VI Mô

You might also like

You are on page 1of 3

CÂU 14:

Giả sử chính phủ muốn tăng thu nhập cho nông dân. Tại sao các chương
trình trợ giá hay hạn chế diện tích canh tác lại làm cho xã hội phải trả giá
nhiều hơn so với việc Chính Phủ cấp tiền cho nông dân?

 CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÁ HAY HẠN CHẾ DIỆN TÍCH


CANH TÁC:

-Trước thực trạng giá nông sản không bù đắp được chi phí sản
xuất; sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn  Chính phủ đã ban
hành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để tăng thu
nhập cho nông dân.
- Các biện pháp của chính phủ áp dụng chương trình hỗ trợ giá:
+ Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa xuất
nhập khẩu, hàng hóa giữa các vùng miền, địa phương
+ Kiểm soát hàng tồn kho
+ Chính phủ phải mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng
dự trữ lưu thông  mà tiền để hỗ trợ nông dân, chính phủ lấy từ
thuế (chính là từ XÃ HỘI ) XÃ HỘI phải trả giá
VÍ DỤ: Khi nông dân trồng được mùa lúa, thì giá thóc sẽ giảm (
cung lớn hơn cầu, vì cung tăng mà cầu không đổi), đồng nghĩa với
việc dư thừa thóc gạo, tiền bán thóc lãi ít thậm trí không lãi
 Chính phủ áp dụng chương trình hỗ trợ giá để giảm bớt khó
khăn cho nông dân bằng cách:
o Chính phủ mua thóc gạo để đưa vào hàng dự trữ quốc gia
rồi vận chuyển, xuất khẩu đến những nơi cần thóc để bán
cho họ với giá cả phù hợp !
 Mất chi phí bảo quản thóc gạo, mất chi phí vận chuyển
hàng hóa, mất phí thuê nhân công, nhà xưởng...
 Nhà nước mất 2 lần tiền để thu mua và buôn bán thóc gạo,
lần thứ nhất: chính phủ phải bỏ vốn để mua lại thóc của
người dân (mua với giá phù hợp), tiền bảo quản thóc gạo,
tiền nhà xưởng bảo quản thóc...
Lần thứ 2 chính phủ phải vận chuyển đến nơi cần mua
thóc, mất tiền thuê lực lượng, công cụ vận chuyển hàng
hóa...và bán với giá phù hợp cho người mua
Mà chi phí cho việc trên, chính phủ lấy từ “thuế” của công dân
(chính là từ xã hội)  XÃ HỘI phải trả 2 lần giá
 Chính Phủ cấp tiền cho nông dân:
+ Để nông dân sản xuất, kinh doanh theo ý muốn của nông dân.
+ Dùng tiền đó để duy trì cuộc sống của họ.
+Một lượng tiền được hỗ trợ sẽ được trả về cho xã hội ( trong quá
trình sản xuất buôn bán)
 Cần rất ít lực lượng nhân lực so với chương trình trợ giá hoặc
hạn chế canh tác ở trên.
 Chính phủ chỉ mất tiền 1 lần XÃ HỘI phải trả giá 1 lần
+Nguồn tiền vẫn giữ nguyên
+Tiền chỉ chuyển từ người này sang người khác chứ không mất đi
hay tăng thêm.
 Các chương trình trợ giá hay hạn chế diện tích canh
tác làm cho xã hội phải trả giá nhiều hơn so với việc
cấp tiền cho người dân vì:
-Chương trình trợ giá và hạn chế canh tác :
+XÃ HỘI phải trả phí lớn: Cần lượng lớn nguồn lực, nhà xưởng và
thời gian. Phải mua rẻ sản phẩm của nông dân và bán lại với giá rẻ cho
người cần mua.
+Rủi ro khi thu mua nông sản cao ( vì nếu không cất giữ cẩn thận,
nông sản rất dễ hỏng, thời gian bảo quản không được lâu)
-Cấp vốn cho người dân:
+XÃ HỘI trả phí ít hơn nhiều so với phương án trên ! Do không
mất nguồn lực về nhà xưởng máy móc và nhiều nhân công.
+Nhưng nhược điểm là dẫn đến tình trạng tham nhũng (tiền từ nhà
nước cấp cho nông dân nhưng về đến tay người dân thì tiền không còn
được vẹn nguyên như ban đầu)
Tất cả những phương án trên NHÀ NƯỚC đều nhằm mục đích
bình ổn giá, bình ổn cán cân cung cầu, nhằm cải thiện đời sống nông
dân. Và Xã hội đều phải trả phí nhưng so với Chương trình trợ giá
và hạn chế canh tác thì cấp vốn cho người dân xã hội phải trả phí ít
hơn !

You might also like