh
CTRSH đô thị bình quân trên một đầu ngƣời đạt khoảng 0,65kg/ngƣời/ngày
[11]. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị
phát triển du lịch nhƣ thành phố Hạ Long 1,38kg/ngƣời/ngày; Hội An
1,08kg/ngƣời/ngày;... [11]. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình
quân đầu ngƣời thấp nhất là thành phố Đồng Hới chỉ 0,31kg/ngƣời/ngày; thị
xã Gia Nghĩa 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã Kon Tum 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã
Cao Bằng 0,38kg/ngƣời/ngày [11]. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu
ngƣời tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nƣớc là
0,73kg/ngƣời/ngày [11]. Dƣới đây là bảng thể hiện lƣợng chất thải rắn sinh
hoạt theo vùng địa lý:
Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007
STT Đơn vị hành Lƣợng CTRSH bình Lƣợng CTRSH đô thị phát
chính quân sinh
(kg/ngƣời/ngày) Tấn/ngày Tấn/năm
1 ĐB Sông 0,81 4.444 1.622.060
Hồng
2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.660
3 Tây Bắc 0,75 190 69.350
4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575
5 Duyên Hải 0,85 1.640 598.600
NTB
6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245

Trang 33
STT Đơn vị hành Lƣợng CTRSH bình Lƣợng CTRSH đô thị phát
chính quân sinh
(kg/ngƣời/ngày) Tấn/ngày Tấn/năm
8 ĐB SCL 0,61 2.136 779.640
Tổng 0,73 17.692 6.457.58
Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường 2008 [11]
Với kết quả điều tra thống kê chƣa đầy đủ nhƣ trên cho thấy, tổng
lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ
tƣơng đối cao (10%/năm) so với các nƣớc phát triển trên thế giới. Tổng lƣợng
phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên
khoảng 6,5triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lƣợng chất thải sinh hoạt của tất cả
các đô thị Việt Nam là 6,4triệu tấn/năm). Dự báo tổng lƣợng CTRSH đô thị
đến năm 2010 vào khoảng hơn 12triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần
22triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu
quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng
cƣờng tái chế, tái sử dụng, đầu tƣ công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do CTRSH gây ra.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phụ
thuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số.
1.2.5.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị
Từ trƣớc tới nay, phần lớn CTRSH đô thị ở nƣớc ta không đƣợc tiêu
huỷ một cách an toàn ,chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự
kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng cho dân cƣ quanh vùng mùi hôi và
nƣớc rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và là ổ
phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ [3,6,10].
Hiện nay, CTRSH hầu nhƣ không đƣợc phân loại tại nguồn, mà thu
gom lẫn lộn với các loại chất thải khác và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tuy

Trang 34
nhiên, năng lực thu gom của các đô thị vẫn còn hạn chế. Thông thƣờng tỷ lệ
thu gom trung bình chỉ đạt khoảng 60 - 80% tại các đô thị và 20 - 30% tại các
vùng nông thôn. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị tăng từ 55% (2002)
đến 65% (2003) và 72% [9]. Một số tỉnh thành phố tỷ lệ thu gom đạt trên 80%
(2006) nhƣ: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dƣơng, Nam Định, Ninh Bình thể
hiện những nỗ lực đáng kể trong công tác quản lý chất thải rắn [10].
Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ra các bãi thải lộ
thiên không có sự kiểm soát dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng không khí, nƣớc
mặt và nƣớc ngầm. Theo thống kê, hiện nay trên cả nƣớc có 82 bãi chôn lấp
rác thải đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi đƣợc coi là chôn lấp hợp vệ
sinh. Ở các bãi rác còn lại, chất thải rắn mới chỉ đƣợc chôn lấp sơ sài. Một số
bãi rác đang trong tình trạng ô nhiễm cao và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời
sống của nhân dân trong vùng có bãi rác [10,11].
Hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn bắt đầu phổ biến ở nƣớc ta
hiện nay. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10 - 12%
khối lƣợng rác thải. Hoạt động tái chế, giảm lƣợng chất thải sinh hoạt đƣợc
tập trung chủ yếu vào đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân
hữu cơ. Một số nhà máy chế biến phân vi sinh đã đƣợc triển khai ở các đô thị
trong năm 2002 và đầu năm 2003 là Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội [20].
Nhiều địa phƣơng cũng đã triển khai xây dựng các nhà máy chế biến phân
hữu cơ vi sinh theo công nghệ Seraphin nhƣ nhà máy rác Đông Vinh (Nghệ
An), nhà máy xử lý rác Thuỷ Phƣơng (Thừa Thiên Huế) đạt công suất
150tấn/ngày và phần rác thải phải chôn lấp chỉ dƣới 10%. Tuy nhiên, công
nghệ Seraphin yêu cầu phải có diện tích nhà xƣởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ
mùn hữu cơ kéo dài 30 - 40 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn [20].
Mặt khác, hàm lƣợng kim loại nặng trong thành phần của loại phân compost
này vẫn chƣa đƣợc kiểm nghiệm chính xác nên mô hình Seraphin vẫn chƣa

Trang 35
thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều ngƣời đặc biệt là ngƣời sử dụng sản phẩm
phân vi sinh [20].
Công nghệ CDW (Compact Device for Waste processing) cũng đang
bắt đầu đƣợc sử dụng, có thể biến hàng nghìn tấn rác thành những túi phân vi
sinh nhỏ gọn. So với dây chuyền xử lý rác Seraphin trƣớc đó, công nghệ xử lý
rác CDW linh hoạt trong việc di chuyển, nâng, hạ tần suất dễ dàng mà không
ảnh hƣởng đến tiến độ xử lý rác. Hiệu quả của hệ thống xử lý rác thải CDW
giải quyết đƣợc triệt để vấn đề môi trƣờng. Và quan trọng hơn nó tạo đƣợc
tính định hƣớng trong việc thu gom rác thải và dần xã hội hóa trong xử lý chất
thải, bảo vệ môi trƣờng.Việc thu gom và xử lý phải là một quy trình khép kín
[20].
Tóm lại:
Để giải quyết tốt vấn đề rác thải sinh hoạt, cần phải có sự tham gia tích
cực của cộng đồng. Trong Chƣơng trình hoạt động 21 (Hội nghị Quốc tế Rio -
92 về môi trƣờng và phát triển) cũng đã nhấn mạnh "các vấn đề môi trƣờng
đƣợc giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan ở cấp độ
thích hợp", nhằm tăng quyền làm chủ và trách nhiệm cộng đồng trong việc
bảo vệ môi trƣờng.
Quốc hội nƣớc ta cũng đã ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng và có các
văn bản dƣới luật để hƣớng dẫn triển khai thực hiện [4]. Tuy nhiên, vấn đề
thu gom rác thải vẫn còn nhiều khó khăn và vƣớng mắc. Công tác thu gom rác
thải sinh hoạt tại các khu dân cƣ đô thị đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm nhƣng
việc tổ chức và đầu tƣ chƣa đồng bộ. Tại các phố/phƣờng đã tổ chức đƣợc
mạng lƣới xe và nhân công thu gom rác theo giờ quy định, nhƣng lại chƣa tổ
chức tốt việc giáo dục và quy định cho ngƣời dân đổ rác vào thùng, vào xe
rác. Các cơ quan chức năng và các tổ chức quần chúng chƣa phối hợp chặt
chẽ công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh

Trang 36
hoạt cho mọi ngƣời dân, vì vậy ý thức thải/vứt rác nơi công cộng/ nhà hàng
của dân chúng rất kém. Đặc biệt ở các khu dân cƣ ven đô thị thì việc tổ chức
thu gom rác còn nhiều bất cập. Nhiều nơi không có phƣơng tiện chuyển đi
đến bãi chôn rác lớn, thế là khu dân cƣ này đổ rác vào đầu đƣờng khu dân cƣ
khác, gây ô nhiễm trầm trọng và mất cảnh quan môi trƣờng.
Công tác phân loại rác thải sinh hoạt, trong đó phân loại rác thải hữu cơ
tại nguồn để xử lý thành phân hữu cơ còn nhiều hạn chế. Hiện nay Nhà nƣớc
và một số công ty thu gom rác thải thành phố mới chỉ chú trọng thu gom rác
để chở đến bãi chôn hoặc đến nhà máy chế biến rác song không phân loại,
tách rác tại nguồn. Việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng đối với công tác thu
gom, đổ rác sạch đƣờng phố, sạch làng xóm đã có nhƣng chƣa chú ý đến vấn
đề phân loại rác tại nguồn. Ngƣời dân chƣa có ý thức và thói quen giữ vệ sinh
công cộng bằng việc đổ, vứt rác đúng chỗ, đúng lúc. Đây có lẽ là tồn tại và
khó khăn nhất cho công tác giải quyết rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trƣờng
sống cộng đồng.

Trang 37
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra và
giảm chi phí quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Huyện
Quốc Oai có 21 đơn vị trị trực thuộc bao gồm: 01 thị trấn và 20 xã đƣợc thể
hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 9: Tọa độ khống chế và diện tích của các đơn vị trong huyện Quốc
Oai
Diện tích
TT Tên Tọa độ
(km2)
1 TT Quốc Oai 20059’49’’ B 105038’38’’ Đ 5,1
2 Cấn Hữu 20057’17’’ B 105036’41’’ Đ 9,87
3 Cộng Hòa 20058’03’’ B 105039’56’’ Đ 4,45
4 Đại Thành 20057’50’’ B 105042’42’’ Đ 2,68
5 Đồng Quang 20058’17’’ B 105039’08’’ Đ 10,98
6 Đông Xuân 20057’19’’ B 105030’10’’ Đ 17,2
7 Đông Yên xã trung du miền núi gồm 5 thôn:
Yên Thái, Đông Hạ, Đông Thƣợng,
Việt Yên, Trại vàng
8 Hòa Thạch 20056’39’’ B 105033’38’’ Đ 18,36
9 Liệp Tuyết 20058’47’’ B 105035’48’’ Đ 5.12
10 Nghĩa Hƣơng

Trang 38
Diện tích
TT Tên Tọa độ
(km2)
11 Ngọc Liệp 20059’59’’ B 105035’48’’ Đ 6.41
12 Ngọc Mỹ 20059’19’’ B 105037’14’’ Đ 5.56
13 Phú Cát
14 Phú Mãn 20056’57’’ B 105031’9’’ Đ 9.05
15 Phƣợng Cách 2000’59’’ B 105039’16’’ Đ 2.56
16 Sài Sơn
17 Tân Hòa 20057’53’’ B 105040’28’’ Đ 3.87
18 Tân Phú 20058’3’’ B 105041’37’’ Đ 2.92
19 Thạch Thán 20058’59’’ B 105038’3’’ Đ 2.08
20 Tuyết Nghĩa 20058’19’’ B 105035’4’’ Đ 3.93
21 Yên Sơn 20059’50’’ B 105039’38’’ Đ 4.27
Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông truy cập10/04/2011[56],
Qua số liệu thống kê tại bảng 9 ta thấy thị trấn Quốc Oai có mật độ dân
số đứng thứ 2 (2141 ngƣời/km2) sau xã Phƣợng Cách; là trung tâm kinh tế -
chính trị xã hội của huyện Quốc Oai, có đƣờng cao tốc Láng – Hòa Lạc đi qua
2km là điều kiện để thu hút các dự án đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho Thị
trấn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại.
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
để đề xuất định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Do vậy, đối tƣợng cụ thể đƣợc nghiên cứu trong
luận văn là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội.

Trang 39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp nhằm mục đích thu thập và kế
thừa số liệu từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy để giảm bớt nội dung điều
tra, bổ sung những nội dung không điều tra đƣợc hay không đƣợc tiến hành,
đồng thời rút ngắn thời gian và kinh phí thực hiện luận văn. Các số liệu thứ
cấp nhƣ: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc
Oai. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, phòng
Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai, Công ty môi trƣờng đô thị Xuân
Mai.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp
Khảo sát thực địa là phƣơng pháp quan sát và khảo sát thực tế tại khu
vực nghiên cứu thông qua các hình thức nhƣ quan sát, điều tra trực tiếp… để
có cái nhìn khách quan nhất và mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu.
Một số phƣơng pháp thu thập thông tin từ khảo sát thực địa nhƣ:
- Quan sát: Quan sát các khu vực tập trung rác thải, các bãi rác lộ
thiên… để có cái nhìn khách quan nhất đối với khu vực nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn là phƣơng
pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những ngƣời trực tiếp liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn sẽ tiến hành phỏng
vấn một số hộ dân, ngƣời thu gom trực tiếp và tiến hành điều tra công tác
quản lý CTRSH của cấp huyện, thôn, xã thông qua các văn bản, quy định ban
hành cùng một số cách thức tuyên truyền ngƣời dân. Cách thức điều tra,
phỏng vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Một số phiếu điều tra đƣợc
lập nhƣ sau:
+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn ngƣời dân một số nội dung sau nhƣ
lƣợng rác thải phát sinh; ƣớc lƣợng thành phần và khối lƣợng của rác

Trang 40
thải sinh hoạt; lệ phí thu gom rác thải; cách thức thu gom… Mỗi xã tiến
hành phỏng vấn 30 hộ dân;
+ Lập phiếu điều tra ngƣời trực tiếp thu gom một số nội dung nhƣ cách
thức thu gom CTRSH từ hộ gia đình, thái độ của ngƣời dân trong việc
đổ rác, mức độ đồng tình với cấp quản lý cao hơn trong công tác quản
lý CTRSH. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn từ 2 - 3 ngƣời trực tiếp thu
gom rác;
+ Lập phiếu điều tra ngƣời quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận
chuyển CTRSHvới một số nội dung sau: số lƣợng tổ thu gom, các
tuyến thu gom, cách thức quản lý, bãi tập kết rác thải… để biết đƣợc
thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH từng xã. Mỗi xã tiến hành
phỏng vấn 01 cán bộ chuyên trách của xã về công tác môi trƣờng, Ủy
ban mặt trận tổ quốc và các trƣởng thôn trong xã.
+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra.
Tiến hành phỏng vấn/điều tra theo từng xã, thôn, xóm.
- Phương pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào số lƣợng vị
trí tập kết rác của huyện hiện có là 19 vị trí/21 xã. Do đó, tác giả tiến hành
điều tra, quan sát các vị trí tập kết này để biết đƣợc đặc điểm, cách thức bố trí,
vận chuyển chất thải đến và đi của vị trí tập kết. Để xác định thành phần rác
thải, tác giả lấy mẫu rác tại 3 vị trí mà theo đánh giá của huyện Quốc Oai là
có khối lƣợng rác phát sinh là lớn nhất bao gồm:
+ Điểm tập kết tại xứ Đồng Đìa thuộc thôn Phúc Đức - thôn Thụy Khuê
- xã Sài Sơn;
+ Điểm tập kết tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ;
+ Điểm tập kết rác tại xứ Đồng Thây - thôn Dƣơng Cốc - xã Đồng
Quang;
+ Điểm tập kết rác tại Đồng Tƣớc của Thị Trấn Quốc Oai,

Trang 41
Mỗi vị trí lấy 50kg rác, phân loại theo các chỉ tiêu phân loại lý học
gồm: các chất hữu cơ và vô cơ. Tiến hành phân loại mỗi tháng 1 lần và trong
vòng 3 tháng.
 Cách thức lấy mẫu để phân loại lý học CTRSH:
+ Đổ chất thải đã thu gom xuống sàn;
+ Trộn kỹ các chất thải rắn;
+ Đánh đống chất thải rắn sinh hoạt theo hình nón;
+ Chia hình nón thành bốn phần đều nhau và lấy hai phần chéo nhau
(A + C) hoặc (B + D), sau đó nhập vào với nhau và trộn đều;
+ Chia mỗi phần chéo đã phối thành 2 phần bằng nhau;
+ Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lại lấy ở mỗi đống ½
đống (khoảng 20 – 30kg) để phân loại lý học.

2.2.3. Phƣơng pháp lập bảng liệt kệ


Những số liệu thu thập đƣợc đã đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống
kê, liệt kê và các bảng biểu theo hệ thống xác định: các thông tin cơ bản về
địa bàn có dự án triển khai, số liệu về kinh tế - xã hội, các ngành nghề.
2.2.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai
Dự báo khối lƣợng rác phát sinh trong tƣơng lai là vấn đề cần thiết và
quan trọng để có kế hoạch đầu tƣ cho việc thu gom, vận chuyển rác một cách
hiệu quả và hợp lý. Khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai của một khu
vực đƣợc dự báo dựa trên 2 căn cứ sau:
- Số dân và tỷ lệ tăng dân số;
- Khối lƣợng CTRSH phát sinh bình quân đầu ngƣời theo mức thu nhập.

Trang 42
Theo cách này, căn cứ theo dân số của khu vực nghiên cứu, kết hợp với
mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể
tính đƣợc tổng lƣợng rác thải phát sinh hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai của
khu vực. Ngoài số dân đăng ký chính thức, trong quá trình tính toán cũng cần
phải quan tâm đến số dân không đăng kí và lƣợng khách vãng lai (tính khoảng
10% dân số).
Công thức toán đƣợc dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến,
đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Ni+1 = Ni + r.Ni.Δt (1)
Với:
Ni: Số dân ban đầu (ngƣời)
Ni+1 : Số dân sau 1 năm (ngƣời)
r: Tốc độ tăng trƣởng (%)
Δt: Thời gian (năm)
Từ đó, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh đƣợc tính toán theo công
thức sau:
M = I x N (2)
Trong đó:
M: Khối lƣợng rác thải (kg/ngày.đêm)
I: Bình quân lƣợng rác thải phát sinh (kg/ngƣời/ngày.đêm)
N: Dân số trong năm ( ngƣời)
2.2.5. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là một phƣơng pháp chƣa hoàn chỉnh, có tác dụng
định hƣớng tƣ duy. Phƣơng pháp này ra đời khi phải tiến hành nghiên cứu
liên ngành các đối tƣợng là các hệ thống phức tạp. Đối tƣợng nghiên cứu lý
thuyết là các tổng thể, các hệ thống. Phƣơng pháp phân tích hệ thống tiến
hành phân tích trên một hệ thống cụ thể, trên một tổng thể gồm nhiều bộ

Trang 43
phận, nhiều yếu tố thành phần có quan hệ tƣơng hỗ với nhau và với môi
trƣờng quanh chúng.
Khi phân tích hệ thống, xét từng yếu tố, nhƣng không thể xét riêng lẻ
mà phải xét mỗi yếu tố trong mối tƣơng quan và tác động qua lại của nó với
các yếu tố khác và môi trƣờng bên ngoài của chúng. Xét hệ thống không chỉ
xét tại từng thời điểm mà xét cả quá trình động của chúng.
Phƣơng pháp phân tích hệ thống nhấn mạnh tính liên ngành, sử dụng
nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng nghiên cứu, ra quyết
định cho các vấn đề phức tạp, nó không thể thiếu và xuyên suốt công tác quy
hoạch môi trƣờng.
Trong giới hạn luận văn sẽ sử dụng tiếp cận hệ thống để phân tích và
xây dựng mô hình của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai, đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp khác để đƣa ra định hƣớng giải
pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai.

Trang 44
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con ngƣời.
CTRSH đƣợc thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong khu dân cƣ, từ các hộ gia đình,
khu thƣơng mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn... Hiện
trạng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Quốc Oai đƣợc nghiên cứu
theo 3 nội dung chính, bao gồm:
+ Nguồn phát sinh chủ yếu;
+ Khối lƣợng và thành phần;
+ Sự phân bố.
3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH
Theo báo kết quả báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai năm
2011 [42] và quá trình khảo sát thực tế cho thấy chất thải rắn sinh hoạt của
huyện Quốc Oai phát sinh từ những nguồn chính sau:
1) Từ sinh hoạt hàng ngày của khu vực dân cƣ;
2) Từ các khu vực chợ lớn trên toàn địa bàn nhƣ chợ Phủ, chợ Bƣơng, chợ
Sài Sơn... và một số siêu thị trong khu vực thị trấn Quốc Oai, Phút
Cát...;
3) Từ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thƣơng mại nhỏ
lẻ;
4) Từ các trƣờng học, cơ quan nhƣ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, Trung học,
Phổ thông, cơ quan nhà nƣớc nhƣ huyện Ủy, kho Bạc, cơ sở y tế...;
5) Khu vực công công nhƣ công viên của xã Sài Sơn nằm trong khu du
lịch chùa Thầy, chùa Trăm gian...;
Trong đó, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ khu vực
dân cƣ, khu vực chợ lớn và các tụ điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Trang 45
3.1.2. Khối lƣợng và thành phần CTRSH
Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai năm 2011 ƣớc
tính tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của huyện hiện nay ƣớc tính theo dân
số là khoảng 84,4tấn/ngày và phát sinh trung bình khoảng 0,5kg/ngƣời/ngày.
Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đƣợc tính toán dựa trên tổng số dân của
huyện Quốc Oai theo niên giám thống kê 2007 - 2008 từ năm 2005 - 2008
nhƣ sau:
Bảng 10: Khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện Quốc Oai từ 2005 - 2008
Dân số Khối lƣợng CTRSH
STT Năm
người (kg/ngày)
1 2005 155391 77695.5

2 2006 157641 78820.5

3 2007 160640 80320

4 2008 163714 81857

Từ số liệu của bảng 10 về khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh huyện
Quốc Oai từ năm 2005 đến năm 2008 ta có biểu đồ diễn biến phát sinh
CTRSH đƣợc thể hiện trong hình dƣới đây:

Trang 46
Diễn biến khối lƣợng CTRSH từ 2005 - 2008
83000
82000
81000 Khối lượng ( kg/ngày)
80000
79000
78000
77000
76000
75000
2005 2006 2007 2008

Hình 3: Diễn biến khối lượng CTRSH của huyện Quốc Oai từ năm 2005-
2008
Qua khảo sát sơ bộ tại các cụm dân cƣ cho thấy mức độ phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt từ các khu vực họp chợ và các tụ điểm du lịch trên địa bàn
huyện. Trong đó các chợ có mức độ phát sinh lớn trên địa bàn huyện phải kể
đến là chợ Phủ tại thị trấn Quốc Oai, chợ Bƣơng tại xã Nghĩa Hƣơng, chợ tại
khu vực Sài Sơn nhƣ khu du lịch chùa Thầy, chợ tại thôn Đa Phúc... Ngoài ra,
các khu du lịch cũng có lƣợng chất thải phát sinh lớn nhƣ Chùa Thầy (thuộc
xã Sài Sơn), chùa Trăm gian (thuộc xã Cộng Hòa); suối Ngọc vua bà (thuộc
xã Phú Mãn); ao vua...
Thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Quốc Oai có chất hữu cơ
chiếm đa số và đƣợc chia thành các loại nhƣ sau:
+ Rác thải thực phẩm: bao gồm thức ăn thừa, rau, quả... Loại rác này có
nguồn gốc từ hộ gia đình, bếp ăn tập thể, chợ... mang bản chất dễ phân hủy
sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu đặc biệt trong thời tiết
nóng ẩm;

Trang 47
+ Tro và các chất dƣ thừa thải bỏ khác: các loại vật liệu sau đốt cháy,
sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất dễ cháy khác trong gia
đình, trong các công sở, văn phòng, cơ quan, xí nghiệp nhƣ giấy, bìa carton...;
+ Các rác thải từ đƣờng phố: có thành phần chủ yếu là lá cây, que củi,
nilon, vỏ, bao gói...;
+ Rác thải nguy hại nhƣ pin, ăc quy, vỏ hóa chất bảo vệ thực vật....
Trong đó tỷ lệ các chất có trong rác thải sinh hoạt không ổn định, biến
động theo địa điểm và thời gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của
từng vùng. Theo khảo sát tại 8 vị trí tập kết rác trên địa bàn huyện Quốc Oai,
tỷ lệ các chất có trong rác thải sinh hoạt nhƣ sau:
 Chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ lệ 30% gồm: rau, thức ăn thừa, thực
phẩm thải… chứa các thành phần dễ phân hủy;
 Chất thải rắn vô cơ chiếm tỷ lệ 70% gồm: cao su, nhựa, giấy, bìa
carton, giẻ vụn, kim loại, thủy tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát, các loại
vật liệu khác. Trong đó có 48% là rác vô cơ khó phân hủy; 2,1% là thủy
tinh, sành sứ; 2,8% là kim loại, vỏ lon (có thể mang đi tái chế); 4,2%
giấy vụn, vải, carton; còn lại là đất và các chất khác bao gồm cả chất
thải nguy hại 2,9%.
Kết quả lấy mẫu rác tại các vị trí tập kết rác đƣợc tổng hợp trong 3
tháng và lấy giá trị trung bình. Các mẫu đƣợc lấy thứ tự nhƣ sau:
+ Mẫu 1: Điểm tập kết tại xứ Đồng Đìa thuộc thôn Phúc Đức - thôn
Thụy Khuê - xã Sài Sơn;
+ Mẫu 2: Điểm tập kết tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ;
+ Mẫu 3: Điểm tập kết rác tại xứ Đồng Thây - thôn Dƣơng Cốc - xã
Đồng Quang;
+ Mẫu 4: Điểm tập kết rác tại Đồng Tƣớc của Thị Trấn Quốc Oai.

Trang 48
Bảng 11: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm
tập kết rác thôn Thụy Khuê - xã Sài Sơn ( M u 1)
Vô cơ
Hữu cơ
(Có khối lƣợng 13,4 kg chiếm
(Có khối lƣợng 6,6 kg chiếm 33%)
T 67%)
T Khối Phần Khối Phần
Thành Thành
lƣợng trăm lƣợng trăm
phần phần
(kg) (%) (kg) (%)
Cơm, thức ăn
1 1,0 15,15 Xỉ than 1,5 11,19
thừa
2 Rau, củ 1,1 16,67 Nylon 1,3 9,7
3 Lá cây 1,2 18,18 Nhựa 0,9 6,71
Gạch
4 Vỏ trái cây 2,6 39,39 2,0 14,92
ngói
Thành phần
5 0,7 10,61 Giấy 0,8 5,97
khác
Thủy
6 2,1 15,67
tinh
7 Vải 1,1 8,2
8 Đất cát 3,7 27,64

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2012

Nhận xét:
Qua mẫu rác lấy tại điểm tập kết rác thuộc xã Sài Sơn cho thấy rác thải
vô cơ chiếm tỷ lệ khá lớn là 67% với thành phần chiến đa số là gạch gói, thủy
tinh, đất cát và xỉ than.

Trang 49
Bảng 12: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm
tập kết rác tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ (M u 2)
Hữu cơ Vô cơ
(Có khối lƣợng 4,02 kg chiếm (Có khối lƣợng 15,98 kg chiếm
T 20,1%) 79,9%)
T Khối
Thành Phần Thành Khối Phần
lƣợng
phần trăm (%) phần lƣợng (kg) trăm (%)
(kg)
Cơm, thức
1 0,2 5 Xỉ than 1,1 6,9
ăn thừa
2 Rau, củ 0,75 18,76 Nylon 1,4 8,76
3 Lá cây 0,6 14,95 Nhựa 2,1 13,15
Gạch
4 Vỏ trái cây 1,7 42,3 2,5 15,67
ngói
Thành phần
5 0,7 17,5 Giấy 0,7 4,38
khác
Thủy
6 3,2 20,03
tinh
7 Vải 1,2 7,51
8 Đất cát 3,78 23,66

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2012

Nhận xét:
Đối với khu vực Ngọc Mỹ cho thấy thành phần vô cơ cũng chiếm đa số
khoảng 79,9% trong đó thành phần chính là thủy tinh, đất cát, gạch gói...
Nguyên nhân của con số trên là do mức độ tận dụng chất thải hữu cơ phụ vụ
cho chăn nuôi gia súc, gia cầm của ngƣời dân trong khu vực khá đồng bộ.

Trang 50
Bảng 13: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại xứ
Đồng Thây - thôn Dương Cốc - xã Đồng Quang (M u 3)
Vô cơ
Hữu cơ
(Có khối lƣợng 18,1 kg chiếm
(Có khối lƣợng 1,9 kg chiếm 9,5%)
T 90,5%)
T Khối
Thành Phần Thành Khối Phần
lƣợng
phần trăm (%) phần lƣợng (kg) trăm (%)
(kg)
Cơm, thức
1 0 0 Xỉ than 3,53 19,5
ăn thừa
2 Rau, củ 0 0 Nylon 2,85 15,75
3 Lá cây 0,5 26,32 Nhựa 2,75 15,2
Gạch
4 Vỏ trái cây 0,3 15,79 4,35 24,03
ngói
Thành phần
5 1,1 57,89 Giấy 1,5 8,29
khác
Thủy
6 1,9 10,5
tinh
7 Vải 1,22 6,73
8 Đất cát 3,7 27,64

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2012

Nhận xét:
Khu vực xã Đồng Quang là nơi có khá nhiều đất bãi để trồng cây ăn
quả bao gồm cả cây lâu năm và cây ngắn ngày nhƣ xoài, nhãn, ngô, mía… kết
hợp với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm nhƣ gà, lợn, vịt… trong các khu

Trang 51
trang trại. Do đó, hầu nhƣ các loại chất thải hữu cơ nhƣ thức ăn thừa, rau củ
quả… đều đƣợc tận dụng một cách triệt để phục vụ cho công tác chăn nuôi.
Tuy nhiên, đối với các khu vực không có diện tích đất giành cho chăn
nuôi nhƣ Thị trấn Quốc Oai, xã Phƣợng Cách, Yên Sơn, Phú Cát, Phú Mãn…
thì lƣợng chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ chƣa đƣợc tận dụng nhiều mà vứt lẫn
với các loại rác thƣờng khác đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 14: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại Đồng
Tước của Thị Trấn Quốc Oai (M u 4)
Vô cơ
Hữu cơ
(Có khối lƣợng 10,7 kg chiếm
(Có khối lƣợng 9,3kg, chiếm 46,5%)
T 53,5%)
T Khối
Thành Phần Thành Khối Phần
lƣợng
phần trăm (%) phần lƣợng (kg) trăm (%)
(kg)
Cơm, thức
1 1,7 18,28 Xỉ than 2,0 18,69
ăn thừa
2 Rau, củ 2,4 25,8 Nylon 1,6 14,95
3 Lá cây 3,3 35,48 Nhựa 1,4 13,08
4 Vỏ trái cây 0,9 9,67 Vải 1,3 12,15
Thành phần
5 1,0 10,77 Giấy 0,9 8,41
khác
Kim
6 1,2 11,21
loại
Thủy
7 0,5 4,67
tinh
8 Đất cát 1,8 16,84
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2012

Trang 52
Nhận xét chung:
Từ các số liệu phân tích ở trên ta thấy rằng rác thải sinh hoạt của các hộ
gia đình trên địa bàn huyện Quốc Oai có thành phần tƣơng đối đa dạng. Tại
điểm tập kết rác tại xã Đồng Quang có thành phần vô cơ nhiều hơn cả chiếm
90,5%, và tại điểm tập kết rác của xã Ngọc Mỹ và xã Sài Sơn lƣợng rác hữu
cơ chỉ chiếm khá cao thành phần rác vô cơ tính trung bình của 4 mẫu là
72,73%. Kết quả đó phản ánh đúng theo thực tế vì rác thải hữu cơ phát sinh từ
khu vực dân cƣ thƣờng đƣợc tận dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm,...
3.1.3. Phân bố CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu ở các khu trung tâm, khu buôn
bán nhƣ chợ, nhà hàng, khu tham quan du lịch và cụm dân cƣ... Tuy nhiên,
tùy vào từng khu vực mà thành phần chất thải rắn khác nhau. Mức độ phân bố
CTRSH các vị trí lấy mẫu rác thải nhƣ sau:
Bảng 15: Cơ cấu từng loại rác thải theo địa bàn
Khu vực
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Tên rác thải (%)
Thực phẩm các loại 33,0 20,1 9,5 46,5

Nilon, nhựa... 16,41 21,91 30,95 15

Giấy, bìa, báo 5,97 4,38 8,29 4,5

Cao su, vải... 8,20 7,51 6,73 6,5

Thuỷ tinh 15,67 20,03 10,5 0,5

Kim loại các loại 9,56 19,17 14,53 6


Bụi, gạch, tro, xỉ than, sành
11,19 6,9 19,5 19
sứ

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2012

Trang 53
Nhận xét:
Kết quả từ bảng15 cho thấy, thành phần rác thải sinh hoạt của ngƣời dân
trong khu vực Thị trấn Quốc Oai chủ yếu là thực phẩm thừa các loại, chiếm
tổng số lớn nhất là 46,5%, tiếp theo là khu vực xã Sài Sơn là 33%, còn đối với
khu vực Ngọc Mỹ và Đồng Quang các chất vô cơ chiếm cao hơn. Nguyên
nhân của kết quả trên là do thói quen và cách thức tận dụng thức ăn thừa, rau
củ quả của ngƣời dân trong từng khu vực là khác nhau. Đối với khu vực Ngọc
Mỹ và Đồng Quang có số lƣợng ngƣời dân làm ruộng, chăn nuôi các loại gia
súc gia cầm nhiều hơn vì vậy mức độ phát thải chất thải hữu cơ nhỏ hơn chất
thải vô cơ.
3.2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện
Quốc Oai
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc
Oai đã đƣợc thiết lập trên cơ sở quy định theo thông tƣ số 01/2003/TTLT-
BTNMT-BNV. Sơ đồ bộ máy quản lý môi trƣờng huyện Quốc Oai đƣợc thể
hiện ở hình sau:

Trang 54
UBND HUYỆN
QUỐC OAI
Sở TNMT và Nhà
đất Hà Nội

Trƣởng
Phòng TNMT huyện Quốc
phòng
Oai

UBND các xã
( nằm trên địa bàn huyện)

Cán bộ phụ trách


Phó phòng
xã, thôn, xóm
( 01 cán
bộ)

Kế toán Cán bộ Cán bộ


( 01 cán địa chính chuyên
bộ) (13 cán trách công
bộ) tác MT
(01 cán bộ)

Hình 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Quốc Oai [42]
Chức năng quản lý môi trƣờng cấp huyện:
Phòng TNMT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mƣu
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất,
nƣớc, khoáng sản, môi trƣờng tại huyện theo quy định của pháp luật.
Phòng TNMT huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và
công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về
công tác chuyên môn của Sở TNMT và Nhà đất Hà Nội.

Trang 55
Chức năng quản lý môi trƣờng cấp xã:
Cấp xã là đơn vị quản lý môi trƣờng trực tiếp ở từng địa phƣơng, có
nhiệm vụ:
- Triển khai các hoạt động BVMT theo định hƣớng của UBND huyện
thông qua phòng TNMT nhƣ kế hoạch cung cấp nƣớc sạch, các đợt vận động,
phong trào, thực hiện các quy định cụ thể về BVMT của thành phố, huyện...
- Quản lý môi trƣờng rác thải: Tổ chức thu gom rác thải của xã, áp dụng
các giải pháp công nghệ xử lý môi trƣờng khu vực chôn lấp hay trạm trung
chuyển của từng xã.
- Quản lý và tổ chức cải tạo hệ thống thoát nƣớc trong xã, thôn, xóm,
đƣờng làng: đảm bảo nạo vét cống rãnh, khơi thông mƣơng thoát, giữ gìn vệ
sinh môi trƣờng khu vực dân cƣ, cống rãnh đƣợc đậy nắp hoặc phải kín.
- Có quy định cụ thể về vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm, xây dựng hƣơng
ƣớc và tập quán cho nếp sông văn minh, gia đình văn hóa...
- Giám sát môi trƣờng các cơ sở sản xuất ở từng xã, quy định kiểm tra
môi trƣờng định kỳ, đột xuất. Giải quyết các vụ khiếu kiện về môi trƣờng trên
từng địa bàn xã.
3.2.2. Hiện trạng thu gom CTRSH
Đối với công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai,
phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện kí hợp đồng với Công ty môi trƣờng đô
thị Xuân Mai để thu gom lƣợng chất thải phát sinh trong khu vực thị trấn và
04 xã gồm Yên Sơn, Phƣợng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán... các xã còn lại tự
tổ chức thu gom dƣới hình thức các tổ thu gom về các vị trí tập kết đã quy
hoạch của huyện để vận chuyển về nơi xử lý. Tỷ lệ thu gom rác thải trung
bình đạt 75%, trong đó tỷ lệ thu gom do Công ty môi trƣờng đô thị Xuân Mai
đạt khoảng 86% lƣợng chất thải phát sinh; trong khi đó tỷ lệ thu gom rác thải
tại các xã còn lại (16 xã) đạt khoảng 65%. Theo thống kê của huyện Quốc

Trang 56
Oai, hiện có khoảng 125 xe thu gom rác chuyên dụng phục vụ cho việc thu
gom rác trên địa bàn.
- Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trong khu vực Thị Trấn và 04 xã
(Yên Sơn, Phƣợng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán) khoảng 21,9 tấn đƣợc
tổ vệ sinh thu gom bằng các loại xe cải tiếnkhoảng 3-4 lần/tuần từ trong
các khu dân cƣ, nơi công cộng và đƣa về những địa điểm tập kết, trung
chuyển rác tạm của trong địa bàn. Từ đó, Công ty môi trƣờng đô thị
vận chuyển rác đến khu vực xử lý rác theo sự chỉ đạo của phòng TNMT
huyện Quốc Oai.
- Đối với 16 xã còn lại, tổng khối lƣợng phát sinh khoảng 62,5 tấn đƣợc
tổ vệ sinh thu gom với tần suất khoảng 2 - 3 lần/tuần bằng các loại xe
cải tiến từ khu vực dân cƣ, chợ,...đến các vị trí tập kết rác.
Qua khảo sát tại các cụm dân cƣ trong xã cho thấy, các xã/ thị trấn
trong toàn huyệnđã thành lập tổ thu gom rác thải đƣa về vị trí tập kết. Trong
đó:
+ 04 xã chƣa có bãi tập kết rác thải, chƣa có điểm tập kết rác là Tuyết
Nghĩa, Hòa Thạch, Phú Mãn, Đông Xuân.
+ Các xã đã có tổ thu gom rác thải chủ yếu nguồn kinh phí do nhân dân
đóng góp, xã hỗ trợ một phần để thực hiện công tác môi trƣờng tại địa
phƣơng.
Trong 04 xã chƣa có bãi tập kết rác, theo điều tra cho thấy xã Tuyết
Nghĩa hiện đang tập kết rác tại điểm tập kết của xã Nghĩa Hƣơng, xã Hòa
Thạch tập kết tại điểm tập kết của xã Cấn Hữu, xã Phú Mãn tập kết tạm thời
tại điểm tập kết rác của Phú Cát; xã Đông Xuân tập kết tạm thời tại điểm tập
kết rác của Đông Yên. Trong thời gian sắp tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai
quy hoạch điểm tập kết rác của các xã còn lại. Số liệu thống kê về vị trí thu

Trang 57
gom/tập kết rác của các xã trên địa bàn huyện Quốc Oai đƣợc tóm tắt ở bảng
sau:
Bảng 16: Tình hình thu gom rác thải của các xã/ thị trấn trên địa bàn
huyện Quốc Oai
Số tổ Tần suất thu
TT Tên Xã Vị trí thu gom/tập kết
thu gom gom
Xứ Đồng Đìa, đầm Thầu (lần/tuần)
1 Sài Sơn Lầu (thôn Phúc Đức, 7 3
Thụy Khuê); Thôn Đa
Xứ
PhúcĐồng Hƣớng và khu
2 Phƣợng Cách 7 2
Gốc gạo
Đồng Thiều, Dài Hai,
3 Yên Sơn đầu cầu Yên Sơn (thôn 3 3

Sơn Trung, Quảng Yên)


Đồng Thần, Đồng Chéo,

4 Đồng Quang Đồng Thây trong thôn 3 3


Dƣơng Cốc, Yên Nội,
Đồng Lƣ
Bãi Âm, xã Ngắn, bãi
5 Cộng Hòa 11 3
Đồng Thầy
Đồng Vực trong, để lại
6 Tân Hòa 10 3
thôn Thị Nội, Thị Ngoại
Khu Bãi Vải, Thôn Yên
7 Tân Phú 3 2
Quán
Xứ đồng Mô Cao, Thôn
8 Đại Thành 3 2
Đại Tảo
9 Thạch Thán Khu sau ao 11 3
10 Ngọc Mỹ Đông Miểu, Đìa Vàng 2 3
11 Ngọc Liệp Xứ đồng cây gạo 4 2

Trang 58
Số tổ Tần suất thu
TT Tên Xã Vị trí thu gom/tập kết
thu gom gom
12 Nghĩa Hƣơng Thôn Văn Khê, thôn Thế 10 (lần/tuần)
3
Trụ
Đồng Bùi, Đồng Châu,
Cây đa chất, chùa Lại
13 Liệp Tuyết 5 3
(các thôn Bái Nội, Bái
Ngoại, Vĩnh Phúc)
14 Tuyết Nghĩa Chƣa có bãi tập kết rác 7 3
Đồng
thải củacầu, hố lò gạch
15 Cấn Hữu (thôn Cấn Thƣợng, Cấn 5 2

Hạ)
16 Hòa Thạch Chƣa có bãi tập kết rác 5 2
17 Phú Mãn Chƣa
thải có bãi tập kết rác 8 2
18 Phú Cát Khu
thải Gò Mong 7 3
Xóm Trại nứa, thôn
19 Đông Yên 4 3
Đông Thƣợng
20 Đông Xuân Chƣa có bãi tập kết rác 8 2
Đồng
thải Tƣớc, Cầu Cuộc
21 Thị Trấn 6 4
(phố huyện)
Tổng 129
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2012

3.2.3.Hiện trạng lƣu trữ, vận chuyển và xử lý CTRSH


3.2.3.1. Hiện trạng các vị trí tập kết rác thải trên địa bàn huyện Quốc Oai
Ngày 7/11/2011 UBND huyện Quốc Oai ban hành Văn số
1112/UBND-TNMT về chủ trƣơng xây dựng các điểm tập kết rác thải,
UBND huyện đã giao UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tƣ xây dựng các
điểm tập kết rác thải. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành Hƣớng
dẫn số 101/HD-TNMT hƣớng dẫn lựa chọn vị trí và quy trình lập dự án đầu

Trang 59
tƣ xây dựng các điểm tập kết rác thải tập trung sau đó phòng tài nguyên và
Môi trƣờng trực tiếp thẩm định vị trí tại thực địa.
Đến nay, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đã thẩm định đƣợc vị trí xây
dựng một số điểm trung chuyển rác thải của các xã Phú Cát, Đông Yên,
Phƣợng Cách, Đồng Quang, Đại Thành, Nghĩa Hƣơng nhƣng chƣa thể xây
dựng đƣợc điểm xử lý rác tập trung vị trí và diện tích xây dựng nhƣ sau:
Bảng 17: Danh sách một số điểm trung chuyển rác thải đã có trên địa bàn
huyện Quốc Oai
STT Tên xã Vị trí Diện tích (m2)
1 Phƣợng Cách Khu Gốc gạo 300
Xứ đồng Đồng Thây, thôn Đồng
2 Đồng Quang 2000

Thôn Văn Khê 2200
3 Nghĩa Hƣơng
Thôn Thế Trụ 3400
4 Đông Yên Xóm Trại nứa, thôn Đông Thƣợng 400
5 Phú Cát Khu Gò Mong 3930
6 Đại Thành Xứ đồng Mô Cao, Thôn Đại Tảo 3000
Thôn Thụy Khê 800
7 Sài Sơn
Thôn Đa Phúc 660
8 Tân Phú Khu Bãi Vải, Thôn Yên Quán 400
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [42]
Các xã còn lại do chƣa có quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn nên
tại các xã hình thành các bãi rác tự phát với quy mô, diện tích nhỏ đã đƣợc liệt
kê ở mục trên. Các bãi rác loại này phần lớn tận dụng các vùng trũng, ao, hồ ở
địa phƣơng, không thực hiện phân loại chất thải, không lót đáy, không có hệ
thống thu gom nƣớc rỉ rác, không xây dựng tƣờng bao ngăn cách.

Trang 60
Theo quy hoạch sử dụng đất năm 2002 - 2010 đã đƣợc phê duyệt, tổng
diện tích đất dành cho bãi thải, xử lý chất thải của huyện Quốc Oai là 3,13ha -
chiếm 0,17% đất công cộng, dự kiến sẽ bố trí đất để rác thải trên địa bàn của 8
xã với diện tích khoảng 4ha đất để làm bãi chôn lấp rác thủ công. Cũng theo
quy hoạch sử đụng đất đến năm 2010, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trƣờng sẽ
tăng diện tích đất bãi thải và xử lý rác 3,89ha để làm các công trình sau:
- Xây dựng bãi thải ở xã Ngọc Mỹ với diện tích 0,32ha;
- Làm mới các khu rác thải ở xã Liệp Tuyết, diện tích 0,50ha;
- Xây mới khu xử lý rác thải ở xã Thạch Thán, diện tích 1,00ha;
- Làm mới bãi rác ở thôn Dƣơng Cốc, Đồng Lƣ, Yên Nội (xã Đồng
Quang); diện tích 1,12ha;
- Mở rộng bãi rác tại xã Tuyết Nghĩa với diện tích 0,10ha;
- Mở rộng bãi rác ở xã Tân Phú 0,15ha;
- Mở rộng bãi rác thải ở xã Tân Hòa, diện tích 0,50ha.
Nhƣ vậy, đến năm 2010 đất bãi thải, xử lý rác của huyện Quốc Oai có
diện tích lên đến 7,02ha - chiếm 0,33% đất có mục đích công cộng.
3.2.3.2. Hiện trạng công tác vận chuyển, xử lý CTRSH
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây từ năm 2005, UBND huyện
Quốc Oai đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trƣờng ký hợp đồng thu gom,
vận chuyển thí điểm tại 05 xã và thị trấn Quốc Oai với Công ty môi trƣờng đô
thị Xuân Mai - Chƣơng Mỹ để xử lý. Mỗi năm thu gom khoảng trên 7.000tấn.
Khối lƣợng rác còn lại của các xã khác chủ yếu là chôn lấp và đốt tại bãi rác tự
nhiên ở các xã song quy trình đảm bảo vệ sinh môi trƣờng chƣa đƣợc kiểm soát
theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Theo số liệu khảo sát của
huyện Quốc Oai vào các tháng cuối năm 2011, khối lƣợng rác thải sinh hoạt
đƣợc vận chuyển và xử lý đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Trang 61
Bảng 18: Khối lượng rác vận chuyển và xử lý trên địa bàn huyện Quốc Oai
năm 2011
Khối lƣợng rác vận chuyển và xử lý
Thời gian
(tấn)
9/2011 72,69
10/2011 4423
11/2011 976
12/2011 2368
Tổng 7839,69 tấn, đạt 25,4%
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [42]
Biện pháp xử lý hiện có đang đƣợc áp dụng là phƣơng pháp chôn lấp,
tẩy vôi. Tuy nhiên, biện pháp xử lý này chƣa phải là biện pháp tối ƣu đối với
lƣợng rác thải ngày càng gia tăng nhanh chóng trong tƣơng lai.
Do vẫn chƣa có khu xử lý chất thải rắn của huyện, việc xử lý chất thải
vẫn phải phụ thuộc vào khu xử lý chất thải do Thành phố chỉ định cho huyện
và phụ thuộc vào đơn vị cung ứng dịch vụ đô thị. Năm 2010 chất thải rắn của
huyện đƣợc xử lý tại khu Núi Thoong huyện Chƣơng Mỹ, nhƣng do sự cố rò
rỉ nƣớc rác tại khu vực này nên đã bị đình chỉ xử lý, từ năm 2011 đế nay chất
thải của huyện đƣợc xử lý tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây. Tuy
nhiên vẫn còn tình trạng chất thải không thể tập kết đƣợc về khu Xuân Sơn để
xử lý do bãi rác sắp lấp đầy và do nhân dân xung quanh khu vực không cho
xe đổ rác vào khu vực vì vậy rác tồn động tại các bãi trung chuyển của huyện
vẫn còn lƣu giữ trong thời gian dài.

Trang 62
3.2.4. Nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trƣờng huyện Quốc
Oai
3.2.4.1. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư
Nhìn chung, ý thức BVMT của ngƣời dân huyện Quốc Oai trong đã có
những bƣớc chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, tuy nhiên mức độ
thực hành về công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa cao. Nguyên nhân chính là do
công tác tuyên truyền chƣa thật sự hiệu quả, các kiến thức về môi trƣờng của
ngƣời dân còn nhiều hạn chế. Hầu hết ngƣời dân Quốc Oai đều cho rằng việc
BVMT là trách nhiệm chính của các tổ chức, chính quyền còn bản thân ngƣời
dân chỉ tuân thủ, thụ hƣởng các kết quả của công trình bảo vệ môi trƣờng
công cộng.
Với cách thức điều tra, phỏng vấn đã nêu ở mục trƣớc, tổng số phiếu
đƣợc phát ra là 630 phiếu và tổng số phiếu thu về là 500 phiếu/số phiếu phát
ra. Kết quả điều tra, khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
- Hiểu biết về tác hại khi vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường sống: 90%
ngƣời dân trong các xã đều biết đƣợc tác hại khi xả rác bừa bãi ra ngoài môi
trƣờng là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Mức độ phân loại rác tại nguồn: 85% ngƣời dân trong xã không phân
loại tại nguồn để thu gom, xử lý mà thƣờng vứt chung tất cả các loại rác thải
vào xô hoặc thùng rác tự chế. Riêng một số gia đình làm nghề nông chiếm
khoảng 30% thì tận dụng các loại rác hữu cơ nhƣ thức ăn thừa, thực phẩm
thừa, rau, củ quả thừa để chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với các loại cám
công nghiệp. Khoảng 5% các hộ gia đình tự đốt các loại rác nhƣ lá khô, giấy
vụn,...
- Nhu cầu thu gom và xử lý rác thải: Theo kết quả khảo sát cho thấy,
87% các hộ dân đều có nhu cầu thu gom và xử lý rác thải. Họ nhận thấy rằng,
những bãi rác sẽ là nơi cƣ trú của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhất là vào

Trang 63
mùa hè, mùi hôi thối của các bãi rác tập trung gây ảnh hƣởng tới quá trình
sinh sống của họ, hơn nữa bãi rác sẽ làm mất mỹ quan khu vực.
- Mức độ đồng tình trong công tác thu phí vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt: Khoảng 85% ngƣời dân đồng tình với mức thu phí hiện tại để vận
chuyển chất thải sinh hoạt, mức lệ phí thu gom dao động từ 10 - 15 nghìn
đồng/hộ/tháng tùy theo từng xã.
- Đánh giá về hiện trạng công tác thu gom CTRSH tại khu vực sinh
sống: 75% ngƣời dân đƣợc hỏi đều đánh giá công tác thu gom ở mức bình
thƣờng, 10% đánh giá ở mức tốt, 15% đánh giá ở mức chƣa tốt và 10% đánh
giá ở mức yếu. Thực tế, công tác thu gom rác ở các xã đều đƣợc quản lý khá
tốt, rác đƣợc thu gom đầy đủ và đúng giờ. Tuy nhiên, ở một số xã nhƣ Liệp
Tuyết, Đại Thành... chính quyền chƣa có sự quan tâm sâu sát trong vấn đề này
nên tồn tại rất nhiều bãi rác tự phát vì không có ngƣời thu gom.
Tóm lại, có thể thấy rằng cộng đồng dân cƣ trên địa bàn huyện Quốc
Oai hầu nhƣ đã có mức độ hiểu biết nhất định về tác hại của CTRSH nếu vứt
bừa bãi, không thu gom và xử lý đúng kỹ thuật... Họ sẵn sàng đóng phí để thu
gom rác thải và tham gia các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng của thôn, xã,
huyện tổ chức.
3.2.4.2. Ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp/cơ sở
Đối với công tác thu gom CTRSH của các doanh nghiệp, cơ sở, các khu
vực chợ đƣợc ban quản lý các xã, các chợ và từng doanh nghiệp rất quan tâm.
100% cơ sở, doanh nghiệp, chợ hay các khu vực trƣờng học… đều tham gia
kí hợp đồng với các tổ vệ sinh môi trƣờng nhằm thu gom các loại chất thải rắn
sinh hoạt.

Trang 64
3.2.5. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
CTRSH
Hiện nay, công tác thu gom và quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai còn
nhiều bất cập còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc xử lý CTR nói chung
trong đó có CTR sinh hoạt, cụ thể là:
- CTR chƣa đƣợc phân loại tại nguồn gây khó khăn cho quá trình chôn
lấp vì chứa nhiều thành phần khó phân hủy (túi nylon, đồ nhựa...).
- Công tác thu gom rác chƣa đƣợc triệt để, nhất là đối với các xã mức
phát triển kinh tế thấp nên vẫn còn tình trạng ngƣời dân vứt rác bừa bãi ra dọc
đƣờng, bờ sông... hình thành các bãi rác tự phát làm mất mỹ quan đô thị, ô
nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân.
- Các hố tạm chứa rác trên địa bàn các xã trong huyện chƣa đủ tiêu
chuẩn, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật nhƣ xa khu dân cƣ, xa nguồn
nƣớc, rác đƣợc đổ lộ thiên, không có che chắn…điều này gây ảnh hƣởng lớn
đến môi trƣờng xung quanh, gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí
nhất là khi xảy ra thiên tai, mƣa bão, ngập lụt, rác thải tại các bãi chôn lấp này
bị mƣa bão cuốn theo dòng chảy trở thành nguồn lây lan, phát tán dịch
bệnh.Hơn nữa, trên thực tế đi điều tra khảo sát cho thấy ngoài 17/21 xã có quy
hoạch bãi rác tập trung song việc thực hiện đổ rác, xử lý rác còn rất nhiều khó
khăn do cả thực tế khách quan lẫn chủ quan nhƣ có đất quy hoạch song không
thực hiện việc xây dựng bãi rác, hoặc có đào hố nhƣng không chôn lấp đúng
quy cách, đất quy hoạch lại ở vùng trũng, hoặc quá xa nơi ở nên công tác thu
gom không thuận lợi… còn 5/21 xã không có bãi rác tập trung là xã Đại
Thành, Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Xuân. Còn lại một số xã khác vẫn có các
hiện tác rác vứt bữa bãi ra 2 bên đƣờng hoặc hai bên kênh, rạch hay bờ ao, bờ
sông của xã gây ô nhiễm môi trƣờng.

Trang 65
- Đối với các điểm vui chơi giải trí, điểm du lịch nhƣ là Chùa Thầy, động
Hoàng Xá, suối ngọc vua bà, Ao vua… và nhất là các khu du lịch đang đƣợc
triển khai xây dựng nhƣ khu du lịch sinh thái Ngọc Liệp, khu du lịch Quốc tế
Sài Sơn, khu du lịch sinh thái Yên Sơn - Phƣợng Cách, khu du lịch Tản Đà tại
xã Đồng Quang, Khu du lịch sinh thái Hà Phú tại xã Phú Mãn, khu du lịch
sinh thái Tuần Châu - do sẽ phát triển mạnh trong tƣơng lai với lƣợng khách
lơn cần phải có quy hoạch thu gom rác thải hoàn chỉnh, có hệ thống xử lý rác
thải khu vực, kết hợp với tái chế, đốt và chôn lấp rác đảm bảo các tiêu chuẩn
xử lý. Các chất hữu cơ có trong rác thải sau khi xử lý sẽ trở thành mùn hữu
cơ có thể sử dụng làm phân bón, đối với chất khó phân hủy đƣợc tái chế thành
các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp… phần rác
thải không tái chế đƣợc đem đi chôn lấp. Hiện nay, huyện đang tiến hành xây
dựng mô hình thu gom, xử lý rác thải tại khu du lịch do UBND huyện và
phòng TNMT chủ trì với tổng kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.
- Kết hợp với thu gom và xử lý các loại chất thải khác, huyện cần có các
chƣơng trình nghiên cứu, khảo sát để từng bƣớc đầu tƣ và hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng thu gom rác để tránh những rủi ro ô nhiễm môi trƣờng do các
điểm tập kết rác thải. Đặc biệt, phải đƣa ra chính sách thực hiện mô hình phân
loại rác thải tại nguồn cho các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ
sở chế biến nhỏ lẻ chƣa có hệ thống xử lý rác.
3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh tại huyện Quốc Oai đến năm
2020.
3.3.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lệ tăng dân số của huyện Quốc Oai
Theo báo cáo “Quy hoạch phát triển đô thị - Quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội huyện Quốc Oai đến 2010, định hướng đến 2020” đã đƣợc huyện
Quốc Oai phê duyệt dự báo mức gia tăng dân số giai đoạn 2008 - 2015 là 1%,
giai đoạn 2015 - 2020 là 0,09%.

Trang 66
Dựa vào biểu thức (1) đã đƣa ra trong mục 2.2.4 (phƣơng pháp dự báo)
có thể dự báo số dân của huyện Quốc Oai (số dân đăng kí chính thức). Ngoài
số dân đăng kí chính thức, trong quá trình tính toán cần phải quan tâm đến số
dân không đăng kí chính thức và lƣợng khách vãng lai, ƣớc lƣợng khoảng
10% tổng số dân đăng kí chính thức. Do vậy, tổng số dân huyện Quốc Oai từ
năm 2008 - 2020 đƣợc dự báo nhƣ trong bảng sau:
Bảng 19: Dân số huyện Quốc Oai từ năm 2008 - 2020
Tốc độ Thời Số dân Số dân Tổng số
tăng gian đăng kí không đăng dân
TT Năm
trƣởng r Δt chính thức kí chính thức người
(%) năm người người
1 2008 1 1 163714 16371.4 180085.4

2 2009 1 1 165351 16535.1 181886.1

3 2010 1 1 167004 16700.4 183704.4

4 2011 1 1 168674 16867.4 185541.4

5 2012 1 1 170360 17036 187396

6 2013 1 1 172064 17206.4 189270.4

7 2014 1 1 173785 17378.5 191163.5

8 2015 0,09 1 173941 17394.1 191335.1

9 2016 0,09 1 174098 17409.8 191507.8

10 2017 0,09 1 174254 17425.4 191679.4

11 2018 0,09 1 174411 17441.1 191852.1

12 2019 0,09 1 174568 17456.8 192024.8

13 2020 0,09 1 174725 17472.5 192197.5

Trang 67
3.3.2. Cơ sở dự báo mức độ phát sinh CTRSH
Lƣợng CTRSH gia tăng cùng với sự gia tăng của dân số huyện. Vì vậy,
lƣợng CTRSH đƣợc ƣớc tính trên cơ sở dự báo số dân huyện Quốc Oai đến
năm 2015 - 2020 và mức phát sinh CTRSH theo đầu ngƣời.
Theo báo cáo “Quy hoạch phát triển đô thị - Quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội huyện Quốc Oai đến 2010, định hướng đến 2020”, mức phát sinh
CTRSH theo đầu ngƣời của huyện Quốc Oai giai đoạn 2008 - 2015 trung bình
0,6kg/ngƣời/ngày.đêm và giai đoạn 2015 - 2020 trung bình
0,7kg/ngƣời/ngày.đêm. Nhƣ vậy, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh của
huyện Quốc Oai trong tƣơng lai đƣợc tính toán theo biểu thức (2) ở mục trong
mục 2.2.4 (phƣơng pháp dự báo).
3.3.3. Diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020
Dựa vào số dân gia tăng từ năm 2010 - 2020 đã tính ở mục 3.3.1 và cơ
sở dự báo ở mục 3.3.2 ta có bảng thể hiện diễn biến khối lƣợng CTRSH phát
sinh trên địa bàn huyện Quốc Oai từ năm 2008 đến năm 2020 nhƣ sau:
Bảng 20: Diễn biến khối lượng CTRH huyện Quốc Oai phát sinh từ năm
2008 - 2020
Số dân Mức phát sinh Tổng phát sinh
STT Năm
(người (kg/người/ngày.đêm (kg/ngày.đêm
1 2008 180085.4 0.6 108051.2

2 2009 181886.1 0.6 109131.7

3 2010 183704.4 0.6 110222.6

4 2011 185541.4 0.6 111324.8

5 2012 187396 0.6 112437.6

6 2013 189270.4 0.6 113562.2

Trang 68
7 2014 191163.5 0.6 114698.1

8 2015 191335.1 0.7 133934.6

9 2016 191507.8 0.7 134055.5

10 2017 191679.4 0.7 134175.6

11 2018 191852.1 0.7 134296.5

12 2019 192024.8 0.7 134417.4

13 2020 192197.5 0.7 134538.3

Từ số liệu tính toán ở bảng 21 về khối lƣợng CTRSH huyện Quốc Oai
phát sinh từ năm 2008 - 2020 ta có biểu đồ thể hiện diễn biến khối lƣợng
CTRSH phát sinh qua các năm nhƣ sau:

Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh từ năm


2008 - 2020
160000
140000
120000
100000
80000
60000 K hối lượ ng C TR S H
(kg/ngày.đêm)
40000
20000
0
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20

Hình 5: Biểu đồ diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020
Nhận xét:
Theo tính toán về diễn biến mức độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện Quốc Oai từ năm 2010 đến năm 2020 cho thấy khối lƣợng CTRSH
phát sinh rất lớn vào khoảng 134kg/ngày.đêm tƣơng đƣơng 48 nghìn tấn/năm.

Trang 69
Do vậy, nếu không có phƣơng thức quản lý công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý CTRSH phù hợp sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề môi trƣờng khác nhƣ ùn
tắc, dồn ứ rác tại tại các bãi tập kết rác, tình trạng vứt rác bừa bãi gia tăng, các
bãi rác tự phát gia tăng… gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
3.4. Phân tích tính đa chiều trong hệ thống quản lý CTRSH tại huyện
Quốc Oai - thành phố Hà Nội.
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề có tính hệ thống. Hệ
thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt có sự tham gia của con ngƣời, vì vậy hệ
thống phức tạp hơn và để giải quyết tốt vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt
quả không dễ dàng chút nào. Có nhiều phƣơng pháp, cách tiếp cận để giải
quyết bài toán làm thế nào để quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả nhất?.
Tuy nhiên, mỗi phƣơng pháp và cách tiếp cận đều có những ƣu, nhƣợc điểm
riêng của mình trong việc phân tích, đƣa ra các giải pháp phù hợp để quản lý
lƣợng chất thải phát sinh.
Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ
bậc và động lực của chúng, đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận
này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề môi trƣờng và phát triển
các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích hệ thống là những phƣơng pháp,
công cụ cụ thể đƣợc tiếp cận hệ thống sử dụng.
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng nhƣ những số liệu thu thập
đƣợc, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích hệ thống để xây dựng mô hình,
phân tích tính đa chiều của hệ thống quản lý CTRSH từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội.
3.4.1. Cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai đƣợc xem
xét với tƣ cách là một hệ thống mềm. Trong đó, sự tham gia của con ngƣời
đóng vai trò quyết định đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

Trang 70
CTRSH phát sinh. Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Quản lý cấp huyện, xã,


thôn, xóm

Đối tƣợng thu Cộng đồng dân


gom, vận cƣ
chuyển CTRSH

Đối tƣợng xử lý
CTRSH

Hình 6: Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc
Oai
Nhìn vào sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH trên thấy
đƣợc hệ thống chia ra 5 phân hệ, bao gồm:
- Cộng đồng dân cƣ là đối tƣợng trực tiếp phát sinh ra chất thải rắn sinh
hoạt. Lƣợng chất thải sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều tiết
của các đối tƣợng này. Cộng đồng dân cƣ thể hiện trong phân hệ đƣợc hiểu là
toàn bộ ngƣời dân sống, lao động và học tập trong địa bàn huyện Quốc Oai -
thành phố Hà Nội nhƣ ngƣời dân lao động, công nhân, cán bộ viên chức nhà
nƣớc...
- Đối tƣợng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đƣợc chia
thành 2 đối tƣợng chính:

+ Đối tƣợng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Đối tƣợng
này trực tiếp thu gom lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong địa bàn

Trang 71
nhƣ ngƣời thu gom rác, tổ thu gom... chịu sự quản lý trực tiếp của cấp quản lý
xã, thôn, xóm. Ngƣời thu gom rác thải đối với khu vực các xã thƣờng là ngƣời
dân trong xã, các thôn đều thành lập ra các tổ thu gom rác riêng và phân đều
cho từng xóm/tổ, mỗi xóm/tổ có 1 ngƣời thu gom rác riêng phụ trách thu gom
rác trong toàn bộ xóm, thƣờng từ 2 - 3lần/tuần. Tuy nhiên, theo điều tra cho
thấy một số nơi vẫn chƣa có tổ thu gom rác mà ngƣời dân tự vứt rác ra các bãi
đất trống gần nhà hoặc khu vực kênh mƣơng vẫn đổ rác theo thói quen từ
trƣớc tới nay nhƣ xã Đại Thành, Tân Phú, Tuyết Nghĩa… đó trở thành một
vấn đề bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai.
+ Đối tƣợng vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhƣ Công ty môi
trƣờng đô thị Xuân Mai và đối tƣợng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện
Quốc Oai nhƣ khu vực Núi Thoong huyện Chƣơng Mỹ, khu xử lý chất thải
Xuân Sơn, Sơn Tây... Sự lựa chọn đối tƣợng vận chuyển, xử lý hay cách thức
xử lý CTRSH chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phía quản lý cấp huyện nhƣ phòng
TNMT huyện Quốc Oai và trên nữa là UBND huyện Quốc Oai.
- Quản lý cấp huyện, xã, thôn, xóm cũng đƣợc chia ra thành 2 cấp quản
lý riêng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc
Oai đã đƣợc thiết lập trên cơ sở quy định theo thông tƣ số 01/2003/TTLT-
BTNMT-BNV.
+ Quản lý cấp huyện bao gồm phòng TNMT, UBND huyện, Sở tài
nguyên môi trƣờng và Nhà đất Hà Nội. Trong đó, phòng TNMT là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản, môi trƣờng
tại huyện theo quy định của pháp luật. Phòng TNMT huyện chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về công tác chuyên môn của Sở TNMT và Nhà

Trang 72
đất Hà Nội. Công tác quản lý môi trƣờng tại cấp cơ sở của huyện chƣa đƣợc
chuyên nghiệp hóa, vì vậy thƣờng dẫn đến tình trạng mỗi xã triển khai theo
một phƣơng thức khác nhau.
+ Quản lý cấp xã bao gồm UBND xã, cán bộ chuyên trách môi trƣờng,
các trƣởng thôn, xóm. Trong đó, Cấp xã là đơn vị quản lý môi trƣờng trực
tiếp ở từng địa phƣơng. Do hiện nay chƣa có chỉ tiêu biên chế cho nhiệm vụ
quản lý môi trƣờng tại cấp xã nên nhiệm vụ trong công tác quản lý môi
trƣờng do từng xã sắp xếp 01 cán bộ kiêm nghiệm, thông thƣờng đó là cán bộ
phụ trách địa chính dẫn đến tình trạng chƣa có phòng chuyên môn cho công
tác bảo vệ môi trƣờng. Hơn nữa, cấp xã chính là nơi tiếp xúc trực tiếp nhất
đối với công tác bảo vệ môi trƣờng. Từ những lý do trên, có thể thấy rằng
công tác bảo vệ môi trƣờng tại cấp xã còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay,
công cụ quản lý chính của cấp xã là xử phạt hành chính đối với các vi phạm
đến chất lƣợng môi trƣờng.
3.4.2. Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai
Hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai là một hệ mở nên có sự trao
đổi, tƣơng tác liên tục với môi trƣờng bên ngoài. Chính sự tƣơng tác, trao đổi
liên tục này đã góp phần cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho hệ duy trì
Entropy ở một mức độ nhất định, giữ cho hệ thống ổn định cân bằng, thích
nghi với môi trƣờng. Dù ở đâu đó Entropy của các phân hệ có thể tăng. Môi
trƣờng giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai
đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Trang 73
Cơ cấu Giáo dục
hành chính cộng đồng

Hệ thống quản
Cơ cấu luật lý CTRSH Cơ cấu
huyện Quốc Oai kinh tế

Hệ thống Hệ thống
kỹ thuật thông tin
về CTRSH

Hình 7: Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Cơ cấu hành chính: cơ cấu về mặt hành chính, tổ chức của các cơ quan
cấp quản lý, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Cơ cấu kinh tế: Kinh tế phát triển đồng nghĩa với sự gia tăng lƣợng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế giúp tăng mức
đầu tƣ cho xử lý chất thải. Do vậy, phát triển kinh tế đóng một vai trò rất quan
trọng trong công tác quản lý CTRSH.
- Cơ cấu luật: Bao gồm các chính sách, quyết định, thông tƣ của Bộ
TNMT, UBND huyện, Sở Tài nguyên môi trƣờng và nhà đất Hà Nội, UBND
xã,... để nhằm quản lý, tạo cơ sở cho công tác quản lý đƣợc hoạt động xuyên
suốt. Các chính sách đóng vai trò nhƣ một yếu tố đầu vào và cũng là yếu tố
đầu ra rất quan trọng của hệ thống. Chính sách thể hiện quan điểm của ngƣời
quản lý, có tác động trực tiếp đến cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh. Phí/lệ phí nhƣ phí thu gom rác thải mà ngƣời dân
phải đóng góp trả cho ngƣời trực tiếp thu gom rác thải vì thế mức phí phải
phù hợp với điều kiện kinh tế của từng nơi, từng khu vực. Mỗi xóm trong

Trang 74
thôn, xã đều tự tổ chức ra các tổ thu gom, mỗi xóm quy định 1 ngƣời thu gom
rác và lệ phí thu gom hàng tháng là 10nghìn đồng/hộ/tháng. Mức quy định
này hoàn toàn hợp lý với vùng nông thôn và đảm bảo đƣợc quyền lợi của
ngƣời thu gom rác. Với mức lệ phí 10nghìn đồng/hộ/tháng, hầu hết ngƣời dân
trong xã, huyện đều tham gia đóng phí đầy đủ. Tuy nhiên, ở một số nơi do sức
ỳ của ý thức cá nhân quá lớn khiến ngƣời dân chƣa thể vì lợi ích của cộng
đồng mà tham gia đóng phí, cộng thêm vào đó là mức độ hiểu biết về tác
dụng cũng nhƣ những bất lợi nếu không phân loại chất thải tại nguồn một
cách sơ bộ do vậy công tác này cần phải đƣợc tuyên truyền sâu và rộng hơn
nữa giảm bớt lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Phỏng vấn một số hộ
nghèo và nhiều hộ dân khác thƣờng thấy câu trả lời nhƣ tôi không biết phân
loại chất thải hoặc là tiện đâu thì tôi đổ luôn, hoặc phân loại nhƣ thế thì phiền
lắm, tôi không làm đƣợc… Nhƣ vậy, cần có phƣơng pháp tuyên truyền đến
ngƣời dân để họ hiểu đƣợc tác dụng của việc phân loại tại nguồn cũng nhƣ
cách thức thu gom rác, tác dụng khi thành lập các tổ thu gom rác.
- Hệ thống kỹ thuật bao gồm đƣờng sá, các phƣơng tiện thu gom, vận
chuyển rác... Các yếu tố hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn
định. Hiện nay, các phƣơng tiện hỗ trợ cho công tác thu gom chất thải rắn
sinh hoạt đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ. Mỗi xóm trong thôn đƣợc trang bị
một xe cải tiến, quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang cho ngƣời thu gom. Ngƣời
dân thƣờng đựng rác vào các thùng rác tự chế hoặc túi nilon và hàng tuần rác
đƣợc thu gom 3 lần/tuần. Ngƣời thu gom rác của xóm sẽ kéo xe rác tới bãi tập
kết rác đã đƣợc quy hoạch. Tuy nhiên, trong toàn huyện có 07 xã chƣa có bãi
tập kết rác tập trung nên rác đƣợc đổ vào bãi đất trống xa khu dân cƣ; có 8 bãi
tập kết rác đƣợc quy hoạch của huyện Quốc Oai, nhƣng các bãi hố rác tạm
hầu hết chƣa đủ tiêu chuẩn, một số bãi rác gần khu dân cƣ… điều này gây ảnh
hƣởng lớn đến môi trƣờng xung quanh, ô nhiễm đất, nƣớc… nhất là khi xảy

Trang 75
ra thiên tai, mƣa bão, ngập lụt trở thành nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.
Ngoài ra, đối với những xã không có bãi tập kết rác họ tận dụng vùng trũng ở
địa phƣơng để làm bãi tập kết rác với quy mô, diện tích nhỏ điều đó gây ô
nhiễm môi trƣờng xung quanh.
Giáo dục cộng đồng: Cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ
thống quản lý CTRSH vì thế vấn đề giáo dục cộng đồng về các vấn đề phân
loại chất thải tại nguồn, cách thức tự xử lý rác thải sinh hoạt bằng phƣơng
pháp chôn lấp, phƣơng pháp thu gom rác thải đúng quy cách.... Công tác thu
gom và xử lý rác thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung chỉ
có thể đƣợc giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủ động, tích cực
của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các vấn đề, các
biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trƣờng do rác thải gây
nên. Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ và
trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng nhằm đảm bảo cho
họ quyền đƣợc sống trong một môi trƣờng trong lành, sạch, đẹp, đồng thời
đƣợc hƣởng những lợi ích do môi trƣờng đem lại. Để làm đƣợc việc này, các
nƣớc đã trải qua quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí cƣỡng
chế ngƣời dân tiến hành phân loại rác tại nguồn. Nhiều nƣớc đã đƣa vào
chƣơng trình giáo dục phổ thông kiến thức môi trƣờng và về thu gom phân
loại rác thải. Đặc biệt sử dụng phƣơng pháp giáo dục trẻ em thu gom, phân
loại rác thải sinh hoạt tại các trƣờng tiểu học. Bên cạnh chƣơng trình bài
giảng, các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo cụ trực quan về trẻ em
tham gia thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đƣờng phố, tại gia đình.
Chính vì vậy, khi các em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ,
đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày. Các
chuyên gia nƣớc ngoài đều khẳng định đây là một chƣơng trình giáo dục

Trang 76
tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất và không thể thiếu đƣợc trong các
trƣờng học phổ thông.
3.4.3. Thượng hệ của hệ thống quản lý CTRSH
Thƣợng hệ của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai bao gồm UBND huyện Quốc Oai cùng với Sở Tài nguyên môi trƣờng và
Nhà đất Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động cụ
thể của hệ thống quản lý CTRSH mà phòng TNMT là cấp quản lý trực tiếp
công tác này. Trong đó, UNBD huyện trực tiếp giao cho phòng tài nguyên
môi trƣờng huyện Quốc Oai chỉ đạo về các công tác quản lý môi trƣờng trong
đó có quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Phòng tài nguyên và môi trƣờng trực
tiếp chỉ đạo các UBND xã, UBND xã trực tiếp chịu trách nhiệm chính về việc
ra các quy định thu gom, thành lập các tổ thu gom. Từ đó, UBND xã chỉ đạo
cho các trƣởng thôn, trƣởng xóm để lập ra các tổ thu gom. Tuy nhiên, công
tác chỉ đạo chƣa triệt để, cán bộ phụ trách môi trƣờng trong xã thƣờng là cán
bộ địa chính do đó còn thiếu sót về mặt chuyên môn cũng nhƣ sự chuyên
nghiệp có những nơi vẫn còn thiếu tổ thu gom, ngƣời dân còn vứt rác bừa
bãi….Đối với cấp quản lý, vấn đề cần quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại
là cách thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom và vị trí tập kết rác.
Do vẫn chƣa có khu xử lý chất thải rắn của huyện, việc xử lý chất thải vẫn
phải phụ thuộc vào khu xử lý chất thải do Thành phố chỉ định cho huyện và
phụ thuộc vào đơn vị cung ứng dịch vụ đô thị. Năm 2010 chất thải rắn của
huyện đƣợc xử lý tại khu Núi Thoong huyện Chƣơng Mỹ, nhƣng do sự cố rò
rỉ nƣớc rác tại khu vực này nên đã bị đình chỉ xử lý, năm 2011 chất thải của
huyện đƣợc xử lý tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây. Tuy nhiên vẫn
còn tình trạng chất thải không thể tập kết đƣợc về khu Xuân Sơn để xử lý do
bãi rác sắp lấp đầy và do nhân dân xung quanh khu vực không cho xe đổ rác

Trang 77
vào khu vực. Vì vậy rác tồn động tại các bãi trung chuyển của huyện vẫn còn
lƣu giữ trong thời gian dài.
3.4.4. Các nhiễu loạn của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai
Nhiễu loạn còn gọi là hỗn độn, là tính chất có thể tiên đoán đƣợc,
không dự báo dài hạn đƣợc. Quy luật của nhiễu loạn là quy luật của số lớn, số
cực lớn. Nhiễu loạn chính là động lực tạo nên diễn thế của hệ thống. Có hai
nhiễu loạn là nhiễu loạn tất định và nhiễu loạn không tất định. Trong đó các
nhiễu loạn nhân sinh là những nhiễu loạn có thể quan sát đƣợc và quản trị
đƣợc. Có thể xác định một nhiễu loạn chính của hệ thống quản lý CTRSH
huyện Quốc Oai nhƣ sau:
- Mâu thuẫn giữa các cấp quản lý có thể xảy ra nhƣ mâu thuẫn giữa quản
lý môi trƣờng cấp huyện và xã, giữa xã và các trƣởng thôn, xóm... trong việc
ra các quyết sách, cách thức tiến hành, cách thức tuyên truyền đến ngƣời
dân....
- Mâu thuẫn giữa các cấp quản lý với các đơn vị trực tiếp thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH trong hiệu quả thu gom, xử lý. Nếu không có sự
thống nhất giữa việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH cho phù hợp sẽ
làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
- Mâu thuẫn giữa các cấp quản lý với cộng đồng dân cƣ xảy ra khi không
có sự thống nhất giữa các chính sách và cách thức thực hiện. Khi cách thức
quản lý CTRSH đƣợc đƣa ra mà không đạt hiệu quả gây ô nhiễm môi trƣờng
khi rác đƣợc lƣu lại ở vị trí tập kết quá lâu mà không đƣợc chuyển đi sẽ gây ra
bức xúc đối với dân cƣ sống xung quanh....
Nhƣ vậy, trong một hệ thống sẽ tồn tại rất nhiều nhiễu loạn đang diễn
ra xung quanh hệ thống quản lý CTRSH nhƣng nhiễu loạn chính gây nên tình
trạng mất ổn định của hệ thống là vấn đề lƣu trữ và xử lý CTRSH đang là vấn
đề cần quan tâm nhất vì nếu rác thải không đƣợc xử lý hợp lý sẽ dẫn đến ùn

Trang 78
tắc rác thải tại vị trí tập kết, làm ô nhiễm môi trƣờng không khí, môi trƣờng
nƣớc mặt... gây bức xúc cho ngƣời dân sống xung quanh. Nguyên nhân sâu xa
của vấn đề này là do kinh phí xử lý và bộ phận chuyên môn về quản lý môi
trƣờng tại các cấp đều thiếu và chƣa đƣợc phân biệt rõ ràng.
3.4.5. Tính đa chiều của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai
Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai là một hệ
mở bao gồm nhiều chiều:
- Chiều kinh tế đƣợc thể hiện trong cách thức lựa chọn phƣơng pháp thu
gom, vận chuyển, lƣu trữ và xử lý CTRSH. Nếu tuyến thu gom không hợp lý
sẽ tốn nhân công, tốn thời gian và làm tăng phí thu gom. Cách lựa chọn
phƣơng pháp xử lý phù hợp đóng vai trò rất quan trọng, ví dụ nhƣ xử lý
CTRSH bằng phƣơng pháp đốt sẽ tốn kém hơn phƣơng pháp ủ phân vi sinh,
sử dụng phƣơng pháp chôn lấp không có tính kinh tế, gây ảnh hƣởng môi
trƣờng nghiêm trọng và không đạt hiệu quả cao nếu kỹ thuật chôn lấp kém,
không hợp vệ sinh.
- Chiều công nghệ đƣợc thể hiện trong việc lựa chọn phƣơng tiện thu
gom, vận chuyển và công nghệ xử lý. Tùy vào đặc điểm địa hình của từng
khu vực mà lựa chọn phƣơng tiện thu gom cho phù hợp nhƣ trong các ngõ,
xóm nhỏ chỉ có thể thu gom bằng xe cải tiến hoặc xe 4 bánh nhỏ nhƣng thu
gom tại khu vực tập kết rác phải sử ô tô tải có khả năng ép rác để tăng thể tích
chứa....Công nghệ xử lý đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý
CTRSH. Nếu công nghệ xử lý không phù hợp sẽ gây ùn tắc, đọng ứ chất thải
rắn sinh hoạt tại nơi tập kết rác không những gây ô nhiễm môi trƣờng mà còn
ảnh hƣởng tới uy tín của các cấp quản lý trong lòng cộng đồng dân cƣ.
- Chiều môi trƣờng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong
công tác quản lý CTRSH. Nếu CTRSH không đƣợc thu gom, xử lý một cách

Trang 79
phù hợp sẽ trở thành nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh phát
sinh từ những bãi rác công cộng.
- Chiều xã hội đƣợc thể hiện trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trƣờng. Thực vậy, con ngƣời đóng vai trò then chốt trong công tác bảo vệ môi
trƣờng vì vậy nếu không có sự tham gia của cộng đồng của xã hội thì công tác
quản lý môi trƣờng không thể thực hiện đƣợc.
- Chiều đạo đức trong hệ thống quản lý CTRSH thể hiện trong ý thức,
đạo đức bảo vệ môi trƣờng của từng cá nhân trong việc xả rác thải, cách thức
tự xử lý... và đạo đức nghề nghiệp của chính từng cá nhân trong công tác quản
lý rác thải nhƣ việc lựa chọn công nghệ, xây dựng chính sách, mục tiêu một
cách nghiêm túc, cụ thể và tỉ mỉ để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
- Chiều chính trị: thể hiện trong các mối quan hệ giữa các cấp quản lý
với nhau. Mối quan hệ này phải đƣợc dung hòa để có thể đƣa ra các chính
sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn.
- Chiều ngầm của hệ thống quản lý CTRSH là các mối quan hệ phức tạp
bên trong giữa các phân hệ trong hệ thống. Sự thiếu trách nhiệm, thiếu quan
tâm, thiếu sự sâu sát của các cấp chính quyền trong công tác quản lý môi
trƣờng nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.
3.5. Định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020, tác giả đƣa ra các giải pháp để nâng
cao hệ thống quản lý CTRSH nhƣ sau:

Trang 80
3.5.1. Giải pháp quản lý
3.5.1.1. Kiện toàn và tăng cường cơ cấu hành chính của bộ máy quản lý
môi trường
Kiện toàn và tăng cƣờng năng lực tổ chức bộ máy, đảm bảo việc thực
hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về BVMT từ cấp huyện đến cấp xã. Theo
nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về BVMT tại huyện Quốc Oai đƣợc quy
hoạch nhƣ sau:
Bảng 21: Quy hoạch nguồn nhân lực quản lý môi trường tại huyện Quốc
Oai
Trình độ đào tạo
TT Chuyên ngành
Tiến sĩ Thạc sĩ Kỹ sƣ Cử nhân Khác
I. Cấp huyện

I.1 Giai đoạn đến 2015


1 Quản lý môi trƣờng 01
2 Môi trƣờng – Hóa – 01 01 02
Sinh
3 Công nghệ xử lý MT 01
I.2 Giai đoạn đến 2020
1 Quản lý môi trƣờng 02
2 Môi trƣờng – Hóa – 02 02
Sinh
3 Công nghệ xử lý MT 02
II. Cấp xã
1 Môi trƣờng 01

Trang 81
3.5.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm BVMT của cộng đồng
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ
trƣơng, pháp luật các thông tin về CTRSH cho tất cả các đối tƣợng đặc biệt là
vào các ngày môi trƣờng nhƣ ngày môi trƣờng thế giới 5/6, ngày nƣớc sạch
22/3… để khôi phục lối sống yêu thiên nhiên, gần gũi với môi trƣờng.
- Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trƣờng, khen
thƣởng những cá nhân có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trƣờng.
- Đối tƣợng đi tuyên truyền: Đối với cộng đồng dân cƣ, đối tƣợng tuyên
truyền là những đối tƣợng gần gũi với ngƣời dân, dễ dàng nắm bắt đƣợc tâm
tƣ, nguyện vọng cũng nhƣ tâm lý của ngƣời dân hơn. Các đối tƣợng có thể đi
tuyên truyền tốt nhất nhƣcác tổ chức đoàn thể trong thôn nhƣ hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh,… và các trƣởng xóm. Các đối tƣợng này có thể vận động
từng ngƣời dân trong xóm mà thƣờng không bị phản bác một cách dữ dội khi
ngƣời dân không đồng tình với các chính sách đƣa ra.
- Cách thức tuyên truyền: Có rất nhiều cách tuyên truyền khác nhau
nhƣng đối với ngƣời dân thì cần sử dụng những cách thức đơn giản mà đạt
nhiều hiệu quả. Có thể đƣa ra các quy định nhƣ không đổ rác bừa bãi, không
họp chợ bừa bãi… trong hƣơng ƣớc của làng, của xóm; tuyên truyền qua các
buổi họp tổ, họp đoàn của xóm hay của thôn; tuyên truyền qua loa đài vào các
bản tin hàng ngày của thôn, xã thƣờng là vào 6h sáng và 17h chiều trong
ngày. Cụ thể:
+ Sáng tạo ra những thùng phân tách rác với những màu sắc, ký hiệu
rõ rệt, đẹp, hấp dẫn, dễ phân biệt; các loại rác đƣợc tách ra theo các sơ đồ,
hình ảnh dây chuyền rất dễ hiểu, dễ làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thủy
tinh, kim loại, chất dẻo nhân tạo, vải và đặc biệt là rác thải hữu cơ; hoạt động

Trang 82
tuyên truyền, khuyến cáo còn đƣợc thể hiện bằng các áp phích tuyên truyền
phong phú, hấp dẫn.
+ Tài liệu tuyên truyền khuyến cáo quảng đại dân chúng: Các áp phích,
tờ rơi, thùng, túi đựng các loại rác thải đƣợc trình bày, trang trí tùy thuộc vào
đối tƣợng đƣợc tuyên truyền khuyến cáo và nhất là phải sử dụng màu sắc và
hình ảnh dễ hấp dẫn, dễ hiểu.
+ Vật liệu để chứa đựng rác thải thu gom, phân loại: Các loại vật liệu
này phải đƣợc các công ty sản xuất theo mẫu mã, màu sắc, in chữ đồng nhất ở
mỗi quốc gia, vùng/địa phƣơng.Ví dụ,thùng rác thu gom rác hữu cơ màu xanh
thì túi đựng cũng màu xanh, chữ viết to, hình vẽ tƣợng trƣng dễ nhận biết. Giá
thành các bao túi phải rẻ, phù hợp với khả năng trả tiền của công chúng. Một
số quốc gia còn phát miễn phí túi đựng rác thải hữu cơ sinh hoạt cho ngƣời
dân để họ thêm phấn khởi tham gia chƣơng trình.
Ở một số nƣớc phát triển, chất liệu túi đựng rác hữu cơ sinh hoạt đã
đƣợc chế tạo đặc biệt: bằng giấy "xi măng bao bì" hoặc bằng ni lông chế từ
bột khoai tây. Nhƣ vậy, khi thu gom những túi rác thải hữu cơ sinh hoạt đem
đến nơi ủ, ngƣời thu gom không phải vứt bỏ lại túi ni lông nữa mà các túi
giấy, chất bột này sẽ cùng phân loại với rác.
3.5.1.3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường
Mục đích của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng là nhằm phát huy
tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trƣờng. Các giải pháp thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng:
- Xác định rõ trách nhiệm và phân công hợp lý nhiệm vụ BVMT giữa các
ngành trong huyện, trong đó ngành tài nguyên và môi trƣờng đóng vai trò chủ
đạo và làm đầu mối quản lý Nhà nƣớc về BVMT trên địa bàn huyện.

Trang 83
- Xây dựng và phát triển các cơ chế giải quyết vấn đề môi trƣờng liên
ngành. Tăng cƣơng công tác thanh kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ
môi trƣờng.
- Áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các nhà máy, xí nghiệp
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
3.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ
3.5.2.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong khu vực phát triển theo
hướng nông thôn
Huyện Quốc Oai là huyện có hơn 50% dân số là nằm trong khu vực
nông thôn và hơn 38% dân số nằm trong khu vực nửa nông thôn, nửa đô thị.
Khoảng 50% dân số vẫn còn làm nghề nông, do đó có thể tận dụng lƣợng chất
thải rắn sinh hoạt hữu cơ trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra,
khuyến khích các hộ gia đình một số biện pháp phân loại tại nguồn một cách
sơ bộ nhƣ sau:
+ Đối với các loại chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ: Thực hiện phƣơng
pháp chôn lấp đơn giản đối với loại chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ nhƣ đào hố
chôn sâu khoảng 1m3 trong vƣờn nhà để vứt các loại chất thải rắn sinh hoạt
hữu cơ và che chắn tránh mùi. Nếu hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm
có thể tận dụng để làm thức ăn cho các loại vật nuôi đó vừa tiết kiệm về mặt
kinh tế vừa có thể bảo vệ môi trƣờng.
+ Đối với các loại lá cây rụng, giấy vụn… đƣợc thu gom lại và đốt rồi
đem tro bón cho cây trồng.
+ Đối với các loại giấy báo và chai lọ… có thể thu gom và bán cho
ngƣời thu mua phế liệu hoặc tận dụng cho các mục đích khác của chính hộ gia
đình.

Trang 84
+ Đối với các loại chất thải rắn sinh hoạt vô cơ khác (không thể tái chế)
nhƣ các loại pin, bóng đèn huỳnh quang hỏng, sành sứ vỡ… đƣợc thu gom lại
để vận chuyển đến nơi tập kết rác quy định của địa phƣơng.
3.5.2.2. Quy hoạch tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH đến các điểm tập
kết rác
Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt vùng nông thôn của
huyện Quốc Oai nhƣ sau:
Rác từ Tổ thu Điểm tập 3-4
khu vực => gom bằng => kết rác, => ngày/lần
dân cƣ, xe 3 bánh, nơi trung máy xúc
doanh xe cải tiến chuyển lên ô tô
nghiệp, cơ chuyển
quan, nơi đến khu
công cộng xử lý

Các đội thu gom hoạt động khắp các xã, các đội/tổ vệ sinh môi trƣờng
cần đƣợc quản lý một cách bài bản hơn. Lực lƣợng này tổ chức thu gom
lƣợng rác thải ở từng khu vực dân cƣ, sau đó chuyển đến trạm trung chuyển
để đƣa về vị trí tập kết rác tập trung đã đƣợc quy hoạch của huyện. Sau đó,
rác đƣợc Công ty môi trƣờng đô thị vận chuyển đến bãi rác núi Thoong, xã
Tân Tiến, huyện Chƣơng Mỹ để xử lý. Tuy nhiên, hiện nay bãi rác này đã
trong tình trạng quá tải nên trong thời gian tới huyện cần có biện pháp xử lý
thích hợp các loại rác này.
3.5.2.3. Kỹ thuật xử lý CTRSH
Xử lý CTR là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý CTR (thu
gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý CTR
đóng vai trò quan trọng trong BVMT - PTBV, bởi nó không chỉ ngăn chặn
nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng từ CTR (nếu không xử lý hoặc xử lý không

Trang 85
hiệu quả, không đúng quy trình, yêu cầu) mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản
phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm qua, nƣớc ta đã
áp dụng một số công nghệ để xử lý CTR. Tuy nhiên, rất nhiều khu vực vẫn
còn lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp. Hiện nay, phƣơng
pháp chủ yếu vẫn chôn lấp CTR chƣa đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi
trƣờng ở mức độ cao. Chính vì vậy, cần hiểu rõ công nghệ và phƣơng pháp
lựa chọn công nghệ xử lý CTR. Trong luận văn, tác giả lựa chọn 2 phƣơng
pháp chính trong việc xử lý CTRSH tại huyện Quốc Oai nhƣ sau:
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp
Để xử lý lƣợng chất thải rắn sinh sinh hoạt vô cơ kết hợp với các loại
chất thải rắn khác (chất thải rắn công nghiệp, nông nghiệp...) có thể sử dụng
phƣơng pháp chôn lấp.
Bãi chôn lấp chất thải rắn trong đó có chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thiết
kế và xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 - Bãi
chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế do Công ty tƣ vấn xây dựng Công
nghiệp và Đô thị Việt Nam biên soan, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt,
Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 35/2001/QĐ-BXD, ngày 26 tháng
12 năm 2001.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế tổng mặt bằng
bãi chôn lấp chất thải rắn, nội dung các giải pháp thiết kế khu chôn lấp, khu
xử lý nƣớc rác, khu phụ trợ của một bãi chôn lấp chất thải rắn và không áp
dụng đối với chất thải rắn nguy hại.
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ bằng phương pháp ủ phân
thông thường
Chất thải rắn sinh hoạt thƣờng chứa các thành phần hữu cơ chiếm tỷ
trọng lớn (từ 44 – 50% trọng lƣợng). Các quá trình chuyển hóa sinh học phần
chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để: giảm thể tích -

Trang 86
khối lƣợng chất thải, sản xuất phân compost để bổ sung chất dinh dƣỡng cho
đất và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình
chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm: vi khuẩn, nấm, men, và
antinomycentes. Các quá trình này có thể đƣợc thực hiện trong điều kiện hiếu
khí hoặc kỵ khí, tùy theo lƣợng oxy sẵn có. Những điểm khác biệt cơ bản
giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản
phẩm cuối của quá trình và lƣợng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện
quá trình chuyển hóa hiếu khí. Những quá trình sinh học ứng dụng để chuyển
hóa chất hữu cơ có trong chất thải sinh hoạt bao gồm quá trình làm phân
compost hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phân hủy kỵ khí ở
nồng độ chất rắn cao [16,20].
Phân hữu cơ nói chung và phân compost nói riêng có những tác dụng
đối với sản xuất nông nghiệp nhƣ sau nên rất cần mở rộng sản xuất:
1- Phân hữu cơ, đặc biệt là phần đƣợc chế biến từ công nghệ ủ phân khi
bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu đất: tăng hàm lƣợng chất hữu cơ, cải thiện
cấu trúc đất, độ ẩm đất, tạo môi trƣờng sống thuận lợi cho hệ sinh vật đất
[20].
2- Cải tạo đất: một mặt làm tơi xốp đất, mặt khác làm tăng độ mùn cho
nên giữ đƣợc độ ẩm lâu dài cho đất. Chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt
thƣờng ở dạng phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Nhƣng sau quá trình ủ, các
chất ở dạng phức tạp chuyển thành các chất vô cơ nhƣ NO -3, PO43- thích hợp
cho cây trồng. Ngoài ra, phân hữu cơ đã đƣợc ủ hoai sẽ thay thế dƣợc một
lƣợng lớn phân đạm vô cơ/ phân urê, tiết kiệm đƣợc tiền mua phân, giảm sâu
bệnh nên giảm tiền mua thuốc và công phun thuốc, đảm bảo tiêu chuẩn rau an
toàn vì hàm lƣợng Nirat trong rau thấp, không còn dƣ lƣợng thuốc trừ sâu khi
thu hoạch rau [20].

Trang 87
3- Bón phân hữu cơ hoai mục cho rau hạt giống nảy mầm đều hơn, cây
mọc khỏe hơn, có khả năng đề kháng với sâu bệnh và thay đổi thời tiết tốt
hơn do trong phân hữu cơ chứa khá đầy đủ các chất vi lƣợng và kháng sinh
[20].
4- Bón phân hữu cơ cho cây trồng sẽ ổn định năng suất cây trồng, tăng
chất lƣợng sản phẩm, rau ăn ngọt, đậm hơn, lâu bị thối hỏng hơn so với bón
nhiều phân vô cơ [20].
5- Làm khô bùn, phân ngƣời, phân động vật (chứa khoảng 80% nƣớc),
do đó chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ giảm đi đáng kể, đảm bảo vệ
sinh, an toàn sức khỏe cho ngƣời sử dụng phân và cho cả cộng đồng. Nhiệt
sinh ra trong quá trình ủ làm bay hơi lƣợng hơi nƣớc này [20].
6- Sản xuất phân hữu cơ nói chung đơn giản và nếu biết cách tổ chức thì
ngƣời trồng rau có thể tự làm đƣợc, rẻ tiền hơn khi chỉ dùng phân vô cơ với
một lƣợng lớn [20].
Để xử lý đƣợc toàn bộ lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn huyện trong những năm tới, huyện có thể quy hoạch ở quy mô nhà máy,
xí nghiệp để tiến hành sản xuất phân vi sinh hay còn gọi là phân compost có
tác dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt. Chất lƣợng còn tùy thuộc vào
việc phân loại chất thải trƣớc khi tiến hành ủ phân. Dựa theo các công nghệ
xử lý rác thải làm phân vi sinh của Mỹ - Canada, Đức và Trung Quốc tác giả
xây dựng mô hình nhà máy chế biến phân vi sinh đƣợc thể hiện ở hình sau:

Trang 88
Hình 8: Sơ đồ nhà máy chế biến phân vi sinh
Trong đó, đối với quá trình làm phân compost hiếu khí thì phần chất
hữu cơ chứa trong chất thải sinh hoạt sẽ đƣợc phân hủy sinh học. Mức độ và
thời gian cần thiết cho quá trình phân hủy xảy ra phụ thuộc vào bản chất của
chất thải, độ ẩm, dinh dƣỡng sẵn có, và các yếu tố môi trƣờng khác. Dƣới
điều kiện môi trƣờng đƣợc khống chế thích hợp, rác vƣờn và phần chất hữu
cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt đƣợc chuyển hóa thành phân compost trong
một khoảng thời gian nhất định. Compost là phần chất hữu cơ bền không bị
phân hủy còn lại, thƣờng chứa nhiều ligin là thành phần khó bị phân hủy sinh
học trong một khoảng thời gian ngắn. Ligin có nhiều trong giấy in báo, là một
hợp chất hữu cơ cao phân tử có trong sợi xenlluclose của các loại cây lấy gỗ
và các loại thực vật khác. Quy trình ủ phân hiếu khí đƣợc trình bày ở sơ đồ
sau:

Trang 89
Rác thải và phế thải Chế phẩm vi sinh vật Nƣớc
hữu cơ

Đảo trộn
Ủ háo khí tại bể ủ Điều chỉnh 50 – 600C
3 – 4 ngày/ lần trong 20 ngày

Ủ chín tại bể ủ

trong 40 ngày

Phơi

Nghiền, sàng

Phân hữu cơ sinh học Phân hữu cơ sinh học


dạng thô dạng mịn

v
Trộn phụ gia N, P, K

Phân tích chất lƣợng


sản phẩm

Đóng bao, đem sử dụng

Hình 9: Mô hình ủ phân compost hiếu khí [20]


Thuyết minh quy trình ủ phân compost hiếu khí:
Quy trình ủ phân compost hiếu khí đƣợc trải qua 06 bƣớc chính nhƣ sau:
Bƣớc 1: Phân loại và nghiền nhỏ:
Theo số liệu thống kê, rác thải sau khi phân loại của khu vực chủ yếu
chứa các thành phần sau:

Trang 90
+ Rác thải hữu cơ: chiếm 60%
+ Giấy, báo: chiếm 10%
+ Chất thải rắn xây dựng nhƣ gạch, gói vỡ
+ Các chất vô cơ khó phân hủy nhƣ nilon, vỏ chai nhựa: chiếm 20%
Chất thải rắn sau khi đƣợc lấy tại trạm trung chuyển, đem phân loại và
băm nhỏ những vật liệu nào quá to và dài sao cho kích thƣớc trung bình là 5 -
7cm. Cần đảo trộn kỹ lƣỡng trƣớc khi cho vào bể ủ.
Bƣớc 2: Ủ háo khí (20 ngày):
Rác thải đƣợc dàn đều thành từng lớp, mỗi một lớp có độ dày khoảng
20 cm, tại mỗi lớp tiến hành xử lý chế phẩm vi sinh vật. Độ ẩm phải đảm bảo
50 - 60%, pH= 6 - 7. Quá trình kiểm soát các thông số độ ẩm, nhiệt độ và pH
đã đƣợc nói ở phần phƣơng pháp thực nghiệm.
Tiến hành đảo trộn 3 - 4 ngày/lần, mỗi lần là 10 phút. Đảo trộn nhằm
cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí dễ phân giải tiếp các hợp chất hữu cơ.
Nhƣ vậy trong quá trình ủ hiếu khí 20 ngày thì tiến hành đảo trộn 5 lần.
Bƣớc 3: Ủ chín (40 ngày):
Sau khi ủ háo khí 20 ngày, tiến hành ủ chín trong vòng 40 ngày. Khi
này, bề mặt của đống ủ đƣợc trít bùn ao nhằm tạo điều kiện cho rác thải tiếp
tục phân hủy nhƣng ngăn cản sự mất mát các chất dinh dƣỡng của phân trong
quá trình ủ. Mục đích của việc trít bùn ao lên mặt của bể ủ đó là với khí hậu
nóng ẩm nhƣ Việt Nam, quá trình ủ phải đƣợc che kín hoặc trát kín sau khi đã
ủ nóng, nghĩa là đã xếp đủ các lớp rác, tƣới nƣớc cùng chế phẩm vi sinh tạo ra
một môi trƣờng có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp chi vi sinh vật trong đống rác
thực hiện quá trình phân giải rác. Việc che phủ kín hoặc trát bùn trên bề mặt
nhằm tạo điều kiện cho rác thải tiếp tục phân hủy nhƣng ngăn cản sự mất mát
các chất dinh dƣỡng của phân trong quá trình ủ. Khi phân đã hoai, mục/phân
chín thì vẫn đảm bảo phân chứa đủ các chất dinh dƣỡng cho cây trồng.

Trang 91
Sau khi ủ ta phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát độ ẩm và bổ sung
nƣớc cho bể ủ khi thấy cần thiết (độ ẩm đống ủ đƣợc duy trì khoảng 60% để
cho vi sinh vật hoạt động). Cách thức kiểm soát đó là quan sát bề mặt bể ủ,
nếu thấy bể ủ bị khô thì cần tƣới thêm nƣớc để bể ủ luôn đạt độ ẩm 50 - 60%.
Nhƣ vậy, mỗi tuần tƣới 2 lần, mỗi lần tƣới 2 lít nƣớc.
* Phơi:
Sản phẩm ủ hữu cơ (sau khi ủ 50 - 60 ngày) đƣợc lấy ra khỏi bể ủ ra
sân phơi cạnh bể, hong khô trong điều kiện tự nhiên. Sân phơi cần có mái che
hoặc chỉ phơi phân sau khi ủ chín trong điều kiện thời tiết nắng nhẹ, không
mƣa gió để tránh phân bị ƣớt và bị rửa trôi theo nƣớc mƣa.
+ Sau khi phân đƣợc phơi khô, tiến hành nghiền và sàng phân bằng
máy nghiền sàng;
+ Sản phẩm phân hữu cơ dạng mịn (≤ 5cm) sau nghiền và sàng có màu
nâu sẫm, tơi, không mùi. Dạng mịn này có thể bón trực tiếp cho cây trồng,
còn dạng thô hơn có thể phải đem ủ lại hoặc đem bón lót ra ngoài ruộng cho
cây trồng.
* Trộn ph gia N, P, K:
Tùy theo chất lƣợng sản phẩm sau khi ủ ta tiến hành trộn thêm phụ gia
N, P, K để có đƣợc phân hữu cơ có chất lƣợng tốt nhất khi bón cho cây trồng.
* Phân tích chất lượng sản phẩm:
Chất lƣợng của phân tốt hay xấu chính là tùy thuộc vào số lƣợng vi
sinh vật hữu ích có trong phân, chính vì vậy việc kiểm tra mật độ vi sinh vật
là cần thiết. Kết quả kiểm tra đƣợc so sánh với tiêu chuẩn của phân vi sinh.
Ngoài kiểm tra số lƣợng vi sinh vật cần phải tiến hành kiểm tra hàm
lƣợng chất hữu cơ tổng số, Nts, Pts, K và kết quả cũng đƣợc so sánh với tiêu
chuẩn của phân vi sinh.

Trang 92
Hàm lƣợng kim loại nặng (Pb, Cd, Cr, Ni) trong loại chất thải hữu cơ
cũng là một yếu tố cần đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, theo nhƣ phân tích thành
phần chất thải rắn hữu cơ của khu vực này chủ yếu vẫn là vỏ hoa quả, cọng
rau, cành cây, vỏ lá… vì thế hàm lƣợng kim loại nặng trong loại chất thải hữu
cơ này thƣờng rất nhỏ.
3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tư bảo vệ môi trường
Giải pháp về nguồn vốn đầu tƣ là một trong những giải pháp rất quan
trọng, để thực hiện thành công quy hoạch BVMT huyện Quốc Oai nói chung
và công tác quản lý CTRSH nói riêng. Quan điểm và cách tiếp cận chung
trong các hoạt động BVMT ở nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc trên Thế giới là huy
động sự tham gia tích cực và chủ động của mọi thành viên, mọi tổ chức, các
cộng đồng trong xã hội. Một số giải pháp cụ thể tạo sự chuyển biến cơ bản
trong đầu tƣ BVMT nhƣ sau:
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ cho môi trƣờng;
- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ ngân
sách Nhà nƣớc. Theo nghị quyết 41/NQ-TW, mỗi năm nguồn tài chính
cho sự nghiệp BVMT đƣợc trích 1% trong ngân sách Nhà nƣớc. Huyện
Quốc Oai sẽ trích 1% ngân sách cho sự nghiệp BVMT và nguồn vốn
thực hiện công tác quản lý CTRSH huyện Quốc Oai đƣợc trích ra từ
1% này;
- Tận dụng nguồn thu từ thuế, phí môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh đóng trên địa bàn;
- Tận dụng nguồn thu từ các hoạt động nhân đạo của các tổ chức từ
thiện, BVMT trong nƣớc và quốc tế;
- Kêu gọi nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Với xu thế hội nhập và phát
triển nhƣ hiện nay, kêu gọi sự đầu tƣ của các tổ chức, các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài sẽ là một hƣớng đi có nhiều kỳ vọng. Với lợi thế tiềm năng

Trang 93
về du lịch, làng nghề, đất đai, rừng… huyện Quốc Oai hoàn toàn có thể
hy vọng sẽ thu hút đƣợc vốn đầu tƣ từ các tổ chức và nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài nhƣ ODA, UNICEP, SIDA, JICA, UNDP,…
- Phát triển các tổ chức tín dụng về môi trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ BVMT.
3.5.4. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
3.5.4.1. Quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên
Hoạt động quan trắc môi trƣờng nhằm những mục đích sau:
- Theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiện trạng môi trƣờng. Theo dõi những
biến đổi của các thành phần trong môi trƣờng và những tác động do sự
phát triển gây ra;
- Đánh giá những nguy cơ môi trƣờng, sự cố môi trƣờng có thể xảy ra;
- Phân tích những ảnh hƣởng của các nguồn gây ô nhiễm đối với môi
trƣờng khu vực quy hoạch, từ những số liệu quan trắc có thể phân tích
các tác động của các nguồn, tìm ra các tác nhân gây ô nhiễm môi
trƣờng;
- Là cơ sở dữ liệu về chất lƣợng môi trƣờng để đƣa ra những kế hoạch
tiếp theo: các số liệu quan trắc sẽ là một trong những cơ sở thực tế để
các cơ quan quản lý môi trƣờng đƣa ra những mục tiêu, kế hoạch và
hành động tiếp theo. Trong đó có những mục tiêu ƣu tiên và các hành
động cần đƣợc quan tâm chú trọng thực hiện.
Đối với công tác quản lý CTRSH, các khu vực cần quan trắc, kiểm tra
thƣờng xuyên nhƣ hoạt động của các hố rác tạm, các vị trí tập kết rác, khu
vực xử lý rác đã xây dựng… để phát hiện kịp thời các sự cố trong quá trình
hoạt động nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề nảy
sinh.

Trang 94
3.5.4.2. Thanh, kiểm tra các hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp.
Ở cấp huyện, kiểm soát ô nhiễm là quá trình theo dõi, kiểm tra về
phƣơng diện môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ….
Thực hiện có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trƣờng hoặc phiếu xác
nhận bản đăng ký bảo vệ môi trƣờng theo phân cấp, đề án bảo vệ môi trƣờng
đơn giản. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần thƣờng xuyên thực hiện kiểm
soát ô nhiễm để đƣa công tác bảo vệ môi trƣờng của cơ sở sản xuất kinh
doanh đi vào nề nếp.
Đối với các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh phải định kỳ tiến hành
quan trắc, kiểm soát nguồn thải và báo cáo kết quả về cơ quan quản lý.

Trang 95
KẾT LUẬN
1. Kết luận
1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH
Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai cho thấy
ƣớc tính tổng lƣợng chất thải rắn theo mức tăng dân số là khoảng
84,4tấn/ngày (ƣớc tính phát sinh 0,5kg/ngƣời/ngày). Lƣợng rác thải sinh hoạt
phát sinh bình quân 30.806tấn/năm. Trong đó, mức độ phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt chủ yếu từ các khu vực chợ, khu trung tâm mua bán,…. Ngoài ra,
các khu du lịch cũng có lƣợng chất thải phát sinh lớn nhƣ chùa Thầy, chùa
Trăm gian, suối Ngọc Vua bà…. Do vậy, nếu không có phƣơng thức thu gom,
quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc,
dồn ứ chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng.
1.2. Hiện trạng quản lý CTRSH
Qua quá trình điều tra, khảo sát cho thấy công tác quản lý CTRSH tại
huyện Quốc Oai vẫn còn nhiều bất cập. Một số khó khăn, tồn tại trong công
tác quản lý nhƣ sau:
- Vấn đề thu gom, vận chuyển: Công cụ, phƣơng tiện, nhân lực, phƣơng
thức thu gom còn hạn chế về số lƣợng, chƣa đáp ứng với khối lƣợng chất thải
ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng chất thải rắn tồn đọng tại các khu tập kết,
trung chuyển cũng nhƣ các điểm tự phát đã gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Vấn đề xử lý chất thải: Do vẫn chƣa có khu xử lý chất thải rắn của
huyện, việc xử lý chất thải vẫn phải phụ thuộc vào khu xử lý chất thải do
Thành phố chỉ định cho huyện và phụ thuộc vào đơn vị cung ứng dịch vụ đô
thị. Năm 2010 chất thải rắn của huyện đƣợc xử lý tại khu Núi Thoong huyện
Chƣơng Mỹ, nhƣng do sự cố rò rỉ nƣớc rác tại khu vực này nên đã bị đình chỉ
xử lý, năm 2011 chất thải của huyện đƣợc xử lý tại khu xử lý chất thải Xuân
Sơn, Sơn Tây. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng chất thải không thể tập kết đƣợc

Trang 96
về khu Xuân Sơn để xử lý do bãi rác sắp lấp đầy và do nhân dân xung quanh
khu vực không cho xe đổ rác vào khu vực. Vì vậy, rác tồn động tại các bãi
trung chuyển của huyện vẫn còn lƣu giữ trong thời gian dài.
- Bãi chôn lấp chất thải: Hiện tại, trên địa bàn toàn xã có 8 hố rác tạm đã
đƣợc xây dựng cho các xã tuy nhiên kĩ thuật chôn lấp chƣa đúng quy cách.
Một số xã còn lại do chƣa có quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn nên tại
các xã hình thành các bãi rác tự phát với quy mô, diện tích nhỏ. Các bãi rác
loại này phần lớn tận dụng các vùng trũng, ao, hồ ở địa phƣơng, không thực
hiện phân loại chất thải, không lót đáy, không có hệ thống thu gom nƣớc rỉ
rác, không xây dựng tƣờng bao ngăn cách.
1.3. Dự báo lượng CTRSH phát sinh từ năm 2013 đến năm 2020
Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đƣợc dự báo đến năm 2020
khoảng 104835kg/ngày đêm tƣơng đƣơng 38264,78tấn/năm do vậy nếu
không có biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý kịp thời sẽ trở thành vấn đề
đáng quan ngại của huyện Quốc Oai trong những năm tới.
2. Kiến nghị
Để các giải pháp đã nêu trong công tác quản lý CTRSH nói riêng và
quản lý môi trƣờng nói chung đƣợc triển khai, áp dụng vào thực tiễn để đem
lại lợi ích cho cộng đồng, một số kiến nghị với các cấp, ngành đƣợc đề xuất
nhƣ sau:
2.1. Với UBND và các cấp, các ngành huyện Quốc Oai
- UBND huyện Quốc Oai cần có chính sách, cơ chế để tăng cƣờng nguồn
lực cho công tác quản lý CTRSH nói riêng và quản lý môi trƣờng nói chung
từ cấp huyện đến cấp xã trong những năm tới theo các giải pháp đã đƣợc đề
xuất ở các phần trên.

Trang 97
- Các cấp, các ngành huyện Quốc Oai cần xây dựng kế hoạch hành động
BVMT phù hợp với các mục tiêu và định hƣớng ƣu tiên đặc biệt là các
chƣơng trình hành động BVMT ƣu tiên.
- Phòng Tài chính huyện Quốc Oai cần đảm bảo việc phân bổ ngân sách
cho các chƣơng trình BVMT.
2.2. Đối với UBND và các ban, ngành thành phố Hà Nội.
Gắn chặt giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trƣờng bền vững
là một vấn đề hết sức quan trọng, cần thiết song cũng gặp nhiều khó khăn,
thách thức thực tế trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo sự thành công của
các giải pháp đã nêu cần có sự chỉ đạo sát sao và hỗ trợ của các cấp, ban
ngành cấp thành phố nhƣ hỗ trợ về kinh phí, cơ chế, chính sách và các vấn đề
liên quan. Cụ thể:
- Hỗ trợ huyện Quốc Oai đến năm 2020 xây dựng một nhà máy xử lý rác
sinh hoạt công suất 30.000tấn/năm - 50.000tấn/năm đảm bảo tiêu chuẩn
môi trƣờng quy định.
Trong quá trình thực hiện các chƣơng trình BVMT, các công tác tiến
hành cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, linh hoạt khi có những
vấn đề thay đổi tác động đến tầm vĩ mô.

Trang 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Đặng Thị An (2000), Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng một
số biện pháp sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, tr 1-
9.
2. Lê Huy Bá (2005), Nghiên cứu quản lý chất thải rắn và nước thải tỉnh
Bạc Liêu. Tuyển tập công trình khoa học công nghệ 2002-2005. tr 88-90.
3. Nguyễn Hữu Bách (2000), Thực trạng rác thải ở thành phố Hồ Chí
Minh và đề xuất một số biện pháp giải quyết. Kỷ yếu Hội nghị SV NCKH
của các trƣờng Đại học sƣ phạm lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, tr
7-12.
4. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ
Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
5. Bộ khoa học công nghệ và môi trƣờng (2002), Chiến lược quản lí chất
thải rắn đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội,tr 52-59.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2004), Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr 8-16.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2006), Báo cáo môi trường Quốc gia
năm 2006.
8. Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2003), Sổ tay hướng dẫn quản lý môi
trường cấp cơ sở. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr2-9.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2004), Báo cáo diễn biến Môi trường
Quốc gia năm 2004, chất thải rắn.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Xây dựng mô hình và triển khai

Trang 99
thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải cho các khu đô thị mới.
11. Hoàng Kim Cơ (2004), Kỹ thuật và môi trường, Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội, tr 19-23.
12. Huỳnh Thanh Danh (2002), Xây dựng mô hình cải thiện công tác vệ
sinh môi trường tại 3 ấp thuộc thị trấn Ô Môn, huyện Ô Môn, tỉnh Cần
Thơ. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2001 - 2005, tr 22 - 25.
13. Huỳnh Tuyết Hằng (2005), Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt Thành phố Huế. Luận văn tốt nghiệp Khoa
Môi trƣờng Đại học Huế, tr 34-41.
14. Nguyễn Đình Hoè, Tạ Hoàng Tùng Bắc (2003), Sổ tay hướng dẫn chiến
dịch truyền thông môi trường. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr 5-
22.
15. Nguyễn Đình Hoè (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội, tr 20-34.
16. Nguyễn Mạnh Hùng (1999), Áp d ng công nghệ chiếu xạ xử lý chất
thải rắn đã sơ chế để tận d ng làm phân vi sinh. Hội nghị môi trƣờng
toàn quốc, Hà Nội, tr 103-105.
17. Nguyễn Công Huyên, Nguyễn Thị Thuý Vân (2000), “Thực trạng và
công nghệ xử lý rác thải tại Hà Nội”, Tạp chí Xây dựng, số 7, tr 23-28.
18. Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý chất thải nguy hại. Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội, tr104-137.
19. PGS.TS. Trần Thành Lâm ( 2004), Quản lý môi trường địa phương,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Loan (2010), Nghiên cứu mô hình xử lý chất thải rắn sinh
hoạt bằng phương pháp ủ phân vi sinh tại thị trấn Quốc Oai, huyện
Quốc Oai, Hà Nội . Khóa luận tốt nghiệp năm 2010, tr34-38.

Trang 100
21. Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Bình Minh (2006),
“Đánh giá nhận thức của người dân đối với rác thải tại một số xã ven đô
Hà Nội và Hà Tây”. Tạp chí Y học thực hành số 6 (547), tr 59-61.
22. Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Bình Minh (2006),
“Nghiên cứu tình hình thu gom và xử lý rác thải tại một số xã ven đô của
Hà Nội và Hà Tây”. Tạp chí Y học thực hành số 7 (549), tr 41-43.
23. Nguyễn Hùng Long (2009), Nghiên cứu hiện trạng xử lý chất thải rắn
sinh hoạt ở 5 xã nông thôn đô thị hoá tại Hà Nội và xây dựng mô hình
thử nghiệm can thiệp xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng giun đất. Luận án
Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng, tr 77-89.
24. Hoàng Đức Liên (2006), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi
trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 33-46.
25. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy (2004), Công nghệ xử lý rác
thải và chất thải rắn. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 68-
93, 203-219.
26. Trần Hiếu Nhuệ, Ƣng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001),
Quản lý chất thải rắn.Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, tr 54-66.
27. Nguyễn Hữu Phúc, Đoàn Cảnh (1997), “Rác thải và cách giải
quyết”.Tạp chí Khoa học Kỹ thuật kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, số
10, tr 41-45.
28. Quốc hội nƣớc CHXNCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr 1-11.
29. Mai Ngọc Tâm (2003), Công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
nilon và chất thải hữu cơ. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học,
Bộ Xây dựng.
30. Nguyễn Kim Thanh (2005), Dự án nhân rộng mô hình năng suất xanh
và cải thiện môi trường dân cư xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa

Trang 101
- Vũng Tàu. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ tập IV giai đoạn 2005 - 2006, tr 9-13.
31. Nguyễn Thú, Nghiêm Xuân Đạt, Hồ Sỹ Nhiếp (1995), Nâng cao hiệu
quả công tác thu gom, vận chuyển, chứa và xử lý rác, phân ở các đô thị
lớn Việt Nam. Báo cáo kết quả đề tài KHCN cấp Bộ KC 11.09, Bộ Xây
dựng, Hà Nội, tr 5-31.
32. Kỷ Quang Vinh (2005), Xây dựng luận cứ khoa học cho việc giải quyết
rác thải đô thị của thành phố Cần Thơ. Kỷ yếu các công trình nghiên
cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2001 -
2005, tr 11-21.
33. Nguyễn Trung Việt, Phạm Hồng Nhật (2000), Nghiên cứu xử lý chất
thải rắn sinh hoạt thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ bán hiếu khí.
Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2000 - 2004, Sở khoa
học công nghệ An Giang, tr 243-245.
34. Phan Thế Vĩnh (2000), Nghiên cứu lập dự án xử lý rác thải tại hai thị
xã Hà Đông và Sơn Tây. Kỷ yếu tóm tắt kết quả các dự án,đề tài khoa
học và công nghệ tỉnh Hà Tây 1991 - 2000, tr 287-291.
35. Phòng TN&MT Thành phố Hà Đông (2007), Quy hoạch bảo vệ môi
trường thành phố Hà Đông đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Hà
Tây.
36. Phùng Chí Sĩ (2003), Đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến rác thải
đến năm 2000 và 2010, công tác xử lý rác thải của Thành Phố Buôn Ma
Thuột. Kỷ yếu kết quả các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công
nghệ (1996 - 2003), Sở khoa học và công nghệ tỉnh Dăk Lăk, tr 15-17.
37. Phùng Chí Sĩ (2003), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch định hướng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Dăk Lăk đến

Trang 102
năm 2010, 2020. Kỷ yếu kết quả các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và
công nghệ (1996 - 2003), Sở khoa học và công nghệ tỉnh Dăk Lăk, tr 18-21.
38. Sở TN và MT Hà Tây (2005), Báo cáo nhiệm vụ “ Nghiên cứu lập quy
hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tây đến năm 2015 và định hướng đến
2020”, Hà Tây.
39. Trần Yêm (2003), Nghiên cứu, đánh giá sơ bộ tình hình chất thải rắn nông
thôn. Hội thảo khoa học môi trƣờng nông thôn Việt Nam, tr 175-181.
40. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai (2008), Niên giám thống kê huyện
Quốc Oai năm 2006 - 2007, Hà Tây
41. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai (2008), Niên giám thống kê huyện
Quốc Oai năm 2007 - 2008, Hà Tây.
42. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai (2005), Báo cáo “ Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020”, Hà Tây.
43. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai (12/2005), Báo cáo thuyết minh tổng
hợp “ Quy hoạch, kế hoạch sử d ng đất huyện Quốc Oai đến năm 2010”,
Hà Tây.
44. Viện vật liệu xây dựng (2003), Công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý
rác thải nilon và hữu cơ. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trƣờng trọng điểm cấp Nhà nƣớc, Hà Nội, tr 7-33.
45. Worlbank, 1999.
Tiếng Anh
46. Asakura H, Matsuto T, Inoue Y (2010), Adopted technologies and
basis for selection at municipal solid waste landfill facilities constructed
in recent years in Japan. Waste Manag & Ressearch. Vol 28(8):685-694.
47. Boadi KO, Kuitunen M (2005), Environmental and health impacts of

Trang 103
household solid waste handling and disposal practices in third world
cities: the case of the Accra Metropolitan Area, Ghana. Journal of
Environmentl Health. Vol 68(4):32-36.
48. Burnley SJ (2007), A review of municipal solid waste composition in the
United Kingdom. Waste Management. Vol 27(10):1274-1285.
49. Cecilia MP, Berg EO, Lars R (2005), Quality control of waste to
incineration - waste composition analysis in Lidköping, Sweden. Waste
Management & Research Vol 23: 527-533.
50. Chiemchaisri C, Juanga JP, Visvanathan C (2007), Municipal solid
waste management in Thailand and disposal emission inventory.
Environmental Monitoring Assessment. Vol 135 (1-3): 13-20.
51. Coomaren P. V, Marianne O, Thomas B (2000), A survey of recycling
behaviour in households in Kiruna, Sweden. Waste Management &
Research Vol 18: 545-556.
52. Dangi MB, Michael AU, Kenneth GG, Thapa RB (2008), Use of
stratified cluster sampling for efficient estimation of solid waste
generation at household level. Waste Management & Research Vol 26:
493-499.
53. Gerardo BP, Salvador SC, Ana MG, Arturo DV, María E, Salazar S
(2001), Solid waste characterisation study in the Guadalajara
Metropolitan Zone, Mexico. Waste Management & Research Vol 19:
413-424.
54. World Bank, Monre, Cida (2005), Vietnam enviroment monitor, 2004.
Solid waste.

Trang 104
Tài liệu từ internet
55. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bo-mon-suc-khoe-moi-truong-module-5-
quan-ly-chat-thai-ran.924925.html
56. http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_Oai

Trang 105
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THAM VẤN
PHIẾU THAM VẤN ĐỐI VỚI UBND CẤP XÃ
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG LUẬN VĂN “QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
( Thực hiện tham vấn đóng góp ý kiến về hiện trạng và giải pháp quản
lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích sử dụng trong quá trình hoàn thành
luận văn. Rất mong nhận đƣợc thông tin xác thực từ ông/bà)

A. THÔNG TIN CHUNG


1. Họ tên ngƣời đƣợc tham vấn:.......................Giới tính: Nam Nữ
2. Cơ quan công tác:………………………chức vụ ……………………….
B. NỘI DUNG THAM VẤN
I. Thông tin chung về xã
Số lƣợng thôn trong xã:……………………thôn;
Số lƣợng xóm trong thôn:………………….xóm;
Số hộ dân trong xã:………………………...hộ;
II. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng và công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt ( CTRSH)
3. Xin ông/bà cho biết vấn đề môi trƣờng bức xúc nhất hiện nay của địa
phƣơng là gì?
Cấp nƣớc Thoát nƣớc Nƣớc thải Tiếng ồn
Bụi và khí thải Chất thải rắn thông thƣờng Chất thải rắn
nguy hại
Khác:.........................................................................................
Tại sao:…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Xin ông/bà cho biết hiện trạng bộ máy quản lý môi trƣờng của địa phƣơng:
Số lƣợng cán bộ phụ trách về môi trƣờng:
Chuyên trách:…………….ngƣời Kiêm nhiệm:…………….ngƣời
Nếu là cán bộ kiêm nhiệm thì vị trí kiêm nhiệm cụ thể là
gì:………………………………………………………………………………
……....…………………………………………………………………………
Trình độ chuyên môn về môi trƣờng của cán bộ phụ trách về môi trƣờng của
địa phƣơng:
Trên đại học Đại học Cao đẳng
Trung cấp Tập huấn ngắn hạn
Khác:................................
5. Hiện trạng nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trƣờng?
a. Xin ông/bà cho biết kinh phí cấp cho sự nghiệp BVMT hàng năm:
Kinh phí: …………………VNĐ/năm;
b. Nguồn và tỷ lệ các nguồn kinh phí cấp cho công tác BVMT của địa
phƣơngđƣợc lấy từ:
Ngân sách của Trung ƣơng:…………%;
Ngân sách của tỉnh: …………%;
Quỹ BVMT…………%; Khác:…………%;
c. Kinh phí cấp cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hàng năm:
Kinh phí:………………..VNĐ/năm.
6. Xin ông/bà cho biết, lƣợng CTRSH sau khi thu gom của xã đƣợc vận
chuyển đi đâu? Có phƣơng pháp xử lý sau khi thu gom hay không?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Theo đánh giá của ông/bà công tác quản lý CTRSH tại địa phƣơng hiện
nay:
Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Kém
8. Theo ông/bà vấn đề bất cập nhất trong công tác thu gom và xử lý CTRSH của
địa phƣơng là gì:
Thiếu nhân công ý thức của ngƣời dân chƣa cao
Không có khu vực lƣu trữ Không có
phƣơng pháp xử lý
Khác:...........................................................................................
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
9. Theo ông/bà hạn chế/khó khăn lớn nhất đối với công tác quản lý CTRSH
của địa phƣơng hiện nay là:
Thiếu kinh phí Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn
Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật
Nhận thức về BVMT của chủ doanh nghiệp kém
Khác:........................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
III. Mục tiêu và định hƣớng công tác quản lý CTRSH
10. Xin ông/bà cho biết mục tiêu công tác quản lý CTRSH đến năm 2015 của
địa phƣơng:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
11. Xin ông/bà cho biết mục tiêu công tác quản lý CTRSH đến năm 2020 của
địa phƣơng:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
12. Xin ông bà cho biết định hƣớng phát triển nguồn nhân lực trong công tác
quản lý CTRSH của địa phƣơng:
….........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
13. Xin ông bà cho biết định hƣớng và xã hội hóa công tác quản lý CTRSH
của địa phƣơng:
….........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
IIV. Đề xuất/kiến nghị các hoạt động quản lý CTRSH giai đoạn 2011 –
2015 và định hƣớng đến 2020.
14. Theo ông/bà công tác quản lý CTRSH giai đoạn 2011 – 2015 và định
hƣớng đến 2020 cần ƣu tiên cho những hoạt động gì:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tại sao ông/bà lại lựa chọn vấn đề đó:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
15. Đề xuất/kiến nghị của ông/bà cho nhiệm vụ quản lý CTRSH giai đoạn
2011 – 2015 và định hƣớng đến 2020:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Xin cảm ơn ông (bà)! Quốc Oai, ngày.... tháng.... năm 2012

Người được phỏng vấn


(ký tên và đóng dấu)
PHIẾU THAM VẤN ĐỐI VỚI UBND CẤP XÃ
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG LUẬN VĂN “QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
( Thực hiện tham vấn đóng góp ý kiến về hiện trạng và giải pháp quản
lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích sử dụng trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Rất mong nhận đƣợc thông tin xác thực từ ông/bà)

A. THÔNG TIN CHUNG


1. Họ tên ngƣời đƣợc tham vấn:......................Giới tính: Nam Nữ
2. Cơ quan công tác:………………………chức vụ ……………………….
B. NỘI DUNG THAM VẤN
I. Thông tin chung về thôn
Số lƣợng xóm trong thôn:………………….xóm;
Số hộ dân trong thôn:………………………...hộ;
II. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng và công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt ( CTRSH)
3. Xin ông/bà cho biết vấn đề môi trƣờng bức xúc nhất hiện nay của thôn là
gì?
Cấp nƣớc Thoát nƣớc Nƣớc thải Tiếng ồn
Bụi và khí thải Chất thải rắn thông thƣờng
Chất thải rắn nguy hại
Khác:...........................................................................................................
Tại sao:…………………………………… …………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Xin ông/bà cho biết hiện trạng công tác thu gom CTRSH của thôn nhƣ thế
nào?
Số tổ thu gom:…………….tổ;
Số ngƣời thu gom/mỗi tổ:…………….ngƣời
Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt
Yếu Kém
Tại sao:……………………………………………………………...………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Xin ông/bà cho biết hiện trạng nguồn kinh phí mỗi hộ dân phải đóng cho
việc thu gom CTRSH nhƣ thế nào?
Kinh phí: …………………VNĐ/năm
6. Xin ông/bà cho biết, thôn có hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác quản lý
CTRSH không? Nếu có thì kinh phí là bao nhiêu?
Có không
Kinh phí:…………………..VNĐ/năm.
7. Xin ông/bà cho biết, hiện nay trong thôn có hoạt động gì nhằm phục vụ
công tác quản lý CTRSH hay không? Đó là hoạt động gì?
Có không
Hoạt động:…………………………………… ………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
8. Theo đánh giá của ông/bà công tác quản lý CTRSH trong thôn hiện nay:
Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Kém
Tại sao:………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
9. Theo ông/bà hạn chế/khó khăn lớn nhất đối với công tác quản lý CTRSH của
thôn hiện nay là:
Thiếu kinh phí Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn
Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật
Nhận thức về BVMT ngƣời dân còn hạn chế
Khác: ............................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
III. Mục tiêu và định hƣớng công tác quản lý CTRSH
10. Xin ông/bà cho biết mục tiêu công tác quản lý CTRSH đến năm 2015 của
thôn:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
11. Xin ông/bà cho biết mục tiêu công tác quản lý CTRSH đến năm 2020 của
thôn:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
12. Xin ông bà cho biết định hƣớng và xã hội hóa công tác quản lý CTRSH
của thôn:
….........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
IIV. Đề xuất/kiến nghị các hoạt động quản lý CTRSH giai đoạn 2011 –
2015 và định hƣớng đến 2020.
13. Theo ông/bà công tác quản lý CTRSH giai đoạn 2011 – 2015 và định
hƣớng đến 2020 cần ƣu tiên cho những hoạt động gì:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tại sao ông/bà lại lựa chọn vấn đề đó:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
................................................................................………………………….
14. Đề xuất/kiến nghị của ông/bà cho nhiệm vụ quản lý CTRSH giai đoạn
2011 – 2015 và định hƣớng đến 2020:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin cảm ơn ông (bà)! Quốc Oai, ngày.... tháng.... năm 2012

Người được phỏng vấn


(ký tên và ghi rõ họ tên)
PHIẾU THAM VẤN ĐỐI VỚI NGƢỜI QUẢN LÝ TRỰC
TIẾP TẠI ĐỊA PHƢƠNG

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG LUẬN VĂN “QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
( Thực hiện tham vấn đóng góp ý kiến về hiện trạng và giải pháp quản
lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích sử dụng trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Rất mong nhận đƣợc thông tin xác thực từ ông/bà)

A. THÔNG TIN CHUNG


1. Họ tên ngƣời đƣợc tham vấn:...................... Giới tính: Nam Nữ

2. Cơ quan công tác: …………………… chức vụ……………………

B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN


I. Thông tin chung
1. Xin ông/bà cho biết cơ cấu tổ chức thu gom rác thải:
SLcán bộ nhân viên …… ……; SL cán bộ quản lý…………;
SL nhân viên trực tiếp……......Số đội thu gom……………….;
thời gian và tần suất thu gom……………………………….
2. Xin ông/bà cho biết các trang thiết bị thu gom:
Số lƣợng xe đẩy………………………..; dung tích xe
đẩy………..…………. m3.
Số lƣợng xe ép rác………………………; thể tích thùng
chứa…………………m3.
3. Xin ông/bà cho biết khối lƣợng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt?
Khối lƣợng trung bình:……….tấn/ngày
Tỷ lệ rác thải vô cơ (túi nilon, nhựa, giấy, cao su, vải vụn, phế
liệu..):………………%.
Tỷ lệ rác thải hữu cơ …………%.
Tỷ lệ rác thải nguy hại (bình acquy, bóng đèn, pin) : ……%.
4. Xin ông/bà cho biết phƣơng pháp và công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt
(%):
Đốt………….; chôn lấp……..;
làm phân bón………;
Khác:…………………………………………
5. Xin ông/bà cho biết chƣơng trình đào tạo/ dự án đầu tƣ cho xử lý chất thải
rắn sinh hoạt
Có Không

Nếu có, xin ông (bà) cho biết một số chƣơng trình/dự án cụ thể đã và đang
triển khai trên địa phƣơng:
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
II. Đánh giá hiện trạng công tác thu gom xử lý chất thải rắn
6. Theo ông/bà công tác tổ chức thu gom, xử lý CTRSH đã hợp lý chƣa?
Rất hợp lý Hợp lý  Khá hợp lý
Chƣa hợp lý
Xin cho biết lý do cụ thể……………………………………………...
………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
7. Theo ông/bà trang thiết bị thu gom, xử lý CTRSH đã hợp lý chƣa?
Rất hợp lý Hợp lý  Khá hợp lý
Chƣa hợp lý
Xin cho biết lý do cụ thể………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
8. Theo ông/bà các điểm tập kết thu gom, xử lý CTRSH đã hợp lý chƣa?
Rất hợp lý Hợp lý 
Khá hợp lý Chƣa hợp lý
Xin cho biết lý do cụ thể………………………………………………...
………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
III. Các khó khăn và giải pháp
9. Xin ông/bà cho biết khó khăn hiện nay của công tác thu gom, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt là gì

Thiếu kinh phí Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn


Công tác quản lý
Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật Khác: …………

Xin cho biết lý do cụ thể……………………………...


………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
10. Theo ông/bà cần làm gì để nâng cao pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Tăng cƣờng nhân lực Tăng cƣờng trang thiết bị


Đào tạo/tập huấn
Khác: ……………………………………………………………

Xin cho biết cụ thể các yêu cầu:…………………… ………...


………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
IV. Đề xuất/Kiến nghị
11. Đề xuất/kiến nghị của ông (bà) về vấn đề thu gom và vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt trên địa phƣơng cho giai đoạn … và định hƣớng đến 2020:
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………….……………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Xin cảm ơn ông (bà)! Quốc Oai, ngày.... tháng.... năm 2012

Người được phỏng vấn


(ký tên và ghi rõ họ tên)
PHIẾU THAM VẤN

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG LUẬN VĂN “QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
( Thực hiện tham vấn đóng góp ý kiến về hiện trạng và giải pháp quản
lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích sử dụng trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Rất mong nhận đƣợc thông tin xác thực từ ông/bà)

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ tên ngƣời đƣợc tham vấn:................... Giới tính: Nam Nữ

2. Cơ quan công tác: ………………………chức vụ……………………

B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

I. Thông tin chung


1 . Xin cho biết mỗi ngày ông/bà đi thu gom rác mấy lần?
 1 lần  2 lần  3 lần Số khác ……
Việc thu gom rác đƣợc tiến hành vào thời gian nào trong ngày?
 Sáng (5h ÷ 8h)  Trƣa (10h30' ÷ 11h30')
Chiều (17h ÷ 19h) Thời gian khác: …………
2 . Số xe rác mà ông/bà thu gom đƣợc trong một ngày?
1 xe  2 xe  3 xe Số khác …….
3. Đơn vị ông/bà có bao nhiêu ngƣời?: ………. ngƣời.
SL nhân viên trực tiếp: ……….ngƣời;
SL nhân viên lái xe: ………………. ngƣời;
SL nhân viên làm việc tại các điểm tập kết rác là:
………………………. ngƣời;
4. Số xe đẩy rác mà đơn vị ông/bà phụ trách là bao nhiêu?
 5 xe  10 xe  20 xe  Số khác ……
Thể tích thùng chứa của mỗi xe đẩy là bao nhiêu? ……………… m3
5. Lƣợng rác trung bình mỗi ngày đơn vị ông/bà thu gom đƣợc là bao nhiêu?
…………… tấn.
6 . Trong rác thải sinh hoạt mà ông/bà thu gom trên địa bàn, lƣợng rác thải vô
cơ (túi nilon, nhựa, giấy, cao su, vải vụn, phế liệu…) chiếm tỷ lệ khoảng bao
nhiêu %?
 30%  50%  70% Số khác …… %
7. Trong rác thải sinh hoạt mà ông/bà thu gom trên địa bàn, lƣợng rác thải
nguy hại (bơm kim tiêm, băng keo, lọ đựng hóa chất nguy hại…) chiếm tỷ lệ
khoảng bao nhiêu %?
 1%  2%  3% Số khác …… %

8. Ông/bà cho biết số điểm tập kết rác sau khi thu gom trên địa bàn mà ông/bà
phụ trách là bao nhiêu? …….. điểm. Vị trí các điểm tập kết rác thải?
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
II. Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
9 . Theo ông/bà số lƣợng phƣơng tiện (xe đẩy tay, xẻng, chổi, xe ép rác, xe
chở rác,...) nhƣ hiện nay có đáp ứng đƣợc yêu cầu thu gom rác trên địa bàn
mà ông/bà phụ trách chƣa?
 Rất tốt  Tốt  Trung bình Chƣa đáp ứng
10. Theo ông/bà vị trí tập kết rác nhƣ hiện nay đã hợp lý chƣa?
Rất hợp lý  Hợp lý  Khá hợp lý Chƣa hợp lý
Tại sao?
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
11. Theo ông/bà thời gian thu gom rác nhƣ hiện nay đã hợp lý chƣa?
Rất hợp lý  Hợp lý  Khá hợp lý Chƣa hợp lý
Tại sao?
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
III. Các khó khăn/ giải pháp
12. Xin ông/bà cho biết khó khăn hiện nay của công tác thu gom, xử lý rác
thải sinh hoạt là gì

Thiếu kinh phí Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn


Công tác quản lý
Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật Khác:………………

Xin cho biết lý do cụ thể………………………………………………...


………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
13. Theo ông/bà cần làm gì để nâng cao pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Tăng cƣờng nhân lực Tăng cƣờng trang thiết bị


Đào tạo/tập huấn
Khác:…………………………

Xin cho biết cụ thể các yêu cầu:…………… ………………………………


………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
II.2. Đề xuất/kiến nghị
14. Ông/bà có kiến nghị gì về vấn đề thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa
bàn ông/bà phụ trách không?
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
15. Ông/bà có kiến nghị gì về vấn đề thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa
phƣơng mình không?
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………
…………………………………….
…………………………………………………………………………………
Xin cảm ơn ông (bà)! Quốc Oai, ngày.... tháng.... năm 2012

Người được phỏng vấn


(ký tên và ghi rõ họ tên)
PHIẾU THAM VẤN ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN ĐỊA PHƢƠNG

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG LUẬN VĂN “QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
( Thực hiện tham vấn đóng góp ý kiến về hiện trạng và giải pháp quản
lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích sử dụng trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Rất mong nhận đƣợc thông tin xác thực từ ông/bà)

A. THÔNG TIN CHUNG


1. Họ tên:................................ .Giới tính: Nam Nữ
2. Địa chỉ:…………………………… ……………
B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
I. Hiện trạng phát sinh về khối lƣợng và thành phần CTRSH
1. Xin ông/bà cho biết, tác hại của rác thải tới môi trƣờng sống xung quanh
nhƣ thế nào?
Là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng Là nguồn gây bệnh
Không biết
2. Xin ông/bà cho biết mỗi ngày, lƣợng rác thải sinh hoạt ra của gia đình
khoảng bao nhiêu kg? chủ yếu là những loại rác nào?
Rác thải vô cơ:………..kg; Rác thải hữu cơ: ………kg;
Rác thải nguy hại:…………………..kg Khác:………………………..
Ông/bà có thể ƣớc lƣợng khối lƣợng và tỉ lệ (%) các thành phần sau trong rác
thải gia đình mình:
Thực phẩm thừa :……………. Đất, đá:… Gỗ:…………
Nhựa, nylong:……………….. Giấy, vải:………
Khác:………………
3. Xin ông/bà cho biết hầu hết các gia đình trong xóm có phân loại rác thải
ngay tại nhà không?
Có Không
4. Xin ông/bà cho biết hầu hết rác thải tại các gia đình trong xóm đƣợc thu
gom vào:
Dụng cụ có nắp Túi nylon Đổ ra đƣờng
Dụng cụ không có nắp Khác:……………….
Trong đó, rác đƣợc thu gom bằng dụng cụ nào là nhiều
nhất:....................................................................................................................
.............................................................................................................................
5. Xin ông/bà cho biết về nhu cầu thu gom và xử lý rác thải của ngƣời dân
trong xóm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Xin ông/bà cho biết nhận thức chung về tác hại của CTRSH nếu không
đƣợc thu gom và xử lý của ngƣời dân trong xóm nhƣ thế nào?
Là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng
Là nguồn gây bệnh
Làm mất mỹ quan Không biết
II. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng và công tác quản lý CTRSH tại khu
vực sinh sống
7. Xin ông/bà cho biết, trong xóm có tổ thu gom rác thải không?
Có Không
Nếu có thì xin ông bà cho biết:
7.1. Tên đơn vị/ngƣời thu gom:………………………………………………
có bao nhiêu ngƣời:………ngƣời? số lần thu gom:…………lần/ngày; thời
gian thu gom:….....h.
7.2. Theo ông/bà công tác tổ chức thu gom, xử lý rác thải đã hợp lý chƣa?
Rất hợp lý Hợp lý  Khá hợp lý
Chƣa hợp lý
Tại sao:……………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
………………………………………............................................................
7.3. Theo ông/bà trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải đã đầy đủ và phù hợp
chƣa?
Rất đầy đủ và phù hợp Đầy đủ và phù hợp Chƣa đầy đủ
và phù hợp
Tại sao:……………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………
…………………...….………………………………………………………
………………………………………............................................................
8. Xin ông/bà cho biết lệ phí thu gom CTRSH hàng tháng là bao nhiêu? Cách
thức đóng nhƣ thế nào?
Lệ phí:……………………VNĐ/năm.
Cách thức thu phí nhƣ thế nào?
Theo tuần Theo tháng  Khác:…………….
9. Ông/bà đánh giá thế nào về hiện trạng công tác thu gom CTRSH tại khu
vực ông/bà đang sinh sống?
Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Kém
Tại sao:……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
10. Xin ông/bà cho biết vấn đề cần quan trâm nhất trong công tác quản lý
CTRSH hiện nay tại khu vực ông/bà đang sinh sống là gì?
Thu gom Vận chuyển Lƣu trữ
Xử lý Khác:............................................

III. Đề xuất/ kiến nghị


11. Xin ông/bà cho biết những mong muốn của ông/bà về công tác quản lý
CTRSH trong tƣơng lai?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tại sao ông/bà lựa chọn vấn đề đó?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

Xin cảm ơn ông (bà)! Quốc Oai, ngày.... tháng.... năm 2012
Người được tham vấn
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH KHẢO SÁT

Hình 1: Dụng cụ đựng rác

Hình 2: Bãi chôn lấp rác thải tại Hình 3: Bãi rác thải tự phát xã Đồng Quang
Hình 4: Bãi rác tự phát

Hình 5: Thu gom rác thải

You might also like