You are on page 1of 4

Tên : Đặng Minh Tuấn Môn : Việt Văn

Lớp : Triết II Kiểm Tra cuối học kỳ

Điểm Nhận xét của Giáo sư

Đề tài :

Câu 1 : (3 điểm ) : Làm một bài thơ với đề tài : “Hạt muối cho đời” có d965 dài từ 8 câu trở lên
(thể thơ tự chọn)

Câu 2 : ( 7 điểm ) : Kết thúc trận chung kết lượt về AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vượt
qua Malaysia với tỉ số 1 – 0 để giành chức vô địch sau 10 năm chờ đợi.

Đêm 15/12/2018, ngay sau trận đấu kết thúc, ở khắp các thành phố lớn trên đất nước ta, rất đông
người đã đổ ra đường “đi bão” để bày tỏ niềm vui chiến thắng và tình yêu bóng đá của mình. Theo
báo chí đưa tin, có hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người phải vào bệnh viện cấp cứu do
tai nạn giao thông.

Từ hiện thực đã nên, hãy bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề niềm tự hào dân tộc

Bài làm
Câu 1

Đời con như hạt muối


Trong biển cả mênh mông
Chút tình yêu nhỏ bé
Trong tình Chúa bao la.

Hạt muối được làm ra


Để đi vào cuộc sống
Tiếng gió biển lồng lộng
Là tiếng Chúa gọi mời.

Là hạt muối, con ơi !


Hãy cho đời bớt nhạt
Cho tình yêu “ca hát”
Như muối luôn mặn nồng !

Câu 2

Niềm tự hào dân tộc là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ta, nó
được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Niềm tự
hào dân tộc là tự hào về dòng giống, Qua câu chuyện “Con Rồng Cháu Tiên”, tự hào về truyền
thống văn hóa, tự hào về tinh thần anh hùng qua những chuyện về lịch sử dựng và giữ nước hơn
một ngàn năm trước các cuộc xâm lăng trước những kẻ thù từ phương bắc, qua việc quý chuộng
những giá trị Chân – Thiện – Mỹ ... Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày hôm nay, có nhiều câu
hỏi xuất hiện về niềm tự hào dân tộc, như “Tự hào dân tộc là gì ?”, “ những điều nên tự hào..?”,
“có nên tự hào những điều không đáng tự hào hay không”…có thể dễ thấy qua việc báo đài, truyền
thông nhà nước đưa tin về những chuyện, những sự kiện làm cho chúng ta tự hào là dân tộc việt
nam, như tự hào về truyền thống anh hùng trong chiến tranh, tự hào có rừng vàng biển bạ, tự hào
có ngàn năm văn hiến, tự hào đã đạt giải vô địch trong bóng đá khu vực, gần đây nhất là sự kiện
“đội tuyển Việt Nam đã vượt qua Malaysia với tỉ số 1 – 0 để giành chức vô địch AFF Cup” sau 10
năm chờ đợi mà các tờ báo lớn trong nước đưa tin rất nhiều, nào là “Tự hào quá Việt Nam ơi”,
“Không còn đối thủ ở khu vực”…, và kèm theo là hình ảnh, phóng sự cho việc “Đi Bão”, “Tổ chức
ăn nhậu”, “tiệc mừng” “đón các anh hùng bóng đá trở về”…

Thế nhưng, nếu xét kỹ lại thì thiết nghĩ mỗi người việt nam hãy xem lại những giá trị để
các báo đài ấy nói lên niềm tự hào, tự hào thật sự hay “đánh lận con đen ?”, “dương đông kích
tây”? điển hình như sự kiện “đội tuyển Việt Nam đã vượt qua Malaysia với tỉ số 1 – 0 để giành
chức vô địch AFF Cup sau 10 năm chờ đợi” cùng với tiêu đề trên đó là tai nạn giao thông xãy ra
nhiều trong đêm “đi bão” ăn mừng chiến thắng, đua xe, đốt phá…mà các tờ báo lớn đã đề cập.

Bản chất của thể thao là cao đẹp, nói lên khí chất anh hùng, mạnh mẽ của mỗi dân tộc.
Nhưng nếu đem chuyện bóng đá ra ca ngợi, để tung hô, ban phát cho dân đen một ít thuốc an thần
để quên đi những thực trạng bi thảm của xã hội, của cuộc sống, của bất công, của tham nhũng..v.v...
là chuyện khác. Truyền thông, báo đài trong đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay không khác gì
là những công cụ tuyên truyền của Đảng và nhà nước. Người làm truyền thông chỉ được phép đưa
tin những bài được các cơ quan kiểm soát báo đài đồng ý. Như vậy truyền thông đến với dân chúng
chỉ một chiều, không có chiều ngược lại. Tự hào về chiến tranh để làm gì khi chiến tranh là đi
ngược lại với văn minh của loài người, là một vết nhơ của cả bên thắng cuộc lẫn phe bại trận. Tự
hào về rừng vàng biển bạc làm gì khi tài nguyên là những gì có sẵn không do mình làm ra ? Tự
hào bóng đá làm gì để rồi hàng ngàn người bị chết bởi tai nạn, bởi bị mê hoặc trong ý tưởng của
các nhà làm báo, của truyền thông nhằm đưa dân đen vào một “giấc ngủ êm đềm” giữa nhũng bất
công đang hiện diện trong đời sống hằng ngày : tham nhũng, quan liêu, tai nạn giao thông, y tế,
kinh tế…

Quay trở lại một chút, hãy nhìn vào lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam, cả thế giới biết đến Việt Nam như một biếu tượng của tinh thần đấu tranh bảo
vệ hoà bình, độc lập. Từ thời phong kiến, các triều đại Việt Nam đã nhiều lần đánh bại quân xâm
lược Trung Hoa – một nước lớn hơn ta rất nhiều lần. Quân dân thời Trần đã ba lần đánh đuôi quân
xâm lược Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi – đạo quân hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Trong Đại cáo
bình Ngó của Nguyễn Trãi cũng đã khang định: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền
văn hiên đã lâu / Núi sống bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác / Từ Triệu. Đinh. Lý,
Trần bao đài xấy nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tổng, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương’’.
Vậy chẳng phải về lịch sử dân tộc, Việt Nam ta có thể tự hào sánh ngang với một Trung Hoa rộng
lớn hay sao? Nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết về dân tộc mình đấy tự hào: “Nước Nam ta nổi tiếng
là vân hiến…”, “vạn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc”. Quả thực,. Bao thế hệ
Việt Nam đã gìn giữ và phát huy được những truyên thông quý báu: yêu nước, đoàn kết, tự hào
dân tộc, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn,…. Đó là những giá trị tinh thần to lớn làm nên một Việt
Nam lớn về văn hoá, văn hiến.

Thế nhưng, hiện nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong khu vực thì sao? Sự thật
là “dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng Sản”, Ngày nay, so với nhiều nước trên thế giới, ngay
cả những nước trong khu vục, Việt Nam ta đã thua kém, tụt hậu về khoa học công nghệ, chỉ số
GDP, tiềm lực kinh tế, tiếng nói chính trị. Một ví dụ nhỏ về một nghiên cứu về sự phát triển cho
thấy, muốn phát triển như Singapore hiện nay, Việt Nam ta cần 197 nữa, trong khi Singapore chỉ
là một quốc đảo thậm chí còn nhỏ hơn thành phố Hồ Chí Minh? Ai sẽ chịu trách nhiệm về những
trì trệ, những sự kém phát triển này…?

Niềm tự hào dân tộc không phải cứ tuyên truyền, vận động hoặc tự hào suông mà được.
Ta cần phải hiểu và biết rõ cái gì là tự hào, cái gì không nên, cái gì là cao quý, cái gì là thấp
hèn…“Tự hào” là một trạng thái phản ứng có điều kiện. Khi làm được điều tốt cho bản thân hay
cho xã hội người ta mới tự cảm thấy tự hào. Chứ không phải vì một trận đấu hay một phong trào
xấu nào đó được tuyên dương, cổ võ nằm mục đích chính trị.

You might also like