You are on page 1of 122

i

LỜI CẢM ƠN
Đây là bản thuyết minh luận văn thạc sĩ của tôi với đề tài: “Độ tin cậy của
giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cho nhà máy xử lý khí Cà Mau”. Là
sản phẩm của tôi sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Công trình, Trường Đại
học Thủy lợi Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới hai thầy TS.
Phạm Quang Tú và GS.TS. Trịnh Minh Thụ là người định hướng, hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Hai thầy không chỉ hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn mà còn cho tôi tiếp cận với lĩnh vực khoa học mới mà trước
đây tôi chưa có cơ hội tiếp cận. Các thầy là tấm gương sáng của tôi về niềm say mê
nghiên cứu khoa học, tinh thần trách nhiệm, tận tụy, quan tâm tới mọi người,…
Tôi chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các cán bộ Phòng Đại học và Sau
Đại học, Khoa Công trình Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tôi chân thành cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy lớp Cao học 22ĐKT-11 đã
truyền dạy kiến thức cho chúng tôi trong quá trình học tập.
Nhân đây tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác đã động
viên, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu. Đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới gia đình
của tôi đã luôn luôn động viên tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi bước
vào con đường học vấn.
Bắc Ninh, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuấn


ii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT


Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi;
- Phòng Đào tạo ĐH và Sau ĐH – Trường Đại học Thủy lợi.
Tên tôi là: Nguyễn Văn Tuấn
Học viên cao học lớp: 22ĐKT
Chuyên ngành: Địa kỹ thuật xây dựng
Mã học viên: 1481580204005
Theo Quyết định số ....../QĐ–ĐHTL ngày ..../..../2015 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thủy lợi, về việc giao đề tài luận văn và người hướng dẫn cho học
viên cao học đợt .... năm 2015, tôi đã được nhận đề tài “Độ tin cậy của giải pháp
xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cho nhà máy xử lý khí Cà Mau” dưới sự hướng
dẫn của thầy TS. Phạm Quang Tú và GS.TS. Trịnh Minh Thụ.
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao chép của
ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tài liệu và các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Bắc Ninh, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuấn


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục đích của đề tài .............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................3
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................5
1.1. Tổng quan về nền đất yếu..................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về đất yếu và các tính chất của đất yếu .........................................5
1.1.2. Các loại đất yếu thường gặp [6] ......................................................................6
1.1.3. Những vấn đề kỹ thuật khi xây dựng công trình trên đất yếu .......................6
1.2. Các phƣơng pháp xử lý nền đất yếu phổ biến [6] ...........................................7
1.2.1. Giải pháp thay thế nền .....................................................................................7
1.2.1.1. Nội dung phương pháp ...................................................................................7
1.2.1.2. Phạm vi áp dụng.............................................................................................8
1.2.2. Nhóm giải pháp cơ học ....................................................................................9
1.2.2.1. Làm chặt đất trên mặt bằng đầm rơi .............................................................9
1.2.2.2. Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đầm lăn .....................................10
1.2.2.3. Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đầm rung ..................................11
1.2.3. Nhóm giải pháp hóa học ................................................................................11
1.2.3.1. Gia cố nền bằng phương pháp trộn vôi .......................................................12
1.2.3.2. Gia cố nền bằng phương pháp trộn xi măng (cọc đất –xi măng) ................12
1.2.3.3. Phương pháp gia cố nền bằng phương pháp phụt vữa xi măng ..................14
1.2.4. Nhóm các phương pháp vật lý gia cố nền đất yếu ........................................14
1.2.5. Nhóm giải pháp thủy lực học ........................................................................15
1.2.5.1. Phương pháp gia cố bằng giếng cát, cọc cát ...............................................15
1.2.5.2. Phương pháp gia cố bằng bấc thấm (PVD) .................................................16
iv

1.2.5.3. Phương pháp cố kết hút chân không ............................................................18


1.3. Tổng quan phƣơng pháp tính toán thiết kế dùng trong xử lý nền đất yếu
bằng bấc thấm kết hợp hút chân không ................................................................20
1.3.1. Tính toán thiết kế xử lý nền bằng bấc thấm theo phương pháp truyền thống
(phương pháp tất định) ............................................................................................20
1.3.2. Phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên .................................................20
1.4. Giới thiệu một số công cụ trong tính toán thiết kế ngẫu nhiên ....................21
1.4.1. Phần mềm OpenFTA .....................................................................................21
1.4.1.1. Giới thiệu phần mềm [19] ............................................................................21
1.4.1.2. Sử dụng phần mềm .......................................................................................21
1.4.2. Phần mềm BestFit ..........................................................................................21
1.4.2.1. Giới thiệu phần mềm [20] ............................................................................21
1.4.2.2. Sử dụng phần mềm trong thiết kế bấc thấm .................................................22
1.4.3. Phần mềm MatLab .........................................................................................22
1.4.3.1. Giới thiệu phần mềm [18] ............................................................................22
1.4.3.2. Sử dụng MatLab trong thiết kế bấc thấm .....................................................22
1.5. Kết luận Chƣơng 1 ...........................................................................................23
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY ...........................................................24
2.1. Lý thuyết xác suất thống kê ............................................................................24
2.1.1. Các khái niệm cơ bản về xác suất .................................................................24
2.1.1.1. Định nghĩa xác suất theo tần suất ................................................................25
2.1.1.2. Xác suất có điều kiện....................................................................................25
2.1.1.3. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes ...........................................25
2.1.1.4. Các tính chất của xác suất ...........................................................................26
2.1.2. Các đại lượng ngẫu nhiên và hàm phân phối của nó ..................................27
2.1.2.1. Biến ngẫu nhiên............................................................................................27
2.1.2.2. Hàm mật độ xác suất và hàm phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên .......27
2.1.2.3. Các đặc trưng của biến ngẫu nhiên .............................................................29
2.1.2.4. Hàm phân phối .............................................................................................31
v

2.1.3. Kiểm định Chi bình phương (Chi-square test) .............................................33


2.1.3.1. Khái niệm độc lập (independence)...............................................................33
2.1.3.2. Tìm hàm phân phối phù hợp nhất của tập dữ liệu dựa vào kiểm định Chi
bình phương ..............................................................................................................33
2.2. Phân tích rủi ro và phân tích tối ƣu ...............................................................35
2.2.1. Định nghĩa phân tích rủi ro và phân tích tối ưu ..........................................35
2.2.1.1. Định nghĩa phân tích rủi ro [5] ...................................................................35
2.2.1.2. Định nghĩa phân tích tối ưu [5] ...................................................................36
2.2.2. Các bước trong phân tích rủi ro và phân tích tối ưu [5] ..............................36
2.2.3. Các loại bất định trong địa kỹ thuật [17] ......................................................38
2.2.4. Khái niệm và phân loại hệ thống [5] .............................................................39
2.2.4.1. Khái niệm hệ thống ......................................................................................39
2.2.4.2. Phân loại hệ thống .......................................................................................39
2.2.5. Cây sự cố (Fault tree) [5] ...............................................................................40
2.2.6. Hàm tin cậy và các cấp độ tính toán [5] ........................................................41
2.2.6.1. Hàm tin cậy ..................................................................................................41
2.2.6.2. Các cấp độ tính toán ....................................................................................42
2.3. Kết luận Chƣơng 2 ...........................................................................................43
CHƢƠNG 3: ĐỘ TIN CẬY CỦA GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG
BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ
CÀ MAU...................................................................................................................45
3.1. Giới thiệu về dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau ............................................45
3.1.1. Giới thiệu chung [11] .....................................................................................45
3.1.2. Điều kiện địa chất khu vực xây dựng dự án .................................................46
3.1.3. Phạm vi xử lý nền bằng bấc thấm kết hợp hút chân không ........................48
3.1.4. Yêu cầu độ cố kết cho phép và tiến độ thi công ............................................51
3.2. Cơ sở lý thuyết của hai bài toán cơ bản trong xử lý nền đất yếu bằng bấc
thấm kết hợp hút chân không ................................................................................51
3.2.1. Độ lún ổn định................................................................................................51
vi

3.2.2. Độ cố kết của nền gia cố bấc thấm ................................................................53


3.2.2.1. Độ cố kết theo phương đứng Uv ...................................................................53
3.2.2.2. Độ cố kết theo phương ngang Uh .................................................................53
3.2.3. Độ lún cố kết theo thời gian...........................................................................55
3.2.4. Độ lún còn lại sau thời gian t ........................................................................55
3.3. Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân
không theo phƣơng pháp truyền thống (TCVN 9355-2013) ...............................55
3.3.1. Các thông số đầu vào theo phương pháp truyền thống ...............................56
3.3.1.1. Các thông số cao độ .....................................................................................56
3.3.1.2. Địa tầng và các chỉ tiêu cơ lý của đất nền ...................................................56
3.3.1.3. Tải trọng tính toán khi xử lý nền ..................................................................57
3.3.1.4. Phạm vi ảnh hưởng lún ................................................................................58
3.3.1.5. Các thông số của bấc thấm và các thông số thoát nước ..............................58
3.3.2. Tính độ lún sau thời gian xử lý theo phương pháp truyền thống ...............58
3.3.2.1. Độ lún giai đoạn thi công cắm bấc thấm .....................................................61
3.3.2.2. Độ lún sau giai đoạn hút chân không ..........................................................61
3.3.3. Lựa chọn khoảng cách giữa tim các bấc thấm theo tiêu chuẩn ..................61
3.3.3.1. Tính độ lún ổn định với tải trọng khai thác .................................................62
3.3.3.2. Độ cố kết của nền với tải trọng khai thác sau thời gian xử lý và lựa chọn
khoảng cách bấc thấm ...............................................................................................63
3.3.4. Thời gian xử lý nền theo phương pháp truyền thống ..................................63
3.3.5. Kết luận tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút
chân không theo phương pháp truyền thống (TCVN 9355-2013) .........................64
3.3.6. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thiết kế tất định ........................65
3.3.6.1. Ưu điểm của phương pháp thiết kế tất định .................................................65
3.3.6.2. Nhược điểm của phương pháp thiết kế tất định ...........................................65
3.4. Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân
không tại nhà máy xử lý khí Cà Mau (phƣơng pháp tính toán thiết kế ngẫu
nhiên) ........................................................................................................................66
vii

3.4.1. Phân tích các số liệu đầu vào theo phương pháp ngẫu nhiên .....................66
3.4.1.1. Địa tầng và các chỉ tiêu cơ lý của đất nền ...................................................66
3.4.1.2. Tải trọng tính toán khi xử lý nền ..................................................................71
3.4.1.3. Phạm vi ảnh hưởng lún ................................................................................71
3.4.1.4. Các thông số của bấc thấm và các thông số thoát nước theo phương pháp
ngẫu nhiên .................................................................................................................71
3.4.2. Tính độ lún sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên ..................73
3.4.2.1. Độ lún giai đoạn thi công cắm bấc thấm .....................................................73
3.4.2.2. Độ lún sau giai đoạn hút chân không ..........................................................73
3.4.3. Tính độ cố kết của nền sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên77
3.4.3.1. Quan hệ giữa độ cố kết và thời gian xử lý ...................................................77
3.4.3.2. Xác suất độ cố kết trung bình >90%............................................................77
3.4.3.3. Tính thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên .....................................79
3.4.4. Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu ..............................................................83
3.4.4.1. Mô tả hệ thống .............................................................................................83
3.4.4.2. Cây sự cố (Fault tree) ..................................................................................84
3.4.4.3. Hàm tin cậy ..................................................................................................87
3.4.4.4. Phân tích rủi ro ............................................................................................87
3.4.4.5. Phân tích tối ưu ............................................................................................89
3.4.4.6. Kết quả và bình giải .....................................................................................91
3.4.5. Kết luận tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút
chân không theo phương pháp ngẫu nhiên ............................................................97
3.4.6. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên .................97
3.4.6.1. Ưu điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên ...........................................97
3.4.6.2. Nhược điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên .....................................98
3.5. So sánh giữa phƣơng pháp tính tất định (tiêu chuẩn) và phƣơng pháp tính
toán ngẫu nhiên .......................................................................................................98
3.5.1. Lựa chọn khoảng cách bấc thấm, tính toán độ cố kết và độ lún dự báo .....98
3.5.2. Thời gian cần xử lý (thời gian cố kết) ...........................................................99
viii

3.5.3. Ảnh hưởng của hệ số cố kết Cv tới thời gian cố kết .....................................99
3.6. Kết luận Chƣơng 3 .........................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................104
1. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................104
2. Một số điểm còn tồn tại ..................................................................................105
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
CÁC PHỤ LỤC .....................................................................................................109
ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc ..............................29
Bảng 2.2: Kiểm định Chi bình phương của phân phối chuẩn và phân phối Logarit
[14] ............................................................................................................................35
Bảng 3.1: Tổng hợp thông số kỹ thuật của các hạng mục thuộc nhà máy ................48
Bảng 3.2: Yêu cầu kỹ thuật của công tác xử lý nền ..................................................51
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất tính toán theo TCVN 9355-2013
...................................................................................................................................56
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất tính toán theo TCVN 9355-2013
...................................................................................................................................57
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tải trọng tính toán giai đoạn thi công bấc thấm ...............57
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp tải trọng tính toán giai đoạn gia tải chân không...............58
Bảng 3.7: Các thông số bấc thấm ..............................................................................59
Bảng 3.8: Các thông số thoát nước theo phương pháp truyền thống ........................60
Bảng 3.9: Độ lún của nền sau 30 ngày thi công bấc thấm theo phương pháp truyền
thống ..........................................................................................................................61
Bảng 3.10: Độ lún của nền sau 150 ngày thi công bấc thấm và hút chân không theo
phương pháp truyền thống ........................................................................................61
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp tải trọng tính toán giai đoạn khai thác ...........................62
Bảng 3.12: Độ lún ổn định của nền với tải trọng khai thác ......................................63
Bảng 3.13: Độ cố kết của nền dưới tải trọng khai thác sau thời gian xử lý ..............63
Bảng 3.14: Thời gian xử lý nền và độ cố kết theo phương pháp truyền thống.........64
Bảng 3.15: Kết luận kết quả tính toán theo phương pháp truyền thống ...................65
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất nền trong tính toán theo phương
pháp ngẫu nhiên ........................................................................................................70
Bảng 3.17: Các thông số thoát nước theo phương pháp ngẫu nhiên ........................72
x

Bảng 3.18: Độ lún của nền sau 30 ngày thi công bấc thấm theo phương pháp ngẫu
nhiên ..........................................................................................................................73
Bảng 3.19: Độ lún của nền sau 150 ngày thi công bấc thấm và hút chân không theo
phương pháp ngẫu nhiên ...........................................................................................74
Bảng 3.20: Độ cố kết trung bình và xác suất đạt và không đạt độ cố kết 90%.........78
Bảng 3.21: Độ cố kết sau các giai đoạn xử lý ...........................................................79
Bảng 3.22: Kết quả tính thời gian cố kết theo phương pháp ngẫu nhiên với các
khoảng cách bấc thấm ...............................................................................................80
Bảng 3.23: Bảng tổng hợp kết quả tính toán các chi phí với các khoảng cách bấc
thấm ...........................................................................................................................91
Bảng 3.24: Bảng tổng hợp kết quả tính toán chi phí với các độ lún dự báo .............93
Bảng 3.25: Bảng so sánh khoảng cách bấc thấm, độ cố kết, độ lún dự báo theo
phương pháp tính toán tất định và ngẫu nhiên ..........................................................98
Bảng 3.26: Bảng so sánh thời gian cố kết theo phương pháp truyền thống và ngẫu
nhiên ..........................................................................................................................99
Bảng 3.27: Bảng tổng hợp kết quả tính toán theo phương pháp ngẫu nhiên với các
trường hợp khác nhau ..............................................................................................100
Bảng 3.28: Ảnh hưởng hệ số biến đổi của hệ số cố kết Cv tới thời gian cố kết ......101
xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 0.1: Cấu trúc Luận văn .......................................................................................4
Hình 1.1: Thay thế nền bằng cát .................................................................................8
Hình 1.2: Làm chặt đất trên mặt bằng đẩm rơi ...........................................................9
Hình 1.3: Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đầm lăn ...................................10
Hình 1.4: Làm chặt đất bằng phương pháp đầm rung...............................................11
Hình 1.5: Công nghệ thi công cọc đất-xi măng theo phương pháp MG ...................13
Hình 1.6: Dây truyền công nghệ thi công trụ đất-xi măng đơn pha .........................14
Hình 1.7: Cọc cát trong nền đất yếu ..........................................................................15
Hình 1.8: Thi công cắm bấc thấm .............................................................................16
Hình 1.9: Sơ đồ nguyên lý phương pháp MCV ........................................................18
Hình 2.1: Biểu đồ Venn của hệ xác suất đầy đủ .......................................................26
Hình 2.2: Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên X ............................................28
Hình 2.3: Hàm phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên X ........................................28

Hình 2.4: Các hàm mật độ xác suất với các giá trị µ,  khác nhau ..........................31

Hình 2.5: Các hàm phân phối tích lũy với các giá trị µ,  khác nhau ......................32
Hình 2.6: Các bước trong quản lý rủi ro và phân tích tối ưu ....................................37
Hình 2.7: Lựa chọn khoảng cách bấc thấm tối ưu ....................................................37
Hình 2.8: Các loại bất định trong địa kỹ thuật (Van Gelder, 2005) ..........................39
Hình 2.9: Hệ thống các bóng đèn mắc nối tiếp và song song ...................................40
Hình 2.10: Các cây sự cố với hệ thống nối tiếp và song song ..................................41
Hình 2.11: Hàm trạng thái giới hạn trong mặt phẳng R-L ........................................42
Hình 3.1: Mặt cắt địa chất điển hình trong khu vực [8] ............................................49
Hình 3.2: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất nền theo độ sâu [8]...........................50
Hình 3.3: Phân phối của khối lượng thể tích ướt Vùng 1 .........................................67
Hình 3.4: Phân phối của hệ số rỗng tự nhiên e0 Vùng 1 ...........................................67
xii

Hình 3.5: Phân phối của hệ số cố kết theo phương đứng Cv Vùng 1........................68
Hình 3.6: Phân phối của áp lực tiền cố kết pc Vùng 1 ..............................................68
Hình 3.7: Phân phối của tỉ số A = Ch/Cv ...................................................................68
Hình 3.8: Phân phối của khối lượng thể tích ướt Vùng 2 .........................................69
Hình 3.9: Phân phối của hệ số rỗng tự nhiên e0 Vùng 2 ...........................................69
Hình 3.10: Phân phối của tỉ số kh/ks ..........................................................................71
Hình 3.11: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các
bấc thấm d=1,0m .......................................................................................................74
Hình 3.12: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các
bấc thấm d=1,1m .......................................................................................................75
Hình 3.13: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các
bấc thấm d=1,2m .......................................................................................................75
Hình 3.14: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các
bấc thấm d=1,3m .......................................................................................................76
Hình 3.15: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các
bấc thấm d=1,4m .......................................................................................................76
Hình 3.16: Độ cố kết trung bình với thời gian xử lý khác nhau ...............................77
Hình 3.17: Xác suất tích lũy của độ cố kết trung bình ..............................................78
Hình 3.18: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,0m ...............................81
Hình 3.19: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,1m ...............................81
Hình 3.20: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,2m ...............................82
Hình 3.21: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,3m ...............................82
Hình 3.22: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,4m ...............................83
Hình 3.23: Cây sự cố thời gian cố kết vượt quá thời gian dự báo ...........................85
Hình 3.24: Cây sự cố độ lún sau thời gian xử lý vượt quá thời gian dự báo ............86
Hình 3.25: Quan hệ giữa khoảng cách bấc thấm và các chi phí ...............................92
xiii

Hình 3.26: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 1,5 lần cát bơm hút ban đầu) ............................................................................94
Hình 3.27: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 2,0 lần cát bơm hút ban đầu) ............................................................................95
Hình 3.28: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 2,5 lần cát bơm hút ban đầu) ............................................................................96
Hình 3.29: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 3,0 lần cát bơm hút ban đầu) ............................................................................96
Hình 3.30: Ảnh hưởng hệ số biến đổi của hệ số cố kết Cv tới thời gian cố kết ......101
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay, đòi hỏi phải
xây dựng hàng loạt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Nhiều công trình không có khả năng lựa chọn linh hoạt địa điểm xây dựng, các
công trình bắt buộc phải xây dựng trên nền đất yếu. Khi xây dựng công trình trên
nền đất yếu thì hàng loạt các vấn đề phát sinh như: độ lún tuyệt đối lớn và kéo dài,
chênh lệch lún lớn quá giới hạn cho phép, mất ổn định,…, do vậy mà trước khi xây
dựng bắt buộc phải cải tạo, gia cố nền đất yếu (gọi chung là xử lý nền đất yếu).
Hiện nay, có nhiều phương pháp như: thay thế nền, làm chặt đất bằng cơ học, trộn
các chất kết dính vào trong đất, cọc cát, giếng cát, bấc thấm, hút chân
không,….Trong số các phương pháp thì phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc
thấm kết hợp hút chân không là phương pháp có nhiều ưu điểm như: thời gian thi
công nhanh do thời gian gia tải ngắn; giảm khối lượng cát đáng kể do không cần cát
chất tải, giảm chi phí cho thi công đắp và dỡ tải, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện
với môi trường; hiệu quả xử lý nền cao, kiểm soát chất lượng thi công tốt; đã được
áp dụng khá nhiều trong các dự án; giá thành ưu việt đặc biệt là khi diện tích xử lý
rộng.
Hiện nay, việc tính toán xử lý nền bằng bấc thấm thoát nước kết hợp gia tải
và hút chân không được áp dụng theo [1] (phương pháp tất định). Theo phương
pháp này các giá trị thiết kế của tải trọng, các thông số đất nền, bấc thấm,…được
xem là hằng số, có thể là giá trị trung bình hoặc giá trị lấy theo xác suất thống kê
(theo trạng thái giới hạn I và II). Thực tế, các thông số đầu vào có thể biến đổi ngẫu
nhiên, chẳng hạn như các chỉ tiêu cơ lý của đất nền. Do vậy, mà thiết kế theo
phương pháp tất định có thể dẫn đến việc dự báo độ lún cuối cùng, thời gian cố kết
sai lệch. Rủi ro trong việc chậm tiến độ, lún dư kéo dài và nhiều hơn dự báo có thể
làm ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ của dự án và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Theo
đó, việc tìm ra được phương pháp tính toán thiết kế khắc phục được những nhược
2

điểm của phương pháp truyền thống hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý
nghĩa khoa học.
Phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên (hay theo lý thuyết xác suất thống
kê hoặc bất định) là phương pháp tính toán thiết kế dựa trên sự biến thiên của các
tham số đầu vào (tải trọng và sức kháng), từ đó tìm ra được xác suất xảy ra hiện
tượng. Đây là phương pháp thiết kế theo xu hướng hiện đại và được nhiều nước tiên
tiến trên thế giới áp dụng (Hà Lan, Đức, Anh, Na Uy,…) [17].Theo phương pháp
này, các thông số đầu vào được mô phỏng bằng quy luật phân phối của chúng và
các biến đầu ra cũng có quy luật biến đổi nhất định. Ngoài ra, tính toán rủi ro dựa
trên các hàm tin cậy có thể được thiết lập cho từng phương án thiết kế. Trên cơ sở
đó người thiết kế sẽ lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu.
Chính những ưu điểm của phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên, tác giả
đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất
yếu bằng bấc thấm cho nhà máy xử lý khí Cà Mau”.

2. Mục đích của đề tài


Mục đích nghiên cứu này là tính toán thiết kế bấc thấm theo tiêu chuẩn hiện
hành (phương pháp truyền thống) và lý thuyết độ tin cậy (phương pháp ngẫu nhiên),
từ đó chỉ ra được những ưu điểm vượt trội của phương pháp ngẫu nhiên so với
phương pháp truyền thống như: xác định được các rủi ro của từng phương án thiết
kế, lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu.

3. Nội dung nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm theo các tiêu chuẩn hiện
hành, ưu nhược điểm của phương pháp;
- Nghiên cứu lý thuyết độ tin cậy;
- Sử dụng lý thuyết độ tin cậy và các phần mềm ứng dụng hiện có để tính
toán, phân tích lựa chọn khoảng cách bấc thấm tối ưu, dự báo độ lún tối ưu cho nhà
máy xử lý khí Cà Mau.
3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phương pháp tính toán trong thiết kế xử
lý nền đất yếu bằng bấc thấm theo tiêu chuẩn và lý thuyết độ tin cậy;
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đi nghiên cứu phương pháp tính toán
trong thiết kế xử lý nền đất yếu cho nhà máy xử lý khí Cà Mau mà không đi vào
công tác thi công.

5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu


- Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu thực tế của dự án nhà máy xử lý khí
Cà Mau;
- Kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước về ứng dụng của lý thuyết độ
tin cậy;
- Phương pháp mô hình toán, xác suất, thống kê, tối ưu để phân tích độ tin
cậy của giải pháp xử lý nền bằng bấc thấm.

6. Cấu trúc của luận văn


Luận văn được tổ chức thành: Phần mở đầu, 3 chương, phần Kết luận và kiến
nghị, các phần này được sơ họa qua Hình 01.
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Mục 1.1: tổng quan về nền đất
yếu. Mục 1.2: Các phương pháp xử lý nền đất yếu phổ biến. Mục 1.3: Tổng quan
phương pháp tính toán thiết kế dùng trong xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp
hút chân không. Mục 1.4: Một số công cụ trong tính toán thiết kế ngẫu nhiên. Mục
1.5: Kết luận Chương 1.
Chương 2: Lý thuyết độ tin cậy. Mục 2.1: Lý thuyết về xác suất thống kê.
Mục 2.2: Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu. Mục 2.3: Kết luận Chương 2
Chương 3: Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp
hút chân không cho nhà máy xử lý khí Cà Mau. Mục 3.1: Giới thiệu về nhà máy xử
lý khí Cà Mau. Mục 3.2: Cơ sở lý thuyết của hai bài toán cơ bản trong xử lý nền đất
yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không. Mục 3.3: Tính toán thiết kế xử lý nền
4

đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không theo phương pháp truyền thống.
Mục 3.4: Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân
không tại nhà máy xử lý khí Cà Mau. Mục 3.5: So sánh giữa phương pháp tính toán
tất định và phương pháp tính toán ngẫu nhiên. Mục 3.6: Kết luận Chương 3.

GIỚI
MỞ ĐẦU
THIỆU

TỔNG CHƢƠNG 1
QUAN Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

LÝ CHƢƠNG 2

THUYẾT Lý thuyết độ tin cậy

CHƢƠNG 3
ỨNG
Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết
DỤNG
hợp hút chân không cho nhà máy xử lý khí Cà Mau

KẾT KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


LUẬN

Hình 0.1: Cấu trúc Luận văn


5

1. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Chương này, tác giả trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Mục 1.1 là
tổng quan về nền đất yếu. Mục 1.2 là các phương pháp xử lý nền đất yếu phổ biến.
Mục 1.3 là tổng quan phương pháp tính toán thiết kế dùng trong xử lý nền đất yếu
bằng bấc thấm kết hợp hút chân không. Mục 1.4 là một số công cụ trong tính toán
thiết kế ngẫu nhiên. Mục 1.5 là kết luận Chương 1.

1.1. Tổng quan về nền đất yếu


1.1.1. Khái niệm về đất yếu và các tính chất của đất yếu
Có nhiều quan niệm khác nhau về đất yếu, nhìn từ góc độ xây dựng, nếu sức
chịu tải của nền đất không đáp ứng được yêu cầu của tải trọng, phải xử lý mới có
thể thi công và vận hành công trình bình thường thì gọi là đất yếu.
Theo [3] tiêu chuẩn 22TCN 262-2000 và [1] tiêu chuẩn TCVN 9355-2013,
đất yếu là đất ở trạng thái tự nhiên, độ ẩm của đất gần bằng hoặc cao hơn giới hạn
chảy, hệ số rỗng lớn (đất sét: e≥1,5; đất á sét: e≥1), lực dính C theo thí nghiệm cắt
nhanh không thoát nước nhỏ hơn 0,15 daN/cm2 (tương đương kG/cm2), góc nội ma
sát φ<100, hoặc lực dính từ kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường Cu<0,35
daN/cm2, có sức chống mũi xuyên theo kết quả xuyên tĩnh qc <0,1MPa, có chỉ số
xuyên tiêu chuẩn SPT là N 5.
Theo quan điểm xây dựng của một số nước [7], đất yếu được xác định theo
tiêu chuẩn về sức kháng cắt không thoát nước Suvà hệ số xuyên tiêu chuẩn N như
sau:
- Đất rất yếu: Su ≤12,5 kPa hoặc N ≤2;
- Đất yếu: Su ≤25 kPa hoặc N ≤4.
Nhìn chung các loại đất yếu thường có những đặc điểm sau:
- Đất sét có lẫn hữu cơ hoặc nhiều hoặc ít;
- Hàm lượng nước cao và trọng lượng đơn vị thể tích nhỏ;
- Tính thấm nước rất nhỏ;
6

- Cường độ chống cắt nhỏ và tính nén lún cao.


Với những đặc tính nêu trên, nếu không có các biện pháp xử lý phù hợp thì
việc xây dựng công trình trên đất yếu sẽ rất khó khăn hoặc không thể đảm bảo an
toàn công trình.

1.1.2. Các loại đất yếu thường gặp [6]


- Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc á sét, ở trạng thái bão hòa nước, có
cường độ thấp;
- Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất
mịn. Ở trạng thái bão hòa nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực;
- Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết
quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy (hàm lượng hữu cơ từ 20 -
80%);
- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc
pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng
thái chảy gọi là cát chảy;
- Đất bazan: Là loại đất yếu có độ rỗng lớn, khối lượng riêng khô bé, khả
năng thấm nước cao, dễ bị lún sụt.

1.1.3. Những vấn đề kỹ thuật khi xây dựng công trình trên đất yếu
Chi phí xử lý nền móng khi xây dựng công trình trên nền đất yếu thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá thành xây dựng công trình.
Bài toán cần đặt ra để giải quyết khi xây dựng công trình trên nền đất yếu là:
- Độ lún tuyệt đối và chênh lệch lún: Độ lún tuyệt đối có giá trị lớn và kéo
dài, nhưng chênh lệch lún giữa các bộ phận của kết cấu mới là vấn đề quan trọng.
Nhiều trường hợp do chênh lệch lún đã làm phá hủy kết cấu, gây nứt, vỡ …;
- Ổn định tổng thể: Do cường độ đất nền không đủ khả năng chịu tải dẫn đến
phá hoại. Bài toán phải giải quyết là tính toán tính sức chịu tải của móng, ổn định
7

của nền đắp, ổn định của mái dốc, áp lực đất lên tường chắn, sức chịu tải ngang của
cọc…;
- Bên cạch đó, số liệu đầu vào phục vụ thiết kế xử lý đất yếu là hết sức quan
trọng, bao gồm: phương pháp khảo sát, phương pháp thí nghiệm và thiết bị thí
nghiệm, lựa chọn thông số đầu vào ứng với các trạng thái làm việc, lựa chọn mô
hình tính,...

1.2. Các phƣơng pháp xử lý nền đất yếu phổ biến [6]
* Mục đích của xử lý nền:
- Làm tăng sức chịu tải của nền đất;
- Cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng,
giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số mô đun biến dạng, tăng cường độ chống
cắt của đất...;
- Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm
của đất, đảm bảo ổn định cho khối đất đắp.
Bất kỳ biện pháp xử lý nào nếu làm tăng được cường độ liên kết giữa các hạt
đất và làm tăng được độ chặt của đất nền thì đều thoả mãn được ba mục đích trên.
Hiện nay có rất nhiều phương xử lý nền đất yếu, tuy nhiên tác giả chỉ đề cập
tới một số phương pháp được áp dụng phổ biến. Nhìn chung có thể xếp các phương
pháp xử lý nền đất yếu vào một số nhóm phương pháp sau (dựa theo nguyên lý)

1.2.1. Giải pháp thay thế nền


1.2.1.1. Nội dung phương pháp
Để tận dụng khả năng các lớp dưới của đất nền, người ta thường đào bỏ lớp
đất yếu ở phía trên giáp với móng và thay thế bằng đất, đá có cường độ chống cắt
lớn hơn, dễ thi công và là vật liệu địa phương.
Các loại vật liệu thay thế:
- Vật liệu thay thế là cát: Thuận lợi cho thi công bằng bơm cát, thời gian cố
kết rút ngắn;
8

- Vật liệu thay thế là đất, đá: Phương pháp thay thế bằng đất đất, đá sẽ kinh
tế hơn nếu tận dụng được vật liệu địa phương.

Hình 1.1: Thay thế nền bằng cát

1.2.1.2. Phạm vi áp dụng


- Phương pháp thay thế đất thường được sử dụng cho những trường hợp lớp
đất thay thế nằm trên mực nước ngầm;
- Khi thời hạn đưa công trình vào sử dụng là rất ngắn thì đây là một giải pháp
tốt để tăng nhanh quá trình cố kết;
- Khi các đặc trưng cơ học của đất yếu nhỏ mà việc cải thiện nó bằng cách cố
kết sẽ không có hiệu quả để đạt được chiều cao thiết kế của nền đắp;
- Bề dày lớp đất yếu từ 3m trở xuống (trường hợp này thường đào toàn bộ
đất yếu để đáy nền đường tiếp xúc hẳn với tầng đất không yếu);
- Đất yếu là than bùn hoặc loại sét, á sét dẻo mềm, dẻo chảy. Trường hợp
này, nếu chiều dày đất yếu vượt quá 4-5m thì có thể đào một phần sao cho đất yếu
còn lại có bề dày nhiều nhất chỉ bằng 1/2 ÷ 1/3 chiều cao đắp (kể cả phần đắp chìm
trong đất yếu). Trường hợp đất yếu có bề dày dưới 3 m và có cường độ quá thấp đào
ra không kịp đắp như than bùn, bùn sét (độ sệt B >1) hoặc bùn cát mịn thì có thể áp
dụng giải pháp bỏ đá chìm đến đáy lớp đất yếu hoặc bỏ đá kết hợp với đắp quá tải
để nền tự lún đến đáy lớp đất yếu;
- Tận dụng khả năng phân cách của vải địa kỹ thuật có thể lót một lớp vải
vào hố đào để vừa ngăn chặn được hiện tượng lún chìm đồng thời vải còn có tác
dụng phân bố lại tải trọng của công trình phía trên xuống.
9

1.2.2. Nhóm giải pháp cơ học


Nguyên tắc cơ bản của nhóm giải pháp cơ học là sử dụng tác động cơ học
(tĩnh, động) làm giảm hệ số rỗng của đất nền. Dựa vào vị trí của đất được làm chặt
lại chia ra các phương pháp làm chặt đất trên mặt và các phương pháp làm chặt đất
dưới sâu. Sau đây tác giả chỉ nêu một số phương pháp làm chặt đất trên mặt

1.2.2.1. Làm chặt đất trên mặt bằng đầm rơi


a) Nội dung phương pháp
Dùng đầm là vật nặng rơi làm chặt đất, vật làm đầm thường làm bằng bê
tông cốt thép hoặc bằng gang, với khối lượng từ 2 đến 4 tấn, cho rơi từ độ cao 4 đến
5 mét.

Hình 1.2: Làm chặt đất trên mặt bằng đẩm rơi

b) Phạm vi áp dụng
Phương pháp được sử dụng rộng rãi khi xây dựng công trình trên nền đắp
mới. Chiều dày nén chặt của đất phụ thuộc vào đường kính, khối lượng và chiều cao
rơi của vật đầm cũng như tính chất của đất. Đạt hiệu quả kinh tế đối với cát có lẫn
nhiều hạt bụi và đất hạt bùn.Thông thường, độ chặt của đất tăng lên ở những lớp đất
phía trên và giảm đi ở những lớp đất phía dưới.
10

1.2.2.2. Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đầm lăn
a) Nội dung phương pháp
Dùng đầm lăn, xe lu để làm chặt đất. Phương pháp này thường được sử dụng
khi làm đường giao thông. Tuỳ thuộc vào trọng lượng xe lu và số lần đầm mà chiều
sâu làm chặt đất có thể đạt (0,5÷0,6)m. Khi dùng đầm lăn có mặt nhẵn, do chiều dày
lớp đất được đầm nhỏ nên hiệu suất đầm thường thấp, chất lượng đầm không đều.

Hình 1.3: Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đầm lăn

b) Phạm vi áp dụng
Phương pháp được sử dụng rộng rãi khi xây dựng công trình trên nền đắp
mới, tận dụng được toàn bộ đất nền thiên nhiên. Đối với các công trình đắp bằng đất
có quy mô lớn dùng đầm lăn mặt nhẵn là không hiệu quả. Đối với các loại đất dính
dạng cục thì dùng đầm lăn chân dê mang lại hiệu quả cao hơn, chất lượng đầm đều
hơn và tạo ra mặt nháp liên kết tốt giữa các lớp đất đầm với nhau. Hiện nay, người
ta còn dùng đầm lăn bánh hơi để đầm chặt cả đất dính và đất rời. Mức độ đầm chặt
phụ thuộc vào số lượt đầm, chiều dày lớp đất đầm, áp suất bánh xe, tải trọng đặt
trên xe, tốc độ di chuyển của xe cũng như độ ẩm và cấu tạo của đất. Muốn đất được
đầm chặt như nhau ở mọi nơi thì yêu cầu tải trọng đầm phải phân bố đều lên các
bánh xe, không phụ thuộc vào độ gồ ghề của mặt đất và sức chịu tải của đất tại các
vị trí đầm.
11

1.2.2.3. Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đầm rung
a) Nội dung phương pháp
Dùng các chấn động tạo ra các dao động liên tục có tần số cao và biên độ
nhỏ, làm cho tính toàn khối của đất bị phá hoại, các hạt cát di chuyển đến lấp những
chỗ trống giữa các hạt có kích thước lớn hơn. Tác dụng của đầm rung lớn nhất khi
xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi mà tần số dao động của máy trùng với tần số dao
động của đất đầm.

Hình 1.4: Làm chặt đất bằng phương pháp đầm rung

b) Phạm vi áp dụng
Phương pháp làm chặt đất bằng đầm rung chủ yếu dùng để nén chặt đất cát.
Nếu hàm lượng hạt sét trong đất nhỏ hơn 6% thì hiệu quả nén chặt thường gấp từ 4
đến 5 lần so với các phương pháp đầm nén khác. Chiều dày lớp đất được làm chặt
bằng đầm rung thường thay đổi từ 0,3 đến 1,5m đôi khi đến 2,0m.

1.2.3. Nhóm giải pháp hóa học


Đó là các phương pháp bơm hóa chất hoặc trộn , chất kết dính vào trong đất
để làm tăng cường độ của đất. Vật liệu bơm vào có thể là xi măng, nước thủy tinh,
...Sau đây tác giả chỉ trình bày các phương pháp được dùng phổ biến trong nhóm
này.
12

1.2.3.1. Gia cố nền bằng phương pháp trộn vôi


a) Nội dung phương pháp
Khi trộn vôi vào đất, vôi có tác dụng hút ẩm, làm giảm độ ẩm của đất và
đóng vai trò là chất kết dính liên kết các hạt đất. Khi tác dụng với nước, vôi chưa tôi
có khả năng ngưng kết và đông cứng nhanh trong vòng (5÷10) phút. Khi hydrat
hoá, vôi chưa tôi có khả năng hấp phụ một khối lượng nước lớn (từ 32% đến 100%
khối lượng ban đầu) nên nhanh chóng làm nền đất khô ráo, dẫn đến đất nền được
nén chặt.

b) Phạm vi áp dụng
Để gia cố nền đất yếu ở dưới sâu, người ta sử dụng cọc vôi hoặc cọc đất-vôi.
Vôi tác dụng với nước sẽ tăng thể tích nên tiết diện các cọc vôi sẽ tăng lên làm đất
xung quanh cọc nén chặt lại. Cọc đất-vôi, ngoài tác dụng làm tăng độ chặt của nền
còn có độ bền nén, lực dính và góc ma sát trong khá lớn dẫn đến sức chịu tải tổng
hợp của khối đất gia cố tăng lên.

1.2.3.2. Gia cố nền bằng phương pháp trộn xi măng (cọc đất –xi măng)
a) Nguyên lý phương pháp
Khi trộn xi măng vào đất sẽ xảy ra quá trình kiềm và sau đó là quá trình thứ
sinh. Quá trình kiềm là quá trình thuỷ phân và hydrat hoá xi măng, được coi là quá
trình chủ yếu hình thành nên độ bền của đất gia cố. Quá trình kiềm sẽ tạo ra một
lượng lớn hydroxyt canxi, làm tăng độ pH của nước lỗ rỗng trong đất, tạo điều kiện
thúc đẩy quá trình thứ sinh.

b) Mô tả công nghệ
Công nghệ trộn sâu (Deep mixing method - DM) là công nghệ trộn chất kết
dính với đất tại chỗ dưới sâu để tăng khả năng chịu tải của nền đất yếu. Tùy thuộc
vào vật liệu kết dính và phương pháp trộn mà nó được phân thành các loại khác
nhau.
13

Theo thiết bị trộn, có 2 kiểu là phương pháp trộn kiểu tia (JG) và phương
pháp trộn cơ khí (MG). Theo vật liệu trộn, có kiểu trộn ướt (vữa) và kiểu trộn khô
(phun xi măng khô).
Trong phương pháp trộn khô, dùng dòng không khí dùng để dẫn xi măng bột
vào đất (độ ẩm của đất cần phải không nhỏ hơn 20%). Trong phương pháp trộn ướt,
vữa xi măng là chất kết dính được bơm qua cần khoan. Trộn khô chủ yếu dùng cải
thiện tính chất của đất dính, trộn ướt thường dùng trong đất rời lẫn đất dính.
Quy trình công nghệ thi công trộn cơ (MG) gồm các bước sau: Định vị thiết
bị trộn; xuyên đầu trộn xuống độ sâu thiết kế đồng thời phá tơi đất; rút đầu trộn lên,
đồng thời phun chất kết dính vào đất; đầu trộn quay và trộn đều xi măng với đất; kết
thúc thi công. (xem Hình 1.5)

Hình 1.5: Công nghệ thi công cọc đất-xi măng theo phương pháp MG

Công nghệ thi công trộn tia (JG): Là công nghệ trộn ximăng với đất tại chỗ
dưới sâu. Trước tiên đưa cần khoan đến đáy cọc dự kiến thì dừng lại và bắt đầu vữa
bơm vữa ximăng phụt ra thành tia ở đầu mũi khoan, vừa bơm vữa vừa xoay cần
khoan rút lên. Tia nước và phun vữa ra với áp suất cao (200 - 400 atm), vận tốc lớn
(100m/s) làm cho các phần tử đất xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra, hòa trộn với
vữa phụt, sau đó đông cứng tạo thành một cọc (cột) đồng nhất. Theo lịch sử phát
triển, đã có 3 công nghệ S, D và T ra đời nhằm đạt được mục tiêu tạo cọc có đường
kính lớn hơn và chất lượng trộn đồng đều hơn.
14

Hình 1.6: Dây truyền công nghệ thi công trụ đất-xi măng đơn pha

c) Phạm vi áp dụng
Cọc đất xi măng được sử dụng trong nhiều loại công trình khác nhau như gia
cố nền móng công trình, gia cố thành hố đào, tường hầm, chống thấm,…Tuy nhiên
đối với nền đất yếu ven biển và đất có hàm lượng hữu cơ cao xử lý theo phương
pháp này là không phù hợp.

1.2.3.3. Phương pháp gia cố nền bằng phương pháp phụt vữa xi măng
a) Nội dung phương pháp
Phun vào các lỗ rỗng của đất đá một lượng vữa xi măng cần thiết để sau khi
đông cứng có tác dụng làm giảm tính thấm và tăng sức chịu tải của nền.

b) Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi đối với công trình thuỷ lợi, thích
hợp với các loại cát, đất sỏi và các nền đá nứt nẻ, đặc biệt hiệu quả khi kích thước
khe nứt lớn hơn 0,15mm, tốc độ thấm lớn hơn 0,1cm/s nhưng không vượt quá
0,22cm/s.

1.2.4. Nhóm các phương pháp vật lý gia cố nền đất yếu
Trong nhóm này gồm có các phương pháp gia cố nền bằng phương pháp điện
thấm, phương pháp điện hóa học, phương pháp nhiệt. Do tại Việt Nam các phương
pháp này ít được sử dụng nên tác giả sẽ không trình bày trong luận văn này.
15

1.2.5. Nhóm giải pháp thủy lực học


Đối với các nền đất sét yếu, do hệ số thấm của đất sét nhỏ nên quá trình cố
kết của nền ở điều kiện bình thường cần rất nhiều thời gian, trong khi đó, các công
trình xây dựng lại đòi hỏi phải thi công nhanh, đảm bảo tiến độ yêu cầu. Do vậy,
người ta thường dùng các thiết bị tiêu nước thẳng đứng kết hợp với biện pháp gia tải
trước để làm tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền.

1.2.5.1. Phương pháp gia cố bằng giếng cát, cọc cát


a) Nội dung phương pháp
Nguyên lý làm việc của giếng cát là, dưới tác dụng của tải trọng ngoài, trong
đất sẽ xuất hiện gradient thuỷ lực làm cho nước lỗ rỗng thoát ra theo phương ngang
về phía các thiết bị tiêu nước, sau đó chảy tự do theo phương đứng dọc theo thiết bị
về phía các lớp đất dễ thấm nước. Như vậy, việc đặt các giếng cát có tác dụng làm
tăng tốc độ thoát nước của đất và dẫn đến giảm thời gian hoàn thành cố kết.
Giếng cát đóng vai trò thoát nước là chính nên gia cố nền bằng giếng cát
thường phải đi kèm với biện pháp gia tải để nước thoát ra nhanh.

b) Phạm vi áp dụng
Giếng cát được sử dụng rộng rãi để tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền,
làm cho nền có khả năng biến dạng đều và nhanh chóng đạt đến giới hạn ổn định về
lún, rút ngắn thời gian chờ, thời gian thi công.

Hình 1.7: Cọc cát trong nền đất yếu


16

1.2.5.2. Phương pháp gia cố bằng bấc thấm (PVD)


a) Nội dung phương pháp
Bấc thấm là thiết bị tiêu nước thẳng đứng chế tạo sẵn, gồm nhiều loại, có
chiều rộng thường từ (100200)mm, dày từ (35)mm. Lõi của bấc là một băng chất
dẻo được bọc bởi lớp vải địa kỹ thuật không dệt. Để cắm bấc thấm vào nền đất,
người ta dùng một máy chuyên dụng tự hành. Sau khi thi công bấc thấm, người ta
cũng tiến hành gia tải nén trước giống như đối với giếng cát. Để nước thoát ra dễ
dàng từ đầu bấc thấm người ta thường phủ lên phía trên mặt lớp đất yếu một lớp vải
địa kỹ thuật và trên lớp vải này đắp một lớp cát hạt to là lớp thấm nước.

Hình 1.8: Thi công cắm bấc thấm

b) Ưu điểm của phương pháp


- Tốc độ lắp đặt bấc thấm (cắm bấc thấm vào đất yếu) đạt trung bình
5000m/ngày/máy. Vì tốc độ lắp đặt nhanh làm giảm giá thành công trình. Đây là
ưu điểm vượt trội nhất so với các phương pháp tiêu thoát nước khác;
- Trong quá trình lắp đặt bấc thấm, không được để xảy ra hiện tượng đứt bấc
thấm. Trong thực tế có thể bị đứt đoạn nếu như tốc độ rút ống quá nhanh;
- Bấc thấm đặt trong nền đất yếu sẽ không xảy ra hiện tượng bị cắt trượt do
lún cố kết gây ra;
17

- Sự vấy bẩn mặt bằng thi công ít hơn nhiều so với việc thi công cọc cát,
giếng cát;
- Không yêu cầu nước phục vụ thi công; chiều sâu cắm bấc có thể đạt tới
40m;
- Dễ dàng kiểm tra được chất lượng; thoát nước tốt trong các điều kiện khác
nhau;
- Bấc thấm là sản phẩm được chế tạo trong nhà máy công nghệ và chất lượng
ổn định.

c) Nhược điểm của phương pháp


- Trong quá trình thi công bấc thấm dễ bị gẫy ở đoạn lân cận trên và dưới
mặt đất tự nhiên. Khi bị gẫy bấc thấm gần như không có tác dụng thoát nước;
- Vải lọc dễ bị tắc khi đất xung quanh là loại đất mịn, do đó thường đặt ở
giữa lớp đất cần thoát nước và lớp đất dưới đó thì mới hạn chế được hiện tượng này.
Tuy nhiên bấc thấm lại được cắm xuyên qua các lớp đất khác nhau và chủ yếu là
dùng trong vùng đất yếu thành phần hạt mịn lớn nên nếu không thí nghiệm đầy đủ
sẽ rất dễ bị tắc trong quá trình hoạt động.

d) Phạm vi áp dụng
Biện pháp này được sử dụng khá rộng rãi cho các nền đường cao tốc xây
dựng trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết để đảm bảo ổn định nền khối
đắp.
Khi sử dụng biện pháp này cần phải có đủ các điều kiện sau: (1) Nền đắp
phải đủ cao và phải đắp kết hợp gia tải trước để có tải trọng đủ gây ra áp lực (ứng
suất) nén trong phạm vi cố kết của đất yếu lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần áp lực tiền cố
kết vốn tồn tại tương ứng ở độ sâu đó; (2) Đất yếu phải là loại bùn có độ sệt B>0,75
mới nên xử lý bằng bấc thấm.
18

1.2.5.3. Phương pháp cố kết hút chân không


a) Nội dung phương pháp
Hút chân không (HCK) là phương pháp xử lý nền bằng cách bơm hút nước
ra khỏi đất nền kết hợp với gia tải để cố kết đất; nhờ đó mà giảm được độ lún và
tăng khả năng chịu tải của đất nền. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty xây
dựng triển khai công nghệ HCK, mỗi một công ty lại có những cải tiến riêng, những
thiết bị riêng để phù hợp với các công trình xây dựng mà công ty đó thực hiện. Vì
vậy trong thực tế có nhiều biện pháp thi công HCK khác nhau. Tuy nhiên các
phương pháp này đều dùng gia tải để hỗ trợ quá trình rút nước khỏi nền. Về cơ bản
có thể phân thành hai loại chính là thi công HCK có màng kín khí và không có
màng kín khí.
Màng kín khí thông thường là màng địa kỹ thuật (geo-membrane) bao kín
toàn bộ khu vực thi công. Trong quá trình bơm hút, mực nước ngầm hạ xuống và
không khí cũng được rút ra, tạo một vùng áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển trong
lớp đất gia tải nằm dưới màng, từ đó hình thành một gia tải phụ do sự chênh
lệch về áp suất không khí ở trên và dưới màng kín khí (Hình 1.9). Đại diện của
nhóm phương pháp thi công HCK có màng kín khí là phương pháp MCV
(Menard Vacuum Consolidation).

Hình 1.9: Sơ đồ nguyên lý phương pháp MCV


19

Nguyên tắc của nhóm phương pháp thi công không có màng kín khí (VCM)
dựa trên việc đơn giản hóa phương pháp MVC bằng cách bỏ đi màng kín khí, cũng
là bỏ đi sự trợ giúp của áp suất khí quyển. Thay vào đó, nhóm phương pháp này yêu
cầu đắp lớp gia tải cao hơn để bù đắp sự thiếu hụt về áp lực gia tải. Nhìn chung
nhóm phương pháp này thi công đơn giản, nhưng khối lượng gia tải lại tương đối
lớn. Đại diện cho nhóm thi công HCK không có màng kín khí là phương pháp
Beaudrain (hệ thống ống tập trung nước được thi công lắp đặt ngầm dưới mặt đất)
và phương pháp Beaudrain-S (hệ thống ống tập trung nước được thi công lắp đặt
nổi trên mặt đất, sau đó đắp lớp gia tải phủ lên trên).

b) Ưu điểm của phương pháp


Khi sử dụng bấc thấm để truyền áp lực chân không vào trong đất, vùng đất
xung quanh có xu hướng chuyển dịch vào bên trong khu vực hút chân không, trong
khi với biện pháp gia tải truyền thống sẽ làm cho đất có xu hướng đẩy trồi ra ngoài.
Chính sự hút vào bên trong này sẽ làm giảm độ dịch chuyển đất ra ngoài khi kết hợp
với gia tải thường làm giảm thiểu nguy cơ mất ổn định mái dốc trong quá trình thi
công nền đắp. Bên cạnh đó, thời gian để tạo ra áp lực chân không đạt ổn định
60kPa-70kPa (tương đương 4m nền đắp) chỉ trong 6-8 ngày, nhanh hơn rất nhiều
khi phải gia tải để tạo ra áp lực tương đương.

c) Trình tự thi công cơ bản đối với hút chân không


 Vét hữu cơ, tạo mặt bằng thi công;
 Lớp đệm cát thoát nước, cắm PVD (chiều cao khoảng 0.5m);
 Rãnh, đường ống, bấc thấm ngang và tấm bảo vệ (vải địa kỹ thuật);
 Lắp màng và xử lý bờ bao;
 Lắp đặt bơm và máy phát điện;
 Bơm hút chân không đến cấp áp lực khoảng 30 kPa (khoảng 7-14 ngày);
 Kiểm tra, xử lý vùng kín, xử lý đất nền;
 Đắp nền và lắp đặt thiết bị quan trắc theo thiết kế;
20

 Bơm hút chân không theo áp lực thiết kế (70kPa) và quan trắc.
* Đối với VCM loại không có màng thì bước 3 sẽ được thi công thêm các
ống dẫn (tube) liên kết với đầu PVD và bước 4 không thi công màng.

1.3. Tổng quan phƣơng pháp tính toán thiết kế dùng trong xử lý nền đất
yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không
Hai nguyên lý tính toán xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân
không hiện nay là phương pháp tính toán thiết kế tất định và tính toán thiết kế ngẫu
nhiên. Ở mục này tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về hai phương pháp, nội dung cụ
thể của từng phương pháp sẽ được trình bày trong Chương 3 của luận văn.

1.3.1. Tính toán thiết kế xử lý nền bằng bấc thấm theo phương pháp truyền
thống (phương pháp tất định)
Theo các tiêu chuẩn thiết kế bấc thấm hiện hành TCVN 9355-2013 1,
22TCN 262-2000 3, thì việc tính toán được tiến hành với các giá trị thiết kế của
tải trọng, các thông số đất nền, bấc thấm,…được xem là hằng số, có thể là giá trị
trung bình hoặc giá trị lấy theo xác suất thống kê (trạng thái giới hạn I hoặc II).
Thực tế, các thông số đầu vào có thể biến đổi ngẫu nhiên, chẳng hạn như các chỉ
tiêu cơ lý của đất nền. Do vậy, mà thiết kế theo phương pháp tất định có thể dẫn đến
việc dự báo độ lún cuối cùng, thời gian cố kết sai lệch. Rủi ro trong việc chậm tiến
độ, lún dư kéo dài và nhiều hơn dự báo có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ
của dự án và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

1.3.2. Phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên


Phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên (hay theo lý thuyết xác suất thống
kê hoặc bất định) là phương pháp tính toán thiết kế dựa trên sự biến thiên của các
tham số đầu vào (tải trọng và sức kháng), từ đó tìm ra được xác suất xảy ra hiện
tượng. Đây là phương pháp thiết kế theo xu hướng hiện đại và được nhiều nước tiên
tiến trên thế giới áp dụng (Hà Lan, Đức, Anh, Na Uy,…) [17].
Theo phương pháp này, các thông số đầu vào được mô phỏng bằng quy luật
phân phối của chúng và các biến đầu ra cũng có quy luật biến đổi nhất định. Ngoài
21

ra, tính toán rủi ro dựa trên các hàm tin cậy có thể được thiết lập cho từng phương
án thiết kế. Trên cơ sở đó người thiết kế sẽ lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu.
Trong luận văn này tác giả sẽ đi tính toán theo hai phương pháp, chỉ ra
những ưu nhược điểm của từng phương pháp và đưa ra phương án thiết kế tối ưu
nhờ phương pháp ngẫu nhiên.

1.4. Giới thiệu một số công cụ trong tính toán thiết kế ngẫu nhiên
1.4.1. Phần mềm OpenFTA
1.4.1.1. Giới thiệu phần mềm [19]
Phần mềm OpenFTA là phần mềm dùng để vẽ và phân tích các cây sự cố do
công ty Formal Software Construction Ltd của Anh phát triển.

1.4.1.2. Sử dụng phần mềm


Trong phân tích rủi ro của bài toán thiết kế bấc thấm thì cần phải quan tâm
đến các rủi ro như thời gian cố kết đạt độ cố kết yêu cầu vượt quá thời gian cho
phép, độ lún cố kết cuối cùng vượt quá độ lún dự báo. Các rủi ro trên phát sinh do
nhiều yếu tố như các số liệu đầu vào của đất nền, các thông số thiết kế bấc thấm, mô
hình tính toán. Do vậy để tính được xác suất rủi do của cả hệ thống và các thành
phần trong hệ thống thì người ta cần phải vẽ được các cây sự cố với sự trợ giúp của
OpenFTA.

1.4.2. Phần mềm BestFit


1.4.2.1. Giới thiệu phần mềm [20]
BestFit là phần mềm ứng dụng để tìm phân phối phù hợp nhất cho tập dữ
liệu do công ty Palisade của Mỹ thiết kế. BestFit cung cấp một môi trường linh
hoạt, dễ sử dụng bằng cách chỉ cần nhập dữ liệu vào BestFit, kích nút chạy. BestFits
sẽ tiến hành kiểm tra trên 28 loại phân phối để tìm được phân phối phù hợp nhất
cho tập dữ liệu. Ngoài ra người dùng có thể xem kết quả như các biểu đồ, các phân
tích thống kê.
22

1.4.2.2. Sử dụng phần mềm trong thiết kế bấc thấm


Thiết kế bằng phương pháp ngẫu nhiên thì công việc đầu tiên là phải tìm
được quy luật phân phối và các đặc trưng phân phối của các dữ liệu đầu vào. Ví dụ
như trong thiết kế bấc thấm các thông số đầu vào ở đây là hệ số cố kết, tỷ số hệ số
cố kết đứng và ngang, tỷ số hệ số thấm, hệ số rỗng, các chỉ số nén của đất, áp lực
tiền cố kết,… BestFits sẽ tiến hành kiểm tra trên 28 loại phân phối để tìm được phân
phối phù hợp nhất và các đặc trưng phân phối cho tập dữ liệu.

1.4.3. Phần mềm MatLab


1.4.3.1. Giới thiệu phần mềm [18]
MatLab là phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình, do công
ty MathWorks thiết kế. MatLab cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm
số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên
kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
Với thư viện Toolbox, MatLab cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm
nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật.

1.4.3.2. Sử dụng MatLab trong thiết kế bấc thấm


Trong thiết kế bấc thấm sử dụng MatLab để:
 Lập các mã code tính toán thời gian cố kết, độ lún cố kết, xác suất của các
phá hủy của các hàm trạng thái giới hạn, tính toán rủi ro;
 Vẽ các biểu đồ của thời gian cố kết và độ lún cố kết như biểu đồ histogram,
biểu đồ mật độ xác suất, biểu đồ xác suất tích lũy, biểu đồ rủi ro, biểu đồ giá
thành của phương án thiết kế,…
Tóm lại, với MatLab việc tính toán cũng như vẽ các biểu đồ rất thuận tiện và
nhanh chóng. Người dùng có thể xây dựng được nhiều phương án thiết kế khác
nhau, đánh giá chi phí thực hiện cũng như rủi ro của từng phương phương án, lựa
chọn được phương án thiết kế tối ưu. Trong luận văn tác giả dùng phần mềm này để
tính toán và phân tích.
23

1.5. Kết luận Chƣơng 1


Qua Chương 1 tác giả đã rút ra một số kết luận sau:
 Các quan điểm khác nhau về nền đất yếu và khi xây dựng công trình cần phải
có giải pháp gia cố mới có thể thi công và vận hành được;
 Một số loại đất yếu thường gặp và tính chất xây dựng của chúng;
 Những vấn đề kỹ thuật khi xây dựng công trình trên đất yếu;
 Có nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu, mỗi phương pháp có những ưu
điểm, nhược điểm, phạm vi áp dụng khác nhau. Để lựa chọn được phương
pháp hợp lý thì phải dựa vào điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng,
loại công trình xây dựng, yêu cầu tiến độ xây dựng,…
 Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm có hai phương pháp là
phương pháp truyền thống theo tiêu chuẩn hiện hành (phương pháp tất định)
và phương pháp ngẫu nhiên (phương pháp bất định). Tính toán thiết kế ngẫu
nhiên có nhiều ưu điểm vượt trội là khắc phục được những nhược điểm của
phương pháp tất định, cho phép người thiết kế có thể lựa chọn được phương
án thiết kế tối ưu (là phương án mà có tổng chi phí là nhỏ nhất);
 Giới thiệu một số công cụ điển hình trong tính toán thiết kế ngẫu nhiên như
OpenFTA, BestFit, Matlab. Các công cụ này sẽ được dùng trong luận văn
của tác giả với bài toán tính toán thiết kế bấc thấm.
24

2. CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY


Chương này được kết cấu làm 3 mục. Mục 2.1 Lý thuyết xác suất thống kê,
đó là nền tảng của lý thuyết độ tin cậy. Mục 2.2 Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu.
Mục 2.3 là kết luận của chương.

2.1. Lý thuyết xác suất thống kê


2.1.1. Các khái niệm cơ bản về xác suất
Xác suất của một sự kiện (hay tình huống giả định) là khả năng xảy ra sự
kiện (hay tình huống giả định) đó, được đánh giá dưới dạng một số thực nằm giữa 0
và 1.
Khi một sự kiện không thể xảy ra thì xác suất của nó bằng 0. Ví dụ như xác
suất của sự kiện “có người sống trên sao Thổ” bằng 0, nếu dựa theo hiểu biết hiện
nay.
Khi một sự kiện chắc chắn đã hoặc sẽ xảy ra thì xác suất của nó bằng 1(hay
còn viết là 100%). Ví dụ như sự kiện “tôi được sinh ra từ trong bụng mẹ” có xác
suất bằng 1.
Khi một sự kiện có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra, và chúng ta
không biết nó có chắn chắn xảy ra hay không, thì chúng ta có thể coi xác suất của
nó lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Sự kiện nào được coi là càng dễ xảy ra thì có xác suất
càng lớn (càng gần 1), và ngược lại nếu càng khó xảy ra thì xác suất càng nhỏ (càng
gần 0).
Lịch sử phát triển của định nghĩa xác suất qua nhiều giai đoạn, bắt đầu từ
định nghĩa theo quan niệm đồng khả năng, theo tần suất rồi đến định nghĩa theo
hình học…. Định nghĩa hiện đại nhất cho tới nay là định nghĩa xác suất của
Konmogorov (nhà toán học Nga vĩ đại của thế kỷ 19) dựa trên lý thuyết độ đo [15].
Tuy nhiên, trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng, định nghĩa xác suất theo tần suất tỏ
ra phù hợp nhất.
25

2.1.1.1. Định nghĩa xác suất theo tần suất


Tần suất của sự kiện: Giả sử ta tiến hành N phép thử với cùng một hệ điều
kiện thấy có N(A) lần xuất hiện sự kiện A. Số N(A) được gọi là tần số xuất hiện sự
kiện A và tỉ số:
fn(A) = N(A)/N (2.1)
gọi là tần suất xuất hiện sự kiện A. Ta nhận thấy rằng khi N thay đổi N(A)
thay đổi vì thế fn(A) cũng thay đổi. Ngay cả khi tiến hành dãy N phép thử khác với
cùng một điều kiện thì tần số và tần suất của N lần thử này cũng có thể khác tần số
và tần suất của N lần thử trước. Tuy nhiên tần suất có tính ổn định nghĩa là khi số
phép thử N khá lớn tần suất biến đổi rất nhỏ xung quanh một giá trị xác định.
Định nghĩa xác suất theo tần suất: Xác suất của một sự kiện là trị số ổn định
của tần suất khi số phép thử tăng lên vô hạn.

N ( A)
P( A)  lim (2.2)
n  N
2.1.1.2. Xác suất có điều kiện
Xét hai sự kiện A và B trong một phép thử được tiến hành ứng với một bộ
điều kiện nào đó. Việc xuất hiện sự kiện này đôi khi ảnh hưởng đến xác suất xuất
hiện của sự kiện kia và ngược lại .
Định nghĩa: Xác suất của sự kiện A với giả thiết sự kiện B đã xảy ra là xác
suất có điều kiện của A với điều kiện B. Ta kí hiệu xác suất này là P(A/B)

P( AB)
P( A / B)  (2.3)
P( B)
2.1.1.3. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes
a) Công thức xác suất đầy đủ (Total Probability Theorem)
Một hệ gồm n biến cố: Φ1, Φ2, ..., Φn lập thành một hệ đầy đủ các biến cố
nếu: là các biến cố không giao nhau và hợp của của chúng là một biến cố chắc chắn
xảy ra.
26

Khi đó một biến cố E xuất hiện trong hệ đầy đủ sẽ có thể tìm được xác suất
của nó theo công thức:
n
P( E )   P(i ) P( E / i ) (2.4)
i 1

b) Công thức Bayes (The Bayes' Theorem)


Công thức Bayes được coi là hệ quả của công thức xác suất đầy đủ:

P( E / i ) P(i )
P(i / E )  n (2.5)
 P( E /  j ) P( j )
j 1

Hình 2.1: Biểu đồ Venn của hệ xác suất đầy đủ

2.1.1.4. Các tính chất của xác suất


Tính chất 1: nếu A là một sự kiện (giả định) và ký hiệu P(A) là xác suất của
A thì:
0≤P(A)≤1 (2.6)

Tính chất 2: Nếu A là một sự kiện, và ký hiệu ̅ là sự kiện phủ định A của
thì

P( A)  P( A)  1 (2.7)

Tính chất 3: Với hai sự kiện Avà B, ta sẽ ký hiệu sự kiện “cả Avà B đều xảy
ra” bằng A∩B và sự kiện “ít nhất một trong hai sự kiện A hoặc B xảy ra” bằng
27

A∪B. Khi đó nếu hai sự kiện Avà B không thể cùng xảy ra, thì xác suất của sự kiện
“xảy ra A hoặc B” bằng tổng các xác suất của Avà của B:
P(A∩B) = 0⇒P(A∪B) =P(A) +P(B) (2.8)
Tính chất 4: Nếu A và B là sự kiện tùy ý thì:
P(A∪B) =P(A) +P(B) – P(AB) (2.9)

2.1.2. Các đại lượng ngẫu nhiên và hàm phân phối của nó
2.1.2.1. Biến ngẫu nhiên
a) Khái niệm biến ngẫu nhiên
Biến ngẫu nhiên X là một đại lượng nhận các giá trị nào đó phụ thuộc vào
các yếu tố ngẫu nhiên, nghĩa là với mọi giá trị thực x  R thì X < x là một biến cố
ngẫu nhiên.

b) Phân loại biến ngẫu nhiên


Người ta phân các biến ngẫu nhiên thành hai loại:
+ Biến ngẫu nhiên rời rạc: Nếu nó chỉ nhận một số hữu hạn hoặc vô hạn đếm
được các giá trị. Nghĩa là có thể liệt kê các giá trị thành một dãy x1, x2, x3,…
+ Biến ngẫu nhiên liên tục: Nếu các giá trị của nó có thể lấp đầy một hoặc
một số các khoảng hữu hạn hoặc vô hạn và xác suất P(X=a) bằng không với mọi a.

2.1.2.2. Hàm mật độ xác suất và hàm phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên
a) Hàm mật độ xác suất pdf (probability density distribution)
f(x) gọi là hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục X, xác định trên
tập số thực R, nếu:

i) f ( x)  0 x

ii)  f ( x)dx  1


b
iii ) P(a  X  b)   f ( x)dx
a
28

Ví dụ: hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên X tuân theo luật phân phối
chuẩn có dạng như sau:
( x   )2
1 
y  f ( x  , )  e 2 2
(2.10)
 2

f (x) ( xb)
Pa

Hình 2.2: Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên X
b) Hàm phân phối tích lũy CDF (Cumulative Probability Distribution)
Xét biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất f(x), hàm phân phối
tích lũy của X ký hiệu F(x), được định nghĩa như sau:
x
F ( x)  P  X  x    f (u )du (2.11)


Hình 2.3: Hàm phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên X
29

Xét biến ngẫu nhiên rời rạc X nhận n giá trị x1, x2, …, xn (x1<x2< …< xn) với
các xác suất tương ứng p1, p2, …, pn.

Bảng 2.1: Bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc

X x1 x2 ….. xn-1 xn

P p1 p2 ….. pn-1 pn

Hàm phân phối tích lũy:

F(x)  p
xi  x
i (2.12)

2.1.2.3. Các đặc trưng của biến ngẫu nhiên


Khi biết bảng phân phối xác suất hay hàm phân phối xác suất đối với biến
ngẫu nhiên rời rạc, biết hàm phân phối xác suất hay hàm mật độ xác suất đối với
biến ngẫu nhiên liên tục là hoàn toàn xác định được qui luật xác suất của biến ngẫu
nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế, để giải quyết một vấn đề nào đó nhiều khi không
cần phải biết một trong các loại hàm nêu trên mà chỉ cần biết một số giá trị đặc
trưng tương ứng với biến ngẫu nhiên đang xét. Các giá trị đặc trưng này được chia
thành hai nhóm một nhóm đặc trưng cho vị trí và một nhóm đặc trưng cho mức
phân tán của biến ngẫu nhiên. Ở đây ta chỉ xét một số đặc trưng quan trọng

a) Kỳ vọng (Mean hoặc Expectation)


Là giá trị trung bình theo xác suất của tất cả các giá trị có thể có của biến
ngẫu nhiên X. Kì vọng của biến ngẫu nhiên X là giá trị đặc trưng cho vị trí (trọng
tâm hoặc trung tâm) của biến ngẫu nhiên.

Kỳ vọng thường được ký hiệu là  hoặc E(X)


Nếu X là biến ngẫu nhiên rời rạc với xác suất pi tại xi thì:
n
  E ( X )   xi pi (2.13)
i 1

Nếu X là biến ngẫu nhiên liên tục với hàm mật độ xác suất f(x) thì:
30


  E( X )   xf ( x)dx

(2.14)

b) Phương sai (Variance)


Biểu thị độ phân tán của các giá trị của biến ngẫu nhiên xung quanh giá trị
trung bình của nó. Nếu phương sai càng bé thì các giá trị của X càng tập trung gần
giá trị trung bình.
Xét biến ngẫu nhiên X có kỳ vọng E(X) (hay µ), phương sai của X được ký
hiệu là 2 hoặc Var(X) và được tính theo công thức:

 2  V ar(X)  E  X  E ( X )
2
(2.15)

Hoặc  2  V ar(X)= E ( X 2 )  E( X )2 (2.16)

Xét X là biến ngẫu nhiên rời rạc thì:


n
 2  Var ( X )  E  X       xi   ) pi
2 2
(2.17)
i 1

Xét X là biến ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ xác suất f(x) thì:

  Var ( X )  E  X      x  
2 2 2
f ( x)dx (2.18)


c) Độ lệch chuẩn (Standard deviation)


Việc dùng phương sai để đo mức độ phân tán của biến ngẫu nhiên quanh giá
trị kì vọng (giá trị trung bình) của nó sẽ trở nên không thích hợp đối với biến ngẫu
nhiên có thứ nguyên (có đơn vị đo đi kèm) bởi nếu X có thứ nguyên bậc nhất thì
phương sai Var(X) lại có thứ nguyên bậc hai.
Để khắc phục nhược điểm này người ta đưa ra một giá trị cũng đặc trưng cho
mức độ phân tán của X nhưng có cùng thứ nguyên với X đó là độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn: Là căn bậc hai của phương sai:

   2  VarX (2.19)
31

2.1.2.4. Hàm phân phối


a) Khái niệm hàm phân phối
Khi nói đến “phân phối” (hay distribution) là đề cập đến các giá trị mà biến
cố có thể có. Các hàm phân phối (distribution function) là hàm nhằm mô tả các biến
số đó một cách có hệ thống. “Có hệ thống” ở đây có nghĩa là theo một mô hình toán
học cụ thể với những thông số cho trước.

b) Một số hàm phân phối thường gặp trong địa kỹ thuật


Trong xác suất thống kê có khá nhiều hàm phân phối, và ở đây chúng ta sẽ
xem xét qua một số hàm phân phối quan trọng và thông dụng trong địa kỹ thuật:
Phân phối chuẩn (Normal): Ứng dụng của hàm phân phối chuẩn trong việc
diễn tả phân phối các đặc tính của một quần thể (chiều cao, cân nặng,…)
Phân phối chuẩn có hàm mật độ xác suất có dạng:
( x   )2
1 
y  f ( x  , )  e 2 2

 2
Trong đó µ là kỳ vọng và  là độ lệch chuẩn

Thường ký hiệu phân phối chuẩn là N(µ, )

Hình 2.4: Các hàm mật độ xác suất với các giá trị µ,  khác nhau
32

Hình 2.5: Các hàm phân phối tích lũy với các giá trị µ,  khác nhau

Phân phối chuẩn Logarit (LogNormal): Ứng dụng của hàm phân phối chuẩn
Logarit diễn tả đại diện của số lượng lớn các đại lượng khác nhau. Ví dụ các sai số
đo lường và phân phối của các đại lượng vật lý trong tự nhiên của các mỏ dầu.
Phân phối chuẩn có hàm mật độ xác suất có dạng:
(ln x  )2

1
y  f ( x , )  e 2 2
với x0 (2.20)
 2
Trong đó  là kỳ vọng và  là độ lệch chuẩn của ln(X).

Giữa ,  (là kỳ vọng và độ lệch chuẩn của ln(X)) và µ,  (là kỳ vọng và độ


lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên X) có mối liên hệ với nhau theo công thức:

1 2
  ln(  )  ln(1  2 ) (2.21)
2 

2
  ln(1  ) (2.22)
2
Phân phối Chi bình phương (Chi-square): Trong toán học thống kê, Chi bình
phương là một dạng phân phối biến ngẫu nhiên dùng để xác định số liệu thu được
trong thực tế có phù hợp với giả thuyết H0 đã biết trước hay không?.
33

Đại lượng ngẫu nhiên liên tục X có phân phối Chi bình phương 2(n) (với n
bậc tự do), kí hiệu X2(n), nếu hàm mật độ xác suất của nó có dạng:

 0
 n
 1
f ( x)   x 2 e n /2 với x>0 (2.23)
 n
n
 2 2 ( )
 2


x 1  t
Ở đây ( x)  t e dt là hàm Gamma.
0

Phân phối Chi bình phương có kỳ vọng là n và phương sai là 2n.


Người ta còn định nghĩa nếu
n
X   X i2 (2.24)
i 1

Với Xi độc lập, có phân phối chuẩn hóa tức là Xi ~ N(0,1) thì X gọi là phân
phối Chi bình phương với n bậc tự do và ký hiệu X~2(n).

2.1.3. Kiểm định Chi bình phương (Chi-square test)


Khi có các giá trị trong tập hợp mẫu ta cần tìm quy luật phân phối của chúng.
Chi – square là một trong các phép kiểm định giúp ta tìm được phân bố phù hợp
nhất.

2.1.3.1. Khái niệm độc lập (independence)


Hai biến gọi là độc lập khi hoàn toàn không có liên quan với nhau; Hệ số
tương quan (coefficient of correlation) bằng không và P(A∪B) =P(A) +P(B).

2.1.3.2. Tìm hàm phân phối phù hợp nhất của tập dữ liệu dựa vào kiểm định
Chi bình phương
Xem xét một mẫu gồm n giá trị quan sát của một biến ngẫu nhiên và phân
phối xác suất được giả thiết cho quần thể.
34

Kiểm định Chi bình phương nhằm so sánh các tần suất quan sát n1, n2, n3,…,
nk (trong k khoảng chia) với các tần suất lý thuyết tương ứng e1, e2, …,ek tính toán
từ phân phối xác suất giả thiết. Cơ sở của việc so sánh này dựa trên phân phối Chi
bình phương với f=k-1 bậc tự do

(ni  ei )2
k
 
2
(2.25)
i 1 ei
Và giá trị Chi bình phương này phải thỏa mãn:
k
(ni  ei )2
 
2
 c1 , f (2.26)
i 1 ei

Trong đó C1-,f là giá trị tới hạn của phân bố Chi bình phương f bậc tự do có
xác suất p=1- với  là giá trị có ý nghĩa thống kê (significance level).
Ta sẽ giả thiết nhiều phân phối khác nhau và áp dụng các công thức (2.25) và
(2.26) sẽ tìm được các giá trị Chi bình phương ứng với mỗi phân phối giả thiết. So
sánh các giá trị Chi bình phương này nếu giá trị nào là nhỏ nhất thì đó là phân phối
phù hợp nhất của quần thể.
[14] Ví dụ: Cường độ kháng nén của 143 mẫu khối bê tông như sau (xem
Bảng 2.2). Nhiệm vụ của ta cần phải biết quy luật phân phối cường độ kháng nén
của cả lô hàng bê tông một nhà máy sản xuất ra. Để làm được điều này người ta dựa
vào kiểm định Chi bình phương. Ở đây ta kiểm định trên hai phân phối giả thiết là
phân phối chuẩn và phân phối Logarit . Một bảng tính kiểm định Chi bình phương
cho phân phối chuẩn và phân phối chuẩn Logarit như sau:
Từ bảng trên ta thấy giá trị Chi bình phương của phân phối Logarit (7,97)
nhỏ hơn của phân phối chuẩn (10,73). Do vậy mà có thể kết luận rằng phân phối
cường độ kháng nén của lô hàng bê tông của nhà máy tuân theo phân phối Logarit
Nguyên lý tính toán trên đã được phần mềm BestFit thực hiện. BestFit tiến
hành kiểm tra trên 28 loại phân phối để tìm được phân phối phù hợp nhất cho tập dữ
liệu.
35

Bảng 2.2: Kiểm định Chi bình phương của phân phối chuẩn và phân phối
Logarit [14]

Giá trị Chi bình


Tần số lý thuyết phƣơng (theo công
Cƣờng độ Tần số
thức 2.25)
kháng quan sát,
Phân Phân Phân Phân
nén (ksi) ni
phối phối phối phối
chuẩn Logarit chuẩn Logarit
<6,75 9 11,1 9,9 0,40 0,09
6,75-7,00 17 13,1 14,0 1,09 0,92
7,00-7,25 22 21,1 22,1 0,04 0,00
7,25-7,50 31 26,1 26,9 0,92 0,62
7,50-7,75 28 26,1 25,6 0,14 0,23
7,75-8,00 20 21,0 19,8 0,05 0,00
8,00-8,50 9 20,2 19,4 6,22 5,57
>8,50 7 4,2 5,3 1,87 0,54
Tổng 143 143 143 10,73 7,97

2.2. Phân tích rủi ro và phân tích tối ƣu


2.2.1. Định nghĩa phân tích rủi ro và phân tích tối ưu
2.2.1.1. Định nghĩa phân tích rủi ro [5]
Rủi ro là hàm của xác suất xảy ra thiệt hại và hậu quả thiệt hại. Định nghĩa
tổng quát nhất về rủi ro là: tích số của xác suất xảy ra thiệt hại với luỹ thừa bậc n
của hậu quả thiệt hại:

Risk  Pf *( Hauqua)n (2.27)

Luỹ thừa mũ n phụ thuộc vào tình trạng của hệ thống, thông thường với n = 1
là trường hợp phân tích rủi ro tự nhiên, trường hợp này ta có thể tính được các giá
trị dự kiến, trong khi n > 1 phản ánh trường hợp rủi ro không mong muốn.
36

2.2.1.2. Định nghĩa phân tích tối ưu [5]


Là một bước trong phân tích rủi ro. Sau bước xác định hậu quả và xác suất
tương ứng (phân tích định lượng) là bước xác định và đánh giá rủi ro. Thông thường
bước thử nghiệm rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn cho trước. Nếu dùng phân tích rủi ro
để thiết kế tiến trình hay đối tượng thì các bước được lặp lại nhiều lần để điều chỉnh
các chi tiết kỹ thuật của hệ thống để hướng tới một thiết kế tối ưu. Bước tối ưu tài
chính tính toán giá thành của quy trình, hệ thống hay đối tượng cùng với rủi ro với
mỗi bước lặp. Thiết kế tối ưu nếu chi phí tổng là nhỏ nhất. Chi phí tổng là chi phí
trực tiếp tiến hành công việc và chi phí rủi ro của công việc.

2.2.2. Các bước trong phân tích rủi ro và phân tích tối ưu [5]
Phân tích rủi ro (Risk analysis) và phân tích tối ưu là một bước quan trọng
trong quản lý rủi ro (Risk management), (xem Hình 2.6). Trong phân tích rủi ro và
phân tích tối ưu gồm có các bước:
Bước 1: Mô tả hệ thống (System definition). Trong bước này cần phải chỉ ra
được các thành phần trong hệ thống và quan hệ của chúng với nhau trong hệ thống;
Bước 2: Phân tích định tính (Qualitative analysis). Trong bước này cần liệt
kê các hiểm hoạ, các dạng sự cố, hậu quả;
Bước 3: Phân tích định lượng (Quantitative analysis). Bao gồm tính toán xác
suất xảy ra sự cố, định lượng hậu quả xảy ra;
Bước 4: Tính toán và đánh giá rủi ro (Risk Evaluation).
37

Mô tả hệ thống

Phân tích định


tính
Các tiêu chuẩn đánh
giá

Phân tích định


lượng

Tính toán và đánh


giá rủi ro

Giảm thiểu và kiểm soát rủi ro

Hình 2.6: Các bước trong quản lý rủi ro và phân tích tối ưu

Hình 2.7: Lựa chọn khoảng cách bấc thấm tối ưu


38

Sau đây tác giả sẽ nêu một số lý thuyết quan trọng trong bài toán phân tích
rủi ro và phân tích tối ưu.

2.2.3. Các loại bất định trong địa kỹ thuật [17]


Các rủi ro trong địa kỹ thuật phát sinh do hàng loạt các yếu tố bất định mà
chúng ta không thể chắc chắn được.
Theo Vrijling và Van Gelder (2005) thì các bất định trong địa kỹ thuật được
chia thành ba nhóm (Hình 2.8):
 Bất định vốn có (inherent uncertainty): đất là vật liệu tự nhiên có đặc tính
biến đổi theo không gian và thời gian (bất định không gian và thời gian). Bất
định này là kết quả từ các quá trình địa chất khác nhau như: trầm tích, vận
chuyển, phong hóa, các phản ứng hóa học. Các bất định này không thể làm
giảm được tuy nhiên chúng ta có thể tăng sự hiểu biết để ứng phó với chúng
trong thực tế;
 Bất định mô hình (model uncertainty): Bất định này hay gọi là bất định tri
thức (epistemic uncertainty). Bất định này là do thiếu sự hiểu biết về các hiện
tượng tự nhiên. Các mô hình giả thiết được đưa ra mô phỏng các quá trình và
hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên chúng có một vài phương thức không phù hợp
với thực tế. Có thể làm giảm bất định này bằng cách gia tăng sự hiểu biết về
các quá trình và hiện tượng tự nhiên;
 Bất định thống kê (Statistical): được chia làm hai nhóm là bất định của các
tham số đất nền (parameter uncertainty) và bất định hàm phân phối
(distribution function uncertainty). Bất định hàm phân phối là do việc lựa
chọn luật phân phối của dự liệu không phản ánh đúng quy luật của nó. Bất
định của các tham số đất nền là kết quả do sự tiếp cận kém của chúng ta với
các dữ liệu thu thập được từ các thí nghiệm trong phòng, ngoài trời và các
quan trắc khác.
39

Bất định

Mô hình Thống kê Vốn có

Hàm phân Tham số đất Không Thời gian


Giả thiết Phác thảo
phối nền gian

Sai số cấu
trúc dữ Phân tán
liệu dữ liệu

Trong thí Trong lấy Các lỗi thi Tính không đồng
nghiệm mẫu thoảng nhất của đất

Trong thí Trong lấy mẫu


nghiệm

Hình 2.8: Các loại bất định trong địa kỹ thuật (Van Gelder, 2005)

2.2.4. Khái niệm và phân loại hệ thống [5]


2.2.4.1. Khái niệm hệ thống
Một hệ thống là: "một nhóm các thành phần hoặc quá trình có chung mục
đích”. Giữa các thành phần và các quá trình có mối liên hệ lẫn nhau và có thể có cả
quan hệ với các thành phần hay quá trình nằm ngoài hệ thống.

2.2.4.2. Phân loại hệ thống


Hệ thống được chia làm hai loại: hệ thống nối tiếp, hệ thống song song và hệ
thống hỗn hợp (vừa song song vừa nối tiếp).
Hệ thống nối tiếp là hệ thống mà các thành phần trong hệ thống có mối liên
hệ mật thiết với nhau, nếu một thành phần trong hệ thống bị hỏng thì cả hệ thống bị
hỏng. Ví dụ như một hệ thống gồm các bóng đèn mắc nối tiếp (Hình 2.9), khi dây bị
đứt, một trong các bóng bị đứt thì cả hệ thống đèn không chiếu sáng được.
40

Hệ thống song song là hệ thống mà các thành phần trong hệ thống làm việc
độc lập với nhau, một trong các thành phần trong hệ thống bị hỏng thì các thành
phần còn lại vẫn hoạt động được. Hệ thống chỉ không hoạt động được khi tất cả các
thành phần trong hệ thống đều bị hỏng. Ví dụ như một hệ thống bóng đèn mắc song
song (Hình 2.9), khi một bóng bị đứt thì các bóng còn lại vẫn hoạt động được, hệ
thống chiếu sáng không hoạt động được khi tất cả các bóng đều bị đứt.

Hình 2.9: Hệ thống các bóng đèn mắc nối tiếp và song song

2.2.5. Cây sự cố (Fault tree) [5]


Cây sự cố đưa ra một chuỗi logic cho tất cả các sự kiện mà có thể dẫn đến
cùng một sự cố không mong muốn gọi là “sự cố cuối cùng” hay sự cố của hệ thống
đang xem xét. Sự cố này nằm ở cấp trên cùng, hay ngọn của sơ đồ cây.
Nút trên của các sự cố cơ sở cho biết điều kiện liên quan giữa các sự cố cơ sở
để dẫn đến sự cố tiếp theo, trên nút đó. Điều kiện này gọi là cổng điều kiện. Trong
cây sự cố, tất cả hệ thống con của hệ thống đều nằm dưới một cổng riêng biệt.
Hình 2.10 đưa ra 2 cổng điều kiện: “cổng-và” và “cổng hoặc”. Đối với
“cổng-và”, tất cả các sự cố bên dưới phải xảy ra thì sự cố tiếp theo mới xảy ra. Đối
41

với “cổng-hoặc” thì chỉ cần ít nhất có một sự cố cơ sở (bên dưới) diễn ra sẽ dẫn đến
sự cố ở mức tiếp theo.

Hình 2.10: Các cây sự cố với hệ thống nối tiếp và song song

2.2.6. Hàm tin cậy và các cấp độ tính toán [5]


2.2.6.1. Hàm tin cậy
Trong phân tích độ tin cậy, mọi cơ chế, hiện tượng đều có thể được đánh giá
xác suất xuất hiện, xác suất phá hoại… thông qua hàm tin cậy.
Hàm độ tin cậy thiết lập theo dạng chung:
g=R-L (2.28)
Trong đó:
R (Resistance) là hàm thể hiện sức kháng chống lại các tác động kỹ thuật
bên ngoài lên môi trường địa chất (sức chịu tải của nền đất, thời gian cố kết, độ lún
cố kết…);
L (Load) là hàm thể hiện tác động kỹ thuật bên ngoài tác động lên đối tượng
(tải trọng công trình, thời gian cố kết cho phép, độ cố kết dự báo ban đầu…)
Các hàm tải trọng bên ngoài (L) và hàm sức kháng (R) được xác định từ các
biến ngẫu nhiên thu thập được từ quan trắc và đo đạc khảo sát tại công trình.
Giả sử sự cố xảy ra khi g<0. Trên mặt phẳng R - L, hàm g phân chia mặt
phẳng thành 2 phần: an toàn và mất an toàn, các điểm nằm trên ranh giới này là giá
trị hàm giới hạn g (Hình 2.11).
42

Hình 2.11: Hàm trạng thái giới hạn trong mặt phẳng R-L

Do đó, xác suất phá hỏng được xác định là P(Z<0)


Pf = P(g< 0) = P(R<L) (2.29)
Mức độ tin cậy, theo công thức trên, là xác suất để g>0, chính là P(g>0) và là
phần bù của xác suất xảy ra sự cố:
P(g > 0) = 1 - P(g< 0) (2.30)

Trong tính toán người ta thường dùng chỉ số tin cậy  thay cho xác suất P(g
> 0). Chỉ số tin cậy được xác định theo công thức sau:

z
 (2.31)
z
Trường hợp hàm tin cậy g có dạng phân phối chuẩn thì xác suất P(g>0) và
chỉ số độ tin cậy của hàm g có quan hệ với nhau theo công thức:

P(g>0) = () (2.32)

() là giá trị hàm xác suất tích lũy theo phân phối chuẩn tại giá trị .

2.2.6.2. Các cấp độ tính toán


Việc tính toán theo lý thuyết độ tin cậy được chia ra làm bốn cấp độ:
Cấp độ 0: Là phương pháp thiết kế tất định-phương pháp hệ số an toàn.
Thiết kế dựa trên cơ sở các trạng thái trung bình, các trị trung bình và kèm theo hệ
số an toàn thích hợp tương ứng với mỗi lọai công trình;
43

Cấp độ I: Là phương pháp tiếp cận bán ngẫu nhiên. Trong thiết kế sử dụng
một nhóm các hệ số an toàn cục bộ để tăng giá trị của tải trọng và giảm giá trị độ
bền;
Cấp độ II: Là phương pháp thiết kế ngẫu nhiên. Cấp độ này bao gồm một số
phương pháp gần đúng để biến đổi hàm phân phối xác suất sang dạng hàm phân
phối chuẩn hay phân phối Gaussian. Để xác định gần đúng các giá trị xác suất xảy
ra sự cố, quá trình tuyến tính hóa toán học các phương trình tương quan cần được
thực hiện;
Cấp độ III: Là phương pháp thiết kế ngẫu nhiên. Theo cấp độ tiếp cận này,
các hàm phân phối xác suất của các biến ngẫu nhiên được xem xét hoàn toàn đúng
với quy luật phân phối thực của chúng. Trường hợp bài toán phi tuyến, vấn đề cũng
sẽ được giải quyết theo phi tuyến.
Trong luận văn này tác giả sẽ tính toán theo cấp độ III.

2.3. Kết luận Chƣơng 2


Qua nội dung Chương 2 rút ra được những kết luận sau:
 Lý thuyết xác suất thống kê là nền tảng trong lý thuyết độ tin cậy, muốn nắm
bắt được tốt lý thuyết độ tin cậy thì phải hiểu rất rõ lý thuyết xác suất thống
kê;
 Trong địa kỹ thuật thì các tính chất của đất nền luôn được coi là đại lượng
ngẫu nhiên vì do sự hiểu biết của con người là hữu hạn. Các đại lượng ngẫu
nhiên này được xác định từ các phân tích thống kê của các số liệu thu thập từ
quan trắc, đo đạc và khảo sát. Mô tả quy luật phân phối của các đại lượng
ngẫu nhiên này thông qua các đại lượng đặc trưng của nó và các hàm mật độ
xác suất, hàm phân phối tích lũy;
 Để xác định quy luật phân phối của các đại lượng ngẫu nhiên đại diện cho
quần thể thông qua một tập mẫu thì người ta phải dùng kiểm định Chi bình
phương với công cụ là phần mềm BestFit;
44

 Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu là một bước quan trọng trong quản lý rủi
ro;
 Một số lý thuyết quan trọng trong lý thuyết độ tin cậy như các bất định trong
địa kỹ thuật, mô tả hệ thống, cây sự cố, hàm tin cậy và các cấp độ tính toán.
45

3. CHƢƠNG 3: ĐỘ TIN CẬY CỦA GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT


YẾU BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG CHO
NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ CÀ MAU
Chương này được kết cấu thành 6 mục. Mục 3.1: Giới thiệu về nhà máy xử
lý khí Cà Mau. Mục 3.2: Cơ sở lý thuyết của hai bài toán cơ bản trong xử lý nền đất
yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không. Mục 3.3: Tính toán thiết kế xử lý nền
đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không theo phương pháp truyền thống.
Mục 3.4: Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân
không tại nhà máy xử lý khí Cà Mau. Mục 3.5: So sánh giữa phương pháp tính toán
tất định và phương pháp tính toán ngẫu nhiên. Mục 3.6: Kết luận Chương 3.

3.1. Giới thiệu về dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau


3.1.1. Giới thiệu chung [11]
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy xử lý Khí Cà Mau (GPP Cà
Mau) là một phần trong kế hoạch thực hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển
ngành khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.
Khi Dự án Nhà máy GPP Cà Mau được triển khai và đưa vào vận hành sẽ
giúp cân đối cung cầu về khí tại khu vực Tây Nam Bộ, đa dạng hóa các sản phẩm
dầu khí có giá trị cao, đáp ứng như cầu sản phẩm khí hóa lỏng và hóa dầu tại tỉnh
Cà Mau, khu vực Tây Nam Bộ và trên toàn quốc, góp phần vào việc đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế xã
hội: tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước cho khu vực miền Tây Nam bộ, đặc biệt là tỉnh Cà Mau.
Dự án Nhà máy GPP Cà Mau dự kiến được thực hiện trong thời gian 23
tháng và hoàn thành vào cuối năm 2016.
Nhà máy xử lý khí Cà Mau được đặt tại khu B thuộc khu công nghiệp Khánh
An với vị trí địa lý như sau:
- Bắc- tiếp giáp hàng rào Nhà máy Đạm;
46

- Nam – giáp đường nội bộ khu công nghiệp Khánh An;


- Đông – giáp đường nội bộ khu công nghiệp Khánh An;
- Tây- giáp Trạm phân phối khí Cà Mau (GDS);

3.1.2. Điều kiện địa chất khu vực xây dựng dự án


Theo [8] Báo cáo khảo sát địa chất cho giai đoạn thiết kế cơ sở (BB.G-VSP-
PVE-SV-60-PL-REP-001) và [9] Báo cáo khảo sát địa hình và địa chất dự án nhà
máy xử lý khí Cà Mau do Tổng Công ty tư vấn thiết kế Dầu khí thực hiện vào tháng
12/2014, trong khu vực xây dựng xuất hiện tầng đất yếu đến độ sâu từ 16,5m đến
19,5m từ mặt đất tự nhiên, và bao gồm các lớp đất như sau:
 Lớp DD: Đất san lấp, đất trồng trọt. Bề dày của lớp thay đổi từ 0,5m đến
1,7m;
 Lớp 1: Sét hữu cơ dẻo cao, đôi chỗ xen kẹp cát, màu xám nâu, xám xanh,
xám đen, trạng thái dẻo chảy (OH). Bề dày của lớp thay đổi từ 15,7m đến
18m;
 Lớp 2a: Sét dẻo thấp lẫn cát, đôi chỗ lẫn vỏ sò, sạn sỏi, trạng thái dẻo mềm
(CL). Bề dày của lớp thay đổi từ 1,1m đến 1,4m;
 Lớp 2: Sét dẻo cao, đôi chỗ lẫn cát, sạn sỏi, màu nâu vàng, nâu đỏ, xám
xanh, trạng thái dẻo cứng, đôi chỗ nửa cứng (CH). Bề dày của lớp thay đổi từ
1,7m đến 7,5m;
 Lớp 3: Sét dẻo thấp, đôi chỗ lẫn cát, lẫn sạn sỏi, màu nâu vàng, nâu đỏ, xám
xanh, trạng thái dẻo cứng (CL). Bề dày của lớp thay đổi từ 1,2m đến 6,6m;
 Lớp 4: Cát lẫn sét, đôi chỗ lẫn dăm sạn, kết vón, màu xám vàng, xám trắng,
trạng thái chặt vừa (SC). Bề dày của lớp thay đổi từ 0,8m đến 3,6m;
 Lớp 5: Sét dẻo cao, đôi chỗ kẹp cát, lẫn sạn sỏi, màu nâu đỏ, nâu vàng, xám
xanh loang lổ, trạng thái nửa cứng (CH). Bề dày của lớp thay đổi từ 1,6m
đến 10,9m;
47

 Lớp 6: Sét dẻo thấp, đôi chỗ xen kẹp cát và lẫn sạn sỏi, màu xám vàng, nâu
đỏ, xám trắng loang lổ, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng (CL). Bề dày của
lớp thay đổi từ 3,2m đến 18m;
 Lớp TK1: Cát kết màu xám vàng, cứng chắc. Lớp này chỉ xuất hiện tại hố
khoan HK8 (bề dày 0,7m) và HK13 (bề dày 0,3m);
 Lớp 7: Cát lẫn sét, đôi chỗ xen kẹp sét và hữu cơ, màu xám nâu, xám xanh,
xám vàng, chặt vừa (SC) . Bề dày của lớp thay đổi từ 2,0m đến 8,5m;
 Lớp 8: Sét dẻo thấp đến bụi dẻo thấp, xen kẹp cát, đôi chỗ lẫn hữu cơ, vỏ sò,
màu xám nâu, xám xanh, trạng thái nửa cứng đến cứng (CL, ML). Bề dày
của lớp thay đổi từ 2,8m đến 7,0m;
 Lớp 9: Sét dẻo cao, đôi chỗ xen kẹp cát, lẫn mảnh hữu cơ phân hủy chưa
hoàn toàn, trạng thái dẻo cứng, đôi chỗ nửa cứng (CH). Xuất hiện tại hố
khoan HK10 với bề dày 7m;
 Lớp 10: Sét dẻo thấp, đôi chỗ xen kẹp cát và vỏ sò, màu xám nâu, xám đen,
trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng (CL). Bề dày tại hố khoan HK10 là 18,7m;
 Lớp TK2: Sét dẻo thấp, xen kẹp cát màu xám xanh, xám đen, trạng thái cứng
(CL). Bề dày tại hố khoan HK10 là 1,5m;
 Lớp 11: Sét dẻo thấp, màu xám nâu, xám đen, trạng thái nửa cứng (CL) Bề
dày tại hố khoan HK10 là 3,3m;
 Lớp 12: Cát lẫn sét, lẫn bụi, màu xám xanh, nâu vàng, chặt vừa (SC-SM) Bề
dày tại hố khoan HK10 là 2,0m;
 Lớp 13: Cát lẫn bụi, cát cấp phối kém, đôi chỗ lẫn sạn sỏi, màu nâu vàng, rất
chặt (SM, SP) . Bề dày lớp chưa xác định do chưa khoan xuyên qua đáy lớp.
Bề dày tại hố khoan HK10 là 11m;
Hình 3.1 thể hiện mặt cắt địa chất điển hình trong khu vực.
Hình 3.2 thể hiện tổng hợp một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản của nền theo độ sâu
(xem chi tiết chỉ tiêu cơ lý các lớp đất tại phụ lục A). Có thể thấy rằng chiều sâu
48

tầng đất yếu biến động đến độ sâu 17-:- 18m tính từ mặt đất tự nhiên. Sự biến đổi
của áp lực tiền cố kết theo độ sâu cho thấy, nền ở trạng thái cố kết thường.
Khu vực xây dựng địa hình thấp, thường ngập nước. Trong tính toán để an
toàn xem như mực nước ngầm tồn tại ở mặt đất tự nhiên.

3.1.3. Phạm vi xử lý nền bằng bấc thấm kết hợp hút chân không
Căn cứ vào [4] Thiết kế cơ sở, phạm vi xử lý nền bằng bấc thấm kết hợp hút
chân không được tổng hợp theo Bảng 3.1

Bảng 3.1: Tổng hợp thông số kỹ thuật của các hạng mục thuộc nhà máy

Kiến nghị xử
STT Hạng mục Diện tích (m2)

1 Khu vực xây dựng bồn bể 27306,0 Xử lý

2 Khu vực xây dựng trạm xử lý khí 39366,0 Xử lý

Khu vực phụ trợ: nhà điều hành,


3 90600,0 Xử lý
trạm xử lý nước, kho chứa thiết bị
49

+5.0

+0.0 DD DD -0.71 1.0 DD -0.70 1.5


-0.24 0.5 -0.70 1.0

-5.0

1 1
-10.0 1
1

-15.0
-16.74 17.0 -16.50 16.8 -17.01 17.3
2 2a 2a -18.70 19.5
-18.11 18.4
-20.0 2 -20.70 21.0 3 2
-22.94 23.2
3 -20.71 21.0
3
-25.0 -24.90 25.2 -24.70 25.5
4 5
-26.54 26.8 4
-27.30 27.6
5
-30.0 6 6
6 -31.10 31.4 -31.61 31.9
-33.74 34.0 -34.40 35.2
-35.0 7 7 7
-36.70 37.0 -36.71 37.0
8
-40.0 -39.74 40.0 -39.70 40.0 8 8 -41.20 42.0

-45.0 -45.71 46.0

-50.0
9 9
-52.71 53.0
DD 3 7
-55.0

-60.0 1 8
4
10 10
-65.0
2a 5 9
-70.0
-71.71 72.0
2 6 10 11 11
-75.0 -74.71 75.0
12 -76.71 77.0 12

-80.0 11 12 13
13 13
-85.0
-87.71 88.0
-90.0
Tên h? khoan HK7 HK9 HK10 HK11
Cao d? h? khoan(m) +0.26 +0.30 +0.29 +0.80
Kho?ng cách(m) 139.3 284.6 104.6

Hình 3.1: Mặt cắt địa chất điển hình trong khu vực [8]
50

e g (kg/cm3)
0 0.5 1 1.5 2 2.5
Độ sệt PI
1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
0 0 -0.4-0.2 0 0.20.40.60.8 1 1.21.4
0

5 5
5

10 10

Độ sâu/Depth (m)
10
Độ sâu/Depth (m)

Độ sâu/Depth (m)
15 15
15

20 20 20

25 25 25

30
30 30

35 35
35

Cc, Cs pc (kg/cm2) Cv (10-3cm2/s)


0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8
0 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0
0

5 5
Độ sâu/Depth (m)

10 10
10
Độ sâu/Depth (m)

Độ sâu/Depth (m)

15 15 15

20 20 us bản 20
thân, z

25 25 25

30 30 30

35 35 35

Hình 3.2: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất nền theo độ sâu [8]
51

3.1.4. Yêu cầu độ cố kết cho phép và tiến độ thi công


Theo [13] Tiến độ thi công của dự án, thời gian thi công bấc thấm, vận hành
hệ thống hút chân không và quan trắc là 150 ngày. Theo [2] TCVN 9355-2012, độ
cố kết của nền dưới tải trọng khai thác sau thời gian xử lý là U>90%.

Bảng 3.2: Yêu cầu kỹ thuật của công tác xử lý nền

Khu vực bồn


Tiêu
bể và khu Các khu
chuẩn
STT Thông số vực kỹ thuật vực phụ
tham
trạm xử lý trợ
chiếu
khí

11 Tiến độ xử lý nền (ngày) 150 150

Độ cố kết của nền dưới tải TCVN


22 trọng khai thác sau thời gian > 90% > 90% 9355:2012
xử lý (%)

3.2. Cơ sở lý thuyết của hai bài toán cơ bản trong xử lý nền đất yếu bằng
bấc thấm kết hợp hút chân không
Trong xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không có hai bài
toán cơ bản đó là:
+ Bài toán 1: Dự báo độ lún sau thời gian xử lý. Từ bài toán này là cơ sở để
tính toán được lượng cát bù lún tới cao trình thiết kế.
+ Bài toán 2: Tính thời gian cố kết và lựa chọn khoảng cách, chiều sâu bấc
thấm. Cần phải lựa chọn khoảng cách và chiều sâu cắm bấc thấm sao cho thời gian
cố kết (để đạt độ cố kết U>90%) nhỏ hơn thời gian cho phép.
Sau đây tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của hai bài toán này

3.2.1. Độ lún ổn định


Theo [1], tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9355-2013 độ lún ổn định của nền dưới
một cấp tải trọng phụ thêm p được tính theo phương pháp cộng lún từng lớp theo
công thức sau:
52

Nếu z > pc (Đất cố kết bình thường)


n
Cci p   z i
Sc    hi log( )
i 1 1  e0i  zi (3.1)

Nếu đất quá cố kết (z < pc ) và p + z < pc


n
Csi p   zi
Sc    hi log( ) (3.2)
i 1 1  e 0i  zi

Nếu đất quá cố kết (z < pc ) và p + z > pc


n
 C p C p   zi 
Sc     si hi log( ci )  ci hi log( ) (3.3)
i 1  1  eoi  zi 1  e0i p ci 
Trong đó:

p - Ứng suất phụ thêm do tải trọng ngoài gây ra. Do diện chịu tải lớn, nên
xem như ứng suất phụ thêm không thay đổi theo chiều sâu;

zi - Ứng suất hữu hiệu do trọng lượng bản thân của các lớp đất phía trên lớp
đất thứ i;
pci - Áp lực tiền cố kết của lớp đất tương ứng. Căn cứ vào báo cáo khảo sát
địa chất, cùng với ý kiến tư vấn của các bên liên quan;
Cci - Chỉ số nén lún của lớp đất tương ứng là độ dốc của đoạn đường cong
nén lún (elog) trong phạm vi i >pci;
Csi - Chỉ số nén lún hồi phục (ứng với quá trình dỡ tải) của lớp đất tương ứng
là độ dốc của đoạn đường cong nén lún (elog) trong phạm vi i < pci;

hi - Chiều dày của lớp đất tương ứng (hi  2m) trong phạm vi hoạt động nén
ép;
e0i - Hệ số rỗng ban đầu ở trạng thái tự nhiên của lớp đất phân tố i.

 : là hệ số kinh nghiệm, với giải pháp đắp gia tải trước  = 1,1 -1,4 và 
=0,8-0,9 nếu là hút chân không.
53

3.2.2. Độ cố kết của nền gia cố bấc thấm


Theo [1], tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9355-2013 độ cố kết của nền gia cố bấc
thấm được xác định như sau:

U  1  1  U v 1  U h  (3.4)

3.2.2.1. Độ cố kết theo phương đứng Uv


2
8 ( Tv )
U v  (1  e 4
) (3.5)
 2

Cvtb
Tv  2 t (3.6)
H
Cvtb - Hệ số cố kết trung bình theo phương thẳng đứng của các lớp đất yếu

trong phạm vi bấc thấm; và được tính theo công thức:

L2
Cvtb  2 (3.7)
 h 
 i 
 Cvi 

Trong đó:
hi - Chiều dày các lớp đất yếu nằm trong phạm vi bấc thấm;
Cvi - Hệ số cố kết thẳng đứng của lớp đất yếu i;
H - Chiều dài đường thấm cố kết theo phương đứng. Nếu chỉ có một biên
thoát nước ở trên thì H = L, còn nếu có hai biên thoát nước cả trên và dưới (dưới có
lớp cát hoặc thấu kính cát) thì H = L/2 (L- chiều dài tính toán của bấc thấm).

3.2.2.2. Độ cố kết theo phương ngang Uh


8Th
Fn  Fr  Fs
Uh  1 e (3.8)
 Th - Nhân tố thời gian theo phương ngang, được tính bằng công thức:

Ch  t
Th  (3.9)
D2
54

Trong đó:
D - Đường kính hữu hiệu của bấc thấm; D =1,13d (với lưới ô vuông), D
=1,05d (với lưới tam giác);
d - Khoảng cách giữa tim các bấc thấm;
Ch - Hệ số cố kết theo phương ngang.
 Fn - Nhân tố xét đến ảnh hưởng của khoảng cách bấc thấm:

n2 3n2  1
Fn  2 ln  n   (3.10)
n 1 4n 2

D 2  a  b
n ; dw  - Là đường kính tương đương của bấc thấm;
dw 

a, b - Chiều dày và chiều rộng của bấc thấm;


 Fs - Nhân tố xét đến ảnh hưởng xáo động đất nền khi đóng bấc thấm:

k  d 
Fs   h  1 ln  s  (3.11)
 ks   dw 
kh - Hệ số thấm của đất theo phương ngang khi chưa đóng bấc thấm;
ks - Hệ số thấm của đất theo phương ngang trong vùng xáo động (smear
zone);
ds - Đường kính tương đương của vùng đất bị xáo động xung quanh bấc
thấm;
 Fr - Nhân tố xét đến sức cản của bấc thấm được xác định theo công thức:

2 k
Fr   L2 h (3.12)
3 qw

L - Chiều dài tính toán của bấc thấm (m);


qw - Tính bằng m3/s, là khả năng thoát nước của bấc thấm tương đương với
gradient thủy lực bằng 1, lấy theo chứng chỉ xuất xưởng của bấc thấm, tính bằng
m3/s.
55

Thực tế tính toán có thể lấy tỉ số kh/qw:

kh/qw = 0,000 01  0,001m-2 đối với đất yếu loại sét hoặc sét pha;

kh/qw = 0,001  0,01m-2 đối với than bùn;

kh/qw = 0,01  0,1m-2 đối với bùn cát.

3.2.3. Độ lún cố kết theo thời gian


St  Sc U (t ) (3.13)

Trong đó:
St - Độ lún cố kết của nền dưới tải trọng tính toán tại thời điểm t;
Sc - Độ lún ổn định của nền dưới tải trọng tính toán p;
U(t) - Độ cố kết của nền tại thời điểm t.

3.2.4. Độ lún còn lại sau thời gian t


Sr  Sc  St (3.14)
Trong đó:
Sr - Độ lún còn lại sau thời gian t;
Sc - Độ lún ổn định của nền dưới tải trọng tính toán p;
St - Độ lún cố kết của nền dưới tải trọng tính toán tại thời điểm t.

3.3. Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân
không theo phƣơng pháp truyền thống (TCVN 9355-2013)
Trong mục này tác giả sẽ tính toán thiết kế nền đất yếu bằng bấc thấm kết
hợp hút chân không theo hai bài toán cơ bản:
+ Bài toán 1: Tính độ lún sau thời gian xử lý. Từ bài toán này là cơ sở để tính
toán được lượng cát bù lún tới cao trình thiết kế.
+ Bài toán 2: Lựa chọn khoảng cách, chiều sâu bấc thấm. Cần phải lựa chọn
khoảng cách và chiều sâu cắm bấc thấm sao cho thời gian cố kết (để đạt độ cố kết
U>90%) nhỏ hơn thời gian cho phép.
56

3.3.1. Các thông số đầu vào theo phương pháp truyền thống
3.3.1.1. Các thông số cao độ
- Cao độ hiện trạng trung bình: 0,8m;
- Cao độ khi hoàn thiện: 2,32m;
- Chiều dày lớp bù lún trong quá trình san lấp theo [10], Hồ sơ thiết kế san
lấp: 0,414m;
- Tổng chiều dày đất đắp: 1,93m.

3.3.1.2. Địa tầng và các chỉ tiêu cơ lý của đất nền


- Địa tầng, chiều dày các lớp đất lấy theo hố khoan HK04 (Phụ lục A);
- Chỉ tiêu các lớp đất lấy theo giá trị trung bình theo Bảng tổng hợp chỉ tiêu
cơ lý các lớp đất (Phụ lục A), theo độ sâu (Hình 3.2);
Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất được tổng hợp theo Bảng 3.3 và Bảng 3.4:

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất tính toán theo TCVN 9355-
2013

Mô đun
Khối biến
Chỉ số
Lớp đất Mô tả đất Bề dày Cao độ lƣợng thể dạng
SPT
tích ƣớt không nở
hông Es
(m) (m) (g/cm3) kPa
F Cát san lấp 1,93 2,32 1,7 -
Đất san lấp, đất trồng
trọt (Sét màu nâu
DD 1,6 0,39 - 1,620 -
vàng dẻo mềm đến
dẻo cứng)
Sét hữu cơ dẻo cao,
đôi chỗ xen kẹp cát,
1 màu xám đen, xám 17,2 -1,21 - 1,575 -
xanh, trạng thái dẻo
chảy (OH)
Sét dẻo cao, màu nâu
vàng, trạng thái dẻo
2 1,7 -18,41 11 1,956 21880
cứng, đầu lớp lẫn sạn
sỏi, vỏ sò (CH)
Sét dẻo thấp màu xám
6 xanh, xám vàng, trang 18 -20,11 17 1,945 20690
thái dẻo cứng (CL)
57

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất tính toán theo TCVN 9355-
2013

Hệ số
Hệ số Hệ số
cố kết
rỗng cố kết Chỉ số Chỉ số Áp lực
Lớp theo
Độ sâu đáy lớp tự thẳng nén phục tiền cố
đất phƣơng
nhiên đứng lún Cc hồi Cs kết pc
đứng
eo Cv
Ch
(10- (10-
(m) 3 kG/cm2
xcm2/s) 3
xcm2/s)
F 1,93
DD 3,53 1,622 0,646 0,436 0,240 0,380 1,292
1 11,53 1,802 0,272 0,675 0,219 0,499 0,544
1 20,73 1,943 0,306 0,918 0,128 0,773 0,612
2 22,43 0,821 0,562 - 1,124
6 40,43 0,929 0,562 - 1,124
Hệ số cố kết theo phương đứng Ch theo [1] được lấy bằng 2 lần Cv

3.3.1.3. Tải trọng tính toán khi xử lý nền


Do diện phân bố tải trọng rộng nên xem như ứng suất phụ thêm tính toán
được xem như không đổi theo độ sâu.
Khi xử lý nền, tải trọng tính toán được chia ra theo hai giai đoạn:
+ Giai đoạn thi công lớp đệm cát và cắm bấc thấm;
+ Giai đoạn gia tải chân không.
Bảng 3.5 và Bảng 3.6 tổng hợp các tải trọng tính toán khi xử lý nền

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tải trọng tính toán giai đoạn thi công bấc thấm

Trọng
Tải
Số Bề dày lƣợng thể
Thông số tính toán trọng
hiệu (m) tích g
(T/m2)
(T/m3)
(1) Tải trọng lớp đệm cát trên đầu bấc thấm 0,5 1,7 0,85
(2) Tải trọng cát san lấp 1,93 1,7 3,281
(3) Tổng tải trọng giai đoạn thi công bấc thấm = (1)+(2) 4,13
58

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp tải trọng tính toán giai đoạn gia tải chân không

Trọng
lƣợng Tải
Số Bề dày
Thông số tính toán thể tích trọng
hiệu (m)
g (T/m2)
(T/m3)
(4) Áp lực gia tải chân không 7,0
(5) Tổng tải trọng giai đoạn gia tải chân không = (4) 7,0
3.3.1.4. Phạm vi ảnh hưởng lún
Do tải trọng được phân bố trên diện rộng nên ứng suất phân bố trong nền
được xem như không đổi theo độ sâu. Tuy nhiên, với địa chất ở khu vực xử lý, từ
lớp đất 7 là lớp cát ở trạng thái chặt vừa và lớp 8 là sét nửa cứng đến cứng, lại ở độ
sâu từ xấp xỉ 35 m trở xuống, do đó trong tính toán xem như chiều sâu ảnh hưởng
lún chỉ đến hết lớp số 6, tức hi = H  40,43m.

3.3.1.5. Các thông số của bấc thấm và các thông số thoát nước
Trong Luận văn này tác giả tính toán với 5 phương án khoảng cách bấc
thấm.
Bảng 3.7 và Bảng 3.8 thể hiện các thông số của bấc thấm và các thông số
thoát nước.

3.3.2. Tính độ lún sau thời gian xử lý theo phương pháp truyền thống
Thời gian xử lý bằng phương pháp bấc thấm kết hợp hút chân không là 150
ngày, trong đó:
+ 30 ngày thi công cắm bấc thấm;
+ 120 ngày hút chân không.
Do đó việc tính lún trong thời gian xử lý cũng được chia ra làm 2 giai đoạn:
thi công cắm bấc thấm và hút chân không
59

Bảng 3.7: Các thông số bấc thấm

Ký Công Giá Đơn


Thông số
hiệu thức trị vị

a mm
100
Kích thước của bấc thấm
b mm
3

Đường kính tương đương của bấc thấm dw 2(a+b)/ m


0,066

Sơ đồ bố trí bấc thấm


Vuông
Phương án 1,
d1 1,0 m
d=1,0m
Phương án 2,
d2 1,1 m
d=1,1m
Khoảng cách giữa tim các Phương án 3,
d3 1,2 m
bấc thấm d=1,2m
Phương án 4,
d4 1,3 m
d=1,3m
Phương án 5,
d5 1,4 m
d=1,4m

Độ sâu cắm bấc thấm L 19 m

Phương án 1,
D1 1,13*d1 1,130 m
d=1,0m
Phương án 2,
D2 1,13*d2 1,243 m
d=1,1m
Đường kính thoát nước Phương án 3,
D3 1,13*d3 1,356 m
tương đương d=1,2m
Phương án 4,
D4 1,13*d4 1,469 m
d=1,3m
Phương án 5,
D5 1,13*d5 1,582 m
d=1,4m
60

Bảng 3.8: Các thông số thoát nước theo phương pháp truyền thống

Ký Giá Đơn
Thông số Công thức
hiệu trị vị
Phương án 1, d=1,0m n1 D1/dw 17,23
Tỷ số Phương án 2, d=1,1m n2 D2/dw 18,96
khoảng Phương án 3, d=1,2m n3 D3/dw 20,68
cách thấm Phương án 4, d=1,3m n4 D4/dw 22,40
Phương án 5, d=1,4m n5 D5/dw 24,13
Tỷ số đường kính
vùng xáo động và Theo TCVN 9355-
ds/dw 2
đường kính tương 2013
đương bấc thấm
Tỷ số hệ số thấm
Các hệ số Theo TCVN 9355-
ngang chưa xáo động kh/ks 2
tính toán 2013
và bị xáo động
Tỷ số hệ số thấm
ngang và khả năng Theo TCVN 9355-
kh/qw 0,0001 m-2
thoát nước của bấc 2013
thấm
Ảnh Phương án 1, d=1,0m Fn1 ln(n1)-3/4 2,097
hưởng của Phương án 2, d=1,1m Fn1 ln(n2)-3/4 2,192
khoảng Phương án 3, d=1,2m Fn1 ln(n3)-3/4 2,279
cách bấc Phương án 4, d=1,3m Fn1 ln(n4)-3/4 2,359
thấm Phương án 5, d=1,4m Fn1 ln(n5)-3/4 2,433

Ảnh hưởng xáo động đất nền Fs (kh/ks-1)*ln(ds/dw) 0,693

Ảnh hưởng sức cản bấc thấm Fr 2/3*Pi*L2*(kh/qw) 0,076

Phương án 1, d=1,0m F1 Fn1+Fs+Fr 2,866


Tổng các Phương án 2, d=1,1m F2 Fn2+Fs+Fr 2,961
nhân tố Phương án 3, d=1,2m F3 Fn3+Fs+Fr 3,048
ảnh hưởng Phương án 4, d=1,3m F4 Fn4+Fs+Fr 3,128
Phương án 5, d=1,4m F5 Fn5+Fs+Fr 3,202
61

3.3.2.1. Độ lún giai đoạn thi công cắm bấc thấm


Việc tính toán được trình bày cụ thể trong Phụ lục B. Bảng 3.9 là tổng hợp
kết quả với mỗi phương án:

Bảng 3.9: Độ lún của nền sau 30 ngày thi công bấc thấm theo phương pháp
truyền thống

Khoảng cách giữa tim các bấc thấm d


Độ lún sau 30 ngày cắm bấc thấm (m)
(m)
1,0x1,0 0,355

1,1x1,1 0,297

1,2x1,2 0,253

1,3x1,3 0,217

1,4x1,4 0,188
3.3.2.2. Độ lún sau giai đoạn hút chân không
Việc tính toán được trình bày cụ thể trong Phụ lục B. Bảng 3.10 là tổng hợp
kết quả với mỗi phương án:

Bảng 3.10: Độ lún của nền sau 150 ngày thi công bấc thấm và hút chân không
theo phương pháp truyền thống

Khoảng cách giữa tim các bấc thấm d Độ lún sau 150 ngày thi công bấc
(m) thấm và hút chân không (m)
1,0x1,0 2,140

1,1x1,1 1,953

1,2x1,2 1,770

1,3x1,3 1,600

1,4x1,4 1,445
3.3.3. Lựa chọn khoảng cách giữa tim các bấc thấm theo tiêu chuẩn
Để lựa chọn được khoảng cách bấc thấm dựa trên tiêu chí là với thời gian
150 ngày cắm bấc thấm và hút chân không thì độ cố kết của nền dưới tải trọng khai
62

thác U>90%. Do đó tác giả sẽ đi tính toán độ lún ổn định với tải trọng khai thác và
tính độ cố kết của nền dưới tải trọng khai thác sau thời gian xử lý

3.3.3.1. Tính độ lún ổn định với tải trọng khai thác


a) Tải trọng tính toán giai đoạn khai thác
Trong giai đoạn khai thác tải trọng gồm có: tải trọng lớp đất san lấp, tải trọng
khai thác khi làm việc (lấy bằng 2T/m2), tải trọng bù lún sau giai đoạn xử lý nền

Bảng 3.11: Bảng tổng hợp tải trọng tính toán giai đoạn khai thác

Trọng
lƣợng Tải
Số Bề dày
Thông số tính toán thể trọng
hiệu (m)
tích g (T/m2)
(T/m3)
(6) Tải trọng lớp đất san lấp 1,93 1,70 3,28
(7) Tải trọng khai thác khi làm việc 2,00
d=1,0m 2,140 1,70 3,64
d=1,1m 1,953 1,70 3,32
Tải trọng bù lún sau giai đoạn xử
(8) d=1,2m 1,770 1,70 3,01
lý nền
d=1,3m 1,599 1,70 2,72
d=1,4m 1,444 1,70 2,46
d=1,0m 8,92
d=1,1m 8,60
(9) Tổng tải trọng d=1,2m = (6)+(7)+(8) 8,29
d=1,3m 8,00
d=1,4m 7,74

b) Độ lún ổn định với tải trọng khai thác


Chi tiết tính toán được trình bày theo Phụ lục B. Bảng 3.12 tổng hợp kết quả
tính toán:
63

Bảng 3.12: Độ lún ổn định của nền với tải trọng khai thác

Khoảng cách giữa tim các bấc thấm d (m) Độ lún ổn định với tải trọng khai thác
1,0x1,0 1,948
1,1x1,1 1,905
1,2x1,2 1,863
1,3x1,3 1,822
1,4x1,4 1,784
3.3.3.2. Độ cố kết của nền với tải trọng khai thác sau thời gian xử lý và lựa
chọn khoảng cách bấc thấm
Từ Bảng 3.10 và Bảng 3.12 ta xác định được độ cố kết của nền với tải trọng
khai thác sau thời gian xử lý, để từ đó lựa chọn được khoảng cách bấc thấm

Bảng 3.13: Độ cố kết của nền dưới tải trọng khai thác sau thời gian xử lý

Độ lún sau 150 Độ cố kết của Kết luận lựa


Khoảng cách ngày (thi công Độ lún ổn định nền dƣới tải chọn
giữa tim các bấc thấm +hút với tải trọng trọng khai khoảng cách
bấc thấm d (m) chân không) khai thác (m) thác sau thời bấc thấm
(m) gian xử lý (U)

1,0x1,0 2,140 1,948 109,85% Quá cố kết

1,1x1,1 1,953 1,905 102,52% Quá cố kết

1,2x1,2 1,770 1,863 95% Lựa chọn

1,3x1,3 1,600 1,822 87,8% Không đạt

1,4x1,4 1,445 1,784 81% Không đạt

3.3.4. Thời gian xử lý nền theo phương pháp truyền thống


Độ cố kết của nền dưới tải trọng khai thác sau thời gian xử lý phải đạt >90%.
Thời gian cần xử lý tùy thuộc vào khoảng cách giữa tim các bấc thấm. Từ Phụ lục B
ta sẽ tìm được thời gian cần xử lý với mỗi phương án khoảng cách bấc thấm. Bảng
3.14 tổng hợp thời gian cố kết ứng với mỗi phương án khoảng cách bấc thấm:
64

Bảng 3.14: Thời gian xử lý nền và độ cố kết theo phương pháp truyền thống

Độ cố kết
Độ cố kết Độ cố kết của nền
Khoảng cách
Thời gian xử sau 30 ngày sau thời gian dƣới tải
giữa tim các
lý (ngày) thi công bấc hút chân trọng khai
bấc thấm (m)
thấm không thác sau thời
gian xử lý

61 0,7x0,7 59,3% 60,5%

74 0,8x0,8 48,2% 61,8%

88 0,9x0,9 39,5% 62,4%

104 1,0x1,0 32,7% 62,2%

120 1,1x1,1 27,3% 61,2%


90%
138 1,2x1,2 23,2% 60,6%

156 1,3x1,3 19,9% 59,5%

175 1,4x1,4 17,3% 58,5%

195 1,5x1,5 15,1% 57,5%

217 1,6x1,6 13,1% 56,8%

3.3.5. Kết luận tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp
hút chân không theo phương pháp truyền thống (TCVN 9355-2013)
Từ các Mục 3.3.2, Mục 3.3.3 và Mục 3.3.4 ta kết luận được kết quả tính toán
theo phương pháp truyền thống
65

Bảng 3.15: Kết luận kết quả tính toán theo phương pháp truyền thống

Phƣơng án khoảng Độ cố kết của nền


Độ lún dự báo sau
cách giữa tim các Thời gian xử lý dƣới tải trọng
thời gian xử lý
bấc thấm d đƣợc lựa (ngày) khai thác sau thời
(m)
chọn (m) gian xử lý (U)

1,2x1,2 150 95% 1,770

3.3.6. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thiết kế tất định
Phương pháp tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút
chân không đã áp dụng cho nhà máy xử lý khí Cà Mau được trình bày trong Mục
3.3 là phương pháp tất định. Theo phương pháp này các giá trị thiết kế của tải trọng,
các thông số đất nền, bấc thấm,…được xem là hằng số, có thể là giá trị trung bình
hoặc giá trị lấy theo xác suất thống kê (theo trạng thái giới hạn I và II). Thực tế, các
thông số đầu vào có thể biến đổi ngẫu nhiên, chẳng hạn như các chỉ tiêu cơ lý của
đất nền. Do vậy, mà thiết kế theo phương pháp tất định có những ưu điểm và nhược
điểm sau:

3.3.6.1. Ưu điểm của phương pháp thiết kế tất định


Phương pháp tính toán nhanh và đơn giản, dễ thực hiện và có tiêu chuẩn ban
hành

3.3.6.2. Nhược điểm của phương pháp thiết kế tất định


 Không đưa ra được quy luật phân phối của độ lún sau thời gian xử lý (chỉ là
giá trị trung bình cho cả khu vực xử lý), dẫn tới việc dự báo độ lún sau thời
gian xử lý rủi ro cao;
 Không so sánh được rủi ro với các dự báo độ lún sau thời gian xử lý khác
nhau;
 Không dự báo được độ lún sau thời gian xử lý tối ưu tùy theo sự biến thiên
của chỉ tiêu cơ lý dưới nền;
66

 Không đưa ra được quy luật phân phối của thời gian cố kết (chỉ là giá trị
trung bình cho cả khu vực xử lý) với các khoảng cách bấc thấm khác nhau;
 Không ước lượng được nguy cơ không đạt độ cố kết yêu cầu;
 Không so sánh được rủi ro có thể gặp khi xử lý nền - với các khoảng cách
bấc thấm khác nhau.

3.4. Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp
hút chân không tại nhà máy xử lý khí Cà Mau (phƣơng pháp tính toán
thiết kế ngẫu nhiên)
Mục này gồm những nội dung sau:
- Phân tích các số liệu đầu vào;
- Tính độ lún sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên
- Tính độ cố kết của nền sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên;
- Tính thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên
- Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu;
- Kết luận phương pháp tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
kết hợp hút chân không theo phương pháp ngẫu nhiên;
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên

3.4.1. Phân tích các số liệu đầu vào theo phương pháp ngẫu nhiên
3.4.1.1. Địa tầng và các chỉ tiêu cơ lý của đất nền
a) Địa tầng
Địa tầng, chiều dày các lớp đất lấy theo hố khoan HK04, xem Bảng 3.3 và
Phụ lục A.

b) Chỉ tiêu cơ lý của đất nền


Từ Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý (Phụ lục A) và Hình 3.2 tác giả nhận thấy
rằng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất biến đổi rõ nét theo 2 vùng: Vùng 1 độ sâu 0-:-18,8m
và Vùng 2 độ sâu 18,8-:- 38,5m tính từ bề mặt tự nhiên. Chỉ tiêu các lớp đất được
67

xác định theo quy luật phân phối của chúng. Quy luật này tìm được nhờ phần mềm
BestFit với các số liệu theo Bảng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất [8] (Phụ lục A).
 Vùng 1 từ độ sâu 0-:-18,8m (tính từ bề mặt tự nhiên)
+ Khối lượng thể tích ướt (g/cm3): Lognormal(1,57;4,79e-2);
+ Hệ số rỗng tự nhiên e0: Normal(1,84;0,24);
+ Hệ số cố kết thẳng đứng Cv(m2/ngày): Lognormal(2,51e-3;1,28e-3);
+ Áp lực tiền cố kết pc(T/m2): Lognormal(5,44;1,54);
+ Tỉ số hệ số cố kết theo phương ngang và phương đứng A = Ch/Cv: được
giả thiết tuân theo luật phân phối Lognormal(2,0;0,5)
+ Chỉ số nén lún Cc và chỉ số phục hồi Cs do số liệu ít nên tác giả lấy giá
trị theo độ sâu (xem Bảng 3.4)
Quy luật phân phối các chỉ tiêu cơ lý Vùng 1 được minh họa bằng Hình 3.3,
Hình 3.4, Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7:

Hình 3.3: Phân phối của khối lượng thể tích ướt Vùng 1

Hình 3.4: Phân phối của hệ số rỗng tự nhiên e0 Vùng 1


68

Hình 3.5: Phân phối của hệ số cố kết theo phương đứng Cv Vùng 1

Hình 3.6: Phân phối của áp lực tiền cố kết pc Vùng 1

Hình 3.7: Phân phối của tỉ số A = Ch/Cv

 Vùng 2 từ độ sâu 18,8-:-38,8m (tính từ bề mặt tự nhiên)


+ Khối lượng thể tích ướt (g/cm3): Normal(1,95;5,81e-2);
69

+ Hệ số rỗng tự nhiên e0: Lognormal(0,76;9,27e-2);


+ Hệ số cố kết thẳng đứng Cv: không có số liệu thí nghiệm nên lấy theo
lớp 2a, do đó Cv = 4,86e-3 m2/ngày;
+ Tỉ số hệ số cố kết theo phương ngang và phương đứng A = Ch/Cv:
được giả thiết tuân theo luật phân phối Lognormal(2,0;0,5)
Quy luật phân phối các chỉ tiêu cơ lý Vùng 2 được minh họa bằng Hình 3.8,
Hình 3.9:

Hình 3.8: Phân phối của khối lượng thể tích ướt Vùng 2

Hình 3.9: Phân phối của hệ số rỗng tự nhiên e0 Vùng 2

Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền nêu trên được tổng hợp theo Bảng 3.16
70

Bảng 3.16: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất nền trong tính toán theo phương pháp ngẫu nhiên

Độ Chỉ Chỉ
sâu Khối lƣợng thể tích Hệ số cố kết thẳng đứng số số Áp lực tiền cố kết
Lớp Hệ số rỗng tự nhiên
đáy ƣớt Cv nén phục pc Tỉ số A=Ch/Cv
đất eo
lớp (g/cm3) 2
(m /ngày) lún hồi (T/m2)
(m) Cc Cs
F 1,93
DD 3,53 0,436 0,240
-2 -3 -3
1 11,53 Lognormal(1,57;4,79e ) Normal(1,84;0,24) Lognormal(2,51e ;1,28e ) 0,675 0,219 Lognormal(5,44;1,54) Lognormal(2,0;0,5)
1 20,73 0,918 0,128
2 22,43 4,86e-3 -
Normal(1,95;5,81e-2) Lognormal(0,76;9,27e-2) -3
Lognormal(2,0;0,5)
6 40,43 4,86e -
71

3.4.1.2. Tải trọng tính toán khi xử lý nền


Tải trọng tính toán lấy như phương pháp truyền thống theo Bảng 3.5 và Bảng
3.6.

3.4.1.3. Phạm vi ảnh hưởng lún


Phạm vi ảnh hưởng lún lấy như phương pháp truyền thống, hi = H 
40,43m

3.4.1.4. Các thông số của bấc thấm và các thông số thoát nước theo phương
pháp ngẫu nhiên
a) Các thông số của bấc thấm
Trong Luận văn này tác giả tính toán với 5 phương án khoảng cách bấc thấm,
các thông số của bấc thấm theo Bảng 3.7

b) Các thông số thoát nước


Các thông số thoát nước cơ bản giống với phương pháp tính toán truyền
thống được trình bày theo Bảng 3.8, chỉ có tỷ số kh/ks thì tuân theo luật phân phối.

Theo Holtz ,199116 tỉ số kh/ks biến đổi từ 1,5-:-2. Giả thiết hệ số kh/ks tuân
theo luật phân phối Logarit với giá trị trung bình µ = 2,0 và độ lệch chuẩn  = 0,5.
Vậy kh/ks có hàm phân phối Lognormal(2,0; 0,5), Hình 3.10.

Hình 3.10: Phân phối của tỉ số kh/ks


72

Theo đó, Bảng 3.17 tổng hợp các thông số thoát nước theo phương pháp
ngẫu nhiên

Bảng 3.17: Các thông số thoát nước theo phương pháp ngẫu nhiên

Ký Đơn
Thông số Công thức Giá trị
hiệu vị
Phương án 1, d=1,0m n1 D1/dw 17,23
Tỷ số Phương án 2, d=1,1m n2 D2/dw 18,96
khoảng
Phương án 3, d=1,2m n3 D3/dw 20,68
cách
thấm Phương án 4, d=1,3m n4 D4/dw 22,40
Phương án 5, d=1,4m n5 D5/dw 24,13
Tỷ số đường kính vùng
Theo TCVN 9355-
xáo động và đường kính ds/dw 2
2013
tương đương bấc thấm
Các hệ Tỷ số hệ số thấm ngang
số tính chưa xáo động và bị xáo kh/ks Theo Holtz ,1991 Lognormal(2,0; 0,5)
toán động
Tỷ số hệ số thấm ngang
Theo TCVN 9355-
và khả năng thoát nước kh/qw 0,0001 m-2
2013
của bấc thấm
Ảnh Phương án 1, d=1,0m Fn1 ln(n1)-3/4 2,097
hưởng
Phương án 2, d=1,1m Fn1 ln(n2)-3/4 2,192
của
khoảng Phương án 3, d=1,2m Fn1 ln(n3)-3/4 2,279
cách Phương án 4, d=1,3m Fn1 ln(n4)-3/4 2,359
bấc
thấm Phương án 5, d=1,4m Fn1 ln(n5)-3/4 2,433

Ảnh hưởng xáo động đất nền Fs (kh/ks-1)*ln(ds/dw) 0,693

Ảnh hưởng sức cản bấc thấm Fr 2/3*Pi*L2*(kh/qw) 0.076

Phương án 1, d=1,0m F1 Fn1+Fs+Fr 2,866


Tổng
các Phương án 2, d=1,1m F2 Fn2+Fs+Fr 2,961
nhân Phương án 3, d=1,2m F3 Fn3+Fs+Fr 3,048
tố ảnh Phương án 4, d=1,3m F4 Fn4+Fs+Fr 3,128
hưởng
Phương án 5, d=1,4m F5 Fn5+Fs+Fr 3,202
73

3.4.2. Tính độ lún sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên
Việc tính lún trong thời gian xử lý cũng được chia ra làm 2 giai đoạn: thi
công cắm bấc thấm và hút chân không.
Tác giả sẽ dùng phần mềm Matlab để tính độ lún sau thời gian xử lý theo
phương pháp ngẫu nhiên với các thông số đầu vào theo Bảng 3.7, Bảng 3.16 và
Bảng 3.17.

3.4.2.1. Độ lún giai đoạn thi công cắm bấc thấm


Bảng 3.18 là tổng hợp kết quả với mỗi phương án:

Bảng 3.18: Độ lún của nền sau 30 ngày thi công bấc thấm theo phương pháp
ngẫu nhiên

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn của


Khoảng cách giữa tim của độ lún sau 30 độ lún sau 30 ngày
các bấc thấm d (m) ngày cắm bấc thấm cắm bấc thấm (m)
(m)

1,0x1,0 0,43 0,16

1,1x1,1 0,36 0,14

1,2x1,2 0,30 0,12

1,3x1,3 0,26 0,11

1,4x1,4 0,22 0,09

3.4.2.2. Độ lún sau giai đoạn hút chân không


Độ lún sau giai đoạn hút chân không thể hiện theo Bảng 3.19 và Hình 3.11,
Hình 3.12, Hình 3.13, Hình 3.14 và Hình 3.15
74

Bảng 3.19: Độ lún của nền sau 150 ngày thi công bấc thấm và hút chân không
theo phương pháp ngẫu nhiên

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn của


Khoảng cách giữa của độ lún sau 150 độ lún sau 150
tim các bấc thấm d ngàycắm bấc thấm ngày cắm bấc thấm
(m) và hút chân không và hút chân không
(m) (m)

1,0x1,0 2,43 0,46

1,1x1,1 2,22 0,49

1,2x1,2 2,01 0,50

1,3x1,3 1,82 0,50

1,4x1,4 1,65 0,49

Hình 3.11: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách
các bấc thấm d=1,0m
75

Hình 3.12: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách
các bấc thấm d=1,1m

Hình 3.13: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách
các bấc thấm d=1,2m
76

Hình 3.14: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách
các bấc thấm d=1,3m

Hình 3.15: Biểu đồ Histogram của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách
các bấc thấm d=1,4m
77

3.4.3. Tính độ cố kết của nền sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu
nhiên
3.4.3.1. Quan hệ giữa độ cố kết và thời gian xử lý
Với mỗi khoảng cách bấc thấm tác giả sẽ đi tính độ cố kết trung bình với
thời gian xử lý khác nhau. Để làm được điều này tác giả sử dụng phần mềm Matlab,
và kết quả được thể hiện bằng Hình 3.16:

Hình 3.16: Độ cố kết trung bình với thời gian xử lý khác nhau

Từ Hình 3.16 ta thấy rằng độ cố kết trung bình tỉ lệ thuận với thời gian xử lý
nhưng tỉ lệ nghịch với khoảng cách bấc thấm

3.4.3.2. Xác suất độ cố kết trung bình >90%


Tác giả sẽ đi tính xác suất độ cố kết trung bình U>90%: P(U>090%) với các
khoảng cách bấc thấm khác nhau d=0,9m, d=1,0m, d=1,1m, d=1,2m, d=1,3m,
d=1,4m, d=1,5m, d=1,6m. Tác giả dùng phần mềm Matlab để làm điều này với kết
quả thể hiện bằng Hình 3.17
78

Hình 3.17: Xác suất tích lũy của độ cố kết trung bình

Từ Hình 3.16 và Hình 3.17 ta có Bảng 3.20

Bảng 3.20: Độ cố kết trung bình và xác suất đạt và không đạt độ cố kết 90%

Thời gian Khoảng


U trung
cho phép cách bấc P(U>90%) P(U<90%)
bình
(ngày) thấm (m)
150 0,9 117,87% 0,99 0,01
150 1,0 110,63% 0,96 0,04
150 1,1 102,98% 0,89 0,11
150 1,2 95,30% 0,79 0,22
150 1,3 87,86% 0,68 0,32
150 1,4 80,83% 0,57 0,43
150 1,5 74,28% 0,47 0,53
150 1,6 68,25% 0,38 0.62
Từ Bảng 3.20 ta thấy rằng với mỗi phương án khoảng cách bấc thấm sẽ có
một độ tin cậy để đạt độ cố kết >90% nhất định. Độ tin cậy với mỗi phương án
khoảng cách bấc thấm thể hiện qua P(U>90%).
79

3.4.3.3. Tính thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên


Thời gian xử lý gồm thời gian thi công bấc thấm và thời gian hút chân không.
Để tính được các thời gian này cần phải biết độ cố kết sau mỗi giai đoạn. Độ cố kết
sau mỗi giai đoạn được lấy theo Bảng 3.14 và được thể hiện qua Bảng 3.21:

Bảng 3.21: Độ cố kết sau các giai đoạn xử lý

Độ cố kết
Thời gian
của nền
xử lý theo Độ cố kết Độ cố kết
Khoảng cách dƣới tải
phƣơng sau 30 ngày sau thời
giữa tim các trọng khai
pháp truyền thi công bấc gian hút
bấc thấm (m) thác sau
thống thấm chân không
thời gian xử
(ngày)

61 0,7x0,7 59,3% 60,5%

74 0,8x0,8 48,2% 61,8%

88 0,9x0,9 39,5% 62,4%

104 1,0x1,0 32,7% 62,2%

120 1,1x1,1 27,3% 61,2%


90%
138 1,2x1,2 23,2% 60,6%

156 1,3x1,3 19,9% 59,5%

175 1,4x1,4 17,3% 58,5%

195 1,5x1,5 15,1% 57,5%

217 1,6x1,6 13,1% 56,8%

Do độ cố kết theo phương thẳng đứng là rất nhỏ so với độ cố kết theo
phương ngang (Uv << Uh ) nên tác giả giả thiết độ cố kết theo phương ngang tương
đương độ cố kết chung Uh  U =90%. Từ giả thiết này và theo các công thức trong
Mục 3.2.2, thời gian cố kết xác định theo công thức sau:
80

D2 1
t .( Fn  Fs  Fr ).ln (3.15)
8. A.Cv 1U
Tác giả sẽ tính thời gian cố kết theo phương pháp ngẫu nhiên với các khoảng
cách bấc thấm khác nhau bằng việc sử dụng phần mềm Matlab. Kết quả được thể
hiện bằng Bảng 3.22 và các Hình 3.18, Hình 3.19, Hình 3.20, Hình 3.21, Hình 3.22

Bảng 3.22: Kết quả tính thời gian cố kết theo phương pháp ngẫu nhiên với các
khoảng cách bấc thấm

Khoảng cách Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn


STT bấc thấm của thời gian xử lý của thời gian xử
(m) (ngày) lý (ngày)

1 0,7 71 32

2 0,8 86 39

3 0,9 104 47

4 1,0 123 55

5 1,1 142 63

6 1,2 165 73

7 1,3 187 83

8 1,4 211 93

9 1,5 235 104

10 1,6 263 116


81

Hình 3.18: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,0m

Hình 3.19: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,1m


82

Hình 3.20: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,2m

Hình 3.21: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,3m


83

Hình 3.22: Biểu đồ Histogram của thời gian xử lý với d=1,4m

Các biểu đồ Histogram của thời gian cố kết với khoảng cách bấc thấm khác
được thể hiện trong phụ lục C. Từ Bảng 3.22 thấy rằng khi khoảng cách bấc thấm
tăng thì thời gian cố kết (trung bình) cũng tăng theo.

3.4.4. Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu


3.4.4.1. Mô tả hệ thống
a) Các thành phần trong hệ thống thời gian cố kết và quan hệ của chúng
Trong hệ thống thời gian cố kết gồm có các thành phần sau:
 Mô hình tính toán: Đây là thành phần bất định do thiếu hiểu biết đầy đủ của
nhân loại về quá trình cố kết của đất nền. Vì vậy ta chấp nhận các mô hình cố
kết thấm của Terzaghi (1925), Barron (1948) và của Carillo (1942) theo các
công thức (3.4) tới (3.12) được nêu ở Mục 3.2;
 Thành phần độ cố kết theo phương đứng Uv: trong thành phần này còn có các
thành phần khác như hệ số cố kết theo phương đứng Cv, chiều dày lớp cố kết;
84

 Thành phần độ cố kết theo phương ngang Uh: trong thành phần này còn có
các thành phần khác như hệ số cố kết theo phương ngang Ch, khoảng cách
bấc thấm;
Ba thành phần này trong hệ thống thời gian cố kết có quan hệ độc lập với
nhau, tuy nhiên nó có ảnh hưởng lớn kết quả thời gian cố kết của đất nền.

b) Các thành phần trong hệ thống độ lún sau thời gian xử lý và quan hệ của
chúng
Trong hệ thống độ lún sau thời gian xử lý gồm có các thành phần sau:
 Thành phần mô hình toán giả thiết theo mô hình độ lún của Terzaghi (1967)
như các công thức (3.1) tới (3.3) trong Mục 3.2;

 Thành phần là các thông số đất nền như: Cc, Cs, e0, p, pc, z, L…

Hai thành phần này trong hệ thống độ lún có quan hệ độc lập tới nhau, tuy
nhiên nó cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả tính lún. Giả sử như các thông số đất
nền bị sai lệch thì dẫn đến độ lún sau thời gian xử lý thực tế lớn hơn độ lún dự báo.

3.4.4.2. Cây sự cố (Fault tree)


a) Cây sự cố thời gian cố kết
Từ việc phân tích các thành phần và mối quan hệ của chúng trong hệ thống
thời gian cố kết như ở Mục 3.5.4.1, Hình 3.23 thể hiện cây sự cố thời gian cố kết
vượt quá thời gian dự báo.

b) Cây sự cố độ lún sau thời gian xử lý


Từ việc phân tích các thành phần và mối quan hệ của chúng trong hệ thống
độ lún sau xử lý như ở mục 3.5.4.1, ta sẽ xây dựng được cây sự cố độ lún sau thời
gian xử lý với sự trợ giúp của phần mềm openFTA. Hình 3.24 thể hiện cây sự cố độ
lún sau thời gian xử lý vượt quá độ lún dự báo.
85

Thời gian cố kết

(vượt quá thời gian dự báo)

Uv (trên ước Uh (trên ước


Sai sót do giả thiết mô hình tính
lượng) lượng)

Cv (trên ước Đường thoát nước Ch (trên ước Đặc điểm của bấc thấm
lượng ) (dưới ước lượng) lượng) (trên ước lượng)

Chiều dày Đường thoát Cv (trên ước Tỉ số Ch/Cv Đường kính Đường kính Sức cản bấc
lớp cố kết nước (không lượng) (trên ước hữu hiệu D tương đương thấm Fr

(dưới ước 2 mặt) lượng) (dưới ước d (dưới ưl) (dưới ước

lượng) lượng) lượng)


Cv (trên ước

Hình 3.19: Cây sự cố thời gian cố kết vƣợt quá thời gian dự báo.
Hình 3.23: Cây sự cố thời gian cố kết vượt quá thời gian dự báo
86

Độ lún sau thời gian xử lý


(vượt quá độ lún dự báo)

Các thông số đất


Sai sót do giả thiết mô hình tính
nền bị sai

e0 p z pc Cr Cc Chiều dày
(trên (dưới (trên (trên (dưới (dưới lớp tính
ước ước ước ước ước ước lún (dưới
lượng) lượng) lượng) lượng) lượng) lượng) ước
lượng)

Hình 3.24: Cây sự cố độ lún sau thời gian xử lý vượt quá thời gian dự báo
87

3.4.4.3. Hàm tin cậy


a) Hàm tin cậy của thời gian cố kết
Hàm tin cậy của thời gian cố kết được xác định theo công thức sau:
i
Ztime  itc  tlim (3.16)

Trong đó:
i
Ztime – Là hàm tin cậy thứ i của thời gian cố kết thứ i;
i
tc – Là thời gian cố kết thứ i ứng với mỗi khoảng cách bấc thấm di;
tlim – Là thời gian giới hạn cho phép xử lý nền đất yếu. tlim =150 ngày.
Trong luận văn này tác giả sẽ tính toán trên các khoảng cách bấc thấm
d=0,7m; d=0,8m; d=0,9m; d=1,0m; d=1,1m; d=1,2m; d=1,3m; d=1,4m; d=1,5m;
d=1,6m. Do vậy sẽ có 12 hàm tin cậy thời gian cố kết.

b) Hàm tin cậy của độ lún sau thời gian xử lý


Hàm tin cậy của độ lún sau xử lý được xác định theo công thức sau:
i
Z s  St  i Sass (3.17)

Trong đó:
i
Zs – Là hàm tin cậy thứ i của độ lún dự báo thứ i;
St – Là độ lún sau thời gian xử lý;
i
Sass – Là độ lún dự báo thứ i;
Trong luận văn này tác giả sẽ dự báo các độ lún khác nhau từ 0m tới 4m và
mỗi bước cách nhau 0,1m. Do vậy sẽ có 41 hàm tin cậy của độ lún sau xử lý.

3.4.4.4. Phân tích rủi ro


Trong xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không thường xảy
ra hai loại rủi ro trong thiết kế là: thời gian cố kết vượt quá thời gian cho phép và
lún sau xử lý vượt quá độ lún dự báo ban đầu
88

a) Thời gian cố kết vượt quá thời gian cho phép


Khi thời gian cố kết (để đạt độ cố kết U>90%) vượt quá thời gian cho phép,
nghĩa là các hàm tin cậy của thời gian cố kết iZtime>0. Nếu điều này xảy ra thì Nhà
thầu sẽ bị phạt tài chính do bị chậm tiến độ, điều này gọi là rủi ro chậm tiến độ và
được tính theo công thức sau:
i
Risktime = (Số ngày vượt quá với khoảng cách bấc thấm di) x (tiền phạt/ngày)
Hay

i
Risktime  B  ( itc  tlim ) f ( itc )d ( itc ) (3.18)
tlim

Trong đó:
i
Risktime – Chi phí rủi ro với khoảng cách bấc thấm di;
B – Là tiền phạt một ngày chậm tiến độ. Theo hợp đồng của dự án [12], B =
259 triệu/ngày;
i
tc – Là thời gian cố kết với khoảng cách bấc thấm di ;
tlim – Là thời gian cho phép xử lý tlim= 150 ngày;
f(itc) – Là hàm mật độ xác suất của thời gian cố kết itc.
Trong luận văn này tác giả sẽ tính toán trên các khoảng cách bấc thấm
d=0,7m; d=0,8m; d=0,9m; d=1,0m; d=1,1m; d=1,2m; d=1,3m; d=1,4m; d=1,5m;
d=1,6m.

b) Lún sau thời gian xử lý quá độ lún dự báo


Khi độ lún dự báo nhỏ hơn độ lún sau gia cố thì Nhà thầu phải mất thêm chi
phí mua thêm cát để bù lún đạt cao độ thiết kế. Giá thành cát mua thêm này thường
có giá thành cao gấp 1,5 đến 2 lần giá cát bơm hút ban đầu. Vậy chi phí mà Nhà
thầu bỏ ra để mua thêm cát trong trường hợp này gọi là rủi ro dự báo lún và được
tính theo công thức sau:
i
Risks = (Số m3 cát phải mua bù lún) x (Giá 1m3 cát mua thêm)
Hay
89


Risks  C  ( St  i Sass ) f ( St )dSt
i
(3.19)
i
Sass

Trong đó:
i
Risks – Là chi phí rủi ro với độ lún dự báo iSass;
C – Là giá 1m3 cát mua thêm;
St – Là độ lún sau thời gian xử lý;
i
Sass – Là độ lún dự báo thứ i;
f(S) – Là hàm mật độ xác suất của độ lún sau xử lý.
Trong luận văn này tác giả sẽ tính toán được các rủi ro với các độ lún sau xử
lý khác nhau từ 0m tới 4m và mỗi bước cách nhau 0,1m.

3.4.4.5. Phân tích tối ưu


Bài toán tối ưu thiết kế là bài toán lựa chọn phương án thiết kế dựa trên tiêu
chí là phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật và tổng chi phí là nhỏ nhất. Tổng chi phí
được xác định theo công thức tổng quát sau:
Tổng chi phí = Chi phí trực tiếp + Chi phí rủi ro (3.20)
Trong xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cần tối ưu về khoảng cách bấc thấm
và dự báo độ lún ban đầu.

a) Tối ưu trong lựa chọn khoảng cách bấc thấm


Tác giả sẽ mô phỏng thiết kế bấc thấm với các cự ly khác nhau, từ đó sẽ tính
được chi phí trực tiếp và chi phí rủi ro, tổng chi phí với các cự ly đó. Cự ly bấc thấm
tối ưu là cự ly mà có tổng chi phí là nhỏ nhất. Việc này được xác định trên biểu đồ
mối quan hệ giữa khoảng cách bấc thấm và chi phí.
Chi phí trực tiếp lấy theo hợp đồng [12]: Cung cấp và thi công cắm bấc thấm
gia cố nền trên diện tích 157254m2 với chiều sâu bấc thấm 19m, khoảng cách bấc
thấm d =1m là 28.269.457.559 (VN đồng). Chi phí trực tiếp cụ thể được tính theo
công thức (3.21):
i
Cos tdirect  di *Cos td 1 (3.21)
90

Trong đó:
i
Costdirect – Là chi phí trực tiếp với khoảng cách bấc thấm di;
di – Là khoảng cách bấc thấm i;
Costd=1 – Là chi phí trực tiếp với d=1,0m được lấy theo hợp đồng.
Costd=1 =28.269.457.559 (VN đồng).
Chi phí rủi ro với các khoảng cách bấc thấm khác nhau được tính theo công
thức (3.18).
Tổng chi phí với các khoảng cách bấc thấm khác nhau được tính theo công
thức (3.20).

b) Tối ưu trong dự báo độ lún ban đầu


Tác giả sẽ đưa ra dự báo các độ lún khác nhau, từ đó sẽ tính được chi phí
trực tiếp, chi phí rủi ro và tổng chi phí.
Độ lún dự báo tối ưu là độ lún dự báo mà có tổng chi phí là nhỏ nhất. Việc
này sẽ được xác định trên biểu đồ mối quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí.
Chi phí trực tiếp được xác định theo hợp đồng của dự án [12]: Bơm cát bù
lún với độ lún dự kiến S=1m trên diện tích 157254m2 là 26.921.499.980 (VN đồng).
Chi phí trực tiếp cụ thể được tính theo công thức (3.22):
i
Cos t s direct  i Sass *Cos tSass 1 (3.22)

Trong đó:
i
Costs direct – Là chi phí trực tiếp với độ lún dự báo iSass;
i
Sass – Là độ lún dự báo i;
CostSass=1 – Là chi phí trực tiếp với Sass=1,0m được lấy theo hợp đồng.
CostSass=1 =26.921.499.980 (VN đồng).
Chi phí rủi ro sẽ được tính theo công thức (3.19).
Tổng chi phí sẽ được tính theo công thức (3.20).
91

3.4.4.6. Kết quả và bình giải


a) Tối ưu trong lựa chọn khoảng cách bấc thấm
Để lựa chọn được khoảng cách bấc thấm tối ưu tác giả đã tiến hành tính toán chi
phí trực tiếp, chi phí rủi ro và tổng chi phí với các khoảng cách bấc thấm khác nhau.
Để tính toán và vẽ biểu đồ tác giả đã dùng phần mềm Matlab thực hiện.
Kết quả tính toán các chi phí được thể hiện bằng Bảng 3.23 và Hình 3.25.

Bảng 3.23: Bảng tổng hợp kết quả tính toán các chi phí với các khoảng cách bấc
thấm

Khoảng cách
Chi phí trực Chi phí rủi ro Tổng chi phí
TT bấc thấm
tiếp (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)
(m)

1 0,7 40384,94 91,20 40476,14

2 0,8 35336,83 458,36 35795,18

3 0,9 31410,51 1445,10 32855,61

4 1,0 28269,46 3226,88 31496,34

5 1,1 25699,51 5689,28 31388,79

6 1,2 23557,88 9270,63 32828,52

7 1,3 21745,74 13399,79 35145,53

8 1,4 20192,47 18344,44 38536,91

9 1,5 18846,31 23866,66 42712,96

10 1,6 17668,41 30429,52 48097,94


92

Hình 3.25: Quan hệ giữa khoảng cách bấc thấm và các chi phí

Từ Bảng 3.23 và Hình 3.25 ta lựa chọn được khoảng cách bấc thấm tối ưu là
d=1,1m. Với khoảng cách bấc thấm này chi phí trực tiếp là 25699,51 triệu đồng,
chi phí rủi ro là 5689,28 triệu đồng và tổng chi phí là 31388,79 triệu đồng. Đây
là tổng chi phí nhỏ nhất ứng với phương án khoảng cách bấc thấm tối ưu.

b) Tối ưu trong dự báo độ lún ban đầu


Để lựa dự báo được độ lún tối ưu tác giả đã tiến hành tính toán chi phí trực
tiếp, chi phí rủi ro và tổng chi phí với các độ lún dự báo khác nhau và giả thiết là
giá cát phải mua thêm để bù lún bằng 1,5 lần giá cát bơm hút. Để tính toán và
vẽ biểu đồ tác giả đã dùng phần mềm Matlab thực hiện.
Kết quả tính toán các chi phí được thể hiện bằng Bảng 3.24 và Hình 3.26.
93

Bảng 3.24: Bảng tổng hợp kết quả tính toán chi phí với các độ lún dự báo

Độ lún dự
Chi phí trực
báo ban Chi phí rủi ro Tổng chi phí
STT tiếp (triệu
đầu Sass (triệu đồng) (triệu đồng)
đồng)
(m)

1 0,0 0 89550,57 89550,57

2 0,1 2692,20 85512,27 88204,47


3 0,2 5384,40 81473,97 86858,37
4 0,3 8076,60 77435,67 85512,27
5 0,4 10768,80 73397,37 84166,17
6 0,5 13461,00 69359,07 82820,07
7 0,6 16153,20 65320,77 81473,97
8 0,7 18845,40 61282,47 80127,87
9 0,8 21537,60 57244,17 78781,77
10 0,9 24229,80 53206,02 77435,82
11 1,0 26922,00 49169,12 76091,12
12 1,1 29614,20 45137,03 74751,23
13 1,2 32306,40 41120,85 73427,25
14 1,3 34998,60 37143,61 72142,21
15 1,4 37690,80 33234,94 70925,74
16 1,5 40383,00 29430,54 69813,54
17 1,6 43075,20 25772,73 68847,93
18 1,7 45767,60 22292,31 68059,71
19 1,8 48459,60 19018,74 67478,34
20 1,9 51151,80 15978,62 67130,42
21 2,0 53844,00 13200,80 67044,80
22 2,1 56536,20 10702,96 67239,16
23 2,2 59228,40 8495,52 67723,92
24 2,3 61920,60 6583,54 68504,14
25 2,4 64612,80 4962,55 69575,35
94

26 2,5 67305,00 3629,46 70934,46


27 2,6 69997,20 2564,35 72561,55
28 2,7 72689,40 1745,05 74434,45
29 2,8 75381,60 1142,55 76524,15
30 2,9 78073,80 720,26 78794,06
31 3,0 80766,00 436,06 81202,06
32 3,1 83458,20 253,28 83711,48
33 3,2 86150,40 140,16 86290,56
34 3,3 88842,60 74,53 88917,13
35 3,4 91534,80 37,80 91572,60
36 3,5 94227,00 17,96 94244,96
37 3,6 96919,20 7,88 96927,08
38 3,7 99611,40 3,36 99614,76
39 3,8 102303,60 1,61 102305,21
40 3,9 104995,80 0,82 104996,62
41 4,0 107688,00 0,40 107688,40

Hình 3.26: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 1,5 lần cát bơm hút ban đầu)
95

Từ Bảng 3.24 và Hình 3.26 ta lựa chọn được độ lún dự báo tối ưu là
Sass=2,0m. Với độ lún dự báo này chi phí trực tiếp là 53844,00 triệu đồng, chi phí
rủi ro là 13200,80 triệu đồng và tổng chi phí là 67044,80 triệu đồng. Đây là tổng
chi phí nhỏ nhất ứng với phương án độ lún dự báo tối ưu.
Tuy nhiên độ lún dự báo tối ưu này sẽ thay đổi đồng biến với sự gia tăng
chênh lệch giữa giá cát phải mua thêm và cát hút ban đầu. Nghĩa là nếu giá cát phải
mua thêm để bù lún bằng 2,0 lần giá cát bơm hút thì độ lún dự báo tối ưu lúc này
phải là Sass=2,2m, nếu giá cát phải mua thêm để bù lún bằng 2,5 lần giá cát bơm
hút thì độ lún dự báo tối ưu lúc này phải là Sass=2,4m, nếu giá cát phải mua thêm
để bù lún bằng 3,0 lần giá cát bơm hút thì độ lún dự báo tối ưu lúc này phải là
Sass=2,4m. Điều này được thể hiện qua Hình 3.27, 3.28, 3.29.

Hình 3.27: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 2,0 lần cát bơm hút ban đầu)
96

Hình 3.28: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 2,5 lần cát bơm hút ban đầu)

Hình 3.29: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 3,0 lần cát bơm hút ban đầu)
97

3.4.5. Kết luận tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp
hút chân không theo phương pháp ngẫu nhiên
Từ kết quả ở các Mục 3.5.2, Mục 3.5.3 và Mục 3.5.4, tác giả tổng hợp kết
quả tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không theo
phương pháp ngẫu nhiên bằng Bảng 3.25:

Độ lún dự báo tối ƣu


Phƣơng (m)
Thời án
khoảng Độ cố Giá cát Giá cát Giá cát Giá cát
gian
cách bấc kết mua mua mua mua
cho P(U>90%) thêm thêm thêm thêm
trung
phép thấm tối bằng 1,5 bằng 2,0 bằng 2,5 bằng 3,0
ƣu bình
(ngày) lần cát lần cát lần cát lần cát
(m) bơm hút bơm hút bơm hút bơm hút
ban đầu ban đầu ban đầu ban đầu
150 1,1 102,98% 0,89 2,0 2,2 2,4 2,4

3.4.6. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên
3.4.6.1. Ưu điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên
 Xác định được dạng Histogram của độ lún sau thời gian xử lý với các
phương án khoảng cách bấc thấm khác nhau;
 Xác định được quan hệ giữa độ cố kết với thời gian xử lý theo các khoảng
cách bấc thấm;
 Tính toán được xác suất độ cố kết đạt và không đạt yêu cầu;
 Xác định được dạng Histogram của thời gian xử lý để đạt độ cố kết yêu cầu
với các phương án khoảng cách bấc thấm khác nhau;
 Phân tích được các rủi ro với mỗi phương án khoảng cách bấc thấm khác
nhau;
 Tính toán được các rủi ro với mỗi phương án khoảng cách bấc thấm và độ
lún dự báo;
 Lựa chọn được khoảng cách bấc thấm và độ lún dự báo tối ưu.
98

3.4.6.2. Nhược điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên


Việc tính toán phức tạp và chưa có tiêu chuẩn ban hành.

3.5. So sánh giữa phƣơng pháp tính tất định (tiêu chuẩn) và phƣơng
pháp tính toán ngẫu nhiên
Từ kết quả tính toán theo hai phương pháp ở Mục 3.3 và Mục 3.4, tác giả so
sánh hai phương pháp như sau:

3.5.1. Lựa chọn khoảng cách bấc thấm, tính toán độ cố kết và độ lún dự
báo

Bảng 3.25: Bảng so sánh khoảng cách bấc thấm, độ cố kết, độ lún dự báo theo
phương pháp tính toán tất định và ngẫu nhiên

Phƣơng pháp tính toán thiết kế


Chỉ tiêu so sánh Theo phƣơng pháp ngẫu
Theo TCVN 9355-2013
nhiên
Phương án khoảng cách bấc
thấm tối ưu với thời gian xử 1,2 1,1
lý 150 ngày
Độ cố kết trung bình dưới
tải trọng khai thác sau thời 95% 102,98%
gian xử lý 150 ngày
Xác suất độ cố kết trung
0,89
bình >90% Không xác định
(chỉ số tin cậy là 6,21)
P(U>90%)
2,0
(khi giá cát bù lún bằng 1,5
lần giá cát bơm hút)
2,2
Độ lún dự báo tối ưu sau
1,77 (khi giá cát bù lún bằng 2,0
150 ngày xử lý
lần giá cát bơm hút)
2,4
(khi giá cát bù lún bằng 2,5
lần giá cát bơm hút)
99

3.5.2. Thời gian cần xử lý (thời gian cố kết)


Từ kết quả thời gian cố kết theo phương pháp tất định thể hiện trong Bảng
3.14 và theo phương pháp ngẫu nhiên trong Bảng 3.22, tác giả sẽ so sánh thời gian
cố kết theo hai phương pháp này qua Bảng 3.26:

Bảng 3.26: Bảng so sánh thời gian cố kết theo phương pháp truyền thống và
ngẫu nhiên

Tỉ số thời gian theo phƣơng pháp


Thời gian cố kết trung bình (ngày) ngẫu nhiên/thời gian theo tiêu
Phƣơng chuẩn
pháp
tính
d=1,0 d=1,1 d=1,2 d=1,3 d=1,4 d=1,0 d=1,1 d=1,2 d=1,3 d=1,4
(m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m)

TCVN
9355- 104 120 138 156 175
2013
1,183 1,183 1,196 1,198 1,21
Ngẫu
123 142 165 187 211
nhiên

Từ Bảng 3.26 trên thấy rẳng thời gian cố kết theo hai phương pháp này sai
khác nhau khá lớn. Thời gian cố kết theo phương pháp ngẫu nhiên bằng 1,2 lần thời
gian cố kết theo phương pháp truyền thống.

3.5.3. Ảnh hưởng của hệ số cố kết Cv tới thời gian cố kết


Để làm rõ điều này tác giả đã tính toán với các kịch bản khác nhau (trong
trường hợp d=1,1m) và được tổng hợp theo Bảng 3.27
100

Bảng 3.27: Bảng tổng hợp kết quả tính toán theo phương pháp ngẫu nhiên với
các trường hợp khác nhau

Giá trị đặc Thời


Độ cố
Trƣờng hợp Tham số Hàm phân trƣng gian cố
kết Uh
tính toán thay đổi bố (trị trung bình, kết
%
độ lệch chuẩn) (ngày)
TH1: Chỉ cho
kh/ks Lognormal (2,0; 0,5) 144 90
kh/ks biến đổi
TH2: Chỉ cho
A Lognormal (2,0; 0,5) 121 90
A biến đổi
TH3: Cho A A Lognormal (2,0; 0,5)
và kh/ks biến
đổi 121 90
kh/ks Lognormal (2,0; 0,5)

TH4: Chỉ cho


Cv Lognormal (2,51e-3; 1,28e-3) 169 90
Cv biến đổi
TH5: Cho Cv Cv Lognormal (2,51e-3; 1,28e-3)
và kh/ks biến
đổi 169 90
kh/ks Lognormal (2,0; 0,5)

TH6: Cho Cv Cv Lognormal (2,51e-3; 1,28e-3)


và A biến đổi 142 90
A Lognormal (2,0; 0,5)

TH7: Cho Cv, kh/ks Lognormal (2,0; 0,5)


kh/ks và A
biến đổi Cv Lognormal (2,51e-3; 1,28e-3) 142 90

A Lognormal (2,0; 0,5)

Từ Bảng 3.27 ta thấy rằng Cv là tham số có ảnh hưởng lớn nhất tới thời gian
cố kết (TH4)
Sự biến đổi của Cv càng lớn thì sự sai khác thời gian cố kết theo phương
pháp tất định và ngẫu nhiên càng lớn. Để minh họa điều này tác giả đã tính toán thời
101

gian cố kết với Cv có hệ số biến đổi khác nhau. Kết quả được thể hiện bằng Bảng
3.28 và Hình 3.30:

Bảng 3.28: Ảnh hưởng hệ số biến đổi của hệ số cố kết Cv tới thời gian cố kết

Hệ số biến đổi của Thời gian cố kết


Thời gian cố kết Tỷ số thời gian
Cv trung bình theo
theo phƣơng pháp theo phƣơng pháp
(Độ lệch chuẩn phƣơng pháp
tất định ngẫu nhiên và tất
Cv/giá trị trung ngẫu nhiên
(ngày) định
bình của Cv) (ngày)
0 120,94 120 1,01
0,5 151,14 120 1,26
1,0 241,89 120 2,02
1,5 392,96 120 3,27
2,0 604,74 120 5,04
2,5 877,49 120 7,31

Hình 3.30: Ảnh hưởng hệ số biến đổi của hệ số cố kết Cv tới thời gian cố kết
102

3.6. Kết luận Chƣơng 3


Qua các kết quả Chương 3 tác giả rút ra một số kết luận sau:
 Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không
theo phương pháp truyền thống:
- Khoảng cách bấc thấm 1,2x1,2m và bố trí theo mạng lưới ô vuông;
- Thời gian cố kết t =150 ngày;
- Độ lún sau thời gian xử lý S = 1,77m;
- Độ cố kết trung bình đạt được sau thời gian xử lý U= 95%.
 Tính toán và phân tích thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút
chân không theo phương pháp ngẫu nhiên:
- Khoảng cách bấc thấm tối ưu 1,1x1,1m và bố trí theo mạng lưới ô vuông;
- Thời gian cố kết t =150 ngày;
- Độ lún trung bình sau thời gian xử lý S = 2,22m;
- Độ lún dự báo tối ưu: Sass= 2,0m nếu giá cát phải mua thêm để bù lún
bằng 1,5 lần giá cát bơm hút, Sass= 2,2m nếu giá cát phải mua thêm
để bù lún bằng 2,0 lần giá cát bơm hút, Sass= 2,4m nếu giá cát phải
mua thêm để bù lún bằng 2,5 lần giá cát bơm hút;
- Độ cố kết trung bình đạt được sau thời gian xử lý U= 102,98%;
- Xác suất độ cố kết đạt >90%: P(U>90%) = 0,89, với chỉ số tin cậy
=6,21.
 Tính toán theo phương pháp ngẫu nhiên có nhiều ưu điểm vượt trội so với
phương pháp truyền thống như:
- Xác định được dạng Histogram của độ lún sau thời gian xử lý với các
phương án khoảng cách bấc thấm khác nhau;
- Xác định được quan hệ giữa độ cố kết với thời gian xử lý theo các khoảng
cách bấc thấm;
103

- Tính toán được xác suất độ cố kết >90% với các cự ly bấc thấm khác
nhau. Từ đó đánh giá được mức độ rủi ro không đạt độ cố kết yêu cầu
(U>90%) của từng cự ly bấc thấm;
- Xác định được dạng Histogram của thời gian xử lý để đạt độ cố kết yêu
cầu với các phương án khoảng cách bấc thấm khác nhau;
- Phân tích được các rủi ro với mỗi phương án khoảng cách bấc thấm khác
nhau;
- Tính toán được các rủi ro với mỗi phương án khoảng cách bấc thấm và độ
lún dự báo;
- Lựa chọn được khoảng cách bấc thấm và độ lún dự báo tối ưu.
 Thời gian cố kết trung bình theo phương pháp ngẫu nhiên bằng 1,20 lần thời
gian cố kết theo tiêu chuẩn;
 Hệ số cố kết Cv là tham số có ảnh hưởng chính tới thời gian cố kết của nền.
Cv có hệ số biến đổi cà lớn thì sự sai khác thời gian cố kết theo phương pháp
ngẫu nhiên và tiêu chuẩn càng lớn. Do vậy mà trong khảo sát, lấy mẫu, thí
nghiệm tham số Cv cần hết sức cẩn thận, tránh sai sót.
104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận và kiến nghị


 Qua luận văn này, tác giả đã tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc
thấm kết hợp hút chân không cho nhà máy xử lý khí Cà Mau theo các tiêu
chuẩn hiện hành với kết quả như sau:
- Khoảng cách bấc thấm 1,2x1,2m và bố trí theo mạng lưới ô vuông;
- Thời gian cố kết t =150 ngày;
- Độ lún sau thời gian xử lý S = 1,77m;
- Độ cố kết trung bình đạt được sau thời gian xử lý U= 95%.
 Tác giả cũng thấy được các ưu điểm của phương pháp đó là phương pháp
tính toán nhanh và có tiêu chuẩn. Tuy nhiên nhược điểm lớn của phương
pháp là không xác định được nhân tố chính ảnh hưởng tới kết quả tính toán,
không tính toán được các rủi ro của từng phương án đưa ra và không lựa
chọn được phương án tối ưu về kinh tế-kỹ thuật.
 Tác giả nhận thấy phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên khắc phục được
các nhược điểm của phương pháp tất định. Chính vì vậy tác giả đi tính toán
thiết kế bằng phương pháp ngẫu nhiên cho trường hợp nhà máy xử lý khí Cà
Mau. Qua tính toán thiết kế tác giả đã đi phân tích từng kết quả thu được và
lựa chọn được phương án khoảng cách bấc thấm tối ưu và độ lún dự báo tối
ưu. Kết quả thu được là:
- Khoảng cách bấc thấm tối ưu 1,1x1,1m và bố trí theo mạng lưới ô vuông;
- Thời gian cố kết t =150 ngày;
- Độ lún trung bình sau thời gian xử lý S = 2,22m;
- Độ lún dự báo tối ưu: Sass= 2,0m nếu giá cát phải mua thêm để bù lún
bằng 1,5 lần giá cát bơm hút, Sass= 2,2m nếu giá cát phải mua thêm
để bù lún bằng 2,0 lần giá cát bơm hút, Sass= 2,4m nếu giá cát phải
mua thêm để bù lún bằng 2,5 lần giá cát bơm hút;
105

- Độ cố kết trung bình đạt được sau thời gian xử lý U= 102,98%;


- Xác suất độ cố kết đạt >90%: P(U>90%) = 0,89, với chỉ số tin cậy
=6,21.
 Thời gian cố kết trung bình theo phương pháp ngẫu nhiên bằng 1,20 lần thời
gian cố kết theo tiêu chuẩn;
 Hệ số cố kết Cv là tham số có ảnh hưởng chính tới thời gian cố kết của nền.
Cv có hệ số biến đổi cà lớn thì sự sai khác thời gian cố kết theo phương pháp
ngẫu nhiên và tiêu chuẩn càng lớn. Do vậy mà trong khảo sát, lấy mẫu, thí
nghiệm tham số Cv cần hết sức cẩn thận, tránh sai sót.
Tác giả nhận thấy rằng phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên có nhiều
ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống và phương pháp này cũng đang
được các nước tiên tiến trên thế giới nghiên cứu và áp dụng mạnh mẽ.
Tuy nhiên phương pháp thiết kế ngẫu nhiên ở Việt Nam chưa được quan tâm
nhiều đặc biệt trong ngành địa kỹ thuật do vậy mà chưa có tiêu chuẩn ban hành tính
toán theo phương pháp này.
Tác giả kiến nghị nghiên cứu và ban hành tiêu chuẩn thiết kế xử lý nền đất
yếu bằng bấc thấm theo phương pháp này.

2. Một số điểm còn tồn tại


Tuy rất cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức có giới hạn nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các nhà
khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Trong luận văn của tác giả, các số liệu tính toán được lấy từ cơ quan khảo
sát. Tác giả chưa có điều kiện để kiểm chứng độ tin cậy (chưa xét được các bất định
đến từ các số liệu khảo sát).
106

3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo


Tác giả nhận thấy rằng phương pháp tính toán thiết kế có nhiều ưu điểm
nhưng việc tính toán thì rất phức tạp, vì vậy phương pháp này cần được quan tâm
nghiên cứu và áp dụng.
Tác giả đề xuất:
 Nâng cấp phương pháp tính toán này bằng việc lập một công cụ tính toán
thân thiện với người dùng;
 Kiểm chứng kết quả tính toán với thực tế để hiệu chỉnh lại mô hình tính toán
(lượng hóa được hệ số mô hình và các bất định khác đến từ nhiều nguồn
khác).
107

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1.] Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm – thiết
kế, thi công và nghiệm thu TCVN 9355:2013.
[2.] Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát
nước TCVN 9355:2012.
[3.] Bộ Giao thông vận tải (2000), Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp
trên đất yếu 22TCN 262:2000.
[4.] Công ty TNHH Hưng Thịnh (2014), Hồ sơ thiết kế FS nhà máy xử lý khí Cà
Mau.
[5.] Mai Văn Công (2006), Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân
tích độ tin cậy, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, Hà Nội.
[6.] Nguyễn Quốc Dũng (2015), Một số giải pháp xử lý nền đất yếu trong xây
dựng công trình thủy lợi, Bài giảng cao học ngành Địa kỹ thuật, Trường Đại học
Thủy lợi, Hà Nội
[7.] Phạm Văn Long (2005), Một số vấn đề tồn tại trong các tiêu chuẩn về xử lý
nền đất yếu, Tuyển tập Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 9, Trường Đại học
Bách Khoa Tp.HCM, Tp.HCM
[8.] Tổng Công ty tư vấn thiết kế dầu khí – CTCP (2014), Báo cáo khảo sát địa
chất cho giai đoạn thiết kế cơ sở (BB.G-VSP-PVE-SV-60-PL-REP-001).
[9.] Tổng Công ty tư vấn thiết kế dầu khí – CTCP (2014), Báo cáo khảo sát địa
hình và địa chất dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau.
[10.] Tổng Công ty tư vấn thiết kế dầu khí – CTCP (2014), Hồ sơ thiết kế
san lấp dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau (Tài liệu số: 304119-PVE-FD-CI-RP-
101).
[11.] Tổng Công ty khí Việt Nam – CTCP (2014), Thuyết minh xử lý nền
cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật tổng thể (304119-PVE-FD-CI-RP-201).
[12.] Tổng Công ty khí Việt Nam – CTCP (2015), Hợp đồng san lấp và xử
lý nền dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xử lý khí Cà Mau.
108

[13.] Tổng Công ty khí Việt Nam – CTCP (2015), Tiến độ thi công san lấp
và xử lý nền dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xử lý khí Cà Mau.
[14.] Alfredo H-S. ANG, Wilson H. TANG, Probability Concepts in
Engineering , WILEY, ISBN 0-471-72064-X, 1990
[15.] A.N. Kolmogorov, A.N. Shiryayev, Probability Theory and
Mathematical Statistics, Selected Works of A.N. Kolmogorov: vol. 2, 1991.
[16.] Holtz R.D. et al, Prefabricated Vertical Drains, design and
performance, Butterworth Heinemann, ISBN 07506 10166, 1991.
[17.] Phạm Quang Tú (2014), Reliability analysis of the Red River Dike
system in Viet Nam (PhD Thesis), TU Delft, Delft.
[18.] https://vi.wikipedia.org/wiki/MATLAB
[19.] www.openfta.com
[20.] www.palisade.com
109

CÁC PHỤ LỤC

You might also like