You are on page 1of 64

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Bốn năm rưỡi là khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng để lại trong em
nhiều kỷ niệm khó quên khi theo học tại ngôi trường danh tiếng Đại Học Bách Khoa
TP.Hồ Chí Minh. Càng tự hào hơn khi em là một thành viên của đại gia đình Kỹ thuật
Địa chất – Dầu khí. Em xin gửi lời cám ơn đến thầy cô đã tận tình truyền thụ kiến thức,
xây dựng nền tảng cho bao thế hệ sinh viên chúng em.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, em gặp rất nhiều khó khăn
khi tiếp cận kiến thức mới và hướng giải quyết cho đề tài. Nhờ sự dìu dắt, giúp đỡ tận
tình của thầy TS. Võ Đại Nhật, em mới hoàn thành tốt đề tài này. Em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy.

Xin cảm ơn gia đình và những người thân đã luôn khuyến khích, động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Em đã cố gắng hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất, tuy nhiên những thiếu sót
là không thể tránh khỏi. Những ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên sẽ giúp em
bổ sung những thiếu sót của mình và hoàn thiện bản thân em trong tương lai.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Hải Sơn

SVTH: Lê Hải Sơn i


Luận văn tốt nghiệp

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Tên đề tài: “ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT CHÂN KHÔNG

KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC ĐỂ CẢI TẠO ĐẤT TẠI

KHU VỰC KHO BÃI CẢNG CÁI MÉP HẠ- VŨNG TÀU”

Sự phát triển các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay là rất đa dạng. Từ
nguyên lý cho đến cách thức vận hành đều thay đổi rất nhanh. Phương pháp cố kết chân
không cũng là sự đột phá trong vấn đề này. Phương pháp này là sự kết hợp từ phương
pháp gia tải và phương pháp giếng thấm nên khả năng áp dụng xử lý nền đất yếu cho
công trình hiện nay rất phổ biến. Luận văn bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu. Trong chương này, tác giả tập trung
trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm địa chất công trình tại khu vực
nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sơ lý thuyết của phương pháp cố kết chân không kết hợp với gia
tải trước. Trong chương này tác giả trình bày tổng quan về đất yếu, cơ sở lý thuyết, tính
toán của phương pháp.

Chương 3: Thiết kế và thi công phương pháp cố kết chân không kết hợp với gia
tải trước. Trình bày chi tiết quy trình thiết kế và phương pháp thi công.

Chương 4: Ứng dụng phương pháp cố kết chân không kết hợp với gia tải trước
để cải tạo đất yếu tại khu vực kho bãi cảng tổng hợp Cái Mép Hạ - Vũng Tàu. Nghiên
cứu cơ sở lý thuyết, cách thiết kế là phần quan trọng thì việc ứng dụng vào thực tế chính
là vấn đề rất lớn đối khi sự khác biệt giữ lý thuyết và thực tế. Chương này tập trung vào
việc đưa lý thuyết nghiên cứu vào vấn đề thiết kế đối với công trình thực tế.

Cuối cùng là kết luận và kiến nghị: Đưa ra nhận xét về kết quả đạt được của đề
tài cũng như nêu lên các điểm hạn chế trong quá trình thực hiện. Từ đó rút ra những bài
học và tìm ra những hướng phát triển khác.

SVTH: Lê Hải Sơn ii


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

Contents
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i

TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................. ii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU .......................................................................................................x

A. TÍNH CẤP THIẾT .....................................................................................................x

B. MỤC TIÊU .................................................................................................................x

C. NHIỆM VỤ ................................................................................................................xi

D. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................xi

E. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................................xi

F. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................xi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................1

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................1

1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ...............................1

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................2

1.2.2. Đặc điểm địa chất công trình .............................................................................3

1.2.3. Đánh giá điều kiện địa chất công trình ............................................................10

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH ...................................................................11

1.3.1. Tải trọng phần đường nội bộ............................................................................11

1.3.2. Tải trọng phần bãi container ...........................................................................13

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT CHÂN KHÔNG


KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC ................................................................................14

2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT YẾU ................................................................................14

2.2. PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT CHÂN KHÔNG .......................................................14

2.2.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................14

SVTH: Lê Hải Sơn iii


Luận văn tốt nghiệp
2.2.2. Ưu nhược điểm của phương pháp cố kết chân không: ........................................15

2.2.3 Tính toán lún .........................................................................................................16

2.2.4. Tính độ cố kết có bấc thấm..................................................................................18

2.2.5. Xác định độ cố kết khi gia tải nhiều đợt ..............................................................21

2.2.6. Tính ổn định ........................................................................................................23

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CỐ


KẾT CHÂN KHÔNG KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC ...................................................26

3.1 QUY TRÌNH THIẾT KẾ ........................................................................................26

3.1.1. Tính toán lún ........................................................................................................26

3.1.2. Thiết kế VCM ......................................................................................................27

3.1.3 Tính toán gia tải trước và kiểm tra ổn định ..........................................................27

3.1.4. Thiết kế bản vẽ thi công ......................................................................................27

3.1.5. Dự toán thời gian .................................................................................................27

3.2. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ..............................................................................27

3.2.1. Chuẩn bị mặt bằng ...............................................................................................29

3.2.2. Lắp đặt bấc thấm (PVD) ......................................................................................29

3.2.4. Trải màng chân không và vải địa kỹ thuật ..........................................................33

3.2.5. Lắp đặt hệ thống chân không...............................................................................34

3.2.6. Lắp đặt hệ thống quan trắc ..................................................................................35

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT CHÂN KHÔNG KẾT HỢP GIA
TẢI TRƯỚC XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TẠI KHU VỰC KHO BÃI CẢNG CÁI MÉP
HẠ - VŨNG TÀU .........................................................................................................38

4.1. THÔNG TIN CHỌN LỌC ...................................................................................38

4.2. THIẾT KẾ XỬ LÝ BẰNG VCM ........................................................................38

4.2.1. Tính toán lún........................................................................................................38

4.2.2. Thiết kế VCM ......................................................................................................42

SVTH: Lê Hải Sơn iv


Luận văn tốt nghiệp
4.2.3. Thiết kế bản vẽ thi công: .....................................................................................48

4.2.4. Dự toán thời gian: ................................................................................................49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................51

KẾT LUẬN ...................................................................................................................51

KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53

SVTH: Lê Hải Sơn v


Luận văn tốt nghiệp

DANH SÁCH HÌNH ẢNH


Hình 1.1:Vị trí địa lý xã Phước Hòa…………………………………………………....1

Hình 1.2:Khu vực thi công cảng Cái Mép Hạ………………………………………….1

Hình 1.3:Mặt bằng bố trí hố khoan…………………………………………………….3

Hình 1.4:Tọa độ vị trí các hố khoan…………………………………………………....3

Hình 1.5:Mặt bằng thi công khu vực kho bãi…………………………………………11

Hình 1.6:Sơ đồ xếp xe để xác định tải trọng xe cộ tác dụng lên đất yếu……………..12

Hình 2.1:Áp lực chân không tham gia vào quá trình gia tải..........................................15

Hình 2.2:Mặt cắt ngang điển hình của công nghệ hút chân không có màng kín khí....15

Hình 2.3:Sơ đồ bố trí PVD…………………………………………………………....21

Hình 2.4:Thời gian bắt đầu tính cố kết với điều kiện tải tác động lên nền là tuyến tính
trong quá trình thi công.................................................................................................22

Hình 2.5:Trường hợp thi công nhiều giai đoạn…………………………………….…22

Hình 2.6:Biểu đồ xác định hệ số chịu tải Nc.................................................................23

Hình 2.7:Sơ đồ tính toán ổn định trượt sâu theo phương pháp Bishop……………….25

Hình 3.1:Sơ đồ thiết kế………………………………………………………………..26

Hình 3.2:Quy trình thi công…………………………………………………………...28

Hình 3.3:Mặt bằng đạt yêu cầu………………………………………………………..29

Hình 3.4:Quy trình lắp đặt bấc thấm ………………………………………………...29

Hình 3.5:Bấc thấm được lắp đặt xong………………………………………………...30

Hình 3.6:(a) bản neo, (b) bản neo được lắp đặt cùng bấc thấm……………………….30

Hình 3.7:Ống lọc……………………………………………………………………...31

Hình 3.8: Lắp đặt hệ thống ống lọc và 1 ống chính…………………………………..31

Hình 3.9:Mối nối ống lọc với ống chính……………………………………………...32

SVTH: Lê Hải Sơn vi


Luận văn tốt nghiệp
Hình 3.10:Nối bấc thấm vào ống lọc………………………………………………….32

Hình 3.11:Đầu tự do…………………………………………………………………..32

Hình 3.12:Xử lý mép màng và vải địa kỹ thuật………………………………………33

Hình 3.13:(a) Máy khâu cầm tay; (b) May vải địa kỹ thuật bằng máy khâu cầm tay...34

Hình 3.14:Trải vải địa kỹ thuật thủ công……………………………………………...34

Hình 3.15:Hệ thống chân không đưa vào vận hành…………………………………..35

Hình 3.16:Khoan tạo lỗ để lắp đặt hệ thống quan trắc lún……………………………37

Hình 3.17::Cảm biến chân nhện………………………………………………………37

Hình 3.18:(a) – Cảm biến lắp vào ống nhựa; (b) – Chân nhện bị khóa lại……………37

Hình 4.1:Các bước thiết kế VCM……………………………………………………..42

Hình 4.2:Kết quả tính toán hệ số an toàn cho đợt gia tải 1...........................................45

Hình 4.3:Kết quả tính toán hệ số an toàn cho đợt gia tải 2...........................................46

Hình 4.4:Sơ đồ thi công cắm bấc thấm……………………………………………….49

SVTH: Lê Hải Sơn vii


Luận văn tốt nghiệp

DANH SÁCH BẢNG BIỂU


Bảng 1.1:Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1a………………………………………….4

Bảng 1.2:Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1b.…………………………………………5

Bảng 1.3:Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp LC ..…….…………………………………6

Bảng 1.4:Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 2….………………………………………..6

Bảng 1.5:Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 3….………………………………………..7

Bảng 1.6:Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 4...…………………………………………8

Bảng 1.7:Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 5…...………………………………………9

Bảng 2.1:Bảng biểu diễn mối quan hệ giữa Uv và Tv....................................................19

Bảng 4.1:Thông số địa chất phục vụ tính toán xử lý………...………………………..38

Bảng 4.2:Hệ số K0…………………………………………….…………...………….39

Bảng 4.3:Bảng tính toán lún tự nhiên với tải trọng 88 Kpa.………………………….40

Bảng 4.4: Bảng tính toán lún tự nhiên với tải trọng 240 Kpa………..……………….40

Bảng 4.5:Bảng kết quả chiều cao bù lún đường nội bộ…………………………..…...41

Bảng 4.6:Bảng kết quả chiều cao bù lún bãi container……………………………….42

Bảng 4.7:Bảng xác định tải trọng sử dụng……………………………...…………….43

Bảng 4.8:Bảng thông số thiết kế PVD..…………………………………………….....43

Bảng 4.9 Bảng tính các hệ số phục vụ tính toán………………………………….......43

Bảng 4.10:Bảng kết quả tính toán lún khi xử lý bằng VCM……………………..…...44

Bảng 4.11:Kết quả dự doán lún dư trong vòng 15 năm khai thác phần đường nội bộ..44

Bảng 4.12: Thông số địa chất sau khi bơm cố kết 50%................................................45

Bảng 4.13:Kiểm tra điều kiện ổn định cho đợt 1……………………………………..45

Bảng 4.14:Thông số địa chất sau khi cố kết 50% gia tải đợt 1....................................46

Bảng 4.15:Kiểm tra điều kiện ổn định cho đợt 2……………………………………..46

Bảng 4.16:Tính toán thời gian quy đổi của các chiều cao đất đắp………………...…47

SVTH: Lê Hải Sơn viii


Luận văn tốt nghiệp
Bảng 4.17:Kết quả dự doán lún dư trong vòng 15 năm khai thác phần bãi container..47

Bảng 4.18:Dự kiến thời gian cố kết bãi container…………………………………....47

SVTH: Lê Hải Sơn ix


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
A. TÍNH CẤP THIẾT

Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, các khu công
nghiệp tập trung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị mới…đang được xây dựng với tốc
độ ngày càng lớn. Nền móng của các công trình xây dựng nhà ở, đường sá, đê điều, đập
chắn nước và một số công trình khác trên nền đất yếu thường đặt ra hàng loạt các vấn
đề phải giải quyết như: sức chịu tải của nền thấp, độ lún lớn và độ ổn định của cả diện
tích nhỏ. Việt Nam được biết đến là nơi có nhiều đất yếu, đặc biệt là lưu vực sông Hồng
và sông Mê Kông. Nhiều thành phố và thị trấn quan trọng được hình thành và phát triển
trên nền đất yếu với những điều kiện hết sức phức tạp của đất nền, dọc theo các dòng
sông và bờ biển.

Thực tế này đã đòi hỏi phải hình thành và phát triển các công nghệ thích hợp và
tiên tiến để xử lý nền đất yếu. Việc xử lý nền đất yếu là vấn đề bức thiết và quan trọng
hàng đầu trong ngành Xây dựng hiện đại. Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng
sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: giảm hệ
số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ
chống cắt của đất…đảm bảo điều kiên khai thác bình thường cho công trình.

Vấn đề về cải tạo nền đất yếu đất yếu đã được các nhà khoa học địa chất nghiên
cứu và tìm ra nhiều giải pháp. Năm 1952 Kjellman đã đưa ra phương pháp cố kết chân
không có nhiều cải tiến và khắc phục được những hạn chế của các phương pháp trước
đó. Đây là một trong những phương pháp được chú ý và phát triển trên thế giới.

Việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp cố kết chân không kết hợp với gai tải
trước để xử lý nền đất yếu là cần thiết để phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển
nước nhà.

B. MỤC TIÊU

Để giải quyết vấn đề xử lý nền đất yếu cần phải xác định rõ ràng các mục tiêu:

- Đánh giá điều kiện địa chất khu vực cảng Cái Mép Hạ - Vũng Tàu.

- Nắm bắt được lý thuyết và tính toán về phương pháp cố kết chân không.

SVTH: Lê Hải Sơn x


Luận văn tốt nghiệp
- Ứng dụng phương pháp cố kết chân không kết hợp với gia tải trước xử lý nền đất
yếu cho khu vực nghiên cứu.

- Đúc kết một số kinh nghiệm làm tiền đề cho việc đi làm tại các công ty sau này.

C. NHIỆM VỤ

Theo mục tiêu đề ra và dựa vào các tài liệu thu thập được và số liệu công trình
tiến hành thực hiện:

- Thống kê thông số địa chất và đưa ra đánh giá sơ bộ cho khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu và làm rõ định nghĩa đất yếu, các tính chất đặc trưng của đất yếu.

- Nghiên cứu và làm rõ phương pháp cố kết chân không kết hợp gia tải trước.

- Áp dụng lý thuyết phương pháp cố kết chân không kết hợp với gia tải trước vào
thiết kế.

D. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu được đề cập trong luận văn này là các lớp đất yếu có khả
năng chịu tải kém. Từ đó nghiên cứu giải pháp xử lý nền đất yếu.

E. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Khu vực kho bãi thuộc quy hoạch khu vực xây dựng cảng Cái Mép Hạ - Vũng
Tàu.

F. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập tài liệu tổng hợp về khu vực xây dựng.

Thu thập, đánh giá các tài liệu liên quan tới gia cố nền đất yếu.

Sử dụng các cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn, các phần mềm hỗ trợ để thiết kết gia cố
nền đất yếu bằng phương pháp cố kết chân không kết hợp với gia tải trước.

SVTH: Lê Hải Sơn xi


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG

- Dự án Cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ có diện tích đất sử dụng khoảng
86,6 ha, quy mô dự án dự kiến đón nhận các tàu có tải trọng lên tới 160.000 DWT tại xã
Phước Hòa huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Hình 1.1: Vị trí địa lý xã Phước Hòa

Hình 1.2: Khu vực thi công cảng Cái Mép Hạ


1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
SVTH: Lê Hải Sơn 1
Luận văn tốt nghiệp
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
a. Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc,
giáp Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, giáp tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía
Nam giáp Biển Đông.
b. Đặc điểm địa hình- khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành
chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo,
vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu
dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao
gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc
và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có
vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thành,
Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt
đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa
rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây
Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông
Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 °C, tháng cao
nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng
mưa trung bình 1500mm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

c. Đặc điểm kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực
miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh
và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt.

Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Bà Rịa Vũng
Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển
của cả nước. Định hướng đến năm 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất
nước cùng với Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công

SVTH: Lê Hải Sơn 2


Luận văn tốt nghiệp
nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000
USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).

1.2.2. Đặc điểm địa chất công trình

Dựa vào hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty cổ phần tư vấn
thiết kế cảng - kỹ thuật biển PORTCOAST thực hiện, ta có thể chia theo thứ tự từ trên
xuống dưới thành các lớp đất chính của khu vực kho bãi cảng Cái mép Hạ như sau:

Hình 1.3: Mặt bằng bố trí hố khoan

Hình 1.4: Tọa độ vị trí các hố khoan.

SVTH: Lê Hải Sơn 3


Luận văn tốt nghiệp
- lớp 1a: Bụi sét dẻo, màu xám đen, xám xanh, tính cực dẻo trạng thái chảy. Bề
dày lớp thay đổi từ 1m đến 3.5m.
Bảng 1.1: Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1a

Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị trung bình

Hàm lượng hạt sạn P (%) -

Hàm lượng hạt cát P (%) 0.6

Hàm lượng hạt bụi P (%) 41.4

Hàm lượng hạt sét P (%) 58

Độ ẩm tự nhiên W (%) 97.9

Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 1.42

Dung trọng khô γd g/cm3 0.72

Tỷ trọng hạt Gs - 2.69

Hệ số rỗng e - 2.755

Độ rỗng n % 73.4

Độ bão hòa Sr % 95.4

Giới hạn chảy WL % 94.3

Giới hạn dẻo WP % 40.7

Chỉ số dẻo IP % 53.6

Độ sệt IL - 1.07

Lực đính kết c kG/cm2 0.06

Góc ma sát trong φ Độ o 2044’

Chỉ số nén Cc - 1.222

Chỉ số nén lại Cr - 0.213

- lớp 1b: lớp sét màu xám đen, xám xanh, tính dẻo cao đến rất dẻo, trạng thái chảy
đến dẻo mềm. Bề dày lớp thay đổi từ 18m đến 31.9m.

SVTH: Lê Hải Sơn 4


Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1.2 : Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1b

Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị trung bình

Hàm lượng hạt sạn P (%) -

Hàm lượng hạt cát P (%) 0.7

Hàm lượng hạt bụi P (%) 33.6

Hàm lượng hạt sét P (%) 65.7

Độ ẩm tự nhiên W (%) 70.8

Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 1.56

Dung trọng khô γd g/cm3 0.92

Tỷ trọng hạt Gs - 2.69

Hệ số rỗng e - 1.934

Độ rỗng n % 65.9

Độ bão hòa Sr % 98.4

Giới hạn chảy WL % 76

Giới hạn dẻo WP % 30.4

Chỉ số dẻo IP % 45.6

Độ sệt IL - 0.88

Lực đính kết c kG/cm2 0.103

Góc ma sát trong φ Độ o 4040

Chỉ số nén Cc - 0.916

Chỉ số nén lại Cr - 0.115

- lớp LC : sét pha cát, màu xám xanh, xám nâu, xám vàng,xám đen, xám trắng,
tính dẻo thấp đến dẻo vừa trạng thái dẻo cứng. Bề dày lớp thay đổi từ 4.3m đến 7.5m.
Bảng 1.3: Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp LC

Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị trung bình

SVTH: Lê Hải Sơn 5


Luận văn tốt nghiệp

Hàm lượng hạt sạn P (%) -

Hàm lượng hạt cát P (%) 31.5

Hàm lượng hạt bụi P (%) 31.4

Hàm lượng hạt sét P (%) 37.1

Độ ẩm tự nhiên W (%) 24.6

Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 1.97

Dung trọng khô γd g/cm3 1.58

Tỷ trọng hạt Gs - 2.69

Hệ số rỗng e - 0.707

Độ rỗng n % 41.4

Độ bão hòa Sr % 93.8

Giới hạn chảy WL % 34.6

Giới hạn dẻo WP % 17.3

Chỉ số dẻo IP % 17.3

Độ sệt IL - 0.42

Lực đính kết c kG/cm2 0.19

Góc ma sát trong φ Độ o 6019

Chỉ số nén Cc - 0.151

Chỉ số nén lại Cr - 0.016

-lớp 2: cát pha sét, cát pha bụi, sét, đôi chỗ lẫn sỏi sạn, màu xám trắng, xám xanh,
xám vàng, kết cấu chặt vừa đến chặt. Bề dày thay đổi từ 2.5m đến 8.5m.
Bảng 1.4 : Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 2

Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị trung bình

Hàm lượng hạt sạn P (%) 3.9

Hàm lượng hạt cát P (%) 76.4

SVTH: Lê Hải Sơn 6


Luận văn tốt nghiệp

Hàm lượng hạt bụi P (%) 10.1

Hàm lượng hạt sét P (%) 9.6

Độ ẩm tự nhiên W (%) 16.1

Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 2.04

Dung trọng khô γd g/cm3 1.76

Tỷ trọng hạt Gs - 2.69

Hệ số rỗng e - 0.524

Độ rỗng n % 34.4

Độ bão hòa Sr % 82.2

Giới hạn chảy WL % 31.1

Giới hạn dẻo WP % 14.2

Chỉ số dẻo IP % 16.9

Độ sệt IL - 0.11

Lực đính kết c kG/cm2 0

Góc ma sát trong φ Độ o 30060

Chỉ số nén Cc - -

Chỉ số nén lại Cr - -

- lớp 3: sét, sét lẫn cát, bụi, màu xám, xám đen, xám xanh, tính dẻo vừa đến rất
dẻo, trạng thái dẻo cứng đến nữa cứng. Bề dày thay đổi từ 1.9m đến 5.9m.
Bảng 1.5: Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 3

Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị trung bình

Hàm lượng hạt sạn P (%) -

Hàm lượng hạt cát P (%) 9.5

Hàm lượng hạt bụi P (%) 60.4

Hàm lượng hạt sét P (%) 30.1

SVTH: Lê Hải Sơn 7


Luận văn tốt nghiệp

Độ ẩm tự nhiên W (%) 37.8

Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 1.81

Dung trọng khô γd g/cm3 1.31

Tỷ trọng hạt Gs - 2.69

Hệ số rỗng e - 1.050

Độ rỗng n % 51.2

Độ bão hòa Sr % 97

Giới hạn chảy WL % 61.1

Giới hạn dẻo WP % 22.8

Chỉ số dẻo IP % 38.2

Độ sệt IL - 0.39

Lực đính kết c kG/cm2 0.254

Góc ma sát trong φ Độ o 6026

Chỉ số nén Cc - 0.292

Chỉ số nén lại Cr - 0.039

- lớp 4:cát pha bụi, sét, đôi chỗ lẫn sạn sỏi, màu xám trắng, xám xanh, xám vàng,
kết cấu chặt vừa đến rất chặt. Bề dày thay đổi từ 1.8m đến 15.3m.
Bảng 1.6: Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 4

Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị trung bình

Hàm lượng hạt sạn P (%) 1.4

Hàm lượng hạt cát P (%) 80.3

Hàm lượng hạt bụi P (%) 12.3

Hàm lượng hạt sét P (%) 6

Độ ẩm tự nhiên W (%) 19.4

Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 2

SVTH: Lê Hải Sơn 8


Luận văn tốt nghiệp

Dung trọng khô γd g/cm3 1.67

Tỷ trọng hạt Gs - 2.68

Hệ số rỗng e - 0.605

Độ rỗng n % 37.7

Độ bão hòa Sr % 86.1

Giới hạn chảy WL % -

Giới hạn dẻo WP % -

Chỉ số dẻo IP % -

Độ sệt IL - -

Lực đính kết c kG/cm2 0

Góc ma sát trong φ Độ o 35032

Chỉ số nén Cc - -

Chỉ số nén lại Cr - -

- lớp 5: sét pha cát, màu xám, xám trắng, nâu đỏ, tính dẻo thấp đến dẻo vừa, trạng
thái cứng. Bề dày thay đổi từ 5.09m đến 14.33m.
Bảng 1.7: Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của lớp 5

Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị trung bình

Hàm lượng hạt sạn P (%) -

Hàm lượng hạt cát P (%) 40

Hàm lượng hạt bụi P (%) 15.4

Hàm lượng hạt sét P (%) 44.3

Độ ẩm tự nhiên W (%) 15

Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 2.13

Dung trọng khô γd g/cm3 1.85

Tỷ trọng hạt Gs - 2.69

SVTH: Lê Hải Sơn 9


Luận văn tốt nghiệp

Hệ số rỗng e - 0.455

Độ rỗng n % 31.3

Độ bão hòa Sr % 88.7

Giới hạn chảy WL % 38.7

Giới hạn dẻo WP % 17

Chỉ số dẻo IP % 21.7

Độ sệt IL - -0.09

Lực đính kết c kG/cm2 0.943

Góc ma sát trong φ Độ o 20045

Chỉ số nén Cc - 0.071

Chỉ số nén lại Cr - 0.010

1.2.3. Đánh giá điều kiện địa chất công trình


- Lớp 1a: Có sức chịu tải thấp, không thuận lợi cho xây dựng công trình.
- Lớp 1b: Có sức chịu tải thấp, không thuận lợi cho xây dựng công trình, đặt móng
công trình.
- Lớp LC: Có sức chịu tải thấp đến trung bình không phù hợp cho việc đặt móng
công trình.
- Lớp 2: Có sức chịu tải trung bình đến tốt phù hợp cho việc đặt móng công trình.
- Lớp 3: Có sức chịu tải trung bình phù hợp cho việc đặt móng công trình đối với
công trình có tải trọng nhỏ
- Lớp 4: Có sức chịu tải trung bình đến tốt, phù hợp cho việc đặt móng công trình
có tải trọng tương đối lớn
- Lớp 5: Có sức chịu tải tốt nhất, phù hợp cho việc đặt móng công trình.
- Nước ngầm ở độ sâu -1m
Theo hồ sơ hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty cổ phần tư vấn
thiết kế cảng - kỹ thuật biển PORTCOAST thì toàn bộ dự án cảng Cái Mép Hạ mà cụ
thể là khu vực kho bãi nằm trên khu vực nền đất yếu, có các lớp đất yếu phân bố từ độ
sâu 0m đến -31m. Các lớp đất yếu có tính nén lún lớn, sẽ xảy ra lún cố kết dưới tải trọng
xây dựng của dự án, gây lún và mất ổn định nền cho các hạng mục xây dựng không làm

SVTH: Lê Hải Sơn 10


Luận văn tốt nghiệp
móng như tuyến đường, hệ thống cấp và tiêu nước dọc theo các tuyến này, nhà xưởng,
kho bãi và các hạng mục khác… ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong quá trình khai
thác của dự án.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH
- Hạng mục gia cố nền đất ở kho bãi gồm 2 phần: gia cố đường nội bộ và bãi chứa
container có sơ đồ như hình vẽ.

Hình 1.5 Mặt bằng thi công khu vực kho bãi
1.3.1. Tải trọng phần đường nội bộ:
a. Tải trọng lớp cát san lấp
Tải trọng lớp cát san lấp tính bằng công thức:

P = γ×h (1.1)

Trong đó:

- γ: Khối lượng thể tích của cát san lấp,  = 1.88T/m3.


- h: Chiều dày lớp cát san lấp, m.

Với cao độ nền tự nhiên là +0.75m và cao độ yêu cầu thiết kế nền đường là +2.5m.

P1 = 1.88×(2.5– 0.65-0.75)=2.068T/m2

Trong đó, 2m cao độ hoàn thiện, 0.65m kết cấu áo đường.

b. Tải trọng kết cấu áo đường

SVTH: Lê Hải Sơn 11


Luận văn tốt nghiệp
Tải trọng kết cấu áo đường tính bằng công thức:

P = hp × γ p (1.2)

Trong đó:
 hp: Chiều dày lớp kết cấu áo sân đường, m.
 γp: Khối lượng thể tích của vật liệu áo đường, T/m3.

Chọn hp = 0.65m và γp = 2.27 T/m3 thì P2 = 0.65 × 2.27 = 1.4755 T/m2.

c. Hoạt tải

Theo “Quy trình khảo sát – thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22 TCN 262-
2000” là tải trọng của số xe nặng tối đa cùng một lúc có thể đỗ kín khắp bề rộng nền
đường (Hình 1.6) phân bố trên 1m chiều dài đường:

Hình 1.6: Sơ đồ xếp xe để xác định tải trọng xe cộ tác dụng lên đất yếu
nG nG
P =   hx     (1.3)
  Bl Bl

B  n  b  n  1  d  e (1.4)
Trong đó:
 n: Số xe tối đa có thể xếp được trên phạm vi bề rộng nền đường.
 G: Trọng lượng một xe (chọn xe nặng nhất).
 l: Phạm vi phân bố trọng tải xe theo hướng dọc.
 B: Bề rộng phân bố ngang của các xe.
 b = 1.8m với các loại ôtô.
 d: Khoảng cách ngang tối thiểu giữa các xe.
 e: Bề rộng lốp đôi (e= 0.5 – 0.8m).

Với bề rộng nền đường khai thác là 8.0m, các thông số trên được đưa ra như sau:

n= 2; G = 50T; l = 6.6m; b = 1.8m; d = 1.3m; e = 0.5m.

SVTH: Lê Hải Sơn 12


Luận văn tốt nghiệp
Vậy tải trọng xe cộ áp dụng cho phần diện tích nền đường là:

B  n  b   n  1  d  e  2 1.8  (2  1) 1.3  0.5  5.4 m.

nG 2  50
P3 =   2.806 T/m2.
B  l 5.4  6.6
Tổng tải trọng phần đường là:
P = P1  P2  P3  2.068  1.4755  2.806  6.3495 T/m2.

Tải trọng tính toán của đường có xét hệ số vượt tải là :


Ptt = 1.2*6.3495=7.6194  7.62 T/m2

1.3.2. Tải trọng phần bãi container :

- Tải tối đa của 1 container hàng hóa là 40T. Kích thước container 2.4m*12m. Số
lớp tối đa là 12 lớp container.
- Tải trọng tối đa cho khu vực container: 16.67 T/m2.
- Tải trọng tính toán của bãi container có xét đến hệ số vượt tải là :
Ptt = 1.2*16.67 = 20 T/m2.

SVTH: Lê Hải Sơn 13


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT CHÂN
KHÔNG KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC
2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT YẾU
Đất yếu theo thuật ngữ địa chất là tất cả sản phẩm hình thành do phong hóa lớp
vỏ đá bao quanh Trái Đất, không dính hoặc dính với độ bền liên kết nhỏ gấp nhiều lần
so với độ bền của bản thân các hạt khoáng.

Khái niệm đất yếu chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào trạng thái vật lý
cũng như tương quan giữa khả năng chịu lực của đất với tải trọng mà công trình truyền
xuống. Theo tiêu chuẩn 22TCN262 – 2000, đất yếu là đất ở trạng thái tự nhiên, độ ẩm
của đất gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy:
- Sức chịu tải bé: 0.5-1 (kG/cm2).
- Tính nén lún lớn: a ≥ 0.1 (cm2/kG).
- Hệ số rỗng: đất sét có e ≥ 1.5; đất á sét có e ≥ 1.0.
- Độ sệt lớn: B > 1.0.
- Khả năng chống cắt bé: Cu < 0.5 (kG/cm2).
- Độ ẩm tự nhiên của đất: W ≥ 40%.
- Độ bão hòa của đất: Sr ≥ 0.8.
- Khả năng thấm nước bé.
- Thành phần vật chất hữu cơ cao.
- Hàm lượng nước trong đất cao.
- Modun biến dạng bé: E0 < 50 (kG/cm2).
- Lực dính của đất: C ≤ 0.1 (kG/cm2).
- Góc ma sát trong của đất: φ ≤ 10o .
Tóm lại, nền đất không thuận lợi cho việc thi công và sử dụng công trình là nền
đất yếu. Các công trình đặt trên nền đất yếu cần phải xử lý nền đất thật tốt để đảm bảo
các yêu cầu theo tiêu chuẩn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT CHÂN KHÔNG
2.2.1. Giới thiệu chung
Phương pháp cố kết chân không là một phương pháp hiệu quả để gia cố nền đất
yếu bão hòa nước. Tại khu vực xử lý, người ta dùng một lớp vải bạt hay màng nhựa phủ

SVTH: Lê Hải Sơn 14


Luận văn tốt nghiệp
kín vùng đó không cho không khí lọt vào và tạo chân không ở bên dưới lớp màng này.
Để tạo chân không người ta dùng hệ thống ống hút và bơm chân không. Công nghệ này
có thể tạo ra một tải trọng nén trước tương đương với một khối đắp nén trước cao khoảng
4 - 5m.

Thay vì gia tăng ứng suất trong khối đất bằng cách tăng ứng suất tổng theo
phương pháp chất tải thông thường, phương pháp cố kết chân không tạo ra tải trọng nén
trước bằng cách giảm áp lực nước lỗ rỗng trong khi vẫn giữ nguyên ứng suất tổng.

 ’    (u )  (uvac )

Hình 2.1: Áp lực chân không tham gia vào quá trình gia tải

Hình 2.2 Mặt cắt ngang điển hình của công nghệ hút chân không có màng kín khí
2.2.2. Ưu nhược điểm của phương pháp cố kết chân không:
- Ưu điểm:
 Chi phí thấp hơn so với phương pháp cọc đất xi măng, cọc cát, cao hơn
phương pháp gia tải thông thường.

SVTH: Lê Hải Sơn 15


Luận văn tốt nghiệp
 Giảm khối lượng đất đắp.
 Rút ngắn thời gian thi công và xử lý.
- Nhược điểm:
+ Không hiệu quả đối với nền địa chất có các lớp cát giữa lớp đất yếu cần xử
lý.
 Dễ xảy ra thất thoát áp chân không.
2.2.3 Tính toán lún
a. Tính lún sơ cấp

Độ lún cố kết Sc được dự tính theo phương pháp tổng lớp phân tố theo công thức
sau:

n
e0i  e1i n  C    'pi   Cci    voi
'
  vi' 
Sc   hi   hi  ri
 log  '     log    (2.1)
i 1 1  e0i i 1  1  e0i    voi   1  e0i    'pi  

Nếu  'voi   ' pi :

n
hi  ' 
Sc    Cci log voi vi (2.2)
i 1 1  e0 i  ' pi

Nếu  'voi   ' pi :

• Nếu  'voi   'voi   vi   ' pi :

n
hi   'voi   vi 
Sc    Cri log  (2.3)
i 1 1  e0 i   'voi 

• Nếu  'voi   ' pi   'voi   vi :

n
hi   'voi   vi ' 
Sc    Cci log  Cri log pi  (2.4)
i 1 1  e0i   ' pi  'voi 

Trong đó:
 e0i : Hệ số rỗng ở giữa lớp i có áp lực  'voi (hệ số rỗng ban đầu tương ứng
với áp lực địa tầng).
 hi: Chiều dày lớp đất thứ i, m.
 Cci : Chỉ số nén của lớp i.

  'v 0i : Ứng suất có hiệu của lớp i, T/m2.

SVTH: Lê Hải Sơn 16


Luận văn tốt nghiệp
  ’vi : Áp lực phụ thêm tại lớp đất thứ i, T/m2.

  'pi : Áp lực tiền cố kết có hiệu của lớp đất thứ i, T/m2.

Độ lún tổng cộng cuối cùng của đất nền S được dự đoán theo quan hệ kinh nghiệm
sau:

S  m  Sc (2.5)

Với m = 1.1÷1.4, nếu có các biện pháp hạn chế đất yếu bị đẩy trồi ngang dưới tải
trọng đắp (như có đắp phản áp hoặc trải vải địa kỹ thuật…) thì sử dụng trị số m = 1.1;
ngoài ra chiều cao đắp càng lớn và đất càng yếu thì sử dụng trị số m càng lớn.

Độ lún tức thời Si do biến dạng ngang không thoát nước, xét đến khả năng nở
hông của đất yếu dưới nền đắp cũng được dự tính theo quan hệ sau:
Si   m  1  Sc (2.6)

b. Tính lún cố kết trong quá trình gia tải

Lún cố kết tại thời điểm t trong quá trình gia tải trước, St, có thể tính từ mức độ
cố kết, Ut, tại thời điểm t và lún cố kết sơ cấp cuối cùng ứng với tải trọng gia tải, Sc, như
sau:

St  U t  S c (2.7)

Trong đó: Ut: Độ cố kết tại thời điểm t ứng với tải trọng gia tải.
c.Tính lún thứ cấp (lún từ biến)

Lún thứ cấp còn gọi là lún từ biến, là độ lún kéo dài theo thời gian sau khi áp lực
nước lỗ rỗng thặng dư đã triệt tiêu hết và ứng suất hữu hiệu không thay đổi. Từ kết quả
thí nghiệm nén cố kết, lún thứ cấp (Ss) ở thời điểm t có thể được viết như sau:

t
SS  hi C log (2.8)
tp

Trong đó:

C
C  (2.9)
1  e pi
 tp: Thời gian xảy ra lún cố kết sơ cấp, năm.
 t: Thời gian vận hành của dự án, năm.

SVTH: Lê Hải Sơn 17


Luận văn tốt nghiệp
Với nền nền đất yếu không có xử lý thoát nước nhanh bằng bấc thấm hoặc giếng
cát, lún thứ cấp có thể bỏ qua do thời gian hoàn tất lún cố kết sơ cấp có thể kéo dài trong
nhiều chục năm tùy thuộc vào chiều dày nền đất yếu. Tuy nhiên, với nền được xử lý
bằng bấc thấm thì có thể đạt được mức độ cố kết hơn 90%trong thời gian khoảng một
năm. Vì vậy, giá trị tp = 1năm thường được dùng để ước tính độ lún thứ cấp trong thời
kỳ vận hành. Cần lưu ý rằng, giá trị Cαε trong công thức (3.8) phải lấy ở trạng thái cố kết
bình thường Cαε(NC) hoặc ở trạng thái tiền cố kết Cαε (OC) tùy thuộc vào trạng thái ứng
suất của đất nền trong thời kỳ vận hành. Giá trị Cαε (NC) thường lớn hơn giá trị Cαε (OC)
từ 5 đến 10 lần.

d. Tính lún dư

Độ lún dư (Sr) còn gọi là độ lún sau khi thi công, là độ lún tính từ thời điểm thi
công xong công trình cho đến một thời điểm nào đó được qui định trong thiết kế. Với
nền đất yếu xử lý PVD, độ lún dư có thể tính như sau:

Sr  Sc ( I )  Ss ( I )  Sc ( II )
(2.10)
Trong đó,Sc (I) và Sc (II) là độ lún cố kết còn lại ứng với tải trọng sử dụng của
các lớp đất nền có xử lý PVD (lớp I) và của các lớp đất nền không có PVD nằm bên
dưới đáy bấc thấm (lớp II); Ss(I) là lún thứ cấp của lớp I. Các giá trị Sc (I), Sc (II)và Ss(I)
được tính theo các công thức (2.1), (2.2) và (2.8).
2.2.4. Tính độ cố kết có bấc thấm

Mức độ cố kết (U) được tính toán như sau:

U  1  1  U v   1  U h  (2.11)

Trong đó, Uh và Uv là mức độ cố kết theo phương ngang và phương đứng. Với
các lớp đất nền được xử lý bằng PVD, có thể bỏ qua Uv. Với các lớp đất nằm bên dưới
bấc thấm thì Uh = 0 và có thể lấy cao trình đáy bấc thấm là biên thoát nước phía trên.

Mức độ cố kết theo phương đứng tính bằng công thức:


1
  6

 1 
Uv    (2.12)
 1 1 
 2T 3 
 v 

Trong đó:

SVTH: Lê Hải Sơn 18


Luận văn tốt nghiệp
 Tv: Nhân tố thời gian.

t  Cv
Tv  (2.13)
H2
 t: Thời gian lún, ngày.
 H: Chiều dài đường thấm, m.
 Uv: Độ cố kết theo phương đứng, %.
 Cv: Hệ số cố kết phương đứng, m2/ngày.

Trị số của độ cố kết thẳng đứng Uv có thể xác định theo bảng 2.1.
Bảng 2.1:Bảng biểu diễn mối quan hệ giữa Uv và Tv.
Tv 0.004 0.008 0.012 0.02 0.028 0.036 0.048
Uv 0.08 0.104 0.125 0.16 0.189 0.214 0.247
Tv 0.06 0.072 0.1 0.125 0.167 0.2 0.25
Uv 0.276 0.303 0.357 0.399 0.461 0.504 0.562
Tv 0.3 0.35 0.4 0.5 0.6 0.8 1.0
Uv 0.631 0.65 0.698 0.764 0.816 0.887 0.931
Tv 2.0
Uv 0.994

Mức độ cố kết theo phương ngang tính theo Hansbo (1979) như sau:

  8  Th 
U h  1  exp   : (2.14)
 F 

Trong đó:

Ch .t
Th  (2.15)
de2

F  F (n)  Fs  Fr (2.16)

n2 3n 2  1
F ( n)  ln n  (2.17)
n2 1 4n 2
de
n (2.18)
dw

k  d 
Fs   h  1 ln  s  (2.19)
 ks   dw 

SVTH: Lê Hải Sơn 19


Luận văn tốt nghiệp
2 k
Fr   z (2 H d  z ) h (2.20)
3 qw

Trong đó:
 Th: Nhân tố thời gian theo phương ngang.
 Ch: Hệ số cố kết theo phương ngang, m2/ngày. Ch được lấy theo thí nghiệm
trong phòng, thí nghiêm đo tiêu tán hoặc tính Ch= (2~5) Cv như tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN9355-2012.
 de: Khoảng cách có hiệu của PVD, m.
 L: Khoảng cách thực giữa các PVD, m.
 dw: Đường kính tương đương của PVD, m.
 Fs: Hệ số có xét đến ảnh hưởng của vùng xáo động quanh PVD.
 Fr: Hệ số có xét đến sức cản của PVD.
 Fn: Hệ số ảnh hưởng khoảng cách của PVD.
 Hd: Lấy bằng chiều dài của bấc thấm nếu chỉ có một biên thoát nước và lấy
bằng ½ chiều dài bấc nếu thoát nước ở cả 2 biên ở đầu trên và đầu dưới
PVD, m.
 kh: Hệ số thấm theo phương ngang, cm/s.
 ks: Hệ số thấm trong vùng xáo động, cm/s.
 ds: Đường kính vùng đất bị xáo động xung quanh PVD, m.
 qw: Khả năng thoát nước của PVD, m³/ngày.

+ dm: Đường kính tương đương của cọc tim cắm bấc.

a. Vùng ảnh hưởng của PVD:

Sự xáo động của đất phụ thuộc vào độ nhạy của đất và kích thước kiếm cắm PVD
(mandrel). Sự ảnh hưởng gây xáo động đất này gọi là vùng ảnh hưởng và được đưa vào
tính toán lún qua thông số Fs trong công thức (2.19) ở trên. Vùng xáo động ds phụ thuộc
vào kích thước cọc tim và biện pháp thi công cắm bấc, có thể ước tính như sau (Hansbo,
1987):

d s  2d m (2.21)

dm  2(wl /  )0.5 (2.22)

Trong đó w và l là chiều rộng và chiều dày của kiếm cắm PVD.

SVTH: Lê Hải Sơn 20


Luận văn tốt nghiệp
Giá trị kh/qw thường nhỏ hơn 0.0001 đối với hầu hết các công trình thực tế. Vì
vậy, giá trị của Fr thường là không đáng kể so với Fs và Fn. “Balasubramaniam etal.
(1995), Bergado et al (1996, 2002) và Long et al (2006)” cũng đã chỉ ra rằng giá trị Fr
có ảnh hưởng rất nhỏ khi khả năng thoát nước thực tế của PVD lớn hơn 50 m3/năm

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9355-2012 và 22TCN262-2000, giá trị kh/ks=
2~5 và ds/dw= 2.0~3.0.

b. Đường kính tương đương của PVD:

Bằng với đường kính của thiết bị tiêu nước hình tròn có hiệu suất tiêu nước hướng
tâm lý thuyết bằng bấc thấm. Hansbo (1979) đề nghị dùng biểu thức sau cho thiết kế:

d w  2(a  b) /  (2.23)

Trong đó:
 a: Chiều rộng mặt cắt ngang của bấc thấm, m.
 b: Bề dày mặt cắt ngang của bấc thấm, m.

Bằng phương pháp phần tử hữu hạn để sử dụng cho thực tế, Rixner (1986) đưa
ra cách tính đường kính tương đương sau và đã được Hansbo (1987) xác minh:
dw   a  b  / 2 (2.24)

c. Đường kính vùng ảnh hưởng của PVD:


- Bố trí PVD lưới ô vuông : de = 1.13L
- Bố trí PVD lưới tam giác đều: de=1.05L

(a) (b)

Hình 2.3: Sơ đồ bố trí PVD


(a) – Bố trí hình tam giác; (b) – Bố trí hình vuông
2.2.5. Xác định độ cố kết khi gia tải nhiều đợt

SVTH: Lê Hải Sơn 21


Luận văn tốt nghiệp
Trong thực tế, tải công trình không áp ngay tức khắc lên nền đất mà tăng từ từ
cho đến khi tiến độ hoàn thành. Vì vậy, theo Terzaghi thời gian bắt đầu tính cố kết là

tc/2. Với tc là thời điểm được tính từ lúc tải đặt lên nền công trình bằng không đến khi
hoàn thành tải trọng thiết kế.

Hình 2.4: Thời gian bắt đầu tính cố kết với điều kiện tải tác động lên nền là tuyến tính
trong quá trình thi công

Trong trường hợp có nhiều cấp tải:

Hình 2.5: Trường hợp thi công nhiều giai đoạn


 Giai đoạn 1:

0  t  t1 có P1  St1  U t1 S ( P1 ) (2.25)

Trong đó:

St1 – độ lún tại thời điểm t ứng với cấp tải P1.

U t1 – độ cố kết trung bình tại thời điểm t ứng với cấp tải P1.

S ( P1 ) – độ lún cuối cùng ứng với cấp tải P1.

 Giai đoạn 2:

Quy tải P1 về tải P2 cũng gây lún St1 :

SVTH: Lê Hải Sơn 22


Luận văn tốt nghiệp
St1  U t '1 S ( P2 )  U t '1  t '1 (2.26)

 Giai đoạn 3:

Tương tự ta cũng quy đổi như trong giai đoạn 2.

2.2.6. Tính ổn định

Chiề u cao lớp đấ t đắ p Hi được xác đinh


̣ theo công thức trong hai trường hợp sau:
B
- Trường hơ ̣p 1: ≤ 1.49
H y

π+2
Hi = Cui (2.27)
γ.F
B
- Trường hơ ̣p 2: > 1.49
Hy

Nc
Hi = Cui (2.28)
γ.F

Trong đó:
 F: Hê ̣ số an toàn.
 Nc: Hê ̣ số tra toán đồ , tùy thuô ̣c vào B/Hy.
 Cui: Lực cắ t không thoát nước của lớp đất yế u.
 γ: Dung tro ̣ng đấ t đắ p.
 B: Bề rộng đáy nề n đắ p.
 Hy: Chiề u dày lớp đấ t yế u.
 Hi: Chiề u dày lớp đất đắ p thứ i.
Nc 10

6

5
B
4
Cu Hy
3

1
1.49
B/Hy
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 2.6: Biểu đồ xác định hệ số chịu tải Nc

SVTH: Lê Hải Sơn 23


Luận văn tốt nghiệp
Theo Jean – Pierre Magnan, sức chống cắt sẽ gia tăng do quá trình cố kết so với
sức chống cắt lúc ban đầu và độ gia tăng đó có thể được xác định như sau:

 Ở dưới tâm mái đất:

Cu  U  H i tan CU (2.29)

 Nếu dọc theo cung trượt:

1
Cu  U  H i tan CU (2.30)
2

Cui = Cu(i−1) + ∆Cui (2.32)

φi = φi−1 + ∆φi (2.33)

Trong đó:
 ∆cui : Đô ̣ gia tăng lực dính của đấ t nề n sau đơ ̣t đắ p thứ i.
 γ: Dung tro ̣ng của đấ t đắ p.
 Hi: Chiề u cao đơ ̣t đắp thứ i.
 U: Đô ̣ cố kết đa ̣t đươ ̣c ta ̣i thời điể m tính toán.
 φi : Góc ma sát trong sau khi đắ p đơ ̣t thứ i.
 ∆φi : Thông thường lấ y từ 30 - 40.
Ta sử dụng độ gia tăng sức chống cắt tại tâm mái đất để xác định chiều cao đất
đắp ở các giai đoạn sau, còn độ gia tăng sức chống cắt tại cung trượt để tính ổn định
trượt sâu.
- Ổn định trượt sâu:
Có thể xác định hệ số an toàn K theo phương pháp Bishop với mặt trượt có dạng
trụ tròn, khi đó hệ số ổn định Kj ứng với một mặt trượt tròn có tâm Oj được xác định
theo công thức sau:
n
Qi tan i Y
[C l 
i 1
i i
cos  i
]mi  F ( )
Rj
Kj  (2.34)
 Q sin 
i i

1
m j  (1  tan i tan  i ) 1 (2.35)
Kj

Trong đó:
 li – chiều dài cung trượt tròn trong phạm vi mảnh i.

SVTH: Lê Hải Sơn 24


Luận văn tốt nghiệp
 n – tổng số mảnh trượt trong phạm vi khối trượt.
 αi – góc giữa pháp tuyến của cung li với phương của lực Qi.
 Rj – bán kính đường cong của cung trượt.
 Ci và φi – lực dính và góc ma sát trong của lớp đất chứa cung trượt li của
mảnh trượt thứ i.
 q – tải trọng của công trình quy đổi.
 F – lực giữ (chống trượt) do vải địa kỹ thuật gây nên.
 Y – cánh tay đòn của lực F với tâm trượt.
 Qi – trọng lượng bản thân của mỗi mảnh trượt.
Trong hình, lớp 1 có thể bao gồm tầng đệm cát mỏng, trên đó có lớp vải địa kỹ
thuật hoặc có thể gặp một tầng đất mỏng không thấm; lớp 2 là lớp đất yếu. Phương pháp

xác định hệ số an toàn K theo phương pháp Bishop với mặt trượt có dạng trụ tròn có thể
được tính toán với sự trợ giúp của máy tính bằng phần mềm GeoStudio – Module Slope.

Hình 2.7: Sơ đồ tính toán ổn định trượt sâu theo phương pháp Bishop

SVTH: Lê Hải Sơn 25


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CỐ KẾT CHÂN KHÔNG KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC
3.1 QUY TRÌNH THIẾT KẾ

Quy trình thiết kế được thực hiện theo sơ đồ sau:

Thông số địa chất Tải trọng công trình


γ, Cc, Cs, Cr, Pc, e0, Cv

Tính toán lún

Thiết kế VCM

Tính toán gia tải

Kiểm tra ổn định

Thiết kế bản vẽ thi


công, hệ thống quan
trắc

Dự toán thời gian

Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế


3.1.1. Tính toán lún

SVTH: Lê Hải Sơn 26


Luận văn tốt nghiệp
Xác định chiều sâu ảnh hưởng của tại trọng công trình gây ra kết hợp với điều
kiện địa chất công trình lựa chọn độ sâu xử lý. Thực hiện tính toán độ lún cuối cùng ứng
với tải trọng thiết kế trên nền đất tự nhiên từ các công thức đã đề cập trong mục 2.2.3
Từ độ lún dư cho phép theo 22TCN262-2000 tính toán độ cố kết phù hợp. Sau đó tính
thời gian để nền đạt độ cố kết khi không xử lý.
3.1.2. Thiết kế VCM
Khi xác định được chiều sâu xử lý và độ lún xử lý sẽ tiến hành tính tải trọng của
hệ thống VCM dùng để xử lý. Lựa chọn bấc thấm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN
9842 – 2013. Xác định cách bố trí PVD, các hệ số dùng để tính toán theo các công thức
ở mục 2.2.4. Xác định thời gian cần thiết để xử lý bằng phương pháp VCM.
3.1.3 Tính toán gia tải trước và kiểm tra ổn định
Ở bước này ta xác định độ cao lớp đất gia tải cho từng đợt. Xác định thời gian chờ cố
kết của từng đợt đắp sao cho tối ưu. Vừa đảm bảo điều kiện ổn định vừa đảm bảo thời
gian cố kết là nhanh nhất dựa vào lý thuyết mục 2.2.5 và 2.2.6 kết hợp với sử dụng
module SLOPE/W trong phần mềm GEOSTUDIO.
3.1.4. Thiết kế bản vẽ thi công

Cần xác định vị trí khu vực xử lý, khu vực thi công bằng các mốc tọa độ. Thiết kế bản
vẽ thi công gồm các loại chính sau:
- Bản vẽ sơ đồ bố trí cắm bấc thấm.
- Bản vẽ sơ đồ bố trí hệ thống chân không (hệ thống thoát nước ngang và hệ thống
bơm chân không).
- Bản vẽ mặt cắt ngang.
- Bản vẽ các chi tiết trong hệ thống.
3.1.5. Dự toán thời gian
Lên kế hoạch thực hiện dự án với thời gian cụ thể chi tiết dựa vào cơ sở vật chất trang
thiết bị và kinh nghiệm thi công của nhà thầu.
3.2. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Phương pháp thi công công nghệ VCM theo tiêu chuẩn TCVN 9842: 2013 thì
quy trình thi công gồm các bước sau:

SVTH: Lê Hải Sơn 27


Luận văn tốt nghiệp

Chuẩn bị thi công


Lắp đặt máy móc
thiết bị quan trắc
Thi

Cắm bấc thấm Thi công rãnh thoát nước

Lắp ống lọc ngang và ống chính

Trải vải địa (lớp 1) và màng chân không (2 lớp)

Thu thập số liệu


quan trắc
Lắp điểm nối bơm chân không và chôn màng kín
khí

Lắp bơm Lắp đặt bàn đo lún

Hút chân không

Trải lớp vải địa thứ 2

Đắp nền gia tải

Kiểm tra và nghiệm thu

Hình 3.2: Quy trình thi công

SVTH: Lê Hải Sơn 28


Luận văn tốt nghiệp
3.2.1. Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng được san lấp bằng 1 lớp đệm cát có thỏa mãn 2 yêu cầu sau:
- Máy thi công có thể di chuyển và làm việc ổn định.
- Phù hợp với độ chặt yêu cầu trong kết cấu nền tại độ sâu ứng với vị trí tầng đệm
cát.

-
Hình 3.3: Mặt bằng đạt yêu cầu
3.2.2. Lắp đặt bấc thấm (PVD)
Công tác lắp đặt bấc thấm được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Đánh dấu điểm cắm bấc thấm

Cắm thử PVD

Thi công đại trà PVD

Hình 3.4: Quy trình lắp đặt bấc thấm


a. Đánh dấu điểm cắm bấc thấm
- Sau khi tọa độ các điểm lưới được xác định, tất cả các điểm này sẽ được đánh
dấu bằng que tre hoặc vật liệu khác thích hợp.
- Đỉnh bấc thấm được lắp đặt với sai số 100 mm từ vị trí đã được xác định. Bấc
thấm cần được lắp đặt với sai số thẳng đứng 5% và 1% theo độ sâu thiết kế.
b. Cắm thử bấc thấm
- Chuẩn bị thiết bị ghi chép

SVTH: Lê Hải Sơn 29


Luận văn tốt nghiệp
- Huy động dàn máy cắm bấc thấm đứng vào vị trí. Sau đó lắp bấc thấm vào tháp
máy.
- Bấc thấm được kéo ra khỏi ống dẫn hướng và đánh dấu từng đoạn 1m để kiểm
tra bộ đếm. Sau đó tiến hành cắm thử bấc thấm từ từ để hiệu chỉnh thiết bị ghi chép và
xác định chiều sâu cắm thực tế. Sau khi hiệu chỉnh bộ đếm, tiếp tục cắm thử bấc thấm
để kiểm tra chiều sâu xử lý nền. Mật độ kiểm tra cắm thử bấc thấm với lưới bấc thấm
thiết kế.
c. Thi công đại trà

Khi các số liệu cắm thử đạt yêu cầu sẽ tiến hành thi công toàn bộ khu vực. Các yêu
cầu kỹ thuật của công tác lắp đặt bấc thấm:
- Bấc thấm sẽ được lưu trư trong kho để tránh mưa, ánh nắng mặt trời và các hư
hỏng. Bấc thấm với bấc kỳ lỗi nào đều không được sử dụng.
- Phần nối thêm của bấc thấm được thực hiện bằng cách mở vỏ lọc và đặt chồng
lõi (≥ 300mm) sau đó bọc lại, dập ghim.
Bấc thấm phải được để dư ra 30cm cao hơn bề mặt thi công, sau đó nối với hệ
thống thoát nước ngang.

Hình 3.5 Bấc thấm được lắp đặt xong

(a (b
Hình 3.6 (a) bản neo, (b) bản neo được lắp đặt cùng bấc thấm

SVTH: Lê Hải Sơn 30


Luận văn tốt nghiệp
Bản neo: Lắp bản neo vào dải bấc thấm rồi cuốn lại vào đầu ống dẫn hướng.
Kiếm cắm bấc: Kiếm cắm bấc sẽ được ấn vào trong đất yếu.
3.2.3. Lắp đặt hệ thống thoát nước ngang
Hệ thống thoát nước ngang bao gồm ống chính và ống lọc:
- Ống chính (ống hút) bằng nhựa UPVC, đường kính 63 mm, nối ống lọc với hệ
thống bơm chân không.
- Ống lọc (ống hút thoát nước ngang) bằng nhựa PE, đường kính 50 mm, được
dùng để dẫn khí và nước từ đất nền ra ngoài thông qua ống hút nối với hệ thống chân
không.

Hình 3.7: Ống lọc


Tùy vào kích thước khu vực thi công sẽ tiến hành lắp đặt 1 hay nhiều ống chính
cùng vời hệ thống ống lọc.

Vị trí đặt ống được dùng xẻng đào cát tạo rãnh. Các rãnh này có thể có mặt cắt
hình chữ nhật hoặc mặt cắt hình tam giác.
Đặt ống vào rãnh đào, các ống lọc và ống chính được nối với nhau bằng cút nối 4
hướng.

Ống chính
Ống lọc

Hình 3.8 Lắp đặt hệ thống ống lọc và 1 ống chính

SVTH: Lê Hải Sơn 31


Luận văn tốt nghiệp

Ống lọc

Ống chính

Cút nối 4
hướng

Hình 3.9: Mối nối ống lọc với ống chính


Điểm nối được bọc bằng vải địa và buộc lại để chống xâm nhập của hạt cát vào ống.

Bấc thấm được quấn quanh ống lọc và buộc lại bằng đai nhựa.

Hình 3.10 Nối bấc thấm vào ống lọc


Các đầu ống tự lọc tự do được bọc kín bằng 1 lớp vải địa.

Hình 3.11 Đầu tự do

SVTH: Lê Hải Sơn 32


Luận văn tốt nghiệp
Sau khi lắp đặt hệ thống thoát nước ngang xong, các rãnh đặt ống được lấp lại bằng cát.
3.2.4. Trải màng chân không và vải địa kỹ thuật

a. Trải màng chân không

Trước khi trải màng chân không, mặt bằng phải được san lấp và dọn sạch các di
vật (như sỏi, cuội, đá tảng…) và rác thải. Sau đó một lớp vải địa không dệt được trải
xuống trước khi trải màng chân không nhằm bảo vệ màng. Màng chân không được chôn
sâu vào trong rãnh và được làm kín khí bằng vữa sét.

Đoạn lấn chồng giữa các miếng màng chân không được nối với nhau bằng keo
chuyên dụng. Bề rộng chồng lấn không được nhỏ hơn 20cm. Trong quá trình chạy thử
chân không, các đoạn nối màng sẽ được kiểm tra cẩn thận.

Hai lớp màng chân không được trải độc lập. Sau mỗi lần trải, màng phải được
kiểm tra cẩn thận và sửa những đoạn bị hỏng.

Sau khi trải màng chân không, công tác xử lý vùng biên sẽ được thực hiện bằng
máy xúc. Màng chân không sẽ được chôn lấp dưới lớp đất dính ít nhất 50cm để tránh rò
rỉ khí.

Hình 3.12 Xử lý mép màng và vải địa kỹ thuật.

b. Trải vãi địa kỹ thuật

Khu vực thi công sẽ được dọn sạch trước khi trải vải địa kỹ thuật. Phải loại bỏ các
vật liệu sắc nhọn ra khỏi khu vực.

Vải địa kỹ thuật được trải thủ công và cần tránh những biến dạng cũng như vặn
xoắn có thể xảy ra trong quá trình trải. Các mảng vải địa kỹ thuật sẽ được nối lại bằng

SVTH: Lê Hải Sơn 33


Luận văn tốt nghiệp
cách nối chồng lên nhau với độ rộng không nhỏ hơn 30cm và khâu lại bằng máy khâu
cầm tay.

(a) (b)

Hình 3.13 (a) – Máy khâu cầm tay; (b) – May vải địa kỹ thuật bằng máy khâu cầm tay

Hình 3.14 Trải vải địa kỹ thuật thủ công


3.2.5. Lắp đặt hệ thống chân không

a. Cung cấp điện cho hệ thống chân không

Công trường phải được cung cấp điện thường xuyên. Đường điện cho mỗi máy
bơm sẽ được gắn với mỗi công tắc, cho phép kiểm soát nguồn điện của mỗi máy bơm
chân không một cách độc lập và an toàn. Mỗi máy bơm chân không được trang bị công
tắc tự động, có thể duy trì áp lực chân không trong vòng 8 tiếng nếu điện bị ngắt đột
ngột.

b. Hệ thống chân không

Hệ thống chân không được trang bị các máy bơm chân không. Công suất của mỗi
máy bơm là 7.5kW, có thể tạo ra áp lực chân không hiệu quả đến 95kPa và áp lực chân
không dưới màng chân không tới 80kPa. Để duy trì hiệu quả áp lực chân không, diện
tích từ 800 m2 đến 1000 m2 được trang bị một máy bơm chân không. Tất cả các máy
bơm chân không hoạt động 24h/ngày. Các máy bơm phụ được chuẩn bị để đề phòng
SVTH: Lê Hải Sơn 34
Luận văn tốt nghiệp
trường hợp thay thế máy bơm hoặc tăng cường áp chân không. Mỗi máy bơm chân
không được lắp đặt một đồng hồ đo áp lực chân không dùng để kiểm tra sự hoạt động
của các máy bơm chân không và hiệu quả của áp lực chân không. Mỗi diện tích xử lý
300 m2 được lắp một đồng hồ đo áp lực chân không lớn để đo áp lực chân không trong
lớp cát.

Hình 3.15 Hệ thống chân không đưa vào vận hành


Các đoạn nối của hệ thống chân không được dán rất cẩn thận. Sau khi hoàn tất
công tác chuẩn bị, tiến hành vận hành thử hệ thống chân không từ 7 đến 15 ngày. Nếu
áp lực chân không ở dưới màng chân không duy trì ở mức 50 đến 60kPa, phải tiến hành
kiểm tra xem có chỗ thủng nào trên màng chân không hay không. Nếu có phải tiến hành
và ngay. Bắt đầu tính thời gian xử lý nền từ khi áp lực chân không tại vị trí giữa chiều
dài bấc thấm ≥ 60kPa.
3.2.6. Lắp đặt hệ thống quan trắc

Số lượng, kích thước và vị trí của hệ thống mốc quan trắc lún thi công theo quy
định của hồ sơ thiết kế:
- Kiểm tra kích thước bàn đo lún trước khi thi công.
- Định vị vị trí đặt bàn đo lún.
- Lắp đặt bàn đo lún, đảm bảo bàn lún được đặt bằng và cố định chắc chắn, không
bị xê dịch khi lấp cát.

SVTH: Lê Hải Sơn 35


Luận văn tốt nghiệp
- Đo xác định các giá trị ban đầu.

Số lượng, kích thước và vị trí của hệ thống quan trắc mốc chuyển vị ngang thi công theo
quy định của hồ sơ thiết kế:

- Kiểm tra kích thước cọc mốc trước khi thi công.

- Định vị vị trí đặt mốc đo chuyển vị.

- Cắm mốc đo chuyển vị.

- Đo xác định các giá trị ban đầu.

Số lượng, chiều sâu và vị trí của hệ thống quan trắc chuyển vị ngang theo chiều
sâu thi công theo hồ sơ thiết kế:

- Kiểm tra thiết bị đo chuyển vị ngang trước khi thi công.

- Định vị vị trí đặt thiết bị.

- Khoan tạo lỗ.

- Lắp đặt thiết bị.

- Đo xác định giá trị ban đầu.

Thi công lắp đặt hệ thống thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng theo TCVN 8869. Số
lượng, chiều sâu và vị trí của hệ thống thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng thi công theo hồ
sơ thiết kế:

- Kiểm tra thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng trước khi thi công.

- Định vị vị trí đặt thiết bị.

- Khoan tạo lỗ.

- Lắp đặt thiết bị.

Đo xác định giá trị ban đầu.

SVTH: Lê Hải Sơn 36


Luận văn tốt nghiệp

Hình 3.16: Khoan tạo lỗ để lắp đặt hệ thống quan trắc lún

Hình 3.17: Cảm biến chân nhện


Cảm biến có 6 chân nhện được lắp vào ống nhựa và khóa 6 chân lại với ống. Khi
đưa xuống hố khoan các chân nhện được tháo khóa và bung ra bám chặt vào đất nền nên
khi đất nền lún, cảm biến sẽ di chuyển theo đất nền.

(a) (b)

Hình 3.18 (a) – Cảm biến lắp vào ống nhựa; (b) – Chân nhện bị khóa lại

SVTH: Lê Hải Sơn 37


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 4
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT CHÂN KHÔNG KẾT
HỢP GIA TẢI TRƯỚC XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TẠI KHU VỰC
KHO BÃI CẢNG CÁI MÉP HẠ - VŨNG TÀU
4.1. THÔNG TIN CHỌN LỌC
- Tải trọng công trình phần đường nội bộ là 7.62 T/m2= 76.2 KPa
- Tải trọng công trình phần bãi container là 20 T/m2 = 200 Kpa
- Chọn mặt cắt địa chất từ hố khoan KB-BH07-I tới hố khoan KB-BH08-I phụ lục
A. Lớp đất yếu ở trạng thái cố kết thường. Thông số địa chất dùng để tính toán được
trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.1:Thông số địa chất phục vụ tính toán xử lý

Lớp đất γ (kN/m3) Cuu Ccu  cu e0 Cv x 10-4(cm2/s) Bề dày (m)

1a 14.2 12 - - 2.156 3.02 3.75


1b 15.6 19.1 21.8 10028 1.744 2.828 27.65
LC 19.7 - - - 0.713 27.9 5.3
- Theo 22TCN262-2000, độ lún dư sau khi xử lý nền đường là nhỏ hơn 40cm ứng
với tải trọng công trình khi đưa vào sử dụng.

- Độ lún dư sau khi xử lý của phần bãi container cũng lấy bằng với phần đường.

4.2. THIẾT KẾ XỬ LÝ BẰNG VCM

4.2.1. Tính toán lún

a. Xác định chiều sâu ảnh hưởng

-Để xác định chiều sâu ảnh hưởng ta xét toàn bộ công trình chịu tải trọng ngoài
phân bố đều với diện chịu tải hình chữ nhật có kích thước 124m*124m.

-Ứng suất thẳng đứng σz của điểm nằm trên trục thẳng đứng đi qua tâm diện chịu
tải, ở độ sâu z:

b1 3 pd d 
l1 z3
z   
 b1  l1 2  x    2  ( y  ) 2  z 2 
5/ 2

 

SVTH: Lê Hải Sơn 38


Luận văn tốt nghiệp

2p  b1l1 b1l1 z (b12  l12  2 z 2 ) 


z   arctg    K0 p (4.1)
  z b 2
 l 2
 z 2
(b12  z 2 )  (l12  z 2 ) b12  l12  z 2 
 1 1

l b
Trong đó l1= , b1= .
2 2

Để thuận tiện cho việc tính toán K0 có thể tra bảng sau:

Bảng 4.2: Hệ số K0

Theo TCXD 245 : 2000 thì vùng hoa ̣t đô ̣ng cố kết đươ ̣c xác định từ đáy nề n đắ p
đế n đô ̣ sâu Ha mà:

σz =(0,1÷0,2)σvz (4.2)

Trong đó:

- σz (σgl ): Ứng suấ t nén do tải tro ̣ng đấ t đắ p gây ra ở đô ̣ sâu Ha (nế u phu ̣c vu ̣ cho
viê ̣c tính đô ̣ lún tổ ng cô ̣ng S thì tải tro ̣ng đắ p cũng chỉ gồ m tải tro ̣ng đắ p thiế t kế )

- σvz (σbt ): Ứng suấ t nén do tải tro ̣ng bản thân của các lớp đấ t bên trên gây ở đô ̣
sâu Ha (có sét đế n áp lực đẩ y nổ i nế u các lớp này nằ m dưới mực nước ngầ m).

Đối với công trình nhà thì chiều sâu ảnh hưởng kết thúc: σgl =0,1σbt

Đối với công trình đường chiều sâu ảnh hưởng kết thúc :σgl =0,2σbt
b. Độ lún cố kết

SVTH: Lê Hải Sơn 39


Luận văn tốt nghiệp
Áp dụng các công thức 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 tính toán độ lún cố kết.

Bảng 4.3: Bảng tính toán lún tự nhiên với tải trọng 76.2 Kpa

Ta nhận thấy độ lún tới hết lớp đất 1b là 1.521m lớn hơn rất nhiều so với độ lún của lớp
LC là 0.035m vì vậy ta chọn chiều sâu ảnh hưởng là 31.4m và độ lún cố kết Sc là 1.521m.

Bảng 4.4: Bảng tính toán lún tự nhiên với tải trọng 200 Kpa

SVTH: Lê Hải Sơn 40


Luận văn tốt nghiệp
Ta nhận thấy độ lún tới hết lớp đất 1b là 3.071m lớn hơn rất nhiều so với độ lún
của lớp LC là 0.053m vì vậy ta chọn chiều sâu ảnh hưởng là 31.4m và độ lún cố kết Sc
là 3.071m.

Theo tiêu chuẩn 22TCN 262 – 2000, bảng II-1 trang 6 thì độ lún dư ΔS < 40cm
→ độ cố kết xử lý tối thiểu phải U > 85%. Do đó, lựa chọn xử lý U = 95%.

Thời gian nền đất cố kết 95% với tải trọng công trình 76.2KN/m2 khi chưa xử lý:

Tv  1.781  0.933log(100  U )  1.781  0.933log(100  0.95)  1.13

t  Cv Tv  H 2 1.13*31402
Tv   t    31651124064s =1003 năm
H2 Cv 3.5165.*104

Thời gian nền đất cố kết 95% với tải trọng công trình 200KN/m2 khi chưa xử lý:

Tv  1.781  0.933log(100  U )  1.781  0.933log(100  0.95)  1.13

t  Cv Tv  H 2 1.13*31402
Tv   t    39039346816s =1238 năm
H2 Cv 2.851*104

Như vậy, thời gian nền đạt độ cố kết 95% tự nhiên là rất lâu, cần phải xử lý trước
khi xây dựng.
c.Xác định chiều cao bù lún
Phần đường nội bộ:

Khi xử lý nền cho tuyến đường, việc tính toán bù lún và phòng lún là bắt buộc. Để nền
đạt độ có kết 95% thì chiều cao bù lún S1 = Sc×U = 1.445m. Tiến hành tính vòng lặp nhằm xác
định chiều cao bù lún cuối cùng khi xử lý.
Bảng 4.5: Bảng kết quả chiều cao bù lún đường nội bộ
Lần ΔP Sxl
H1 (m) H2 (m) H3 (m) H4 (m) H5 (m) H6 (m)
lặp (KN/m2) (m)
1 76.2 1.445
2 103.371 1.897 0.4519
3 111.866 2.033 0.4519 0.1358
4 114.42 2.073 0.4519 0.1358 0.0402
5 115.175 2.085 0.4519 0.1358 0.0402 0.0118
6 115.396 2.088 0.4519 0.1358 0.0402 0.0118 0.0035
7 115.461 2.089 0.4519 0.1358 0.0402 0.0118 0.0035 0.001
Trong đó:
 Sxl: Chiều cao bù lún.

SVTH: Lê Hải Sơn 41


Luận văn tốt nghiệp
 Hi: Độ lún cố kết xuất hiện thêm khi có lớp cát bù lún.
 ΔP: Tải trọng của công trình và lớp cát bù lún.

Kết quả cuối cùng cho thấy rằng chiều cao bù lún là 2.1m.

Phần bãi container:

Khi xử lý nền cho tuyến đường, việc tính toán bù lún và phòng lún là bắt buộc. Để nền
đạt độ có kết 95% thì chiều cao bù lún S1 = Sc×U = 2.917m. Tiến hành tính vòng lặp nhằm xác
định chiều cao bù lún cuối cùng khi xử lý.
Bảng 4.6: Bảng kết quả chiều cao bù lún bãi container
Lần ΔP Sxl
H1 (m) H2 (m) H3 (m) H4 (m) H5 (m) H6 (m)
lặp (KN/m2) (m)
1 200 2.917
2 254.837 3.442 0.526
3 264.726 3.538 0.526 0.0949
4 266.51 3.555 0.526 0.0949 0.0171
5 266.831 3.558 0.526 0.0949 0.0171 0.0031
6 266.889 3.558 0.526 0.0949 0.0171 0.0031 0.0006
7 266.9 3.559 0.526 0.0949 0.0171 0.0031 0.0006 0.0001
Trong đó:
 Sxl: Chiều cao bù lún.
 Hi: Độ lún cố kết xuất hiện thêm khi có lớp cát bù lún.
 ΔP: Tải trọng của công trình và lớp cát bù lún.

Kết quả cuối cùng cho thấy rằng chiều cao bù lún là 3.6m.
4.2.2. Thiết kế VCM

Tiến hành thiết kế xử lý nền đường bằng phương pháp VCM theo trình tự sau:

B1: Tính tải sử dụng

B2: Thiết kế PVD

B3: Tính thời gian xử lý

Hình 4.1: Các bước thiết kế VCM


B1: Tính toán tải trọng sử dụng

SVTH: Lê Hải Sơn 42


Luận văn tốt nghiệp
Tải trọng của hệ thống VCM được xác định dựa vào áp lực chân không của hệ
thống. Phần gia tải gồm đất đắp bù lún (chiều cao lún xử lý), đất đắp đến cao độ yêu
cầu; đấp đắp hay đất san lấp để thi công; đất đắp gia tải thêm (tùy thuộc vào thời gian
yêu cầu xử lý của công trình).
Bảng 4.7: Bảng xác định tải trọng sử dụng
Tên Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Áp lực chân không σvc 60 kPa(KN/m2)
Lớp đệm cát h 1 m
Tổng tải xử lý Pvc 78.8 kPa(KN/m2)
Vậy tổng tải sử dụng cho thiết kế VCM là Pvc = 78.8 kPa.
B2: Thiết kế PVD
Theo mặt cắt dọc tuyến gồm từ hố khoan KB-BH07-I tới hố khoan KB-BH08-I
thì độ sâu của lớp đất yếu gồm lớp 1a và 1b thay đổi phức tạp

Do đó do lựa chọn độ sâu xử lý là -31m. Không thể xử lý sâu hơn do dọc tuyến
mặt cắt có sự xuất hiện của lớp LC sét pha cát làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý khi
cắm bấc thấm vào lớp này.

Lựa chọn PVD phải đảm bảo các yêu cầu theo TCVN 9842 : 2013 mục 4.1.2 và
có các thông số dùng để thiết kế như bảng 4.8.
Bảng 4.8: Bảng thông số thiết kế PVD
Thông số Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Chiều dài cắm PVD H 32 m
Khoảng cách PVD L 1.0 m

Kích thước Chiều dài a 0.1 m


PVD Chiều rộng b 0.004 m
Lưới cắm PVD Lưới hình vuông

Từ các thông số PVD đã chọn, các hệ số liên quan được tính toán và lựa chọn như
sau:
Bảng 4.9: Bảng tính các hệ số phục vụ tính toán
de = 1.13
Dw = 0.052
n = 21.73077
F(n) = 2.335792
Kh/Ks = 2
SVTH: Lê Hải Sơn 43
Luận văn tốt nghiệp
ds/dw = 2
Kn/qw = 0.00001
Fs = 0.693147
Fr = 0.003705
F= F(n)+Fs+Fr = 3.032644
B3: Tính toán thời gian xử lý

Đối với phần đường nội bộ:

Tương tự tính lún tự nhiên, VCM sử dụng tải trọng là Pvc = 78.8kPa, lưới PVD
hình vuông, chiều dài bấc thấm là 32.6m trong đó có 0.3m dùng để neo trong đất, 0.3m
dùng để nối với hệ thống chân không thì kết quả tính lún xử lý theo trình tự:
- Tính chiều sâu ảnh hưởng của tải trọng.
- Tính lún.
- Tính thời gian cố kết đạt yêu cầu.
Bảng tính toán trình bày trong phụ lục B
Bảng 4.10: Bảng kết quả tính toán lún khi xử lý bằng VCM

Lún cố kết Sc (m) Phần trăm cố kết sau 340 ngày (%) Lún cố kết sau 340 ngày (m)

1.568 93.82 1.471

Dựa vào bảng kết quả trên có thể thấy rằng cần 340 ngày thì độ cố kết đạt được
96.7%. Độ lún cố kết còn lại của tuyến đường sau khi xử lý là:

ΔS = Sc – Sxl = 1.521 – 1.471 = 0.05m = 5 cm < 40cm (thỏa điều kiện bài toán).

Dự báo lún trong vòng 15 năm khi khai thác:


Bảng 4.11:Kết quả dự doán lún dư trong vòng 15 năm khai thác phần đường nội bộ

Lún cố kết lớp không ảnh hưởng (m) 0.0302

Lún từ biến (m) 0.2302

Tổng lún dư Sr (m) 0.2604

Bảng trên cho thấy sau khi xử lý 1 phần lún cố kết thì tuyến đường khi đưa vào
khai thác sẽ tiếp tục lún với độ lún Sr = 26.04 cm.

Đối với phần khu vực bãi container:

Ta cũng thực hiện tương tự như đường nội bộ. Chờ hệ thống chân không vận hành
đạt độ cố kết 50% rồi tiến hành gia tải đợt 1.

SVTH: Lê Hải Sơn 44


Luận văn tốt nghiệp
Thời gian chờ để đạt cố kết 50% là 84 ngày.

Thông số địa chất của 2 lớp đất sau khi cố kết 50%

Bảng 4.12: Thông số địa chất sau khi bơm cố kết 50%

Lớp đất ∆C C1 ∆ 1 Cv

1a 1.882 13.882 30 5044 3.818

1b 7.296 29.096 30 13028 3.626

Tính toán gia tải đợt 1:


Chọn chiều cao gia tải là 3m.
Kiểm tra điều kiện ổn định theo công thức (2.25)
Bảng 4.13: Kiểm tra điều kiện ổn định cho đợt 1

B(m) H(m) B/H NC Hi Cui F

60 31 1.935 5.35 3 27,28 2.58

Hệ số an toàn là 2.58 > 1.5 thỏa điều kiện ổn định.

Kiểm tra ổn định trượt sâu, ta sử dụng phần mềm Geo Studio module Slope/W

Hình 4.2: Kết quả tính toán hệ số an toàn cho đợt gia tải 1.

Với độ dốc của đất đắp 1:1 ta thấy hệ số an toàn tính theo Bishop là 1.952 lớn
hơn 1.2; vậy kết luận nền đất thõa điều kiện ổn định trượt sâu.

SVTH: Lê Hải Sơn 45


Luận văn tốt nghiệp
Thời gian đạt độ cố kết 50% là 26 ngày.

Thông số địa chất của các lớp đất sau khi cố kết 50% của đợt gia tải 1:

Bảng 4.14: Thông số địa chất sau khi cố kết 50% gia tải đợt 1

Lớp đất ∆C C1 ∆ 1 Cv

1a 2.827 16.709 30 8044 4.456

1b 6.75 35.846 30 16028 4.264

Tính toán gia tải đợt 2:

Chọn chiều cao gia tải đợt 2 là 4m.

Kiểm tra điều kiện ổn định theo công thức 2.5

Bảng 4.15: Kiểm tra điều kiện ổn định cho đợt 2

B(m) H(m) B/H NC Hi Cui F

60 31 1.935 5.35 4 33.1 2.35

Hệ số an toàn là 2.35 > 1.5 thỏa điều kiện ổn định.

Kiểm tra ổn định trượt sâu, ta sử dụng phần mềm Geo Studio module Slope/W.

Hình 4.3: Kết quả tính toán hệ số an toàn cho đợt gia tải 2.

Với độ dốc của đất đắp 2:3 ta thấy hệ số an toàn tính theo Bishop là 1.343 lớn
hơn 1.2; vậy kết luận nền đất thõa điều kiện ổn định trượt sâu.
SVTH: Lê Hải Sơn 46
Luận văn tốt nghiệp
Thời gian chờ để đạt được dộ cố kết 91.93% là 181 ngày.

Bảng 4.16: Tính toán thời gian quy đổi của các chiều cao đất đắp

Chiều Độ lún Thời gian cho độ


Độ cố kết yêu Độ lún cố Độ cố kết
cao đất cuối cố kết yêu cầu
cầu (%) kết (m) quy đổi (%)
đắp (m) cùng (m) (ngày)
3 2.275 50 26 1.139 35.69%
7 3.175 91.93 181 2.919 95%
Độ lún cố kết còn lại của bãi container sau khi xử lý là:

ΔS = Sc – Sxl = 3.071 – 2.919 = 0.152m =15.2cm < 40cm (thỏa điều kiện bài toán).

Bảng tính toán cho cho phần bãi container được trình bày trong phụ lục C
Bảng 4.17: Bảng kết quả dự doán lún dư trong vòng 15 năm khai thác phần bãi container

Lún cố kết lớp không ảnh hưởng (m) 0.0528

Lún từ biến (m) 0.2527

Tổng lún dư Sr (m) 0.3055

Bảng trên cho thấy sau khi xử lý 1 phần lún cố kết thì tuyến đường khi đưa vào
khai thác sẽ tiếp tục lún với độ lún Sr = 30.55 cm.

Dự kiến thời gian vận hành hệ thống cố kết:


- Phần đường nội bộ:
+ bơm hút thử màng 10 ngày.
+ bơm để đạt được cố kết 95% 340 ngày
- Phần bãi container:
+ bơm hút thử màng 10 ngày.
Bảng 4.18: Dự kiến thời gian cố kết bãi container

Chiều cao (m) Thời gian (ngày)


Giai Độ cố kết
đoạn Đắp Thi Chờ Tổng (%)
Khối đất
thêm công lún cộng
0 Bơm hút để đạt cố kết 50% 84 84 50
1 3 3 21 26 131 50
2 7 4 28 181 340 91.93

SVTH: Lê Hải Sơn 47


Luận văn tốt nghiệp
Như vậy, sau khi thi công thì thời gian vận hành hệ thống là 340 ngày hoặc hơn
mới được ngừng hệ thống xử lý theo lý thuyết. Hệ thống chân không có thể dừng khi
nằm trong 2 trường hợp sau:
- Tốc độ lún nhỏ hơn hoặc bằng 2mm/ ngày trong 5 ngày liên tiếp.
- Độ cố kết nền tính theo số liệu quan trắc ≥ UVCM đối với cả 2 khu vực.
4.2.3. Thiết kế bản vẽ thi công:
Công tác thiết kế bản vẽ thi công nhằm lên phương án thi công cắm bấc thấm, hệ thống
thoát nước ngang, hệ thống chân không một cách hợp lý và hiệu quả. Các bản vẽ thi
công gồm có 4 loại bản vẽ sau:

- Bản vẽ bố trí PVD.

- Bản vẽ bố trí hệ thống chân không (hệ thống thoát nước ngang, hệ thống bơm).

- Bản vẽ mặt cắt ngang.

- Bản vẽ các chi tiết của hệ thống VCM.

a. Bản vẽ bố trí PVD:

Sau khi thiết kế, lưới cắm PVD và khoảng cách đã được xác định nhưng chưa thể thi
công được mà cần phải có bản vẽ bố trí PVD tương ứng với thực tế của công trường.
Cần phải nắm rõ các yếu tố địa hình; đường vận chuyển dụng cụ, máy móc để lựa chọn
phương án thi công và thể hiện lên bản vẽ cùng với PVD. Như vậy, bản vẽ bố trí PVD
cần phải thể hiện được vị trí PVD, phương án thi công cắm PVD.

Trong loại bản vẽ này, cần có các thông tin như:


- Số hàng PVD.
- Các cột mốc.
- Tọa độ các PVD chuẩn.
Khi thi công, việc xảy ra sự sai lệch trong quá trình triển khai các điểm PVD ra
thực địa dẫn đến hiệu quả xử lý giảm nên cần phải tính tọa độ một số điểm PVD làm
chuẩn. Thông tin số hàng PVD chủ yếu phục vụ cho quá trình giám sát thi công và
nghiệm thu.

SVTH: Lê Hải Sơn 48


Luận văn tốt nghiệp

Hình 4.4 : Sơ đồ thi công cắm bấc thấm

Dựa vào sơ đồ trên khi có tọa độ các mốc trắc địa, ta tiến hành cho cắm bấc thấm
từ vị trí đặt máy cắm bấc thấm. 2 máy cắm bấc thấm ở dưới thi công trước. Sau khi hoàn
thành xong 1 dãy di chuyển sang bên làm dãy thứ 2 thì 2 máy còn lại ở trên mới vào vị
trí cắm bấc. Thi công theo chiều mũi tên như trên sơ đồ cho đến khi hoàn thành. Khoảng
cách giữa các bấc thấm là 1m.
b. Bản vẽ bố trí hệ thống chân không
Cũng như bản vẽ bố trí PVD nhưng hệ thống chân không lại dễ dàng xác định phương
án thi công hơn. Loại bản vẽ này chủ yếu dùng để xác định vị trí đặt bơm chân không,
lựa chọn số lượng ống chính cho hệ thống cùng với vị trí rãnh thoát nước.

Bản vẽ được trình bày ở phụ lục D


c. Bản vẽ chi tiết
Bao gồm bản vẽ mặt cắt ngang của phương pháp và các chi tiết được trình bày ở phụ
lục E.
4.2.4. Dự toán thời gian:

Sử dụng phần mền Microsoft Project thực hiện xây dựng biểu đồ thời gian xử lý. Với
các thời gian được xác định như sau:
- Thời gian thiết kế: 30 ngày.
- Thời gian chuẩn bị thiết bị, máy móc, vật liệu: 15 ngày.
- Dọn dẹp mặt bằng: 2 ngày.
- Thời gian thi công cắm PVD: 30 ngày (4 máy cắm PVD).
- Thời gian thi công hệ thống chân không: 15 ngày.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc: 10 ngày.

SVTH: Lê Hải Sơn 49


Luận văn tốt nghiệp
- Thời gian chạy thử chân không: 10 ngày.
- Thời gian gia tải và chạy ổn định chân không chờ cố kết: 340 ngày.
- Quan trắc, phân tích kết quả báo cáo: 350 ngày.
Bảng tiến độ ở phục lục F.

SVTH: Lê Hải Sơn 50


Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN

Dự án xây dựng công trình “Cảng quốc tế tổng hợp Cái Mép Hạ - Vũng Tàu” cho
thấy được tầm quan trọng trong việc thiết kế công trình trên nền đất yếu trong tình hình
hiện nay. Khi xây dựng trên nền đất yếu, tất các các loại công trình đều cần phải được
xem xét đánh giá, kiểm tra một cách cẩn thận.

Phương pháp cố kết hút chân không là phương pháp xử lý rất hiệu quả. Phương
pháp này tạo sự thuận lợi cho việc xử lý khi sử dụng áp lực chân không làm tăng tính
hiệu quả của phương pháp truyền thống và giảm đáng kể khối lượng đất đắp. Từ kết quả
thiết kế có thể thấy rằng để xử lý nền đất yếu đối với công trình cần thời gian khoảng
gần 1 năm. Thời gian xử lý nhanh một ưu điểm lớn của công nghệ VCM.

Mục tiêu xử lý nền đất yều của dự án bằng phương pháp bơm hút chân không cơ
bản đã hoàn thành.

Đối với những khu vực có địa chất tương đồng với khu vực nghiên cứu thì việc
áp dụng phương pháp cố kết chân không là hoàn toàn phù hợp.

Quy trình thi công, giám sát thi công không phức tạp cho các đơn vị giám sát hay
chủ đầu tư nên chất lượng của phương pháp này sẽ dễ kiểm soát hơn các phương pháp
khác ngoài thực tế.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả thiết kế có thể thấy rằng đối với các công trình có tải trọng khá lớn,
quy mô công trình là một khu vực rộng lớn được đặt trên lớp sét yếu thì việc xử lý nền
là cần thiết. Nước ta có nhiều khu vực xuất hiện lớp đất yếu nên phương pháp cố kết
chân không là một trong những phương án có khả năng áp dụng. Phương pháp nào cũng
có mặt mạnh và mặt yếu, do đó cần nghiên cứu phát triển thêm những mặt mạnh và khắc
phục những mặt yếu hoặc có thể phát triển những phương pháp mới ưu việt hơn thay
thế phương pháp cũ. Không có giải pháp xử lý nào là tối ưu cho mọi trường hợp nên
người thiết kế phải cân nhắc quyết định sử dụng các giải pháp một cách hợp lý và kinh
tế nhất.

Trong quá trình thi công và vận hành cần theo dõi sát các hoạt động như thi
công cắm bấc thấm và theo dõi kiểm tra bơm thử màng chân không. Trong quá trình
SVTH: Lê Hải Sơn 51
Luận văn tốt nghiệp
chờ lún và gia tải cần theo dõi kết quả quan trắc hợp lý để kịp thời khắc phục khi có sự
cố xảy ra

SVTH: Lê Hải Sơn 52


Luận văn tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Ẩn, C.N (2009). Cơ học đất. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
[2]. Hà, P.T & Sơn, L.M (2010). Địa kỹ thuật. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.
Hồ Chí Minh.
[3]. Hộ, T.Q (2013). Công trình trên đất yếu. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ
Chí Minh
[4]. Tiêu chuẩn ngành (2000). Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất
yếu. 22TCN 262 – 2000.

[5]. Tiêu chuẩn xây dựng (2000). Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước. TCXD
245:2000.

[6]. Tiêu chuẩn Việt Nam (2012). Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước. TCVN
9355:2012.

[7]. Tiêu chuẩn Việt Nam (2013). Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân
không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông - thi công và nghiệm
thu. TCVN 9842:2013.

SVTH: Lê Hải Sơn 53

You might also like