You are on page 1of 4

Kinh nghiệm thiết kế mạch với orcad

Mục lục:

 1. Vẽ sơ đồ nguyên lý bằng ORCAD


 2. Vẽ mạch in bằng LAYOUT PLUS
 3. Cách phủ mass cho mạch
 4. Làm mạch in bằng phương pháp ủi mạch

1. Vẽ sơ đồ nguyên lý bằng ORCAD

 Để chỉnh kích thước của khung thiết kế : chọn menu Options →Schematic
Page Properties. Trong hộp thoại hiện ra, bạn có thể chỉnh kích thước
thích hợp

 Có rất nhiều trường hợp linh kiện mà Orcad không hỗ trợ trong thư viện
sẵn có, chúng ta có thể tự thiết kế lấy thông qua các bước sau:

 Tạo một thư viện mới hoặc add một thư viện bất kỳ trong số các thư
viện của ORCAD (Linh kiện sau khi thiết kế sẽ nằm trong thư viện
này)

 Tạo mới : File → New → Library (*.olb)

 Add một thư viện bất kỳ : Window → chọn đường dẫn đến file *.opj.
Trong cửa sổ quản lý project, nhắp phải chuột vào Library → Add
file → chọn thư viện cần add (*.olb)

 Nhắp phải chuột vào thư viện mới tạo hoặc mới add, chọn New
Part. Trong cửa sổ hiện ra, nhập tên linh kiện, các thuộc tính cần
thiết → OK.

 Để tìm các thành phần khác nhau trong bản vẽ như : Tên linh kiện(Part),
đường nối(Line), nguồn đất, …, bạn nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + F

 Phóng to, thu nhỏ bản vẽ nhanh chóng : sử dụng phím tắt O(out), I(in)
 Đường mạch nào thật sự cần vẽ thì hãy vẽ, tránh dư thừa sẽ gây khó khăn
trong quá trình vẽ mạch in

Ví dụ : Với Led 7 đoạn, do chân 3 và 8 đã nối nhau sẵn nên khi vẽ mạch
nguyên lý, chỉ cần nối một trong 2 chân này là đủ.

2. Vẽ mạch in bằng LAYOUT PLUS

 Với ORCAD, ta sử dụng đa số thư viện linh kiện hỗ trợ sẵn, nhưng với
LAYOUT PLUS, đa số ta sử dụng những linh kiện tự thiết kế, sẽ có tính
thống nhất cao hơn, dễ quản lý và sửa đổi hơn. Quá trình tự vẽ footprint
cho linh kiện qua các bước chính sau :

 Mở LAYOUT PLUS

 Chọn menu Tools → Library Manager

 Để add thư viện đã có sẵn, chọn button Add…

 Nếu muốn tạo thư viện mới, chọn Create New Footprint → nhập tên
cho footprint → OK, sau đó chọn Save. Lúc này hộp thoại mới xuất
hiện, chọn Create New Library để tạo thư viện mới.

 Để tạo footprint cho một thư viện có sẵn, ta cũng làm tương tự như
trên nhưng thay vì chọn button Create New Library, ta chọn đường
dẫn đến thư viện cần thiết

 Bên cạnh đó để tiết kiệm thời gian và công sức thiết kế, ta có thể sử
dụng button Save As

 Một chú ý trong quá trình tự thiết kế footprint cho linh kiện đó là đối với một
số linh kiện không có tính đối xứng thì cần phải để ý đến chiều, hướng của
linh kiện để lúc thi công mạch không bị sai.

 Chú ý tiếp theo là vị trí các chân linh kiện phải tương ứng với mạch
nguyên lý vẽ trên ORCAD (Số thứ tự trên từng chân)
 Khi thiết kế footprint, ngoài việc bạn cần phải biết chính xác kích thước
thực giữa các chân linh kiện để thiết kế đúng, bạn còn cần phải biết kích
thước của cả linh kiện để có thể bố trí khoảng cách giữa các linh kiện cho
hợp lý. Tránh trường hợp thiết kế xong mới thấy linh kiện không thể nào
đưa vào vị trí định trước.

Vd : các IC giải mã cùng họ như : 74LS138, 74LS139 có kích thước 2 hàng chân
giống nhau nhưng chúng hoàn toàn khác IC 74LS154 (khoảng cách 2 hàng chân lớn
hơn).

 Vì vậy một kinh nghiệm được rút ra là bạn nên mua những linh kiện cần
dùng trước, sau đó hãy tiến hành thiết kế footprint và vẽ mạch in trên
LAYOUT PLUS

 Sau khi đã thiết kế xong footprint cho các linh kiện cần thiết, bạn tiến hành
tạo file netlist và chọn footprint tương ướng cho các linh kiện. Thông
thường mặc định máy sẽ chọn file default.tch, nhưng theo kinh nghiệm của
các anh khóa trước thì ta nên chọn file jump6238.tch sẽ giúp quá trình
chạy mạch hiệu quả hơn (Các jumper sẽ không cắt ngang IC,…). Trước
khi sắp xếp linh kiện, bạn cần hiệu chỉnh lại các thông số về Layer, Net.

 Trước khi Autoroute, nên vẽ khung giới hạn cho mạch in bằng công cụ
Obstacle Tool (Khung thuộc về mặt Global Layer).

 Một thao tác nữa trước khi Autoroute đó là ta nên vào File, chọn Load 2
file jumper_h.sf và jumper_v.sf sẽ giúp cho các đường jumper chạy tốt hơn

3. Cách phủ mass cho mạch

 Chọn mặt cần phủ, sau đó chọn Obstacle Tool trên thanh Toolbar,
vẽ đường giới hạn vùng cần phủ mát.

 Chọn đường vừa vẽ, nhắp phải chuột, chọn Properties

 Tại Obstacle Type, chọn Copper pour, chỉnh độ rộng của đường
phủ mass tại Width. Chỉnh khoảng cách từ mass đến chân linh kiện
tại Clearance
 Tại Net Attachment, chọn GND (mass). Cuối cùng chọn OK.

 Tương tự, để phủ nguồn hay những mặt khác, chọn thuộc tính
tương ứng tại Net Attachment

 Chọn các thuộc tính khác nhau tại Obstacle Type, ta sẽ có các kết
quả khác nhau (Copper area, board outline, …).

4. Làm mạch in bằng phương pháp ủi mạch

 Thông thường, kích thước chân linh kiện nên lớn hơn so với đặt mạch. (do
bị phai bớt trong quá trình ủi).

 Khi thiết kế, không cần phải lật mặt linh kiện.

 Nên phủ mass để dễ kiểm tra mạch, đồng thời tiết kiệm dung dịch hóa chất
ngâm mạch.

- Sau khi khởi động lại máy theo gợi ý của trình Setup, bạn chép file " orcad_v10.5.dat " trong thư
mục crack lên đĩa cứng ( Giả sử : C:\OrCAD\OrCAD10.5\orcad_v10.5.dat ) đừng Edit gì hết
- Right Click vào My Computer --> Properties --> Advanced --> Environment Variables --> Trong
cửa sổ System Variables, bạn chọn New --> Trong Variable name textbox, bạn nhập vào
" LM_LICENSE_FILE " ; trong Variable value, bạn nhập vào path trỏ tới file orcad_v10.5.dat trên đĩa
cứng mà bạn vừa chép khi nãy ("C:\OrCAD\OrCAD10.5\orcad_v105.dat") -->OK
- Chạy thử 1 product ( Ex: Capture CIS ) để kiểm tra thành quả của bạn.

You might also like