You are on page 1of 5

Câu 7: Biến đổi khí hậu là gì? Nêu bằng chứng về biến đổi khí hậu?

Con người
hay tự nhiên chịu trách nhiệm cho sự biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay? Tại
sao?
- Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Biến đổi khí hậu chỉ đến
những thay đổi khí hậu theo thời gian, gây ra bởi cả hai yếu tố: do những thay đổi
có tính chất tự nhiên và do tác động của hoạt động con người.
- Định nghĩa về biến đổi khí hậu theo IPCC khác với Công ước khung của Liên
Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, ở đó biến đổi khí hậu chỉ tới những thay đổi của
khí hậu do tác động trực tiếp của hoạt động con người, làm thay đổi thành phần
của khí quyển toàn cầu và điều này được so sánh với những thay đổi của khí hậu
có tính chất tự nhiên quan sát được trong cùng giai đoạn thời gian.
* Bằng chứng
- Khí hậu Trái đất thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử. Chỉ trong vòng 650,000
năm đã có bẩy chu kì băng hà mở rộng và rút lui, với sự kết thúc đột ngột nhất của
kỉ băng hà cách đây 7,000 năm trước, đánh dấu sự bắt đầu của thời kì khí hậu hiện
đại - và của nền văng minh loài người.
- Mực nước biển dâng khoảng 17 cm trong thế kỉ XX. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trong thập kỉ vừa qua (2000-2010) còn gấp đôi so với tốc độ của cả thế kỉ trước.
Mực nước biển tăng chủ yếu do hai yếu tố liên quan đến sự ấm lên toàn cầu: sự
tăng của lượng nước do băng tan từ các vùng đất và sự giãn nở của nước do ấm
lên.
- Tăng của nhiệt độ không khí
- Nước biển ấm dần lên: Nước biển hấp thụ rất nhiều nhiệt trong sự ấm lên toàn
cầu, với khoảng 700 mét nước bề mặt cho thấy sự ấm lên khoảng 0.302 độ từ năm
1969.
- Sự thu hẹp của các lớp băng phủ.
- sự tăng của tần số, cường độ, sự mở rộng theo không gia, sự kéo dài và thời điểm
xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan: Các hiện tượng khí hậu cực đoan
bao gồm sóng nóng, rét đậm rét hại, hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy, bão, mưa đá, mưa
lớn...
* Vốn dĩ không có con người thì biến đổi khí hậu vẫn luôn diễn ra. Nhưng hiện
nay, khí hậu đang biến đổi một cách chóng mặt. Điển hình như sự gia tăng của
lượng co2, sự tăng nhiệt độ một thập kỉ trở lại đây bằng cả nghìn năm trước cộng
lại. Đó là bằng chứng cho hậu quả của các hoạt động của con người trong khai
thác, phát triển kinh tế. Vậy nên con người với tư cách là giống loài đứng trên đỉnh
các loài sinh vật, phải chịu một phần trách nhiệm lớn cho việc này.
Câu 8: Phân loại front và đặc điểm của từng loại font? Loại front nào thịnh hành ở
Việt Nam.
Front: là lớp không khí mỏng tại lớp biên của các khối khí. Một cách trung bình:
khối khí nóng có xu hướng di chuyển về cực, và khối khí lạnh có xu hướng di
chuyển về xích đạo. Có 4 loại front
- front nóng:
+ Không khí nóng di chuyển phía trên của không khí lạnh
+ Độ nghiên của nêm nhiệt từ 0.5 đến 1
+ Nhận diện front nóng qua mây cao cirrus hoặc cirrostratus, chân mây thấp xuống
dần vị trí của chân front
+ Mưa xuất phát từ vị trí thấp nhất của front sau đó lan dần, mưa kéo dài
+ Trời xanh và trong rất nhanh sau khi front đi qua
- Front lạnh:
+ Không khí lạnh đẩy không khí nóng lên trên
+ Độ nghiên của front: ~2
+ Mây đối lưu được hình thành, gây ra mưa rất lớn, và mây bao phủ 1 diện nhỏ
+ Sau khi front đi qua, trời trong xanh
+ Gần bề mặt, không khí lạnh xâm nhập rất nhanh đẩy không khí nóng lên cao, tạo
nên front có độ dốc lớn
- Front tĩnh:
+ Không có sự khác biệt lớn giữa không khí 2 bên front – front được định nghĩa
bởi hướng di chuyển
+ Khi lớp biên giữa 2 khối không khí không di chuyển, front đó được goi là front
tĩnh
+ Cần chú ý là gió trong 2 khối không khí không bằng 0, chỉ là lớp biên của chúng
ko di chuyển
- Front cố tù: Khi front lạnh gặp front nóng.
Câu 9: Xoáy thuận nhiệt đới và xoáy thuận ngoại nhiệt đới khác nhau như thế nào?
Đặc điểm Xoáy thuận nhiệt đới Xoáy thuận ngoại nhiệt
(bão) đới (áp thấp)
Gây gió to hơn Gây mưa nhiều hơn
Có lõi nóng Có front
Cấu trúc
Cơ chế hình thành
Hậu quả thời tiết
Sự chuyển đổi giữa 2 loại

Câu 10: Nêu các định nghĩa về 3 loại độ ẩm, cơ chế hình thành sương mù bức xạ
và sương mù bình lưu.

• Độ ẩm tương đối được định nghĩa là độ ẩm chứa trong khối không khí chia cho độ
ẩm lớn nhất mà khối không khí đó chứa được
• Sương mù bức xạ: xuất hiện do sự thay đổi nhiệt độ của bề mặt trái đất ngày và đêm do
phát xạ, trong điều kiện yên tĩnh, trời quang đãng. Khi vào đêm, bề mặt trái đất ngưng hấp
thụ nhiệt từ mặt trời, đồng thời phát xạ nhiệt ra khí quyển khiến nó lạnh đi. Khối không khí
ẩm trên bề maặt cũng trở nên lạnh đi, trở nên bão hòa và ngưng tụ thành màn sương.
• Sương mù bình lưu: Xuất hiện khi Khối không khí ẩm di chuyển lên 1 bề mặt lạnh
hơn, khối không khí truyền năng lượng đến bề mặt khiến lớp không khí sát bề mặt
lạnh đi. Hơi nước trong lớp không khí đó dần trở nên bão hòa và ngưng tụ tạo
thành sương mù
Câu 11: Nêu các quá trình truyền nhiệt trong khí quyển? Giải thích sự hình thành
hoàn lưu xung quanh các trung tâm khí áp
A, - Có 3 quá trình truyền nhiệt trong khí quyển:
+ Đối lưu: là quá trình truyền nhiệt do sự di chuyển theo phương thẳng đứng của
các khối khí (chất lỏng) lớn. Khi bề mặt bị đốt nóng, không khí nở ra, nhẹ hơn so
với xung quanh và di chuyển lên phía trên. Phần không khí mất đi được thay thế
bởi phần không khí lạnh hơn xung quanh
+ Tiếp xúc: Hình thức trao đổi nhiệt luôn diễn ra từ vùng có mức năng lượng cao hơn (với
nhiệt độ cao hơn) đến vùng có mức năng lượng thấp hơn (với nhiệt độ thấp hơn). Khi một
khối khí có nhiệt độ cao, nhiệt của khối khí sẽ truyền sang khác khối khí lân cận có nhiệt độ
thấp hơn do tiếp xúc. Trong khí quyển loại hình truyền nhiệt này yếu và chủ yếu theo
phương ngang

+ Bức xạ : là sự trao đổi nhiệt thông qua sóng điện từ. Ở một nhiệt độ nhất định, vật sẽ
phát xạ ra 1 bước sóng có chứa nhiều năng lượng nhất. Mặt trời phát ra các sóng và đốt
nóng bề mặt trái đất.

B, Sự hình thành hoàn lưu xung quanh các trung tâm khí áp.
Do hoạt động của vòng hoàn lưu hadley và cực cộng thêm sự dịch chuyển không khí từ áp
cao sang áp thấp ở vùng thấp mà tạo nên dải áp cao cận nhiệt.
* Những áp cao này tồn tại quanh năm, và nó tạo nên một khu vực hội tụ xích đạo(ITCZ). Và
ta có tất cả 3 khu vực hội tụ xích đạo tương ứng với 3 khu vực mưa lớn (Á, Phi, Nam Mỹ).
Những áp cao này tạo ra một dòng khí ổn định thổi đến dải ITCZ gọi là gió tín phong (mậu
dịch) quanh năm. Do lực cô ri ô lít nên ở bắc bán cầu gió có hướng đông bắc, còn ở nam
bán cầu có hướng đông nam
Mùa hạ ờ nửa cầu Bắc:
+ Phần lục địa Á- Âu rất nhạy cảm với nhiệt độ, trong mùa hè nhiệt độ sẽ nóng lên rất nhanh
vào tạo thành khu vực áp thấp Iran, đồng nghĩa với việc không khí sẽ hội tụ vào khu vực áp
thấp hay nói khác rằng sẽ có dòng khí hội tụ về. Nên nó làm cho dải ITCZ dịch lên phía bắc,
( chỉ ở khu vực Thái Bình Dương, dải hội tụ mới nằm sát xích đạo, nên ở đây vẫn có gió mậu
dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về xích đạo). Ở Nam bán cầu lúc này là mùa đông hình thành
nên 2 khu vực áp cao Ấn Độ Dương và Oxtraylia. Gió từ 2 áp cao này thổi về áp thấp Iran theo
hướng Đông Nam, khi vượt qua xích đạo bị đổi hướng Tây Nam do lực coriolit
+ Trên các lục địa, dải hội tụ nhiệt đới vượt qua xích đạo khá xa (ở châu Phi lên tới chí tuyến, ở
Ấn Độ vượt qua chí tuyến, đến Trung Quốc vượt lên trên vĩ tuyến 30°B). Gió Đông Nam từ các
trung tâm cao áp cận chí tuyến ở bán cầu Nam vượt qua xích đạo chuyển thành hướng tây nam,
xua hẳn gió mậu dịch của khu vực này trong mùa hạ.s
– Mùa đông ở bán cầu Bắc:
+ Mùa đông thì lục địa Á- Âu nhận được ít nhiệt hình tháp áp cao siberia, ở biển TBD ấm
hơn hình tháp áp thấp Aleut. Ở nam bán cầu trên lục địa lúc này là mùa hạ hình thành áp
thấp Otxtraylia. Gió sẽ thổi từ áp cao siberia về các áp thấsp này tạo thành gió đông bắc.
Gió đông bắc này sẽ đẩy dải ITCZ về phía nam, nên các khu vực đều có gió mậu dịch, gió thổi
từ cao áp cận chí tuyến đến xích đạo, theo hướng tây bắc.

+ Và mùa mưa sẽ bắt đầu ở châu Úc.


+ Giữa mùa đông áp cao siberia nằm sâu trong lục địa nên gió sẽ đi qua lục địa là chủ yếu.
Gió lúc này sẽ có tính chất khô và lạnh.
+ Cuối mùa đông áp cáo siberia yếu đi và lệch sang phía đông. Gió lúc này sẽ đi qua biển
nhiều hơn và mang nhiều hơi ẩm vào đất liền.
* Những áp cao này tạo ra gió tây ôn đới thổi quanh năm do chênh lệch chí tuyế giữa áp cao
cận nhiệt và áp thấp ôn đới. Gió này hoạt động quanh năm, hướng Tây nam ở Bắc bán
cầu, Tây nam ở Nam bán cầu
* Ở 2 cực thì luôn là những áp cao do ở đây là vùng băng tuyết. Do hoạt động của 3 hoàn
lưu cực, ferrel và hadley nên ở vùng ôn đới vĩ tuyến 60 là áp thấp. Gió sẽ thổi từ áp cao cực
về đây. Tạo nên gió Đông cực thổi quanh năm.

Câu 12: Trình bày về cấu trúc 1 cơn bão, các yếu tố để hình thành bão và phân loại
bão.

You might also like