You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HCM


BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:
ĐẤT PHÈN, CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN ĐẤT
PHÈN HIỆU QUẢ

GVHD: Lê Trọng Hiếu


Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Thị Hồng Phúc 17113917

Dương Hồng Ngọc 17113919

Nguyễn Thiện Đông 1714......

Lê Thị Yến Vy 17113920

TP.HCM, tháng 03-2019


A.MỞ ĐẦU.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 15 triệu ha đất phèn, tập trung nhiều nhất ở
khu vực Đông Nam Á (chiếm 50 % diện tích). Trong đó Việt Nam có khoảng 2 triệu
ha. Nhóm đất phèn tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long tại các khu vực Tứ
Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau. Trong số 3,9 triệu ha đất
toàn vùng có gần 1,9 triệu ha bị nhiễm phèn. Theo Takehiko (2001) cho rằng do vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có sự biến đổi lớn về địa hình tự nhiên. Địa hình cao lên và
địa mạo trở nên phức tạp hơn do việc xây dựng các con đập bờ đê, các đụn đất bùn
được đào lên, với các con kênh dẫn nước vào và nước ra. Hầu hết các hoạt động phát
triển cơ sở hạ tầng ở những vùng này liên quan đến việc đào xới vật liệu sinh phèn, vì
vậy làm gia tăng phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về đất phèn hoạt
động. Thêm vào đó, việc cải tạo đất đai kèm theo các dự án thủy lợi đôi khi dẫn đến sự
phá hủy các rừng tràm còn lại ở các bưng sau đê và các rừng đước gần bờ biển, cùng
với lớp đất mặt chứa than bùn bảo vệ của chúng, tất cả đã góp phần tạo nên đất phèn
hoạt động (Hội khoa học đất Việt Nam, 2016).

Do tổng số đất phèn chiếm hơn 40% diện tích canh tác. Trong đất phèn một số
có chứa độc tố có hàm lượng rất cao so với mức chịu đựng của cây, làm cho quá trình
sinh lý của cây trồng bị kìm hãm, nhiều chất dinh dưỡng cho cây thiếu, đặc biệt là lân
và đạm, vì vậy cây trồng thường có năng suất thấp và không ổn định. Nhu cầu sử dụng
đất phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với đất
nước chúng ta. Đối với những vùng phèn nặng và phèn trung bình vào mùa khô trên
mặt ruộng thường suất hiện lớp muối Al2(SO4 )3 màu trắng khi khô thì dòn, nhẹ, xốp,
khi ướt thì lầy nhầy, vào trận mưa đầu mùa, lượng muối này hoà tan có thể gây chết
tôm, cá, cây cỏ, gia súc uống nước này có thể bị chết hoặc bị bệnh. Chính vì vậy việc
cải tạo đất phèn không chỉ do nhu cầu sản xuất nông nghiệp cấp bách mà nó còn là đòi
hỏi chính đáng của nhân dân sống ở vùng đất phèn nhằm cải thiện môi trường sống và
nâng cao điều kiện sống của nhân dân (Đào Xuân Học, Hoàng Thái Đạt, 2005). Để có
năng suất ổn định và tiến tới tăng năng suất cây trồng trên đất phèn, bắt buộc chúng ta
phải sử dụng đất phèn hợp lý, cải tạo đất phèn, nhằm giảm bớt hàm lượng cao của các
độc tố và tăng chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy cần nắm rõ được nguồn gốc, quá trình
hình thành, phát triển của đất phèn, đặc tính của đất phèn để vận dụng sử dụng biện
pháp hợp lý cải tạo đất. Chính vì sự quan trọng và liên quan mật thiết với đời sống
người dân vùng đất phèn đã hình thành bài tiểu luận này.

B. NỘI DUNG.
Theo số liệu của viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, diện tích đất phèn ở
miền Đông Nam Bộ có thể tham khảo như sau:
+ Đất phèn nhiều 20.400 ha.

+ Đất mặn chua nhiều 14.000 ha.

+ Đất phèn ít : 36.570 ha.

+ Đất mặn chua ít 19.182 ha.

Hầu hết đất phèn ở Việt Nam tập trung ở miền Tây Nam Bộ. ở đồng bằng Sông
Cửu long. Trừ một số diện tích nằm kẹp giữa sông Tiền, sông Hậu và ven hai bên bờ
sông không bị phèn, phần còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long đều là đất phèn, đất
mặn. ở 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ta đều gặp đất phèn. Về diện phân bố
diện tích đất phèn ở các tỉnh.

I. Định nghĩa đất phèn.


Nhóm đất phèn, tên theo phân loại của FAO là Thionic Fluvisols là tên gọi
dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hoá xảy
ra là axít sulfuric được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu
dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973).

Theo Đào Xuân Học và Hoàng Thái Đạt cho rằng “đất phèn là kết quả của sự
tích tụ pyrit trong điều kiện đất ngập nước, ở đất chứa nhiều chất hữu cơ, sunphat, sắt
và nhôm. Đất phèn được hình thành ở vùng nước lợ hoặc vùng biển cũ.
Đất phèn, có nơi còn gọi là đất chua mặn. Trên thế giới đất phèn được gọi bằng
một số tên sau :
Năm 1886 Van Bernmelen gọi là “Catclays“ muốn chỉ đất chua có tầng sunphát
sắt hay sunphát nhôm. Đặc biệt có tầng chứa nhiều sét với mầu xanh đen như mắt
mèo. Năm 1956 Edelman và Van Staveren gọi là “Mudclays” muốn chỉ tầng đất này
chứa nhiều sét bùn, chua, có chất nhờn. Ngoài ra còn có các tên khác như : “Daroxit“
muốn chỉ tầng đất chứa phèn màu “ vàng trấu hay vàng rơm của phức hợp
KFe3(SO4)2(OH)6 và các tên “Thiosol “ acit peat soils” “ strong acid sulphat soil of
salty padly filds.” (Đào Xuân Học, Hoàng Thái Đạt, 2005)
Đến nay đã có ba cuộc hội thảo Quốc tế lớn về đất phèn đã được tổ chức và đều
lấy tên chung là “acid sulphate soils ”.
Đất phèn (acid sulphate soil) còn gọi là đất chua mặn, là loại đất mà tiến trình
hình thành sản sinh ra lượng axit sulphuric ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của
đất. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thường bị glay mạnh ở
tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và 𝐻2 𝑆.

II. Tính chất đất phèn.


Đất phèn có các tính chất: thành phần cơ giới nặng, đất rất chua, hàm lượng
mùn và đạm tổng số khá, mức độ phân giải chất hữu cơ thấp, hàm lượng lân rất nghèo
cả tổng số và dễ tiêu, hàm lượng kali giàu, lượng muối tan cao, nhôm di động cao,
nhất là ở tầng sinh phèn, lượng SO42- hòa tan cao (Lê Thanh Bồn, 2009).

Theo Lê Trọng Hiếu, đất phèn thường có sa cấu sét, cấu trúc kém đến không
cấu trúc. Đất phèn thường có hàm lượng chất hữu cơ cao, nhưng khi do trong điều kiên
yếm khí chất hữu cơ kém bị phân giải dẫn đến hàm lượng mùn trong đất phèn thấp ( tỉ
số C/N cao, lớn hơn 25). Đất phèn có pH thấp (≤ 3,5 ở tầng sinh phèn), hàm lượng các
độc chất ( Al3+, Fe2+ ,SO42-) cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng khả năng
hữu dụng thấp. Do đất phèn có sa cấu sét và có lượng chất hữu cơ cao nên có CEC cao
và tính đệm cao. Trong đất phèn hầu hết các VSV đều không có lợi ích cho quá trình
chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây trồng (Lê Trọng Hiếu, 2014).

Để có thể nhận dạng đất phèn, một trong những


đặc điểm quan trọng nhất là hình thái phẫu diện đất. Do
hiện diện trong điều kiện khử và có tầng sinh phèn nên
thường nền đất có màu xám đen, nhất là nơi có chứa
khoáng pyrit (FeS2). Mật độ và phân bố của các khoáng
pyrit đủ để hình thành một tầng sinh phèn (sulfidic).
Ngoài ra, trong phèn tiềm tàng có thể có nhiều hợp chất
khác như H2S, các ôxít Fe, Al, các hợp chất hữu
cơ...Một số nơi, nền đất có thể có màu xám hơi xanh
nhưng quan sát kỹ thì chúng ta có thể nhận dạng ra được
những đốm đen chen lẫn trong đất. Đất kém phát triển, không thuần thục nên thường
không có cấu trúc hoặc có cấu trúc rất yếu trên tầng mặt. Thường đất có chứa nhiều
chất hữu cơ phân hủy đến bán phân hủy và có thể quan sát bằng mắt thường. Do phẩu
diện đất thường được bảo hòa nước thường xuyên nên ẩm độ đất khá cao ngay cả
trong mùa khô.

Về hình thành phẫu diện đất phèn, đã hình thành các tầng đất trong phẫu diện
khá rõ ràng, khác với đất ngập mặn ven biển: Tầng A, tầng tích lũy nhiều chất hữu cơ
và có oxit ferric, nên đất thường có màu nâu đen hoặc đen; Tầng Bj là tầng có chứa
khoáng jarosit, có màu xám lẫn vàng da câm và nâu (chỉ có ở loại đất phèn hoạt động).
Tầng Cp là tầng sinh phèn, có chứa khoáng pyrit (𝐹𝑒𝑆2 ) có màu xám nâu, đất bị glay
mạnh, thường có mùi lưu huỳnh và mùi thối của khí H2S.

III. Quá trình phèn hóa.


Moorman và những người cộng sự cho rằng sự hình thành đất phèn xuất hiện ở vùng
nước lợ, có thuỷ triều xâm nhập và có sự tham gia của vi sinh vật với các điều kiện và
các giai đoạn sau:
1. Ion SO4-2 bị khử trong điều kiện thiếu oxy, có sự tham gia của vi sinh vật yếm khí.
Trong giai đoạn này cần phải có đầy đủ hữu cơ để làm nguồn thức ăn cho vi sinh vật
yếm khí Thiobacillus... .
2. Tiếp đó phản ứng giữa sunphure H2S với sắt có trong đất để tạo thành FeS2 (Pirit).
Giai đoạn này nếu có đủ canxi thì không sinh ra phèn. Nhưng nếu thiếu canxi thì phản
ứng tiếp tục ở giai đoạn 3.
3. Nếu có oxy xâm nhập, quá trình oxy hoá FeS2 sẽ xảy ra để tạo thành FeSO4 và
H2SO4 theo phản ứng: 2H2O +2FeS2 +7O2 → 2FeSO4 + 2H2SO4

4. Sau khi đã có axit H2SO4 và FeSO4, trong điều kiện có đủ oxy và vi sinh vật,
sunphat sắt III được hình thành: 2FeSO4 + H2SO4 + O → Fe2 (SO4)3 + H2O

Trong đất xuất hiện từng vệt màu vàng trấu, chính là màu vàng của Fe2(SO4)3. Theo
tác giả ở đây cũng có phản ứng thuận nghịch :

Fe2(SO4)3 + 2H2O ↔ 2FeSO4(OH) +H2SO4.


Axit sunphuric mới được tạo thành gây chua cho đất và sẽ phản ứng mạnh với các
khoáng sét để tạo thành sunphat nhôm , natri ,và kali theo phương trình phản ứng sau :
Al2O3SiO2 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + Silic hydroxyt
Thực tế trong đất phèn không chỉ có các hợp chất vô cơ mà còn có những hợp chất
hữu cơ phèn, hay hữu -vô cơ, mà ở đây tác giả chỉ mới nói đến đơn thuần là các phản
ứng của các hợp chất vô cơ.

IV. Phân loại đất phèn.

V. Ảnh hưởng của đất phèn đến cây phèn.


Đất phèn tuy có hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do trong điều kiện yếm khí chất
hữu cơ bị phân giải dẫn đến hàm lượng mùn trong đất phèn thấp ( tỷ lệ C/N cao, >25)
cộng với việc đất phèn có pH thấp (<3.5 ở tầng sinh phèn), hàm lượng chất độc (Al3+,
Fe2+,SO42-,…) cao nên khả năng hữu dụng của cây trồng thấp. Ngoài ra trong đất
phèn hầu hết vi sinh vật đều không có ít cho quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng của
cây trồng. Mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng.

Đất nhiễm phèn có công thức FeS2 (Pyrit) là một hợp chất nằm trong đất những vùng
nào bị nhiễm phèn cây cối thường rất èo uột, chậm lớn và lá vàng hơn những vùng
bình thường không bị nhiễm phèn. Nguyên nhân chính là do hợp chất FeS2 bám rất
chặt những gì nó tiếp xúc được, và rễ cây là một trong những thứ nằm trong đất bị
phèn bám vào, nó tạo thành một lớp áo bên ngoài rễ, khiến rễ rất khó hấp thu được các
chất dinh dưỡng xung quanh, mà thực chất trong đất nhiễm phèn không có nhiều dinh
dưỡng để cho cây hấp thụ. Và khi ta bón phân cho cây thì cây cũng khó có thể nào hấp
thụ được phân. Nếu muốn cây được tươi tốt và hấp thụ dinh dưỡng bình thường hơn
thì ta phải giải quyết được bài toán nhiễm phèn trước rồi mới có thể bổ sung dinh
dưỡng cho cây.

VI. Các biện pháp cải tạo.


1. Dùng nước lũ để cải tạo đất phèn.
Lũ đem lại cả tác động tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực: lũ tác động đến
an toàn nhân mạng, cơ sở hạ tầng, hệ thống canh tác và mùa vụ, sinh hoạt, sản xuất và
giao lưu của dân cư vùng lũ. Về mặt tích cực: Ngoài tác động về bồi lắng phù sa, vệ
sinh đồng ruộng, rửa phèn, tài nguyên thủy sản, mùa lũ đã trở thành một đặc trưng về
cảnh quan, môi trường, sinh hoạt và văn hoá. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cải tạo
và sử dụng đất phèn ở các vùng nhỏ lẻ, nhưng do đất phèn phụ thuộc rất nhiều vào môi
trường xung quanh, nên hiệu quả cải tạo của các vùng nhỏ bị hạn chế, chỉ có tác dụng
trong một số năm đầu, sau đó lại bị nhiễm phèn lại. Lũ đã được sử dụng trong cải tạo
đất phèn, người ta dùng lượng lũ lớn chảy một chiều, chảy trực tiếp vào đất phèn, chỉ
sau vài năm độc tố trong đất phèn đã giảm đi đáng kể. Đó là những kết quả rất cần
được nghiên cứu, rút ra những bài học để áp dụng cho những vùng khác.

Biện pháp hạn chế lũ tràn là ngăn và thu gom lũ tràn, dẫn lũ tràn ra các trục thoát
chính và ra bể tiêu. Vì vậy ngăn lũ và thoát lũ phải tương ứng với nhau, trong đó ngăn
mang tính “thời vụ”, thoát lũ mang tính cơ bản lâu dài. Ngăm mà không thoát thì sẽ
gây ngập lụt cho thượng lưu, ngược lại, thoát mà không ngăn thì sẽ không giảm được
ngập lụt. Thoát lũ đồng thời phải gắn với việc cải tạo môi trường đất nước. Trục tiêu
thoát phải ngắn. Thoát càng nhanh, tác dụng cải tạo môi trường càng lớn. Gắn liền
việc thoát lũ với việc tạo nguồn trong mùa cạn và vấn đề giữ nước.

2. Dùng nước để ém phèn.

Cơ sở khoa học của vấn đęĚ này là chứa một lớp nước trên mặt ruộng. Lợp
nước trên mặt ruộng có tác dụng hoà tan và làm giảm hàm lượng phèn có trên mặt
ruộng và ở lớp đất mặt, đồng thời thông qua dòng thấm đứng để đưa các độc tố ở trong
các tầng đất xuống tầng nước ngầm. Theo nhiều thí nghiệm của GS.TSKH Lê Huy Bá
(1982): đất phèn ngập nước thường xuyên sẽ làm cho các độc tố trong đất phèn biến
động theo chiều hướng có lợi cho cây trồng, pH trong đất sẽ được nâng lên.

3. Cải tạo đất phèn bằng tiêu ngầm.

Dùng nước lũ để cải tạo phèn về thực chất là rửa phèn theo phương pháp rửa
theo chiều ngang (rửa mặt), để hiệu quả rửa cao, chúng ta cần một luợng lũ lớn, chảy
một chiều, chảy trực tiếp vào vùng đất cần cải tạo với một thời gian dài. Dùng nước để
ém phèn, thực chất là rửa phèn theo chiều đứng, dùng nước để hoà tan, giảm nồng độ
phèn và đưa phèn ngấm xuống tầng sâu nhờ dòng thấp và áp lực cột nước. Trong thực
tế sản xuất không phải ở nơi nào cũng có lũ hoặc có lượng nước ngọt lớn, ngoài ra do
đất phèn có đặc điểm: hàm lượng sét cao, khả năng thấm rất kém, nên hiệu quả rửa
theo chiều đứng rất hạn chế. Ngoài ra ở những vùng đất phèn, mực nước ngầm thường
nông, chất lượng nước ngầm rất xấu vì vậy việc cải tạo đất phèn càng khó khăn, hay bị
nhiễm phèn lại. Để khắc phục những đặc điểm trên, trong một số trường hợp người ta
đã dùng biện pháp tiêu ngầm để cải tạo đất phèn.

4. Cải tạo đất phèn bằng biện pháp hoá học.

Lợi ích của việc bón vôi cho đất phèn rất rõ ràng:

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2

Qua các đồ thị 21 thể hiện kết quả nghiên cứu của Maneewon et. al. và
Charoenchamrat cheep et al. (1982) trên đất phèn hoạt động tại Thái Lan cho thấy:
Bón vôi có tác dụng thay đổi năng suất cây trồng. Tuy nhiên nếu bón nguyên vôi thì
tác dụng không rõ rệt vì vậy rất cần bón thêm đạm và lân. Như vậy về mặt lý luận
cũng như thực tiễn, bón vôi có tác dụng cải tạo đất phèn, tuy nhiên cần phải tính toán
lượng vôi bón đủ liều lượng cho từng loại đất và từng loại cây trồng . Ngoài ra thời
điểm bón vôi cũng rất quan trọng và cũng cần phải bón kết hợp thêm đạm và đặc biệt
là lân, vì trong đất phèn lượng đạm và lân dễ tiêu thường ít.

5. Cải tạo đất phèn bằng biện pháp lên liếp.

Kinh nghiệm lâu đời của nhân dân vùng phèn Nam Bộ là lên liếp để trồng cây
hoặc gieo lúa. ở những vùng đất phèn có chiều dày tầng đất từ mặt đến tầng Jarosite
hoặc tầng pyrite quá mỏng, mỏng hơn nhiều so với độ sâu của tầng hoạt động của bộ
rễ cây, hoặc ở những nơi có mực nước ngầm cao gần mặt đất, để cây trồng có thể sinh
sống và phát triển bình thường, đất ít bị tái nhiễm phèn ta có thể lên liếp.

6. Trồng cây để cải tạo đất phèn.

Việc trồng lúa tưới ngập và trồng một số loại cây phân xanh họ đậu (H0STylo,
Aeschinono Americana) đều làm giảm các độc tố trong đất phèn. Ngoài ra cây trồng
còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ mặt đất, hạn chế sự bốc phèn từ dưới tầng sâu và
mực nước ngầm lên tầng mặt.

7. Cải tạo đất phèn bằng cách bón phân hữu cơ kết hợp với bón vôi.

Mới đây tại Đại học Cần Thơ năm 2018 đã nghiên cứu “ Cải thiện đặc tính bất
lợi của đất phèn nhiễm mặn và năng suất lúa qua sử dụng phân hữu cơ và vôi trong
điều kiện nhà lưới” đã sử dụng biện pháp sử dụng phân bón bao gồm phân hữu cơ (với
liều lượng 5 tấn/ha phân hữu cơ bã bùn mía, 5 tấn/ha Bio Pro, bón kết hợp hoặc không
với 500 kg CaCO3/ha), và chỉ bón vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân
hữu cơ kết hợp với vôi giúp gia tăng độ pH của đất, giảm độc chất nhôm, giảm phần
trăm natri trao đổi trên phức hệ hấp thu, đồng thời gia tăng hàm lượng đạm và lân hữu
dụng trong đất, tăng khả năng chống chịu mặn của cây lúa. Từ đó giúp cây lúa sinh
trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất trên đất phèn.

C. KẾT LUẬN

You might also like