You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


-------*-------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Phân tích quan điểm chỉ đạo của


Đảng về CNH-HĐH hiện nay. Hãy nêu giải
pháp phát triển khoa học-công nghệ trong
đẩy mạnh CNH-HĐH

GVHD : ĐÀO THỊ BÍCH HỒNG


LỚP : A08-C – Nhóm: 14

STT HỌ TÊN MSSV

1 Mai Văn Xuân Hoàng 1710096

2 Nguyễn Minh Quân 1710262

3 Nguyễn Thanh Bình 1710635

4 Nguyễn Nhã Minh Phúc 1712685

5 Lê Thị Hồng Thắm 1713211

6 Trần Cao Minh 1712196

TP HCM, 5/2019
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 14

STT Họ và tên MSSV Điể m

1 Mai Văn Xuân Hoàng 1710096

2 Nguyễn Minh Quân 1710262

3 Nguyễn Thanh Bình 1710635

4 Nguyễn Nhã Minh Phúc 1712685

5 Lê Thị Hồng Thắm 1713211

6 Trần Cao Minh 1712196

1
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

I/ Quan điểm chủ đạo của Đảng:


1. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 5 quan điểm
 Công nghiệp hóa gắn với hiện đại và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Từ thế kỉ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hóa. Khi đó, công nghiệp
hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Nhưng
trong thời đại ngày nay, đại hội X của Đảng nhận định: “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến
nhảy vọt và những đột phá lớn”. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng với
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. CNH-HĐH là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện
tăng cường củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập,
tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó,
xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức
với đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu
rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại
hóa.
Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển.
Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên
kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Trong quá trình CNH-HĐH, nước ta có
thuận lợi cơ bản là nước đi sau, có thể học hỏi được kinh nghiệm thành công của những nước đi
trước và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này.Trước đây, nước Anh thực hiện CNH
đầu tiên, phải mất 120 năm; nước Mỹ đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa là Nhật Bản xuống còn 70
năm; và các nước công nghiệp mới (NICs) có hơn 30 năm. Đây chính là cơ hội lịch sử hiếm hoi
mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như Việt Nam rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi
trước. Việc chuyển nền kinh nước ta sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp
thiết không thể trì hoãn.
Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về phát triển
KTTT ''Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy
vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ
lực. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng
cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế- xã hội, từng bước phát triển KTTT ở
nước ta''.
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh thêm: “thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn
với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý,
hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

2
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

Đại hội XII của Đảng xác định: “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất
lượng cao làm động lực chủ yếu”.
Năm 2000, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đưa ra định nghĩa:
''KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu
nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế''. Khác với
nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân với các công cụ cơ khí, cho năng suất lao động cao;
còn nền KTTT, chủ thể là công nhân trí thức với công cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử
dụng tri thức. Phát triển KTTT nước ta là thực thi chiến lược vận dụng tri thức mới vào tất cả các
ngành kinh tế, làm tăng nhanh giá trị của sản phẩm; giảm tiêu hao tài nguyên và lao động. Nước
ta xác định, KTTT là công cụ hàng đầu để rút ngắn thời gian thực hiện quá trình CNH-HĐH.
Nội dung trung tâm của thực hiện CNH-HĐH gắn với phát triển KTTT là lựa chọn để có thể
bỏ qua một số thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới nhằm
nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp dịch vụ
có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta có được sự lựa chọn rộng rãi để tăng nhanh hàm lượng
khoa học công nghệ trong sản phẩm. Chúng ta cần phải đẩy mạnh việc sử dụng những tri thức mới
của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, như nhập khẩu trực tiếp công nghệ; nhập khẩu công
nghệ gián tiếp qua thu hút đầu tư; mua bằng sáng chế hay mời chuyên gia nước ngoài vào làm
việc. Nhưng điều quan trọng hơn, ngoài phần nhập khẩu công nghệ cứng như nói ở trên, cần chủ
động học hỏi và nhập khẩu những công nghệ mềm như công nghệ quản lý, kinh nghiệm sử dụng
nhân tài, đổi mới thể chế kinh tế... và đổi cách cải tiến để thích nghi với điểu kiện nước ta. Công
nghệ và tri thức của nhân loại sau một thời gian luôn bị thay thế bởi công nghệ và tri thức mới, do
đó việc tiếp cận với chúng là liên tục và không có điểm dừng. Đây là điều kiện để chúng ta rút
ngắn quá trình CNH-HĐH gắn với việc vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế.
Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo vào 2010, bước vào nhóm nước
có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc ấy, chúng ta đang phải đối
mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, hiện nước ta có gần 4000 cơ sở sản xuất, hơn 1500 làng nghề gây ô nhiễm, hơn 200 KCN
cần được kiểm soát về khả năng gây ô nhiễm.
Quá trình CNH-HĐH đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đối với môi trường. Do đó, các mối quan
tâm về môi trường cần được lồng ghép ngay từ quá trình ra các quyết định về phát triến kinh tế và
xã hội. Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với
môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng
lần thứ XI.
Nhà nước cũng cần sử dụng công cụ tài chính nhằm khuyến khích đầu tư vào các ngành sản
xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch; sản xuất và sử dụng năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái
chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Thực tiễn phát triển nước ta trong những năm gần đây khẳng
định, chúng ta có đủ năng lực, điều kiện để chuyên đổi thành công sang mô hình phát triển bền
vững.

3
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

Chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững là biện pháp hữu hiệu nhất có khả năng phòng
ngừa và hạn chế tối đa các tác động xấu đối với môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khác với công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có Nhà nước, theo kế hoạch đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều
thành phần. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tham khảo kinh nghiệm phát
triển của các quốc gia trên thế giới, và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề ra đường
lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước phát triển mới về tư duy
lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Ở
thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện bằng
cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước, còn ở thời kỳ đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng
cơ chế thị trường. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành
đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có
hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô
thế nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai
mục đích, kém hiệu quả và lãng phí, thất thoát. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là kiểu tổ
chức kinh tế đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị trường,
vừa bảo đảm tính định hướng XHCN.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu
hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế,
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ
hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản
phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nói riêng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Đại hội VI, Đảng ta đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế
và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong
“Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác". Tới Đại hội VII, Đảng ta định hướng
“đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế". Ta ̣i Đại hội VIII,
thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh
tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngày 10-4-2013, Bô ̣ Chiń h tri ̣
đã ban hành Nghi quyế
̣ t số 22-NQ/TW về hô ̣i nhâ ̣p quố c tế . Đây là văn kiê ̣n quan tro ̣ng, có ý nghiã
chiế n lươ ̣c, làm rõ và thố ng nhấ t nhâ ̣n thức trong toàn Đảng, toàn dân về hô ̣i nhâ ̣p quố c tế trong
tình hiǹ h mới. Nghi ̣quyế t đã xác đinḥ rõ hô ̣i nhâ ̣p quố c tế sẽ đươ ̣c triể n khai sâu rô ̣ng trên nhiề u

4
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

liñ h vực, đă ̣c biê ̣t, hô ̣i nhâ ̣p kinh tế phải gắ n với yêu cầ u đổ i mới mô hiǹ h tăng trưởng và tái cơ
cấ u nề n kinh tế .
Việc thực hiện chủ trương trên đây của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu, Nước ta đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 160 nước và 70
vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và
vai trò ngày càng được khẳng định. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng đi
vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được
mở rộng.
 Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người luôn
được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công
nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó con người là yếu
tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
Nguồn nhân lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu
và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thể
giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.
Bước vào đổi mới (1986) dân số nước ta là 59.872.000 người, đến năm 1997 (sau 11 năm) là
76.709.000 người (tăng 16.837.000 người, bình quân một năm dân số nước ta ở thời kỳ này tăng
hơn 1,5 triệu người); trong đó lực lượng lao động từ 27.398.000 người (năm 1986) lên 36.994.000
(năm 1997). Năm 2000, dân số nước ta là 77.658.500 người, tăng 1.080.000 người. Tốc độ tăng
dân số cao và liên tục nên nguồn nhân lực nhanh chóng tăng. Năm 2000, Tổng cục Thống kê đã
dự báo “Sau năm 2000, tốc độ gia tăng lao động của nước ta ở mức 3%/năm. Dân số nước ta được
xếp loại dân số trẻ.” Có thể thấy, trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nguồn lao động luôn luôn tăng đòi hỏi phải được đào tạo, sử dụng. Chúng ta tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước với quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, đó là sức mạnh,
là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh. Song, với điểm xuất phát thấp, nguồn vốn nhỏ bé, trình độ
công nghệ vừa thiếu vừa lạc hậu, hạ tầng kém… thì một khi nguồn lao động đã dư thừa lại tăng
với tốc độ nhanh sẽ gây sức ép lớn về việc làm.
Về cơ cấu nguồn nhân lực, thực tế phản ánh trình độ phân công lao động thấp kém của một nền
nông nghiệp lạc hậu. Lao động trong nông nghiệp chiếm tới 73%, trong khi công nghiệp và dịch
vụ chỉ chiếm 27% (1997). Cơ cấu lao động được đào tạo giữa các ngành, các vùng và giữa các bậc
có sự chênh lệch. Dân số nông thôn chiếm gần 80% dân số cả nước, nhưng chỉ chiếm 47,38% lực

5
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

lượng lao động được đào tạo trong cả nước. Trong 73% số lao động làm việc trong các lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp số người được đào tạo chiếm 7%(4). Số lao động có trình độ cao cũng được
phân bố không hợp lý, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn
khác. Khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặc dù được quan tâm đào tạo, song
năm 1997, lao động trí tuệ nước ta mới chiếm 7,9%, lao động chân tay là 92,1%.
Về trình độ của lực lượng lao động, năm 1997, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm 14,3%,
nhưng cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề không hợp lý. Trình độ lao động qua đào tạo ở các bậc
là: trên đại học 0,3%; đại học và cao đẳng là 20,1%; trung học chuyên nghiệp là 35,8%; công nhân
kỹ thuật có bằng cấp là 24,4%; công nhân kỹ thuật không có bằng cấp là 19,4%. Năm 2002, nước
ta có khoảng 900.000 lao động có trình độ cao đẳng trở lên (chiếm 2,43% lực lượng lao động xã
hội). Trong đó, số người có trình độ trên đại học khoảng 10.000 người (chiếm khoảng 0,027% lực
lượng lao động xã hội)(5). Điều này cho thấy, khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nguồn nhân lực nước ta chất lượng còn rất thấp, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có chiến lược
phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996), tại Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông
qua, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội;
giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi
ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội VIII của Đảng khẳng định với tính chất
là chiến lược thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng được chú trọng. Đại hội VIII của Đảng
khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam
là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng đã ban
hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát
huy nhân tố con người. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướng chiến lược
phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000
đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết nêu: “Lấy việc phát
huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”(8). Mục tiêu và

6
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đại hội XI (2011) kế thừa và phát triển quan điểm phát triển nguồn nhân lực từ các đại hội
trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược,
trong đó “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được khẳng
định là khâu đột phá thứ hai. Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với hoàn cảnh nguồn
nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời đại khoa
học, công nghệ. Khâu đột phá trúng và đúng này đã và đang tập trung nâng cao sức mạnh nội sinh
- nguồn nhân lực, để tồn tại và phát triển trong một thế giới năng động, thế giới của khoa học và
công nghệ.
Vì thế, Đại hội XI của Đảng đồng thời cũng xác định rõ phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển
nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Đây chính là nội dung quan
trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của nước ta trong điều kiện
hiện nay. Để thực hiện chiến lược này, Đại hội XI cũng nêu rõ những giải pháp trực tiếp cho chiến
lược phát triển nguồn nhân lực, đó là: “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt
Nam”; “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia
về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam”.
 Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước ta tiến lên chủ nghĩa
xã hội từ một nền kinh tế thấp, kém phát triển về tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp.
Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát
triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua
sáng chế kết họp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ
công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

Từ báo cáo của đồng chí Phan Thu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường
của Quốc hội đọc tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa IX, ngày 07-12-1993; có nhắc đến những vấn

7
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

đề còn tồn tại của khoa học công nghệ tại Việt Nam năm 1993 như: “Việc đầu tư công nghệ mới,
chỉ có một số ít là hiệu quả còn khá nhiều công nghệ và thiết bị cũ còn tồn tại hoặc do trình độ
công nghệ của cán bộ quản lý chưa cao, nên đã để lọt lưới nhập những công nghệ thiết bị lạc hậu,
thậm chí có thiết bị quá lạc hậu. Điều đó đã dẫn tới không ít xí nghiệp làm ăn thua lỗ vì không
cạnh tranh nổi và giành được thị trường. Ví dụ: phần lớn công nghệ nhập cho ngành Công nghiệp
dệt trong những năm vừa qua là không còn mới hoặc đã lạc hậu; công nghệ của hơn 700 dự án đầu
tư hoặc liên doanh với nước ngoài phần lớn đã ở mức quá 15 năm hoặc nhiều máy móc đã nhập
của một cơ sở thì phần lớn là máy cũ, có máy sản xuất từ trước Đại chiến thế giới thứ II, thậm chí,
có máy sản xuất từ năm 1905.”; “Đầu tư cho khoa học và công nghệ có tăng hơn trước, nhưng mới
chỉ chiếm dưới 1% ngân sách, tuy vậy, còn dàn trải nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn; còn
thiếu các biện pháp và cơ chế để huy động các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh
vực này.”
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất rõ, để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế, vượt qua thách thức và tạo đà phát triển đất nước thực sự nhanh và bền vững, bên cạnh việc tập
trung sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển KHCN và nguồn nhân lực KHCN, phát triển kinh
tế tri thức, qua đó, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền
kinh tế đất nước.
 Phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội.
Xây đựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách
chênh lệch giữa các vùng… Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều
được hưởng thành quả của phát triển.
Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội là hai tiêu chí phát triển của xã hội. Chính
sách của các nhà nước nhìn chung đều nhằm thực hiện cả hai tiêu chí đó. Tuy nhiên, chính sách
chú trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh có thể gây ra bất bình đẳng (về thu nhập, cơ hội học
tập, tiếp cận dịch vụ xã hội) và làm cho nghèo đói gia tăng, thậm chí có thể làm phát sinh các mâu
thuẫn xã hội. Ngược lại, chính sách chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có thể làm

8
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, vấn đề giải quyết hài hòa mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội càng trở nên cấp thiết.
Giai đoạn 1991-1995, định hướng gắn kết tăng trưởng với tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện
trong nội dung Cương lĩnh năm 1991. Các định hướng chính sách lớn trong giai đoạn 1991-1995
tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển các thành phần kinh tế, hình thành các thị trường
nhân tố sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế thị trường. Chính sách xã hội bắt đầu tập trung vào giải
quyết những vấn đề cơ bản nhất, đó là cải cách và đổi mới chính sách tiền lương cho phù hợp khi
chuyển đổi sang cơ chế thị trường, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, trong đó có chính sách bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và chăm sóc sức khỏe cho cả đối tượng ngoài khu
vực nhà nước. Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Kết hợp hài hòa giữa phát triển
kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội;
giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền
đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế”. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994), mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội được
Đảng xác định một cách rõ ràng hơn: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng bước phát triển”
Từ đó cho đến nay, sau nhiều kỳ Đại hội, quan điểm về phát triển nhanh và bền vững, thực hiện
công bằng xã hội của Đảng liên tục được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với thời cuộc. Giai đoạn
2011-2016,Đảng khẳng định rằng, tiến bộ xã hội và công bằng xã hội là hai mục tiêu song trùng
của sự phát triển xã hội; mục đích tối cao của tăng trưởng kinh tế là nhằm phát triển con người;
mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xét cho cùng, là để giải phóng những giá trị văn hóa
tích cực nhất cho loài người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; mặt khác, tăng trưởng kinh tế
đồng thời giúp con người có nhiều cơ hội, khả năng tiếp nhận các giá trị văn hóa, đưa xã hội tiến
lên những nấc thang mới trong lịch sử nhân loại. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “kết
hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời
sống tinh thần” .Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát
triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân”. Như vậy, trong thời kỳ đổi mới Đảng luôn chủ trương phát triển kinh tế phải gắn kết chặt
chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội; coi hai mục tiêu này có mối quan

9
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tăng trưởng kinh tế là cơ sở, làm tiền đề và điều kiện cho nhau,
ngược lại, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là điều kiện quan trọng thúc đẩy và bảo đảm tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững.
2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề khoa học – kĩ thuật trong ngành Thủy sản:
2.1. Quan điểm phát triển
Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng
cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan
hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ đô ̣ng thić h ứng với tác động của biế n
đổ i khí hâ ̣u; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền
quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.
2.2. Mục tiêu đến năm 2020
Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện
theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh
cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.
2.3. Định hướng phát triển
 Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin
tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hô ̣ cứu na ̣n.
Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu
cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới…, phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành cơ khí tàu cá,
các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các
cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên
các hải đảo.
Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản. Xây dựng và phát
triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa, thực hiện việc thả các giống
thủy sản đảm bảo chất lượng ra biển và các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và
phát triển nguồn lợi thủy sản.
 Nuôi trồng thủy sản
Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất giống,
tập trung nguồn lực để tạo nguồn giống sạch bệnh, trước hết đối với tôm sú, tôm chân trắng và cá
tra.
Tiếp tục tập trung đầu tư cho các Trung tâm quốc gia giống thủy sản, các trung tâm giống
thủy sản cấp I và vùng sản xuất giống tập trung ở Nam Trung bộ.
 Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

10
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ lệ giá trị gia
tăng trong mỗi sản phẩm thủy sản.
 Cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dich
̣ vu ̣ hậu cần nghề cá
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ;
thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phu ̣c vụ nuôi trồng, chế biến và dich
̣ vu ̣ nghề cá.
2.4. Một số giải pháp chủ yếu
Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Có dự báo thường
xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.
Thành lập Viện Thủy sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy
sản 1, 2, 3 và Viện Nghiên cứu hải sản; thành lập mới Viện Thú y thủy sản và Viện nghiên cứu
thủy sản đồng bằng sông Cửu Long thuộc Viện.
Có biện pháp thiết thực và phù hợp để thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực và trên
thế giới về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong khai thác hải sản, cơ khí đóng tàu, máy tàu, trong
thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển.
Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổ ng thể điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi,
kinh tế xã hô ̣i, làm cơ sở cho việc xây dựng thông tin thố ng kê thủy sản để hoạch định kế hoạch
sản xuất cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển.
Áp du ̣ng công nghê ̣ sinh ho ̣c và các công nghê ̣ cao để tập trung sản xuất thành công các loại
giống thủy sản sạch bệnh: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, basa, các loại cá và thủy sản khác, tạo sự
chủ động trong sản xuất giống thủy sản có chất lượng mang thương hiệu Việt Nam, sản xuất thuố c
thú y thủy sản, các loại vacxin phòng trị bê ̣nh thủy sản có chất lượng; các chế phẩm sinh học xử
lý môi trường.
Khẩn trương nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất ngư cụ, cơ
khí thủy sản.
Xã hội hóa công tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực hiện tốt
nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thị
trường đến người sản xuất.

11
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, cơ cấu các ngành kinh tế của nước ta đã có sự chuyển dịch
mạnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cụ thể trong 10 năm qua, công nghiệp Việt
Nam đã có những thành tựu nổi bật. Giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam sau 10 năm qua tăng
cao gần 3,5 lần, từ 0,34 triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy
trì ổn định khoảng 31 - 32%, và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước.
Công nghiệp luôn là ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam với tỷ trọng ở mức xấp xỉ 90% tổng
kim ngạch xuất khẩu cả nước qua các năm. Cơ cấu xuất khẩu của các ngành công nghiệp chuyển
dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ mức 46,7%
năm 2000 lên 97,3% vào năm 2015, trong khi nhóm ngành khoáng sản giảm liên tục, từ 22%
năm 2007 xuống còn 7,7% vào năm 2010 và 2,7% năm 2015. Trong đó sự đóng góp của ngành
công nghiệp thực phẩm là không thể nào không nhắc tới, tuy qui mô cuả ngành chưa lớn, chỉ
chiếm tỷ trọng 2,1% tổng số doanh nghiệp của cả nước nhưng có tổng doanh thu chiếm 7,3% tỷ
trọng của cả nước và tỷ suất sinh lời 8%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là
12,5%/năm. Về xu hướng phát triển các ngành hàng: chế biến thuỷ sản, sữa và sản phẩm từ sữa
và nông sản là những ngành hàng đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là thuỷ sản. Chỉ
riêng 2017, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,3 tỷ USD. Tại hội nghị “Việt Nam Food
forum 2017”, phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương
đã cho biết :” Ngành công nghiệp thực phẩm được xác định là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công
ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội”.
Có thể nói công nghiệp thực phẩm là một ngành công nghiệp trọng điểm là bởi vì:
- Công nghiệp thực phẩm là ngành thu hút nhiều lao động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và
thành thị. Nhờ đó, thu nhập của người lao động tăng lên vì nguồn cầu cần có thì khả năng thanh toán
cũng sẽ tăng theo. Điều này lại có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển để có thu nhập quốc dân cao
hơn
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nghèo và kém phát triển, tích lũy nội bộ nền kinh tế còn
thấp, vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh CNH-HĐH còn thiếu thì vấn đề phát
triển các ngành nông, lâm, thủy sản, phát triển mạnh ngành công nghiệp thực phẩm cả về số lượng,
chủng loại và chất lượng xuất khẩu có ý nghĩa to lớn trong việc tăng tích lũy cho nền kinh tế
- Sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm không đòi hỏi lượng vốn lớn như các ngành công
nghiệp nặng, song lại sớm đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội

Như vậy việc lựa chọn các phương án chiến lược phát triển ngành công nghệ thực phẩm
Việt Nam là vô cùng cần thiết. Đặc biệt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên toàn cầu,
công nghệ 4.0 đang xâm chiếm Trái Đất, thì chúng ta rất cần phải học hỏi và ứng dụng các tiến
bộ khoa học kĩ thuật này để đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành công nghệ thực
phẩm.
Tuy nhiên đối với bài tiểu luận của nhóm chúng tôi, việc phân tích, nghiên cứu toàn bộ
phạm vi ngành công nghệ thực phẩm sẽ gây nhiều khó khăn trong việc diễn giải cũng như bao
quát hết tất cả vấn đề, thực trạng của ngành hiện nay. Do đó nhóm chúng tôi đã lựa chọn thu nhỏ
phạm vi tiểu luận lại về phân tích các yếu tố khoa học – công nghệ trong khai thác, đánh bắt,

12
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ở tỉnh Kiên Giang trong những năm 2016-2019. Việc chúng
tôi đưa quy mô nghiên cứu về như vậy là do những lí do sau:
Vị trí và vai trò của ngành thủy hải sản trong nền kinh tế quốc dân

Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Ngành thủy hải sản đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Với lợi thế về điều kiện tựu
nhiên, được thiên nhiên ưu đĩa nên nước ta có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng
thủy hải sản. Việt Nam có một bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá
thuận lợi cho cả nuôi thủy sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm
phát triển ngành kinh tế thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao
gồm nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nhiệp phụ trợ như công
nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển,.. Phát triển ngành
thủy hải sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp và toàn nền
kinh tế nói chung.
Có thể nói rằng, các sản phẩm thủy sản là những sản phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, dễ tiêu hóa,
phù hợp với sinh lý sinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong
xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp nập, cô bồ, người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn
nhanh. Những đồ ăn này không hề có lợi cho cơ thể. Vì vậy một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm và
các loại hải sản khác bên cạnh gia đình và người thân thật sự là có ý nghĩa biết bao.
Hơn thế nữa ngành thủy sản càng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết tại
chỗ nhu cầu về thực phẩm của nhân dân với chất lượng cao, thu hút hàng vạn lao động dư thừa,
nông nhàn ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, năng cao đời sống nông dân và làm thay
đổi bộ mặt nông thôn. Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Ngành thủy sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Bỏi vì, ngành thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm của nó là các sinh vật
sống trong môi trường nước, đó là một trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời
sống nhân dân. Do đó phát triển ngành thủy sản không những đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó xuất
khẩu thủy hải sản ra thị trường các nước trên thế giới còn sẽ mở ra một cơ hội cho Việt Nam hòa
mình cùng nhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Những tiềm năng phát triển khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ở Kiên
Giang

Kiên Giang là một trong số 28 tỉnh, thành trong cả nước có biển, ven biển với hệ sinh thái
vùng ngập mặn ven bờ đa dạng, tài nguyên phong phú. Vùng biển Kiên Giang rộng lớn với diện
tích khoảng 63.290 km2, bờ biển dài khoảng 200 km, với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú
Quốc là đảo lớn nhất.
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển và làm giàu từ biển. Vùng
biển Kiên Giang không chỉ là nơi giàu có về nguồn lợi thủy sản mà còn sở hữu nhiều danh lam
thắng cảnh để phát triển ngành du lịch biển – đảo. Nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, vùng biển
Kiên Giang có đường biên giới giáp ranh với Campuchia, Thái Lan và đang trở thành cửa ngõ
quan trọng đối với thị trường ASEAN, đồng thời cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa với
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam bộ
2. Đánh giá thực trạng:
2.1. Đạt được:
a) Điểm mạnh:

13
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

Nguồn lao động dồi dào, số lượng lao động có trình độ cao ngày càng tang trong các lĩnh vực
đánh bắt, khai thác, nuôi truồng và chế biển thủy hải sản.
Hiện toàn tỉnh có 10.798 tàu khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, công suất bình quân 258
CV/tàu. Những năm gần đây, tàu khai thác thủy sản của tỉnh phát triển mạnh, số lượng tàu đóng
mới có khả năng khai thác xa bờ tăng nhanh.
Theo đó, trên lĩnh vực khai thác thủy sản, số lượng tàu cá của tỉnh tăng khá nhanh cả về số lượng
và quy mô. Năm 2015 toàn tỉnh có 10.322 tàu, đến tháng 3/2018 tăng lên 10.763 tàu, tốc độ tăng
trưởng bình quân 1,33%/năm. Trong đó có 10.364 tàu khai thác và 376 tàu dịch vụ hậu cần nghề
cá.
Nghề khai thác thủy sản đa dạng, có gần 20 loại nghề, nhưng tập trung chủ yếu ở 04 họ nghề
chính: lưới kéo, lưới rê, lưới vây và nghề câu. Sản lượng khai thác thủy sản hằng năm tăng,
chiếm khoảng 16% tổng sản lượng cả nước và trên 40% sản lượng khai thác của vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2015 đạt 493.824 tấn; năm 2017 đạt
765.275 tấn và 6 tháng đầu năm 2018 là 370.450 tấn, trong đó ước tính sản lượng từ nghề lưới
kéo chiếm trên 75% tổng sản lượng khai thác của tỉnh.
Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh tăng liên tục. Diện tích nuôi trồng thủy sản
năm 2015 diện tích 202.372ha, năm 2017 là 240.630ha, 6 tháng đầu năm 2018 là 195.264ha;
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 9,04%/năm; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng
bình quân 8,8%/năm, sản lượng nuôi trồng năm 2015 đạt 183.423 tấn, năm 2017 đạt 217.041 tấn,
6 tháng đầu năm 2018 là 84.342 tấn.
Trên lĩnh vưc chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP), hơn 10 năm qua, ngành thủy sản VN có tốc độ tăng trưởng bình quân 16-
18%/năm. Hiện Việt Nam nằm trong Top 5 các quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi trồng và xuất
khẩu thủy sản.
Hiện toàn tỉnh có hơn 20 nhà máy chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại,
tổng công suất khoảng 280.000 tấn/năm; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 160 triệu USD.
Cùng với đó, sản lượng khai thác thủy sản hằng năm tăng, chiếm khoảng 16% tổng sản lượng cả
nước và hơn 40% sản lượng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 9 tháng qua, sản lượng
khai thác thủy sản khoảng 438.000 tấn, đạt hơn 79% kế hoạch.

b) Ứng dụng khoa học – kĩ thuật


- Ứng dụng công nghệ cao tại huyện Kiên Lương thuộc Công ty cổ phần Trung Sơn (Xã Bình
An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang) phát triển nuôi tôm:
Công ty Trung Sơn đang sản xuất tôm theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn, tất cả đều khép kín.
Tôm bố mẹ được đơn vị nhập về từ Ha-oai (Mỹ) để sản xuất tôm giống tại tỉnh Bình Thuận, sau
đó chuyển về vùng nuôi. Tôm giống bảo đảm an toàn dịch bệnh, đạt chứng nhận GlobalGAP.
Khu nuôi của công ty có hệ thống lấy nước biển riêng, gồm kênh cấp, qua trạm bơm lên kênh
cấp nổi, đến kênh nhánh cấp vào ao xử lý và cuối cùng là ao nuôi. Giai đoạn 1, tôm giống được
ương trong nhà màng từ 25 đến 30 ngày. Ðây là khu nhà màng hiện đại, hoàn toàn không lệ
thuộc thời tiết. Sau đó tôm được chuyển ra ao lót bạt đáy nuôi thương phẩm với mật độ từ 250
đến 400 con/m2. Tôm được thu hoạch đúng theo kích cỡ khách hàng đặt và chuyển về nhà máy
của công ty để chế biến, xuất khẩu
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất tại các trại
sản xuất, trong đó có Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống thủy sản Thứ Sáu Biển (ấp Sáu Biển,

14
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang): mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn
trong ao lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan để giảm những tác động bất lợi của môi trường.
Giai đoạn 1 ương tôm trước khi thả ra ao nuôi, dành riêng diện tích 0,7ha chia làm các ao: Ao
chứa (3.000m2) dùng để cấp nước từ bên ngoài vào và được xử lý chlorine trước khi đưa vào ao
dự trữ; Ao dự trữ (3.000m2) lúc nào cũng có nước đã được xử lý vôi, khoáng chất; Các bể ương
hình tròn có lót bạt, lắp đặt oxy đáy để ương tôm dao động từ 500 - 1.000 con/m2 (kích cỡ post
12). Thời gian ương 25 - 30 ngày, tôm đạt kích cỡ 600 - 900 con/kg. Sau đó anh sẽ tiến hành thả
vào ao nuôi thứ 1 với diện tích 1.000m2. Một tháng sau anh tiếp tục ương tôm thả vào ao nuôi
thứ 2 với diện tích 1.000m2. Cứ như thế, thu hoạch tôm hàng tháng.
Giai đoạn 2, tôm từ 30 - 60 ngày tuổi đưa ra 2 ao nuôi, mỗi ao có diện tích 1.000m2. Trước khi
đưa tôm ra ao, kiểm tra sức khỏe tôm, cân tính số lượng, độ pH… giữa ao nuôi và ao ương. Mỗi
ao đều đầu tư lưới, che kín bạt, lót bạt đáy và bờ ao, dưới lớp bạt đáy có các ống nhựa được thiết
kế theo hình xương cá để hút nước và khí ra ngoài. Mật độ thả nuôi bình quân 200 - 250 con/m2.
Sau 80 ngày nuôi, tôm đạt kích cỡ 40 con/kg, năng suất bình quân 5,5 tấn/ao/vụ. Mỗi ao nuôi 3
vụ/năm, tổng sản lượng cả 2 ao đạt bình quân 33 tấn/năm.

- Ứng dụng công nghệ lồng nuôi Nauy (lồng tròn) Công ty Trấn Phú,
Cty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ XNK Trấn Phú (Tổ 5, ấp Bãi Vòng, Xã Hàm Ninh,
Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang) đang đầu tư nuôi với 6 lồng ương cá giống và 4 lồng nuôi cá
thương phẩm, tại vùng biển thuộc xã Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc. Theo đó, toàn bộ lồng
nuôi được nhập khẩu từ Na Uy, trong đó lồng ương loại vuông có diện tích 5 x 5m, còn lồng
nuôi cá thương phẩm loại tròn có đường kính 20m. Mỗi lồng tròn có thể nuôi được từ 25 – 30 tấn
cá thương phẩm. Ưu điểm của loại lồng này là chịu được thời tiết khắc nghiệt trên biển, khung
lồng bằng ống nhựa có tuổi thọ trên 35 năm, độ an toàn nuôi trên 20 năm. Lồng nuôi chịu được
sóng, gió cấp 10 và có thể xả van nhận chìm để đảm bảo an toàn khi có bão lớn. Chi phí đầu tư
toàn bộ khung, lưới và dây neo… khoảng 700 triệu đồng/lồng nuôi cá thương phẩm.
ưu điểm của lồng nuôi theo công nghệ Na Uy là được sản xuất bằng chất liệu nhựa HDPE cực kỳ
bền, có độ kín nước, kín hơi cao và có tuổi thọ lớn khi sử dụng.
Ngoài ra, lồng này có khả năng chống lại hóa chất cao và không bị ăn mòn, gỉ sét; đặc biệt có độ
uốn dẻo cao nên dễ dàng định hình, không bị gãy khi gặp địa hình gồ ghề hay gấp khúc. Lồng
nuôi chủ yếu có 2 kiểu gồm hình vuông và hình tròn, lồng hình tròn thích hợp với nuôi cá biển
còn lồng hình vuông thì phù hợp với nghề nuôi tôm hùm.
Mô hình lồng nhựa HDPE theo công nghệ Na Uy được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: khung
lồng, túi lưới và neo. Trong đó, khung lồng là một vòng phao nổi làm bằng nhựa HDPE theo
hình vuông hoặc tròn.
Lưới lồng là lưới dệt không gút, bền, không bị oxi hóa và có khả năng chống sinh vật bám, được
gia cường bởi các dây diềng. Toàn bộ túi lưới được thiết kế, tính toán phù hợp với điều kiện
vùng nuôi (lưu tốc dòng chảy, độ sâu…) và với từng đối tượng nuôi.
Còn neo lồng là khối bê tông nặng 4 tấn, dây neo là loại dây PP bằng nhựa có đặc tính chiụ đươ ̣c
lực căng kéo, chố ng la ̣i tác ha ̣i của dầ u mỡ, chố ng bào mòn.
toàn bộ hệ thống lồng được neo trên biển bằng công nghệ của Na Uy có tác dụng cố định và
giảm lực tác dụng của sóng gió lên khung lồng. Do đó, khi gặp sóng to toàn bộ lực tác dụng của
sóng gió được hấp thụ qua hệ thống phao chịu lực độc lập, sau đó hệ thống neo tự động điều
chỉnh cho lồng lên xuống theo mực nước của sóng biển.
Nhờ những đặc tính trên, hệ thống lồng nuôi này cho phép người nuôi đặt lồng ở những vùng
biển xa bờ nơi môi trường nước trong sạch, hạn chế được nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh…

15
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

- Áp dụng công nghệ Semi-biofloc, Biofloc

Hệ thống nuôi tôm thay nước nhiều thường duy trì được chất lượng nước tốt, tuy nhiên do vấn đề
an toàn sinh học và môi trường nên người nuôi đã quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng các
công nghệ nuôi tôm không thay nước như biofloc. Để ứng dụng thành công công nghệ biofloc,
người nuôi cần phải đáp ứng cùng lúc rất nhiều yếu tố như thả tôm với mật độ cao, hệ thống sục
khí và đảo nước thích hợp và đủ công suất (25-30 hp/ha), điều chỉnh đúng tỉ lệ C:N (>15), hệ
thống kiểm soát ao nuôi đúng và chặt chẽ. Từ những khó khan trên, nhiều người nuôi tôm ở
Indonesia đã chuyển sang công nghệ nuôi đơn giản hơn biofloc gọi là semi-biofloc hay còn gọi
là hệ thống lai (hybrid) kết hợp giữa sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (autotrophic and
heterotrophic organism).

Đặc điểm của hệ thống này là tạo ra môi trường cân bằng, với khoảng 30-40% sinh vật tự dưỡng
chủ yếu là tảo Chlorella (autotrophs) và 60-70% sinh vật dị dưỡng (heterotrophs) chủ yếu là các
chủng Bacillus. Sinh khối floc sẽ được duy trì kiểm soát thông qua việc bón định kỳ chế phẩm
sinh học (probiotic), CaCO3, MgCO3 và chất hữu cơ. Mật độ tảo được kiểm soát bằng cách điều
chỉnh và duy trì tỷ lệ N:P = 25:1, điều chỉnh hệ vi sinh vật dị dưỡng bằng cách bổ sung chế phẩm
sinh học (Bacillus) và các nguồn carbohydrate. Ao nuôi được cải tạo trước khi thả giống 20 ngày
nhằm thiết lập ổn định hệ sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (tảo và vi khuẩn có lợi). Các yếu tố chất
lượng nước cần quan tâm bao gồm màu nước, pH, độ kiềm, thành phần tảo và vi khuẩn trong ao.
Hệ thống sụt khí hiệu quả, đảm bảo duy trì hàm lượng oxy hòa tan >4 ppm, định kỳ siphon đáy
ao để loại bỏ chất thải. Độ trong duy trì từ 25-30 cm.
-Máy dò quét hiệu Koden của Nhật Bản
DNTN Hải sản Khải Hoàn (một thương hiệu nước mắm nổi tiếng được nhiều người biết đến ở
đảo ngọc Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang). Đơn vị có một đội tàu hàng chục chiếc chuyên đánh bắt
cá cơm vá 10 tàu hậu cần với tổng số nhân công là 300 người. Để có được nguồn nguyên liệu
chất lượng phục vụ sản xuất, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, đơn vị đã luôn chú trọng
đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại trên tàu khai thác. Trong đó, việc sử dụng máy dò quét
sonar KDS-6000BB cho hiệu quả rõ rệt như khả năng khử nhiễu cao, hình ảnh hiển thị rõ nét, xử
lý và phân biệt tín hiệu cá chính xác, rõ ràng hơn và có thể phát hiện đàn cá nhanh. Một trong
những tính năng quan trọng là máy có khả năng khử nhiễu giao thoa khi mà số lượng tàu trang bị
máy dò quét ngày càng nhiều và thường sử dụng một tần số giống nhau.
Các kỹ sư của MECOM còn cho biết, máy dò quét - sonar KDS-6000BB là máy dò quét đầu tiên
trên thế giới sử dụng công nghệ kỹ thuật số có băng thông dải rộng cho phép người dùng thay
đổi tần số đầu dò. Tần số phát ra có thể thay đổi trong dải tần từ 130 - 210 KHz với bước nhảy là
0.1 KHz. Đây là tính năng vượt trội nhất mà các máy dò quét thông thường không có. Với tính
năng này, máy KDS-6000BB có thể phát hiện được nhiều loài cá lớn nhỏ khác nhau, phù hợp với
nhiều loại nghề khai thác. Ngoài ra, máy dò quét - sonar KODEN KDS-6000BB đặc biệt thích
hợp với những tàu cá trang bị nhiều nghề khác nhau, thường xuyên thay đổi ngư trường. Như đối
với với ngư trường nước sâu, có thể thiết lập chế độ quét với góc mở lớn, tần số thấp, phù hợp
khai thác các loại cá đáy; hoặc thiết lập chế độ quét với góc mở đứng nhỏ, tần số cao để phù hợp
khai thác các loại cá nổi tại ngư trường nước nông

16
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

-Hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.Mục tiêu:
Quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh để kịp thời cảnh báo, hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất đạt
hiệu quả, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại trong nuôi trồng thủy
sản (NTTS) góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu diện tích, sản lượng NTTS kết hợp công tác bảo vệ
môi trường của tỉnh.
Cung cấp số liệu tức thời, cập nhật liên tục, phản ánh hiện trạng môi trường nước phục vụ NTTS
ở khu vực xả nước thải khu công nghiệp (KCN), cảng cá, khu dân sinh và khu vực nước nuôi cá
lồng bè làm cơ sở cảnh báo sớm ô nhiễm, bất thường của môi trường nước, giúp cơ quan quản lý
dự báo sớm diễn biến môi trường nước, có biện pháp ứng phó kịp thời.
Từng bước đáp ứng nhu cầu phân tích, đánh giá chất lượng nước, giống thủy sản, tầm soát dịch
bệnh cho người nuôi.
Quản lý khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường, tổ chức tập huấn, đào
tạo, tăng cường năng lực cán bộ trong xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống điều hành các trạm
quan trắc tự động.
Gắn kết, hoàn thiện công tác quan trắc môi trường nước phục vụ NTTS của tỉnh với các khu vực
lân cận và quốc gia.
Thông qua hợp tác với Tổng cục Thủy sản, tỉnh Kiên Giang cũng đang đặt hàng Tập đoàn VNPT
thiết kế, cung cấp hệ thống thiết bị thông minh nhằm giám sát chặt chẽ biến động môi trường
nước và sức khỏe tôm trong ao nuôi.
Ưu điểm của hệ thống:
– Giám sát chất lượng nước ao nuôi online 24/24 qua Internet – Ứng dụng trên điện thoại thông
minh
– Cảnh báo thông số môi trường nước ao nuôi vượt ngưỡng qua tin nhắn SMS đến người quản lý
– Điều khiển thiết bị sục khí Oxy, máy bơm tự động nếu cần thiết
– Lưu trữ thông số môi trường nước, có thể xem lại trong thời gian đến 01 năm
– Sử dụng các cảm biến với độ chính xác cao của Endrress+Hauser.
Hệ thống cảnh báo tức thời diễn biến xấu của môi trường nước ao nuôi qua tin nhắn SMS,
giúp người nuôi có những giải pháp kịp thời giảm rủi ro, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí.
Khi áp dụng công nghệ mới, thiết bị cảm biến sẽ được đặt trực tiếp dưới ao nuôi để đo đạc
theo dõi chất lượng nguồn nước ao nôi 24/24 giờ thông qua điện thoại thông minh, thiết bị sẽ gửi
tin nhắn cảnh báo đến số điện thoại của người quản lý khi các thông số nguồn nước ao nuôi
ngoài ngưỡng cho phép. Thông qua đó người nuôi sẽ giám sát được nguồn nước ao nuôi một
cách chính xác, kịp thời có giải pháp điều chỉnh nguồn nước ao nuôi luôn được đảm bảo, giúp
tăng năng suất và giảm rủi ro cho người nuôi. Nhờ vào nguồn dữ liệu lưu trữ, người nuôi sẽ quan
sát được thông số môi trường ao nuôi cho cả vụ qua để đánh giá và rút kinh nghiệm cho các vụ
nuôi tiếp theo.
2.2 Hạn chế và nguyên nhân
Tuy đã cập nhật một số công nghệ như trên, song các công nghệ mới này chỉ được thực hiện ở
một số công ty hay địa điểm nhất định, chưa phổ biến rộng rãi trên khu vực cả tỉnh và các khu
vực lân cận. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã rút ra một số hạn chế tiêu biểu trong ngành
khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản của tỉnh Kiên Giang.
1. Ngành đánh bắt thủy hải sản tiềm ẩn nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nguồn
lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
- Hiện nay, nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Kiên Giang đã suy giảm rõ rệt. Theo đó, tỷ lệ
cá tạp trong một mẻ lưới chiếm tới 30-40%, một số loài hải sản có giá trị kinh tế trước kia

17
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

nay trở nên khan hiếm, như cá thu, tôm thẻ…Bên cạnh đó, năng suất khai thác trung bình
đang có xu hướng giảm mạnh trong 10 năm qua, từ 0,253 tấn/mã lực (năm 2008) xuống
còn 0,206 tấn/mã lực (năm 2018).
- Nguyên nhân:
 Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản là do vùng khai thác,
đánh bắt của ngư dân chủ yếu là gần bờ, phương thức khai thác có tính chất hủy
diệt cao như lưới cào, xung điện.
 Hiện nay, hình thức đánh bắt sử dụng loại tàu lưới kéo, lưới rê là phương thức khai
thác thủy hải sản chiếm ưu thế vì hiệu quả kinh tế cao mà nó mang lại. Tuy nhiên,
đây là hình thức đánh bắt gây nguy hại rất lớn, mang tính tận diệt nguồn lợi thủy
hải sản. Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, hiện ở Kiên Giang đội tàu
làm nghề lưới kéo chiếm gần 1/3 số tàu thuyền khai thác thủy sản và sản lượng khai
thác nghề lưới kéo chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh. Cũng
chính lực lượng đánh bắt này là nguyên nhân gây ra suy giảm nguồn lợi thủy sản
vì mật độ tàu thuyền tập trung đánh bắt gần bờ cao, tàu thuyền cạnh tranh khai thác
và dùng công cụ mang tính hủy diệt, như cào bay, sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ
hơn quy định, sử dụng xung điện… đã làm cho ngư trường biển ngày càng hủy diệt
thảm hại.
2. Công cụ khai thác thủy hải sản còn lạc hậu, kỹ thuật khai thác và bảo quản chưa
đúng cách khiến sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Sản lượng khai thác tăng nhưng chất lượng sản phẩm lại thấp do phương pháp khai thác,
phương pháp bảo quản chưa phù hợp, trang thiết bị lạc hậu… Từ những hạn chế trên dẫn
đến việc ngư dân khó khăn vươn ra đánh bắt xa bờ, chưa khai thác hết được tiềm năng
nguồn lợi thiên nhiên của tỉnh dẫn đến nguồn thu nhập của ngư dân chưa cao. Kỹ thuật,
công nghệ còn hạn chế, chủ yếu sử dụng các phương pháp đánh bắt truyền thống khiến
việc khai thác khó khăn, hiệu quả không cao và đôi khi nguy hiểm đến sức khỏe và tính
mạng của ngư dân.
- Nguyên nhân:
 Hiện nay, số lượng tàu thuyền đánh bắt với công suất nhỏ dưới 90 cv (tàu lưới rê,
lưới kéo nhỏ) của toàn tỉnh còn chiếm đa số, chủ yếu là tàu gỗ nhỏ, sức chống chịu
với môi trường thấp nên chỉ có khả năng đánh bắt gần bờ. Bên cạnh đó, kỹ thuật
khai thác và các trang thiết bị trên tàu cá của tỉnh hiện nay chỉ mới được cơ giới
hóa mà chưa được tự động hóa. Từ thực trạng đó dẫn tới hạn chế ngư dân không
thể vươn ra đánh bắt xa bờ, thiếu hiệu quả trong khai thác nguồn lợi thủy hải sản
vốn có của tỉnh.
 Phương thức và thiết bị bảo quản thủy hải sản sau khai thác phần lớn còn chưa hiệu
quả, vẫn còn sử dụng các phương pháp truyền thống, chưa áp dụng được các thiết
bị bảo quản hiện đại dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng và tổn thất sau
khai thác là khá lớn.
 Trình độ văn hóa, khả năng làm chủ các thiết bị máy móc hiện đại của ngư dân còn
hạn chế là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới việc thiếu hiệu quả trong khai
thác nguồn lợi thủy hải sản.

18
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

3. Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,
nguồn lợi từ thiên nhiên mang lại.
- Mặc dù ngành công nghiệp chế biến đã được tỉnh quan tâm đầu tư, nhưng quá trình phát
triển đã bộc lộ nhiều yếu kém, chậm được khắc phục. Cảng cá Tắc Cậu là nơi tập trung
nhiều cơ sở chế biến thủy sản với quy mô lớn nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu
nguồn nguyên liệu và lao động. Trong tổng số 21 cơ sở chế biến thủy sản có mặt thì có đến
14 cơ sở thiếu hệ thống xử lý nước thải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và có
nguy cơ ngừng hoạt động. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu tăng trưởng chậm, sản phẩm chủ
yếu xuất ở dạng thô, nhiều sản phẩm làm ra giá thành còn cao, sức cạnh tranh thấp.
- Nguyên nhân:
 Lao động có tay nghề cao của ngành công nghiệp chế biến còn hạn chế nên việc
sản xuất chủ yếu dừng lại ở khâu sơ chế, hiệu quả kinh tế thấp, không giữ được sự
ổn định của các thị trường xuất khẩu.
 Dây chuyền sản xuất chậm đổi mới; nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng gặp
khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường...
 Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế, yếu kém là do yếu tố chủ
quan như: Công tác phối hợp thực hiện chưa đồng bộ, sản xuất chế biến thiếu sự
chỉ đạo tập trung, chưa xác định nhiệm vụ cụ thể, việc tháo gỡ những vướng mắc
của doanh nghiệp chưa kịp thời. Xây dựng quy hoạch phát triển vùng khai thác,
đánh bắt chưa đi đôi với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông làm cho doanh
nghiệp ngại đầu tư cơ sở chế biến ngay tại vùng.
 Hiện nay, chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư của tỉnh chưa thật sự hấp
dẫn, chưa xây dựng được chính sách khuyến khích riêng theo đặc thù ngành
nghề cho nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất,
đẩy nhanh đổi mới và đầu tư công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch
phát triển ngư trường cho ngư dân chưa đồng bộ, một số vùng tuy được đầu tư quy
hoạch nhưng năng suất thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của các nhà máy...
4. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
ở tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
- Hiện nay, việc áp dụng các thành tụ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế của
ngành chỉ mới được áp dụng ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết, nhất quán giữa các
doanh nghiệp, các cơ sở làm nghề. Chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp và
người dân tham gia vào việc áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới còn chưa thật sự hiệu
quả khiến cho họ chưa thật mạnh dạn tham gia vào.
- Nguyên nhân:
 Việc nghiên cứu để cải tiến các công nghệ ứng dụng vào việc khai thác, nuôi trồng
và chế biến thủy hải sản cần khá nhiều vốn. Tuy nhiên, điều kiện ngân sách của
tỉnh còn hạn chế trong việc bố trí kinh phí cho các dự án này. Ngoài ra, một số dự
án nghiên cứu khoa học công nghệ được đầu tư lại không mang lại hiệu quả, chưa
quan tâm đến việc nhân rộng ứng dụng hoặc nghiên cứu đến những vấn đề chưa
cấp thiết của ngành, gây lãng phí ngân sách của tỉnh.
 Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ
của tỉnh còn hạn chế, chỉ đạt 5-6 người trên 1 vạn dân.

19
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

 Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng khoa
học công nghệ đến ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của tỉnh chính
là sự tham gia ít ỏi của các doanh nghiệp tư nhân vào việc đổi mới công nghệ của
ngành. Cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút, khuyến khích của tỉnh chưa tốt dẫn đến
sự lo ngại cho các doanh nghiệp này khi đầu tư.
 Sự hiểu biết của người dân, khả năng làm chủ và áp dụng công nghệ mới vào ngành
nghề của mình còn khá nhiều hạn chế. Người dân còn chưa mạnh dạn trong việc
đầu tư các kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi
thủy hải sản do thiếu vốn, tâm lý “ người tiên phong” sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro
hơn những người đi sau. Điều đó cũng phản ánh cơ chế, chính sách hoặc việc cụ
thể hóa cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ đối với người dân,
doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế.
 Sự chuyển dịch lao động từ trình độ thấp thành lao động trình độ cao không đáp
ứng được sự phát triển của ngành kĩ thuật làm cho tình trạng thất nghiệp tăng mạnh
nếu không có biện pháp hợp lý
5. Ngành nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hết được những lợi thế của biển đảo mang
lại, chưa có sự quản lý, quy hoạch thật sự chặt chẽ của tỉnh.
- Nguyên nhân:
 Hình thức nuôi chuyên canh, bán chuyên canh tại các vùng quy hoạch phát triển
còn chậm.
 Sản lượng và năng suất nuôi trồng chưa ổn định, rủi ro còn lớn, một số vùng, khu
vực nuôi trồng thủy sản còn mang tính tự phát, hệ thống thủy lợi, giao thông, cơ
sở dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng chưa đáp ứng kịp yêu cầu.
 Các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ở tỉnh mang tính chất nhỏ lẻ, sự quản lý của tỉnh
đối với các cơ sở này là chưa cao dẫn đến người nuôi trồng bố trí lồng bè nuôi
chưa phù hợp, không đảm bảo theo quy hoạch, mật độ cao, nguồn nước bị ô nhiễm,
sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh, thiệt hại luôn ở
mức cao…
 Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản trên biển, quanh các đảo rất lớn nhưng chưa tập
trung đầu tư khai thác để đạt hiệu quả cao.
 Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn chưa được dự báo và khắc phục kịp thời dẫn
đến nhiều thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản.
3. Giải pháp chung với ngành thuỷ, hải sản ở tỉnh Kiên Giang
3.1 Ngành nuôi trồng thuỷ sản
-Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả
sang nuôi trồng thủy sản, tạo thành vùng tập trung: Ao nuôi có diện tích lớn, hoặc những ao nổi.
-Nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống thuỷ lợi hiện có; nhà nước tiếp tục đầu tư xây
dựng một số công trình đầu mối như đường, điện và hệ thống kênh mương cấp, thoát nước cấp I.
Đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
-Đầu tư cho nghiên cứu về giống, tạo con giống mới có chất lượng, sạch bệnh, có tốc độ
sinh trưởng nhanh, khả năng chịu đựng môi trường và sức kháng bệnh cao, rút ngắn thời gian
nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
cho Trung tâm Giống thủy sản, nhằm đáp ứng phần lớn giống cá nước ngọt cấp I cho nhu cầu

20
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

của tỉnh. Lựa chọn và đầu tư xây dựng các vùng chuyên ương cá giống cỡ lớn tại một số xã có
lợi thế(huyện An Biên, Châu Thành, Gò Giao) để cung cấp cho nhân dân trong tỉnh.
-Mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh các đối tượng cá nước ngọt có giá
trị kinh tế (cá trắm đen, cá chép...). Lựa chọn được đối tượng nuôi chính cho vùng nước ngọt,
theo hướng sản xuất hàng hoá, để đáp ứng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
-Người nuôi cần gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, có ao lắng đúng quy cách, thực
hiện các biện pháp an toàn sinh học trước khi thả tôm và trong quá trình nuôi bằng cách sử dụng
chế phẩm sinh học xử lý nước, để đảm bảo sức khỏe hải sản nuôi và giữ môi trường bền vững,
hạn chế mất nước và thay nước khi môi trường nuôi ổn định.
-Ngoài ra cần chú trọng công tác quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch
bệnh; thúc đẩy các hoạt động liên doanh, liên kết; đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật cho nông dân; xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu sản phẩm thủy sản, chế biến thức
ăn cho nuôi thủy sản, sản xuất thuốc và vaccine ngừa bệnh cho thuỷ sản.
3.2 Ngành khai thác, bảo quản thuỷ, hải sản sau đánh bắt thuỷ sản
-Phổ cập kiến thức cho ngư dân về loài cá có tiềm năng kinh tế(cá ngừ đại dương, cá
thu,…), phương pháp và kĩ thuật đánh bắt(xác định ngư trường đánh bắt, mùa vụ đánh bắt, điểm
đánh bắt, nhiệt độ nước, xác định dòng hải lưu và tình trạng tầng đáy), tư vấn cho ngư dân về độ
sâu đánh bắt và mồi câu nên sử dụng, thời gian thả câu. Phổ cập thông qua các kênh truyền
thông, hợp tác xã, hoặc mở lớp phổ cập vào buổi tối ngày cuối mỗi tháng. Đặc biệt lưu tâm đến
kiến thức về mùa vụ để có thể tối đa hoá tiềm năng đàn cá, tránh trường hợp khai thác quá mức
chỉ thu được cá nhỏ còn làm giảm đa dạng sinh học của đàn cá
-Khuyến khích đánh bắt xa bờ bằng hoạt động hỗ trợ vốn hoặc hình thức trả góp không
lãi hoặc mức lãi hợp lý các thuyền công suất lớn phù hợp việc đánh bắt xa bờ. Tư vấn về tiềm
năng kinh tế và vấn đề môi trường khi đánh bắt và nuôi trồng gần bờ với ngư dân
-Mua lại các thiết bị dự báo thời tiết gần bờ cũng như xa bờ ở các nước châu Âu tiên
tiến(họ có nền khoa học cơ bản phát triển nên máy móc khá tân tiến và được cập nhật liên tục, ta
có thể mua lại) , tăng cường hoạt động học tập về thời tiết cho ngư dân, để dự báo các cơn bão
lớn để có biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời. Kiểm tra, thắt chặt các báo cáo về ngày
ra khơi và ngày về của ngư dân tránh tình trạng nhân dân không được thông báo về tình trạng
thời tiết của tháng đó.
-Mua các thiết bị kho lạnh, hầm lạnh và các biện pháp giữ lạnh(muối trộn đá tỉ lệ 1:3 có
thể đưa nhiệt độ xuống -5oC, hoặc hỗn hợp natri acetate+đá có thể đạt ở nhiệt độ -20 đến -30oC),
có thể mua lại từ các công ty giải thể, hoặc các công ty cần cập nhật công nghệ mới, cần nghiên
cứu kĩ tình trạng của máy móc đó tránh mua các “rác công nghệ” làm tổn thất ngân sách tỉnh.
3.3 Ngành chế biến thuỷ, hải sản
-Khuyến khích đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng sử dụng tối đa công
suất, tự động hóa nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm;
-Giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa
dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng
của từng thị trường trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam;
-Phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai
thác và chế biến, thương mại sản phẩm thủy sản; Tập trung chế biến các sản phẩm có giá trị gia
tăng cao từ tôm, cá ngừ đại dương, cá basa, rong biển, nhuyễn thể và phụ phẩm từ thủy sản; hạn
chế đầu tư mới các cơ sở chế biến thủy sản sản xuất ra các sản phẩm sơ chế đã dư công suất,
khuyến khích đầu tư cơ sở sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng;

21
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

-Ứng dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật trong chế biến, bảo quản thủy sản như: Công
nghệ cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa, sấy bức xạ hồng ngoại, công nghệ
Enzyme, công nghệ bảo quản thủy sản bằng phương pháp ngủ đông...
3.4 Vai trò nhà nước trong chuỗi sản xuất từ đánh bắt đến sản xuất thành phẩm thuỷ hải
sản đã chế biến
-Trong thời gian ngắn thực hiện các đàm phán gỡ bỏ các rào cản thương mại không công
bằng, cải thiện các bộ luật kinh tế, các bộ luật doanh nghiệp để công bằng hoá mối quan hệ giữa
các công ty tư nhân nhà nước hay vốn đầu tư nước ngoài.
-Tăng cường xây dựng chương trình hợp tác với cơ quan kiểm tra chất lượng tại các nước
nhập khẩu, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trong
nuôi trồng, chế biến thủy sản, đặc biệt là dư lượng thuốc kháng sinh và các chất cấm.
-Về dài hạn hỗ trợ xây dựng thương hiệu thủy sản; phát triển, hình thành, tham gia kênh
phân phối trên các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và kênh phân phối cho khu vực Trung
Đông, Bắc Phi, phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, các trung
tâm thương mại, siêu thị... Tuy nhiên cần phải kiểm định chất lượng nghiêm nghặt trước khi đưa
qua các thị trường lớn như thế nhằm giảm thiểu rủi ro về mất uy tín của thuỷ hải sản Việt Nam
hiện tại và trong tương lai.
-Tiến hành rà soát bổ sung quy hoạch hệ thống chợ đầu mối và kênh tiêu thụ từ người sản
xuất, doanh nghiệp đến các chợ, siêu thị. Phát triển thị trường nội địa thông qua kênh bán lẻ hiện
có và mở thêm các kênh phân phối chuyên nghiệp tại các vùng miền.
Bên cạnh các giải pháp trên cũng cần chú ý đến hai vấn đề quan trọng khác là nhân tài về khoa
học kĩ thuật và vấn đề môi trường để đồng nhất trình độ của con người lao động và tiến bộ khoa
học kĩ thuật đồng thời quan tâm đến môi trường để phát triển bền vững không làm ảnh hưởng tới
sức khoẻ và môi trường sống của người dân.
3.5 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
-Khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường đưa học sinh đến các nhà máy tham quan để
nâng cao hiểu biết, sáng tạo, củng cố đam mê. (Thông qua tài trợ xe, kinh phí, vui chơi tham quan
có thưởng,..)
-Tỉnh kết hợp với doanh nghiệp, định kì đưa sinh viên chuyên ngành tới các khu công nghệ
cao trong nước để quan sát, nghiên cứu, học tập ứng dụng khoa học – kĩ thuật. Quan tâm, giữ lại
các sinh viên có tiềm năng bằng những đãi ngộ tốt (lương cao, phúc lợi xã hội, được đào tạo chuyên
sâu…).
-Tài trợ học bổng, khuyến khích học sinh, sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập, nghiên
cứu rồi quay về tỉnh làm việc.
-Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu… đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu bổ sung
kiến thức mới cho đội ngũ tri thức trẻ.
-Tăng cường xuất khẩu lao động, vừa giúp nâng cao đời sống người lao động vừa có nguồn
nhân lực trình độ cao.

22
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

-Có chính sách hỗ trợ cán bộ khoa học và công nghệ đi làm việc và thực tập có thời hạn tại
các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài để bồi dưỡng, nâng cao trình độ.
-Tổ chức những buổi hội thảo, thuê chuyên gia về khoa học – kỹ thuật trong nước hoặc ở
các nước tiên tiến để truyền đạt thêm kiến thức, cách vận hành máy móc… cho sinh viên, người
lao động.
-Nhà trường với địa phương tích cực tổ chức các cuộc thi khoa học kỹ thuật (Cuộc thi
“Robocon”) để khích lệ khả năng tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên.
-Có các cơ chế động viên, tôn vinh tài năng trong hoạt động khoa học và công nghệ, khen
thưởng kịp thời, xứng đáng những công trình nghiên cứu đem lại hiệu quả. (Cuộc thi Khoa học –
Kĩ thuật cấp Trung học những năm gần đây có rất nhiều đề tài hay, có tính ứng dụng cao, tỉnh cần
chú trọng tạo điều kiện, đầu tư vào con người và đề tài có tiềm năng phát triển)
3.6 Giải quyết và cải thiện các vấn đề môi trường
Các vấn đề cấp bách nhất về ô nhiễm biển là về rác thải nhựa và một số nguyên nhân khác
như tràn dầu.
3.6.1 Về rác thải nhựa
-Kêu gọi, tuyên truyền cho nhân dân, giảm giá nhập khẩu các mặt hàng thân thiện với môi
trường như bao giả nilon làm từ khoai mì, ống hút từ bột bắp, các ly và hộp đựng thức ăn giả nhựa
làm từ bã mía, đây là các sản phẩm được làm và phát triển ở một công ty ở Indonesia. Đây là các
vật dụng thân thiện với môi trường.
-Từng bước xây dựng nhà máy và quy trình tái chế nhựa, trên thực tế, nhà máy tái chế nhựa
rất đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí, tuy nhiên việc thu gom rác thải nhựa và các rác thải
đính kèm lại rất khó xử lý. Tuy vậy một số nước Bắc Âu đặc biệt là Na-uy đã tái chế lên tới 97%
lượng rác là plastic trong nước với các biện pháp sau:
-Nhà nước yêu cầu các nhà sản xuất sử dụng một số nhãn mác của các chai lọ và
keo dán đồng nhất để tiện lợi trong việc tái chế.
-Mỗi chai nước hay hộp đồ ăn đều có một số tiền khách hàng phải trả gọi là “tiền
cọc”. Đặt các “máy bán hàng tự động ngược” để khách hàng có thể trả lại các chai
lọ và lấy lại tiền cọc.
-Chủ yếu xuất phát thức người dân, nhà nước luôn hướng dẫn và tuyên truyền về
việc phân loại rác thải tại nguồn, đồng thời có biện pháp phạt nặng nếu không làm
theo cũng như các hành vi xả rác nơi công cộng

23
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

3.6.2 Vấn đề về khai thác dầu


-Tăng cường kĩ thuật khai thác dầu, hướng dẫn kĩ sư biện pháp xử lý lập tức hiện tượng
tràn dầu tránh dầu loang quá rộng(sử dụng chất hoat động bề mặt để rải lên vị trí tràn dầu, tránh
loang khắp nơi)
-Sử dụng máy móc hiện đại hơn, phát triển máy hút dầu thông minh để hút dầu loang trên
bề mặt.
-Giám sát và xử lý triệt để các hành vi khai thác dầu trái phép hay không đúng kĩ thuật, yêu
cầu đơn vị sai phạm xử lý hậu quả ngay lập tức và có bộ luật để phạt với mức sát đáng nhất hậu
quả cho môi trường
3.6.3 Về ý thức của người dân
-Thực hiện ngày môi trường thường xuyên và tích cực với các trường học, để đồng thời
hướng dẫn và giáo dục lớp trẻ về tầm quan trọng của môi trường sống.
-Các lãnh đạo cùng thực hiện để làm gương đồng thời chung tay vì cộng đồng xanh sạch
đẹp
-Tránh tụ họp chợ trái phép cũng như xả rác ở các bãi không đúng nơi quy định, đặt luật
phạt nặng các trường hợp vi phạm, lắp đặt camera ở các địa điểm công công mà người dân thiếu
ý thức.

24
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia
sự thật.
[2]
http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/cong-
nghiep-hoa-hien-dai-hoa-gan-voi-phat-trien-kinh-te-tri-thuc-va-bao-ve-moi-truong-trong-thoi-
ky-qua-do-879
[3]
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/31233/Hoi-nhap-kinh-te-
quoc-te-Tu-quan-diem-cua-Dang-den.aspx
[4]
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2019/54145/Phat-trien-nen-kinh-te-
thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu.aspx
[5]
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=17716&print=true
[6]
http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=1521
http://www.quanlynhanuoc.vn/2018/05/21/khoa-hoc-cong-nghe-la-dong-luc-phat-trien-kinh-te-
xa-hoi-cua-dat-nuoc/
[7]
http://tapchikhxh.vass.gov.vn/tang-truong-kinh-te-gan-voi-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-o-viet-
nam-n50126.html

25

You might also like