You are on page 1of 9

1.

Quá trình mở máy động cơ điện không đồng bộ:


Trong quá trình mở máy động cơ điện, mômen mở máy là đặc
tính chủ yếu nhất trong những đặc tính mở máy của động cơ
điện.Muốn cho máy quay được thì mômen mở máy của động cơ điện
phải lớn hơn mômen tải tĩnh vàmômen ma sát tĩnh .Trong quá trình
tăng tốc, phương trình cân bằng động về mômen như sau:
M – Mc= Mj=J(1)
Trong đó: M là mômen điện từ;
Mc là mômen cản;
Mj là mômen quán tính;
J là hằng số quán tính
g = 9,81 m/ s 2 là gia tốc trọng trường ;
G và D là trọng lượng và đường kính phần quay ;
w là tốc độ góc của rôto
Khi đã biết đặc tính cơ của động cơ điện M =f 1(n) và của tải
Mc=f2(n) thì có thể từ công thức (1) tìm ra quan hệ giữa tốc độ và
thời gian n= f(t) trong quá trình mở máy.
Cũng từ biểu thức trên ta thấy muốn đảm bảo tốc độ thuận lợi,trong
quá trình mở máy phải giữ >0 nghĩa là M > M c.
Với một quán tính như nhau ,M–Mc càng lớn thì tốc độ càng nhanh
Ngược lại những máy có quán tính lớn thì thời gian mở máy càng
lâu.
Ở điện áp định mức,thường dòng điện mở máy bằng 4 đến 7 lần
Dòng điện định mức. Dòng điện quá lớn không những làm cho bản
thân máy bị nóng mà con làm cho điện áp lưới sụt giảm nhiều,nhất là
với những lưới điện có công suất nhỏ.

2. .Các phương pháp mở máy:


Theo yêu cầu của sản xuất, động cơ điện không đồng bộ lúc làm
việc thường phải mở máy và ngừng máy nhiều lần. tùy theo tính
chất của tải và tình hinh của lưới điện mà yêu cầu về mở máy đối
với động cơ điện cũng khác nhau. Có khi yêu cầu mômen mở máy
lớn,có khi cần hạn chế dòng mở máy và có khi cần cả hai .Những
yêu cầu trên đòi hỏi động cơ điện phải có tính năng mở máy thích
ứng .
Trong nhiều trường hợp, do phương pháp mở máy hay chọn
động cơ điện có tính năng mở máy không thích đáng nên thường
dẫn đến hỏng máy.
Nói chung khi mở máy một động cơ cần xét đến những yêu cầu cơ
bản sau:
1:Phải có mômen mở máy đủ lớn để thích ứng với những đặc tính
cơ của tải;
2:Dòng điện mở máy càng nhỏ càng tốt;
3:Phương pháp mở máy và thiết bị cần dùng phải đơn giản,rẻ tiền,
chắc chắn;
4:Tổn hao công suât trong quá trình mở máy càng thấp càng tốt.

3. Khởi động động cơ 3 pha:


a. Khởi động trực tiếp:
Đây là phương pháp mở máy đơn giản nhất, chỉ việc đóng trực
tiếp động cơ điện vào lưới điện là được (hình 2.1). Nhưng lúc mở
máy trực tiếp,dòng điện máy tương đối lớn .Nếu quán tính của tải
tương đối lớn,thời gian mở máy quá dài thì có thể làm cho máy nóng
và ảnh hưởng đến điện áp của lưới điện.Nhưng nếu nguồn tương
đối lớn thi nên dung phương pháp này vì mở máy nhanh và tương
đối đơn giản.

Ưu điểm: Phương pháp này rất đơn giản. Thiết bị đóng cắt, bảo
vệ đơn giản, thao tác nhanh gọn.Hơn nữa phương pháp này có
mômen mở máy lớn cho nên thời gian khởi động nhanh.
.
Nhược điểm: phương pháp này có dòng điện mở máy lớn cho nên
cần công suất nguồn cung cấp cho động cơ là lớn. Nếu công suất
nguồn cấp là nhỏ dẫn đến sụt áp lớn có thể không khởi động được
động cơ.
b. Khởi động gián tiếp:
Mục đích của phương pháp này là giảm dòng điện mở máy nhưng
đồng thời mômen mở máy cũng giảm xuống,do đó đối với những tải
yêu cầu có mômen mở máy lớn thì phương pháp này dung được.Tuy
vậy đối với những thiết bị yêu cầu mômen mở máy nhỏ thì phương
pháp này rât thích hợp.
- Nối điện kháng nối tiếp vào mạch điện stat:
Khi mở máy trong mạch điện stato đặt nối tiếp một điệnkháng.
Sau khi mở may song bằng cách đóng cầu dao D2 (Hinh2.2) thì
điện kháng này bị nối ngắn mạch. Điều chinh trị số của điện kháng
thì có thể có được dòng điện mở máy cần thiết .Do có điện áp giáng
trên điện kháng nên điện áp mở máy trên đầu cực động cở điện
U’k sẽ nhỏ hơn điện áp lưới U1 (Hình 2.2).

Gọi: dòng điện mở máy khi mở máy trực tiếp là I k


mômen mở máy khi mở máy trực tiếp Mk.
.
Sau khi thêm điện kháng vào,dòng điện mở máy còn lại I’k=k.Ik’
(trong đó k< 1).
Nếu cho rằng khi hạ điện áp mở máy, tham số của máy điện vẫn
giữ không đổi thì khi dòng điện mở máy nhỏ đi, điện áp đầu cực động
cơ sẽ bằng: U’k=kU1.
Vì mômen mở máy tỉ lệ với bình phương của điện áp nên lúc đó
mômen mở máy bằng: M’k= kMk.
Ví dụ: nối điện kháng vào phần ứng với k = 0,6 thì I’ k=0,6Ik và
M’k= 0,36Mk, nghĩa là chỉ bằng 0,36 lần mômen mở máy lúc U đm.
Ưu điểm: của phương pháp này là thiết bị đơn giản.
Nhược điểm: là làm giảm dòng điện mở máy thì mômen giảm
xuống bình phương lần.
Phương pháp này dùng trong động cơ có công suất nhỏ và trung
bình.
- Dùng biến áp tự ngẫu hạ điện áp mở máy:

Sơ đồ mở máy như ỏ hình 2.3 trong đó TN là biến áp tự ngẫu ,


bên cao áp nối với lưới điện , bên hạ áp nối với động cơ điện.Trước
khi khởi động :Cắt CD2 và đóng CD3 MBA TN để ở vị trí điện áp đặt
vào động cơ khoảng(0.6÷0.8)Uđm .Đóng CD1 để nối dây quấn stato
vào lưới điện thông qua MBA TN sau khi động cơ quay ổn định đóng
cầu dao CD2 và mở cầu dao CD3ra. Gọi tỉ số biến đổi điện áp của
biến áp tự ngẫu là kT (kT<1) thì U’k= kTU1, do đó dòng điện mở máy
và mômen mở máy của động cơ điện sẽ là:
I’k= kT Ik
M’k= kT2 Mk
Gọi dòng diện lấy từ lưới vào là I1(dòng điện sơ cấp của máy biến
áp tự ngẫu) thì dòng điện đó bằng:
I1= kT Ik= kT2 I’k
So với phương pháp trên ta thấy, khi chọn k T= 0,6 thì mômen mở
máy vẫn bằng M’= 0,36Mk nhưng dòng điện mở máy lấy từ lưới vào
nhỏ hơn nhiều.
I1= kT2 Ik= 0,36Ik
Ngược lại khi lấy từ lưới vào một dòng điện mở máy bằng dòng điện
mở máy của phương pháp trên thì với phương pháp này ta có
mômen mở máy lớn hơn.
Ưu điểm: dùng biến áp tự ngẫu đảm bảo mômen mở máy lớn nhất
ở một giới hạn dòng điện đã cho do đó quy trình mở máy diễn ra
nhanh hơn.Phương pháp này rất ít hao phí điện năng và có hiệu suất
đạt cao hơn.
Nhược điểm: dùng biến áp có giá thành cao, không kinh tế.
c. Mở máy bằng phương pháp đổi nối Y-∆:
Khởi động – sao tam giác là một trong các biện pháp khởi động của động
cơ không đồng bộ có công suất trung bình. Chỉ áp dụng được với động cơ
hoạt động với sơ đồ tam giác.khởi động sao tam giác chỉ thỏa mãn khi diện
áp làm việc của động cơ phù hợp với lưới điện. Khi khởi động, động cơ
được nối sao, lúc này điện áp trên mỗi cuộn dây chỉ là U pha .Sau một
khoảng thời gian thì chuyển sang đấu tam giác.lúc này U dây = U pha.
Ưu điểm: - Giảm dòng khởi động giảm đi một phần ba so với phương pháp
khởi động trực tiếp.
-Chi không đắt hơn khi so sánh với các phương pháp khởi động
làm giảm điện áp khác.
Nhược điểm: -Làm giảm mô men khởi động đi một phần ba so với mô
men đủ tải, điều này cho phép sử dụng phương pháp này khởi động động cơ
với chế độ tải trọng nhỏ.
-Xuất hiện nhiễu trên đường dây khi chỉnh lại từ chế độ
Sao thành Tam giác (Loại chuyển hở).

d. Khởi động mềm: giúp làm giảm momen khởi động


ban đầu của động cơ bằng việc giảm điện áp cấp vào.
Trong quá trình khởi động nó sẽ tăng điện áp lên cho
động cơ đủ mạnh để gia tốc bơm lên tốc độ định mức mà
không gây ra các xung lực hay xung dòng nào. Bộ khởi
động mềm cũng hỗ trợ khi dừng bơm nhờ chức năng giảm
tốc theo hàm dốc của điện áp đầu vào, nhờ vậy tránh
được các xu búa và áp suất cao khi dừng.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chức năng trên vẫn
chưa đủ. Khi đó ta phải dùng bộ khởi động mềm điều
khiển được momen nhằm giảm lực và dừng động cơ theo
cách tối ưu nhất để tránh hoàn toàn hiện tượng búa nước.

Cấu tạo của phương pháp khởi động dùng khởi động mềm:
Hiện nay, phương pháp khởi động mềm động cơ đồng bộ này gồm có 7
thành phần chính gồm có:
- Bộ khởi động mềm ( Soft Staters).
- Khối xử lý và màn hình hiển thị trong khởi động mềm.
- Contactor.
- Thiết bị điều khiển từ xa.
- Điều khiển hệ thống qua Enthernet.
- Điều khiển hệ thống qua PC.
- Điều khiển hệ thống qua PLC.
Ưu điểm của phương pháp khởi động dùng khởi động mềm như bền
vững và tiết kiệm không gian cho việc lắp đặt. Có những chức năng điều
khiển và bảo vệ, khoảng điện áp sử dụng từ 200V đến 500V với tần số từ
45Hz đến 65Hz. Có phần mềm chuyên dụng để đi kèm, lắp đặt các chức
năng dễ dàng.
Nhược điểm của phương pháp khởi động này là giá thành khá cao và dòng
điện khởi động lớn có thể ảnh hưởng đến mạng lưới điện, tuy nhiên hiện nay
đã có một số giải pháp cho nhược điểm này.
Phương pháp khởi động dùng khởi động mềm được ứng dụng vào một số
lĩnh vực như động cơ điện cho việc chuyên chở vật liệu, động cơ bơm, động
cơ vận hàng non tải lâu dài, động cơ có bộ chuyển đổi, độn cơ có quán tính
lớn như băng chuyền, thang máy, máy ép, máy dệt, máy khuấy…
Ngoài ra, phương pháp còn bảo vệ nhiệt cho động cơ, bảo vệ máy móc quá
tải, non tải với ngưỡng bảo vệ và khoảng thời gian được điều chỉnh, bảo vệ
các rotor của động cơ khi đảo chiều quay của các động cơ.
e.Biến tần:
Biến tần – Inverter là thiết bị dùng để biến đổi tần số của dòng điện (chính)
nó còn cho phép thay đổi số pha (vào 1 ra 3), hạ điện áp và công suất ngõ ra,
hiển thị và kết nối với hệ thống điều khiển . Đó là chức năng chính ngoài ra
tùy theo mỗi nhà sản xuất nó còn được tích hợp rất nhiều các chứng năng
hiện đại và tiện dụng khác.
Có thể nói, đây là phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha
toàn diện nhất. Không những hạn chế dòng khởi động, tích hợp nhiều tính
năng an toàn, chế độ bảo vệ động cơ như mất pha, lệch pha, quá áp, quá
nhiệt, quá tải, thấp áp… chế độ khởi động êm ái, giúp bảo vệ các chi tiết
máy như hộp số, ổ bi, tang trống, cùng những công nghệ hiện đại như bộ
điều khiển PID, chế độ khới động bám, chế độ làm sạch đường ống, giám sát
momen tải, bảo vệ toàn diện động cơ không đồng bộ 3 pha.

Các ưu điểm chính khi sử dụng biến tần:


- Hiệu suất làm việc của máy cao.
- Quá trình khởi động và dừng động cơ êm dịu, giúp cho tuổi thọ của động
cơ và các bộ phận cơ khí ổn định và kéo dài hơn.
- An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn, từ đó giảm bớt số nhân
công phục vụ và vận hành thiết bị công nghiệp.
- Tiết kiệm điện năng trong quá trình khởi động cũng như vận hành.
- Dễ dàng kết nối với hệ điều khiển tự động.
- Các dòng biến tần đặc biệt là biến tần có khả năng tiết kiệm lên đến 60%
năng lượng tiêu thụ, và tuổi thọ cao, giá thành rất tương xứng với giá trị mà
nó mang lại nên biến tần được xem là giải pháp hoàn hảo nhất cho các ứng
dụng công nghiệp.
Ứng dụng cụ thể của biến tần:
- Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600 kW với
tốc độ khác nhau.
- Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng
suất máy, năng suất chuyền, băng tải.
- Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt
gió, máy nén khí… cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi.
.

You might also like