You are on page 1of 6

JV name; PetroMacareo

Between
PetroVietnam Exploration Production (PVEP) - PVN subsidiary
and Petroleos de Venezuela (PDVSA) - Venezuelan state-owned.
[PVEP is in charge of 13 overseas oil and gas projects, including in Venezuela, Mexico, Peru and
Malaysia. Only two are profitable.]

Tổng mức đầu tư ban đầu dự án Junin 2, (Venezuela) hơn 1,24 tỷ USD
Tổng nhu cầu vốn phía Việt Nam phải đóng góp trong dự án tăng thành 1,825 tỉ USD
1.24 tỷ USD + 584 triệu USD [3 đợt: (1) 300; (2) 142; (3) 142]
584 triệu USD là "phí tham gia" (bonus) hay còn gọi là “phí hoa hồng”.
Đã nộp
Phần vốn: 90 triệu USD
Phần hoa hồng: 2 đợt 300 + 142=442
Tổng công tiền mất sau khi đơn phương không náp tiếp tiền nghĩa vụ: 532 triệu USD
báo viết: “PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela => thực tế lên đến 532 x 19500=10,374 tỷ
VND (hơn mười ngàn tỷ)
Động thổ 2010
Ngưng tham gia (đơn phương ) : 2013

Dự án với tổng mức đầu tư 12,4 tỉ USD, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2
rót 3,5 tỉ USD.
Phần vốn mà phía PVN Việt Nam phải đóng góp tương ứng với tỉ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là
1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của
phía Việt Nam là 1,825 tỉ USD.

Bài 4

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019


PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD?
14/03/2019 07:59 GMT+7
351Lưu
TTO - Trong số 13 dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN/PVEP có 11 dự án thua lỗ, nguy cơ lỗ. Có dự
án quy mô vài triệu USD, nhưng cũng có dự án 1,82 tỉ USD ở Venezuela; dự án tại mấy nước ASEAN
cũng có vấn đề...
Bài 3

https://asia.nikkei.com/Business/Companies/Vietnam-s-graft-hunters-zero-in-on-Venezuela-oil-
project
Vietnam's graft hunters zero in on Venezuela oil project
$584m 'contract bonus' to Caracas probed amid drive to clean up state enterprises
Nikkei staff writersMARCH 18, 2019 21:03 JST
HO CHI MINH CITY -- Vietnam's Ministry of Public Security is investigating a loss-making oil and gas
project in Venezuela, as Hanoi probes corruption involving state enterprises and the South American
country falls deeper into chaos.
The Vietnamese authorities have asked state-run Vietnam Oil and Gas Group, better known as PVN,
to "provide all documents relating to the implementation of the project" to tap and upgrade the
Junin-2 oil field in Venezuela's Orinoco Belt, an area thought to contain the world's largest oil
reserves.
PVN terminated the contract in December 2013, determining that little progress had been made. But
the ministry is looking into suspected legal violations before the termination.
The $12 billion project was launched in June 2010, according to local media. The project was
managed by PetroMacareo, a joint venture between PVN subsidiary PetroVietnam Exploration
Production (PVEP) and Venezuelan state-owned Petroleos de Venezuela (PDVSA). The first phase
was expected to have daily output of 50,000 barrels, with 200,000 barrels coming in the second
phase, and Vietnam was counting on profits within seven years.
The project was meant to build on historically friendly ties between Hanoi and Caracas, which
stretch back to the 1960s, when both were fighting a common enemy, the U.S. The two countries
established diplomatic relations in 1989, and have pursued a number of joint economic projects in
the years since.
For the Junin-2 project, the Vietnamese company was to invest around $1.2 billion between 2010
and 2015, making it one of Vietnam's biggest oil and gas projects abroad. This, however, did not
include three "contract bonus" payments totaling $584 million that the Vietnamese side apparently
had to pay the Venezuelan government to secure the investment license. This fee was not included
or explained in the project proposal originally sent to the government, Vietnam's Finance Ministry
found recently.
PVN never provided clear, complete documents on Junin-2, but mentioned the project in its financial
reports from 2010 to 2016.
Only in 2018, in its 2017 financial report, did it mention that total capital provided to Venezuela
came to 10.7 trillion dong ($462 million at the current rate) as of December 2017. This included two
"contract bonus" transfers worth a total of $442 million.
PVN had moved to terminate the project after asking to delay the transfer of another $142 million
"contract bonus." PVN explained that Venezuela's investment environment was not suitable,
especially due to the country's extremely high inflation rate and long-standing currency control
system that complicated payments to foreign companies.
The investigation was announced after it came to light last week that PVN General Director Nguyen
Vu Truong Son had filed a resignation letter, which is pending approval by Vietnam's prime minister.
Son, whose career in the oil and gas industry dates back to 1987, had previously held director
positions at PVN units. The order for PVN to provide documents related to the project came on
Thursday.
In 2009, Son was appointed general director of PVEP by then-PVN Chairman Dinh La Thang, who has
been in prison since December 2017 over graft allegations. PVEP is in charge of 13 overseas oil and
gas projects, including in Venezuela, Mexico, Peru and Malaysia. Only two are profitable.
Son may take the blame for the possible capital loss from the Venezuelan project and other costs,
which investigators estimate amounted to $635 million as of 2017. "The latest move is a further step
in the ongoing anti-corruption campaign in Vietnam, which is related to Dinh La Thang and the PVN
giant," said Dang Tam Chanh, an expert on Vietnamese politics.
PVN has been a main pillar of Vietnam's economic model over the past four decades, attracting top
talent, spurring development and helping to fill the government's coffers. But recently the
authorities have turned a harsh light on alleged corruption at PVN and other state enterprises.
Increasingly, the companies are seen as barriers to innovation and open markets.
Nguyen Phu Trong, the Communist Party's secretary-general, is leading the anti-corruption campaign
and showing a willingness to clean up state enterprises, according to Chanh. He aims to enhance
competitiveness and use the country's resources more effectively, now that it has signed several
marketization trade pacts with more developed economies.
Bài 2: (không edit)
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2019/03/3-cai-la-trong-du-dau-khi-ti-o-o.html#more
extract:
Có một điều khoản là phải trả “phí tham gia” (bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu và
trong vòng 30 tháng, bất kể có dầu hay không PVN vẫn phải nộp đủ phí này. Tổng số tiền phải
chuyển cho đối tác theo điều khoản này là 584 triệu USD. Trong một văn bản của Bộ KH&ĐT vào
tháng 10-2010 gọi đây là “tiền hoa hồng dự án”, trong khi phía Việt Nam chưa nhận được bất kỳ giọt
dầu nào từ dự án này.

Bài 1:
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2019/03/mot-bai-viet-tren-bao-le-phai-am-chi.html
MỘT BÀI VIẾT TRÊN BÁO LỀ PHẢI ÁM CHỈ " SÂU CHÚA" TRONG VỤ ĐẦU TƯ SANG VENEZUYELA LÀ
NGUYỄN TẤN DŨNG
Chỉ "sâu chúa" mới dám vượt mặt cả Quốc hội, ném chục ngàn tỉ ra ngoài như thế?
XUÂN DƯƠNG
07:37 18/03/19
(GDVN) - Chỉ một dự án đầu tư sang Venezuela đã ngốn 14,2% tổng dự trữ ngoại hối quốc gia thời
điểm năm 2010, phải chăng đây là cuộc chơi liều lĩnh của một nhóm người?
Ngày 21/2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định số 213/QĐ-TTg
(QĐ213) “Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019”.
Quyết định nêu rõ:
“Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà
nước.
Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước,
các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để
xử lý thua lỗ của doanh nghiệp.
Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là
người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh
nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”.
Vì sao nhà nước đã có “Luật Đầu tư công” mà Thủ tướng còn phải ban hành quyết định trong đó đặc
biệt nhấn mạnh chuyện “Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người
đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm…”?
Nhiều năm gần đây, đầu tư công luôn là mảnh đất màu mỡ cho một bộ phận không nhỏ quan chức
lợi dụng đục khoét ngân sách, vơ vét chia nhau những đồng tiền thuế người dân chắt chiu đóng góp.
Có thể nêu một số dẫn chứng, chẳng hạn vụ mua bán ụ nổi 83M tại Vinalines, vụ Mobifone mua 95%
cổ phần AVG, vụ nhà máy gang thép Thái Nguyên đầu tư tới hơn 8.000 tỉ đồng nhưng nay đang dần
biến thành đống sắt gỉ,...
Một trong những vụ việc được dư luận quan tâm là việc Tổng công ty khai thác thăm dò dầu khí
(PVEP) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thực hiện liên doanh với đối tác là Tổng
công ty dầu khí Venezuela (thành viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela) tại mỏ dầu Junin 2 và
các dự án tại một số quốc gia khác.
Xin tóm lược một số thông tin mà báo chí đề cập về vụ việc tại mỏ dầu Junin 2.
Thứ nhất là ý kiến cho rằng các cơ quan thuộc Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền, không trình Quốc
hội phê duyệt trong việc thực hiện hợp đồng, cụ thể là bài báo:
“PVN 'ném' nghìn tỉ tại Venezuela: Ép bộ trưởng ký, 'phớt lờ' báo cáo Quốc hội” đăng trên
Thanhnien.vn ngày 15/3/2019.
Thứ hai là thông tin từ tháng 11/2008, “Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có cuộc họp thẩm định báo cáo
việc đầu tư này với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và có tờ trình Thủ tướng xin phê duyệt dự
án với tổng mức đầu tư hơn 1,24 tỷ USD”. [1]
Sau đó “Với tư cách cơ quan thẩm tra hồ sơ xin cấp phép đầu tư, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã báo cáo
Thủ tướng và kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét đặc cách với dự án để sớm cấp giấy
chứng nhận đầu tư.
Tuy nhiên trả lời bằng văn bản sau đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã "bác" đề xuất này và “Yêu
cầu Chính phủ có tờ trình chính thức gửi Uỷ ban làm rõ phần vốn nhà nước góp vào dự án.
Trường hợp dự án sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên thì Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét
chủ trương đầu tư”. [1]
Vậy điều gì đã xảy ra sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
“Báo cáo tháng 5/2009 của Chính phủ gửi cơ quan thường trực Quốc hội dự án Junin 2, cơ cấu phần
vốn góp Nhà nước tại dự án được thay đổi.
Phần vốn góp từ vốn chủ sở hữu của PVN giảm từ 956 triệu USD dự kiến ban đầu, xuống còn 547
triệu USD, tức chỉ còn 29,9% tổng chi phí góp vốn của phía Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa dự án đầu tư không còn nằm trong diện phải báo cáo Quốc hội xem xét, chấp
thuận chủ trương đầu tư (dự án có mức góp vốn 30% trở lên)”. [1]
Đến tháng 6/2010 dự án chính thức động thổ, tổng nhu cầu vốn phía Việt Nam phải đóng góp trong
dự án tăng thành 1,825 tỉ USD trong đó có một khoản hết sức phi lý mà phía Việt Nam phải thực hiện,
đó là "phí tham gia" (bonus) hay còn gọi là “phí hoa hồng”.
Theo đó Việt Nam phải trả cho Venezuela 584 triệu USD bằng tiền mặt chia làm ba đợt, đợt đầu 300
triệu, hai đợt còn lại mỗi đợt 142 triệu USD. [1]
Đến năm 2013 sau khi đã nộp 442 triệu USD tiền "phí tham gia", 90 triệu USD tiền góp vốn, tổng
cộng là 532 triệu USD, ban lãnh đạo mới của PVN đã phải quyết định đơn phương không thực hiện
cam kết nộp số tiền “phí tham gia” còn lại (142 triệu USD).
Một tờ báo viết: “PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela”. [2]
Cũng trong năm 2013, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo PVN và PVEP tạm dừng việc khai thác thử tại mỏ
Junin 2 để tiến hành công tác nghiên cứu đánh giá lại toàn bộ dự án, đàm phán với nước chủ nhà về
các điều khoản của hợp đồng.
PVEP cho biết sẽ tiếp tục dự án khi các vấn đề liên quan được làm rõ, đặc biệt phải đảm bảo tránh
được các rủi ro về tỉ giá, lạm phát của nước sở tại. [3]
Với tình hình chính trị không ổn định kéo dài nhiều năm cho đến nay tại Venezuela, liệu bao giờ
PVEP sẽ tiếp tục dự án và giả sử tiếp tục thì lãi thu được có đủ hoàn lại các khoản đã “mất trắng”?
Nếu thông tin đăng tải trong bài “Dự án tỷ đô sa lầy của PVN ở Venezuela” [1] là chính xác, có thể
thấy Chính phủ đã vượt qua rào chắn pháp lý trong Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 (NQ66) của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (ban hành ngày 29/6/2006) và Nghị quyết 49/2010/QH12 (NQ49) (ban
hành năm 2010).
Theo NQ66 “Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư với các dự án có quy
mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên, đối với dự án, công trình có sử dụng từ
ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên”.
Và như vậy, ý kiến cho rằng cơ quan chức năng “phớt lờ báo cáo Quốc hội” là hoàn toàn có cơ sở,
tuy nhiên đây không thuộc trách nhiệm của PVN hay PVEP mà là trách nhiệm của Chính phủ.
Có hai lý do để dẫn tới kết luận này:
Thứ nhất, ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bị bác và Ủy ban đã
yêu cầu “Chính phủ có tờ trình chính thức gửi Uỷ ban”.
Thứ hai, theo NQ66 “Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư” chứ không
phải cấp thấp hơn là các bộ, ngành, tập đoàn hay tổng công ty nhà nước.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành và
có hiệu lực tương đương như luật.
Vi phạm các quy định trong Nghị quyết này là hành vi vi phạm pháp luật.
Những gì báo chí phát hiện liệu có cho thấy sự bất cập trong điều hành kinh tế vĩ mô, sự chưa hoàn
thiện cơ cấu kiểm soát quyền lực và những hạn chế của thể chế kinh tế, chính trị?
Chính phủ là cơ quan hành pháp nghĩa là phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nói theo ngôn ngữ của ngành luật, Chính phủ chỉ được phép làm những gì mà luật pháp cho phép,
còn người dân thì được phép làm những gì mà pháp luật không cấm.
Tại thời điểm năm 2010, khi PVN ký hợp đồng lập liên doanh với Venezuela, một đô la Mỹ tương
đương 19.500 đồng.
Số liệu mà báo Thanhnien.vn nêu trong bài báo “Điều tra vụ PVN 'mất trắng' hàng ngàn tỉ đồng tại
Venezuela” đăng ngày 14/3/2019 cho thấy dự án mà PVN thực hiện có tổng nhu cầu vốn đầu tư là
1,825 tỉ USD.
Số tiền này tương đương khoảng 36.000 tỷ đồng, gấp khoảng 1,8 lần so với quy định của Quốc hội
(20.000 tỷ).
Số liệu trong Thống kê tài chính quốc tế của IMF, WB và Báo cáo nợ nước ngoài số 7 - Bộ Tài
chính cho thấy dự trữ ngoại hối quốc gia cuối năm 2010 khoảng 12,86 tỷ USD và nợ nước ngoài ngắn
hạn là 6,95 tỷ USD. [4]
Chỉ một dự án đầu tư của PVN (1,825 tỷ USD) sang Venezuela đã ngốn 14,2% tổng dự trữ ngoại hối
quốc gia tại thời điểm năm 2010, phải chăng đây là cuộc chơi liều lĩnh của một nhóm người chứ
không phải là cách thức đầu tư có tính toán của Chính phủ?
Và phải chăng đây cũng là một cách thể hiện quyền lực vượt trên pháp luật?
Chỉ đến khi khả năng mất trắng số tiền nghìn tỷ bị phát hiện thì vụ việc mới được các cơ quan bảo vệ
pháp luật và truyền thông đề cập, vậy phải chăng đã có “tác động” thế nào đó để các cơ quan hữu
quan trong đó có Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước,… án binh bất động?
Năm 2010 cả nước xuất khẩu 6,88 triệu tấn gạo thu được 3,23 tỉ đô la Mỹ.
Số tiền 532 triệu USD đã giao cho phía Venezuela (mà báo chí nói là mất trắng) gần bằng 1/6 tống số
tiền bán gạo.
Để có chừng ấy tiền bao nhiêu triệu nông dân trồng lúa phải lao động cật lực cả năm?
(Còn nữa)

You might also like