You are on page 1of 3

Cán cân thương mại chịu tác động của nhiều yếu tố như: tỷ giá, lạm phát, giá

cả hàng
hóa, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế....
* Năm nhân tố tiêu biểu ảnh hưởng đến cán cân thương mại sau:
a. Nhân tố tỷ giá.
Với các nhân tố không thay đổi, khi tỉ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất
khẩu tinh bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu.
b. Nhân tố lạm phát.
Với các nhân tố khác không đổi nếu tỉ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở
nước ngoài, sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường
quốc tế.
c. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng.
Với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu
của một nước tăng sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ.
d. Thu nhập của người không cư trú.
Với các nhân tố khác không thay đổi khi thu nhập thực tế của người không
cư trú tăng làm tăng cầu xuất khẩu bởi người không cư trú, do đó làm tăng cầu nội
tệ và tăng cung ngoại tệ, tức làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ.
e. Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài.
Với các nhân tố khác không thay đổi, giá trị xuất khẩu của một nước sẽ
giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp
cũng như áp dụng các hàng rào phi thuế quan: yêu cầu về chất lượng hàng hóa và
tệ nạn quan liêu, kết quả là làm giảm cầu nôị tệ.
 Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị
trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của
hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt
đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất
lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng
giảm.

Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại là gì?


1. Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
- Đầu tư tăng cao: Chính sách tiền tệ nới lỏng: làm giảm lãi suất trong nước từ đó làm
tăng đầu tư trong nước.
- Mức tiết kiệm thấp: Người dân có mức tiết kiệm thấp. Bên cạnh đó việc tăng trưởng
nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho người dân có cảm giác giàu
hơn từ đó cũng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.
2. Do lạm phát cao
er = (e x p*)/p Khi e^r tăng thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước tăng (vì p
giảm) và ngược lại khi e^r giảm thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước giảm(vì
p^* tăng).
3. Do thâm hụt ngân sách
CA= Sp + Sg – I = (Y-T-C) + (T-G) – I Thâm hụt ngân sách thường đi kèm với thâm hụt
cán cân vãng lai. Ở Việt Nam, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại là do:
- Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, đồng thời suy
thoái kinh tế cũng buộc chính phủ tăng chi ngân sách.
- Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do đầu tư tràn lan(thể hiện sự đầu tư của
các DNNN), không hiệu quả thể hiện qua hệ số ICOR.
4. Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
- Nhập siêu lớn và liên tục tất nhiên là không tốt cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
- Ở Việt Nam, đây là vấn đề thương mại tạo thương mại (tăng tỉ lệ xuất khẩu cũng đồng
thời với tăng tỉ lệ nhập khẩu, 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu) và năng lực
cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn thấp. Bên cạnh đó VN chưa gia nhập hoàn toàn
vào chuỗi giá trị trong khu vực mà chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp.
.
5. Chính sách giảm thuế nhập khẩu
Chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết trong thỏa thuận thương mại
khu vực và trong WTO.
6. Nguyên nhân do chính sách tỷ giá
- Giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại có quan hệ đồng biến với nhau.
- Việc phá giá đồng tiền đóng góp vào việc giảm nhập siêu.
 Chính sách điều hành tỷ giá không những có vài trò trong vấn đề ổn định thị trường
tiền tệ mà còn đóng vai trò trong việc kiềm chế nhập siêu

 https://luanvan1080.com/can-can-thuong-mai-la-gi.html
 https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/nguyen-nhan-thuc-trang-va-giai-phap-chu-yeu-de-
cai-thien-can-can-thuong-mai-cua-viet-nam-209784.html

You might also like