You are on page 1of 3

1.

Quá trình hình thành và phát triển:


Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Tên gọi Starbucks được
lấy từ một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Moby Dick của nhà văn Herman Melville.
Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở
Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Cửa hàng Starbucks
đầu tiên đươc mở tại Seattle, Washington, vào ngày
30 tháng 3 năm 1971 với sự hợp tác của 3 thành
viên: giáo viên tiếng Anh Jerry Baldwin, giáo viên
lịch sử Zev Siegl, và nhà văn Gordon Bowker ( theo
thứ tự từ trái sang phải). Cả ba góp phần mở một
cửa hàng lấy tên là “ Starbucks cà phê , trà và đồ ăn
nhẹ” ở Pikes Place Market, một khu vực đông
khách du lịch thuộc Seattle. Ba đối tác đầu tiên này cùng có sở thích uống những loại trà và
cà phê ngon, đặc trưng: họ cùng tin tưởng sẽ tạo dựng được một nhóm khách hàng riêng của
cửa hàng mình,
Từ 1971-1976, cửa hàng Starbucks đầu tiên được mở tại số 2000 đại lộ Western; nó
sau đó đã được di dời đến số 1912 Pike Place, và hoạt động đến ngày nay. Trong năm đầu
tiên hoạt động , họ đã mua hạt cà phê xanh từ Peet, sau đó bắt đầu thu mua trực tiếp từ người
trồng. Đến năm 1972, cửa hàng Starbucks thứ hai được mở. Đến đầu năm 1980, công ty của
ba đối tác xuất thân khoa học đã có bốn cửa hàng ở Seattle và họ có thể tự hào bởi công ty
liên tục có lãi kể từ khi bắt đầu mở cửa.
Sự thay đổi của Starbucks chỉ thực sự bắt đầu khi Howard Schultz, với vai trò là giám
đốc marketing và trực tiếp phụ trách hoạt động
bán lẻ và tiếp thị của công ty. Là một người hết
sức năng động và nhiều ý tưởng, Howard Schultz
đã phù phép để biến Starbucks từ con số không
trở thành một thương hiệu đắt giá bậc nhất thế
giới. Sự hình thành và đi lên vô cùng ngoạn mục
của Starbuck là được bắt đầu từ một sự tình cờ.
Mùa hè năm 1983, giám đốc marketing Howard
Schultz đi nghỉ tại châu Âu. Đền Italia, Howard
lần đầu tiên thưởng thức những chén cá phê Espresso. Đi đâu ông cũng thấy có các quán bar
cà phê. Và ở quán cà phê nào ông cũng thấy mọi tầng lớp khoan khoái thưởng thức vị đắng
của từng giọt cà phê.
Lúc đó, ông đã định hướng và đưa ra ý tưởng là hãng nên bán cả café hạt cũng như
café rang xay. Các chủ sở hữu từ chối ý tưởng này vì tin vào việc kinh doanh đồ uống sẽ làm
công ty đi ngược lại với định hướng của nó, bởi đối với họ, café là thứ đồ được chuẩn bị sẵn
tại gia nhưng họ đã quyết định giới thiệu với khách hàng những mẫu thử nước uống được chế
biến sẵn. Quyết tâm nhưng rất bài bản, Howard Schultz lập hẳn một kế hoạch kinh doanh để
thử nghiệm. Sau một vài tháng chuẩn bị, tới năm 1984, quán café Starbucks đầu tiên của
Howard được thành lập ở Seattle, sự hưởng ứng của người dân nơi đây đã tăng thêm niềm tin
và sự quyết tâm cho giám đốc trẻ tuổi này. Tới năm 1986, Howard bắt đầu chuỗi II Giornale,
cùng với quyết tâm mãnh liệt xây dựng Starbucks phát triển kết hợp với những kế hoạch
marketing cụ thể, Howard đã thuyết phục được một số nhà đầu tư địa phương để bắt đầu xây
dựng lại Starbucks. Năm 1987 ông mua lại Starbuck với cả thảy 6 cửa hàng tại thời điểm đó.
Với sự điều hành của Howard Schultz công ty đã có giai đoạn phát triển một cách ngoạn mục
trong suốt giai đoạn sau đó. Năm 1992 Starbucks đã có trên 1.000 quán cà phê nổi tiếng ở
khắp nơi. Cũng trong năm này, cà phê Starbucks đã bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng
khoán.

Với nguồn vốn huy động được từ việc niêm yết cổ phiếu, Howard Schultz bắt đầu nghĩ đến
việc bành trướng sang các thị trường ngoài châu Mỹ. Năm 1996 Starbucks đã có mặt ở Nhật
Bản, Hawaii, Singapore. Tại thời điểm này, Starbucks đã có trên 1.000 cửa hàng cà phê sang
trọng. Năm 1999, Starbucks chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc và đã làm thay đổi được
sở thích của người dân xứ trà Tàu, từ uống trà sang uống café. Hiện nay, Trung Quốc là thị
trường tiêu thụ lớn nhất của Starbucks tại hải ngoại.
Từ năm 2000, Howard Schultz bắt đầu thời kỳ chinh phục thị trường châu Âu, nơi có bề dày
văn hóa cà phê rất lâu đời. Đầu tiên là tại Thụy Sĩ rồi lần lượt các nước Áo, Đức và một loạt
nước Trung Âu người ta đã bắt đầu thấy xuất hiện thương hiệu cà phê Starbucks.
Và ông vua cà phê, Howard Schultz đã không làm những người châu Âu rất sành điệu về cà
phê phải thất vọng. Trong thực đơn của Starbucks không chỉ có các loại cà phê lạnh, cà phê
đá kiểu Mỹ như Frappuccino, Iced Americano hay Tall Decaf Latte mà còn có đầy đủ các loại
cà phê theo đúng kiểu châu Âu. Starbucks cũng có những chén cafe nóng bỏng, cà phê
Macchiato đặc sánh như người Ý hay cả cốc caffe latte ngào ngạt mùi sữa như người Pháp.
Trong mấy năm vừa qua, Howard Schultz đã được các tạp chí nổi tiếng như “
Forbes, Fortune vinh danh trên bảng vàng các CEO tài ba. Năm 2011, ông được tạp chí
Fortune vinh danh là CEO số 1 toàn cầu, vì trong tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn, nhưng
Howard vẫn đưa Starbucks có được những bước phát triển ngoạn mục như năm 2009 – 2010,
có đến 900 quán café Starbucks được mở ở nước ngoài. Năm 2011 Starbucks đã có hơn
17000 cửa hiệu rải rác trên 55 quốc gia trên thế giới – trong đó có 11000 quán ở Mỹ, 1000
quán ở Canada và 150 quán ở Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 25000 nhân viên .
Ngày nay, Starbucks vẫn giữ được chỗ đứng vững chải của mình trên thị trường café trong
nước và trên thế giới.

You might also like