You are on page 1of 4

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đấu giá hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng hóa
của mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện bán đấu giá hàng hóa công khai để chọn
người mua trả giá cao nhất (Điều 185 LTM 2005).
Có thể nói ĐGHH là phương thức bán hàng rất đặc biệt, ở đó người bán có quyền chọn
người mua trả giá cao nhất. Vậy những vấn đề pháp lý của ĐGHH về Thủ tục và trình tự
bán đấu giá theo pháp luật Việt Nam hiện hành ở Việt Nam được quy định như thế nào,
hiệu quả của nó trong thực tiễn như thế nào
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát pháp luật về bán đấu giá hàng hóa
Theo khoản 1 Điều 185 LTM 2005, ĐGHH là hoạt động thương mại, theo đó người bán tự
mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để lựa chọn
người mua trả giá cao nhất
Nội dung cơ bản của pháp luật về ĐGHH ở Việt Nam bao gồm những nội dung sau đây:
Các nguyên tắc trong bán đấu giá; Các hình thức bán đấu giá hàng hóa; Hàng hóa đấu giá;
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tổ chức và tham gia bán đấu giá hàng hóa; Trình tự, thủ
tục đấu giá hàng hóa.
2. Thủ tục và trình tự bán đấu giá theo pháp luật Việt Nam hiện hành
2.1.Thủ tục
Bán ĐGHH cũng được tiến hành theo trình tự và thủ tục giống như bán tài sản nói chung.
Theo quy định của LTM 2005 thủ tục bán ĐGHH bao gồm các bước sau đây:
- Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá;
- Chuẩn bị bán ĐGHH (thông báo về việc bán đấu giá, đăng kí tham giam trưng bày sản
phẩm);
- Tiến hành đấu giá;
- Hoàn thành văn bản đấu giá;
- Đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá.
2.1.1.Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá
ĐGHH có thể được thực hiện bởi chính chủ sở hữu hàng hóa hoặc thông qua một người
bán hàng (không phải là tổ chức bán ĐGHH chuyên nghiệp). Trong những trường hợp này,
các chủ thể tự tiến hành đấu giá hàng hóa và tự chịu trách nhiệm về công việc này
Đối với các trường hợp bán ĐGHH thông qua trung gian thì việc lập hợp đồng dịch vụ tổ
chức ĐGHH là thủ tục đầu tiên trong trình tự bán ĐGHH. Người bán ĐGHH chỉ được quyền
tiến hành bán đấu giá sau khi có sự ủy quyền của người bán hàng hóa bằng một hợp đồng có
hiệu lực pháp luật. Hợp đồng này là hợp đồng dịch vụ được ký giữa hai bên người bán hàng
và người tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có
giá trị pháp lý tương đương. Trong trường hợp hàng hóa đang được cầm cố thế chấp thì
việc này phải được sự đồng ý của người nhận cầm cố thế chấp và phải được thông báo
đến những người tham gia đấu giá, khi người bán là ngườinhận cầm cố thế chấp mà bên

1
cầm cố thế chấp vắng mặt không có lí do chính đáng thì hợp đồng chỉ cần phải lập giữa
người nhận cầm cố thế chấp và thương nhân tổ chức đấu giá
2.1.2. Xác định giá khởi điểm
Giá khởi điểm của hàng hóa do người bán hàng xác định với sự tham gia của đại diện tổ
chức bán đấu giá. Giá khởi điểm cũng có thể do người bán đấu giá xác định nếu được người
bán ủy quyền nhưng phải thông báo cho người bán hàng hóa biết trước khi được công bố cho
người mua. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá
mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp
đồng dịch vụ tổ chức ĐGHH thì giá khViệc quy định cách xác định mức giá khởi điểm là một
bước rất quan trọng. Người bán hàng hay tổ chức bán đấu giá phải xác định mức giá khởi
điểm phù hợp với hiện trạng của hàng hóa. Không nên xác định giá khởi điểm quá cao, cũng
không nên xác định giá khởi điểm quá thấpởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.
2.1.3 Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa
Sau khi hợp đồng dịch vụ tổ chức bán ĐGHH được xác lập, các bên đã xác định giá khởi
điểm, người bán hàng hóa trong trường hợp bán ĐGHH không thông qua trung gian và
trường hợp bán đấu giá thông qua trung gian là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp cần chuẩn
bị những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức bán đấu giá diễn ra có hiệu quả với các công
việc cụ thể như sau:
-Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá; trước khi tiến hành đấu giá chậm nhất là
07 ngày phải niêm yết việc đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa đấu giá,
nơi đặt trụ sở của tổ chức bán đấu giá. Nếu không thông qua trung gian người bán hàng hóa
có quyền ấn định thời gian niêm yết.
Việc niêm yết, thông báo công khai về việc bán đấu giá là một bước quan trọng và cần
thiết trong thủ tục bán đấu giá. Bước này giúp cho thông tin liên quan đến cuộc bán đấu giá
được lan tỏa nhanh chóng, thông tin về cuộc đấu giá trở nên phổ biến hơn. Những người có
nhu cầu mua hàng sẽ được cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan và họ sẽ đến tham gia
cuộc đấu giá
-Đăng ký mua hàng và đặt cọc.
Người muốn tham gia đấu giá phải ghi tên mình vào danh sách đăng ký tại tổ chức bán
đấu giá, đồng thời người mua phải đặt trước một khoản tiền để “giữ chỗ” trong cuộc bán đấu
giá, trong trường hợp tổ chức bán đấu giá yêu cầu. Khoản tiền đặt cọc được xác định theo tỷ
lệ phần trăm với giá khởi điểm của hàng hóa nhưng phải phù hợp để khuyến khích cạnh tranh
lại vừa chống tình trạng liên kết để dìm giá hàng hóa xuống. Theo khoản 2 Điều 199 LTM
2005 quy định “Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người tham gia đấu giá nộp một khoản
tiền đặt trước nhưng không quá 2% giá khởi điểm của hàng hóa được đấu giá”. Nếu người
đăng ký không mua được hàng hóa bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trả lại ngay sau
khi cuộc đấu giá kết thúc. Trong trường hợp mua được hàng hóa thì khoản tiền đặt trước được
trừ vào giá mua. Trong trường hợp người mua đã đặt trước một khoản tiền nhưng tự ý bỏ
không tham gia thì khoản tiền đặt trước của người đó thuộc về tổ chức bán đấu giá
-Trưng bày xem hàng hóa bán đấu giá

2
Theo Điều 200 LTM 2005 quy định hàng hóa, mẫu hàng hóa, tài liệu giới thiệu về hàng
hóa và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa đó phải được trưng bày tại địa điểm được
thông báo từ khi niêm yết.
Việc trưng bày, xem hàng hóa nhằm tạo điều kiện để người tham gia đấu giá có dịp tận
mắt xem hàng hóa và hồ sơ của hàng hóa và có điều kiện xem thêm các giấy tờ có liên quan
đến hàng hóa đó. Trưng bày hàng hóa giúp cho những người có nhu cầu mua yên tâm hơn về
chất lượng của hàng hóa, mẫu hàng hóa và tính hợp pháp của hàng hóa. Tên hàng hóa hoặc
mẫu hàng hóa phải được ghi rõ hàng hóa đó thuộc lô hàng nào, danh mục hàng hóa nào, xuất
xứ của hàng hóa.
Việc trưng bày, xem xét tài sản phải được tiến hành cũng thời điểm với niêm yết và thông
báo việc bán đấu giá. Người mua có quyền giám định hàng hóa nếu thấy cần thiết để biết rõ
về chất lượng hàng hóa và phải chịu chi phí giám định. Người tổ chức bán đấu giá phải trả lời
tất cả những câu hỏi do người tham gia đấu giá đặt ra, không được che đậy, lừa dối khách
hàng. Nếu người mua không xem trước và không có thắc mắc gì về hàng hóa trước khi thời
điểm diễn ra cuộc đấu giá thì sau này sẽ không được quyền khiếu nại về chất lượng hàng hóa.
2.1.4. Tiến hành đấu giá.
Cuộc bán đấu giá phải được tổ chức công khai tại trụ sở của tổ chức bán ĐGHH, tại nơi có
tài sản đấu giá để những người có nhu cầu mua có thể tham gia và trả giá. Địa điểm và thời
gian đấu giá phải được thông báo rộng rãi, hoặc thông báo cho những người đã đăng ký tham
gia đấu giá. Cuộc đấu giá chỉ được tiến hành khi có người tham gia tối thiểu đủ để bảo đảm
tính cạnh tranh trong đấu giá. Sau khi kết thúc niêm yết và thông báo công khai mà chỉ có một
người đăng ký mua, trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì hàng hóa được bán cho người đó mà
không cần phải tổ chức bán đấu giá.
2.1.5.Hoàn thành văn bản bán đấu giá:
văn bản bán đấu giá phải được lập ngay tại cuộc bán đấu giá kể cả trường hợp đấu
giá không thành, văn bản này phải được gửi tới người bán hàng, người mua hàng và các
bên liên quan,nội dung của nó tương tự nội dung của một hợp đồng (đối với hàng hóa
yêu cau công chứng thì phải công chứng)
2.2.Trình tự tiến hành bán đâu giá
Điều 201 LTM 2005, cuộc đấu giá được tiến hành theo những trình tự sau đây:
- Người tiến hành đấu giá điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá hàng hóa;
- Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hóa đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời
các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia trả giá;
- Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng,
chính xác giá đã trả sau cùng cao hơn người trước đã trả ít nhất ba lần mỗi lần cách nhau ba
mươi giây (đây là thời gian tối đa, không có thời gian tối thiểu). Người điều hành đấu giá chỉ
công bố người mua hàng hóa bán đấu giá, nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà
không có người nào trả giá cao hơn;
- Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ
ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhất là ba lần, mỗi lần

3
cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá phải công bố ngay người đầu tiên
chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền
mua hàng hóa đấu giá;
- Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá
lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải tổ
chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua
hàng hoá bán đấu giá;
- Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hoá ngay tại cuộc đấu giá, kể
cả trong trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có
chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những
người tham gia đấu giá; đối với hàng hoá bán đấu giá phải cần có công chứng nhà nước theo
quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.

III.KẾT LUẬN

You might also like