You are on page 1of 7

Nguyễn Đức Hiếu – 20141523

***************************************
2.4.2. Tính kích thước thiết bị phản ứng
Thiết bị phản ứng là thiết bị ống chùm đẳng nhiệt, bên trong chứa xúc tác nhựa
trao đổi ion. Hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào thiết bị ở đỉnh và tự chảy trong ống
chứa xúc tác. Phản ứng xảy ra trong ống ở t0 = 60-800C. Đây là phản ứng tỏa nhiệt, để
đảm bảo nhiệt không tăng cao ta cần cho nước làm lạnh đi ngoài ống để lấy nhiệt ra
khỏi thiết bị phản ứng.
*Tính số ống của thiết bị
Tốc độ dòng trong thiết bị lấy 𝜔 = 0,02 m/s
Vậy chiều cao của thiết bị là:
h = 𝜔. 𝜏 = 0,02 × 0,1163 × 3600 = 8,37 (m)
h = 8,4 (m).
Thể tích hỗn hợp đầu đi vào thiết bị là:
Vr = H × S
Trong đó:
H: chiều cao thiết bị (m)
S: diện tích bề mặt ngang của thiết bị phản ứng (m2)
S=n×s
Với n: số ống của thiết bị phản ứng
s: thiết diện ngang của một ống
3,14 × 𝑑𝑡2
s=
4

dt: đường kính trong của ống,


chọn dt = 100 mm = 0,1 m, chiều dày 3 mm
Do đó ta có:
Vr = H × S = H × n × s
𝑉𝑟 17,74 × 4
 n= = = 269 (ống)
𝐻×𝑠 8,4 × 3,14 × 0,12

Ta xếp ống theo hình lục giác đều. Số ống mỗi cạnh bằng nhau và được xác định
theo công thức sau:
n = 3a×(a-1) + 1
b = 2a-1
Trong đó
n: tổng số ống
b: số ống trên đường chéo chính
a: số ống trên một cạnh của hình lục giác
Thay số vào ta có: 269 = 3a2 -3a + 1
Giải phương trình ta được: a = 9,96 và a = -8,96 < 0 (loại)
Quy chuẩn a = 10 ống
Vậy số ống thiết bị theo quy chuẩn là :
n = 3 × 10 × ( 10 – 1 ) + 1
n = 271 (ống).
*Tính đường kính thiết bị
Đường kính của thiết bị phản ứng ống chùm được xác định theo công thức:
D = t.(b -1) + 4.dn ,m
Trong đó:
D: đường kính thiết bị, m
t: bước ống ( 1,2 – 1,5)d, m
b: số ống trên đường chéo hình lục giác
dn: đường kính ngoài của ống, m
Ta có:
d = 0,1 + 0,003 × 2 = 0,106 (m)
b = 2a – 1 = 2 × 10 – 1 = 19 ống
Bước ống thường lấy là t = 1,25d = 1,25 × 0,106 = 0,1325 (m).
Đường kính thiết bị phản ứng là :
D = 0,1325 × (19 – 1) + 4 × 0,106 = 2,809 (m).
Quy chuẩn D = 3 (m).
Vậy kích thước thiết bị chính là:
Đường kính thiết bị: D = 3 (m).
Chiều cao ống truyền nhiệt: h = 8,4 (m).
Số ống n = 271 (ống).
Đường kính ống d = 0,1 (m).
Chiều dày ống s = 0,003 (m).
Bước ống t = 0,1325 (m).
2.4.3. Tính toán cơ khí
2.4.3.1. Chiều dày thân tháp
𝐷𝑡. 𝑝𝑡
S= (m)
2[𝜎]𝜑+ 𝑝𝑡

Trong đó:
Dt: đường kính trong của thiết bị, m
𝜑: hệ số bền thành hình trụ theo phương dọc trục.
C: hệ số bổ sung do ăn mòn, bào mòn và dung sai về chiều dày, m
𝜎 : ứng suất cho phép của vật liệu
Với thiết bị hàn dọc, hàn tay bằng hồ quang điện vào 2 lớp thì 𝜑 = 0,95.
pt: áp suất trong của thiết bị, N/m2
Áp suất trong của thiết bị được tính theo công thức:
pt = plv + ptt , N/m2

Trong đó:
plv: áp suất làm việc của thiết bị N/m2
plv = 1,0 MPa = 1,0.106 (N/m2)
ptt: áp suất thủy tĩnh của nước
ptt = 𝜌.g.Ht , N/m2
Trong đó:

g: gia tốc trọng trường, g = 9,81 ,m/s2


Ht: chiều cao của cột chất lỏng
𝜌: khối lượng riêng trung bình của hỗn hợp chất lỏng, 𝜌 = 676 kg/m3
Do đó: ptt = 𝜌.g.h = 9,81.676.4 = 86210,28 (N/m2)
Vậy áp suất ở trong thiết bị là:

pt = 1,0.106 + 86210,28 = 1,09.106 (N/m2)


Hệ số bổ sung do ăn mòn, bào mòn, dung sai và chiều dày.
C = C1 + C2 + C3 ,m
Với C1: bổ sung do ăn mòn: với thép CT3 tốc độ gỉ là 0,06mm/năm, thời gian
làm việc từ 15÷20 năm
C1 = 1mm
C2: bổ sung do bào mòn, C2 = 0
C3: dung sai về chiều dày, C3 = 0,8 mm
Do đó: C = 1 + 0 + 0,8 = 1,8 mm
Ứng suất cho phép của thép CT3 theo giới hạn bền được xác định.
σtk
[𝜎𝑘 ] = .α ,N/m2
nk

Trong đó:
α: hệ số điều chỉnh
nk: hệ số an toàn theo giới hạn bền.
𝜎𝑘𝑡 : ứng suất giới hạn bền, N/m2
Thiết bị sản xuất ở áp suất cao nên thuộc loại I và các chi tiết không bị đốt nóng
trực tiếp bằng ngọn lửa, vì vậy:
Tra bảng XIII.2 ta được ƞ = 0,9
Tra bảng XIII.3 ta được nk = 2,6
Tra bảng XIII.4 ta được 𝜎𝑘𝑡 = 380.106 N/m2
380.106
Do đó: [𝜎𝑘 ] = .0,9 = 131,54.106 (N/m2)
2,6

Ứng suất cho phép theo giới hạn chảy xác định:
𝜎𝑐𝑡
[𝜎𝑐 ] = ƞ , N/m2
𝑛𝑐

Trong đó:
𝜎𝑐𝑡 : giới hạn chảy ở nhiệt độ t,
𝜎𝑐𝑡 = 240.106 N/m2
nc: hệ số an toàn theo giới hạn chảy.
Tra bảng XIII.3 nC = 1,5
240.106
[𝜎𝑐 ] = .1 = 1,6.108 (N/m2)
1,5

Để đảm bảo ta lấy giá trị bé nhất trong hai kết quả trên
 [𝜎] = [𝜎𝑘 ] = 1,3154.108 (N/m2)

Trường hợp ở đây đường kính thiết bị Dt = 3 m, với hàn tay bằng hồ quang và
cách hàn giáp mỗi hai bên.
Chọn 𝜑 = 0,95
[𝜎𝑘 ] 1,3154.108
. 𝜑ℎ = × 0,95= 114,64 > 50
𝑝𝑡 1,09.106

Do đó có thể bỏ qua đại lượng p ở mẫu số trong công thức tính chiều dày thân
tháp.
𝐷𝑡. 𝑝𝑡
S= +C
2[𝜎]𝜑

3 × 1,09.106
S= + 0,0018 = 0,015 (m) = 15 (mm).
2 × 1,3154.108 × 0,95

Lấy S = 15 (mm).
2.4.3.2. Tính chiều dày đáy và nắp tháp

Đáy và nắp tháp cũng được làm từ vật liệu cùng loại với thân tháp. Ta dùng loại
đáy, nắp elip có gờ cho thân hàn.
Chiều dày của đáy và nắp làm việc chịu áp suất trong được tính như sau
𝐷𝑡 𝑝𝑡 𝐷𝑡
S= . + C ,m
3,8.[𝜎𝑘 ].𝑘.𝜑ℎ − 𝑃𝑡 2.ℎ𝑏
Trong đó:
𝜑ℎ : hệ số bền của mối hàn hướng tâm (nếu có).
ℎ𝑏 : chiều của phần lồi của đáy,m.
k: hệ số không thứ nguyên.
ℎ𝑏 = 350mm
𝜑ℎ = 0,95
Hệ số k được xác định theo công thức sau.
𝑑
k=1-
𝐷𝑡
Trong đó d là đường kính lớn nhất của lỗ không tang cứng d = 0,15m. Đáy và
nắp được hàn từ hai phía bằng tay, hàn từ hai nửa tấm với nhau.
0,15
k=1- = 0,9
1,4
[𝜎𝑘 ] 1,3154.108
.k.𝜑ℎ = × 0,9 × 0,95 = 103,18 > 30
𝑝𝑡 1,09.106
Do đó đại lượng p ở mẫu số của công thức tính chiều dày đáy, nắp ở trên có thể
bỏ qua.
𝐷𝑡 𝑝𝑡 𝐷𝑡
S= . + C ,m
3,8.[𝜎𝑘 ].𝑘.𝜑ℎ 2.ℎ𝑏
3 × 1,09.106 3
S= × + C = 0,033 + C (m)
3,8 × 1,3154.108 × 0,9 × 0,95 2 × 0,35
 S – C = 0,033 (m) = 33 (mm).
Vì S – C > 10 nên không cần bổ sung thêm
Vậy S = 33 (mm)
Quy chuẩn chiều dày của đáy và nắp elip có gờ là S = 33 (mm)
Chiều cao gờ h = 25 mm
Chiều cao phần lồi hb = 350mm
2.4.3.3. Tính đường kính ống dẫn nguyên liệu và sản phẩm
a. Ống dẫn nguyên liệu:

𝑉
dđỉnh = √ ,m
0,785.𝑤

Trong đó:
w: vận tốc trung bình của hỗn hợp dòng chọn w = 0,2 m/s
V: lưu lượng thể tích của hỗn hợp, m3/s
V = 305,66 m3/h = 0,085 m3/s
V 0,085
 dđỉnh = √ =√ = 0,736 (m).
0,785 × 𝑤 0,785 × 0,2

Chọn dđỉnh = 800 (mm).


b. Ống dẫn sản phẩm
Lượng sản phẩm ra khỏi tháp
V = 288,51 m3/h = 0,080 m3/s
V 0,08
 dđáy = √ =√ = 0,714 (m).
0,785 × 𝑤 0,785 × 0,2

Chọn dđáy = 800 (mm).


2.4.3.4. Chọn mặt bích cho thiết bị
Mặt bích là bộ phần quan trọng dùng để nối các phần của thiết bị cũng như nối
các bộ phận khác với thiết bị.
Ta chọn bích liền bằng thép để nối các bộ phận của thiết bị.
Bảng 25: Kích thước bích để nối nắp và đáy tháp với thân thiết bị [4]
Kích thước nối
Py.10-6 Dy D Db D1 D0 Bulong h
N/m2 mm db z(cái)
mm mm
1,0 3000 3230 3160 3100 3019 M42 76 40

Bảng 26: Kích thước bích để nối các ống với thiết bị
Kích thước nối
-
Py.10 Dy D Db D1 D0 Bulong h
6
mm db z(cái)
N/m2 mm mm
Ống dẫn
1,0 800 960 900 860 813 M27 24 35
nguyên liệu
Ống dẫn
1,0 800 960 900 860 813 M27 24 35
sản phẩm

You might also like