You are on page 1of 6

Bài thi giữa kỳ môn Quản trị Ngân hàng.

Giảng viên: Phạm Phú Quốc


Tên sinh viên :Trần Thị Ngọc Thủy ; Lớp : NH002 ; MSSV: 31161022757
Đề bài: tóm tắt các văn bản hiện hành về rủi ro tín dụng
Bài làm
1) THÔNG TƯ SỐ 13/2018/TT-NHNN THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG ThƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI
Đối tượng áp dụng :Ngân hàng thương mại bảo gồm: ngân hàng thương mại nhà nước ,
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quản lý rủi ro tín dụng yếu cầu phải được thực hiện từ lúc mới bắt đầu xem xét cho đến
khi giải ngân và thu hồi nợ theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật có liên quan.
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng phải xác định và đặt ra giới hạn cho các tỷ lệ nợ xấu,
tỷ lệ cấp tín dụng xấu theo từng loại khách hàng , ngành và lĩnh vực kinh tế. Lãi suất và
giá sản phẩm dịch vụ được xác định tùy theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
Hạn mức rủi ro tín dụng dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro của tín dụng của
ngành , lĩnh vự kinh tế, trên cơ sở rủi ro tín dụng tương ứng của sản phẩm, hình thức đảm
bảo.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối
tượng khách hàng , tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng, phân tích các tiêu
chí để đánh giá khả năng khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo thỏa
thuận.
Phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đó lương rủi ro tín dụng; thực hiện
phân loại nợ để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Kiểm soát rủi ro tín dụng thực tế để
tuân thủ giới hạn cấp tín dụng; Lập tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định mức độ
suy giảm chất lượng tín dụng, từ đó đưa ra cơ chế cảnh báo sớm chất lượng tín dụng của
khách hàng bị suy giảm.
Khi thẩm định tín dụng : Phải xác định cụ thể người có liên quan, tổng dư nợ cấp tín
dụng, lịch sử tín dụng của khách hàng ( nếu có). Đối với trường hợp cấp tín dụng có tài
sản đảm bảo phải đánh giá tính đầy đủ của hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi
nợ từ tài sản đảm bảo; Đối với khoản cấp tin dụng có bảo lãnh của bên thứ ba, phải thẩm
định khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh .
Trong quá trinh thẩm định, sử dụng thông tin khác ngoài ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra chất lượng và tính độc lập của kênh thông tin
với bên được cấp tín dụng.
Thẩm quyền phê duyệt và trường hợp chuyển lên cấp thẩm quyền cao hơn để phê duyệt
phải được xét theo các tiêu chí định tính ,định lượng.Trường hợp phê duyệt theo cơ chế
hội đồng phải có biên bản phê duyệt hoặc hình thức tương đương, trong đó nêu rõ lý do
phê duyệt hoặc không phê duyêt và ghi nhận đầy đủ ý kiến cảu các thành viên hội
đồng.Thông tin phê duyệt phải đầy đủ, phù hợp với quy mô , loại hình cấp tín dụng. Danh
mục thông tin làm cơ sơ phê duyệt phải được bộ quản lý rủi ro đánh giá đảm bảo thưc
hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro tín dụng.
Quy định cụ thể trách nhiệm , thẩm quyền của cá nhân, bộ phận trong việc lập, lưu trữ hồ
sơ tín dụng đầy đủ. Quản lý việc giải ngân, giám sát khoản cấp tín dụng sau khi giải ngân
đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích ,loại hình cấp tín dụng; và thực hiện
các điều khoảng trong hợp đồng tín dụng. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của khách hàng. Thực hiên quản lý tài sản đảm bảo theo quy định.Theo dõi lịch trả
nợ, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ, báo cáo kịp thời cho các cấp thẩm quyền khi
khách hàng có nguy cơ không trả được nợ hoặc chậm trả nợ. Lưu trữ hồ sơ tín dụng,
thông tin về khả năng trả nợ, lịch sự trả nợ của khách hàng và các thông tin khác có liên
quan theo quy định.
Phải thực hiện quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời. Quy
định rõ tiêu chí, phương pháp để xác định, biện pháp xử lý, cơ cấu lại khoản cấp tín dụng
có vấn đề, tăng cường đánh giá, theo dõi , giám sát khả năng trả nợ và thu hồi nợ từ các
biện pháp đảm bảo của khách hàng, có kế hoạch thu hồi nợ. Xác định trách nhiệm của cá
nhân, bộ phận có liên quan đến khoản cấp tín dụng xấu để có biện pháp xử lý.
Xác định cụ thể các loại tài sản đảm bảo ( phù hợp với quy định cảu pháp luật), và có quy
định về vệc tiếp nhận, bảo quản tài sản đảm bảo. Có phương pháp xác đinh giá trị tài sản
theo quy đinh pháp luật; xác định tài sản đảm bảo đủ điều kiện để khấu trừ và tỷ lệ khấu
trừ khi trích lập dự phòng theo quy định . Đánh giá định kỳ hoặc đột xuất theo quy định
nội bộ ngân hàng đối với tài sản đảm bảo theo nguyên tắc biến động giá trị.
Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng tối thiểu hàng quý hoặc đột xuất.báo cáo tối thiểu bao
gồm:Chất lượng tín dụng, khoản cấp tín dụng có vấn đề và biện pháp xử lý; Giá trị và
danh mục từng loại tài sản đảm bảo; Tình hình trích lập và sử dụng rủi ro dự phòng.
Lập kịch bản có diễn biên bất lợi với tối thiểu các giả định về lãi suất, tỷ giá, chất lượng
tín dụng và có phương pháp tính toán tác động của các giả định đối với tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu đảm bảo. Giả định về chất lượng tín dụng phải tính toán tác động đối với tỷ lệ an
toàn vốn trên cơ sở thay đổi tương ứng của tổng tài sản tính theo rủi ro hoạt động, rủi ro
tín dụng.
2) THÔNG TƯ 40/2018/TT-NHNN: SỬA ĐỔI , BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG
TƯ SỐ 13/2018/TT-NHNN NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA THỐNG ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro tín dụng và cả rủi ro tín dụng đối tác là do đối tác không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi
đến hạn của các giao dịch tự doanh, giao dịch repo, reverse repo, sản phẩm phái sinh để
phòng ngừa rủi ro, mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính.

3) 493/2005/QĐ-NHNN BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ
DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TIN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(CỘNG)
4) 18/2007/QĐ-NHNN QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 493/2005/QĐ-NHNN NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2005 CỦA
THỐNG ĐÓC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Tổ chức tin dụng ở Việt Nam , trừ Ngân hàng chính sách Xã hội phải thực hiện việc
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; chi nhánh ngân hàng
nước ngoài chỉ được thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng theo quy định của ngân hàng Hội sở .
Tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thực hiện phân lọai
nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp.(không bắt buộc đối vơi quỹ tín dụng nhân dân
cơ sở và NHTM cổ phần nông thôn).
Tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thiện hiện phân loại nợ theo phương pháp
định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập rủi ro dự phòng. Chính sách dự
phòng rủi ro phải thỏa mãn các điều kiện và hồ sơ mà ngân hàng nhà nước đặt ra thì mới
được châp thuận. Trong thời hạn 30 ngỳ kể từ ngày nhận hồ sơ, NHNN sẽ có thông báo
văn bản chấn nhận hay không chấp nhận chính sách dự phòng rủi ro và sẽ yêu cầu chỉnh
sử lại với trường hợp không chập nhận.
Hằng năm tổ chưc tín dụng phải đánh giá lại Hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ và chính
sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với thực tế.việc thay đổi phải được NHNN chấp thuận
bằng văn bản.
Nợ được phân chia thành 5 nhóm cụ thể, nợ xấu bao gôm các nhóm từ 3 đến 5. Có thể
phân loại thành nhóm nợ có rủi ro thấp hơn, các khoản nợ có rủi ro cao hơn tùy trường
hợp cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ. Riêng đối với các khoản
nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý phải trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính cảu
tổ chức tín dụng.
Số tiền trích lập dự phòng đối với từng khoản nợ được tính theo công thức:
R = max {0, (A - C)} x r
Tài sản đảm bảo đảo vào để khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể : tổ chức tín dụng có quyên
phát mại tài sản đảm bảo theo hợp động khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo
cam kết. Thời gian tiến hàng không quá 1 năm đối với tài sản đảm bảo không phải là bất
động sản và không quá 2 năm đối với tài sản đảm bảo là bất động sản. Trường hợp tài sản
đảm bảo không đáp ứng được các yêu cầu phát mại hoặc không phát mại được thì giá trị
khấu trừ của tài sản đó coi nhu bằng 0.
Giá trị khâu trừ của tài sản đảm bảo được xác đinh trên cơ sở tích sô giữa tỷ lệ khấu trừ
với: giá thị trường của vàng; mệnh giá trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc và các loại
giấy tờ có giá ( trừ trái phiếu daonh nghiệp, tổ chức tín dụng); giá trị trên thị trường của
các loại chứng khoán do doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phát hành đã niêm yết, giá trị
tài sản đảm bảo là chứng khoán chưa được niêm yết và tài sản đảm bảo ghi trên biên bản
định gái gần nhất; giá tri còn lại cảu tài sản đảm bảo ghi tren hợp đồng cho thuê; giá trị
của tài sản đảm bảo được hình thành từ vốn vay.
Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo do tổ chức tín dụng tự xác
định, nhưng không được vướt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa theo quy định.
Thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ
nhóm 1 đến nhóm 4 .
Sử dụng dự phong chung trong các trường hợp: khách hàng là tổ chức doanh nghệp bị giải
thể, phá sản, cá nhân bị chết hoặc mất tích. Riêng các khaonr nợ khoanh chờ Chính phủ
xử lý sẽ được sử dụng dự phòng (nếu có ) để xử lý rủi ro tín dụng.
Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần và phải thỏa
mãn các nguyên tắc đã đặt ra, cụ thể: sử dụng dự phòng đối với các nhóm nợ đủ điều kiện
xử lý bằng dự phòng tín dụng; phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo thỏa thuận vơi
khách hàng và quy định; trường hợp phát mại tài sản đảm bảo không đủ bù đắp cho rủi ro
tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý;tổ chức tín dụng và cá
nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức ch khách hàng về việc
xử lý rủi ro tín dụng;sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải chuyển các khoản
nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hoach toán nộ bảng ra hoạch toán ngoại bảng để theo
dõi và có biện pháp thu hồi; Sau 05 năm, tính từ ngày sử dụng dựu phòng rủi ro tns dụng ,
tổ chức tín dụng đucợ xuất toán các khoản nợ đã đucợ xử lý ra khỏi ngoại bảng.riêng đối
với các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ đucọ phép thực hiện khi có đầy đủ các hồ sơ,
tài liệu chứng minh và được chấp thuận.
Trường hợp số tiền dự phòng không đủ xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ
phải xử lý, tổ chức tín dụng hoạch toán trực tiếp vào phần chênh lệch của số iền dự phòng
vào chi phí hoaatj động ; nếu dự phòng trích thừa thì hoạch toán trực tiếp vào chêch lệch
thừa theo quy định.
Tổ chức tin dụng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng theo quy định. Để xem xét
việc phân laoij nợ, trích lập dựu phòng rủi ro tín dụng của quý, xem xét báo cáo tình hình
theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ, quyết định việc xử lý rủi ro tín dụng cảu quý và
phương án thu hồi nợ trong quý đối với các khoản nợ đã được xử lý .
Hồ sơ căn cứ cho việc xử lý rủi ro tín dụng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo từng
loại hình khách hàng theo quy định.
Dự phòng chung và dự phòng cự thể được hoạch toán vào chi phí hoạt động và tài khoản
‘’ dự phòng rủi ro’’
Trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý tổ chức tín dụng phải báo cáo việc phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng cho Bộ tài chính và Cục thuế nới tổ
chức tín dụng dặt trụ sở chính theo quy định cụ thể.
Các ngân hàng thương mại nhà nước đánh giá tình hình và khả năng trích lập dự phòng
báo cáo cho ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính xem xét, nhưng tối đa không quá 5 năm.
Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ tài chính kiểm tra việc thực hiện
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Trường hợp vi phậm sẽ bị xử lý tùy theo tính chất và hành vi vi phạm.
5) 13/2018/QĐ-TTG : QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ ĐỀ NGHỊ
CHẤP THUẬN MỨC CẤP TÍN DỤNG TỐI ĐA VƯỢT GIỚI HẠN CỦA TỔ CHỨC
TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI.

Quyết định này quy định về điều kiện, hồ sơ , trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa
vướt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đề nghị cấp tín dụng vướt giới hạn khách hàng cần đáp ứng các yêu cầu sau: khách hàng đáp
ứng đủ điều kiến cấp tín dụng theo quy định pháp luật, không có nợ xấu trong 3 năm gần nhất
liền trước năm đề nghị cấp; triển khai dự án, phương án có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng, cấp
thiết theo chỉ đạo của Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. Hoặc các chương trình dự
án đầu tư được Quốc hội hay Thủ tướng chính phủ quyết định chủ trương đầu tư,các lĩnh vực
được ưu tiên khuyết khích.

Tổ chức tín dụng cần đáp ứng các điều kiện: đã đề xuất và thực hiện các thủ tục cần thiết theo
pháp luật về cấp tín dụng hợp vốn mà khả năng chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn cảu khách
hàng; hoặc đã phắt hành giấy mời ít nhất 05 tôt chức tín dụng khác, đăng trên trang thông tin
chính thức, phương tiện đại chúng của tổ chức tín dụng ít nhất 30 ngày làm việc mà không có tổ
chức tín dụn khác tham gia hợp vốn.; đáp ứng các yêu cầu về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động theo quy định; thực hiện đầy đủ các yếu cầu liên quan đến trách nhiệm và nghĩa
vụ được nêu rõ; đảm bảo giới hạn cấp tín dụng quy định khi tính cả khoản cấp tín dụng vượt hạn
đang đề nghị.

Xác định mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn đối với một khách hàng,một khách hàng và
người có liên quan theo công thức: MCTDTĐ = DN + CC+ ĐN
 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại thời điểm báo cáo ( DN) được tính vào mức cấp tín
dụng tối đa vượt giới hạn bao gồm: tổng dư nợ cấp tín dụng đã cấp trong giới hạn cho
phép và tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt giới hạn đã được cho phép cấp tín dụng vướt
giới hạn còn hiệu lực.
 Số tiền còn được cấp tín dụng theo hợp đồng tín dụng đã ký ( CC) được tính vào mức
cấp tín dụng tối đa vướt giới hạn, bao gồm: số tiền còn cấp tín dụng của các hợp đồng
tín dụng đã ký trong giới hạn cho phép và số tiền còn cấp tín dụng cảu những khoản tín
dụng đã được cho phép cấp tín dụng vượt hạn còn hiệu lực
 Đề nghị cấp tín dụng mới được chấp thuận (ĐN): số tiền đề nghị mới được tính vào
mức cấp tin dụng tối đa là tổng số tiền của các khaonr tín dụng mới được Thủ tưởng
Chính phủ cho phép cấp tín dụng vướt hạn.
6) SỐ 349 + 350/NGÀY 07-02-2018, VĂN BẢN HỢP NHẤT - VĂN PHÒNG QUỐC HỘI-
LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm.
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của
ngân. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt
quá 25% vốn tự có cảu tổ chức tín dụng.
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của
tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người
có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ an toàn cụ thể theo quy
định.

7) 22/VBHN-NHNN : QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH
LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

You might also like