You are on page 1of 2

Tiếng thét (tiếng Na Uy: Skrik) là tên của một trong bốn bản sáng tác, dưới dạng

tranh vẽ và in
trên đá theo trường phái biểu hiệncủa danh họa người Na Uy Edvard Munch vào khoảng năm
1893 và 1910. Tất cả các bức họa đều vẽ một nhân vật đầy âu lo tuyệt vọng tương phản với
phong cảnh hòa cùng bầu trời đỏ. Họa sĩ không chú tâm mô tả cái mình nhìn thấy, ghét sự hời
hợt của tình cảm. Chủ đích của ông là biểu hiện mạnh nhất, nhanh nhất tình cảm mạnh mẽ, tức
thời của mình.[1] Thế nên tranh nghiêng ngả, không cân bằng, nét vung mạnh mẽ, chói gắt.
Phong cảnh nền trong bức tranh thuộc thành phố Oslofjord, nhìn từ Ekeberg, Oslo.
Edvard Munch tạo ra bốn bản của Tiếng thét trên các chất liệu khác nhau. Phòng trưng bày
quốc gia Na Uy ở Oslo giữ một trong hai bức họa vẽ bằng thuốc màu (năm 1893, là bức tranh ở
bên phải). Viện bảo tàng Munch giữ một bản khác (bản năm 1910) và một bản phấn màu. Bản
thứ tư (phấn màu, năm 1895) được một người mua với trị giá 119.922.500 đôla tại cuộc bán
đấu giá Mỹ thuật Ấn tượng và Hiện đại do tập đoàn Sotheby's tổ chức vào ngày 2 tháng 5 năm
2012[2], là bức tranh có mức giá danh định cao nhất từ trước đến nay trong một cuộc đấu giá[3].
Bức tranh Những Người Chơi Bài của danh họa Paul Cézanne được bán bí mật vào năm 2011
với trị giá hơn 250 triệu đô la[4]
Tiếng thét từng là mục tiêu của các kẻ trộm tranh chuyên nghiệp. Vào năm 1994, bản đặt tại
phòng trưng bày quốc gia ở Oslo đã từng bị đánh cắp nhưng nó đã được thu lại sau vài tháng
kể từ khi bị đánh cắp. Vào năm 2004, hai bức tranh gồm Tiếng thét và Madonna đã bị trộm từ
viện bảo tàng Munch và đã được thu hồi hai năm sau đó.
Ra đời cách đây hơn 100 năm, nhưng bức tranh "Tiếng hét" vẫn ẩn giấu bí ẩn mà hậu thế không
ngừng tìm kiếm lời giải. Câu trả lời khiến bạn bất ngờ.Hẳn nhiều người từng nghe danh bức
tranh The Scream (Tiếng hét) của họa sĩ nổi tiếng Edvard Munch rồi.Không sai khi nói đây là 1
trong những tuyệt tác nghệ thuật trong lịch sử loài người. Thế nhưng bí ẩn đằng sau bức tranh
của người họa sĩ Na Uy này gửi gắm vẫn khiến giới khoa học phải đau đầu.Trong suốt hơn 100
năm, tất cả mọi người, từ dân thường cho đến nghệ sĩ, đều muốn tìm hiểu cặn kẽ về bầu trời
rực đỏ, vàng phía trên đầu của nhân vật. Vào năm 2004, giới thiên văn Mỹ nhận định bầu trời
ánh ráng vàng, đỏ trong tác phẩm của Edvard Munch là phản ánh bầu trời bị bụi đỏ nhuốm màu
từ trận phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883 (Indonesia).Nhưng mới đây, giới khoa
học Đại học Rutgers-New Brunswick, Đại học Oxford và Đại học London lại kết luận, bầu trời
trong bức tranh "Tiếng hét" ánh lên sắc đỏ, vàng là từ những đám mây xà cừ lóng lánh
(Nacreous cloud). Mây xà cừ là một dạng mây hiếm, được hình thành ở những khu vực cực kỳ
lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao 15.000 - 25.000m.

Theo miêu tả, mây xà cừ trông giống như những tấm màng mỏng, cuộn lại rồi bung ra, trải
rộng khắp rồi bỗng co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối. Trong điều kiện nhiệt độ xuống cực
thấp (-78 độ C), các đám mây nhiều dạng khác nhau được hình thành, phân loại theo trạng thái
vật lý và thành phần hóa học.
Độ cong của bề mặt Trái đất sẽ giúp các đám mây nhận ánh sáng hắt lên từ chân trời và phản
xạ lại mặt đất, tạo nên hiện tượng mây xà cừ.

Do là đám mây mỏng thế nên mây xà cừ rất khó được nhìn thấy vào ban ngày. Chúng thường
dễ quan sát được vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Thế nên các chuyên gia lý giải rằng, khi đám mây xuất hiện vào thế kỷ 19, chúng đang từ trắng
đột ngột chuyển sang ráng đỏ đã khiến tác giả và người có mặt ở đó sợ hãi.

Tiếng thét vang lên, biểu hiện sự sợ hãi của người chứng kiến hiện tượng bất thường này.

Alan Robock, đồng tác giả và giáo sư phân biệt tại Khoa Khoa học Môi trường tại Rutgers cho
rằng: "Những gì mà nhân vật trong bức tranh làm đó là đặt 2 bàn tay của mình che tai để
không nghe thấy tiếng hét của nhiều người khi nhìn thấy sự kinh hoàng trên bầu trời".

Theo các chuyên gia, nếu phân tích mới này là chính xác, tác phẩm nghệ thuật của Munch là
một trong những tài liệu trực quan sớm nhất cho chúng ta biết về những đám mây xà
cừ.Nghiên cứu được công bố trên Bản tin của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ.

You might also like