You are on page 1of 70

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


BỆNH VIỆN QUẬN 7

SVTH:
MSSV:
Lớp:
Khóa:
GVHD:
CBHD Tại BV Q.7:
MỤC LỤC

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP


1.1 Tên và địa chỉ cơ sở thực tập
1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
1.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận khoa dược
PHẦN 2 : KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1 Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho Dược bệnh viện
2.1.1 Việc thiết và sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho
2.1.2 Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản
tại kho
2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP
Ý nghĩa , yêu cầu, nội dung hoạt động của 01 khoa đạt GSP tại bệnh viện
2.3 Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều
trị
2.3.1 Cách tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu giới thiệu thuốc trong
bệnhviện
2.3.2 Nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc & điều trị
2.4 Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện
2.4.1 Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện (lập dự trù, đấu thầu, ký hợp
đồng mua…)
2.4.2 Phương thức cấp phát thuốc đến tay người bệnh (ngoại trú, nội trú, bảo
hiểm y tế) một cách an toàn , hiệu quả, hợp lí
2.5 Nghiệp vụ Dược bệnh viện
2.5.1 Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa
Dược,các phòng khoa chuyên môn
2.5.2 Các quy trình thao tác chuẩn trong khoa dược
2.5.3 Phần mềm quản lý khoa Dược
2.5 Pha chế thuốc trong bệnh viện (Bệnh viện chưa có phòng pha chế thuốc)
PHẦN 3 : KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. TÊN VÀ ĐỊA CHỈ CƠ SỞ THỰC TẬP:
- Tên đơn vị: BỆNH VIỆN QUẬN 7.
- Địa chỉ: 101 Nguyễn Thị
Thập, phường Tân Phú,
Quận 7, Tp. HCM.
- Điện thoại: 028 3877 3420 Fax: 54335358
Giới thiệu
-Bệnh viện Quận 7 tiền thân
là Trung tâm y tế Nhà Bè
được thành lập từ năm 1981,
nằm tại trung tâm quận 7,
thuộc đường Nguyễn Thị Thập.
-Trải qua trên 30 năm phát triển và thay đổi, đến nay Bệnh viện Quận 7 đã đáp
ứng được cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong quận và các vùng
lân cận.
-Bệnh viện Quận 7 được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm:
 Khám chữa bệnh – cấp cứu 24/24
 Khám bảo hiểm y tế, khám quản lí sức khỏe
 Khám tuyển nghĩa vụ quân sự ,….;
 Thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
II. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN:

Bệnh viện Quận 7 đã được UBND Thành phố xếp lọai Bệnh viện hạng III
với quy mô 150 giường bệnh, 14 khoa phòng. Ban giám đốc gồm 04 đồng chí có
trình độ CK cấp I trở lên, bao gồm 12 khoa, 13 chuyên khoa và 9 phòng ban
- 12 Khoa: Khoa Nội; Khoa Khám bệnh; Khoa dinh dưỡng; Khoa Chẩn đoán
hìnhảnh - Xét nghiệm; Khoa Y học cổ truyền; Khoa Ngoại; Khoa Hồi sức cấp
cứu vàchống độc; Khoa Dược; Khoa Liên chuyên khoa; Khoa Cận lâm sàng;
Khoa Nhi.
- 13 chuyên khoa: Hồi sức - Cấp cứu; Ngoại Cơ Xương Khớp; Răng - Hàm -
Mặt;
Dinh dưỡng; Ngoại Thần kinh; Ngoại Tiêu hoá - Gan mật; Ngoại Tim mạch;
Ngoại, Hô hấp; Tai - Mũi - Họng; Nhãn khoa; Sản phụ khoa; Nhi; Dược
- 9 Phòng ban: Phòng khám nội; Phòng khám sản; Phòng khám nhi; Phòng
khám ngoại; Phòng hồi sức cấp cứu; Phòng tổ chức hành chính quản trị; Phòng
kế hoạch-nghiệp vụ; Phòng tài chính kế toán.
Sơ đồ vị trí khoa Dược - Bệnh viện Quận 7:
Trang thiết bị: Gồm có 163 trang thiết bịhiện đại phục vụkhám và chữa bệnh
như
Máy gây mê kèm thở; Máy bơm tiêm điện; Máy chụp X.Quang tổng quát
TOSHIBA; Máy X.Quang di động; Máy rửa phim X.Ray( tự động); Máy siêu
âm màu HD; Máy truyền dịch tự động TE 135; Máy monitor Ìnfinium Medical
Omni II; Máy điện tim 3 cần ECG_9620; Máy phun sương tiệt trùng Diffuseur
505 CM; Máy shock tim Nihon Kohden; Máy giúp thở xách tay HT50; Lò hấp
tiệt trùng ướt;
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA
DƯỢC BỆNH VIỆN:
1. Cơ cấu tổ chức của khoa Dược:
Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC - BỆNH VIỆN QUẬN 7

TRƯỞNG KHOA DƯỢC


DSCKI. Nguyễn Thị Kim Tuyến

PHÓ KHOA DƯỢC


DS. Nguyễn Minh Tiền

Tổ nghiệp Tổ Tổ kho Tổ kho lẻ Tổ oxy NHÀ


vụ Dược, Cung chẵn, – văn THUỐC
thông tin tiêu, thuốc – Ngoại trú thư BỆNH VIỆN
thuốc, vật tư y -DSth. Bùi
Dược lâm thống tế, hóa Thị Thơ Dt. Trần Phụ trách
sàng Kê chất -DSth. Võ. Cao Lập nhà thuốc
Dược H. Song
- DS. -DSth. T.T. Ds. Lê Thị
THUỐC
Nguyễn Huơng
-DSth. Đặng
Minh Tiền - DSth Phượng
Phạm
Cung Thị -DSth. Ng.
- DSCKI. Ngọc Kim Hương Cẩm
Lê Thanh Nguyên Phượng
Nhã -DSth
-DSth.
Trần Lương Văn
Thanh Tám
Phong -DSth.
VTYT- Phạm N.
HC Ngọc Loan
DSth. -DSth. Lê
Phạm Minh Thảo
Thị -DSth. Võ
Diệu Phạm Lưu
Luyến
Nội trú
-DSth. Đậu
Thị Châu
-DSth. Đào
Thị Liên
2. Chức năng của khoa Dược:
Là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý.
3. Nhiệm vụ của khoa Dược:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Thực hiện công tác Dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham
gia công tác cảnh giác Dược, theo dõi báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về Dược tại các
khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo là cơ sở thực hành của các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung học về Dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư Y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc..) khí y tế đối với các cơ sở Y tế chưa
có phòng vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ.
4. Hoạt động chính của khoa Dược:
- Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc.
- Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc.
- Theo dõi và quản lý sử dụng thuốc, vật tư y tế tiêu hao.
- Quy định về bảo quản thuốc
- Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc.
- Quản lý và theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa và Nhà thuốc trong bệnh viện.
5. Sơ đồ khoa Dược:
IV. CHỨC TRÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG
KHOA DƯỢC:
1. Trưởng khoa Dược:
Yêu cầu trình độ :
-Dược Sĩ đại học trở lên. Đối với bệnh viện hạng 3 và không phân hạng chưa
có Dược Sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủy quyền bằng văn bản cho dược
sĩ trung học phụ trach khoa
Chức trác, nhiệm vụ :
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Bộ y tế.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và
công
tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.
- Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám
đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng
trong bệnh viện, làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc, kiểm tra, giám sát
việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng
cao chất lượng điều trị.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất.
- Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo, phối hợp với
phòngTài chính - kế toán thanh quyết toán, theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng
thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành.
- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc, nhập, xuất thuốc, hóa chất đảm bảo
chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công Dược sỹ trong
khoa tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược
cho đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
2. Dược sĩ làm công tác dược lâm sàng:
Yêu cầu trình độ : Dược sĩ đại học trở lên
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng
lưới theodõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công
tác cảnh giác dược.
- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị,
cán bộ y tế và người bệnh. Tư vấn thuốc cho bệnh nhân trong bệnh viện.
- Sắp xếp thuốc theo nhóm Thuốc không kê đơn và Thuốc kê đơn. Trong
đó, xếp thuốc theo nhóm dược lý và tên thuốc theo thứ tự a, b, c...
- Bán thuốc theo đơn của bác sĩ và thuốc không kê đơn, dụng cụ y tế.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môncho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân
công.
3. Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ Dược:
Yêu cầu về trình độ
- Dược sĩ đại học trở lên đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và 2.
Bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, Dược sĩ trung học trở lên.
Chức trách, nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược,
các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện. Đảm nhiệm việc cung ứng
thuốc
- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn,
tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển
khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.
- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm
sàng.
- Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh
viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho
các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân
công.
4. Cán bộ làm công tác thống kê Dược:
Yêu câu trình độ : có nghiệp vụ thống kê và dược
Chức trách, nhiệm vụ
- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu
thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh
viện hoặc Trưởng khoa Dược.
- Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa
chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ
hàng năm (theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý
khám, chữa bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ
truyền) vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến
hết ngày 30/9 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân
công.

5. Dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc:


Yêu cầu trình độ :
- Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học có
giấy ủy quyền theo quy định.
-Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ dược sĩ trung học trở lên
Chức trách, nhiệm vụ
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo
quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.
- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội
quy của kho thuốc, khoa Dược.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của
công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa
về công tác kho và cấp phát.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân
công.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân
công.
Kho chẵn
- Lập dự trù mua thuốc trong từng tháng
- Cấp phát thuốc 2 lần/ tuần cho kho lẻ, kho bảo hiểm y tế
- Tham gia hội đồng kiểm nhập kho.
- Tham gi kiểm kê định kì cuối tháng.
- Đảm bảo thực hiện tốt quy chế kho, vào sổ kiểm nhập thuốc, kiểm soát
số lượng tại cơ sở.
- Biên bản kiểm nhập phải có chữ kí đầy đủ của các thành viên hội đồng
kiềm định.
- Cấp phát thuốc cho kho lẻ nội trú và ngoại trú
Kho lẻ nội trú
- Lập dự trù lĩnh thuốc hàng tuần, cấp phát thuốc cho các kho lâm sàng,
các phòng ban. Kiểm tra định kì cuối tháng. Thực hiện tốt các quy chế
kho.
- Cung cấp thuốc phù hợp kiểm tra đối chiếu thuốc với toa theo đúng hàm
lượng, số lượng, chủng loại, chất lượng thuốc bàng cảm quan.
Kho lẻ nội trú (BHYT)
- Thuốc bảo hiểm y tế được cấp phát theo đơn của bác sĩ khám trực tiếp
tại bệnh viện.
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói hoặc viết lên bao bì đóng
gói trong trường hợp thuốc không có đơn thuốc kèm theo.
- Tư vấn về lựa chọn thuốc, cách dùng đúng liều.
- Lập dự trù lãnh thuốc hàng tuần.
- Kiểm kê thuốc cuối tháng định kì.
- Thực hiện tốt nguyên tắc kho.
- Cấp phát thuốc cho bệnh nhân BHYT điều trị ngoại trú.
Phần 2. KẾT QUẢ THỰC TẬP

2.1 SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO DƯỢC
CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN 7:
2.1.1 Mô tả việc thiết và sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho :
- Thuốc được xếp trên giá, kệ và pallet. Thuốc xếp theo nhóm dược lý, trong
cùng một nhóm xếp theo thứ tự A, B, C... từ trái sang phải.
- Nhãn thùng thuốc quay ra ngoài, tránh xếp ngược thuốc. Thuốc có hạn dùng
gần nhất thì xếp bên ngoài và xếp lên trên. Thuốc xa hạn dùng thì xếp bên dưới
và xếp bên trong.
- Khi nhập thêm thuốc về có hạn dùng xa hơn thì mình xếp thuốc tồn có hạn
dùng gần hơn ra bên ngoài, xếp thuốc mới nhập về có hạn dùng xa hơn vào trong
như vậy được gọi là đảo kho. Có khi, thuốc mới nhập về có hạn dùng gần hơn
thuốc tồn trong kho thì xếp thuốc mới nhập ra ngoài.
- Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) bảo quản trong tủ kín có khóa cẩn thận.
Chỉ có người phụ trách mới được lấy thuốc.
- Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
- Thuốc yêu cầu bảo quản trong tủ lạnh thì xếp thuốc vào tủ lạnh để bảo quản.
- Dụng cụ y tế xếp riêng ở một khu để dễ dàng bảo quản và kiểm tra.
Ngoài 2 nguyên tắc cơ bản 3 dễ (dễ thấy – dễ lấy - dễ kiểm tra) và 5
chống (Chống ẩm nóng - chống mối mọt côn trùng - chống cháy nổ - chống quá
hạn dùng -chống đổ vỡ hư hao mất mát). Trên nền tảng đó, bệnh viện quận 7 mở
rộng thực hiện theo 3 nguyên tắc đặc trưng áp dụng với tất cả các kho
5 chống:

Chống nhầm lẫn.

Chống quá hạn dùng.

Chống mối mọt sâu bọ.

Chống trộm cắp.

Chống cháy nổ ngập lụt.
- 3 tra:

Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng cách dùng.

Nhận thuốc.

Chất lượng thuốc.
- 3 đối chiếu:

Tên thuốc ở đơn phiếu và nhận.

Nồng độ hàm lượng ở đơn-phiếu với số thuốc sẽ giao.

Số lượng số khoảng thuốc ở đơn-phiếu với số thuốc sẽ giao phiếu.
2.1.2 Hình ảnh kho chẵn:
2.2 Kho lẻ BHYT ngoại trú:

2.2.1 Cách sắp xếp thuốc :


- Quản lý thuốc nhập, xuất rõ ràng, chính xác, đúng trình tự.
- Thông thường, ngày 30 cuối tháng kiểm kê.
- Trong kho, một số dạng thuốc được sắp xếp theo dạng bào chế. Nhóm lớn như β
lactam…được sắp xếp theo thứ tự A,B,C trên các kệ.
- Có tủ lạnh riêng để bảo quản các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ thấp.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần được bảo quản ở tủ riêng có khóa dưới sự quản
lý của DSĐH.
2.2.2Sơ đồ kho lẻ BHYT ngoại trú:(HÌNH B3.2)

2.3.3 Những thuốc kiểm soát đặc biệt:

Gây nghiện- Hướng thần- Tiền chất:


 Thuốc ARV - Sơ đồ cấp phát thuốc ARV:
Đơn thuốc cấp:

Kháng sinh
Trình bày cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo
quản tại kho:
Quy trình kiểm soát chất lượng thuốc:
Người
Bước thực Mô tả
thực hiện
hiện
- Tiến hành kiểm tra: các chứng từ theo quy chế
kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số lô, số đăng kí luu
hành, hạn sử dụng, số lượng, kiểm tra chất lượng bằm
cảm quan.
- Việc kiểm nhập được kí xác nhận 3 bên: người
giao hàng, thủ kho và bộ phân TCKT
- Hàng không đạt chất lượng, trả lại nhà cung cấp
yêu cầu giao lại thuốc đạt yêu cầu.
- Hàng đạt yêu cầu, tiến hành làm thủ tục nhập
Thủ kho
kho.
chẵn
Nhà cung Tiếp nhận
ứng Bộ và kiểm tra
phận
TCKT

- Thống kê dược tiến hành nhập các thông tin vào


Thống kê phần mềm ngay sau khi nhận: số lượng, đơn giá, số
dược Nhập kho lô, hạn dùng, nhà sản xuât, công ty cung ứng, đối
Thủ kho thuốc chiếu với quyết định trúng thầu.
chẵn - Nếu có sai khác, thông báo với nhà cung cấp xuất lại
hóa đơn.
Phân loại, - Phân loại, sắp xếp và bảo quản hàng trong kho theo
Thủ kho sắp xếp và qui định của Bộ Y Tế.
chẵn bảo quản
thuốc
- Báo cáo ngay với trưởng khoa khi: hàng không đủ số
lượng theo dự trù hoặc không có hàng hạn dùng dưới
Thống kê 1 năm, hàng không đạt cảm quan chất lượng.
dược Báo cáo tình - Trưởng khoa xem xét báo cáo để có kế hoạch gọi bổ
Thủ kho hình nhập sung hoặc gọi hàng khác thay thế
chẵn thuốc - Thủ kho in báo cáo nhập hàng mỗi tháng 1 lần và đối
Cung tiêu chiếu chứng từ với số liệu nhập xuất thực tế tại kho.
Theo dõi số lượng nhập và số lượng còn lại theo quyết
định trúng thầu.
Thủ kho lẻ - Báo cáo tình hình nhận hàng .
- Báo cáo nhập hàng tháng.

Thủ kho Lưu hồ sơ - Xuất thuốc cho ra kho lẻ sử dụng.


chẵn
Phát thuốc -Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan, hạn dùng,
cho các số lô trước khi cấp phát cho các khoa phòng và bệnh
Thủ kho lẻ khoa phòng, nhân ngoại trú.
bệnh nhân
ngoại trú

II. KHO THUỐC TRONG BỆNH VIỆN THEO HƯỚNG DẪN GSP:
Kho chẵn:
Chức năngkho chẵn:
Thuốc và vật dụng y tế được nhập về kho chẵn và sau đó cấp phát cho các kho lẻ
trong bệnh viện là kho nội viện, kho ngoại viện bảo hiểm y tế, kho đông y và nhà thuốc
bệnh viện
Đặc điểm kho chẵn theo chuẩn GSP:
- Cao ráo, thoáng mát, thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ.
- Xa chỗ đông người, xa nơi ô nhiễm.
- Hướng kho: Đông Nam
- Nền kho chịu lực ≥ 2 lần hàng hóa.
- Tường kho: vật liệu chắc chắn
- Mái kho: vật liệu chống nắng, mái nhọn.
- Cửa kho: cửa sắt lùa.
- Mái hiên: đủ rộng tránh ánh nắng hoặc mưa hắt vào.
- Diện tích kho đủ rộng bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu
của từng mặt hàng thuốc (diện tích thực tế 200 m2, dài 20m; rộng 10m, cao 3.2m).

Trang thiết bị trong kho:


- Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp đảm bảo các điều kiện bảo quản:
hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế, xe đẩy hàng, tủ lạnh,...
- Đủ ánh sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả các
hoạt động trong khu vực kho.
- Có các thiết bị giá, kệ, pallet để xếp hàng. Không để thuốc trên nền kho.
Sắp xếp các giá, kệ hợp lý để thuận tiện cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu
và sắp xếp, dỡ hàng hóa trong kho.
- Có các
thiết bị phòng cháy
chữa cháy.
- Có các
nội quy qui định
việc ra vào kho, tránh
sự ra vào của người
không được phép.
Các hoạt
động tại
kho
chẵn:
- Nhận hàng: người đại diện của công ty đến giao hàng tại kho chẵn và
thủ kho sẽnhận hàng. Sau khi nhận hàng thủ kho kiểm hàng.
- Kiểm hàng: thủ kho kiểm tên và nồng độ (hàm lượng) đúng giống trên hóa
đơn,kiểm số lô, hạn dùng, chất lượng theo cảm quan trên một đơn vị đóng gói nhỏ
nhất. Ngoài ra còn kiểm đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, đơn giá, hãng
sản xuất, nước sản xuất.
- Nhập hàng: xếp lô hàng mới nhập vào kho theo nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy,
dễ lấy,dễ kiểm tra. Xếp nhãn thuốc quay ra ngoài, xếp thuốc theo nhóm dược lý
để dễ kiểm tra và dễ lấy. Thuốc có hạn dùng gần nhất thì xếp ra ngoài và xếp lên
trên. Thuốc xa hạn dùng thì xếp vào trong và xếp ở dưới. Trường hợp, thuốc mới
nhập vào có hạn dùng xa hơn thì tiến hành đảo kho. Lấy thuốc tồn có hạn dùng
gần xếp ra ngoài, còn thuốc mới nhập về có hạn dùng xa hơn thì xếp vào trong.
Trường hợp, thuốc mới nhập về có hạn dùng gần hơn thì xếp ra ngoài.
- Xuất hàng: thuốc trong kho chẵn xuất hàng cho 4 kho lẻ trong bệnh viên là
khonội viện, kho cấp phát bảo hiểm y tế, kho đông y và nhà thuốc bệnh viện. Xuất
hàng theo 2 nguyên tắc: FEFO và FIFO. Thủ kho chẵn soạn thuốc đúng thuốc và
đủ số lượng giao cho kho lẻ. Trên phiếu lĩnh thuốc có đủ chữ ký của người nhận
thuốc và người giao thuốc.

 Sử dụng phần mềm quản lý khoa Dược- chuyển kho:

- Nhập tên nơi nhận (chuyển cho khoa nào thì chọn khoa đó).
- Ngày/ tháng/ năm.
- Tên hàng.
- Số lượng.
- Sau khi chuyển kho trên máy sẽ trừ thẻ kho, làm gọn danh mục thuốc trong kho.
 
Lưu ý: xuất hàng trên máy cũng theo nguyên tắc FEFO và FIFO.

2.3. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC TRONG BỆNH VIỆN,
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ:

1. Cách tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu giới thiệu thuốc trong bệnh
viện:
- Thông tin thuốc trong bệnh viện có treo băng rôn khẩu hiệu, để những tờ hướng
dẫn sử dụng cho bệnh nhân lấy xem.
- Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều, hiệu
chỉnhliều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng
không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc, lựa chọn
thuốc trong điều trị, sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, các lưu ý khi sử
dụng thuốc.
- Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác dụng
dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các
khoa lâm sàng.
- Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào danh
mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu
thầu.
- Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị.
- Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý. Hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời
điểm dùng thuốc. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị.
- Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và sử
dụng thuốc cho cán bộ y tế.
- Tham gia công tác cảnh giác dược: theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng không
mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin
thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải quyết và kiến nghị
về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

2. Nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc & điều trị:
 Mục tiêu:
- Thực hiện tốt quy định Hội đồng thuốc và điều trị do Bộ y tế ban hành.
- Đảm bảo đầy đủ thuốc sử dụng theo danh mục của Bộ y tế và theo yêu cầu thực tế
tại đơn vị.
- Đảm bảo thuốc mua vào giá hợp lý, sử dụng có hiệu quả cao nhất và hạn chế tối
đa số lượng bị quá hạn sử dụng.
 Chức năng: Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn
đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách
quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
2.1 Nhiệm vụ:
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện.
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị.
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.

2.2 Hoạt động của Hội đồng thuốc:

- Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu
tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp
định kỳ của Hội đồng.
- Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp
định kỳ trong 1 năm.
- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài
liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho
các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.
- Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc
bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2.3 Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị:
Tùy quy mô và khả năng mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựng hoặc tham
khảo tài liệu có sẵn từ các nguồn tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư
21/2013/TT-BYT) để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trong bệnh viện.
Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị:
 Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêu
quốc gia do Bộ Y tế ban hành.
 Phù hợp trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị của đơn vị.
 Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời.
 Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật.
Các bước xây dựng hướng dẫn điều trị ( HDĐT):
o Xác định nhóm chuyên gia để xây dựng hoặc điều chỉnh các hướng dẫn điều
trị sẵn có.
o Xây dựng kế hoạch tổng thể để xây dựng và thực hiện HDĐT.
o Xác định các bệnh cần hướng dẫn điều trị trong bệnh viện.
o Lựa chọn và xây dựng các hướng dẫn điều trị phù hợp.
o Xác định loại thông tin đề cập trong hướng dẫn điều trị.
o Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị.
o Phổ biến hướng dẫn, thực hiện hướng dẫn điều trị; triển khai thực hiện.
o Cung cấp đủ hướng dẫn điều tri đến thầy thuốc kê đơn.
o Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn.
o Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị.
o Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng.

3. Công tác dược lâm sàng:


3.1 Vai trò của bộ phận dược lâm sàng tại bệnh viện:
- Thực hiện vấn đề thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử
dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh. Giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị.
- Thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.
3.2 Nhiệm vụ và các hoạt động của tổ lâm sàng:
- Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc.
- Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ý
kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc
bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng an toàn hợp lý hiệu quả.
- Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc
hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của bệnh viện.
- Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh
mụcbao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng
sinh do Giám đốc bệnh viện ban hành trên cơ sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và
Điều trị.
- Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: dược sĩ lâm sàng cập nhật
thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán
bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản,
bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử.
- Tập huấn, đào tạo về dược lâm sàng: dược sĩ lâm sàng lập kế hoạch, chuẩn bị
tài liệu, cập nhật kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ
thuật viên, sinh viên của đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung phải được Giám đốc
bệnh viện phê duyệt.
- Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các
phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành.
- Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: Dược sĩ lâm sàng báo cáo công
tácsử dụng thuốc trong buổi họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc buổi giao ban
của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp.
- Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các
nghiêncứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn – hợp lý, vấn đề cải tiến chất
lượng và nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng, nghiên cứu sử dụng thuốc trên
lâm sàng.
- Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh
nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc.
- Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện.
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng
Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc bệnh viện phê duyệt.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo
dõinồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring – TDM) tại các bệnh viện có
điều kiện triển khai TDM.
-
3.3 Bình đơn thuốc:
- Đây là những đơn thuốc của một số bệnh nhân đang khám và điều trị tại
bệnh viện quận 7, vì những lý do tế nhị em xin phép được xoá phần sau
của tên và phần đầu của địa chỉ
- Phần bình những đơn thuốc này không phải đánh giá tốt xấu, đúng sai.
Em chỉ đưa ra những nhầm lẫn thường xảy ra, có thể đem đến những
hậu quả không mong đợi. Mong rằng, những lưu ý này có thể giúp cho
nhân viên phát thuốc cẩn thận hơn và người bệnh nhân cũng cẫn thận
hơn, hãy cùng tìm ra giải pháp tối ưu hơn để bệnh nhân không uống
nhầm thuốc.
IV. Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện:

1. Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện :

1.1 Quy trình nhập xuất thuốc của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Phạm vi áp dụng: kho lẻ nội viện của kho Dược, khoa Sản.

Người Bước
Mô tả
thực hiện thực hiện
- Khoa sản dự trù thuốc theo nhu cầu sử dụng
- Nhân viên khoa Dược nhận thuốc mỗi quý theo
số lượng
Khoa sản Dự trữ thuốc
- Nhân viên khoa Dược nhận thuốc mỗi quý theo
số lượng cấp phát của Trung Tâm Sức Khỏe
Sinh Sản.
- Tiến hành kiểm tra số lô, số lượng, hàm lượng,
hạn dùng và giá, so sánh giữa thực tế và phiếu
xuất kho.

- Thủ kho nhập thuốc vào phần mềm theo phiếu


xuất kho .
- Phải cập nhật đầy đủ tên hàng hóa, quy cách,
hàm lượng nồng độ, số lô hạn dùng, nhà sản
xuất, nước sản xuất.
- Nhân viên khoa Dược nhận thuốc mỗi quý theo
số lượng cấp phát của Trung Tâm Sức Khỏe
Thủ kho
Nhập thuốc
chẵn Sinh Sản.
- Tiến hành kiểm tra số lô, số lượng ,hàm lượng
, hạn dùng và giá, so sánh giữa thực tế và phiếu
xuất kho
- Thống kê dược nhập giá , in phiếu nhập kho
kiểm tra giữa phiếu nhập và phiếu xuất kho -
kèmtheo biên bản kiểm nhập

Kèm theo biên bản kiểm nhập
- Phòng tài chính kế toán kiểm tra giá của phiếu
nhập kho và biên bản kiểm nhập, cho lệnh xuất
kho.
- Kho lẻ nội viện lĩnh thuốc từ kho chẵn rà đúng
tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lô, hạn dùng,
nhà sản xuất.
- Kho lẻ thông báo cho khoa sản số lượng , tên
thuốc, hiện khoa dược có để bác sĩ kê đơn.
- Bệnh nhân sau khi khám tại khoa sản bác sĩ in
2 đơn thuốc, 1 đơn bệnh nhân giữ, 1 đơn khoa
dược giữ làm chứng từ.
Nhân viên
Cấp phát - Sau khi nhận đủ bệnh nhân kí tên xác nhận vào
kho lẻ
đơn thuốc để kho lẻ lưu đơn.
-Kho lẻ tiến hành cấp thuốc, kiểm tra thông tin
bệnh nhân và đơn thuốc, đối chiếu đúng tên
thuốc, số lượng, hàm lượng, hạn dùng.
-Cuối tháng kho lẻ tổng hợp thuốc đã xuất cho
bệnh nhân kèm đơn thuốc đã lĩnh chuyển phòng
tài chính kế toán duyệt xuất thuốc ra khỏi kho.
-Cuối quý khoa dược tổng kết số lượng xuất –
nhập – tồn thuốc báo khoa sản làm dự trù gửi
TTCSSKSS
1.2 Quy trình nhập kho:

Người Bước thực


Mô tả
thực hiện hiện
- Nhận hàng từ công ty cung ứng theo đơn hàng.
Các thủ
Tiếp nhận và - Tiến hành kiếm tra : về số lượng, số lô , hạn dùng ,
kho,
kiểm tra số đăng ký , cảm quan.
thống kê
thuốc, vật tư - Kiểm nhập đúng ký xác nhận hóa đơn cho công ty .
dược, kế
y tế, hóa chất - Hàng đạt yêu cầu , tiến hành làm thủ tục nhập kho .
toán dược
- Biên bản kiểm nhập.
- Thủ kho phụ trách khai danh mục thuốc, vật tư y tế
- hóa chất, hãng sản xuất, nước sản xuất , mã thuốc ,
vật tư y tế - hóa chất, số đăng ký , quyết định mua
Thủ kho,
Nhập thuốc, sắm và thông tư
thống kê
vật tư y tế, - Thống kê dược vào phần mềm mục phiếu nhập kho
dược, kế
hóa chất tiến hành nhập các thông tin vào phần mềm ngay sau
toán dược
khi nhận : tên thuốc,vật tư y tế - hóa chất, mã , số
lượng , đơn giá , số lô , hạn dùng , công ty cung ứng
, thuế theo trên hóa đơn (5% hoặc 10%).
-Đối chiếu với kế toán dược xem đúng giá thầu theo
hợp đồng , đơn hàng.
-Nếu có sai khác, thông báo tới nhà cung cấp hóa đơn
điều chỉnh.
-Thủ kho kí xác nhận phiếu nhập kho và đối chiêu với
thực tế.
-Thủ kho nhập vào sổ theo dõi nhập – xuất – tồn : số
lượng, hạn dùng.
Thủ kho Phân loại, sắp -Phân loại, sắp xếp và bảo quản hàng trong kho theo
thuốc, vật xếp và bảo quy định.
tư y tế, quản thuốc,
hóa chất vật tư y tế,
hóa chất
Thủ kho, Báo cáo tình -Báo cáo ngay với trưởng khoa khi : hàng không đủ số
thống kê hình nhận lượng theo dự trù hoặc không có…..,hàng thừa, hàng
dược hàng không đảm bảo hạn dùng, hàng không đạt chất lượng.
-Trưởng khoa xem xét báo cáo để có kế hoạch gọi bổ
sung hoặc gọi hàng thay thế.
-Thống kê dược in báo cáo nhập hàng theo từng hóa
đơn để đối chiếu với kho.
-Cung tiêu kết hợp với thủ kho để biết được hang hóa
nào chưa được cung ứng – kịp thời liên hệ và báo cáo
sự cố

Kho , Lưu hồ sơ -Báo cáo tình hình nhận hàng.


thống kê -Báo cáo nhập hàng theo tháng.
dược,
cung tiêu

1.3 Quy trình cấp phát từ kho chẵn đến kho lẻ:
 
Lưu đồ theo quy trình:
- Kho lẻ dự trù thuốc theo nhu cầu sử dụng. của các khoa lâm sàng và lượng bệnh
nhân.
- Kho chẳn sẽ phát thuốc cho kho lẻ vào thứ 2, thứ 4, thứ 6 .
- Sau khi phát kho chẵn xuất thuốc lên máy, in phiếu xuất kho.
- Kho lẻ có nhiệm vụ kiểm tra thuốc trước khi rời kho.
- Thuốc gửi để khu vực riêng. và có sổ theo dõi. Khi lấy hàng phải có người của
kho chẵn.
- Lưu hồ sơ.
 
Mô tả quy trình:
- Bước 1: kho lẻ sẽ dự trù theo nhu cầu sử dụng của các khoa lâm sàng và lượng
bệnh nhân.
- Bước 2: kho chẵn sẽ phát thuốc cho kho lẻ nội viện và kho lẻ BHYT vào các
ngày cố dịnh (thứ 2, thứ 4 và thứ 6) trừ các thuốc nhập khẩn phải phát bổ sung.
- Bước 3: sau khi phát thuốc kho chẵn có nhiệm vụ phải cập nhât lên máy số
lượng thuốc đã phát, in phiếu xuất kho để 2 bên cùng kiểm tra và trình kí.
- Bước 4: kho lẻ có nhiệm vụ phải kiểm tra số lượng thuốc, số lô, hạn dùng thuốc
được phát trước khi ra khỏi kho.
- Bước 5: đối với các thuốc kho gửi lại ghi kí hiệu lên thùng, để khu vực riêng và
có sổ theo dõi. Và khi lấy hàng phải có người của kho chẵn.
- Bước 6: Lưu hồ sơ để đối chiếu.

1.4 Quy trình báo cáo và dự trù thuốc:

TT Lưu đồ Trách nhiệm


Kiểm tra và tổng hợp số liệu về nhập, hư hao, cấp Thủ kho chẵn, Thủ
1
phát hoặc điều chuyển thuốc kho lẻ
2 Lập báo cáo sử dụng và tồn kho thuốc Thủ kho
3 Tính toán nhu cầu sử dụng thuốc Thủ kho
4 Lập bản dự trù Thủ kho
Hội đồng Thuốc điều
5 Xem xét và phê duyệt
trị, Giám đốc
6 Chuyển dự trù cho cung tiêu, lưu hồ sơ Thủ kho cung tiêu

Mô tả quy trình:
- Bước 1: Kiểm tra và tổng hợp số liệu về nhập, cấp phát, hư hao, hoặc điều chuyển.
Trước khi báo cáo dự trù thuốc phải kiểm tra, đối chiếu số lượng tồn đầu, nhập, xuất, hư
hao, tồn cuối chính xác .Lấy từ báo cáo nhập xuất tồn sử dụng của kho lẻ 3 tháng liên
tiếp từ đó tính bình quân 1 tháng.
- Bước 2: Lập báo cáo sử dụng và tồn kho thuốc. Kho chẵn thực hiện báo cáo sử
dụng và tồn kho tại khoa Dược (không năm được tủ trực).
- Bước 3: Tính toán nhu cầu sử dụng thuốc. Kho chẵn đã có số liệu sử dụng thuốc
từ đó tính bình quân nhu cầu mỗi tháng
- Bước 4: Lập bản dự trù. Thủ kho tính toán và dự trù thuốc gửi Trưởng khoa để
xem xét.
- Bước 5: Xem xét và phê duyệt. Trưởng khoa dược và hội đồng thuốc điều trị kết
hợp phê duyệt dự trù. Những thuốc chuyên khoa phải xin ý kiến các khoa điều trị.
- Bước 6: Chuyển cung tiêu đặt hàng, lưu hồ sơ. Thủ kho lưu hồ sơ để đối chiếu.
2. Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện:
2.1 Các bước xây dựng danh mục thuốc:
a) Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị
sử dụng, phân tích ABC-VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có
hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy.
b) Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan.
c) Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN.
d) Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).
e) Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
f) Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
2.2 Danh mục một số thuốc ở bệnh viện:

NHÓM THUỐC TRỊ TIÊU CHẢY


3. Cách tổ chức cấp phát thuốc đến tay người bệnh một cách hiệu quả, an toàn,
hợp lý:
3.1 Kho cấp phát thuốc BHYT ngoại trú:
- Sau khi bệnh nhân khám bệnh xong sẽ đến nộp toa thuốc tại phòng thu phí
- Quy trình cấp phát thuốc chia thành 5 khâu: nhận toa thuốc từ khâu trả thẻ (phòng kế
toán), giám định toa, soạn thuốc, kiểm tra thuốc, phát thuốc cho bệnh nhân.

5 khâu thể hiện các bước như sau:


- Bước 1: Nhận toa thuốc: nhận toa thuốc của bệnh nhân
- Bước 2: Giám định toa: kiểm tra toa thuốc của bác sĩ theo đúng quy định.
- Bước 3: Soạn thuốc theo toa của bác sĩ.
- Bước 4: Kiểm tra thuốc: kiểm tra thuốc thực tế được soạn đúng theo toa bác sĩ.
- Bước 5: Gọi tên bệnh nhân, phát thuốc tận tay bệnh nhân, hướng dẫn cách dùng
cho bệnh nhân, bệnh nhân kiểm tra thuốc trước khi về.

 Chú ý:
Toa thuốc đã được in chi phí và có chữ ký của bệnh nhân từ kế toán chuyển sang khoa
dược có đầy đủ các yêu cầu sau:
- Có đóng mộc “đồng chi trả” hoặc “không đóng tiền”.
- Có kẹp thẻ bảo hiểm của bệnh nhân vào toa thuốc và có đóng mộc “đã trả thẻ”.
- Khoa cấp phát thuốc bảo hiểm y tế chỉ cấp phát thuốc cho bệnh nhân có “thẻ bảo
hiểm y tế”. Nếu bệnh nhân không có theo bảo hiểm y tế sẽ mua thuốc tại nhà thuốc
của bệnh viện.
3.2 Phát thuốc nội viện (quy trình cấp phát Thuốc- vật tư y tế tiêu hao cho bệnh
nhân điều trị nội trú):

Chức năng: Kho cấp phát cho các khoa phòng trong bệnh viện.
Các hoạt động tại kho cấp phát cho bệnh nhân nội viện:
- Nhận hàng từ kho chẵn: kho cấp phát bệnh nhân nội viện nhận hàng từ kho chẵn
về kho của mình để cấp cho các khoa phòng trong bệnh viện. Khi nhận hàng kiểm
tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu
cầu trên nhãn hàng hóa.
- Kiểm hàng: thủ kho kiểm tra hàng hóa thực tế theo phiếu lĩnh: tên thuốc, tên hóa
chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, hạn dùng.
Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng.
- Nhập hàng: hàng nhận từ kho chẵn về được xếp lên giá, kệ vào kho, thuốc gần hạn
dùng xếp ra ngoài, thuốc xa hạn dùng xếp vào trong. Vật tư y tế, hóa chất để riêng
một khu vực để dễ kiểm tra và cấp phát. Thuốc gây nghiện – hướng tâm thần được
bảo quản trong tủ kín có khóa cẩn thận và có người phụ trách.
- Xuất hàng: các khoa phòng gửi phiếu lĩnh đến kho nội viện. Thủ kho soạn thuốc
và vật tư đúng chủng loại, đủ số lượng và giao hàng cho khoa phòng.
Quy trình giao thuốc cho các khoa phòng ở nội viện như sau:
- Nhận phiếu lãnh từ các khoa đã được ký duyệt.
- Nhập phiếu lãnh trên phần mềm.
- In phiếu xuất hàng có giá thuốc cho khoa phòng.
- Đi giao thuốc cho khoa phòng.
- Kiểm tra thuốc với các khoa phòng.

Ký giao nhận vào sổ ký nhận của các khoa phòng:

1 BÁC SĨ : Khám bệnh, chỉ định sử dụng thuốc vào hồ sơ bệnh án

2 ĐIỀU DƯỠNG : Tổng hợp thuốc, vật tư y tế tiêu hao (dây chuyền dịch, bơm
tiêm, kim luồn, kim bướm, kim pha) từ bệnh án vào sổ tổng hợp phiếu lĩnh
thuốc vật tư y tế tiêu hao.

3 PHÓ TRƯỞNG KHOA DƯỢC : Duyệt phiếu lĩnh thuốc, vật tư y tế

4 PHÓ TRƯỞNG KHOA DƯỢC : Đưa phiếu xuất kho cho giám đốc kí

5 KHO CHẴN : (Dược sĩ phụ trách kho chẵn thuốc, vật tư y tế)
-Cấp phát theo phiếu lĩnh.
-Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát.
-Thể thức phiếu lĩnh và phiếu xuất kho thuốc, vật tư tiêu hao.
-Kiểm tra tên, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế thuốc, vật tư y tế trên
phiếu lĩnh

6 ĐIỀU DƯỠNG : Nhập, kiểm tra đúng vật tư y tế


3.2 Qui trình cấp phát thuốc- vật tư y tế hóa chất từ khoa dược đến các khoa
phòng:

Người thực Các bước


Mô tả
hiện thực hiên
- Các khoa phòng có nhu cầu sử dụng thuốc - vật
tư y tế - hóa chất sẽ chuyển tổng hợp y lệnh và
phiếu trên phần mềm : phiếu lĩnh, hoàn trả, bù tủ
trực, hao phí. Gây Nghiện - Hướng Thần, xuống
khoa dược...
- Nhân viên của kho lẻ nội viện sẽ đối chiếu và
Nhân viên kho Kiểm tra y kiểm tra theo tổng hợp y lệnh .
lẻ nội viện lệnh - Sau khi đối chiếu xong nếu thấy hợp lý thì sẽ
duyệt phiếu theo yêu cầu của các khoa. Nếu
phiếu không hợp lý sẽ liên hệ khoa điều chỉnh lại.
Lưu ý: các khoa lĩnh thuốc – vật tư y tế - hóa
chất vào buổi sáng thì gửi tổng hợp y lệnh và
chuyển phiếu trước 11h45 và buổi chiều trước
16h15

- Tiến hành cấp phát thuốc theo nguyên tắc 3 tra.


- Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng,
cách dùng .
- Nhận thuốc.
Nhân viên kho - Chất lượng thuốc.
Cấp phát
lẻ nội viện - Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lô, hạn
dùng, đường dùng .
- Thuốc được cấp phát theo đúng phiếu đã duyệt.
- Thuốc ra lẻ có kèm theo nhãn, có ghi tên, hạn
dùng, số lô .
- Nhân viên các khoa phòng nhận phiếu , kiểm tra
thuốc ,đối chiếu theo phiếu .
Nhân viên các
khoa phòng Kiểm tra - Nhận đúng số lượng thuốc , tên thuốc , hàm
lượng , nồng độ , số lô ,hạn dùng khi nhận đủ
thuốc thì kí vào phiếu nhận thuốc.

3.4 Nhà thuốc bệnh viện:


 Chức năng:

Nhà thuốc bệnh viện đặt hàng trực tiếp với công ty nhập thuốc thành phẩm,
vật tư y tế về bán lẻ cho bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú trong bệnh viện.

 Quy trình cấp phát thuốc nhà thuốc Bệnh viện (Nhà thuốc đạt chuẩn
GPP):
- Bước 1: Nhận toa thuốc.
- Bước 2: Nhập toa thuốc vào phần mềm.
- Bước 3: Soạn thuốc và ghi hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Bước 4: Thu tiền.
-Bước 5: Giao thuốc cho bệnh nhân.

4. Thuốc tồn trữ và hoàn trả. Cách xử lý:


4.1 Tổng quan về tồn kho và quản trị tồn kho:
4.1.1 Tồn kho:
- Là tình trạng những mặt hàng được giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng
tồn kho là những mặt hàng dự trữ để bán. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết
giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn
hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh.
4.1.2 Quản trị tồn kho:
Ý nghĩa lưu trữ hàng tồn kho:
- Giao dịch.
- Dự phòng.
- Đầu cơ.
- Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh.
- Giảm chi phí đặt hàng.
- Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho
sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho
đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Kết quả là việc hoạt động
kinh doanh giảm sút, dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua
lỗ.
- Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến mục đích
trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho. Điều này
đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ
chức ở mọi thời điểm. Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách: một là khoản tiền
không bị chặn khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để
đầu tư vào những nơi khác để kiếm lời, hai là nó sẽ làm giảm các chi phí thực hiện,
đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận.
4.1.3 Các mô hình đặt hàng:
Mô hình lượng đặt hàng kinh kế cơ bản (EOQ- the Basic Economic Order Quantily
Model):

 Yêu cầu:

- Nhu cầu vật tư trong 1năm được biết trước và ổn định ( không đổi).
- Thời gian chờ hàng ( kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng) không thay đổi
và phải được biết trước.
- Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng.
- Toàn bộ số lượng hàng đặt mua nhận cùng lúc.
- Không có chiết khấu theo “số lượng” .
Mô hình đặt hàng theo lô sản xuất (POQ- Production Order Quantily Model):
- Cơ bản giống EOQ , điểm khác biệt duy nhất là hàng được đến nhiều chuyến.
Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM- Quantily Discount Model):

Qui trình thống kê báo cáo:


Người thực Các bước
Mô tả
hiện thực hiện
Các thủ kho, Báo cáo số Hàng tháng các kho kiểm kê thực tế số lượng tồn
thống kê dược liệu tồn kho kho: số lượng, hạn dùng, tổng thành tiền.

So sánh số liệu thực tế tồn các kho với phần mềm


Nhập dữ
Thống kê đúng không.
liệu thực tế
dược Rà soát lại phiếu nhập kho của kho chẵn thuốc,
các kho
vật tư y tế - hóa chất đúng với hóa đơn không.

Thống kê So số liệu Kiểm tra phần nhập và tồn các kho chính xác tiến
dược, kế toán nhập với kế hành đối chiếu với kế toán dược số liệu đã đúng
dược toán dược với số liệu kế toán dược thống kê in báo cáo.

Các số liệu thu hồi cơ số tủ trực (hoàn trả khoa


phòng), xuất trạm, xuất công ty... phải liệt kê ra rõ
Tiến hành
ràng .
Thống kê báo cáo với
Báo cáo gửi cho kế toán dược phải phân rõ thuốc,
dược kế toán
dịch truyền, thuốc sức khỏe sinh sản, vật tư y tế -
dược
hoá chất sức khỏe sinh sản , vật tư y tế - hóa chất
của kho và phim X.quang rồi gửi báo cáo qua địa
mail của kế toán dược.
Căn cứ vào số liệu khoa dược và số liệu kế toán
dược. Phòng TCKT làm báo cáo thống kê trong
tháng/năm
Báo cáo đã hoàn tất rồi thống kê dược in báo cáo
Thống kế dược, Ban giám đốc ký và các bộ phận liên quan
Lưu hồ sơ
kế toán dược Các kho in báo cáo ra trình ký và kiểm kê kho theo
từng kho thuốc, vật tư y tế - hóa chất
4.2 Các trường hợp hoàn trả và cách xử lý:
 Các trường hợp hoàn trả:

- Những thuốc hết hạn.
- Thuốc bị biến đổi chất lượng.
- Thuốc thu hồi theo công văn của bộ y tế, …
 Biên bản nhận lại thuốc sử dụng không hết:

4.3 Qui Trình xử lí các thuốc không đảm bảo chất lượng tại bệnh viện:

STT Trách nhiệm thực hiện Trình tự thực hiện


Thủ kho, điều dưỡng Theo dõi, kiểm tra , thuốc hư hỏng, bể vỡ,
01
trưởng hết hạn sử dụng các khoa trả về khoa Dược.
02 Thủ kho Tập hợp thuốc lại chứa tại khu biệt trữ.
Làm tờ trình , làm biên bản hủy thuốc trình
Ban Giám Đốc. Đối với thuốc không đảm
03 Thủ kho, thống kê dược
bảo chất lượng làm công văn trả hàng công
ty.
04 Thống kê dược Làm biên bản thanh lý.
Khoa dược, phòng Tài Làm công văn xin hủy thuốc, liên hệ công
05 chính Kế toán, Ban giám ty môi trường đảm bảo không ảnh hưởng
đốc môi trường.

Diễn giải:
a) Kiể m tra:
- Lúc nhập hàng phải kiểm tra cảm quan về chất lượng thuốc. Nếu phát hiện có
những thuốc bị biến đổi màu hoặc bể vỡ phải trả lại công ty và không nhập kho.
- Hàng tháng khi kiểm kê kho, nhân viên trong kho ngoài việc kiểm tra số lượng
còn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để phát hiện những thuốc cận hạn sử dụng.
Thông báo cho bác sĩ những thuốc có hạn dùng ngắn nói trên để các bác sĩ sử dụng
trước.
- Đối với các thuốc chương trình như thuốc sốt rét, thuốc kế hoạch hóa gia đình có
hạn dùng ngắn nên có những thuốc không kịp sử dụng kịp phải báo cáo, khi hết hạn
sử dụng thì hủy.

b) Biệt trữ:
Thuốc khi phát hiện có hư hỏng, bể vỡ trong quá trình cấp phát hoặc thuốc hết hạn sử
dụng phải được đưa vào khu biệt trữ, tránh lẫn lộn với các thuốc khác dể chờ xử lí.
V. NGHIỆP VỤ DƯỢC BỆNH VIỆN:
1. Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triể n khai thực hiện trong khoa
Dược, các phòng khoa chuyên môn:
 Thông tư 21/2013/TT-BYT: quy định tổ chức và hoạt động của Hội thuốc và

điều trị trong bệnh viện.

 Thông tư 22/2011/TT-BYT: quy định tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh
viện.

 Thông tư 23/2011/TT-BYT: hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có
giường bệnh.

 Thông tư 40/2014/TT-BYT: quy định danh mục thuốc tân dược thanh toán
BHYT.

 Thông tư 20/2017/TT-BYT: quy định chi tiết một số điều của luật Dược và
Nghị định 54/2017/NĐ-CP về “ thuốc và nguyên liệu làm thuốc” phải được
kiểm soát đặc biệt.

 Thông tư 06/2017/TT-BYT: ban hành danh mục thuốc độc và nguyên liệu
độc làm thuốc.

 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc Hóa dược, Sinh phẩm điều
trị ngoại trú.

 Luật Dược 2016, nghị định 54/2017/NĐ-CP: qui định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành luật Dược.

2. Các quy trình thao tác chuẩn trong khoa dược:


Các SOP (Standard Operating Procedure) của kho:
- SOP tiếp nhận thuốc và kiểm tra thuốc nhập kho.
- SOP cấp phát thuốc.
- SOP thu hồi thuốc.
- SOP bảo quản.
- SOP vệ sinh và bảo trì trang thiết bị dùng trong bảo quản.
 SOP ghi chép các điều kiện bảo quản.
- SOP an toàn thuốc tại kho và trong qui trình vận chuyển.
- SOP ghi chép.
- SOP xác định phương pháp làm việc.
Các SOP nhà thuốc đạt GPP:
- SOP 1: Soạn thảo quy trình thao tác chuẩn.
- SOP 2: Mua thuốc.
- SOP 3: Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn.
- SOP 4: Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn.
- SOP 5: Bảo quản và theo dõi chất lượng.
- SOP 6: Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
- SOP 7: Đào tạo nhân viên.
- SOP 8: Tư vấn điều trị.
- SOP 9: Vệ sinh nhà thuốc.
- SOP 10: Ghi chép nhiệt độ, độ ẩm.
- SOP 11: Sắp xếp, trình bày.
- SOP 12: Quản lý hàng lạnh.
3. Phần mềm quản lý khoa Dược:
Kho lẻ nội viện:
 
 Xuất trên máy:
- Phiếu lĩnh thuốc tổng hợp của khoa phòng
- Chọn khoa phòng nhận: tên khoa trên dấu đóng trên phiếu lĩnh.
- Nhấp vào số phiếu: xem chi tiết phiếu lãnh thuốc trên máy và trên bản in có giống
nhau về tên biệt dược, hoạt chất và số lượng yêu cầu, số lượng phát để trống.
- Khoá phiếu: hiện tất cả đơn thuốc của từng bệnh nhân trong phiếu lãnh.
 
- Chọn bệnh nhân: hiện lên đơn thuốc thêm mới xoá trắng.

- Chọn tiếp tục như vậy cho đến bệnh nhân cuối cùng thêm mới. Tự động lưu và
trừ thẻ kho.
- Kiểm tra: nhấp vào phiếu lãnh, xuất hiện cột số lượng phát
 Lưu ý: Nếu trừ thẻ kho mặt hàng đó đã hết trong kho thì máy sẽ báo lỗi. Nếu
thuốc không đủ để xuất thì trong kho còn bao nhiêu xuất bất nhiêu. Cột phát ghi số
lượng thực tế phát ra.
 
Xuất bằng giấy viết tay:
- Nhập ngày/ tháng/ năm.
- Chọn khoa phòng nhận: khoa trên dấu đóng trên phiếu lĩnh thuốc.
- Nhập hình thức thanh toán: viện phí.
- Chọn kiểu hàng hoá xuất: vật tư y tế, thuốc, hoá chất.
- Chọn tên loại hàng hoá.
- Nhập số lượng: số lượng cột phát.
 
- Enter 2 lần thêm mới (lưu lại) xoá trắng. Làm như vậy cho đến hết phiếu
lĩnh.
- Tự động lưu và trừ thẻ kho.
- Kiểm tra: nhấp vảo số lượng tồn trong kho trên máy.
 Lưu ý: Ta có thể nhập bất kỳ các loại hàng hoá nhưng khi lưu và trừ thẻ kho
máy sẽ tự động sắp xếp theo thứ tự a, b, c...
VI. PHA CHẾ THUỐC TRONG BỆNH VIỆN:
( Bệnh viện chưa có phòng pha chế thuốc)
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
 Những kiến thức đã được củng cố:

- Hiểu rõ hơn về từng loại thuốc, tác dụng chống chỉ định, tác dụng phụ, liều
dùng, cách dùng.
- Cách hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
- Cách sắp xếp bảo quản từng loại thuốc.
 Những kỹ năng thực hành đã được học hỏi:

- Cách hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Cách sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
- Cách lập kế hoạch, kiểm tra sổ sách.
 Những kinh nghiệm đã được tích luỹ:

- Cách làm việc tại một bệnh viện.
- Khả năng tư vấn, cấp phát, hưỡng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
 Kết quả công việc đã đóng góp cho cơ quan thực tập:

- Tham gia cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Làm vệ sinh kho thuốc.
- Sắp xếp thuốc trong kho.
- Kiểm nhập thuốc trước khi nhập kho: nội dung kiểm nhập như về chủng loại,
số lượng, chất lượng thuốc đối với nguồn thuốc có trong bệnh viện theo yêu
cầu sau:
Khi kiểm nhập cần đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả về
các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm
lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng,
hãng sản xuất, nước sản xuất;
 Những vấn đề tồn tại của sinh viên trong quá trình thực tập:
- Lúng túng trong khi giao tiếp với khách hàng.
- Do thời gian thực tập ngắn nên em chưa nắm được nhiều về quy trình làm
việc ở đây.
KIẾN NGHỊ.
- Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô,
các anh, các chị và những cán bộ y tế tại bệnh viện Quận7. Em đã có điều
kiện để thực tập những điều mình đã học ở lớp. Qua đó em đã biết cách sắp
xếp thuốc hợp lí. Ngoài ra, tại nhà thuốc của bệnh viện Quận 7 em cũng đã
được hướng dẫn cấp phát thuốc, lập báo cáo và dự trù, báo cáo xuất - nhập -
tồn. Đồng thời nâng cao hiểu biết về chuyên môn và cách sử dụng thuốc an
toàn - hợp lý -hiệu quả.
- Tuy nhiên một số vấn đề khó khăn còn tồn tại mà sinh viên gặp phải trong
quá trình đi thực tập còn lúng túng chưa thành thạo nhiều trong các thao tác,
thời gian thực tập ngắn nên chưa nắm được nhiều quy trình.
- Qua đợt học tập này em đã được học tập thêm được nhiều kiến thức về thuốc
và các kỹ năng trong công tác quản lý, về cách tổ chức, sắp xếp, phân loại,
bảo quản thuốc tại bênh viện và các vấn đề về thủ tục, pháp chế liên quan: các
giấy tờ cần thiết, có tại bệnh viện, điều kiện cơ sở vật chất, quyền hạn và
trách nhiệm của một bệnh viện, … là như thế nào. Cũng như hiểu được sự áp
dụng các kiến thức đã được học lý thuyết áp dụng vào thực tiễn.
- Tại bệnh viện, em được nhìn thấy mẫu mã, bao bì thành phẩm của thuốc
ngoài thực tế, nó thuộc dạng bào chế gì, quy cách đóng gói nó ra sao. Tùy
theo liều lượng sử dụng, số lần sử dụng, mà các thuốc có cách đóng gói khác
nhau.
- Bên cạnh đó, khi thực tập tại bệnh viện, em có cơ hội tiếp xúc, trao đổi với
bệnh nhân với vai trò là dược sĩ thực tập tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của
các anh, các chị, em đã được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức về
dược lý, dược lâm sàng.

- Qua đó, em còn hiểu được tầm quan trọng sự cần thiết của các kỹ năng mềm
như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn thuốc với
bệnh nhân tại bệnh viện.
- Cũng qua đợt thực tập này, em cảm thấy mình còn nhiều hạn chế về mặt kiến
thức, có nhiều thuốc mà em không nắm rõ và chưa được học qua, có sự khác
biệt giữa lý thuyết và khi áp dụng vào thực tế để điều trị bệnh.
- Tại bênh viện chúng em được tham gia vào công tác sắp xếp, vệ sinh và bảo
quản kho thuốc, … phụ giúp các anh-chị, kiểm tra thuốc trước khi nhận hàng.
- Quá trình thực tập tại bệnh viện cũng gây ra một số bất tiện cho phía bệnh
viện như: số lượng sinh viên thực tập đông trong cùng một nhà thuốc. Việc
làm quen với công việc trong bệnh viện nhìn chung vẫn còn vài khó khăn cho
em có sự bỡ ngỡ trong việc sắp xếp và tìm vị trí thuốc. Tuy vậy, nhưng em
cũng đã hoàn thành đợt thực tập này của mình trọn vẹn, nhờ sự giúp đỡ tận
tâm của cô hướng dẫn và các chị tại bệnh viện, đó là những kiến thức và kinh
nghiệm vô cùng quý báo cho em…
- Cuối dòng em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
cùng Ban Lãnh Đạo, các cô, các anh, các chị của Khoa Dược-Bệnh viện quận
7 đã tạo điều kiện cho em được học tập và trải nghiệm thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn !


-

You might also like