You are on page 1of 4

Tài liệu của anh Hướng

Văn bản: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”


- Phạm Tiến Duật -
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Phạm Tiến Duật
2. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác: 1969 – lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác
liệt trên tuyến đường Trường Sơn.
* Nội dung:
- Hiện thực khốc liệt của chiến tranh – hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
* Nhan đề:
- Nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của
nó.
- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài : những chiếc xe không kính.
- Hai chữ Bài thơ thêm vào cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác
giả muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ
hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh – hình ảnh những chiếc xe không kính.
* Lời giới thiệu vô cùng độc đáo:
Không có kính không phải vì xe không có kính – Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
- Tác giả giới thiệu chiếc xe thật đặc biệt – chiếc xe không có kính. Nhưng câu thơ cũng
khẳng định, chiếc xe này không phải vì nó không có kính, mà bản chất nó đầu tiên là có
kính.
- Điệp từ “bom” + động từ mạnh “giật”, “rung” => bom đạn làm kính vỡ
* Bom đạn còn làm những chiếc xe trở nên biến dạng hơn, trần trụi hơn:
Không có kính rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước
- Điệp ngữ “không có” => nhấn mạnh những chiếc xe tiếp tục bị tàn phá, càng đi sâu
vào chiến trường – càng gặp nhiều nguy hiểm hơn
- Liệt kê tăng tiến, xe không chỉ không có kính, mà còn không đèn, không mui, thùng
xe bị xước => chiếc xe thiếu đi đủ thứ, mang trên mình nhiều thương tích.
* Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, thì chúng ta có thể hiểu được phần nào:
+ Hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tài liệu của anh Hướng

+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người lính lái xe: họ phải chịu đựng biết bao
nhiêu gian khó, hiểm nguy trên đường ra trận từ Bắc vào Nam: lái những chiếc xe đầy
thương tích, nhiều lúc phải tắm mình trong mưa bom, bão đạn, trong gió bụi mưa tuôn...
2. Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn
a. Tư thế ung dung, hiên ngang, lòng dũng cảm.
* Đảo ngữ “ung dung”:
- Tả tư thế ngồi thoải mái, đường hoàng.
- Gợi sự tự tin, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ, coi thường bom đạn của người lính lái xe.
* Điệp từ “nhìn” + liệt kê
- Tư thế hiên ngàng, lòng dũng cảm của người lính. Các anh nhìn thẳng vào hiện thực
gian khổ, vào hi sinh mất mát, không hề run sợ, né tránh.
* Họ bình tĩnh và sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách ở phía trước:
- Vì là xe không kính, gió bụi thổi vào mắt làm “mắt đắng”:
+ Đôi mắt đắng, cay xè đi vì phải thức thâu đêm để lái xe, vì gió bụi Trường Sơn
+ NT nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => những khó khăn, gian khổ ở chiến
trường vừa được tô đậm, vừa được làm mờ đi dưới cái nhìn lạc quan của người lính.
- Vì là xe không kính, xe lao nhanh về phía trước với tốc độ phi thường, người lính có
cảm giác thích thú, cảm nhận cả con đường « như chạy thẳng vào tim »:
+ Con đường Bắc – Nam, con đường chiến đấu, con được của trái tim được sự chỉ dẫn
của trái tim.
+ Bom đạn không hề làm các anh run sợ vì các anh đang mang trái tim – tình yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào.
b. Tâm hồn lãng mạn, bay bổng, yêu đời.
- Động từ “sa”, “ùa” => tốc độ phi thường của những chiếc xe lao nhanh về phía trước.
- Người lính không chỉ tập trung cao độ để vững vàng tay lái mà còn thả hồn chiêm
ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên qua ô cửa kính vỡ.
- “Sao trời” và “cánh chim” như ùa vào buồng lái quấn quýt người lính và người lính
tranh thủ từng giây, từng phút để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Thiên nhiên là người bạn tri kỉ, giúp họ quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ, hiểm
nguy.
c. Tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn
* Cấu trúc lặp lại “không có…ừ thì” tự nhiên như lời nói thường => sự quả quyết,bất
chấp tất cả những khó khăn phía trước. Tinh thần chịu đựng, sự cứng cỏi, lạc quan, yêu
đời của người lính trẻ
* Hiện thực khó khăn: bụi phun, mưa tuôn mưa xối. NT so sánh:tô đậm thêm những
khó khăn, nguy hiểm của người lính khi ngồi trên chiếc xe không kính.
Tài liệu của anh Hướng

- Bụi phun làm cho mái tóc đen trở thành “tóc trắng như người già”.
- Mưa tuôn, mưa xối dữ dội làm buồng lái như ngoài trời, quần áo ướt hết cả.
* Tinh thần vượt lên chiến thắng hoàn cảnh:
- “phì phèo châm điếu thuốc” : bản lĩnh cứng cỏi, sự tinh nghịch, tếu táo
- “cười ha ha” : cười sảng khoái, thoải mái, yêu đời
- “lái trăm cây số nữa”: bền bỉ, kiên cường, sẵn sàng tiến về phía trước
- mưa ngừng, gió lùa làm khô áo: cái nhìn lạc quan về tương lai.
d. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, thân thiết
* Hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” – những chiếc xe gan góc, những chiếc
xe đã qua thử thách. Vượt qua bom đạn của kẻ thù, những chiếc xe lại được quây
quần bên nhau thành “tiểu đội” – đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ ( gồm 12 người ).
Hình ảnh con đường – Trường Sơn, cách mạng lí tưởng. Càng đi nhiều càng gặp nhiều
bạn bè.
* Đơn sơ mà giản dị qua cái bắt tay nhau: “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”
+ Gợi nhớ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” ( “Đồng chí” – Chính Hữu )
+ Cái bắt tay nhau là một cử chỉ thật đẹp, thân thiện và cảm động.
+ Họ động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để
đưa xe về đến đích.
+ Cái bắt tay như lời hẹn chiến thắng, như truyền sức mạnh, sự tự tin và hào khí tuổi trẻ.
Vẫn cái ô cửa kính đó, mà cả một khoảng trời bè bạn, cả tráng khí anh hùng gặp gỡ, hội
ngộ.
* Gắn bó đầm ấm, thân thương – Chung bát đũa bên bếp Hoàng Cầm
- Giây phút bình yên, hạnh phúc hiếm hoi.
- Bữa cơm thời chiến đã xóa đi mọi khoảng cách => gần gũi, yêu thương nhau như anh
em ruột thịt.
* Sau bữa cơm sum họp thân mật, một vài câu chuyện thân tình, những người lính
trẻ lại tiếp tục lên đường:
+ Từ láy “chông chênh’” là từ láy tượng hình, gợi cảm giác bấp bênh không bằng phẳng
– đó là những khó khăn trên con đường ra mặt trận. Song ý chí, nghị lực, các anh vẫn
vững vàng vượt lên trên tất cả những khó khăn đó.
+ Điệp ngữ “lại đi” khẳng định đoàn xe không ngừng tiến tới, tựa như nhịp bước hành
quân của người chiến sĩ, khó khăn không nản, hi sinh không sờn, những chiếc xe vẫn cứ
chạy bon bon ra tiền tuyến.
Tài liệu của anh Hướng

+ Hình ảnh “trời xanh thêm” là một ấn dụ, nó không chỉ biểu tượng cho sự sống mà còn
biểu tượng cho tự do, hòa bình, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự
tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
e. Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng những chiếc xe nhưng không thể đè bẹp được
ý chí chiến đấu của những người lính.
- “Vì miền Nam”: vừa cụ thể, vừa giàu sức gợi: về ngày mai chiến thắng, ngày giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày Bắc Nam sum họp một nhà, cái ngày chiến
thắng ấy không xa
- Hình ảnh hoán dụ “trái tim”
+ Chỉ hình ảnh của những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn
+ Biểu tượng cho những trái tim yêu thương rực cháy, dạt dào tình yêu Tổ quốc, cháy
bỏng lí tưởng cách mạng, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
- Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại
của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người
giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.

You might also like