You are on page 1of 24

Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

PGS. TS. §oμn Do·n TuÊn - KS. TrÇn ViÖt Dòng

Kü THUËT TH¢M CANH


Vμ CÊP N¦íC T¦íI
CHO C¢Y B¦ëI

Nhμ xuÊt b¶n N«ng nghiÖp


Hµ Néi - 2011

2
Lêi nãi ®Çu Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

canh tác, chăm sóc cây Bưởi qua từng thời kỳ sinh trưởng để
cây Bưởi phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
LỜI NÓI ĐẦU
Phần II. Kỹ thuật thu trữ nước tưới trên đất dốc: Giới thiệu về
Bưởi là loại quả cao cấp, có giá trị về mặt dinh dưỡng và kinh tế kỹ thuật thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thu trữ mưa để
cao, là mặt hàng xuất khẩu với khối lượng lớn. Ở nước ta Bưởi cấp nước tưới trong những giai đoạn thiếu nước nhằm tăng năng
được trồng ở nhiều vùng khác nhau. Một trong những vùng Bưởi suất cây trồng. Hệ thống thu trữ nước được xây dựng trên cơ sở
có chất lượng tốt, uy tín và thương hiệu từ nhiều năm nay là xem xét, phân tích các yếu tố khí hậu, địa hình, đất đai, cây trồng.
Bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ. Những năm gần đây, diện tích trồng Phần III. Biện pháp giữ ẩm và chống xói mòn: Giới thiệu sự kết
Bưởi đang giảm nhiều, mặc dù đã có nhiều dự án khôi phục lại hợp trồng cây Bưởi với các biện pháp canh tác tổng hợp giữ ẩm
thương hiệu Bưởi Đoan Hùng nhưng diện tích trồng vẫn còn và chống xói mòn, bảo vệ đất bằng trồng cây lạc dại, tủ gốc
nhỏ lẻ, mang tính cục bộ, năng suất không cao. Có nhiều nguyên bằng rơm rạ và đào mương cắt dốc.
nhân dẫn tới tình trạng như hiện nay: biện pháp kỹ thuật thâm
canh không đồng bộ, triệt để, các kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế Cuốn sách này nhằm trang bị kiến thức phục vụ đào tạo và thực
nhất là một số khâu: quản lý nước, bón phân, dịch hại... hành cho các cán bộ, kỹ sư thủy lợi, khuyến nông và bà con
nông dân tại các địa phương, đồng thời làm sách tham khảo cho
Nhằm đưa ra những biện pháp canh tác thích hợp cho cây Bưởi, sinh viên và các nhà nghiên cứu.
Trung tâm Tư vấn PIM, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, trong
khuôn khổ đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng Tuy viết chủ yếu cho cây Bưởi vùng núi trung du phía Bắc
các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ nhưng các kiến thức, kinh nghiệm trong cuốn sách này có thể
phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc” vận dụng cho cây ăn quả nói chung thuộc vùng núi, trung du
đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm và xây dựng mô hình thâm trong nhiều miền của đất nước.
canh và tưới cho cây Bưởi tại Đoan Hùng, Phú Thọ thu được kết Các tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ,
quả khả quan. Các vấn đề nghiên cứu bao gồm: chế độ tưới, kỹ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tạo nhiều điều kiện
thuật thu trữ nước, kỹ thuật canh tác tổng hợp và quy trình thuận lợi để triển khai nghiên cứu. Xin cảm ơn các chuyên gia,
chăm sóc Bưởi trên đất dốc. Cuốn sách kỹ thuật này tổng kết kết các nhà khoa học đã góp ý cho cuốn sách, xin cảm ơn Nhà xuất
quả đạt được của đề tài, phổ biến kinh nghiệm nhằm hỗ trợ nông bản Nông nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để xuất bản
dân phục hồi sản xuất Bưởi ở vùng núi và trung du phía Bắc. cuốn sách này.
Cuốn sách gồm 3 phần: Thay mặt các tác giả
Phần I. Kỹ thuật thâm canh cây Bưởi: Trình bày tổng thể về quá PGS. TS. Đoàn Doãn Tuấn
trình sinh trưởng và phát triển, cũng như các biện pháp kỹ thuật

3 4
Môc lôc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

2.3. Ví dụ tính toán dung tích bể cho mô hình Bưởi


tại Đoan Hùng - Phú Thọ .................................................... 26
MỤC LỤC 2.4. Hệ thống thu nước .................................................................. 29
Lời nói đầu................................................................................................... 3 2.5. Hệ thống xử lý.......................................................................... 30
Phần I. Kỹ thuật thâm canh cây Bưởi ............................................. 7 2.6. Bể trữ nước................................................................................ 32
1. Đặc điểm thực vật học của cây Bưởi ........................................... 7 2.7. Bể trộn phân .............................................................................. 35
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bưởi từ 1 ÷ 3 năm tuổi ... 10 2.8. Hệ thống ống tưới ................................................................... 35
2.1. Yêu cầu về điều kiện sinh thái............................................ 10 2.9. Quản lý, vận hành hệ thống ................................................. 36
2.2. Yêu cầu về giống .................................................................... 10 Phần III. Kỹ thuật giữ ẩm và chống xói mòn ............................ 39
2.3. Thiết kế vườn ........................................................................... 11 1. Che phủ đất bằng lạc dại ............................................................... 39
2.4. Kỹ thuật trồng .......................................................................... 12 1.1. Tác dụng của cây lạc dại....................................................... 39
2.5. Kỹ thuật chăm sóc .................................................................. 13 1.2. Kỹ thuật trồng lạc dại ............................................................ 40
3. Kỹ thuật chăm sóc cây Bưởi thu hoạch ................................... 15 1.3. Chăm sóc lạc dại ..................................................................... 41
3.1. Làm cỏ ........................................................................................ 15 2. Tủ gốc ................................................................................................. 42
3.2. Bón phân .................................................................................... 15 2.1. Tác dụng của tủ gốc ............................................................... 42
3.3. Cắt tỉa cành ............................................................................... 16 2.2. Cách tủ gốc................................................................................ 42
3.4. Phòng trừ sâu bệnh hại .......................................................... 16 2.3. Chăm sóc.................................................................................... 43
3.5. Chế độ nước cho cây Bưởi .................................................. 18 3. Kết quả canh tác tổng hợp xen lẫn với trồng Bưởi............... 43
3.6. Thu hoạch và bảo quản ......................................................... 20 4. Chống xói mòn bằng mương cắt dốc ........................................ 43
Phần II. Kỹ thuật thu trữ nước tưới trên đất dốc................... 21 4.1. Tác dụng..................................................................................... 43
1. Các vấn đề cần xem xét khi thiết kế hệ thống 4.2. Cách đào..................................................................................... 43
thu trữ nước ....................................................................................... 21 4.3. Bảo quản rãnh .......................................................................... 44
2. Thiết kế hệ thống thu trữ nước.................................................... 23 Phần kết ..................................................................................................... 45
2.1. Nhu cầu nước và chế độ tưới cho cây Bưởi ................... 23 Tài liệu tham khảo................................................................................. 47
2.2. Dung tích bể ............................................................................. 24

5 6
PhÇn I. Kü thuËt th©m canh c©y b−ëi Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

- Các đợt lộc trong năm:


Phần I + Lộc xuân: bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, số lượng cành xuân
tương đối nhiều, chiều dài cành tương đối ngắn. Cành xuân
KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY BƯỞI
mang hoa gọi là cành quả, không mang hoa gọi là cành dinh
Bưởi là loại quả cao cấp, có giá trị về mặt dinh dưỡng và kinh tế dưỡng. Với cành quả thì không có lá hoặc ít lá thì tốt hơn. Trên
cao, là mặt hàng xuất khẩu với khối lượng lớn. Canh tác Bưởi ở 90% cành quả của Bưởi là cành xuân 1 ÷ 2 năm tuổi. Chất lượng
vùng đồi núi đã có từ lâu, nhiều vùng đã có thương hiệu. Một cành xuân đối với sự ra hoa kết quả là rất quan trọng.
trong những vùng Bưởi có chất lượng tốt, uy tín từ nhiều năm nay + Lộc hè: xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7, không ra tập trung,
là Bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ. Những năm gần đây, diện tích sinh trưởng không đều đặn, cành thường to, dài, đốt thưa. Cành
trồng Bưởi đang giảm nhiều, mặc dù đã có nhiều dự án khôi phục mùa hạ nhiều sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với quả gây rụng quả,
lại thương hiệu Bưởi Đoan Hùng nhưng diện tích trồng vẫn còn ảnh hưởng này là tương đối lớn.
nhỏ lẻ, mang tính cục bộ, năng suất không cao. Có nhiều nguyên
+ Lộc thu: xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, mọc đều và nhiều
nhân dẫn tới tình trạng như hiện nay: biện pháp kỹ thuật thâm
hơn lộc hè. Vai trò chủ yếu trong việc tạo tán, cải thiện bộ máy
canh không đồng bộ, triệt để; các kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế
quang hợp, cần thiết cho sinh trưởng và phân hoá mầm hoa.
nhất là một số khâu như quản lý nước, bón phân, dịch hại...
+ Lộc đông: xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 12, thường ít, cành
Phần này giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể về quá trình sinh
ngắn, lá vàng xanh, nếu xuất hiện nhiều sẽ làm tiêu hao dinh
trưởng và phát triển, cũng như các biện pháp kỹ thuật giúp cây
dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển mầm hoa của cành quả.
Bưởi phát triển mạnh khỏe, năng suất cao.
Việc phân chia các đợt lộc sinh trưởng chỉ mang tính tương đối,
1. Đặc điểm thực vật học của cây Bưởi nó còn phụ thuộc vào tuổi cây, giống, điều kiện canh tác, sinh
Bưởi là một loài thuộc họ cam quýt (Rutaceae), Chi Citrus, tên thái của từng vùng trồng.
khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck. - Đặc điểm lá:
Bưởi là cây ăn quả sống lâu năm, thân gỗ, lá xanh quanh năm, Lá đơn, cuống dài, phiến tương đối rộng, có eo lá. Tuổi của lá
thân cao, tán có dạng tròn tự nhiên, hình tròn dẹt hoặc hình nón. Bưởi là từ 17 đến 24 tháng. Tỉ lệ lá và quả trên cây có ý nghĩa
Cành to khỏe, dày, thưa tuỳ giống. Hoa, lá, hạt, quả đều to hơn quyết định đến năng suất và chất lượng Bưởi, tùy theo giống mà
so với cam quýt, cành lá phát triển mạnh. tỉ lệ này khác nhau.

7 8
PhÇn I. Kü thuËt th©m canh c©y b−ëi Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

- Hoa và các đặc điểm thụ phấn, thụ tinh của Bưởi: Với cây hàng năm, sự ra hoa đánh dấu thời kỳ sinh trưởng sinh
Là loại hoa tơ chùm hay tự bông, hoa có mang lá hoặc không. thực bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Bưởi là cây lâu năm, ra hoa là
Hoa không mang lá chiếm số lượng nhiều hơn. Tràng hoa có từ một giai đoạn trong chu kỳ hàng năm, khi hoa xuất hiện đánh
dấu sự thay đổi về ưu thế sinh trưởng: sinh trưởng sinh thực bắt
3 ÷ 5 cánh tách rời, 3 ÷ 6 cánh hoa, màu trắng, dày. Nhị đực từ
đầu chiếm ưu thế hơn.
22 ÷ 47 chiếc. Đầu nhụy thường to và cao hơn các bao phấn.
Với cấu tạo này, Bưởi được coi là cây tự thụ phấn khai hoa dễ 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bưởi từ 1 ÷ 3 năm tuổi
dàng, từ khi nở đến khi tàn hoa chừng hơn 1 tháng, Bưởi ra hoa
2.1. Yêu cầu về điều kiện sinh thái
rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu lại kém (chỉ 1÷ 2%).
a) Nhiệt độ: Vùng trồng Bưởi có nhiệt độ từ 8 ÷ 39 oC, nhiệt độ
- Quả và tập tính của quả:
thích hợp cho cây Bưởi là 23 ÷ 29 oC, nhiệt độ thấp hơn 13 oC
Quả Bưởi thuộc loại quả cam, do bầu phát dục mà thành. Vách cây Bưởi ngừng sinh trưởng. Vào thời kỳ phân hóa mầm hoa
ngoài của bầu phát thành vỏ ngoài của quả, vách giữa thành lớp (tháng 11, 12) yêu cầu nhiệt độ thấp hơn 25 oC, thời kỳ nở hoa,
cùi, vách trong gọi là tâm thất phát dục thành múi với nước dính thụ phấn (tháng 2, 3) yêu cầu nhiệt độ lớn hơn 20 oC, thời kỳ
và hạt bên trong. Cây Bưởi từ khi ra hoa đến khi đậu quả phải rụng quả sinh lý nhiệt độ dưới 34 oC.
trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là rụng nụ, sau đó giai đoạn 2
là sự rụng hoa và giai đoạn 3 là sự rụng sinh lý của quả. b) Mưa: Lượng mưa bình quân năm 1000 ÷ 2000 mm, phân bố
đều các tháng trong năm, là vùng ít ảnh hưởng của điều kiện
- Đặc điểm sinh trưởng: thời tiết bất thường trong thời kỳ ra hoa và quả non như: mưa
Cây lâu năm có 2 chu kỳ sinh trưởng là chu kỳ lớn và chu kỳ nhỏ. đá, lốc xoáy…
Chu kỳ lớn: Là chu kỳ sống của cây, được tính từ khi thụ phấn, c) Đất trồng: Bưởi được trồng trên các loại đất phù sa, đất cát
thụ tinh hình thành hạt đến lúc chết. Gồm giai đoạn sinh trưởng pha hoặc thịt nhẹ, trồng ở vùng có địa hình bằng phẳng hoặc có
sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực, già hóa và chết. độ dốc <15 oC, có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đất tơi
Chu kỳ nhỏ, là chu kỳ sống hàng năm của cây. Ra lộc, phân hóa xốp, thấm nước tốt, tầng canh tác >0,7m, pH thích hợp 5,5 ÷ 6,5.
mầm hoa, ra hoa, đậu quả, rụng lá... 2.2. Yêu cầu về giống
Hoa nở là thời điểm quan trọng nhất trong chu kỳ sinh trưởng Giống phải được lấy từ những cây đầu dòng đã được tuyển chọn.
của cây trồng, nó đánh dấu sự thay đổi tương quan sinh trưởng. Có thể dùng cành ghép hoặc cành chiết. Cành ghép lâu tạo tán

9 10
PhÇn I. Kü thuËt th©m canh c©y b−ëi Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

hơn so với cành chiết. Cành ghép lâu ra quả hơn nhưng tuổi thọ d) Đào hố và bón lót:
lâu hơn cành chiết. Cây giống phải sinh trưởng khỏe, tán cây hình Làm đất, phơi đất đối với những vùng trồng mới khai hoang
bán cầu, ra hoa vào tháng 1÷2, thu hoạch vào tháng 10÷11, năng khoảng 20 ÷ 25 ngày.
suất trung bình đạt 100 ÷ 200 quả/cây, trọng lượng trung bình quả
- Đào hố: Vùng đồng bằng, phù sa ven sông đào hố với kích
từ 0,8 ÷ 1,1 kg, đường kính từ 10 ÷ 13 cm, chiều cao từ 12 ÷ 15 cm.
thước tối thiểu là 0,6 × 0,6 × 0,6 m, đất đồi kích thước tối thiểu
2.3. Thiết kế vườn là 0,8 × 0,8 × 0,8 m.
a) Chuẩn bị đất trồng: Dọn vệ sinh vườn trồng, không để cây
Khi đào đất thì bỏ lớp đất mặt một bên để trộn với phân bón lót
tạp, cây khác, cây lâm nghiệp. Làm sạch cỏ dại, gốc cây lớn, các
để lấp bằng mặt hố. Lớp đất phía dưới đắp lên trên mặt hố (10 ×
vùng trũng phải được san lấp. Những vùng bằng phẳng hoặc có
15 cm), đắp thành vòng quanh miệng hố.
độ dốc không quá lớn (<5o) có thể cày khoảng 20 cm sau đó san
phẳng và nhặt sạch cỏ. - Bón lót: Lượng phân bón lót cho một hố

b) Thiết kế vườn trồng: + Phân chuồng: 50 ÷ 70 kg


- Đối với đất vùng đồng bằng, phù sa ven sông hoặc đất có độ dốc + Phân lân: 0,7 ÷ 1 kg
nhỏ <5o được thiết kế theo lô, thửa, mỗi lô từ 0,1 ÷ 0,5 ha. Trong + Phân kali: 0,2 ÷ 0,3 kg
mỗi lô, hàng cây được bố trí thành các băng, luống và có rãnh thoát
nước rộng 0,3 ÷ 0,5 m, sâu 0,3 ÷ 0,4 m từ 2 ÷ 4 hàng cây/luống. + Vôi bột: 0,8 ÷ 1 kg

- Đối với đất có độ dốc từ 5o ÷ 15o thiết kế hàng cây theo đường Đào hố, bón lót phải xong trước khi trồng 30 ngày.
đồng mức, mỗi đường đồng mức là 1 hàng Bưởi. Chia thành các 2.4. Kỹ thuật trồng
lô rộng 0,1 ÷ 0,5 ha, giữa các lô có đường chia lô rộng 2,5 ÷ 3 m
a) Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp là vụ xuân từ tháng 2 ÷ 4,
kết hợp làm đường đi lại chăm sóc Bưởi (có thể xác định đường
vụ thu từ tháng 8 ÷ 10.
đồng mức bằng ống Tivo hoặc thước chữ A).
b) Cách trồng:
c) Mật độ và khoảng cách trồng:
- Đào một lỗ nhỏ ở tâm hố đã được đào và lấp sẵn, xé bỏ túi bầu,
Khoảng cách trồng Bưởi thích hợp là 5 × 6 m hoặc 6 × 6 m
đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ cao hơn mặt đất 3 ÷ 5 cm,
tương ứng với 280 ÷ 335 cây/ha.
lấp đất và dùng tay ấn nhẹ xung quanh bầu. Sau khi trồng xong

11 12
PhÇn I. Kü thuËt th©m canh c©y b−ëi Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

cắm cọc chéo và buộc cố định bằng dây. Tủ gốc giữ ẩm cho cây Bảng 1-1. Lượng phân bón thời kỳ đầu khi mới trồng Bưởi
bằng rơm, rạ rộng 1m, dày 10 ÷15 cm, cách gốc 10 cm. Tưới
Lượng phân bón (kg/cây) Thời gian bón/ tỉ lệ bón
nước liên tục 1 ÷ 2 ngày/lần (trong 1 tuần sau khi trồng) để làm Tuổi Phân
chặt gốc và giữ ẩm cho cây (tưới 30 ÷ 40 lít nước/lần). Sau đó cây hữu Đạm Vôi Tháng Tháng Tháng Tháng
Lân Kali
bột 2 5 8 11
tưới 5 ÷ 7 ngày/lần trong tháng đầu tiên, tháng thứ 2 tưới định cơ
kỳ 2 ÷ 3 lần/tháng. Năm 0,15- 0,1- 0,1- Phân
1 0,2 0,15 0,2 40% hữu cơ
2.5. Kỹ thuật chăm sóc Năm 25 0,2- 0,3- 0,1- 0,5 đạm 30% 30% +
đạm + đạm + 100%
a) Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ, nhất là vị trí quanh gốc 2 0,3 0,4 0,2 + 20% 20% phân
40% kali kali lân +
từ 40 ÷ 50 cm, vì vị trí này là nguồn gây bênh chủ yếu cho Bưởi. Năm 25 0,4- 0,6- 0,2- 0,8
kali
3 0,5 0,8 0,3 20%
Dùng rơm, rạ tủ quanh gốc, cách gốc 10 ÷ 15 cm để giữ ẩm và Kali
hạn chế cỏ dại. Khi cây Bưởi còn nhỏ có thể trồng xen những
cây họ đậu như lạc, đậu tương hoặc cây rau: như rau ngót...
nhưng phải cách gốc từ 0,8 ÷ 1 m để phòng trừ cỏ dại và giảm
xói mòn đất.
b) Bón phân:
Cách bón:
- Năm thứ 1÷2 có thể sử dụng nước phân chuồng pha loãng, tưới
với lượng 7 ÷ 10 lít/cây. Trước khi tưới xới nhẹ, sâu 5 ÷ 7 cm
xung quanh theo hình chiếu của gốc vào phía gốc cây 20 cm,
sau đó tưới phân, sau đó lấp lại.
- Sử dụng phân hữu cơ bằng cách rạch hố rộng 20 cm, sâu 5 ÷ 7 cm
theo hình chiếu của tán, bỏ phân, tưới nước để phân hòa tan, rồi
lấp đất kín.
Hình 1.1. Bón phân cho Bưởi

13 14
PhÇn I. Kü thuËt th©m canh c©y b−ëi Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

c) Kỹ thuật tưới nước: - Bón phân vô cơ: Đào rãnh xung quanh tán cây theo hình chiếu
Cây Bưởi cần độ ẩm trong khoảng 60 ÷ 80% độ ẩm tối đa đồng của tán cây, với bề rộng 20 ÷ 30 cm, sâu 20 cm, bỏ phân đều
ruộng. Thường xuyên tưới nước cho cây, tưới đều xung quanh xung quanh gốc rồi tưới nước để hòa tan phân rồi lấp đất hoặc
bán kính của tán cây. Nếu thời tiết không mưa, quan sát thấy đất hòa tan phân trước rồi tưới theo rãnh đã đào.
không vo thành viên được (đất phù sa, đất thịt nhẹ và trung - Nên bón vôi định kỳ cùng với đợt bón sau khi thu hoạch để
bình) thì tiến hành tưới đến khi dùng ngón tay ấn xuống đất thấy điều hòa độ pH trong đất từ 5,5 ÷ 6,5.
ướt ngón tay (đất phù sa), vo thành viên nắn không vỡ (với đất
thịt nhẹ và trung bình) hoặc có thể áp dụng theo thời gian như Bảng 1-2. Lượng phân bón cho thời kỳ thu hoạch
sau: khoảng 3 tuần tưới một lần từ tháng 11 đến tháng 4, khoảng Lượng phân bón (kg/cây) Thời gian bón/ tỉ lệ bón
2 ÷ 3 tuần tưới một lần từ tháng 5 đến tháng 10.
Tuổi Phân Tháng
Tháng 1- Sau khi
d) Chăm sóc khác: cây hữu Vôi 4-5
Đạm Lân Kali 2 (thúc thu
bột (thúc
cơ hoa) hoạch
- Phải tiến hành dặm những cây bị chết, cây sinh trưởng kém. quả)

- Cắt tỉa cây theo hình bán cầu, để cây sinh trưởng đều và chống 4-6 30-50 0,7- 0,5- 0,3- 1-3 40% đạm 20% Phân hữu
0,9 0,6 0,4 + 40% đạm + cơ +
đổ tốt. Ngoài ra phải cắt tỉa những cành bị bệnh, cành sinh 20% 100%
Năm 60-70 1-1,5 0,8- 0,6- kali
trưởng kém... kali phân lân
thứ 1 0,7
+ 40%
6 trở
3. Kỹ thuật chăm sóc cây Bưởi thu hoạch Kali +
đi
40% đạm
3.1. Làm cỏ:
Thường xuyên làm sạch cỏ dại xung quanh gốc, san bằng lại 3.3. Cắt tỉa cành:
những vị trí trũng quanh gốc, không để đọng nước gây rụng quả. Cắt tỉa cành vào thời kỳ sau khi thu hoạch. Cắt bỏ những cành
3.2. Bón phân mọc quá dày, cành vóng, cành tăm, cành khô, cành sâu bệnh.
Cách bón: 3.4. Phòng trừ sâu bệnh hại
- Bón phân hữu cơ: Có thể pha loãng, đào rãnh xung quanh tán a) Sâu vẽ bùa:
cây theo hình chiếu của tán cây, với bề rộng 20 ÷ 30 cm, sâu 20 - Thời gian xuất hiện: Quanh năm, nhất là khi cây 3 ÷ 4 tuổi.
cm, tưới nước phân theo rãnh sau đó lấp đất.

15 16
PhÇn I. Kü thuËt th©m canh c©y b−ëi Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

- Phòng trừ: Phun thuốc diệt sâu 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng e) Bệnh chảy gôm:
thuốc Decis 2,5EC 0,1 ÷ 0,15% hoặc Polytrin 50EC 0,1 ÷ 0,2%. - Thời gian xuất hiện: Từ tháng 5 ÷ 10.
b) Sâu đục thân: - Phòng trừ: Đẽo sạch lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng thuốc
- Thời gian xuất hiện: Từ tháng 3 ÷ 9. Boocdo 2% phun lên cây và quét trực tiếp và chỗ bị bệnh.
g) Bệnh greening:
- Phòng trừ: Cắt tỉa cành, quét vôi vào gốc sau thu hoạch, bắt diệt
xén tóc đẻ trứng. Phát hiện sớm vết đục dùng dây thép luồn vào - Thời gian xuất hiện: Các thời kỳ của cây Bưởi.
chỗ đục để bắt sâu hoặc bơm thuốc xông hơi vào lỗ như: Ofatox - Phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh, phun thuốc Decis 2,5 EC
400EC 0,1%, Supracide 40ND 0,2% sau đó bịt miệng lỗ lại. 0,1 ÷ 0,15%, Trebon 0,1 ÷ 0,15%. Cắt bỏ những cành bị bệnh
c) Nhện hại: đem đốt hoặc trồng xen cây ổi để hạn chế Rầy chổng cánh.
h) Ruồi vàng:
- Thời gian xuất hiện: Tháng 3 ÷ 4, tháng 7 ÷ 9.
- Thời gian xuất hiện: Tháng 10 ÷ 11, khi sắp thu hoạch quả.
- Phòng trừ: Dùng thuốc Comite, Ortus 50EC hoặc Pegasus 250
pha nồng độ 0,1 ÷ 0,2% phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. - Phòng trừ: Phun thuốc Dipterex nồng độ 0,2% để phun lên
Nếu đã bị nhện phá hại phun những loại trên 2 ÷ 3 lần cách 5 ÷ 7 quả. Nên phun trước khi ruồi gây hại. Khi phun thuốc phải cẩn
thận. Thuốc Dipterex độc đối với người. Nên phun ít nhất là 2
ngày phun một lần.
tuần trước khi thu hoạch; dùng bẫy bả sử dụng hỗn hợp 5 ml mật
d) Rệp: ong và 0,1 đến 0,15% thuốc Dipterex trong 1 lít nước rồi đổ vào
chai nhựa Plastic đã được cắt ra, lắc đều rồi buộc lên cành cây (1
- Thời gian xuất hiện: Tháng 3 ÷ 4, tháng 8 ÷ 10.
bẫy/1 cây). Có thể bỏ thêm vài lát cam mỏng tăng sự thu hút
- Phòng trừ: Dùng thuốc Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với ruồi vàng vào bẫy hoặc dùng bẫy dính ruồi.
nồng độ 0,1 ÷ 0,2% phun 1 ÷ 2 lần ở thời kỳ lá non. 3.5. Chế độ nước cho cây Bưởi
đ) Bệnh loét và bệnh sẹo: Bưởi phải được cung cấp độ ẩm đầy đủ trong suốt thời kỳ sinh
- Thời gian xuất hiện: Bênh loét: tháng 4÷10, cây mới trồng 1÷3 trưởng. Một số thời điểm quan trọng phải tưới: Thời kỳ phân
hóa mầm hoa (tháng 11, tháng 12), thời kỳ ra hoa (tháng 1, 2),
năm tuổi; Bệnh sẹo từ tháng 3÷8.
thời kỳ quả non và rụng quả sinh lý (tháng 4). Quy trình tưới khi
- Phòng trừ: Phun thuốc Boocdo 1÷2% hoặc Kasuran 0,2%. không có mưa cụ thể như sau:

17 18
PhÇn I. Kü thuËt th©m canh c©y b−ëi Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

+ Sau khi thu hoạch để thời gian khô hạn khoảng 20 ÷ 25 ngày. - Bắt đầu tưới quan sát:
Thời gian này cây cần khô hạn để phân hóa mầm hoa vì sẽ hạn + Đối với đất phù sa, đất cát tưới đến khi dùng tay ấn xuống đất
chế được ra lộc đông, có lợi cho việc quang hợp tích lũy các thấy ướt tay hoặc giấy thấm bị ẩm dần là được.
chất dinh dưỡng, tăng nồng độ dịch bào sẽ thuận lợi cho việc
phân hóa mầm hoa (nếu gặp mưa cần che phủ gốc bằng nilon + Đối với đất thịt nhẹ và trung bình tưới đến khi đất vo thành
quanh gốc); viên ấn không vỡ là đạt

+ Sau khi phân hóa mầm hoa, tiến hành tưới đến độ ẩm 80% độ 3.6. Thu hoạch và bảo quản
ẩm tối đa đồng ruộng (tưới khoảng 0,8 ÷ 1 m3/cây). Hai ngày - Tùy từng giống Bưởi mà cho thu hoạch vào những thời điểm
tiếp theo, mỗi ngày tưới một lần. Một lần tưới 0,1 ÷ 0,2 m3/cây; khác nhau nhưng chủ yếu là thu hoạch vào tháng 11 và 12 hàng
+ Sau 7 ÷ 10 ngày cây sẽ bắt đầu ra hoa, tiếp tục tưới từ 0,4 ÷ năm. Có thể thu hoạch sớm để cây có thời gian phân hóa mầm hoa.
0,5 m3/cây. Sau đó cứ 5 ngày tưới một lần. Một lần tưới 0,2 ÷
0,3 m3/cây (tưới 2 ÷ 3 lần);
+ Sau đó cứ 3 tuần lại tưới một lần (một lần tưới khoảng 0,8 ÷ 1
m3/cây) đến khi có quả non và rụng quả sinh lý;
+ Đến khi rụng quả sinh lý, 7 ÷ 10 ngày tưới một lần. Một lần
tưới 0,4 ÷ 0,5 m3/cây (tưới 3 ÷ 4 lần) tạo cho cây Bưởi làm quen
với độ ẩm cao, tránh hiện tượng cây Bưởi bị “Sốc” khi gặp mưa
to, gây rụng quả;
+ Sau đợt tưới rụng quả sinh lý đến trước khi thu hoạch 1 tháng,
2 ÷ 3 tuần tưới một lần. Một lần tưới 0,6 ÷ 0,8 m3/cây.
Hình 1.2. Bưởi khi thu hoạch
+ Trước khi thu hoạch 1 tháng không tưới.
Chú ý: Tưới đều xung quanh tán cây, có thể quan sát để tưới và - Khi thu hoạch không nên để Bưởi dập, nát, không bị sâu bệnh.
ngừng tưới như sau: Để sử dụng được lâu dài, dùng vôi bôi vào cuống để tránh sâu
bệnh xâm nhập qua cuống. Sử dụng bao tải, thùng các tông hoặc
- Trước khi tưới: Quan sát thấy đất không vo thành viên được cho vào thùng cót, hòm gỗ để bảo quản.
(với đất phù sa, đất thịt nhẹ và trung bình) thì bắt đầu tưới;

19 20
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

+ Địa hình: Địa hình có ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy và
vị trí đặt bể, kích thước bể. Địa hình dốc sẽ phức tạp để xây
Phần II
dựng bể do khối lượng đào đắp tạo mặt bằng lớn.
KỸ THUẬT THU TRỮ NƯỚC TƯỚI
TRÊN ĐẤT DỐC + Đất đai thổ nhưỡng: Kết cấu của tầng đất có ý nghĩa trong việc
giữ lại lượng đất bị xói mòn hay lượng nước ngầm xuống tầng
Canh tác nông nghiệp vùng đồi núi chủ yếu trên đất dốc với thế sâu. Tùy vào từng loại đất mà có khả năng giữ nước khác nhau.
mạnh là các cây trồng cạn. Địa hình bị chia cắt, nhỏ lẻ, phân tán, Ngoài ra, kết cấu tầng đất cũng ảnh hưởng đến loại hình và độ
nguồn nước khan hiếm, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không bền công trình.
đều và không trữ lại được do địa hình dốc. Ngoài ra hiện tượng + Mưa: Lượng mưa là nguyên nhân chính gây ra xói mòn đất
xói mòn trên vùng đất dốc đang diễn ra với tốc độ nhanh do nhưng cũng là khả năng để có thể thu trữ được lượng nước lớn
nhiều nguyên nhân: chặt phá rừng, canh tác không đúng kỹ hay nhỏ. Tùy vào từng vùng mà có lượng mưa khác nhau.
thuật... dẫn đến những vùng canh tác không bền vững. Do đó,
vấn đề đảm bảo nguồn nước, giảm xói mòn trong đất để có thể + Điều kiện khí tượng: Có ảnh hưởng lớn đến quá trình bốc hơi
canh tác nông nghiệp lâu dài đang là vấn đề cấp thiết đối với địa mặt đất và mặt nước, do đó khi xây dựng bể cần tính toán đến điều
bàn vùng đồi núi. kiện này và phải có phương án che phủ bể khi nhiệt độ lên cao.

Kỹ thuật thu trữ nước là giữ lại lượng nước khi mưa để phục vụ + Nguồn nước: Cần đánh giá nguồn nước tại khu vực để có thể
tưới trong những giai đoạn thiếu nước nhằm tăng năng suất cây lựa chọn giữa việc xây bể trữ nước hay tận dụng nguồn nước
trồng. Ngoài ra, hệ thống thu trữ sẽ cắt dòng chảy và trữ lại nên mặt dồi dào để tưới bổ sung.
giảm lượng xói mòn trong đất. Hệ thống thu trữ nước được xây + Loại cây trồng: Nhu cầu sử dụng nước của từng loại cây trồng
dựng dựa trên việc xem xét, phân tích các yếu tố nhiệt độ, lượng là khác nhau, do vậy yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc
mưa, địa hình, điều kiện đất đai và cây trồng. đưa ra kích thước bể.

1. Các vấn đề cần xem xét khi thiết kế hệ thống thu trữ + Hiệu ích kinh tế: Hệ thống thu trữ nước là giải pháp hiệu quả
nước cho những vùng khan hiếm nước, giảm xói mòn trên đất dốc
nhưng do chi phí để xây dựng lớn nên phải xem xét mục đích
Khi thiết kế một hệ thống thu trữ nước cần phải xem xét một số
phục vụ của hệ thống làm gì để có thể đầu tư xây dựng.
vấn đề:

21 22
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

2. Thiết kế hệ thống thu trữ nước 2.2. Dung tích bể


Kỹ thuật thu trữ nước trên đất dốc là kỹ thuật giữ lại lượng nước Việc tính toán dung tích bể chứa là rất quan trọng vì nó sẽ quyết
mưa trong mùa mưa để sử dụng vào mùa khô, giúp cho cây định tất cả các thông số còn lại của hệ thống thu trữ. Nếu việc
trồng có thể phát triển bình thường, nhất là những giai đoạn cần tính toán lượng nước không chính xác sẽ dẫn đến lãng phí hoặc
nước. Để làm được điều này, cần phải có một hệ thống công thiếu nước tưới cho cây trồng. Để tính toán được dung tích bể
trình và điều kiện phù hợp, thuận lợi nhất là trên khu vực đất cần xem xét đến rất nhiều yếu tố: nhu cầu nước tưới cho một
dốc, các khu canh tác trên vùng đồi. Hệ thống thu trữ nước gồm đơn vị cây trồng, các nguồn nước bổ sung, thời vụ và các giai
các thành phần sau: đoạn sinh trưởng của cây trồng. Dung tích bể được xác định dựa
trên các điều kiện:
Hệ thống Hệ thống Hệ thống Hệ thống
a) Khả năng thu trữ nước trong vùng đáp ứng nhu cầu tưới của
thu gom thu trữ phân phối
xử lý cây trồng
nước nước nước
W=A × C × R (m3) (2-1)
Hệ thống thu trữ nước là liên hợp các công trình xây chìm dưới Trong đó:
mặt đất có nhiệm vụ trữ nước từ lưu vực hứng nước. Khi quyết W (m3) - lượng cần thu trữ, phụ thuộc vào nhu cầu nước
định xây dựng một hệ thống thu trữ nước, cần xem xét các yếu và lượng nước tổn thất do bốc hơi, thấm;
tố: lưu vực hứng nước, bể thu trữ, diện tích canh tác, rãnh thu
A (m2) - diện tích lưu vực hứng nước;
nước, đường ống tưới...
Để có thể xác định được diện tích lưu vực hứng nước thì
2.1. Nhu cầu nước và chế độ tưới cho cây Bưởi
có thể quan sát theo những trận mưa. Sau những trận mưa nước
Kết quả phân tích tính toán cũng như nghiên cứu theo dõi thực sẽ dồn lại chảy về những vùng trũng hơn tạo thành những rãnh
nghiệm các thời kỳ sinh trưởng của cây Bưởi cho thấy lượng xói. Do đó có thể lựa chọn vùng diện tích xung quanh những rãnh
nước cần cho cây Bưởi dao động 7990 ÷ 8430 m3/ha. Trong xói làm lưu vực hứng nước và những rãnh xói là kênh thu nước.
điều kiện thời tiết, khí hậu vùng núi, trung du phía Bắc nhu
R (m) - tổng lượng mưa năm tính toán;
cầu tưới tương ứng 900 m3/ha chia thành 3 đợt tưới: tháng 12,
1, cuối tháng 3 (đầu tháng 4) với mức tưới mỗi đợt khoảng C - hệ số thu trữ.
300 m3/ha.

23 24
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

Hệ số C phụ thuộc vào các yếu tố sau: S (ha) - tổng diện tích khu ruộng;
- Độ ẩm của đất mặt ruộng: Độ ẩm của đất càng cao thì Wa (m3) - tổng lượng nước có thể khai thác từ các nguồn
khả năng thấm nước của đất mặt ruộng thấp, do vậy C càng lớn bổ sung như ao hồ, sông suối hay nước ngầm;
và ngược lại; Wt (m3) - tổng lượng nước tổn thất do ngấm và bốc hơi từ
- Tính chất đất: Đất có khả năng thấm nước mạnh thì C bể chứa trong thời gian tưới (thông thường là các tháng mùa
càng nhỏ, đặc biệt tại khu vực đất cát C ≈ 0; khô). Đối với các loại bể chứa bằng gạch, HDPE, xi măng đất và
xi măng lưới thép vỏ mỏng thì lượng nước thấm không đáng kể.
- Độ dốc địa hình: Địa hình càng dốc khả năng tập trung
Nếu công trình được che đậy tốt thì lấy lượng bốc hơi bằng
dòng chảy càng lớn và C càng lớn;
khoảng 10÷15% dung tích trữ. Trong trường hợp không che đậy,
- Thảm phủ thực vật: Trong điều kiện thảm phủ thực vật lượng bốc hơi được tính bằng lượng bốc hơi mặt nước tự do.
dày thì C sẽ giảm và ngược lại;
2.3. Ví dụ tính toán dung tích bể cho mô hình Bưởi tại
- Hình thức thu trữ: Với hình thức thu bằng rãnh thường Đoan Hùng - Phú Thọ
có C nhỏ hơn rất nhiều so với sân thu nước. Rãnh thu bằng đất
Phân tích cụ thể tình hình tại khu vực nghiên cứu, xét các điều
có C nhỏ hơn rãnh xây;
kiện sẵn có tại vùng, để tính toán, xây dựng bể thu trữ nước
- Cường độ mưa: Cường độ mưa càng lớn C càng lớn và nhằm đảm bảo yêu cầu kinh tế.
ngược lại.
Các số liệu tại khu vực nghiên cứu:
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam,
- Diện tích tưới (S = 1 ha);
lấy C = 0,08 ÷ 0,12.
- Diện tích lưu vực hứng nước (A = 3 ha);
b) Khả năng đáp ứng nhu cầu tưới và lấy nước từ nguồn nước
bổ sung khác như ao, hồ, giếng khoan - Nhu cầu tưới 1 đợt (W0 = 300 m3/ha);
W = (Wo × S − Wa) + Wt (m3) (2-2) - Mô hình mưa ứng với năm tần suất P = 75%;
Trong đó: - Hệ số dòng thu trữ C = 0,08;
3
W - dung tích bể (m ); - Nguồn nước bổ sung (Wa) từ ao phía dưới (như hình 2.1).
3
Wo (m /ha) - nhu cầu tưới của cây trồng;

25 26
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

Với những số liệu diện tích lưu vực, mô hình mưa và hệ số thu
trữ sử dụng công thức (2-1) để tính toán dung tích bể. Phân tích
mô hình mưa ứng với năm tần suất P = 75% nhận thấy lượng
nước mưa từ tháng 4 đến tháng 11 sẽ trữ lại để tưới cho đợt tưới
tháng 12, lượng mưa tháng 1 trữ lại để tưới cho đợt tưới tháng 1,
lượng mưa tháng 2 và 3 trữ lại để tưới cho đợt tưới tháng 3 (xem
hình 2.2). Như vậy dung tích bể lớn nhất có thể đáp ứng một lần
tưới ứng với lượng mưa nhỏ nhất (vào tháng 1 là 40,3 mm tương
ứng 403 m3/ha).
Thay các thông số vào công thức (2-1):
W = A × C × R = 3 × 0,08 × 403 = 96,7 (m3)
Như vậy dung tích bể có thể chứa được với diện tích lưu vực 3 ha và
ứng với trận mưa 40,3 mm là 96,7 m3. Chọn dung tích bể là 100 m3.
Sau khi tính được dung tích bể W, thay các thông số vào công
thức (2-2), với nhu cầu nước Wo = 300 m3/ha lượng nước cần bổ
sung từ nguồn khác Wa là 200 m3/ha (bảng 2-2).
Bảng 2.2. Tính toán dung tích bể trữ nước

Tháng Tổng Hệ số Lượng Diện Dung Lượng Lượng


lượng thu nước tích tích nước nước
mưa trữ thu lưu bể tưới lấy
(mm) được vực W 1 lần từ ao
sau hứng (m3) W0 Wa
mưa nước (m3) (m3)
(m3/ha) A (ha)
4 - 11 1521,5 0,08 1217 3 100 300 200
1 40,3 0,08 32,3 3 100 300 200
Hình 2.1. Sơ đồ khu tưới 2-3 68,4 0,08 54,7 3 100 300 200

27 28
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

2.4. Hệ thống thu nước


Hệ thống thu gom nước được xây dựng ở những vị trí thu được
nhiều nước nhất. Có thể kết hợp nhiều kênh thu nước theo các
đường đồng mức nhằm thu được nước và chống xói mòn phía
trước bể. Kênh thu nước có thể là kênh đất hoặc xây bằng gạch.
Hệ thống thu nước bao gồm rãnh ngang, rãnh dọc, bể lọc và
đường ống dẫn nước vào bể trữ.
Rãnh ngang được thiết kế dọc theo đường đồng mức, có mặt cắt
hình thang hoặc chữ nhật. Ngoài nhiệm vụ thu nước, rãnh ngang
còn có tác dụng cắt dòng chảy mặt, hạn chế xói mòn đất. Rãnh Hình 2.2. Mô hình mưa thiết kế và nhu cầu tưới cây Bưởi
dọc được thiết kế (chiều rộng × chiều cao) khoảng 0,4 × 0,3 m. tại Phú Thọ
Kích thước rãnh dọc nên đào tương đối bằng phẳng để nước chảy
êm tránh xói lở lòng kênh. Cứ cách một đoạn kênh nên đặt một
viên gạch ở giữa kênh để giảm vận tốc và giữ lại rác, sỏi... Đối
với kênh đất nên xếp một hàng đá trên bờ kênh để bảo vệ và giữ
đất tránh chảy vào kênh. Với khu vực đất cát, đất dễ bị xói, địa
hình quá dốc thì nên xây kênh thu nước kiên cố bằng gạch xây.

2.5. Hệ thống xử lý
Hệ thống xử lý gồm có bể lắng, thiết bị lọc bùn cát và rác trước
khi vào bể. Hệ thống xử lý được bố trí gần bể thu trữ. Bể lọc có
thể bố trí một hoặc nhiều ngăn để khả năng lắng lọc được đảm
bảo trước khi vào bể trữ. Để sử dụng được lâu dài, hệ thống xử
lý sử dụng bằng gạch xây và trát chống thấm.
Hình 2.3. Kênh xây dẫn nước vào bể

29 30
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

Hình 2.5. Chi tiết ống lọc nước


2.6. Bể trữ nước
Dựa trên điều kiện địa hình, địa chất khu vực nghiên cứu, giá vật
liệu tại địa phương, mà tiến hành phân tích về các mặt kỹ thuật và
chi phí chung cho một loại bể để quyết định loại bể thu trữ nước.

Hình 2.4. Hệ thống xử lý trước khi đưa nước vào bể

Chiều rộng bể là 40 cm, chiều dài toàn bộ bể là 2 m. Toàn bộ bể


sử dụng vật liệu gạch xây, trát dày 2 cm bằng vữa mác M75.
Đáy xây một lớp gạch nằm hoặc đổ bê tông gạch vỡ dày 7 cm.
Thành xây gạch nghiêng dày 7 cm. Bể được chia thành 2 ngăn:
- Ngăn ngoài có nhiệm vụ đón nước từ kênh thu và lắng
các hạt đất đá lớn nhờ tường chắn cao khoảng 20 cm.
- Ngăn trong bố trí 2 ống lọc đặt song song, tùy vào dung Hình 2.6. Mặt cắt bể trữ nước
tích bể mà đặt ống lọc dài hay ngắn (thường < 1 m). Ống lọc là ống Bể trữ nước là công trình trọng tâm của hệ thống, nên cần tính
PVC, được khoét bỏ phần trên và bọc bằng lưới thép hoặc bằng toán cụ thể để đảm bảo yếu tố kỹ thuật và tiết kiệm chi phí. Bể
lưới cước. Vì để trong nước nên sử dụng lưới cước sẽ bền hơn. trữ nước có thể được xây dựng dưới nhiều hình thức và vật liệu

31 32
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

khác nhau tùy vào loại kết cấu và giá thành: xây bằng bê tông, + 1,0 m < h < 2,0 m;
xây gạch, vật liệu chống thấm HDPE... + 0,7 < a/b < 0,8;
Tùy mục đích và nhu cầu sử dụng mà có thể xây dựng bể với + Thành bể nghiêng 45o (đối với bể hình thang).
kích thước và số lượng bể khác nhau. Để có thể xây dựng bể Thành bể nên lắp rào bằng lưới B40 để tránh trẻ em, gia súc rơi
trên những vùng đất dốc cần biết được hình thức và kích thước xuống bể.
của bể. Thông thường những yếu tố này phải qua tính toán để có
thể biết được khả năng chịu áp lực của bể khi vận hành. Đối với
những loại bể có kích thước không quá lớn (khoảng 20 ÷ 40 m3)
có thể áp dụng những hình thức sau:
Với bể xây Bê tông
Đối với loại bể này thì hình thức bể làm theo hình thang. Tiến
hành đào bể theo hình thang với mái nghiêng khoảng 45o. Sau
đó tiến hành đầm chặt đất phía dưới và phía thành bể. Trước khi
đổ phải đặt các đường ống vào, ống tưới, ống xả, ống vào bể
trộn phân...
Sau khi tạo xong khuôn hình bể, trát lớp vữa xi măng, cát vàng,
đá M200 trực tiếp vào thành đất. Trát từ trên thành xuống dưới
đáy bể. Khi lớp vữa bắt đầu ngưng kết thì lắp dựng lưới thép (có Hình 2.7. Bể chứa nước bằng bê tông lưới thép
thể sử dụng lưới thép Φ6, hoặc 2 lớp thép B40). Lắp dựng lưới
Với bể xây gạch
thép theo chiều ngang của bể và gối nhau theo chiều dọc. Thi công
Ngoài bể bằng bê tông có thể sử dụng bể xây gạch hình chữ
lớp vữa ngoài lưới thép là xi măng, cát vàng, đá M200. Cuối
nhật, với thành bể dày 11 cm và cần lưu ý:
cùng đánh bóng chống thấm dày 2 cm, sử dụng xi măng PC40.
+ Bể gạch xây nên xây làm 2 ngăn, tường ngăn dày 10 cm;
Khi thiết kế bể, có thể tùy điều kiện địa hình để xác định các
kích thước a, b, B, h cho phù hợp, nhưng để đảm bảo an toàn, + 4 góc bể và giữa cạnh dài của bể xây trụ gạch có kích
cần chú ý: thước 20 cm × 20 cm;

33 34
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

+ Bể gạch xây phải được trát vữa và đánh bóng 2 cm bằng phí, chỉ bố trí một tuyến ống chính từ trên xuống và được chôn
xi măng PC40; ngầm dưới đất. Tại mỗi vị trí đặt trụ vòi và van điều tiết. Khi
+ Móng bể dày 20 cm xây bằng 2 lớp gạch, lót móng bằng tưới chỉ cần sử dụng dây mềm để cắm vào trụ vòi.
nilon mỏng.
2.7. Bể trộn phân
- Bể trộn phân xây bằng gạch xây, đánh bóng chống thấm
như bể trữ. Bể trộn phân được xây thành 2 ngăn. Một ngăn để
trộn phân. Một ngăn để chứa nước tưới sau khi trộn. Giữa 2
ngăn có lưới thép để ngăn phân từ bể trộn vào bể chứa nước.
- Bể được xây chìm dưới đất và có đường ống, khóa van Hình 2.8. Hệ thống ống dẫn nước tưới và trụ vòi
chạy từ bể trữ nước vào.
2.9. Quản lý, vận hành hệ thống
- Dung tích bể từ 1 m3 ÷ 2 m3.
a) Quản lý, bảo dưỡng hệ thống
3
- Kích thước cao × dài × rộng với bể 2 m : 1 × 2 × 1 m. - Ngăn không cho súc vật phá hoại, không cho trẻ em đến
- Thành bể xây cao hơn mặt đất từ 5 ÷ 10 cm gần để đảm bảo an toàn.

- Bể trộn phân nên xây cách bể trữ 3 m ÷ 5 m và cách xa - Không tiến hành xây dựng các công trình, vận hành máy
khu sinh hoạt để tránh ô nhiễm. móc hoặc các hoạt động gây chấn động trong phạm vi > 2 lần độ
sâu bể trữ.
- Bể trộn được đậy nắp kín bằng bê tông M100.
- Hạn chế mở bể trữ ra khi được che đậy kín và không
2.8. Hệ thống ống tưới được múc nước bằng xô, chậu.
Hệ thống ống tưới gồm: Ống lọc nước từ bể, van điều tiết,
- Bảo quản bể và kiểm tra bể thường xuyên để phát hiện
đường ống tưới. Có thể bố trí thành mạng lưới đường ống chính
các hiện tượng bất thường.
bằng nhựa PVC với đường kính Φ27 ÷ Φ34 từ trên xuống.
Đường ống nhánh theo các đường đồng mức. Để tiết kiệm chi - Thường xuyên kiểm tra các van xả nước để tránh rò rỉ,
mất nước.

35 36
PhÇn II. Kü thuËt thu tr÷ n−íc t−íi trªn ®Êt dèc Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

- Thường xuyên nạo vét rãnh thu, bể lọc nhất là sau các c) Tưới trong mùa khô
trận mưa lớn. - Khi cần tưới nước cho cây: Mở khóa K1, các khóa khác
- Không nên sử dụng toàn bộ nước trong bể, phải để lại 10 vẫn đóng.
cm ÷ 20 cm dưới đáy bể. - Khi cần tưới phân: Mở khóa K3, đưa nước từ bể chứa
- Hàng năm vào cuối mùa khô phải tiến hành vệ sinh, nạo sang bể phân. Tại đây nước sẽ hòa tan phân. Khi quá trình trộn
vét bể. đã xong khóa K3 đóng, mở khóa K1 và K4, nước và phân lỏng
sẽ trộn vào nhau trong ống và đi tưới cho cây.
- Ngoài ra, trong mùa mưa bể trữ có thể đầy tràn, để đảm
bảo an toàn cần giữ cho mực nước trong bể luôn luôn cách thành
bể 2 ÷ 5 cm. Khi cần xả nước chống tràn, mở khóa K2, các khóa
khác vẫn đóng.

Hình 2.9. Ống xả nước khi bể thừa nước


b) Quy trình trữ nước trong bể
Thời kỳ Dung tích trữ Ghi chú
lại tối đa (%)
Tháng đầu mùa mưa 100 Không xả nước
Tháng tiếp theo 50 Một tuần xả một lần
Giữa mùa mưa 20 Xả ngay sau các trận mưa lớn
2 tháng cuối mùa mưa 100 Không xả nước

37 38
PhÇn III. Kü thuËt gi÷ Èm vµ chèng xãi mßn Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

Phần III
KỸ THUẬT GIỮ ẨM VÀ CHỐNG XÓI MÒN

Phần lớn diện tích đất miền đồi núi có độ dốc lớn, đất dốc dưới
15o chiếm một tỉ lệ nhỏ. Với độ dốc lớn như vậy, việc xói mòn
xảy ra rất mạnh, đất bị rửa trôi chất dinh dưỡng nhanh bị thoái
hóa, thời gian sử dụng ngắn. Từ chỗ đất có thể canh tác được đã
trở thành đất bỏ hoang, không canh tác được. Với việc canh tác
không đúng kỹ thuật, không sử dụng các biện pháp bảo vệ đất sẽ
dẫn đến tình trạng nguồn tài nguyên đất dần bị thoái hóa. Việc
canh tác nông nghiệp kết hợp với các biện pháp chống xói đang
là vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết. Dưới đây giới thiệu Hình 3.1. Lạc dại trồng xen với Bưởi
sự kết hợp khi trồng cây Bưởi với các biện pháp canh tác tổng
1.2. Kỹ thuật trồng lạc dại
hợp giữ ẩm và chống xói mòn, bảo vệ đất bằng trồng cây lạc dại,
tủ gốc bằng rơm rạ và đào mương cắt dốc. - Thời gian trồng: Lạc dại được trồng quanh năm nhưng
tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu (miền Bắc), mùa mưa
1. Che phủ đất bằng lạc dại (miền Trung và miền Nam).

1.1. Tác dụng của cây lạc dại - Chuẩn bị hom giống: Cắt sát gốc khi cây đang ở giai đoạn
bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng, cao 30 ÷ 40 cm.
Lạc dại là loại thân ngầm, lâu năm có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất
tạo thành những thảm dày từ thân bò. Lạc dại có tác dụng che - Chuẩn bị đất trồng: Dọn vệ sinh sạch chỗ trồng, xẻ rãnh
phủ đất trống và trồng dưới các tán cây cao (đặc biệt là các cây sâu 20 ÷ 25 cm.
ăn quả như: bưởi, cam, thanh long...). Lạc dại có khả năng cố + Đối với đất bằng: Trồng theo luống, hàng cách hàng
định đạm nên có tác dụng che phủ đất chống xói mòn, bảo vệ và 25 ÷ 30 cm.
cải tạo đất. Ngoài ra, lạc dại còn là cây thức ăn cho gia súc và + Đối với đất dốc: Trồng theo luống ngang dọc theo
tạo cảnh quan môi trường. đường đồng mức, hàng cách hàng 25 ÷ 30 cm.

39 40
PhÇn III. Kü thuËt gi÷ Èm vµ chèng xãi mßn Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

- Trồng cách cây ăn quả 50 ÷ 100 cm, trồng theo lối áp - Trong quá trình trồng lạc dại phải luôn cắt tỉa không để
tường, mỗi cụm gồm 2 ÷ 3 hom, cành cách cành 7 ÷ 10 cm. Lấp lạc dại bám sát vào cây ăn quả, cách 50 ÷ 100 cm.
đất kỹ, nén chặt cho nhanh bén rễ. Sau khi trồng xong tưới đủ
ẩm cho cây nhanh phát triển. 2. Tủ gốc
2.1. Tác dụng của tủ gốc
Tủ gốc bằng các vật liệu che phủ rất dễ kiếm, là phần thân ngô
của vụ trước, cỏ dại, rơm rạ... Tủ gốc có tác dụng giữ ẩm, chống
xói mòn đất. Ngoài ra, sau khi những vật liệu bị phân hủy sẽ trở
thành các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
2.2. Cách tủ gốc

Hình 3.2. Lạc dại mới trồng


1.3. Chăm sóc lạc dại
- Sau khi trồng 25 ÷ 30 ngày, cây bắt đầu bén rễ, nảy chồi,
lúc này nên nhổ cỏ cho lạc dại bằng tay để tránh bật gốc, chết
cây. Với những nơi trồng thuần thành đồng cỏ thì sau 3 ÷ 4
tháng có thể cắt cây để làm giống nhân rộng ra hoặc làm phân
xanh, thức ăn cho gia súc. Cắt xong, làm cỏ, xới đất cho tơi xốp Hình 3.3. Tủ rơm quanh gốc Bưởi
và tưới đủ ẩm cho cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển cho các - Thời gian tủ: Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, ngô... có thể dùng
lứa cắt tiếp theo. rơm, rạ để tủ gốc cho cây.

41 42
PhÇn III. Kü thuËt gi÷ Èm vµ chèng xãi mßn Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

- Cách tủ: Dùng vật liệu đã chuẩn bị sẵn, phủ lên bề mặt đất 4.3. Bảo quản rãnh
vườn một lớp dày 10 ÷ 15 cm, tránh xa gốc cây 50 ÷ 100 cm. Sau mỗi mùa mưa hay những trận mưa lớn nên nạo vét các rãnh
2.3. Chăm sóc để có thể sử dụng ở các đợt tiếp theo.

Do vật liệu che phủ bằng rơm rạ, cỏ khô rất dễ gây cháy nên khi
tưới cho cây Bưởi thì tưới cùng với rơm, rạ. Cần lưu ý trâu bò
và gia súc chăn thả vào ăn vật liệu che phủ.

3. Kết quả canh tác tổng hợp xen lẫn với trồng Bưởi
Canh tác tổng hợp kết hợp tủ gốc bằng cây lạc dại và rơm rạ, độ
ẩm trong đất giữ được cao hơn so với trường hợp không tủ gốc
khoảng 5 ÷ 10%, giảm lượng nước và thời gian tưới, đồng thời
đảm bảo đất được bảo vệ tốt, không bị xói mòn.

4. Chống xói mòn bằng mương cắt dốc Hình 3.4. Mương cắt dốc
4.1. Tác dụng
Với những vùng đồi có độ dốc vừa và lớn nên sử dụng mương
cắt dốc. Mương cắt dốc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy
khi mưa lớn, do đó giảm xói mòn đất.

4.2. Cách đào


- Mương cắt dốc được đào dọc theo đường đồng mức, đào
giữa 2 hàng trồng cây (có thể xác định đường đồng mức bằng
ống Tivo hoặc bằng thước trữ A).

- Rãnh đào có kích thước: rộng 0,25 ÷ 0,3 m; sâu 0,3 ÷ 0,4 m.

43 44
PhÇn III. Kü thuËt gi÷ Èm vµ chèng xãi mßn Kü thuËt th©m canh vµ cÊp n−íc t−íi cho c©y b−ëi

PHẦN KẾT
Bưởi là loại quả cao cấp, có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và
kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu với khối lượng lớn. Ở nước ta
Bưởi được trồng ở nhiều vùng khác nhau. Những năm gần đây,
diện tích trồng Bưởi đang giảm nhiều, do biện pháp kỹ thuật
thâm canh không đồng bộ, không triệt để, kỹ thuật chăm sóc còn
hạn chế nhất là các khâu quản lý nước, bón phân, dịch hại.
Để trồng Bưởi một cách hiệu quả, năng suất, chất lượng cao cần
nghiên cứu tìm hiểu kỹ về cây Bưởi từ quá trình sinh trưởng và
phát triển đến các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây Bưởi
qua từng thời kỳ sinh trưởng để cây Bưởi phát triển khỏe mạnh.
Ngoài các vùng Bưởi tập trung như ở đồng bằng sông Cửu
Long, Bưởi còn được trồng nhiều ở các sườn đất dốc vùng núi
và trung du. Do địa hình chia cắt, nhỏ lẻ, phân tán, lượng mưa
phân bố không đều, việc xây dựng các công trình thủy lợi lớn
không khả thi về kinh tế nên nguồn nước về mùa khô rất khan
hiếm. Ngoài ra hiện tượng xói mòn trên vùng đất dốc đang diễn
ra với tốc độ nhanh do chặt phá rừng, canh tác không đúng kỹ
thuật đã và đang gây ra những vùng canh tác không bền vững.
Biện pháp thu trữ nước trên đất dốc với các kỹ thuật thiết kế,
xây dựng và vận hành hệ thống thu trữ nước mưa, mang lại một
lượng nước hữu ích đáp ứng nhu cầu nước để cây trồng phát
triển khỏe mạnh trong thời kỳ khô hạn, cần được xem xét kỹ
lưỡng trên cơ sở phân tích các yếu tố khí hậu, địa hình, đất đai
và cây trồng... Biện pháp thu trữ nước này khi kết hợp với kỹ
thuật canh tác tổng hợp bằng trồng cây lạc dại, tủ gốc bằng rơm
rạ và đào mương cắt dốc để giữ ẩm và chống xói mòn, bảo vệ
đất mang lại lợi ích cao về kinh tế, môi trường.

45 46
Tµi liÖu tham kh¶o

Kü thuËt th©m canh vμ cÊp n−íc t−íi


TÀI LIỆU THAM KHẢO cho c©y b−ëi
PGS. TS. §oµn Do·n TuÊn - KS. TrÇn ViÖt Dòng
[1]. Hà Lương Thuần, Nguyễn Trung Tuân, 2008, Công nghệ
thu trữ nước phục vụ canh tác và chống xói mòn trên đất
ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n:
dốc, NXB Nông nghiệp.
TS. L£ QUANG KH¤I
[2]. Hoàng Ngọc Thuận, 2009, Kỹ thuật chọn và tạo giống cam Phô tr¸ch b¶n th¶o:
quýt, NXB Nông nghiệp. Bïi H¹nh
[3]. Nguyễn Tuấn Anh, 1994, Nghiên cứu xác định chế độ tưới Tr×nh bµy b×a:
lúa chịu hạn, cây đỗ tương, cây chè trồng ở Sơn La và tính ngäc nam
dự báo lượng nước cần cho vùng núi phía Bắc Việt Nam,
Luận Án Tiến sĩ KHKT. Nhμ xuÊt b¶n N«ng NghiÖp
167/6 - Ph−¬ng Mai - §èng §a - Hµ Néi
[4]. Nguyễn Văn Luật, 2008, Cây có múi - Giống và kỹ thuật §T: (04) 38 524 506 / 38 523 887
trồng, NXB Nông nghiệp. Fax: (04) 35 760 748
Email: NXB.Nongnghiep.BT3@gmail.com
[5]. Trần Chí Trung và nnk., 2009, Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây ăn quả vùng ven đô Thành Chi nh¸nh NXB N«ng NghiÖp
58 NguyÔn BØnh Khiªm - Q.1, TP. Hå ChÝ Minh
phố Hà Nội, Đề tài KHCN cấp Thành phố. §T: (08) 38 297 157 / 38 299 521
Fax: (08) 39 101 036
[6]. Trần Thế Tục, 1999, Giáo trình cây ăn quả, NXB Giáo dục.
[7]. FAO, Irrigation and Drainage, No. 56.
63 − 630 630
M· sè: − − 2011
NN − 2011 08

In 520 b¶n khæ 14,5 × 20,5 cm t¹i X−ëng in CTy TNHH MTV NXB
N«ng nghiÖp. §¨ng ký kÕ ho¹ch xuÊt b¶n sè: 209-2011/CXB/630-
08/NN. QuyÕt ®Þnh xuÊt b¶n sè: 181/Q§-NN ngµy 01/11/2011. In
xong vµ nép l−u chiÓu quý IV/2011.

47 48

You might also like