You are on page 1of 5

1.Phân ti ́ch môi trườ ng kinh doanh: 1.

1 Môi trườ ng vi ̃ mô:

1.1.1 Môi trườ ng kinh tê:́

1.1.1.1 Về GDP và chu kỳ kinh tế:

Trong khoảng 7 năm trở lại đây GDP của Việt Nam liên tục tăng với tốc độ cao, nếu như năm 2000 GDP
đạt 441.646 tỷ đồng thì đến năm 2006-tức là chỉ sau 6 năm- đã tăng lên gấp đôi đạt 903.790 tỷ đồng.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao từ 6- 8%, và nổi bật nhất là
năm 2005 với mức tăng trưởng là: 8,44%, dự kiến năm 2007 là: 8,2%-8,5%. Dự đoán trong giai đoạn
2006-2010 là: 7,5%-8,8%. Theo đó, đến năm 2010 tổng GDP đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng(cao gấp 2,1 lần
so với năm 2000- theo giá hiện hành). Đến năm 2020 GDP sẽ đạt gần 3.000 nghìn tỷ đồng(cao gấp 4 lần
so với năm 2000).GDP bình quân trên đầu người năm 2010 đạt 1.050-1.100USD/người (theo giá hiện
hành), đến năm 2020 sẽ tăng 3,3-3,6 lần so với năm 2000. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới cũng ở giai đoạn
tăng trưởng cao với tốc độ 3,9% năm 2006 cao hơn 3,5% năm 2005(theo Ngân hàng thế giới) và trong
khu vực ASEAN tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2006 đạt 5,4% tương đương với năm 2005( theo
nghiên cứu của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản).

Với mức tăng trưởng cao trong các năm qua đã làm cho thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nhất là
nhóm người có thu nhập thấp. Do đó, chi tiêu của người dân sẽ tăng lên làm cho sức cầu về phương tiện
đi lại- phương tiện thiết yếu trong đời sống- tăng lên, mặt khác thu nhập của người dân vẫn còn thấp(
dự tính năm 2010 đạt 1.050-1.100USD/người) vì vậy mua xe ôtô vẫn là điều quá khả năng, điều này tạo
thuận lợi cho Honda Việt Nam(HVN) và các hãng xe máy trên thị trường Việt Nam phát triển sản xuất,
cung ứng ra thị trường nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn nữa trong thời gian tới, không chỉ phục vụ cho
nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Tăng trưởng cao của nước ta tạo ra sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực xe máy, ôtô bỏ
vốn vào Việt Nam tạo ra sự canh tranh lớn hơn trên thị trường, gây ra áp lực cạnh tranh lớn cho HVN.

1.1.1.2 Về tỷ giá hối đoái:

Từ năm 1997 tới nay, xu hướng chung của USD là tăng nhẹ so với VND, tỷ giá phổ biến từ năm 2001-
2005 là trong khoảng 15.000-dưới 16.000; còn từ đó đến nay thì tỷ giá giữa VND và USD là trên 16.000.
Bước sang năm 2007 tỷ giá bắt đầu tăng từ tháng 4, bình quân mỗi tháng tăng 0,5% so với tháng trước.
Nhưng theo quan sát từ năm 2003 đến nay thì tỷ giá đô la Mỹ tăng thấp đáng kể so với giá vàng và giá
tiêu dùng( xem ví dụ về chỉ số giá tiêu dùng, vàng, đôla Mỹ năm 2006).

Mặt khác, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNNVN) sẽ lên tới 18.000/USD vào năm
2010 và 20.000VNĐ/USD vào năm 2020. Với việc tỷ giá hối đoán tăng như vậy sẽ tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp xuất khẩu. HVN- là một doanh nghiệp đi đầu trong nghành xe máy trong lĩnh vực xuất
khẩu, với các linh kiện, xe máy nguyên chiếc- có được những lợi thế về giá sẽ rẻ hơn, và tăng sự cạnh
tranh. Do vậy, xuất khẩu cũng sẽ tăng lên làm tãng lợi nhuận cho công ty.

Giá USD tăng chậm hơn so với giá tiêu dùng và vàng đồng nghĩa với việc các linh kiện nhập về của HVN
sẽ rẻ hơn một cách tương đối khiến giá xe sẽ giảm đi theo( một cách tương đối), thu hút được khách
hàng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới khi mà đồng USD xuống giá so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như:
EURO, GBP hay YEN, trong khi tỷ giá hối đoái của VND so với các ngoại tệ khác được thông qua USD thì
việc tỷ giá hối đoái tăng giữa VND và USD sẽ tác động theo chiều hướng khác nhau cho các doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập khẩu liên quan tới Châu Âu. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu
Âu bị lỗ do giá thì tính theo USD trong khi đồng đôla giàm so với euro, nhưng giá nguyên liệu nhập về lại
tăng do tỷ giá tăng. Không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu mà các doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị
máy móc, dây chuyền từ Châu Âu phải chịu giá cao làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Bởi lý do trên nên
việc xuất nhập khẩu của HVN sang các thị trường sử dụng đồng EURO để quy đổi là gặp những bất lợi.

1.1.1.3 Về lạm phát:

Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã cho thấy lạm phát của Việt Nam có xu hướng tăng
cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2005 là 8,3%, trong năm
2006 là 7,5%, tính đến hết tháng 9 năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng 7,32% so với tháng 12 /2006 và 8,8%
so với 12/2006. Theo dự báo trong các tháng cuối năm giá còn tăng lên cao nữa còn nếu không có biện
pháp ngăn chặn kịp thời thì nguy cơ lạm phát có thể lên tới 8,4%-8,9% và cao hơn mức tăng trưởng kinh
tế. Điều đáng chú ý là tốc độ lạm phát trung bình của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực.
Cụ thể, mức trung bình của các nước đang phát triển là thành viên của ADB năm 2005 là 3,4% và năm
2006 là 3,3%.

Việc tốc độ lạm phát tăng cao trong vòng 3 năm trở lại đây gây ra những khó khăn với người tiêu dùng,
nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Đối với những người có thu nhập thấp lạm phát tăng cao làm thu nhập thực tế của họ ngày càng giảm đi,
khiến sức mua của họ bị giảm đi, đời sống của họ thêm khó khăn và sức cầu về xe máy, một hàng hoá
lâu bền cũng giảm theo.

Các nhà đầu tư, kể cả Nhà nước đang là chủ đầu tư của hàng ngàn tỷ đồng vào các công trình lớn nhỏ
cũng chịu tác động lớn trước tình hình lạm phát tăng cao. Lạm phát tăng kéo theo giá các vật liệu xây
dựng như: xi măng, sắt, thép… tăng lên làm tiến độ thực hiện các công trình đầu tư chậm lại gây thất
thoát tiền của, gián đoạn các kế hoạch phát triển. Điều này làm HVN phải thận trọng hơn trong các
quyết định đầu tư của mình.

Còn đối với DN sản xuất trong nước mà HVN cũng nằm trong số đó, lạm phát làm giá nhập khẩu các sản
phẩm phi dầu mỏ tăng (máy móc, nguyên vật liệu…) và giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào
làm giảm hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp với hàng nhập khẩu nhất là những hàng
hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.

1.1.2 Văn hóa- xã hội:

1.1.2.1 Về dân số:

Nước ta là một nước đông dân cư. Năm 2004 là 83.031.700 người (trong đó 40.310.500 nam,
41.721.200 nữ ). Năm 2005 là 83.104.900 người (trong đó 40.845.400 nam, 42.259.500 nữ ). Sơ bộ năm
2006 là 84.108.100 người (trong đó 41.330.900 nam, 42.777.200 nữ ). Dự báo trong giai đoạn 2006-
2010 tốc độ tăng tưởng dân số bình quân của nước ta là 1,25% và đến năm 2010 nước ta đạt 88.446.000
người trong đó có gần 26 triệu người sống ở khu vực đô thị chiếm 29,25%; dự báo trong 2010-2020 tốc
độ tăng dân số hàng năm là 1,18% và dân số năm 2020 là 99.455.000 người, trong đó gần 35 triệu người
sống trong khu vực thành thị chiếm 35,15%. Hiện nay, nước ta có 57% dân số trong độ tuổi từ 15-30
tuổi, tỷ lệ này sẽ giảm chút ít trong các năm tiếp theo xong vẫn giữ ở mức trên dưới 50%.

Với quy mô dân số đông tạo ra một nguồn nhân lực lớn đem lại sự dễ dàng cho HVN trong việc tuyển
dụng, thêm vào đó với số dân trên 83 triệu người là một thị trường đầy hấp dẫn cho HVN.

Cơ cấu dân số trẻ sẽ là ưu thế cho HVN phát triển các dòng xe tập trung vào một phân đoạn thị trường
nhờ đó có thể tập hợp nguồn lực cho phát triển. Mặt khác, đây cũng là nguồn nhân lực có trình độ, năng
động và sự nhiệt huyết với công việc là một lợi thế cho HVN.

Cơ cấu dân số theo giới tính ở mức độ cân bằng tạo điều kiện cho HVN sản xuất các dòng xe đa dạng
phục vụ nhu cầu của cả hai giới.

1.1.2.2 Về phong cách sống:

Cùng với mức tăng lên của thu nhập thì nhìn chung, xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam chuyển
dịch từ yêu cầu "ăn no mặc ấm" sang "ăn ngon mặc đẹp" làm cho chất lượng cuộc sống nâng lên. Quan
niệm về hàng hóa lâu bền và giá trị cao cũng đã thay đổi. Nếu như những năm trước đây, các mặt hàng
xe máy, tủ lạnh, điều hòa, ôtô, máy giặt, các thiết bị nghe nhìn được xem là đồ dùng cao cấp đắt tiền
thậm trí có ý nghĩa "dự trữ tài sản", thì nay đã được phổ cập ở thành thị và lan sang cả khu vực nông
thôn.

Xu hướng mua sắp hàng giá trị cao, hàng hiệu chạy theo mốt mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã
bắt kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới.

Do thu nhập được nâng cao đời sống được cải thiện lên các nhu cầu về tinh thần ngày càng người dân
chú ý. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, phương tiện đi
lại, thông tin và giáo dục sẽ có tốc độ cao hơn các chi tiêu khác.

Với sự thay đổi như vây của phong cách sống, nhất là với xu hướng chạy theo mốt của giới trẻ sẽ làm
cho HVN có định hướng phát triển các dòng xe thời trang, sành điệu, bắt mắt với giới trẻ trong tương lai.
Thị trường của các mặt hàng lâu bền như xe máy cũng sẽ không bị bó hẹp trong khu vực thành thị(
chiếm 45%) mà mở rộng xang khu vực nông thôn tạo thuân lợi cho HVN có thêm thị trường tiêu thụ,
tăng thêm sản lượng bán hàng.

Chính trị và pháp luật:

Hơn 20 năm đổi mới,chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn,có ý nghĩa lịch sử.Đó là nhờ hệ
thống chính trị vận hành tốt,đây cũng là yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định trong thời gian qua.

Hệ thống chính trị cuả nước ta bao gồm: Đảng Cộng Sản, Chính Phủ, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
chính trị xã hội thành viên. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ, phấn đấu theo đuổi mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công
bằng,dân chủ văn minh,tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhờ có sự thống nhất về mục tiêu và nguyên tắc trên mà trong thời gian qua chúng ta luôn có được sự
ổn định chính trị trước những biến động trong khu vực và trên thế giới. Biểu hiện ra đó là: đời sống nhân
dân được ổn định, dân chủ hóa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,đảm bảo hòa bình ổn định
trong nước, quan hệ tốt với các nước láng giềng và thế giới, tăng trưởng kinh tế cao, được cộng đồng
thế giới công nhận.

Đây là cơ sở để HVN( là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài) an tâm hoạt động trong thời gian tiếp
theo, cam kết gắn bó lâu dài với người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, mô hình nhà nước ta là nhà nước pháp quyền nhưng lại tồn tại tàn dư của nhà nước quan
liêu bao cấp gây khó khăn cho chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Song nhận thức được những
điểm yếu của mình nhà nước ta đã và đang tiến hành những cải cách như: về bộ máy hành chính theo
hướng nhỏ gọn, tập trung,nâng cao trình độ của cán bộ, minh bạch hóa chi tiêu; hoàn thiện thống pháp
luật theo hướng đơn giản hóa(ví dụ như: luật đầu tư ra đời để thống nhất khung pháp lý cho các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, mở
rộng quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài, hay thông tư liên tịch về đơn giản hóa thủ
tục thành lập doanh nghiệp,hoăc cơ chế một cửa trong hoạt động của hải quan và thuế..); xây dựng và
phát triển thị trường nhất là thị trường vốn. Tất cả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút được
ngày càng nhiều vốn từ bên ngoài để phát triển đất nước cũng như ngành công nhiệp nói riêng,phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Với việc hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh thì tạo ra môi trường pháp lý cho HVN có thể hoạt
động thuận lợi tránh mọi phiền hà.

Kỹ thuật công nghệ:

Có thể nói trong thời đại ngày nay công nghệ là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, có
đổi mới công nghệ thành công doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh trên thị trường. Yếu tố công nghệ
vừa tạo ra vừa phả bỏ , công nghệ tạo ra những sản phẩm mới nhưng công nghệ lại loại bỏ những sản
phẩm cũ lạc hậu. Do đó việc đổi mới công nghệ và nhất là nắm bắt xu hướng đổi mới công nghệ là điều
bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Theo thông tin từ Bộ KH&CN thì phần lớn các doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ lạc hậu so với
mức trung bình của thế giới đến 2-3 thế hệ.80-90% công nghệ nước ta là ngoại nhập. Có 76% máy móc,
dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960-1970, 75% đã bị hết khấu hao, 50% là được tân trang.
Tính trung cho các doanh nghiệp mức độ thiết bị hiện đại là 10%, mức trung bình là 38%, mức lạc hậu và
rất lạc hậu là 52 %. Đặc biệt là khu vực sản suất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%.
Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí khoảng
0,2- 0,3 % doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5% và ở Hàn Quốc là 10%. Đánh giá của Bộ KH&CN thì năng
lực đổi mới công nghệ là loại “năng lực yếu nhất” của các doanh nghiệp Việt Nam.Việc đổi mới công
nghệ chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vấn đề của chúng ta ở đây là các doanh nghiệp VN thiếu vốn cho việc đổi mới công nghệ, các doanh
nghiệp cũng chỉ chú ý đến việc đổi mới thành phần kỹ thuật của công nghệ còn 3 thành phần là: con
người , thông tin, thiết chế thì gần như không được chú ý đến mà không biết rằng phải hội tụ đủ bốn
yếu tố trên mới gọi là đổi mới công nghệ; đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn châm,mang tính
thụ động.
Thực trạng đáng buồn này khiến cho các doanh nghiệp trong nước vốn đã yếu nay lại mất dần khả năng
cạnh tranh ngay trên “sân nhà”. Điều này nếu xét riêng trong nghành xe máy thì sẽ là lợi thế của HVN-
bởi có một dây chuyền hiện đại, liên tục đổi mới công nghệ- trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp
xe máy trong nước.

You might also like