You are on page 1of 8

KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH

BẰNG THỐNG KÊ
Statistical Process Control (SPC)

Trần Minh Khải


Cty CP Cao Su Thái Dương

Deming cho rằng việc


không phân biệt được
nguyên nhân bình
thường và nguyên nhân
bất thường của sự
không ổn định của một
quá trình thường dẫn
đến quá trình càng
không ổn định. Nguyên
nhân của sai lầm này là
do người ta cho rằng
bất kỳ lúc nào quá trình
lệch ra khỏi mức chuẩn
thì phải điều chỉnh lại
ngay!!!

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 1/8
1.Kiểm soát quá trình bằng thống kê (Statistical Process Control) (SPC)

♦ SPC là phương pháp theo dõi một quá trình để xác định nguyên nhân của sự dao động và
báo hiệu sự cần thiết phải thực hiện các hoạt động khắc phục khi thích hợp.

♦ Phương pháp SPC dựa trên Biểu đồ kiểm soát.

♦ SPC là một công cụ để cải tiến chất lượng và năng suất.

♦ Rất nhiều khách hàng yêu cầu nhà cung cấp phải có những chứng cứ về SPC để chứng
minh năng lực chất lượng của mình. Vì vậy SPC là một phương tiện giúp một công ty biểu thị
được năng lực chất lượng của mình, một hoạt động cần thiết cho sự sống còn trong thị
trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

♦ Phương pháp SPC biểu thị sự dao động của một quá trình, vì vậy nó không thích hợp đôi với
các quá trình mà mức chất lượng của nó đã tiến đến 6-σ (6 sigma).

2. Năng lực quá trình (Process Capability) (PC)

♦ PC là khoảng dao động của quá trình xãy ra bỡi những nguyên nhân bình thường, nghĩa là
khi quá trình đang hoạt động ở trạng thái ổn định.

♦ Các lý do để nghiên cứu PC:


 Để có kế hoạch nghiên cứu cải tiến chất lượng.
 Để xác định khoảng dao động của quá trình.
 Cung cấp chứng cứ thống kê về chất lượng cho khách hàng.
 Để quyết định khi mua máy móc, thiết bị.
 Để đánh giá một quá trình mới.

♦ 6 bước thực hiện khi nghiên cứu PC


 Chọn máy/ công đoạn đại diện.
 Xác định điều kiện của quá trình.
 Chọn người đứng máy đại diện.
 Cung cấp NVL chuẩn, đủ để không ngắt quảng việc nghiên cứu.
 Xác định phương pháp đo.
 Xác định phương pháp ghi số liệu.
Thông thường số mẫu nên lấy ít nhất khoảng 100 mẫu.

♦ Các kỹ thuật thống kê dùng để đánh giá PC


 Biểu đồ phân bố xác suất (Frequency distribution/ Histogram)
 Biểu đồ kiểm soát.

♦ Chỉ số năng lực quá trình Cp


 CP được đánh giá qua chỉ số Cp: Cp= (UTL-LTL)/ 6σ
Trong đó: UTL _ Giới hạn kỹ thuật trên (mức chuẩn trên)
LTL _ Giới hạn kỹ thuật dưới (mức chuẩn dưới)
σ _ Độ lệch chuẩn của quá trình.
Nếu Cp>1 thì quá trình đáp ứng được yêu cầu.
Tuy nhiên khi Cp quá lớn thì có thể quá trình đã lệch khỏi điểm trung bình. Rõ ràng Cp
không tính đến giá trị trung bình. Do đó người ta dùng chỉ số Cpk:
Cpk= min(Cpl, Cpu)
Cpu=(UTL-µ)/ 3σ; Cpl=(µ-LPT)/3σ

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 2/8
Mức chất lượng 6 –sigma (6σ)
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng trong một quá trình, nếu độ dao động tự nhiên bằng với
khoảng tiêu chuẩn mình mong muốn nghĩa là chất lượng đầu ra sẽ tốt. Hơn thế nữa, nếu
phân bố xác suất các thông số của quá trình là bình thường, nghĩa là chỉ có 0.27% sản phẩm
làm ra lọt ra ngoài tiêu chuẩn cho phép. Nhưng ta hãy quan tâm xem ở mức chất lượng như
vậy có ý nghĩa ra sao qua các con số sau:
• Có ít nhất 20.000 đơn thuốc ra sai mỗi năm trên toàn thế giới.
• Hơn 15.000 em bé bị rơi xuống đất từ tay các hộ lý.
• Sẽ không có điện, nước, năng lượng trong khoảng 9 giờ mỗi năm.
• 500 cuộc phẫu thuật sai trong 1 tuần.
• 2.000 bức thư đi sai địa chỉ trong 1 giờ.
Các bạn có hài lòng với mức chất lượng như vậy. Ngay cả Motorola, tập đoàn đầu tiên
nhận giải thưởng chất lượng quốc gia cao quý Malcom Baldrige cũng không hài lòng với
mức chất lượng này. Mục tiêu của họ đặt ra vào năm 1987 là:
Cải thiện chất lượng và dịch vụ gấp 10 lần vào năm 1989, và ít nhất 100 lần vào
năm 1991. Đạt được khả năng mức chất lượng 6-sigma vào năm 1992. Nhận
thức được việc cấp bách phải cải thiện chất lượng, công ty phải phổ biến tinh
thần tận tụy vì chất lượng đến toàn thể nhân viên trong tập đoàn, và có được một
văn hóa cải tiến liên tục để đảm bảo sự thoả mãn toàn diện của khách hàng. Tất
cả mọi việc chúng ta làm chỉ vì một mục đích cuối cùng: phế phẩm bằng không.

Khái niệm mức chất lượng 6-sigma nghĩa là rút độ dao động của quá trình còn một nữa so
với khoảng dao động thiết kế (Cp=2.0) và cho phép giá trị trung bình trôi đi tối đa 1.5σ so với
mục tiêu. Ở mức này, nếu quá trình phân bố đúng ở giữa, xác xuất sản phẩm lọt ra ngoài tiêu
chuẩn cho phép là khoảng 2 phần triệu.

Ví dụ: General Electric bắt tay vào xây dựng những bước khởi đầu về chất lượng để đạt được
mức chất lượng 6-sigma vào năm 2000, bắt đầu từ mức chất lượng hiện nay khoảng 35.000
khuyết tật trên 1 triệu sản phẩm.Tất cả 12 lãnh đạo cấp cao đã cam kết thực hiện quá trình 6-
sigma. Các nhân viên của họ đang làm việc theo nhóm nhằm giảm sự dao động của các quá
trình, giảm tỷ lệ khuyết tật bằng cách tiếp cận 4 giai đoạn sau:
1. Đo lường: lựa chọn các đặc tính quan trọng, xác định tần suất xãy ra khuyết tật, xác
định tiêu chuẩn tiên tiến, ban hành hệ thống đo đạc kiểm tra và xác lập năng lực của sản
phẩm.
2. Phân tích: hiểu rõ khi nào, ở đâu và tại sao khuyết tật xãy ra bằng cách định nghĩa các
mục tiêu của các thông số, và nguồn gốc gây ra dao động.
3. Cải tiến: Xác định nguyên nhân, tìm hiểu mối quan hệ nhân quả và thiết lập các tiêu
chuẩn của thông số.
4. Kiểm soát: duy trì việc cải tiến bằng cách phê duyệt các hệ thống đo đạc, xác định
năng lực quá trình và thực hiện hệ thống kiểm soát quá trình.
Để chỉ ra các vấn đề liên quan đến khách hàng, một chương trình gọi là Work-Out, trong đó
một cá nhân hay một nhóm dành hết toàn bộ thời gian, sức lực để giải quyết 1 vấn đề và thiết
kế các giải pháp với sự giúp đỡ của khách hàng, giúp giảm thiểu thói quan liêu trong việc hổ
trợ các ý tưởng 6-sigma.
Từ năm 1996 đến 1997, GE đã tăng các đề án 6-sigma từ 200 lên 2000 và ước lượng sẽ có
6000 dự án được thực hiện vào năm 1998 với mức chất lượng đạt được là 4-sigma. Với tất
cả các cố gắng trên, GE hy vọng sẽ tiết kiệm được từ 7 đến 10 tỷ USD trong vòng 1 thập
niên.

3. Năng lực và kiểm soát

♦ Năng lực quá trình (PC) chỉ có ý nghĩa khi quá trình đang ở trong tình trạng kiểm soát thống
kê (nghĩa là quá trình hoạt động bình thường, không có một nguyên nhân bất thường nào
ảnh hưởng đến quá trình).

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 3/8
♦ Nếu một quá trình vừa không có năng lực, vừa không kiểm soát thì đầu tiên phải đưa quá
trình đó về trạng thái kiểm soát trước bằng cách loại bỏ những nguyên nhân đặc biệt gây ra
sự dao động của quá trình, sau đó tấn công vào các nguyên nhân bình thường để cải thiện
năng lực quá trình. Nếu một quá trình có năng lực nhưng không được kiểm soát thì ta chỉ
cần đưa quá trình vào kiểm soát.

4. Phương pháp SPC

♦ Như nói ở trên, phương pháp SPC dựa trên biểu đồ kiểm soát.

♦ Biểu đồ kiểm soát có 3 ứng dụng cơ bản:


 Thiết lập trạng thái kiểm soát.
 Theo dõi quá trình và báo hiệu khi quá trình mất kiểm soát.
 Xác định năng lực quá trình.

♦ Các bước yêu cầu để thành lập, phát triễn và khai thác biểu đồ kiểm soát:

Bướ Tên bước Chi tiết Ý nghĩa


c
1 Chuẩn bị • Chọn thông số hoặc đặc tính để đo đạc.
• Xác định cỡ mẫu, tần suất đo.
• Thành lập biểu đồ kiểm soát.
2 Thu thập số liệu • Ghi chép số liệu đo đạc được. Thiết lập trạng
• Tính toán thống kê: trung bình, độ dao thái kiểm soát
động, xác suất... cho quá trình
• Vẽ các điểm trên biểu đồ
3 Xác định thử giới • Vẽ đường trung bình trên đồ thị
hạn kiểm soát • Tính giới hạn trên và dưới

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 4/8
4 Phân tích và diễn • Xem xét các điểm không kiểm soát trên
giải biểu đồ
• Loại bỏ các điểm không kiểm soát.
• Tính lại giới hạn trên, dưới nếu cần. Giới
hạn này sẽ là giới hạn điều chỉnh trên dưới
cho biểu đồ kiểm tra.
5 Sử dụng biểu đồ • Tiếp tục thu thập số liệu và vẽ biểu đồ
Theo dõi quá
như một công cụ • Xác định tình trạng mất kiểm soát và thực trình qua các
để giải quyết vấn hiện các hoạt động phòng ngừa. biểu đồ
đề.
6 Dùng biểu đồ để
Phân tích năng
xác định năng lực
lực quá trình
quá trình

5. Biểu đồ kiểm soát cho các số liệu biến đổi (Variables Data)

♦ Số liệu biến đổi là các số liệu được đo đạc từ các thiết bị đo có thang đo liên tục. Ví dụ: các
số liệu đo chiều dài, trọng lượng, khoảng cách.

♦ Biểu đồ thông thường được sử dụng cho loại số liệu biến đổi là biểu đồ ξ (“x-bar” chart) và
biểu đồ R (biến đổi của giá trị đo) (range chart).

♦ ξ-chart dùng để theo dõi đường trung bình của quá trình.

♦ R-chart dùng để theo dõi sự dao động của quá trình. Để đơn giản và thuận tiện, người ta
thường sử dụng biến đổi của giá trị đo để đánh giá mức độ dao động của quá trình, đặc biệt
thường áp dụng cho trường hợp công nhân đứng máy, thực hiện biểu đồ kiểm soát bằng tay.
Đối với các trường hợp số mẫu rất lớn và số liệu được phân tích bằng máy tính thì áp dụng
độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ dao động của quá trình sẽ tốt hơn.

♦ Xây dựng biểu đồ ξ-chart, R-chart và thiết lập trạng thái kiểm soát thống kê quá trình.

1. Thu thập số liệu:


_ Thông thường thu thập khoảng 25-30 mẫu. Kích thước mẫu từ 3 đến 10, thông thường
người ta lấy 5.

2. Tính toán trên số liệu thu thập được:


_ Ký hiệu số mẫu là k, kích thước mẫu là n, i là mẫu thứ i.
_ Mỗi mẫu thứ i, tính giá trị trung bình ξi và khoảng biến đổi Ri. Chấm điểm tính được lên
biểu đồ.
_ Tính giá trị trung bình tổng của k mẫu: ξtb=(Σξi) / k (i=1-k)
_ Tính giá trị trung bình của khoảng biến đổi: Rtb=(ΣRi)/k (i=1-k)
_ Tính giới hạn kiểm soát của R-chart và x-chart:
UCLR=D4Rtb UCLξ=ξtb +A2Rtb

LCLR=D3Rtb LCLξ=ξtb -A2Rtb

Trong đó các hằng số D3, D4 và A2 phụ thuộc vào cỡ mẫu và được cho ở phần phụ
lục B.

Giới hạn kiểm soát biểu thị một khoảng giới hạn mà tất cả các điểm sẽ rơi vào giữa
khoảng này nếu quá trình đang ở trạng thái kiểm soát thống kê. Nếu có bất kỳ điểm nào
rơi ra ngoài giới hạn này hoặc biểu đồ có dạng không bình thường, nghĩa là có một
nguyên nhân đặc biệt nào đó đã ảnh hưởng đến quá trình. Trong trường hợp này nên
xem xét lại quá trình, xác định nguyên nhân. Nếu có nguyên nhân đặc biệt thì các điểm

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 5/8
này không đại diện cho trạng thái kiểm soát thống kê của quá trình và phải được loại trừ
và tính toán lại các giá trị ξtb, Rtb, và các giới hạn kiểm soát.

Để xác định quá trình có đang ở trạng thái kiểm soát thống kê hay không, người ta
thường phân tích biểu đồ R-chart trước. Do giới hạn kiểm soát của x-chart phụ thuộc vào
Rtb nên các biến đổi sinh ra do các nguyên nhân đặc biệt có thể dẫn đến dạng biểu đồ x-
chart bất thường, ngay cả khi quá trình đang được kiểm soát trong giới hạn cho phép.
Một khi trạng thái kiểm soát thống kê đã được thiết lập cho R-chart, chúng ta có thể quan
tâm xem xét đến biểu đồ x-chart.

3. Phân tích biểu đồ kiểm soát


Để xác định quá trình có đang trong trạng thái kiểm soát thống kê hay không, ta kiểm tra
các điểm sau:
a. Không có điểm nào lọt ra ngoài các đường giới hạn kiểm soát.
b. Số điểm nằm trên và dưới đường trung bình gần bằng nhau.
c. Các điểm nằm trên và dưới đường trung bình một cách ngẫu nhiên.
d. Hầu hết các điểm nằm gần đường trung bình, chỉ một số ít nằm gần các
đường giới hạn kiểm soát.

4. Theo dõi và kiểm soát quá trình


♦ Sau khi quá trình được xác định đã trong trạng thái kiểm soát thống kê, các biểu đồ
sẽ được sử dụng hàng ngày để theo dõi sản xuất, xác định các nguyên nhân đặc
biệt có thể xãy ra và thực hiện các hoạt động khắc phục cần thiết. Quan trọng hơn,
biểu đồ kiểm soát cho ta biết khi nào có thể để quá trình hoạt động một mình! Các
hoạt động điều chỉnh không cần thiết gây lãng phí lao động, giảm năng suất và gia
tăng mức độ dao động của quá trình.

Hiệu quả hơn nữa nếu để chính công nhân lấy mẫu và vẽ biểu đồ. Làm như vậy họ
sẽ có những hành động khắc phục kịp thời, nhanh chóng. Để thực hiện có hiệu quả,
vấn đề là phải huấn luyện công nhân và các đốc công, tổ trưởng. Việc huấn luyện
này không chỉ cung cấp các kỹ năng về thống kê mà còn làm tăng ý thức chất lượng
của những người trực tiếp sản xuất.

Các biểu đồ kiểm soát được thiết kế chủ yếu dùng cho các công nhân sản xuất hơn
là các nhân viên kiểm phẩm hoặc kiểm soát chất lượng.

5. Ước lượng năng lực quá trình


♦ Sau khi quá trình ở trạng thái kiểm soát thống kê bằng cách loại trừ các nguyên nhân
đặc biệt, số liệu đo được có thể sử dụng để ước lượng năng lực quá trình. Phương
pháp này không chính xác bằng phương pháp sử dụng độ lệch chuẩn σ do nó sử
dụng khoảng trung bình thay vì ước lượng độ lệch chuẩn từ số liệu ban đầu. Tuy
nhiên phương pháp này nhanh, dễ thực hiện, miễn là phân bố của các số liệu ban
đầu là bình thường.

♦ Phương pháp này ước lượng độ lệch chuẩn bằng công thức:
σ= Rtb/d2
Trong đó d2 là hằng số phụ thuộc kích thước mẫu và được cho ở phụ lục B.
Năng lực quá trình là 6σ.
Dao động giá trị đo riêng lẽ là ξtb±6σ
Nếu các giá trị đo phân bố bình thường, ta có thể tính được xác xuất của vượt ra
ngoài tiêu chuẩn .
(Xem ví dụ)

6. Biểu đồ kiểm soát cho các dữ liệu thuộc tính (Attributes)

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 6/8
♦ Dữ liệu thuộc tính là các dữ liệu chỉ gồm 2 giá trị: tốt/ xấu, đạt/ không đạt...Thông
thường các dữ liệu thuộc tính không thu thập qua đo đạc mà chỉ qua quan sát, ví dụ:
kiểm tra ngoại quan.

♦ Điểm hạn chế của dữ liệu thuộc tính là phải cần một lượng lớn mẫu để có thể đạt
được một kết quả thống kê có giá trị.

♦ Biểu đồ phổ biến nhất cho dữ liệu thuộc tính là p-chart. p-chart theo dõi tỷ lệ phế
phẩm trong một lô hàng.

♦ Xây dựng biểu đồ p-chart:

1. Thu thập số liệu:


Tương tự biểu đồ X-chart, đầu tiên là thu thập dữ liệu cho p-chart. Thông thường
khoảng 25 đến 30 mẫu. Kích thước mẫu phải đủ lớn sao cho số phế phẩm loại ra
trong đó phải khá lớn. Nếu xác xuất phát hiện phế phẩm nhỏ thì kích thước mẫu
thông thường phải lớn. Mẫu được lấy định kỳ, rãi đều theo thời gian để xác định
được nguyên nhân.

2. Tính toán trên số liệu thu thập được


Giả sử ta lấy k mẫu, kích thước mẫu là n. Gọi pi là tỷ lệ phế của mẫu thứ i, trung
bình tỷ lệ phế của k mẫu là:
ptb= (p1+p2+...+pk)/k
Độ lệch chuẩn tính theo công thức:
sptb=SQR(ptb(1-ptb)/n)
Giới hạn kiểm soát trên và dưới tính theo công thức:
UCLp=ptb+3sptb
LCLp=ptb-3sptb
Nếu LCLp nhỏ hơn 0, ta sẽ lấy LCPp=0.

3. Phân tích biểu đồ: phân tích biểu đồ p-chart tương tự x-chart/R-chart: các điểm
vượt ra ngoài đường giới hạn kiểm soát biểu thị tình trạng mất kiểm soát. Hình dạng
và khuynh hướng của biểu đồ được phân tích để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên
có điểm khác là nếu có điểm trên biểu đồ nằm dưới đường giới hạn dưới hoặc biểu
đồ có khuynh hướng đi xuống dưới đường trung bình thì điều này chỉ ra rằng quy
trình có thể đang được cải thiện, đang tiếp cận đường lý tưởng: không phế phẩm
(zero defectives).Một điểm khác biệt nữa là các nguyên nhân của phế phẩm thường
được xác định trước khi các kết luận được rút ra từ biểu đồ p-chart vì biểu đồ này
thường được xây dựng ở cuối quá trình sản xuất.

♦ Biểu đồ p-chart đối với kích thước mẫu thay đổi:


Thông thường người ta kiểm tra 100% sản phẩm cuối cùng. Trong trường hợp này,
kích thước mẫu thay đổi do số lượng sản xuất hàng ngày thay đổi. Đối với trường
hợp này, người ta tính độ lệch chuẩn cho từng mẫu riêng lẻ.
Giới hạn kiểm soát trên/dưới tính theo công thức:
ptb±3SQR(ptb(1-ptb)/ni)
Trong đó ptb=Tổng số phế phẩm/ tổng số mẫu kiểm tra
Một cách khác là thay vì dùng ni, người ta dùng kích thước mẫu trung bình ntb và lúc
đó giới hạn kiểm soát trên/dưới được tính như sau:

UCLp=ptb +3SQR(ptb(1-ptb)/ntb)
LCLp=ptb -3SQR(ptb(1-ptb)/ntb)

Kết quả là ước lượng gần đúng giới hạn kiểm soát trên và dưới

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 7/8
Hạn chế của phương pháp:
 Do giới hạn kiểm soát chỉ tính gần đúng, các điểm không kiểm soát có thể không
thể hiện trên biểu đồ.
 Dạng biểu đồ sẽ khó phân tích do độ lệch chuẩn giữa các mẫu khác nhau là
khác nhau. Do vậy khi sử dụng phương pháp này cần phải cẩn thận.
Thông thường người ta khuyên nên sử dụng phương pháp kích thước mẫu trung
bình khi kích thước mẫu rơi vào trong khoảng 25% của kích thước mẫu trung bình.
(Xem ví dụ)

Tài liệu tham khảo

The Management And Control Of Quality, James R. Evans & William M. Lindsay,
South-Western College Publishing, 1999.

Kieåm soaùt quaù trình baèng phöông phaùp thoáng keâ Trang 8/8

You might also like