You are on page 1of 11

Math and Science Summer Program

MaSSP 2019 – Biology


***
Cancer Immunotherapy
(Liệu Pháp Miễn Dịch trong Điều Trị Ung Thư)

Phần câu hỏi riêng cho bộ môn Sinh học


Giới Thiệu Đề: Bộ đề này gồm 7 câu hỏi được chia làm 3 phần:
Phần 1 Bao Quát Chủ Đề, bao gồm 3 câu: câu 1 yêu cầu viết luận ngắn, câu 2 chọn 1 trong 3 đề,
và câu 3 không bắt buộc. Phần này sẽ yêu cầu bạn xem 1 video dài 20 phút (có phụ đề).
Phần 2: Sinh Học Thống Kê (Biostatistics), có 3 câu hỏi ngắn.
Phần 3: Lý Luận Sinh Học (Bioethics), bao gồm 1 câu hỏi luận.
Phần 4: Câu Hỏi Luận
Chú ý: Các câu hỏi luận là những câu hỏi mở, không có câu trả lời đúng hay sai. Hãy thuyết
phục chúng tôi bằng lập luận của bạn. Đề có giới hạn số chữ, có thể viết dưới mức giới hạn. Các
bạn có thể sử dụng hình ảnh minh hoạ (kèm trích nguồn).

Hướng Dẫn Nộp Bài: Các bạn vui lòng làm bài bằng văn bản Word theo format như sau:
- Font: Arial, cỡ chữ 11, màu đen
- Trang đầu tiên, bạn trình bày ở giữa trang tiêu đề sau:
“MaSSP 2019 - môn Sinh Học - Phần Trả lời" (in đậm, cỡ chữ 16, đặt ở chính giữa trang)
- Ngay dưới tiêu đề, các bạn điền thông tin cá nhân như dưới đây:
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Ngày sinh:
Trường: X
Tỉnh/Thành: Y
- “Header: bạn click vào “Header" và điền tên, họ của mình nằm ở bên trên cùng tay phải.
Tất cả các trang còn lại của bài thi sẽ hiện “tên, họ” của bạn ở góc trên bên phải.
Ví dụ: Ngọc, Trần.
- Số thứ tự trang: ở chính giữa, cuối trang (Page Number => Bottom, Center)

Chuyển thành văn bản PDF trước khi nộp bài. Các bạn đính kèm bài làm vào Đơn Google cho
bộ môn Sinh học.
Chúc các bạn có khoảng thời gian lý thú và bổ ích với Phần câu hỏi này!
MaSSP Biology 2019

PHẦN I. GIỚI THIỆU

CANCER: THE EMPEROR OF ALL MALADIES


Tổng quan

Đầu tiên, các bạn hãy dành thời gian để xem bài thuyết trình 20 phút của Tiến sĩ Siddhartha
Mukherjee, MD, tựa đề: “Soon, We'll Cure Diseases with a Cell, not a Pill.”
Nhấn vào link dưới để xem:
https://www.ted.com/talks/siddhartha_mukherjee_soon_we_ll_cure_diseases_with_a_cell_not_a
_pill/transcript (Có hỗ trợ phụ đề Tiếng Việt).

Tiến sĩ - Bác sĩ Siddhartha Mukherjee, là tác giả của một loạt đầu sách về khoa học, bao gồm
“The Gene: An Intimate History” (2016), và “The Emperor of All Maladies: A Biography of
Cancer” (2010), tác phẩm giành giải thưởng Pulitzer cho thể loại phi hư cấu (Non-Fiction).
-----------------------
Bây giờ, các bạn hãy dành một phút (hoặc lâu hơn) để suy nghĩ về những gì các bạn vừa xem.

(Hsu, P., et al, Cell, 157(6):1262-1278)

Câu 1. [Câu Luận]

Lưu ý, giới hạn của phần bài luận này là 200 từ.

Bạn hãy viết một bài luận ngắn chia sẻ về suy nghĩ của bạn sau bài diễn thuyết này, cụ thể, đưa
ra ý kiến riêng của mình về một chủ đề cụ thể trong Y Sinh Học mà bài giảng đã tạo cảm hứng
cho bạn. Nó có thể đến từ câu chuyện cá nhân, một chủ đề bạn hứng thứ từ lâu hoặc một bài báo
bạn vô tình đọc được. Hãy rất cụ thể trong câu trả lời của bạn: chọn một ví dụ và đưa ra dẫn
chứng cụ thể. Nhưng bạn hãy tiếp cận nó dưới góc nhìn khoa học, và bắt đầu bằng cách đặt thật
nhiều câu hỏi, và cho chúng tôi thấy lối tư duy logic của bạn. Để giúp bạn, chúng tôi sẽ một số

2
MaSSP Biology 2019

câu hỏi gợi ý. Dựa trên bài giảng của Tiến sĩ Mukherjee và sự tìm hiểu của riêng bạn, bạn có thể
giải thích trong một câu về sự bắt nguồn của bệnh không? Khái niệm về thuốc theo bạn hiểu là
gì? Bài TEDTalk có làm bạn thay đổi suy nghĩ trước đây của bạn không? Sử dụng trí tưởng
tượng điên rồ nhất có thể, bạn nghĩ tương lai y học sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ có những phát
minh hay ứng dụng Y Sinh học như thế nào?

Ví dụ, nếu các bạn chọn chủ đề ung thư để thảo luận, hãy thử nghĩ ung thư là loại bệnh lý gì?
Đây là bệnh của tuổi già, hay là bệnh di truyền hoặc bệnh rối loạn chuyển hoá? Tại sao, ở ung
thư, mô hình “khóa và chìa” (lock-and-key) đơn giản lại không có tác dụng? Nhớ rằng, không
giống như phần lớn các bệnh lý khác, bệnh ung thư không phải là một bệnh đặc trưng cho chỉ
một cơ quan. Bạn có nghĩ rằng các bệnh ung thư đều giống nhau không; chẳng hạn, ung thư vú
và ung thư phổi có phải đến từ cùng một loại tế bào không? Tại sao, hoặc tại sao không? Nếu
không, tại sao các tế bào ung thư vú có thể di căn đến phổi?

Câu 2. [Trả lời ngắn]

Sau khi xem video, chúng tôi hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng thể về chủ đề năm nay: ung
thư. Mục đích của chúng tôi không phải để bạn đưa ra biện pháp điều trị (và tất nhiên là không
phải trong bài thi này), mà là giúp bạn đảm nhận vai trò của một nhà khoa học. Tôi muốn bạn
nhìn nhận về ung thư như một hiện tượng sinh học và cố gắng tìm hiểu nó bằng cách đặt nhiều
chuỗi các câu hỏi. Bạn sẽ gặp khó khăn, và có thể bạn không biết câu trả lời: Không sao cả. Phần
lớn thế giới cũng chưa tìm ra được tất cả các câu trả lời.

Bài giảng đã cho bạn một cái nhìn tổng thể về lịch sử Y học hiện đại, mà, như các bạn có thể đã
hình dung, khá là ngắn. Phát minh ra kháng sinh lần đầu mở ra những khám phá mới trong Dược
học hiện đại, sau đó đến vaccine, giúp cải thiện lớn tình trạng Y Tế công cộng trên toàn thế giới
(năm 1918, trước khi có vaccine, bệnh cảm cúm gây ra 50 triệu ca tử vong trên thế giới). Trong
600 năm, từ 1200-1900, tuổi thọ con người chưa bao giờ vượt quá 45 (đa số, không bao giờ trên
35). Năm 1950, con số đó đã tăng lên 65. Hiện tại, vào năm 2018, mỗi đứa trẻ sinh ra được dự
kiến sống trên 82 tuổi. Vì sao tôi lại nói với bạn những con số này? Bởi vì như bạn thấy, lịch sử
của y học hiện đại tuy ngắn, nhưng là một quá trình đầy kịch tính. Lịch sử của y học ung thư, có
thể bạn sẽ nghĩ gắn liền với phần còn lại của y học hiện đại, nhưng lại có tiểu sử ngắn hơn và ít
hơn nhiều những bước ngoặt quan trọng. Hiện nay, ung thư là rào cản lớn nhất để tăng tuổi thọ
dân số loài người [theo WHO, tháng 9 năm 2018].

Trong một thời gian dài, chúng ta không thực sự hiểu về ung thư, vì vậy khả năng điều trị ung
thư gặp nhiều trở ngại. Phẫu thuật là biện pháp đầu tiên để khắc phục khối u phát triển, sau đó là
xạ trị. Lâu sau đó, hai loại thuốc hóa trị đầu tiên đều được phát hiện ra vào cuối những năm
1940: (1) mù tạt nitơ, có tác dụng làm nhỏ lại khối u trong ung thư lympho và (2) folate analogue

3
MaSSP Biology 2019

- lần đầu tiên chữa khỏi ung thư máu (acute lymphoblastic lymphoma) ở trẻ nhỏ. Như vậy, trải
qua gần một thế hệ, chúng ta mới có được một cách để chữa một loại bệnh ung thư.

Đến bây giờ, chúng ta, những nhà khoa học, vẫn chưa trả lời được: vì sao ung thư lại có đặc tính
khác nhau khi khối u nằm ở các mô khác nhau, vì sao bệnh nhân có cùng một loại bệnh ung thư,
cùng một phác độ, lại có diễn biến bệnh lý khác nhau, những đột biến gen nào là cần thiết để một
tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư, đột biến gây ra ung thư, hay ung thư gây ra đột biến,
hoặc cơ chế nào giúp tế bào đó kháng thuốc, cho chúng khả năng xâm lấn các mô lân cận hay di
chuyển trên khắp cơ thể. Nếu không bị phát hiện, chúng sẽ quay lại ở một vị trí mới, và nhiều
khi, trở thành một bệnh mới. Ung thư nguy hiểm là thế, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó là
căn bệnh có thể chữa khỏi. Hiện nay, nhiều loại thuốc đã có thể tiêu diệt được tế bào ung thư. Là
một nhà khoa học, bạn hãy tự suy nghĩ và khám phá cách thức các loại thuốc này hoạt động.

Bạn hãy chọn và trả lời một trong ba câu hỏi sau:

A. Nitơ mù tạt (nitrogen gas) hoạt động như một tác nhân alkyl hóa (alkylating
agent) do khả năng alkyl hóa các phân tử, bao gồm DNA. DNA phải sao chép chính
mình trước khi tế bào có thể phân chia. Nếu các tế bào không thể phân chia, chúng sẽ
chết. Các tác nhân alkyl hóa, như mù tạt nitơ, ngày nay vẫn được sử dụng trong hóa trị
liệu và phổ biến nhất là carboplatin và cisplatin.

Bằng cách ngắn gọn nhất, hãy giải thích vì sao một tác nhân alkyl hóa (alkylating agent)
có thể dẫn đến sự chết tế bào (cell death)? Gợi ý: nó có liên quan đến DNA và quá trình
sao chép DNA. Tránh giải thích cơ chế của sự alkyl hóa. Hãy giải thích ngắn gọn và cụ
thể trong câu trả lời của bạn với giới hạn câu trả lời là 200 từ.

B. Mặt khác, các chất tương đồng folate (folate analogues), dựa vào các cấu trúc tương
đồng của chúng, có thể liên kết với các enzyme dùng axit folic làm cơ chất (substrate).
Các chất tương đồng này hoạt động như chất đối vận (antagonist): chúng làm mất hoạt
tính của các enzyme. Các bạn hãy tưởng tượng một chiếc chìa khóa bị hỏng: bạn vẫn có
thể nhét chìa khóa vào ổ khóa, nhưng bạn không thể xoay chìa để mở cửa. Nhóm thuốc
này thông thường được gọi là thuốc ức chế chuyển hóa (antimetabolite).

4
MaSSP Biology 2019

[adapted from Henry Jakubowski]

Dựa trên những gì đã được mô tả, bạn nghĩ chất đối vận (antagonist) là gì? Bạn có thể kể
tên một ví dụ khác về antagonist và giải thích chức năng của nó không? Chất đối vận
khác với chất chủ vận (agonist) như thế nào? Khi chúng ta làm điều chế thuốc, chúng ta
sẽ ưu tiên hơn antagonist hay agonist, hay cả hai, hay không chất nào? Hãy giải thích
ngắn gọn và cụ thể trong câu trả lời của bạn. Hãy giới hạn câu trả lời của bạn trong 200
từ.

C. Phương pháp điều trị đích (Targeted Therapies): Hai ví dụ trên, tác nhân alkyl hóa
và các chất tương đồng, là các chất gây chết tế bào (cytotoxic) - chúng trực tiếp tiêu diệt
các tế bào khối u. Tuy nhiên, nhiều phương pháp điều trị hiện nay không gây độc mà dựa
trên sự sinh trưởng liên tục của tế bào ung thư và ngăn cản sự phân chia tế bào (chất ức
chế sinh trưởng- cytostatic). Trên bề mặt tế bào ung thư tồn tại nhiều thụ thể (receptor) dị
thường: sự biểu hiện của các thụ thể này có thể bị kìm hãm hoặc bị biểu hiện quá mức
(overexpressed). Với trường hợp biển hiện quá mức, các thụ thể này thường sẽ giúp tế
bào ung thư sinh trưởng và tồn tại.

Một ví dụ về các thụ thể này là HER-2 (thụ thể cho yếu tố tăng trưởng biểu mô 2 ở
người), được biểu hiện ở mức cao trên bề mặt tế bào ung thư vú. Khi biểu hiện quá mức,
tế bào ung thư vú HER-2+ phát triển nhanh hơn và có khả năng xâm lấn cao. Một trong
những loại thuốc nhắm vào HER-2 được gọi là trastuzumab (Herceptin) - chúng ngăn
chặn phản ứng của thụ thể đối với các tín hiệu tăng trưởng (growth factor).

5
MaSSP Biology 2019

Dựa trên thông tin này, bạn hãy thử nêu một yếu tố tiên quyết để Herceptin có thể hoạt
động? Và trong trường hợp cụ thể nào Herceptin sẽ không còn tác dụng? Hãy giải thích
ngắn gọn và cụ thể trong câu trả lời của bạn và giới hạn câu trả lời của bạn trong 200 từ.

Câu 3 (không bắt buộc):

Hãy nhớ rằng, các tế bào ung thư là bất thường vì những tế bào này đã mất khả năng kiểm soát
sự phân chia. Khi các tế bào bình thường tiếp xúc với các tế bào lân cận, chúng được lập trình để
nhận ra môi trường xung quanh và ngừng tăng sinh (còn được gọi là ức chế tiếp xúc - contact
inhibition). Ngược lại, tế bào ung thư như bị mất bàn đạp phanh: chúng tiếp tục nhân đôi và nhân
đôi và cuối cùng trở nên bất tử. Lưu ý rằng, quá trình phân chia ở cả tế bào ung thư và tế bào
bình thường đều trải qua một chu kỳ tế bào giống nhau: bao gồm giai đoạn nghỉ ngơi (rest
phase), giai đoạn hoạt động (active phase) và sau đó là nguyên phân (mitosis).

Dựa vào các thông tin trên và câu trả lời của bạn ở phần trước, bạn hãy thử giải thích tại sao
các phác đồ hoá trị thường diễn ra theo chu kỳ? Hãy giới hạn câu trả lời của bạn trong 5 câu.

****

6
MaSSP Biology 2019

PHẦN II. SINH HỌC THỐNG KÊ

CỪU VÀ THỎ

Sinh học trước đây mang tính “sưu tập”. Các nhà sinh học thường quan sát, đo đạc, ghi
nhận những kiến thức từ tự nhiên: kích thước mỏ của chim sẻ, chu kỳ sống của bướm, quy trình
nhân đôi của tế bào. Ta thường ít khi liên hệ sinh học với số liệu và những mô hình tính toán.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các công cụ trong tin học và toán học, việc nghiên cứu những
chủ đề Sinh học ngày càng chuẩn xác hơn. Và nghiên cứu về ung thư cũng không là ngoại lệ.
Mô hình toán học giúp các nhà khoa học có một cái nhìn toàn diện hơn về những hệ thống họ
nghiên cứu, và từ đó có thể đem lại những phương pháp điều trị thích hợp và chính xác hơn. Vấn
đề mà chúng tôi sắp giới thiệu cho các bạn đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về một loại mô hình quen
thuộc được dùng trong việc nghiên cứu ung thư nhằm xác định được mức ảnh hưởng của các
biện pháp trong điều trị ung thư. Các thuật toán trong mô hình đầy đủ thì khá phức tạp và rắc rối,
nên để giới thiệu, chúng ta chỉ sẽ thảo luận vấn đề này ở mức độ định lượng mà thôi. Nào, hãy
cùng bắt đầu từ câu chuyện giữa những chú cừu và thỏ nhé!

Câu 1. NHỮNG CHÚ CỪU VUI VẺ

Ngày xửa ngày xưa, có một bầy cừu sống vui vẻ và bình yên trên đồng cỏ bao la bát ngát. Chúng
ăn cỏ, giao phối và sinh sản, không bị đe dọa bởi kẻ thù hay loài vật nào khác. Nhờ vào nguồn
thức ăn dồi dào, quần thể cừu này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi số lượng cừu
ngày càng đông, tốc độ tăng trưởng của chúng cũng ngày một giảm dần.

Câu hỏi: Dựa trên câu chuyện trên, bạn hãy phác họa một biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng
của quần thể cừu (số lượng cá thể của bầy cừu) theo thời gian. Biểu đồ này không nhất thiết
phải mang những giá trị cụ thể, thay vào đó sẽ mang tính định lượng mà thôi. Sau đây là một ví
dụ về biểu đồ mang tính định lượng:

7
MaSSP Biology 2019

Câu 2. NHỮNG CON THỎ “XẤU XA”

Bất cứ câu chuyện hay ho nào cũng cần có các nhân vật “phản diện” , và trong câu chuyện này,
đó chính là loài thỏ. Vào một ngày đẹp trời, một người yêu thỏ quyết định thả những chú thỏ yêu
quý của mình ra trang trại. Chính điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa cừu và thỏ về mặt
thức ăn. Sự cạnh tranh lẫn nhau về nguồn cỏ đã ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của quần
thể cừu. Vấn đề được đặt ra là: kết cục sẽ xảy ra đối với cả hai quần thể động vật này là gì?

Câu hỏi: Có rất nhiều kết cục cho câu chuyện này, bạn hãy thử dự đoán xem những khả năng
nào có thể xảy ra ở số lượng các cá thể trong quần thể của hai loài nói trên. Hãy lưu ý phân
tích nhiều khía cạnh như: số lượng thỏ được thả ra, lượng thức ăn mà thỏ và cừu tiêu thụ, tốc độ
tăng trưởng của thỏ và cừu, sự tương tác của chúng... , và hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng
của mỗi loài như phần I. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng những số liệu hoặc mô hình toán học để
suy luận một cách khách quan hơn (và dĩ nhiên làm được sẽ được điểm cộng nhé! ^^ )

Câu 3. UNG THƯ

Chúng ta hãy quay trở lại với chủ đề chính: ung thư. Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao chúng ta
lại đề cập về câu chuyện của thỏ và cừu trong lớp học về ung thư này. Thực ra, đó chính là
nhiệm vụ cao cả của các bạn: hãy tìm ra mối liên hệ giữa thỏ, cừu và ung thư; thỏ và cừu
thực chất là gì trong mô hình nói trên? Hãy thử liên kết nó với các khái niệm trong phần I của
đề thi, cũng như các khái niệm trong sinh học tế bào.

Lưu ý: Giới hạn của câu trả lời cho Phần II là 1 trang A4 (bao gồm hình minh hoạ/biểu đồ…).

****

8
MaSSP Biology 2019

PHẦN III. LÝ LUẬN SINH HỌC

CRISPR: CUỘC CÁCH MẠNG GEN

Nếu con người có khả năng thay đổi gen của chính mình cũng như tất cả các sinh vật khác, loài
người có thể có những sáng tạo gì? Điều trị bệnh? Phát triển nông nghiệp? Chế tạo vũ khí sinh
học? Trở thành người bất tử? Tạo nên loài mới?

Việc thay đổi gen của sinh vật, từ thực vật đến động vật cấp cao, để phục vụ cho sự phát triển
của xã hội đã không còn gì xa lạ. Trong suốt 60 năm, insulin được tách chiết từ tuyến tụy của
động vật như bò và lợn. Tuy nhiên, vì sự khác biệt cấu trúc giữa insulin động vật và người, và do
quá trình chiết xuất sản sinh ra nhiều tạp chất, insulin đã gây những tác dụng phụ cho người
bệnh. Năm 1982, insulin tái tổ hợp được chế tạo bằng kĩ thuật gen áp dụng trên vi khuẩn E.Coli
lần đầu tiên đáp ứng được nhu cầu cung ứng insulin cho hàng trăm triệu bệnh nhân tiểu đường.
Từ đó đến nay, thế giới đã áp dụng kĩ thuật gen để tạo ra các cây giống vượt trội, tăng năng suất
nông nghiệp và cung ứng đủ thực phẩm đáp ứng cho sự gia tăng dân số.

Tưởng như đơn giản, nhưng kĩ thuật biến đổi gen thông thường rất phức tạp, gây cản trở cho việc
áp dụng trên con người để chữa các căn bệnh di truyền. Như các bạn biết, chỉ có 1.5% hệ di
truyền của con người (19-20,000 gen) được mã hoá và biểu hiện thành tính trạng. Việc không
xác định được hệ quả của các đột biến ngẫu nhiên trên 98.5% cặp nucleotit còn lại là một rủi ro
lớn. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý rằng, không phải số lượng gen lớn sẽ tạo nên sinh vật cấp cao
hơn. Loài bọ chét nước có đến những 31,000 gen, hơn hẳn loài người. Có lẽ nào, 99% còn lại
không mang một ý nghĩa quan trọng nào? Trong nhiều thập kỷ, việc phát triển lĩnh vực điều trị
gen (gene therapy) gặp phải bế tắc.

[Theo Genetic Literacy Project]

9
MaSSP Biology 2019

Mới đây, một trong những kỹ thuật mới biến đổi gen được phát hiện sâu trong hệ miễn dịch của
vi khuẩn và được đặt tên là CRISPR/Cas9. Hệ thống này có khả năng cắt ghép ADN một cách
chính xác tại một gen xác định. Sự phát hiện của CRISPR/Cas9 đã cách mạng hóa lĩnh vực biến
đổi gen, vượt trội hơn hẳn các phương pháp thông thường về sự đơn giản, tốc độ, sự chính xác,
tính linh hoạt và cả giá thành.

Chúng ta không thể giả định rằng tất cả các phương pháp mà con người đang ứng dụng để thay
đổi cơ chế di truyền tự nhiên sẽ đều hoàn hảo. CRISPR, nếu là bộ máy hoàn hảo, sẽ mang lại
những tiến bộ cho loài người mà trước đây chỉ tồn tại được trong sách khoa học viễn tưởng.
Đáng tiếc, bộ máy CRISPR sơ khai không phải là một hệ thống hoàn hảo. Một năm sau khi
CRISPR / Cas9 được phát minh, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa
Massachusetts (Boston, Mỹ) đã tiến hành tìm hiểu xác suất lỗi mà CRISPR có thể gây ra, dẫn
đến những đột biến di truyền không mong muốn. Họ phát hiện một sự khác biệt rõ rệt, cho thấy
giới hạn của sự biến đổi bởi CRISPR vượt xa so với những gì họ nghĩ. Điều này có nghĩa là
chúng ta vẫn chưa hoàn toàn lường trước được các hệ quả không mong muốn của kĩ thuật gen
vượt trội này. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn bác bỏ sức mạnh của CRISPR, nhưng trực
tiếp kêu gọi các nhà khoa học phải có những tính toán cẩn trọng khi thực hiện các nghiên cứu với
công cụ này.

Cuối tháng 11 năm 2018, thông báo của một nhà khoa học Trung Quốc về việc sử dụng
CRISPR-Cas9 trên phôi người đã gây chấn động giới khoa học thế giới. Kỹ thuật này được sử
dụng để bất hoạt gen mã hoá CCR5 - một đồng thụ thể quan trọng tham gia vào sự lây nhiễm của
HIV - với nỗ lực tạo ra những đứa trẻ sinh ra có hệ miễn dịch tự nhiên với virus HIV/AIDS. Tuy
nhiên, sử dụng CRISPR-Cas9 để thay đổi dòng tế bào của con người - phôi, trứng hoặc tinh
trùng - vẫn còn rất nhiều tranh cãi, do lo ngại về việc đưa ra các hậu quả ngoài ý muốn: mosaic
(chỉ một số tế bào được thay đổi, còn các tế bào khác thì không) hoặc kích hoạt các bệnh mới từ
đột biến gen đột ngột. Ngoài ra, việc bất hoạt một gen đang hoạt động bình thường trên một phôi
khoẻ mạnh (VD: CCR5 tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch) cần được xem xét cẩn trọng
để tránh những hậu quả lâu dài. Hiện nay, Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới chưa cho phép
CRISPR được áp dụng trên phôi thai người.

Kỹ thuật CRISPR nắm giữ quyền thay đổi vĩnh viễn hệ gen di truyền ở tất cả các thế hệ tương
lai, xóa đi một đặc tính, một loài, phát triển các loại thuốc mới, chữa bệnh di truyền, hoặc đổi
mới nông nghiệp và y khoa. Với CRISPR, con người chỉ bắt đầu khám phá ra một hiện tượng đã
tồn tại trong tự nhiên hàng triệu năm. Con người đang phải học hỏi từ quá trình tiến hóa của vi
khuẩn nhỏ bé, khi chúng tự bảo vệ mình. Và chúng ta áp dụng phức hệ miễn dịch này của vi
khuẩn để phục vụ cho chính sự tiến hoá của loài người. Mặc dù chúng ta chưa hoàn toàn hiểu
được những gì CRISPR có thể và không thể làm được, những chắc chắn, chúng ta đang ở giai
đoạn đầu của một cuộc cách mạng khoa học hiện đại.

10
MaSSP Biology 2019

Câu hỏi: Theo các bạn, nên hay không nên áp dụng CRISPR trên con người? Nếu không,
vì sao? Nếu có, hãy nêu ra ví dụ cụ thể. [tối đa 300 chữ]

Để tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của CRISPR, hãy click link dưới đây:
https://www.youtube.com/watch?v=4YKFw2KZA5o

PHẦN IV. CÂU HỎI LUẬN

[Không bắt buộc] Bạn hãy đề xuất một giải pháp cho một vấn đề sinh học/y sinh hiện nay chưa
được giải đáp. (150 từ)

11

You might also like