You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


====o0o====

BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Mã học phần : ET4910

Sinh viên : Nguyễn Quang Hiếu

MSSV : 20155558

Lớp : CN – ĐTVT 01

Hà Nội, tháng 12 năm 2018

Lời mở đầu
Thực tập công nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo cũng như trong quá trình
học tập của sinh viên . Thực tập là một cơ hội tốt để sinh viên chúng em có thể làm quen với môi trường
làm việc thực tế đặc biệt là môi trường của một doanh nghiệp lớn . Từ đó sinh viên có thể thấy được
những thiếu sót trong quá trình học tập cũng như tích lũy được những kinh nghiệm ban đầu để có thể
áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế và có thể xác định được công việc phù hợp với bản thân
để có hướng đi đúng đắn trong thời gian còn lại tại trường .
Trong 10 tuần thực tập tại Công ty VNPT Technology do viện Điện tử Viễn Thông – Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội tổ chức , cơ hội có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế của em đã
được củng cố . Tuy còn gặp nhiều khó khan do kiến thức chuyên ngành còn hạn chế , chưa bắt kịp môi
trường làm việc của một doanh nghiệp lớn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Công
ty đã giúp em có thể hoàn thành được đợt thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn Viện Điện tử Viễn Thông và Công ty VNPT Technology đã giúp em có
cơ hội tham gia đợt thực tập này . Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Bùi Tiến Đức , là người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong đợt thực tập vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn !


Nội dung

Chương 1GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VNPT TECHNOLOGY HÀ NỘI

1.1 QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

VNPT Technology được thành lập ngày 6/1/2011 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, được tổ chức và
hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Kế thừa nguồn lực và kinh nghiệm tích lũy sau gần 20
năm của các liên doanh Alcatel Network Systems Vietnam - ANSV (giữa VNPT và Alcatel CIT
của Cộng hòa Pháp từ năm 1993) và Telecommunications Equipment - Teleq (giữa VNPT và
Siemens AG của Cộng hòa liên bang Đức từ năm 1995), sở hữu và tiếp tục phát triển đội ngũ chuyên
gia trưởng thành từ những ngày đầu của thời kỳ số hóa mạng viễn thông, cùng với hạ tầng kỹ thuật
được tích lũy và tiếp tục phát triển từ các liên doanh. Công ty đã dần khẳng định vị thế và vai trò
của một đơn vị tiên phong trong nghiên cứu phát triển và sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông
và công nghệ thông tin, xứng đáng là một trong bốn công ty con trụ cột của VNPT, là đơn vị chủ
lực của VNPT trong lĩnh vực sản xuất Công nghệ, Công nghiệp Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ
thông tin, Truyền thông và Công nghiệp Nội dung số.
1.2 TẦM NHÌN SỨ MỆNH

Xây dựng Công ty trở thành doanh nghiệp chủ lực của VNPT trong lĩnh vực sản xuất Công
nghệ công nghiệp, Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin, Truyền thông và Công nghiệp nội
dung số, trở thành một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam và từng bước khẳng định vị
thế trên thị trường quốc tế.

1.3 GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh trên cơ sở nền tảng khuyến khích tinh
thần làm việc nhóm (teamworking và cross-teamworking), mọi người cùng nhau chia sẻ thông tin,
hỗ trợ nhau trong công việc, trong một môi trường làm việc nhân văn và tường minh, là cơ sở để
kích thích và khơi nguồn sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ; cộng với đội
ngũ CBCNV nhiệt huyết, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, có năng lực sáng tạo cùng với
việc kế thừa kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp liên doanh
với tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới trước đây là tập đoàn Alcatel Lucent của Pháp - Mỹ đã
tạo ra giá trị cốt lõi của công ty, giúp VNPT Technology phát triển bền vững.

1.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH

VNPT Technology luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, trên cơ sở đảm bảo lợi ích và chia sẻ những khó khăn cùng với đối tác nhằm
mang đến cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng và ngày càng phong phú đáp ứng nhu
cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
Là công ty Công nghệ, VNPT Technology tiếp cận theo hướng đón đầu Công nghệ trên cơ sở
hợp tác với các đối tác Công nghệ nguồn hàng đầu thế giới nhằm đảm bảo luôn mang đến cho khách
hàng các sản phẩm Công nghệ tiên tiến, cập nhật kịp thời các xu hướng phát triển công nghệ phù
hợp với sự phát triển của từng thị trường.

1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:

 Các ban chức năng

Văn phòng tổng hợp, Ban Tài chính, Kế toán, Ban quản lý các dự án đầu tư, Ban quản lý
các dự án phát triển sản phẩm và Ban công nghiệp, Ban chất lượng.

 Các Trung tâm


o Trung tâm nghiên cứu phát triển.
o Trung tâm kỹ thuật.
o Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng.
o Trung tâm pháp chế.
o Trung tâm cung ứng vật tư linh kiện (Supply Chains).
o Trung tâm kinh doanh và phát triển thị trường.
 Các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và CNTT.
 Các công ty con và công ty liên kết: ANSV (do VNPT sở hữu 48,8% và VNPT
Technology sở hữu 51,2% vốn điều lệ), TELEQ (do VNPT sở hữu 40% và VNPT
Technology sở hữu 60 % vốn điều lệ), VIVAS (do VNPT Technology sở hữu 100% vốn
điều lệ).

1.6 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

VNPT Technology tập trung phát triển hoạt động trong các lĩnh vực thế mạnh bao gồm:
Nghiên cứu phát triển, Sản xuất công nghệ công nghiệp, Thương mại và dịch vụ hàm lượng
công nghệ cao phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
 Sản xuất công nghiệp:
Sản xuất các nhóm sản phẩm thiết bị viễn thông và sản phẩm công nghệ, thiết bị
điện tử tiêu dùng dành cho khách hàng cuối
 Thương mại và dịch vụ:
Phân phối sản phẩm công nghệ dành cho doanh nghiệp viễn thông, người tiêu dùng
và Dịch vụ kỹ thuật bao gồm tư vấn, thiết kế, triển khai, tối ưu và hỗ trợ kỹ thuật

 Nghiên cứu và phát triển


Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, thiết bị viễn thông, điện tử, công nghệ thông
tin; các nền tảng phần mềm như IoT, nền tảng viễn thông, nền tảng cho doanh nghiệp,
dịch vụ GTGT…; và các giải pháp công nghệ.

 Kinh doanh quốc tế


Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ thương mai, công nghệ trên thị
trường quốc tế
1.7 CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆ TRONG CÔNG TY

Đội ngũ cán bộ của VNPT Technology có kinh nghiệm làm việc qua các dự án hợp tác
với nhiều đối tác công nghệ lớn, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu
kinh nghiệm từ các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới qua quá trình làm việc và thường
xuyên được tham gia đào tạo, tiếp thu kiến thức chuyển giao từ các chuyên gia nước ngoài, nắm
bắt và làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Đây chính là tài sản quý báu nhất
và là nền tảng tạo ra mọi thành công của VNPT Technology.

Với gần 700 cán bộ công nhân viên trong đó bao gồm 350 Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ công
nghệ tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong nước và các quốc gia phát triển trên thế giới
như Anh, Pháp, Đức, Singapore, Australia, Hàn Quốc...., VNPT Technology tự hào sở hữu đội
ngũ nhân lực chất lượng cao, không chỉ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại
ngữ mà còn có tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và đoàn kết làm việc tại các trung
tâm Nghiên cứu Phát triển:

 Trung tâm nghiên cứu phần cứng và Firmware


 Trung tâm nghiên cứu phát triển Giải pháp và phần mềm
 Trung tâm nghiên cứu phát triển Giải pháp dịch vụ GTGT và Mạng viễn thông
 Trung tâm nghiên cứu tích hợp hệ thống

VNPT Technology sở hữu hai Trung tâm kỹ thuật gồm: Trung tâm dịch vụ kỹ thuật và Trung
tâm Hỗ trợ kỹ thuật & Vận hành khai thác Hệ thống. Được trang bị hệ thống cơ sở vật chất chất
lượng cao cùng đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tình 24/7, VNPT Technology là đối tác tin cậy
trong hoạt động cung cấp, tư vấn những giải pháp tối ưu nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa
và phù hợp với chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các nhà khai thác viễn thông, các
tổ chức, doanh nghiệp.

1.8 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

VNPT Technology tập trung phát triển hoạt động trong các lĩnh vực thế mạnh bao gồm:
Nghiên cứu phát triển, Sản xuất công nghệ công nghiệp, Thương mại và dịch vụ hàm lượng
công nghệ cao phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.:
 Sản xuất công nghệ công nghiệp
 Thương mại và dịch vụ
 Nghiên cứu phát triển

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG THỰC TẬP


2.1 Nhiệm vụ chính được giao

1. Tìm hiểu các thiết bị Telecom do Phòng nghiên cứu và phát triển
2. Tham gia hỗ trợ đánh giá chất lượng các sản phẩm GPON ONT, FTTH AON.

3. Tìm hiểu và tuân thủ đúng Quy trình công việc và nội quy của Cty.
+ Nội quy kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất của Công ty
+ Nội quy về cam kết bảo mật của Công ty.

Thời gian bắt Thời gian


TT Nội dung công việc
đầu hoàn thành

1 Làm quen với thiết bị Telecom phòng 15/10/2018 28/10/2018


nghiên cứu sản xuất, các nội dung bao gồm:
- Tìm hiểu các công nghệ mạng GPON,
FTTH.
- Thiết lập, cấu hình các thông số trên
giao diện quản lý của thiết bị, cùng với
đó thực tế sử dụng một số dịch vụ của
VNPT đang triển khai trên thiết bị.
- Tìm hiểu cấu tạo/thông số kỹ thuật của
sản phẩm Telecom.

2 Hỗ trợ đo kiểm ,đánh giá thiết bị : 29/10/2018 2/12/2018


- Hỗ trợ quá trình đo kiểm, đánh giá thiết
bị
- Xây dựng phương pháp/mô hình đo
kiểm, đánh giá các yếu tố đó.
- Thực hiện đo kiểm, báo cáo kết quả
một số nội dung.

3 Tổng kết báo cáo quá trình thực tập 3/12/2018 7/12/2018

2.3 Chi tiết công việc


2.3.1 Tìm hiểu công nghệ mạng GPON, FTTH

a. Tổng quan về mạng GPON

GPON – Gigabit Passive Optical Network – là chuẩ n ma ̣ng trong công nghê ̣ PON – ma ̣ng cáp
quang thu ̣ đô ̣ng. Chuẩ n GPON là mô hiǹ h thiế t kế ma ̣ng theo kiể u kế t nố i từ 1 Điể m – Đa điể m.
Trong đó các thiế t bi ̣kế t nố i từ phiá khách hàng thông qua các bô ̣ chia tin
́ hiê ̣u quang (Spliter) thu ̣
đô ̣ng, không dùng điê ̣n đế n đài vâ ̣n hành của nhà ma ̣ng.

Công nghệ cáp quang GPON ra đời, với chi phí giá thành ngày càng rẻ khiến nó đang trở thành
những dịch vụ bình dân cho mỗi gia đình.

- Mô hình mạng quang thụ động PON :


Các phần tử thụ động của PON đều nằm trong mạng phân phối quang ( hay còn gọi là
mạng ngoại vi ) bao gồm các phần tử như sợi quang, các bộ phân tách/ghép quang thụ
động , các đấu nối và các mối hàn quang. Các phần tử tích cực như OLT và các ONU
đểu nằm ở đầu , cuối của PON. Tín hiệu trong PON có thể được phân ra và truyền đi
theo nhiều sợi quang hoặc được kết hợp lại và truyền trên một sợi quang thông qua bộ
ghép quang , phụ thuộc vào tín hiệu đó là đi theo hướng lên hay hướng xuống của PON.
PON thường được triển khai trên sợi đơn mode, với cấu hình cây là phổ biến. Mô hình
mạn quang thụ động với các phần tử của nó được biểu diễn như trong hình

- Các phần tử thụ động :


 Sợi quang :
Sợi quang là một thành phần quan trọng trong mạng, nó tạo ra sự kết nốt giữa các thiết
bị. Hai thông số cơ bản của sợi quang là suy hao và tán sắc. Tuy nhiên sợi quang ứng dụng
trong mạng PON thì chỉ quan tâm đến suy hao, không quan tâm đến tác sắc bới khoảng cách
truyển tối đa chỉ là 20km và tán sắc chỉ ảnh hưởng không đáng kể. Do đó, người ta sử dụng
sợi quang có suy hao nhỏ, chủ yếu là sử dụng sợi quang theo chuẩn G.652
 Bộ chia quang :
Bộ chia ghép quang thụ động ( Splitter) dung để chia ghép thụ động tín hiệu quang từ nhà
cung cấp dịch vụ đến khách hang và ngược lại giúp tận dụng hiệu quả sợi quang vật lý. Thành
phần được nhắc chủ yếu trong mạng PON là bộ chia, công dụng của nó là chia công suất
quang từ một sợi ra nhiều sợi khác nhau. Từ OLT đến ONU có thể sử dụng nhiều dạng bộ
chia là 1 :2; 1:4 ; 1:8 ; 1:16 ; 1:32 ; 1:64 ; 1:128. Hầu hết hệ thống PON sử dụng bộ chia 1:16
và 1:32 . Tỷ lệ chia ảnh hưởng trực tiếp tới suy hao truyền dẫn. Tỷ lệ của bộ chia càng cao
cũng có nghĩa là công suất truyển đến mỗi ONU sẽ giảm xuống do suy hao của bộ chia 1:N
tính theo công thức 10logN(dB).
 Bộ lọc quang :
Bộ lọc quang là phần tử thụ động hoạt động dựa trên các nguyên lý truyền sóng không
cần có sự tác động từ các phần tử bên ngoài. Chức năng của bộ lọc là lọc tín hiệu khác nhau
được truyển trong cũng một sợ, trước tiên phải tách riêng các bước sóng khác nhau khỏi tín
hiệu tổng.

- Các chuẩn của mạng PON


Có 3 loại tiêu chuẩn chính cho mạng PON như sau
 ITU-T G.984
 ITU-T G.984
 IEEE 803.3
ĐẶC TÍNH BPON (APON) GE-PON(EPON) GPON
Tốc độ-đường lên/đường xuống 155/622Mbps 1.0/1.0 Gbps 1.25/2.5 Gbps
Giao thức cơ bản ATM Ethemet GEM
Độ phức tạp Cao Thấp Cao
Chi phí Cao Thấp Chưa rõ
Tổ chức tiêu chuẩn ITU-T IEEE ITU-T
Tiêu chuẩn hoàn thiện Rồi, 1995 Rồi, 2004 Rồi
Triển khai quy mô lớn 100.000 thuê 1.000.000 thuê Mới thử
Khu vực triển khai chính Bắc Mỹ Châu Á Mới thử

- Các đặc tính cơ bản của GPON :


GPON viết tắt của từ Gibabit Passive Optical Network được định nghĩa theo chuẩn ITU-
T G984. GPON được mở rộng từ chuẩn BPON G983 bằng cách tăng băng thông, nâng hiệu suất
băng thông nhờ sử dụng gói lớn, có độ dài thay đổi và tiêu chuẩn hóa quản lý
 Tốc độ bit
o Về cơ bản GPON hướng tới tốc độ truyền dẫn lớn hơn hoặc bằng 1,2Gbit/s . Tuy
nhiên, trong trường hợp dịch vụ xDSL không đối xứng thì không cần thiết đến tốc độ
cao như vậy. GPON định nghĩa 7 dạng tốc độ bít như sau
 Đường lên 155 Mbit/s, đường xuống 1,2 Gbit/s
 Đường lên 622 Mbit/s, đường xuống 1,2 Gbit/s
 Đường lên 1 Gbit/s, đường xuống 1,2 Gbit/s
 Đường lên 622 Mbit/s, đường xuống 2,4 Gbit/s
 Đường lên 1,2 Gbit/s, đường xuống 2,4 Gbit/s
 Đường lên 2,4 Gbit/s, đường xuống 2,4 Gbit/s
 Khoảng cách
o Khoảng cách logic : là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT . trong mạng
Gpon khoảng cách logic lớn nhất là 60km
o Khoảng cách vật lý : là khoảng cách vật lý lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT. Trong
mạng GPON có 2 lựa chọn cho khoảng cách vật lý đó là 10km và 20km. Đối với vận
tốc truyền lớn nhất là 1.25 Gbit/s thì khoảng cách vật lý là 10km.
 Tỷ lệ chia
o Đối với nhà khai thác mạng thì tỷ lệ chia càng lớn càng tốt. Tuy nhiên tỷ lệ chia lơn
thì đòi hỏi công suất quang phát cao hơn để hỗ trợ khoảng cách vật lý lớn hơn. Tỷ lệ
chia 1:64 là tỷ lệ lý tưởng cho lớp vật lý với cộng nghệ hiện nay. Tuy nhiên trong các
bước phát triển tiếp theo thì tỷ lệ 1:128 có thể được sử dụng.
 Bước sóng hoạt động
o Đường xuống: Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống sử dụng
một sợi quang là 1480-1500nm
o Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống sử dụng hai sợi quang là
1260-1360nm
o Đường lên : Dải bước sóng hoạt động của đường lên là 1260-1360nm

*Khối đầu cuối đường quang OLT( Optical Line Terminal)


OLT là viết tắt của Optical Line Terminal ( kết nối cuối đường quang). OLT thường được đặt ở
tổng đài và điều khiển luồng thông tin 2 hướng qua mạng phân phối quang. Một OLT có thể hỗ trợ
khoảng cách truyển dẫn xa đến 20km. Đối với luồng thông tin hướng đến phía thuê bao, OLT có chức
năng nhận tín hiệu thoại, dữ liệu, video… từ bên ngoài và truyền broadcast vào tất cả các module ONT
trên mạng phân phối luồng quang. Trong hướng ngược lại từ khách hang lên mạng OLT sẽ nhận rất
nhiều loại dữ liệu và truyền qua mạng tương ứng.
Thiết bị đầu cuối đường dây OLT (optical line terminal) được kết nối tới mạng chuyển
mạch qua các giao diện chuẩn. Về phía mạng phân phối, OLT bao gồm các giao diện
truy nhập quang theo tiêu chuẩn GPON về tốc độ bit, quỹ đường truyền, jitter,… OLT
gồm ba phần chính sau đây:

– Chức năng giao diện cổng dịch vụ (service port Interface Function).

– Chức năng đấu nối chéo (cross-connect function).

– Giao diện mạng phân phối quang (ODN interface).

Các khối chức năng chính của OLT được mô tả trong hình dưới đây
Đặt ở trung tâm chuyển mạch (CO– Central Office) có nhiệm vụ giao tiếp với các
mạng dịch vụ và kết nối các yêu cầu truy nhập của người dùng ra các mạng này.

-Có hai chức năng chính: truyền dữ liệu từ mạng dịch vụ và phân phối cho user. Đồng
thời sẽ ghép kênh các dữ liệu user trướ c khi gửi ra các mạng dịch vụ.

-Dung lượng mà 1 ONT có thể phục vụ được dựa trên số card hướng xuống của mỗi
ONT. Nếu mỗi ONT có X card, mỗi card có Y port, và tỷ lệ Splitter là 1:N thì số thuê
bao (số kết nối giữa ONT và OLT) được tính:

Số thuê bao = X x Y x N

Ví dụ: P-OLT 7432 của hãng Alcatel có 14 card hướng xuống, mỗi card có 4port, tỷ lệ
Splitter là 1:64 thì số ONT có thể phục vụ lên đến:14 x 4 x 64=3584 ONT

*Khối mạng quang ONU (Optical Network Unit)


ONU là viết tắt của Optical Network Unit ( thiết bị kết nối cuối mạng quang ) có chức năng
giống ONT, nhưng ONT được đặt hẳn trong nhà của khách hàng còn ONUN được đặt ở ngoài nhà
khách hàng hay tại một điểm trung tâm để cung cấp dịch vụ cho khách hàng khác nhau.
Một ONU kết nối đến OLT trong mạng PON thông qua lớp MAC và lớp tương thích vật lý. Lớp
tương thích dịch vụ trong ONU sẽ biên dịch tín hiệu trong mạng của khách hàng thành tín hiệu PON
và ngược lại, giao tiếp từ ONU đến mạng khách hàng là giao tiếp mạng người dung (UNI). Phần ghép
kênh, giải ghép kênh cung cấp chức năng ghép kênh cho những người dung khác nhau.

*Kết nối cuối mạng quang ONT


ONT là viết tắt của Optical Network Terminal ( kết nốt cuối mạng quang ). Một ONT được đặt
trực tiếp ở đầu khách hàng. Nhiệm vụ của nó để giao tiếp với mạng PON ở hướng lên và giao tiếp với
thiết bi của khách hàng ở hướng xuống. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của thuê bao, ONT có thể hỗ
trợ rất nhiều dịch vụ viễn thông gồm: Ethernet, E1, T1. DS3, ATM,..
Trên thị trường có rất nhiều loại ONT để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của khách
hàng. Kích cỡ của ONT có thể là cái hộp nhỏ đơn giản đến những thiết bị to, phức tạp phải bắt vào rủ
Rack. Các thiết bị ONT phức tạp còn có thể tập trung và vận chuyển rất nhiều loại thông tin khác nhau
từ phía khách hàng và gửi nó vào một sợi quang hướng lên trong mạng PON.

Với công nghệ không ngừng phát triển, và người dùng cuối yêu cầu tốc độ internet nhanh hơn,
công nghệ sợi quang là cách tuyệt đối để đi. Các mạng Fiber to Home (FTTH) tiếp tục có nhu cầu cao
vì điều này. Cáp quang là thứ duy nhất có thể hỗ trợ nhu cầu về tốc độ cao hơn cũng như khoảng cách
trong mạng. Cáp quang có ưu điểm khác so với dây cáp kim loại, chẳng hạn như đồng, vì chúng ít bị
nhiễu hơn. Tia lửa nguy hiểm luôn là một khả năng khi sử dụng cáp kim loại để truyền tín hiệu. Tia
lửa nhỏ có thể xảy ra khi gửi điện thế xuống một môi trường kim loại, những tia lửa nhỏ này có khả
năng gây ra tình trạng thiếu hụt. Bằng cách sử dụng cấu trúc mạng GPON, điều này sẽ loại bỏ mối
nguy hiểm đó do hiện tại không có truyền tải. Với một sợi quang duy nhất có thể hỗ trợ nhiều người
dùng do việc sử dụng bộ tách quang thụ động làm cho GPON trở thành một lợi thế bằng cách giảm
thiết bị, đáp ứng các khu vực có mật độ cao cũng như hỗ trợ dịch vụ chơi ba lần; thoại, ngày và video
IP với tốc độ yêu cầu của công chúng. Với các kết nối ethernet chỉ là điểm tới điểm, GPON lợi thế rõ
ràng là nó là điểm để đa điểm cũng như cung cấp tốc độ hạ lưu cao hơn sau đó EPON / GEPON.

Cấu trúc mạng GPON là phức tạp nhất trong tất cả các PON. Nhưng đó là một trong những PON tốt
nhất. GPON có lợi ích của việc tiết kiệm chi phí cho việc di chuyển và bổ sung hoặc các thay đổi
khác, giá thấp cho mỗi cổng trên các thành phần thụ động, cài đặt dễ dàng và chi phí lắp đặt thấp. Vì
vậy, công nghệ GPON đạt được sự phổ biến trong các ứng dụng công nghệ đa dạng và luôn thay đổi
ngày nay

b.Tổng quan về mạng truy cập quang FTTH


*Khái niệm về hệ thống cáp quang FTTH
Trước đây các hệ thống mạng truy nhập được sủ dụng chủ yếu là cáp đồng, ứng dụng
cho các dịch vụ có lưu lượng thấp. Việc sử dụng cáp đồng có những lợi ích như chi phí
thấp, khả năng lắp đặt và triển khai đơn giản. Tuy nhiên, cáp đồng có nhiều hạn chế như
băng thông nhỏ, khả năng chống nhiễu kém, suy hao lớn, phạm vi truyền nhỏ. Công
nghệ truyền dẫn bằng cáp quang đã khắc phục hoàn toàn các nhược điểm này. Truyền
dẫn bằng cáp quang không bị nhiểu do tín hiệu được truyền bằng ánh sáng, suy hao nhỏ,
phạm vị truyền dẫn gấp hàng chục lần so với cáp đồng và đặc biệt là băng thông của cáp
quang có thể lên tới hàng trăm GHz đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu truyền dẫn. Những
năm gần đây do sự phát triển của công nghệ làm cho việc sản xuất cáp quang dễ dàng
và giá thành của cáp quang cũng như các thiết bị đấu nối cáp hạ, do vậy cáp quang được
sử dụng rộng rãi. Thực tế tại Việt nam cũng như trên thế giới là các mạng lõi hầu hết là
mạng quang nhưng mạng truy nhập vẫn chủ yếu sử dụng cáp đồng. Mạng cáp quang
truy nhập vẫn còn nhỏ lẻ và mới chỉ được triển khai chủ yếu ở các nước có nền công
nghệ thông tin phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản....Tuy nhiên với sự bùng nổ về
nhu cầu băng thông hiện nay, việc triển khai một hệ thống mạng truy nhập quang đến
từng hộ gia định là một xu thế tất yếu. Đó chính là mạng FTTH – Fiber to the home.
Sơ đồ tổng quán mạng quang FTTH

*Ưu và nhược điểm của mạng qunag FTTH


 Ưu điểm : FTTH là gói dịch vụ thích hợp cho nhóm các khách hàng có nhu cầu sử dụng
cao hơn ADSL và kinh tế hơn Leased-line. Khi sử dụng dịch vụ FTTH, khách hàng sẽ
thấy được các lợi ích của dịch vụ như sau:

- Tốc độ truy nhập Internet cao nhanh gấp 200 lần so với ADSL.

- Vì triển khai bằng cáp quang nên có chất lượng tốt hơn cáp đồng, giảm thiểu xung
nhiễu và ảnh hưởng của thiên tai.

- An toàn cho thiết bị, cáp quang được làm chủ yếu bằng thủy tinh nên không có khả
năng dẫn điện, do đó không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây.

- Nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới.

- Đáp ứng hiệu quả cho nhiều ứng dụng như: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng
ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo
yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…

- FTTH sẵn sàng cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, đặc biệt là truyền hình độ
phân giải cao (HDTV) yêu cầu băng thông lên đến vài chục Mbps, trong khi ADSL
không đáp ứng được.

-Độ ổn định cao tương đương như dịch vụ internet kênh thuê riêng Leased-line nhưng
chi phí thuê bao hàng tháng thấp hơn vài chục lần.

 Nhược điểm :
-Yêu cầu thiết bị đấu nối đặc chủng: Máy hàn, dây nhảy, thiết bị đầu cuối.
-Giá thành thiết bị đầu cuối: Modem, dây nối thường cao ( Thường các nhà mạng sẽ
tặng hoặc cho khách hàng mượn )

-Giá cước của cáp quang FTTH thường đắt hơn so với cáp đồng ADSL

-Ít khi xảy ra sự cố. Nhưng khi xảy ra sự cố việc khắc phục thường khó khăn hơn .

2.3.2. Tìm hiểu , thực hiện cấu hình một số chức năng chính thiết bị ONT của VNPT
*Modem Igate GW040- GPON Optical Network Terminal

*Các đặc điểm, tính năng chung của sản phẩm

- Thiế t bi ̣GPON ONT tố c đô ̣ cao 3 trong 1 với tinh́ năng router NAT, switch 4 cổ ng
và điể m truy câ ̣p không dây chuẩ n N
- Tuân thủ các tiêu chuẩ n ITU G.984.1, ITU G.984.2, ITU G.984.3 và ITU
G.984.4, đảm bảo khả năng tương thích toàn diê ̣n ma ̣ng GPON
- Tố c đô ̣ truy câ ̣p rấ t cao lên đế n 2.488 Gbps chiề u tải xuố ng và1.244 Gbps chiề u tải
lên
- Hỗ trơ ̣ đồng thời giao thức ma ̣ng IPv4 vàIPv6
- Hỗ trơ ̣ quản lý từ xa thông qua OMCI
- Chức năng bảo mâ ̣t với lo ̣c đia ̣ chi ̉IP, đia ̣ chi ̉MAC
- Hỗ trơ ̣ Dynamic DNS (DDNS)
- Các chipset chính (vi xử lý trung tâm, GPON, Wifi) của Broadcom (Mỹ) cùng các
linh kiện chất lượng cao khác cho phép thiết bị hoạt động ổn định với độ bền cao.
- Đạt tiêu chuẩn tương thích điện từ TCVN, bao gồm cả bộ nguồn kèm theo .

Lợi ích/ tính năng nổi bật của sản phẩm


- Ma ̣ng không dây chuẩ n N tố c đô ̣ 300Mbps giúp người dùng trải nghiê ̣m game online,
truyề n video HD tố c đô ̣ cao, cho phép tới 60 thiết bị kết nối đồng thời một cách ổn định
- Dễdàng bâ ̣t tắ t Wifi với nút bấ m Wifi ON/OFF
- Cổ ng USB 2.0 đa chức năng giúp chia sẻmáy in ma ̣ng vàtâ ̣p tin đa phương tiê ̣n trong
toàn ma ̣ng
- Tích hợp máy chủ đa phương tiện với công nghệ DLNA cho phép cha ̣y âm nha ̣c,
phim ảnh trong USB trên máy tinh́ vàđiê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng
- Hỗ trơ ̣ Printer Server giúp thiế t bi ̣trong ma ̣ng cóthể in ấ n thông qua ma ̣ng dây và ma ̣ng
không dây của thiế t bi ̣
- Tich́ hơ ̣p tính năng IGMP snooping kế t hơ ̣p với 802.1Q VLAN cung cấ p trải nghiê ̣m
IPTV mươ ̣t mà hơn

*Đặc điểm thông số kỹ thuật


Thông số phần cứng
[IAP-1] [IAP-1] CPU Broadcom chipset dual core MIPS processor
[IAP-2] 128 MB DDR3 RAM
[IAP-3] [IAP-3] 128 MB NAND Flash
[IAP-4] Broadcom Wifi chipset
Tính năng chính
Cổng kết nối
IAP-5 01 cổng quang SC/APC
IAP-6 04 cổng LAN RJ45 100/1000Mbps
IAP-7 01 Cổng USB 2.0
IAP-8 01 Cổng nguồn 12v
Nút bấm
IAP-9 01 Nút bấm bật/tắt nguồn
IAP-10 01 Nút reset khời động lại thiết bị hoặc đưa về cấu hình gốc
IAP-11 01 nút Bât/Tắt Wi-fi kiêm chức năng WPS
Nguồn điện
IAP-12 Nguồn cấp: 12V DC/1.12A, 100 đến 240 VAC~50/60Hz 0,5A sử dụng nguồn 1
chiều cắm ngoài
IAP-13 Hỗ trợ Dying Gasp
Đèn LED báo hiệu
IAP-14 01 LED báo nguồn
IAP-15 01 Led báo tín hiệu PON
IAP-16 01 LED báo tín hiệu internet
IAP-17 01 LED báo tín hiệu Wireless
IAP-18 04 LED báo tín hiệu các cổng LAN
IAP-19 01 LED báo chức năng WPS
IAP-20 01 LED báo mất tín hiệu PON
Tiêu chuẩn IEEE
IAP-21 IEEE 802.3,802.3u
Tiêu chuẩn ITU GPON
IAP-22 ITU-T G.984.1
IAP-23 ITU-T G.984.2
IAP-24 ITU-T G.984.3
IAP-25 ITU-T G.984.4
Modulde quang
IAP-26 Tương thích với G.984.2 Amd1, Class B+
IAP-27 Độ nhạy thu -28dBm -8dBm
IAP-28 Công suất phát -3~+7dBm
IAP-29 Tốc đọ đường uplink 1.244Gbps
IAP-30 Tốc độ đường downlink 2.488GBps
Bước sóng quang
IAP-31 Bước song truyền 1310nm
IAP-32 Bước song nhận 1490nm
Tính năng không dây

Chuẩn không dây


IAP-33 IEEE 802.11n , tương thích ngược với IEEE 802.11a/b/g
Tần số
IAP-34 2.4 – 2.4835 GHz, OBW=40Mhz tự động chọn kênh
IAP-35 Tốc độ lên đến 300Mbps
SSID
IAP-36 1 SSID , 3 Guest SSID
EIRP
IAP-37 <20dBm
Bảo mật
IAP-38 Hỗ trợ 64/128 bit WEP
IAP-39 WPA-PSK/WPA2-PSK
IAP-40 Bộ lọc địa chỉ MAC
IAP-41 Ẩn SSID
IAP-42 Bảo mật với WPS
Chế độ điểm truy cập
IAP-43 Access Point
ANTENNA
IAP-44 MIMO 2x 5 dBi
Tính năng phần mềm
Thông báo trạng thái hệ thống
IAP-45 Phiên bản phần mềm
IAP-46 Trạng thái kết nối
IAP-47 Thống kê lưu lượng qua các kết nối
Dịch vụ WAN
IAP-48 PPPoE
IAP-49 Dynamic IP
IAP-50 Static IP
IAP-51 Bridge
IAP-52 Hỗ trợ nhiều kết nối WAN đồng thời
Giao thức mạng và tính năng cao cấp
IAP-53 Hỗ trợ IPv4
IAP-54 Hỗ trợ IPv6
IAP-55 DHCP , DHCP relay
IAP-56 DHPCv6
IAP-57 NAT(Network Address Translation)
IAP-58 DLNA sever
IAP-59 USB Storage
IAP-60 Printer Server
IAP-61 Static Routing , RIP v1/v2
IAP-62 VPN(PPTP,L2TP,IPsec) Pass-Through
IAP-63 Ethernet Port Mapping
IAP-64 VLAN , 802.1p
IAP-65 DNS relay , DDNS
IAP-66 IGMP Multicast
IAP-67 Virtual Server , DMZ , ACL
IAP-68 UpnP
Bảo mật
IAP-69 NAT and SPI Firewall
IAP-70 MAC/IP/URL Filtering
Cấu hình và quản lý thiết bị
IAP-71 Giao diện cấu hình trên WEB
IAP-72 Có thể thay đổi username và password
IAP-73 Nâng cấp phần mềm qua Web-based/TFTP
IAP-74 Quản lý từ xa qua TR-609, SNMP
IAP-75 Telnet/SSH access for configuration
IAP-76 Lưu trữ hoặc khôi phục cấu hình
IAP-77 Dianostics tool
IAP-78 Log & Trace function
IAP-79 TR-609 compliant w/ACS
IAP-80 Hỗ trợ quản lý từ xa tuân thủ theo G.984.4
IAP-81 Hỗ trợ đăng ký thiết bị qua SLID hoặc Serial Number
IAP-82 Help/User Guide
Thông số phần cứng
IAP-85 CPU Broadcom chipset dual core MIPS processor
IAP-86 128 MB DDR3 RAM
IAP-87 128 MB NAND Flash
IAP-88 Broadcom Wifi chipset
*Ý nghĩa đèn báo hiệu LED
Tên Trạng thái Báo hiệu
Tắt Không có nguồn cấp cho ONT
Sáng màu xanh ONT được cấp nguồn bình thường
PWR Sáng màu đỏ ONT gặp sự cố. Tắt công tắc nguồn và bật lại
hoặc ấn nút Reset để khởi động lại ONT. Nếu
không hết lỗi, liên hệ nhà cung cấp thiết bị.
Tắt Không có tín hiệu quang
Sáng màu xanh Tín hiệu quang đồng bộ tốt
PON
Sáng xanh ONT đang đồng bộ tín hiệu quang
nhấp nháy
Tắt ONT đang tắt hoặc interface WAN không lấy
được địa chỉ IP.
Sáng màu xanh Đã nhận địa chỉ IP nhưng không có lưu lượng
truyền qua
NET
Nhấp nháy Đã nhận địa chỉ IP và đang có lưu lượng gói
xanh tin truyền giữa các đường LAN
Sáng màu đỏ Có lỗi khi thiết bị cố gắng kết nối để nhận địa
chỉ IP.
Tắt Chức năng WiFi đang tắt
Sáng màu xanh Chức năng WiFi đang bật
WLAN
Sáng xanh Đang có lưu lượng gói tin truyền qua giao
nhấp nháy tiếp WiFi
Tắt Kết nối bảo mật WiFi không sử dụng WPS
Sáng màu xanh Kết nối WiFi thông qua bảo mật bằng WPS
ALARM/WPS
Sáng đỏ nhấp Không kết nối được với OLT
nháy
*Kết nối thiết bị :
*Cấu hình SLID
Chọn Management  SLID Configuration

Nếu trình duyệt báo block popup enable:


Với Chrome:

Click vào góc trên bên phải của trình duyệt, chọn Always allow pop-up form
192.168.1.1  Done:
Với Firefox:

Chọn Option  Allow pop-ups for 192.168.1.1

Với Internet Explorer:


Chọn Internet Options:

Chọn Tab Privacy  Settings:


Thêm địa chỉ 192.168.1.1 vào list các trang web không block pop-up:
Note: trong trường hợp sử dụng điện thoại di động Android  sử dụng trình duyệt
UC browser version 10  khi truy cập mục SLID Configuration cũng có mục báo
popup blocked enable  chọn cho phép popup hiển thị. Khi này trình duyệt sẽ chuyển
sang trang 192.168.1.254
Sử dụng user/password: superadmin/12345 để login vào ONT
Chuyển sang mục Maintain  SLID Configuration:

Tại đây chọn SLID mới rồi Save lại.


Tiếp tục back lại trang 192.168.1.1 và tiếp tục cấu hình các dịch vụ.
*Cấu hình dịch vụ PPPoE- HSI
Login vào ONT:
- Địa chỉ: 192.168.1.1
- User/password: admin/admin
Truy cập mục Network Settings  WAN  chọn Add để thêm 1 WAN mới.

Cho ̣n/Nhâ ̣p các thông số cài đă ̣t như hình minh ho ̣a và ấ n Next
Select Wan service: PPP over Ethernet (PPPoe)
Các thông số còn lại để mặc định.

*Cấu hình dịch vụ Bridge -IPTV


Truy cập mục Network Settings  WAN  chọn Add để thêm 1 WAN mới.
Cho ̣n các thông số như hiǹ h minh ho ̣a và ấ n Apply/Save để lưu cấ u hin
̀ h:
- WAN Service Configuration: Bridging
- Enter 802.1p priority[0-7]: 4
- Enter 802.1q Vlan ID [0-4094]: 1100
̣ vu ̣ tương ứng
Cấ u hình Port Mapping từng cổ ng LAN/WiFi SSID với từng dich
- Truy câ ̣p vào trang cấ u hiǹ h thiế t bi,̣ chuyể n đế n menu Advanced Features >
Interface Grouping

Ấn Add để ta ̣o mô ̣t nhóm ghép dich


̣ vu ̣ WAN với môt/nhiề u LAN Interface. Trang
cấ u hình mở ra, đă ̣t các thông số như hiǹ h minh ho ̣a, sau đó ấ n Apply/Save để lưu
Group Interface mới đươ ̣c ta ̣o

Có thể truy câ ̣p đế n Network Settings > LAN để xem thông tin Group mới đươ ̣c ta ̣o.
Với dịch vụ IPTV IGMP snooping phải để Standard Mode

2.3.3. Hỗ trợ đo kiểm , đánh giá thiết bị


- Đo kiểm , đánh giá khả năng phát sóng của thiết bị VPNT repeater :
 Kết nốt repeater tới Modem igate
 Kiểm tra đã có kết nối internet
 Thực hiện đo sóng bằng phần mềm Insider ở các khoảng cách 1m , 5m , 10m
, 20m so với repeater
 Kiểm tra số thiết bị có thể truy cập
 Kết quả :
 Ở khoảng cách 1m , tín hiệu mạnh , số thiết bị có thể kết nối tối đa 8
 Ở khoảng cách 5m, tín hiệu tốt , số thiết bị có thể kết nốt tối đa 7
 Ở khoảng cách 10m, tín hiệu trung bình, số thiết bị có thể kết nối tối
đa 5
 Ở khoảng cách 20m, tín hiệu yếu , số thiết bị có thể kết nối tối đa 2
- Đo kiểm, đánh giá khả năng phát sóng xuyên tầng của thiết bị Igate GW040:
 Kết nốt thiết bị với mạng quang
 Kiểm tra đã có kết nối internet
 Phát sóng wifi
 Thực hiện đo sóng bằng phần mềm Inssider ở các khoảng cách 1 tầng , 2 tầng
, 3 tầng
 Kiểm tra khả năng truy cập qua các thiết bị Iphone , Xiaomi, Lutus
 Kết quả
 Ở khoảng cách 1 tầng , sóng tốt, 3 thiết bị truy cập nhanh
 Ở khoảng cách 2 tầng, sóng trung bình, Xiaomi và Lutus có thể truy
cập
 Ở khoảng cách 3 tầng , sóng yếu, chí có Xiaomi có thể truy cập
- Đo kiểm, đánh giá khả năng phát sóng xuyên tầng với tần số sóng 5Ghz của thiết bị
mới Igate GW040H:
 Kiết nối thiết bị tới mạng quang
 Kiểm tra đã có kết nối internet
 Phát sóng wifi
 Thực hiện đo sóng bằng phần mềm Inssider ở các khoảng cách 1 tầng , 2 tầng
, 3 tầng
 Kiểm tra khả năng truy cập qua các thiết bị Iphone , Xiaomi, Lutus
 Kết quả :
 Ở khoảng cách 1 tầng, sóng tốt , cả 3 thiết bị truy cập nhanh
 Ở khoảng cách 2 tầng , sóng tốt , cả 3 thiết bị có thể truy cập , tốc độ
trung bình
 Ở khoảng cách 3 tầng , sóng trung bình , Iphone kết nối chậm , 2 thiết
bị còn lại trung bình

Chương 3 : Nhận xét , đề xuất


Sau 10 tuần thực tập tại Công ty VNPT Technology, cá nhân em tự nhận thấy bản thân
có một số ưu , nhược điểm như sau :
3.1 Ưu điểm :
-Nhanh nhẹn, hòa đồng với các anh chị trong công ty
-Có khả năng tiếp thu tốt
-Nhiệt tình tham gia vào các công việc anh chị gia0
- Tuân thủ đúng các nội quy của công ty đề ra
3.2 Nhược điểm :
- Còn hạn chế về kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc dẫn đến gặp khó khan
trong công việc.

- Khả năng giao tiếp chưa tốt.

- Chưa chủ động được trong việc tìm hiểu công việc.
3.3 Đề xuất
Thực tập là cơ hội rất tốt để sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế cũng
như biết thêm nhiều kiến thức mà đôi khi chỉ học trong sách vở là không đủ, từ đó em
mong rằng các hoạt động như thế này sẽ được tăng cường hơn nữa để sinh viên chúng em
có thể học tập tốt hơn.

KẾT LUẬN
Tuy đợt thực tập chỉ kéo dài trong vòng 10 tuần, còn nhiều thứ em muốn học hỏi
nhưng em hài lòng với những gì có được sau đợt thực tập này. Em đã được học hỏi, quan
sát những công việc thực tế trong ngành Điện tử - Viễn thông, biết thêm về những quy
định, kỷ luật khi làm việc, kỷ luật an toàn lao động, biết thêm về quy trình thực hiện dự án,
được kiểm chứng những kiến thức lý thuyết đã được học tại trường.

Sau đợt thực tập này, em nhận ra được nhưng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để
từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong tương lai. Chính những kiến thức và
kinh nghiệm này sẽ giúp em học tập tốt hơn và xa hơn là giúp đỡ em trong công việc tương
lai.

You might also like